Tháo tất cả các ống dẫn nhiên liệu nạp và xả ra khỏi bơm xăng dùng kìm tháo kẹp hoặc dùng tuốcnơvit tháo vít.. Để chính xác hơn ta dùng đồng hồ đo áp suất áp kế với thang đo từ 0 1 bar
Trang 2BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA TỔNG QUÁT HỆ HỐNG
1.1 Tháo, lắp tổng thành hệ thống
1.1.1 Trình tự tháo
- Tháo các đường ống nhiên liêu
- Tháo các đường ống chân không
- Tháo các đường dây điện cảm biến
- Tháo dây ga, dây le…
- Tháo bơm xăng
- Tháo bầu lọc xăng
- Tháo bầu lọc gió
- Tháo chế hòa khí
1.1.1 Trình tự lắp
Sau khí bảo dưỡng sửa chữa lắp ráp hoàn thiện hệ thống Trình tự lắp ngược với trình tự tháo Song cần đảm bảo kín khit các mối ghép, các đường ống đảm bảo chắc chắn
1.2 Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống
- Thông rửa các đường ống nhiên liệu
- Bảo dưỡng thay dầu trong lọc gió và bảo dưỡng hoạc thay thế lõi lọc của bộ phận lọc gió
- Bảo dưỡng hoạc thay thế lõi lọc của lọc xăng
- Thay thế các đường ống nhiên liệu bị rạn nứt hoặc dò rỉ
- Thay mới các doăng đêm của chế hòa khí với cổ hút…
Trang 3Thực hành Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 2
BÀI 2: BƠM XĂNG VÀ LỌC XĂNG
2.1 Bơm xăng
2.1.1 Bơm xăng cơ khí kiểu màng
2.1 1.1 Trình tự tháo:
A Tháo từ trên xe xuống:
1 Đóng khoá xăng từ thùng xăng đến bơm xăng lại
2 Tháo tất cả các ống dẫn nhiên liệu nạp và xả ra khỏi bơm xăng (dùng kìm tháo kẹp hoặc dùng tuốcnơvit tháo vít)
3 Dùng clê đầu tròng hoặc dùng tuýp tháo hai bulông bắt cố định bơm xăng vào thân động cơ ra Sau đó dùng tay rút nhẹ bơm xăng và đưa xuống giá sửa chữa
Chú ý: Tránh làm hư hỏng đệm cách nhiệt giữa bơm xăng và thân động cơ
B Tháo rời bơm xăng:
Các chi tiết của bơm xăng
Trang 41-Kẹp giữ cốc xăng 16-Trụ bơm
2-Cốc xăng 17 - Lò xo
3-Đệm lót 18-Bệ đỡ lò xo
4-Lưới lọc 19-Phớt dầu trụ bơm
5-Nắp bơm xăng 20- Vòng đệm phớt dầu
6-ốc vít bắt chặt nắp bơm 21-Bulông bắt bơm vào thân động cơ 7-Van xăng 22-Lò xo cần bơm
8-Phiến tỳ van xăng 23-Tấm đệm van xăng
9-ốc vít cố định phiến tỳ 24-Thân bơm
10- Cụm màng bơm 25-Lò xo cần bơm tay
STT Nội dung công việc Dụng cụ Chú ý
1 Vệ sinh sạch sẽ phía ngoài
của bơm xăng
Dùng chổi mềm và xăng
2 Nới lỏng đai ốc kẹp cốc xăng
ra sau đó lấy cốc xăng, lưới
lọc và đệm lót ra ngoài
Dùng tay Tránh làm vỡ cốc xăng,
móp bẹp, rách lưới lọc và đệm lót
3 Tháo các nắp vít bắt chặt nắp
bơm với thân bơm(vỏ bơm)
để tách thân và nắp ra, rồi đưa
nắp bơm ra ngoài
Clê đầu tròng hoặc
tuôcnơvit
Cần đánh dấu vị trí lắp ghép giữa nắp bơm và thân bơm cùng màng bơm trước khi tháo rời chúng Tránh làm rách màng bơm
4 Tháo các vít bắt cố định phiến
tỳ của các van xăng vào, ra,
rồi dùng kẹp gắp các van xăng
vào và van xăng ra cùng với
tấm đệm của các van xăng ra
ngoài
Dùng tuôcnơvit và kẹp (kìm nhọn)
Với các loại bơm xăng dùng trên xe Din 150 thì dùng kìm nhọn tháo nút các van ra sau đó mới lấy các van cùng lò xo, tấm đệm ra ngoài, tránh làm cong vênh van xăng và rách tấm đệm
Trang 5Thực hành Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 4
STT Nội dung công việc Dụng cụ Chú ý
5 ép cụm màng bơm và trụ bơm
xuống phía dưới, quay một
góc 1520 theo ngược chiều
kim đồng hồ và lấy cả cụm
màng bơm, trụ bơm ra sau đó
lấy lò xo, phớt dầu trụ bơm và
7 Tháo chốt cần bơm máy ra
sau đó rút cần bơm máy ra
Dùng êtô và đột phù hợp, búa
Tránh làm cong chốt cần bơm và hỏng lỗ chốt
8 Tháo chốt cần bơm tay rồi lấy
cần bơm tay cùng bánh lệch
tâm ra
Dùng đột phù hợp
9 Rửa sạch và dùng khí nén thổi
khô tất cả các chi tiết
Dùng xăng Kiểm tra xem lỗ thoát xăng
ở thân bơm có bị tắc không, nếu bị tắc cần phải thông ra rồi rửa sạch, đồng thời tránh nhầm lẫn, mất mát các chi tiết
2.1 1.2 Những hư hỏng, nguyên nhân và hậu quả:
STT Hư hỏng Nguyên nhân Hậu quả
1 Cốc xăng bị nứt,
vỡ
Do làm việc lâu ngày, tiếp xúc với nhiệt độ cao, bị va chạm mạnh với vật cứng hoặc do tháo lắp không đúng kỹ thuật
Rò, chảy nhiên liệu gây hao tổn về mặt kinh tế và
dễ gây lên hoả hoạn
Trang 6STT Hư hỏng Nguyên nhân Hậu quả
hoặc bị thủng,
rách
cặn bẩn làm kênh các van, làm giảm năng suất của bơm xăng hoặc làm cho bơm xăng không bơm được xăng
Làm chảy xăng, lọt khí, gây lên hoả hoạn, giảm áp suất và năng suất bơm một cách đáng kể Tác hại lớn nhất là làm cho bơm xăng không bơm được xăng
Tác hại lớn nhất làm cho bơm xăng không bơm được xăng
7 Cần bơm máy và
bạc chốt bị mòn
Do làm việc lâu ngày và luôn tiếp xúc với bánh lệnh tâm của trục cam
Làm giảm năng suất của bơm xăng
8 Các mặt bích lắp
ghép bị cong,
vênh
Do tháo, lắp không đúng kỹ thuật
Làm dò chảy xăng, lọt khí dẫn đến làm giảm năng suất của bơm hoặc bơm không làm việc được
Trang 7Thực hành Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 6
2.1 1.3 Phương pháp kiểm tra sửa chữa
1 Kiểm tra sơ bộ sự làm việc của bơm xăng trên ôtô
1 - Đồng hồ đo áp suất (áp kế)
2 - ống mềm dẫn xăng
3 - Đầu nối thông 3 ngả
4 - Các đầu nối
Thiết bị kiểm tra áp suất
- Quan sát sự dò chảy xăng qua lỗ ở thân, nếu có xăng chảy ra chứng tỏ màng bơm đã bị rách
- Tháo đường ống nối từ bơm xăng đến bộ chế hoà khí và đặt một chậu hứng thích hợp để xăng khỏi vung vãi ra các bộ phận khác gây nguy hiểm Sau đó dùng bơm tay bơm xăng lên quan sát tia xăng phụt ra tròn, mạnh và độ bắn xa phải từ 50 60 mm thì chứng tỏ bơm xăng còn làm việc tốt
- Nếu bộ chế hoà khí và hệ thống đánh lửa hoạt động tốt mà khi động cơ làm việc có hiện tượng thiếu xăng thì chứng tỏ cần bơm máy bị mòn quá giới hạn Để chính xác hơn ta dùng đồng hồ đo áp suất (áp kế) với thang đo từ 0 1 bar cùng với đường ống 3 như trên hình vẽ
Thiết bị đo áp suất trên được lắp thay vào vị trí đường ống từ bơm đến bộ chế hoà khí để đo áp suất bơm xăng trên đường ống như hình vẽ
1- ống xăng từ bơm xăng lên
2- Bộ chế hoà khí
3- Đầu nối thông 3 ngả
4- ống dẫn mềm
5- Đồng hồ đo áp suất
Kiểm tra áp suất bơm xăng
Sau đó phát động động cơ và tiến hành đo áp suất bơm xăng ở chế độ không tải và nhiệt độ động cơ là 75 85C Khi đó áp suất bơm xăng báo trên đồng hồ
Trang 8phải đúng với qui định cho từng loại bơm xăng Nếu không đạt yêu cầu thì tháo ra
và tiến hành sửa chữa
Sau đó tắt máy và vặn chặt hoàn toàn van của dụng cụ đo rồi quan sát đồng
hồ áp suất để xác định độ giảm áp của bơm xăng trong 30 giây, nếu độ giảm áp không quá 0,1 bar trong thời gian đó thì chứng tỏ các van của bơm xăng làm việc tốt
- Nếu bơm nhiên liệu cung cấp đủ lượng nhiên liệu cho động cơ làm việc ở các chế độ nhưng bơm xăng lại không tự hút xăng được sau khi ngừng làm việc một thời gian dài thì chứng tỏ các van đóng không kín hoặc do lọt khí vào trong đường ống dẫn giữa thùng xăng và bơm xăng
2 Kiểm tra - Sửa chữa các chi tiết:
Sau khi đã tháo rời, làm sạch và phân loại các chi tiết của bơm xăng ta tiến hành kiểm tra – sửa chữa các chi tiết:
- Màng bơm bị rách, trùng, rão lỗ trung tâm thì cần phải thay màng mới
Chú ý: Khi thay màng bơm mới không được làm nhăn màng bơm, nếu thay
màng bằng chất khác với loại của nó thì trước khi dùng phải ngâm màng đó vào dầu hoả trong khoảng 2 phút rồi mới lắp vào bơm xăng
- Lò xo màng bơm nếu bị gỉ, xoắn hoặc cong thì phải thay mới.sử dụng lực
kế để kiểm tra độ đàn tính tương ứng với chiều dài của lò xo theo qui luật cho từng loại bơm:
+ Đối với xe Gat 51, 63, 69 và M-20: Chiều dài tự do của lò xo là: 50 1mm
Khi chịu lực nén 5,1kG thì chiều dài còn lại là 15 1 mm
Khi chịu lực 3,4 kG thì còn lại là: 23 1m
+ Đối với xe Din 150,151, 157, 164 và giải phóng: Chiều dài tự do là 48
1mm, nếu chịu lực nén 4 kG thì còn lại là 18 1mm, chịu lực 3,4 kG thì còn lại
là 23 1 mm
- Các van xăng đóng không kín nếu mòn ít thì rà lại bằng giấy giáp mịn trên kính phẳng, mòn nhiều và cong vênh thì phải thay mới
- Các lò xo van yếu,gãy thì phải thay mới
- Kiểm tra các mặt phẳng lắp ghép trên bàn máp Nếu không phẳng thì rà lại bằng giấy giáp mịn đặt trên kính
- Lưới lọc xăng bị thủng, rách cần thay mới
Trang 9Thực hành Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 8
- Lỗ bắt đầu nối các ống xăng bị trờn ren thì phải ren lại, dùng đầu nối lớn hơn nếu lỗ bắt đầu nối bị nứt vỡ thì thay mới nắp bơm
- Khi thay đệm của cốc lọc xăng không được dùng bìa làm thay đổi hình dạng cốc xăng, không được bôi mỡ vào đệm cốc xăng làm tắc cửa xăng vào và ra
- Tấm đệm cách nhiệt giữa bơm xăng với thân động cơ phải đủ độ dày theo qui định
- Thân bơm bị nứt thì hàn đắp bằng đúng vật liệu của bơm xăng
- Bề mặt làm việc của cần bơm xăng phải luôn tỳ vào bánh lệch tâm trục cam, độ mòn cần bơm không quá 0,1 mm Nếu mòn quá giới hạn cần hàn đắp và gia công lại
- Bề mặt làm việc giữa trụ bơm và cần bơm độ mòn không quá 0,5 mm
- Lỗ chốt cần bơm bị mòn rộng hơn giới hạn qui định, ta có thể thay chốt mới lớn hơn
2.1 1.4 Trình tự lắp bơm xăng
Sau khi tháo rời bơm xăng để kiểm tra, sửa chữa,việc lắp bơm vào tiến hành ngược lại với qui trình tháo
Nhưng khi lắp có một số điều cần chú ý sau:
- Không được lắp sai chiều van xăng vào và ra
- Dùng tay ấn cần bơm xuống dưới cùng để cho màng bơm ở phía trên nằm đúng dấu đã đánh, sau đó mới vặn chặt đồng đều và chéo góc của các vít bắt chặt nắp bơm và thân bơm
- Khi lắp cốc xăng, dùng lực của một tay để vặn chặt đai ốc của kẹp giữ cốc xăng, không được dùng kìm để vặn
- Lắp bơm xăng trở lại động cơ cần phải lắp đệm cách nhiệt có chiều dầy phù hợp để cần bơm xăng không ép vào bánh lệch tâm trục cam gây nhanh mòn đầu cần bơm
Nếu cần bơm đã hàn lại thì khi lắp nên quay trục khuỷu để cho phần cao nhất của bánh lệch tâm hướng ra phía ngoài, sau đó mới đặt cần bơm vào, dùng tay đẩy bơm xem thân bơm có tiếp xúc khít với thân động cơ không, nếu không thì tăng chiều dầy đệm lên
Trang 102.1 1.5 Kiểm tra lại sau khi sửa chữa
Sau khi đã lắp xong hoàn chỉnh bơm xăng
ta tiến hành kiểm tra sơ bộ lại một lần nữa
- Kiểm tra độ khít: bằng máy hút chân
không hoặc dùng tay
- Nối ống dẫn xăng vào các lỗ xăng vào và
lỗ xăng ra, nhúng ống xăng vào chậu xăng rồi bóp
cần bơm như hình vẽ Nếu lượng xăng phun ra tốt
đồng thời không có hiện tượng lọt khí thì chứng tỏ
bơm xăng hoạt động tốt
Kiểm tra lại sau sửa chữa
- Sau khi đã lắp bơm xăng vào động cơ thì ta nên kiểm tra áp suất xăng một lần nữa phương pháp kiểm tra như đã trình bày ở phần kiểm tra sơ bộ trước khi tháo
2.1.1 2 Kiểm tra - thay thế bơm xăng cơ khí màng kiểu mới
Do kết cấu của bơm xăng là không thể tháo rời để sửa chữa, thay thế Nên nhiệm vụ của chúng ta là phát hiện những hư hỏng và thay thế bơm xăng
- Việc kiểm tra áp suất và năng suất bơm xăng: Trước khi tháo bơm xăng
khỏi động cơ được tiến hành tương tự như phần kiểm tra bơm xăng ở trên
2.1.1 2.1 Kiểm tra bơm xăng (kiểm tra độ kín)
1 Kiểm tra van hút
Dùng ngón tay bịt cửa xăng ra và cửa xăng hồi đẩy cần bơm 1 hoặc 2 lần, cần bơm ban đầu phải bị hãm cứng nhưng sau đó lại dịch chuyển nhẹ nhàng (không bị lực phản hồi)
2 Kiểm tra van xả
Dùng ngón tay bịt cửa xăng vào và kiểm tra chắc chắn rằng cần bơm bị hãm cứng (không dịch chuyển được cần bơm bằng lực đẩy bình thường được như đã
kiểm tra ở phần sơ kiểm).Chú ý: Không được dùng lực đẩy cần bơm lớn quá
Lực đẩy bình thường khi sơ kiểm, điều này cũng phải lưu ý đối với các bước tiếp theo
3 Kiểm tra màng bơm
Trang 11Thực hành Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 10
Dùng ngón tay bịt cửa xăng vào, cửa
xăng ra, cửa hồi xăng, kiểm tra chắc chắn rằng
cần bơm đã bị hãm cứng
Chú ý: Nếu cả ba mục kiểm tra trên đều
không đạt yêu cầu theo qui định thì chắc là
ghép thân bơm và nắp bơm không kín mối
4 Kiểm tra kín xăng
Dùng ngón tay bịt ống thông hơi, kiểm
tra chắc chắn rằng cần bơm đã bị hãm cứng
2.1.1 2.2 Lắp bơm xăng
1 Lắp bơm xăng vào động cơ:
Dùng hai đai ốc bắt chặt bơm xăng và đệm cách nhiệt vào động cơ
Mô men xiết: 200kG.cm
2 Nối các ống mềm vào bơm xăng
3 Nổ máy kiểm tra xem có rò rỉ xăng không?
2.1.2 Quy trình tháo, lắp, kiểm tra, sửa chữa bơm xăng điện
2.1.2 1 Bơm xăng
Trang 122.1.2 2 Qui trình tháo bơm xăng
Các chi tiết của bơm xăng điện
* Trước khi tháo bơm xăng ta cần chú ý:
- Không được hút thuốc hoặc để có ngọn
lửa gần bơm xăng
- Chi tiết không sử dụng
1 Xả hết xăng ra khỏi thùng xăng
2 Tháo thùng xăng
3 Tháo giá đỡ bơm xăng ra khỏi thùng xăng
a Dùng tuýp tháo 6 đai ốc và bulông
b Lấy giá đỡ bơm xăng ra ngoài
4 Tháo bơm xăng ra khỏi giá đỡ bơm xăng
a Tháo hai đai ốc và hai dây điện ra khỏi bơm
xăng
b Dùng tay cầm vào phần dưới bơm xăng, lấy
bơm xăng ra khỏi giá đỡ
c Tháo ống dẫn xăng ra khỏi bơm xăng
5 Tháo bầu lọc bơm xăng ra khỏi bơm xăng
a Tháo gối đỡ cao su
b Dùng kìm nhọn, tháo kẹp lấy bộ lọc ra
Trang 13Thực hành Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 12
2.1.2 3 Những hư hỏng - Nguyên nhân – Hậu quả:
2.1.2 4 Phương pháp kiểm tra - Sửa chữa
2.1.2.4.1 Kiểm tra hoạt động của bơm xăng:
1 Bật khoá điện về vị trí 0N:
* Chú ý: Không được khởi động động
cơ
2 Dùng dây chuyên dùng lối cực FP và
+B của giắc kiểm tra
* Chú ý: Giắc kiểm tra được bố trí gần
Do chổi than và cổ góp của động cơ điện bị mòn nhiều làm cho tiếp súc không tốt
Ro to của động cơ điện bị ngắn mạnh một số vòng dây làm cho tốc
độ bơm xăng giảm xuống
Làm cho bơm xăng không cung cấp đủ áp suất và lưu lượng nhiên liệu cần thiết cho động
cơ
Kết quả là động cơ không phát huy hết công suất và gây tổn hao nhiên liệu
3 Không duy trì
được áp suất dư
trên đường xăng
Trang 14có thể nghe thấy tiếng động trên đường ống
bởi áp suất xăng
b Tháo dây nối chuyên dùng ra khỏi giắc
kiểm tra
c Tắt khoá điện Nếu không có áp suất trên đường ống, kiểm tra các phần sau: Dây chì nối, rơle chính của hệ thống EFI, cầu chì, rơle mở mạch, bơm xăng, dây điện
2.1.2.4.2 Kiểm tra áp suất xăng:
a Kiểm tra xem điện áp có đủ 12 V
d Nới lỏng dần bulông giắc co của vòi
phun khởi động lạnh và lấy bulông giắc co
cùng với vòng đệm ra khỏi ống cấp xăng
e Xả xăng ra khỏi ống cấp xăng
f Lắp đồng hồ áp suất vào ống cấp xăng
cùng với hai vòng đệm như trên (Hình 40.18)
g Lau sạch xăng rơi rớt,lắp lại dây cáp
âm của ắc qui
h Dùng dây chuyên dùng nối các cực
FB và +B của giắc kiểm tra
i Bật khoá điện về vị trí ON
k Đo áp suất xăng: áp suất xăng: 2,73
kG/cm Nếu áp suất xăng cao hơn phải thay
bộ áp suất xăng Nếu áp suất xăng nhỏ hơn
phải kiểm tra các bộ phận sau: ống dẫn xăng,
Bơm xăng, Bầu lọc xăng, bộ điều áp xăng
l Tháo dây nối chuyên dùng khỏi giắc
kiểm tra
Hình 40.17
Trang 15Thực hành Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 14
p Nối lại ống dẫn chân không và bộ điều
áp, đo áp suất xăng ở chế độ không tải áp suất
phải nằm trong khoảng:2.3 2.6 kG/cm
q Nếu áp suất không đúng qui định ,
phải kiểm tra lại ống chân không và van điều
áp
r Tắt máy, kiểm tra áp suất xăng còn lại
1.5 kG/cm, hay cao hơn trong thời gian 5
phút Nếu áp suất đo được không đúng qui
định phải kiểm tra bơm xăng, van điều áp, vòi
phun
s Sau khi kiểm tra áp suất xăng, tháo dây cáp âm ra và thận trọng tháo đồng
đo áp suất xăng sao cho không bắn xăng ra ngoài
t Dùng vòng đệm lắp lại vòi phun khởi động lạnh vào đường ống cấp xăng
u Lắp dây điện vào vòi phun
v Khởi động động cơ và kiểm tra xem có rò rỉ xăng không
2.1.2 5 Qui trình lắp bơm xăng:
1 Lắp bầu lọc xăng vào bơm
2 Lắp bơm xăng vào giá đỡ
Nối ống dẫn xăng vào cửa ra của bơm
xăng
Lắp gối giá đỡ cao su vào mặt dưới của
bơm xăng
Dùng tay đẩy bơm cùng gối đỡ cao su và
giá đỡ bơm xăng
Trang 163 Lắp giá đỡ bơm xăng
a Đặt giá đỡ bơm xăng cùng với đệm
mới vào thùng xăng
b Dùng tuýp lắp và xiết chặt 6 đai ốc và
bulông Mômem xiết :Đai ốc là:40 KG.Cm
- Tháo ống nhien liệu vào, ra
- Tháo lọc xăng khỏi xe
- Vệ sinh bên ngoài
- Tháo cốc lọc, lõi lọc
2.2.2 Kiểm tra sửa chữa, bảo dưỡng
- Bảo dưỡng lọc xăng và thay lõi lọc theo định kỳ
- Dùng xăng rửa sạch cốc lọc
- Dùng khí nén thổi lọc và đường ống ngược chiều xăng cung cấp
Trang 17Thực hành Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 16
BÀI 3: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU XĂNG DÙNG CHẾ HÒA KHÍ
3.1 Bộ chế hoà khí
Cấu tạo bộ chế hoà khí K88 A
1- Giclơ chính; 2- Phao; 3- Thân buồng phao; 4-Van kim; 5- Lưới lọc; 6- ống thông hơi; 7- Gic lơ không tải; 8- Gic lơ không khí của hệ thống định lượng chính; 9- Vòi phun chính; 10- họng khuếch tán nhỏ; 11- Họng khuếch tán lớn; 12- Van trọng lượng; 13,14- Lỗ phun tăng tốc; 15- Lỗ; 16- Bướm gió; 17- Van khí phụ ; 18- Thân trên; 19,20- Van và cơ cấu làm đậm; 21,22- Cần dẫn động làm đậm; 23,24- Cần dẫn động tăng tốc; 25- Piston; 26- Van lạp bơm tăng tốc; 27,28- Cần kéo bơm tăng tốc; 29- Giclơ toàn tải;30- Bướm ga; 31- Vít điều chỉnh xăng không tải; 32,33- Lỗ phun không tải; 34- Thân buồng hỗn hợp
Trang 18Bộ hạn chế tốc độ kiểu li tâm khí áp
1- Rô to 9- Cơ cấu màng
2- Vỏ bộ truyền dẫn li tâm 10- Buồng chân không
8- Ống hút không khí của bộ chế hoà khí
3.1.2 Những hư hỏng thường gặp và nguyên nhân
1 Hỏng phần vỏ: nứt, sứt, hỏng các mối ghép ren,
biến dạng cong vênh mặt lắp ghép
Sử dụng lâu ngày Tháo lắp không đúng kỹ thuật
2 Hỏng phao xăng: thủng, bẹp Tháo lắp không đúng kỹ
thuật
3 Van kim 3 cạnh mòn, đóng không kín hoặc kẹt
làm thay đổi mức xăng trong bầu phao
Sử dụng lâu ngày, trong xăng có tạp chất gây mòn van
Trang 19Thực hành Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 18
4 Các ziclơ bị mòn, tắc, loét Do cặn bẩn trong xăng, lâu
ngày không bảo dưỡng
5 Bơm tăng tốc không phun xăng hoặc phun yếu Hỏng da bơm, van xăng vào
đóng không kín khi ga đột ngột, tắc vòi phun hoặc đường dẫn dẫn xăng
6 Bộ làm đậm hoặt động quá sớm hoặc quá muộn Điều chỉnh không đúng
7 Bộ hạn chế tốc độ không hoặt động hoặc hoạt
động sai
Hỏng bộ cảm biến số vòng quay, hở các đường ống dẫn khí, thủng màng chân không…
8 Trục bướm ga bị mòn, cơ cấu điều khiển bướm
ga không linh hoạt
Sử dụng lâu ngày, không chăm sóc bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ đúng kế hoạch
3.2.3 Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa bộ chế hoà khí
4 Tháo các đường ống Tránh dập ống, đứt, gẫy
5 Tháo bộ chế hoà khí K88A ra khỏi động cơ Nới đều và đối xứng
B Tháo rời chi tiết
1 Làm sạch
2 Tháo nắp ra khỏi thân Nới đều và đối xứng
3 Tháo cụm van 3 cạnh Nhẹ nhàng
4 Tháo nắp lọc, lưới lọc
5 Tháo giá đỡ cáp bướm gió
6 Tháo cánh bướm gió Nhẹ nhàng
7 Tháo trục bướm gió
8 Tháo cần dẫn động bơm gia tốc với trục ga
9 Tháo phao xăng
10 Tháo cụm bơm gia tốc
11 Tháo thân ra khỏi đế của bộ chế hoà khí Nới đều và đối xứng
Trang 2012 Tháo các nút đường xăng chính Nhẹ nhàng
13 Tháo các giclơ buồng phao Cẩn thận tránh hỏng ziclơ
14 Tháo giclơ làm đậm Cẩn thận tránh hỏng ziclơ
15 Tháo các giclơ chính
16 Tháo các giclơ gió Cẩn thận tránh hỏng ziclơ
17 Tháo các giclơ không tải Cẩn thận tránh hỏng ziclơ
18 Tháo vít điều chỉnh không tải
19 Tháo cơ cấu điều chỉnh bướm ga Nới đều
Nới đối xứng
20 Tháo cơ phanh hãm trục bướm ga Lực kẹp phải vừa đủ
Tránh gãy guốc phanh
21 Tháo nắp bộ hạn chế tốc độ Nới đều và đối xứng
Tránh rách màng
22 Tháo mặt bích bộ hạn chế tốc độ của bộ chế Nới đềuvà đối xứng
23 Tháo lò xo hồi vị màng Lực kéo vừa đủ tranh biến
26 Tháo cánh bướm ga Nới đều
Nới đối xứng
27 Tháo trục bướm ga ra khỏi đế Nhẹ nhàng
3.2.3.2 Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa
Trang 21Thực hành Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 20
BÀI 4: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU PHUN XĂNG
4.1.Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa bầu lọc
- Làm sạch bên ngoài các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu xăng
- Dùng bơm nước có áp suất cao rửa sạch bên ngoài các bộ phận, dùng khí nén thổi sạch cặn bẩn và nước
a) Tháo thùng chứa xăng
- Xả hết xăng trong thùng chứa nguyên liệu Dùng can đựng xăng, để đúng nơi quy định
- Tháo các đường ống dẫn xăng
- Tháo thùng xăng Chú ý đỡ cẩn thận không để rơi thùng xăng gây tai nạn
c)Tháo bơm xăng
Xả áp xăng trong hệ thống nhiên liệu bằng cách: tắt khóa điện OFF, rút cầu chì bơm xăng hoặc giắc nối bơm xăng Khởi động động cơ cho đến khi động cơ tự tắt máy, khởi động lại một lần nữa để kiểm tra rằng động cơ không thể nổ được vì không còn nhiên liệu trong hệ thống sau đó mới tiến hành tháo khi tháo cấn có giẻ lau hoặc vật tương tự để thấm xăng còn lại trên đường ống để không dính vào chi têt hay bộ phận khác
1) Ngắc cáp âm ra khỏi ắc quy
-Tháo nắp lỗ sửa sàn xe phía sau
-Tháo nắp lỗ sửa chữa trên sàn xe phía sau
-Ngắt giắc của bơm nhiên liệu
-Tách ống bơm nhiên liệu ra tháo kẹp cút nối ống và kéo ống bơm nhiên liệu ra CHÚ Ý:
- Kiểm tra rằng không có vết bẩn xunh quanh chỗ nối ống nhiên liệu trước công việc này và làm sạch khi cần thiết