1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu Địa mạo phục vụ quy hoạch không gian biển vùng biển tây nam việt nam (tt)

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu Địa mạo phục vụ Quy hoạch không gian biển vùng biển Tây Nam Việt Nam
Tác giả Lê Đình Nam
Người hướng dẫn PGS.TS. Vũ Văn Phái, TS. Dương Quốc Hưng
Trường học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 602,91 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LÊ ĐÌNH NAM NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN VÙNG BIỂN TÂY NAM VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên v

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LÊ ĐÌNH NAM

NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN VÙNG

BIỂN TÂY NAM VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã số: 9850101.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Hà Nội - 2023

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Vũ Văn Phái

TS Dương Quốc Hưng

Phản biện 1: PGS TS Đặng Duy Lợi

Phản biện 2: PGS TS Phí Trường Thành

Phản biện 3: TS Nguyễn Văn Thảo

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đai học Quốc Gia Hà Nội vào hồi 9 giờ 00 ngày 05 tháng 02 năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thư viện và Tri thức số, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Địa mạo bờ và đáy biển thuộc hệ thống Các Khoa học về Trái đất, ra đời từ giữa thế kỷ XX (có thể xem công trình nghiên cứu “Quá trình bờ và phát triển đường bờ của Johnson, D.W (1919) đánh dấu sự

ra đời của địa mạo biển) Cơ sở lý thuyết của ông tiếp tục phát triển và hoàn chỉnh vào những năm 1960, thể hiện qua các công trình nghiên cứu về hình thái địa hình đáy biển trong các công trình của Shepard F (1963), của Leontyev O.K (1961), của Zenkovich V.P (1962) Trong suốt thời gian qua, cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ nói chung, nghiên cứu địa mạo bờ và đáy biển đã có những chuyển biến mạnh mẽ cả về lý thuyết và ứng dụng trong thực tiễn (tìm kiếm khoáng sản như các bẫy chứa dầu khí phi cấu trúc, sa khoáng, vật liệu xây dựng; xây dựng các công trình như cảng biển, cấu trúc bảo vệ bờ, các công trình trên biển khác; quy hoạch và quản lý bờ biển, quản lý tổng hợp đới bờ biển, v.v.), cũng như đóng góp cho một số lĩnh vực khoa học khác (cảnh quan biển-đảo; sinh thái biển, đặc biệt là các môi trường sống/sinh cảnh của sinh vật đáy (benthis habitats); khảo cổ đáy biển; địa chất công trình, khoa học môi trường) Gần đây, một số công trình nghiên cứu đã xác nhận rằng, tri thức địa mạo bờ và đáy biển là một cơ sở khoa học quan trọng trong quy hoạch không gian biển (Borland et al., 2021; Micallef et al., 2018) Micallef A et al (2018)

đã nhận xét rằng, “Hiểu biết đúng đắn về địa mạo đáy biển là chìa khóa để quy hoạch không gian biển, thiết lập các khu bảo tồn biển, cấu trúc và hoạt động của cơ sở hạ tầng ngoài khơi, và thực hiện các chương trình giám sát môi trường”

Trong khi đó, ở Việt Nam nghiên cứu địa mạo bờ và đáy biển

đã được chú ý từ đầu những năm 1960, nhưng chỉ được quan tâm từ

Trang 4

sau khi đất nước thống nhất - năm 1975 và đi vào chiều sâu từ những năm 1990 trở lại đây

Vùng biển Tây Nam Việt Nam (VBTNVN) có khoảng 143 đảo nhỏ tập trung tạo thành 5 quần đảo Trong đó, đảo Phú Quốc có diện tích lớn nhất (khoảng 573km2), được xem là tâm điểm phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng Với điều kiện thuận lợi về

vị trí địa lý, địa hình, cảnh quan, các HST biển, đảo rất đặc trưng, tài nguyên phong phú đa dạng thu hút nhiều ngành kinh tế cùng tham gia khai thác sử dụng, dẫn đến phát sinh các mâu thuẫn lợi ích, tạo nên sức ép, suy thoái, hoặc mất đi các nguồn tài nguyên biển Thực tiễn đó đòi hỏi phải có một công cụ nào đó để quản lý, định hướng sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên, không gian biển và giải quyết các tương

“Nghiên cứu địa mạo phục vụ quy hoạch không biển vùng biển Tây Nam Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu luận án tiến sĩ

3 Nội dung nghiên cứu

Tổng quan về vai trò của địa mạo trong quy hoạch không gian nói chung cũng như trong QHKGB nói riêng;

Trang 5

- Phân tích các nhân tố thành tạo địa hình và các đặc điểm địa mạo bờ và đáy biển VBTNVN;

- Phân vùng sinh thái và các hệ sinh thái VBTNVN trên cơ sở địa mạo;

- Định hướng QHKGB vùng biển Tây Nam Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Địa hình và các quá trình địa mạo cũng

như thành phần vật chất cấu tạo nên địa hình bờ và đáy biển vùng biển Tây Nam Việt Nam;

- Phạm vi khoa học: địa mạo biển phục vụ QHKGB;

- Phạm vi không gian: VBTNVN trong khoảng tọa độ:

7048’00”-10040’00” vĩ Bắc và 1020

09’20”-105021’00” kinh Đông

5 Những luận điểm bảo vệ

Luận điểm 1: Mối tác động tương hỗ của sự phân dị giữa các

nhân tố nội sinh (địa chất, kiến tạo) và ngoại sinh (khí hậu, động lực biển, nước biển dâng, sinh vật, v.v.) theo không gian và thời gian đã tạo nên tính đa dạng của các thành tạo địa mạo ở vùng biển Tây Nam Việt Nam với 28 đơn vị địa mạo khác nhau (thành phần vật chất, nguồn gốc, hình thái, động lực và xu hướng biến đổi)

Luận điểm 2: Kết quả phân tích, nghiên cứu mối quan hệ giữa

các đơn vị địa mạo và phân vùng địa mạo với các hệ sinh thái và phân vùng sinh thái kết hợp chúng với phân tích đặc điểm tài nguyên, yêu cầu phát triển KT-XH, dự báo các điều kiện tương lai sẽ là cơ sở khoa học cho định hướng không gian vùng biển Tây Nam Việt Nam Theo

đó, vùng biển Tây Nam Việt Nam sẽ được định hướng QHKGB theo

7 lĩnh vực: (1)- Du lịch và dịch vụ biển; (2)- Giao thông vận tải; (3)- Khai thác khoáng sản; (4)- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; (5)- Kinh

tế ven biển; (6)- Bảo tồn; (7)- Sử dụng đặc biệt

Trang 6

6 Điểm mới của luận án:

- Sử dụng nguyên tắc nguồn gốc - hình thái - động lực để nghiên cứu và thành lập bản đồ địa mạo bờ và đáy biển vùng biển Tây Nam Việt Nam tỷ lệ 1:250.000;

- Đã thành lập bản đồ phân vùng sinh thái vùng biển Tây Nam Việt Nam trên cơ sở địa mạo tỷ lệ 1:250.000

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Làm rõ vai trò của nghiên cứu địa mạo phục vụ quy hoạch không gian biển thông qua mối quan hệ các đơn vị địa mạo và phân vùng địa mạo là cơ sở hình thành các hệ sinh thái và phân vùng sinh thái bờ và đáy biển

- Đóng góp thêm cơ sở khoa học cho quy hoạch không gian bờ

và biển vùng biển Tây Nam Việt Nam nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên

và bảo vệ môi trường ở khu vực này

8 Cơ sở tài liệu

8.1 Tài liệu, số liệu thu thập: gồm các tài liệu học thuật, công

trình công bố, đề tài, dự án, bản đồ, hải đồ có liên quan đến nội dung

và vùng nghiên cứu

8.2 Tài liệu, số liệu thực tế: Nguồn tài liệu, số liệu thực tế có

được từ việc tác giả trực tiếp tham gia điều tra, khảo sát đo đạc, nghiên cứu trong nhiều năm ở khu vực nghiên cứu theo các đề tài/dự án do Viện Địa chất và Địa vật lý biển chủ trì hoặc phối hợp thực hiện

9 Cấu trúc Luận án: gồm 164 trang, 16 bảng, 25 hình, 7 ảnh

và 133 tài liệu tham khảo Luận án được chia thành các phần sau: Mở đầu, Chương 1-Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu; Chương 2-Đặc điểm tự nhiên và kinh tế-xã hội VBTNVN; Chương 3-Đặc điểm địa mạo VBTNVN; Chương 4-Định hướng sử dụng không gian biển VBTNVN, Kết luận và kiến nghị

Trang 7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu

1.1 Tổng quan về nghiên cứu địa mạo bờ và đáy biển

Nghiên cứu địa mạo nói chung, địa mạo bờ và đáy biển nói riêng

đã được quan tâm bởi các triết gia Hi Lạp từ trước Công nguyên và phát triển mạnh vào cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX Đến giữa thế kỷ XIX, thuật ngữ địa mạo (geomorphology) đã trở thành một bộ phận của địa lý tự nhiên (một bộ phận của địa lý tự nhiên giống như khí hậu, thủy văn thổ nhưỡng, sinh vật) và cùng tồn tại với địa lý tự nhiên bao gồm địa lý tự nhiên, địa lý tự nhiên tổng hợp, hay cảnh quan học Địa mạo bờ và đáy biển có ứng dụng rộng rãi cho các lĩnh vực, trong đó có quy hoạch không gian nói chung và quy hoạch không gian biển nói riêng là một công cụ giúp cho công tác quản lý lãnh thổ bao gồm: địa mạo với hệ sinh thái, địa mạo với một số loại khoáng sản và địa mạo với tai biến thiên nhiên

1.1.2 Tổng quan về quy hoạch không gian biển

Quy hoạch không gian biển (QHKGB) là “một quá trình công

khai phân tích và chỉ định phân bổ không gian và thời gian các hoạt động của con người trong các khu vực biển để đạt được các mục tiêu sinh thái, kinh tế và xã hội thường là được xác định thông qua một quá trình chính trị” (UNESCO, 2019)

Nguyên tắc QHKGB: UNESCO đưa ra 6 nguyên tắc còn Cộng đồng Châu Âu đưa ra 10 nguyên tắc

Tổ chức thực hiện và quá trình tham gia của các bên liên quan:

cơ quan tổ chức lập kế hoạch; và cơ quan thực hiện Thành công của QHKGB phụ thuộc vào mức độ tham gia của các bên liên quan do ảnh hưởng về kinh tế, chính trị ở các mức khác nhau trong một không gian

Trang 8

nhất định

Trên thế giới: đến năm 2017, có khoảng 66 quốc gia triển khai QHKGB ở mức độ khác nhau cao nhất ở châu Âu (37%), thấp nhất ở Trung Đông (3%)

Tại Việt Nam: QHKGB đã thể hiện qua các văn bản pháp luật: Luật biển (2012), Nghị định số 25/2009/NĐ-CP và một số văn bản

pháp luật khác Về khoa học: QHKGB của Việt Nam đã áp dụng “Quy

hoạch không gian biển, tiếp cận từng bước hướng tới quản lý dựa và

hệ sinh thái” của UNESCO năm 2009

1.2 Cơ sở lý luận về địa mạo bờ và đáy biển trong QHKGB

1.2.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu địa mạo phục vụ QHKGB

Theo hướng dẫn của UNESCO (2009) về “Quy hoạch không gian biển tiếp cận từng bước tiến tới quản lý dựa vào hệ sinh thái” thì nguyên tắc thứ nhất -Toàn vẹn hệ sinh thái và bước 5 - Xác định và phân tích các điều kiện hiện tại: Lập bản đồ các khu vực sinh thái quan trọng đều thể hiện tầm quan trọng của hệ sinh thái Hệ sinh thái được cấu thành từ 2 hợp phần cơ bản là sinh vật và môi trường tự nhiên Địa mạo là một hợp phần quan trọng của môi trường tự nhiên, và trong mối quan hệ với hệ sinh thái, địa mạo là một trong những thành phần quan trọng hình thành nên môi trường sống (habitat) Do đó, nghiên cứu địa mạo nhằm xác định các sinh thái, vùng sinh thái phục vụ quy hoạch không gian biển: cụ thể ở đây, NCS nghiên cứu đặc điểm địa mạo, quá trình tiến hóa đề phân vùng địa mạo nhằm xác định vùng sinh thái phục vụ quy hoạch không gian biển

1.2.2 Cơ sở dữ liệu đầu vào cho QHKGB

Thông tin không gian cung cấp bối cảnh không gian/địa lý để quy hoạch, quản lý và phân bổ nguồn lực cho phép hiểu rõ hơn và, do

đó, quản lý tốt hơn một khu vực Vì thế Tổ chức Thủy văn Quốc tế

Trang 9

(Intenational Hydrographic Organization-IHO) đã sử dụng khái niệm

“Cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian” (Spatial Data Infrastructure-SDI), sau đó họ đã đưa ra khái niệm Cơ sở hạ tầng Dữ liệu không gian biển (Marine Spatial Data Infrastructure-MSDI) với 4 trụ cột là: 1) Chính sách và quả trị (con người), 2) tiêu chuẩn kỹ thuật (tiêu chuẩn), 3) hệ thống thông tin, và 4) Nội dung địa lý (dữ liệu) (IHO, 2017)

Các dữ liệu không gian được phân chia thành 2 nhóm: Nhóm

dữ liệu không gian (điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, v.v.) và nhóm

dữ liệu phi không gian (thể chế, luật pháp, v.v.) Các dữ liệu này phải được phân tích một cách có hệ thống tích hợp: đa ngành, liên ngành

và xuyên ngành; quá khứ, hiện tại và xu thế trong tương lai Do đó, tri thức địa mạo cũng chỉ là một trong số các dữ liệu không gian quan trọng phải được tính đến trong quy hoạch và quản lý không gian nói chung và quy hoạch và quản lý không gian biển nói riêng

1.2.3 Nghiên cứu địa mạo phục vụ quy hoạch không gian

- Địa mạo phục vụ quy hoạch không gian Tri thức địa mạo đã

được sử dụng trong quy hoạch không gian nói chung được dựa trên quan niệm cho rằng, các dạng địa hình cũng như thành phần vật chất cấu tạo nên chúng và các quá trình địa mạo tạo nên chúng là nguồn tài nguyên, mà hầu hết là tài nguyên không tái tạo Các tiêu chí để đánh giá địa hình và quá trình địa mạo là tài nguyên bao gồm: khoa học, văn hóa, kinh tê-xã hội và phong cảnh Trong mỗi tiêu chí này lại bao gồm những đặc trưng riêng của nó Ví dụ, tiêu chí khoa học có 4 đặc trưng: 1) mô hình tiến hóa địa mạo, 2) một thực thể được sử dụng trong giáo dục và đào tạo, 3) là một ví dụ về cổ địa mạo hoặc cổ môi trường nói chung và 4) là trụ cột của hệ sinh thái

- Địa mạo với các hệ sinh thái Các hệ sinh thái cả trên cạn lẫn

dưới nước đều phụ thuộc rất chặt chẽ vào các môi trường sống

Trang 10

(habitat) của chúng, trong khi các đặc điểm của môi trường sống lại phụ thuộc vào địa chất và các quá trình địa mạo Và đó là một trong 4 đặc trưng khoa học của tài nguyên địa mạo: là trụ cột của hệ sinh thái vừa đề cập ở trên Do đó, trong một hệ sinh thái bất kỳ, địa hình và các quá trình địa mạo có chức năng tự nhiên là kiểm soát sự phân bố năng lượng và vật chất trong đó Trong đới bờ biển, bao gồm cả ba đới: đới trên triều (Supratidal zone), đới triều (Littoral/Intertidal zone),

và đới đưới triều (Subtidal zone), mỗi dạng địa hình cụ thể được hình thành do sóng, thủy triều, sông chiếm ưu thế hoặc sự kết hợp của chúng (ví dụ, bãi biển cát, bãi triều lầy, cồn cát, đầm-phá, v.v ) đều

có một hệ sinh thái đặc trưng

- Địa mạo với một số khoáng sản khác Các khoáng sản được

hình thành trong thời kỳ hiện đại hầu hết đều liên quan đến các dạng

địa hình và quá trình địa mạo hiện đại Đó là các loại sa khoáng (vàng,

thiếc, ti tan, v.v.) và vật liệu xây dựng (đá, cát, sạn-sỏi)

- Địa mạo bờ và đáy biển với các tai biến thiên nhiên Từ cuối

thế kỷ XX đến nay, lĩnh vực địa mạo học rất được coi trọng trong nghiên cứu phòng, giảm thiểu và quản lý một số loại tai biển thiên nhiên, cụ thể là các tai biến địa mạo, như xói mòn thổ nhưỡng, trượt đất, xói lở bờ biển, bồi lấp các cửa sông và luồng tàu vào cảng, trượt đất dưới biển, v.v

1.2.4 Cơ sở địa mạo bờ và đáy biển trong QHKGB

- Địa mạo bờ và đáy biển phục vụ quy hoạch và quản lý đới bờ

Tri thức địa mạo bờ và đáy biển đã được sử dụng trong quy hoạch và quản lý đới bờ biển từ những năm 1980 Tuy nhiên, các hoạt động quy hoạch và quản lý vào đầu thời kỳ này vẫn còn mang tính đơn ngành, chưa có tính liên ngành cao, đặc biệt ở các nước chưa và đang phát triển Những hoạt động này đều nằm trong chương trình Quản lý tổng

Trang 11

hợp vùng/đới bờ biển (Integrated Coastal Zone Management-ICZM)

Do đó, các nguyên tắc của ICZM cũng là một trong những cơ sở định hướng cho QHKGB Bởi vì, mục tiêu chung của QHKGB và ICZM là xác định, phát triển và bảo vệ các vùng bờ biển

- Địa mạo bờ và đáy biển phục vụ QHKGB Ngày nay, quy

hoạch không gian đã và đang hướng tới những vấn đề về môi trường, nên đòi hỏi các thông tin đầu vào (bao gồm cả tự nhiên và xã hội), thì địa mạo động lực là một trong những điều kiện cần thiết nhất Bởi vì, các quá trình động lực có thể được tăng tốc bởi cả các các tác nhân tự nhiên và nhân sinh Theo Guo và nnk (2007), các kết quả nghiên cứu

về đặc trưng hình thái và động lực địa hình có thể được áp dụng để đánh giá tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, đặc biệt là để đánh giá hệ sinh thái bờ biển phục vụ phát triển bền vững một cách toàn diện Theo Aaron Micallef và đồng nghiệp (2018) nhận xét rằng, “Hiểu biết đúng đắn về địa mạo đáy biển là chìa khóa để quy hoạch không gian biển, chỉ định các khu bảo tồn biển, cấu trúc và hoạt động của cơ sở hạ tầng ngoài khơi, và thực hiện các chương trình giám sát môi trường”

1.3 Quan điểm, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Các quan điểm, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu thuộc lĩnh vực địa mạo biển và QHKGB được áp dụng để thực hiện nghiên

cứu này, như: Tiếp cận tổng hợp và liên ngành, tiếp cận hệ thống v.v;

Nhóm các phương pháp địa mạo, Nhóm các phương pháp địa vật lý, Nhóm các phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS v.v

Trang 12

Khung lý thuyết và các bước thực hiện luận án được trình bày trong hình 1.11

Hình 1.11 Sơ đồ các bước nghiên cứu địa mạo phục vụ QHKGB vùng biển Tây Nam Việt Nam

Trang 13

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI

VÙNG BIỂN TÂY NAM 2.1 Vị trí địa lý và vị thế vùng biển Tây Nam Việt Nam 2.1.1 Vị trí địa lý vùng biển Tây Nam Việt Nam

VBTN bao gồm các huyện và thành phố ven biển và đảo thuộc tỉnh Cà Mau và Kiên Giang, ranh giới phía biển giáp các nước Camphuchia, Malaysia và Thái Lan theo các Hiệp định kí giữa Việt Nam với các nước

2.1.2 Vị thế vùng biển Tây Nam Việt Nam

VBTN có vị thế là vùng tiếp giáp và giao lưu với các nước Campuchia, Thái Lan và Malaysia Lợi thế đó thấy rõ đối với tỉnh Kiên Giang có lợi thế hơn về vị trí địa lý, đồng thời đã định hình hành lang kinh tế và du lịch Rạch Giá- Hà Tiên, nối với Phú Quốc- một khu kinh

tế biển tổng hợp và khu nghỉ dưỡng và du lịch quy mô quốc gia và quốc tế

2.2 Điều kiện tự nhiên

2.2.1 Cấu trúc địa chất - thạch học

Các loại đá gắn kết có độ bền vững cao, lộ ra trên bề mặt gồm các đá trầm tích gắn kết và đá magma có tuổi trước Đệ tứ Còn các trầm tích bở rời lộ ra trên bề mặt chủ yếu có tuổi Holocen, và một số

ít có tuổi Pleistocen được phân bố trên đảo Phú Quốc

2.2.2 Địa hình

Địa hình lục địa ven bờ và các đảo: chiều dài đường bờ khoảng

450km, phân thành các đoạn có đặc điểm địa hình khác nhau

Địa hình đáy biển chia thành 2 khu vực: (i)-Phía Đông mũi Cà

Mau gồm 3 bậc: ở độ sâu 0-10m, 10-20m, lớn hơn 20m

Ngày đăng: 25/10/2024, 10:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN