Nghiên cứu địa mạo phục vụ quy hoạch không gian biển vùng biển Tây Nam Việt Nam Nghiên cứu địa mạo phục vụ quy hoạch không gian biển vùng biển Tây Nam Việt Nam
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
_
Lê Đình Nam
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hà Nội - 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Lê Đình Nam
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 9850101.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS TS Vũ Văn Phái 2 TS Dương Quốc Hưng
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Văn Phái và TS Dương Quốc Hưng Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các thông tin sử dụng trong luận án mà không phải tác giả làm được trích dẫn rõ ràng và có nguồn gốc
Tác giả
Lê Đình Nam
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận án được thực hiện tại Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của PGS TS Vũ Văn Phái và TS Dương Quốc Hưng Trước hết, NCS xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới hai thầy đã quan tâm, tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS TS Đặng Văn Bào, PGS TS Nguyễn Hiệu, TS Ngô Văn Liêm, TS Đặng Kinh Bắc, TS Hoàng Thị Thúy, TS Đỗ Huy Cường, TS Phan Đông Pha, TS Trần Anh Tuấn cùng các đồng nghiệp NCS cũng nhận sự quan tâm của Ban Lãnh đạo Khoa Địa lý, Viện Địa chất và Địa vật lý biển Ngoài ra, NCS còn nhận được những lời góp ý quý báu của các nhà khoa học, các đồng nghiệp, sự động viên của bạn bè NCS xin chân thành cám ơn!
Nhân dịp này, NCS muốn bày lòng cảm ơn và trân trọng đến những người thân trong gia đình đã luôn ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án
NCS Lê Đình Nam
Trang 5LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN
3 Nội dung nghiên cứu 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5 Những luận điểm bảo vệ 10
6 Điểm mới của luận án 10
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 11
8 Cơ sở tài liệu 11
9 Cấu trúc luận án 11
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12
1.1.1 Tổng quan về nghiên cứu địa mạo bờ và đáy biển 12
1.1.2 Tổng quan về quy hoạch không gian biển 19
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ QHKGB 27
1.2.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu địa mạo phục vụ QHKGB 27
1.2.2 Cơ sở dữ liệu đầu vào phục vụ QHKGB 27
1.2.3 Nghiên cứu địa mạo phục vụ quy hoạch không gian 30
1.2.4 Cơ sở địa mạo bờ và đáy biển phục vụ QHKGB 40
1.3 QUAN ĐIỂM, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
1.3.1 Quan điểm và cách tiếp cận 44
1.3.2 Các phương pháp nghiên cứu 45
1.4 KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN LUẬN ÁN 48
Trang 62.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 55
2.3.3 Các hoạt động sinh kế-phát triển kinh tế 78
2.3.4 Một số hoạt động kinh tế- xã hội tại một số đảo quan trọng 79
2.3.5 Quốc phòng an ninh và tìm kiến cứu nạn 85
2.3.6 Bảo tồn thiên nhiên 85
2.3.7 Môi trường biển Tây Nam Việt Nam 86
Tiểu kết chương 2 88
CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO VÙNG BIỂN TÂY NAM VIỆT NAM 89
3.1 NGUYÊN TẮC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA MẠO 89
3.2 CÁC THÀNH TẠO ĐỊA MẠO VÙNG BIỂN TÂY NAM VIỆT NAM 91
3.2.1 Địa mạo lục địa ven biển và các đảo 91
3.2.2 Đặc điểm địa mạo đáy biển ven bờ 97
3.3 TIẾN HÓA ĐỊA MẠO 107
3.3.1 Pha biển tiến Holocen giữa 107
3.3.2 Pha biển lùi Holocen muộn 110
3.3.3 Pha phát triển địa hình trong giai đoạn hiện nay 111
3.4 ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ BIỂN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 112
3.4.1 Xói lở- bồi tụ bờ biển 112
3.4.2 Đánh giá biến động đường bờ biển khoảng 20 năm gần đây 114
3.5 TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH/ ĐỊA MẠO 115
3.5.1 Những lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu 115
3.5.2 Tài nguyên vị thế địa tự nhiên 116
3.5.3 Giá trị tài nguyên từ khía cạnh kinh tế 116
Trang 73.6.1 Nguyên tắc phân vùng địa mạo 116
3.6.2 Tiểu vùng địa mạo lục địa ven biển Kiên Giang-Cà Mau 118
3.6.3 Tiểu vùng địa mạo đất ngập nước ven biển Kiên Giang-Cà Mau 119
3.6.4 Tiểu vùng địa mạo biển - đảo Phú Quốc-Hà Tiên-Nam Du 120
3.6.5 Tiểu vùng địa mạo biển-đảo Thổ Chu 120
3.6.6 Tiểu vùng địa mạo Nam mũi Cà Mau 120
3.6.7 Tiểu vùng địa mạo Tây mũi Cà Mau 120
4.1.1 Nguyên tắc phân vùng sinh thái và các hệ sinh thái biển 123
4.1.2 Các HST vùng sinh thái lục địa ven biển Kiên Giang-Cà Mau 124
4.1.3 Các HST vùng sinh thái đất ngập nước ven biển Kiên Giang - Cà Mau 126 4.1.4 Các HST vùng sinh thái biển - đảo Phú Quốc-Hà Tiên-Nam Du 127
4.1.5 Các HST vùng sinh thái biển- đảo Thổ Chu: 129
4.1.6 Các HST vùng sinh thái Nam mũi Cà Mau 129
4.1.7 Các HST vùng sinh thái Tây mũi Cà Mau 129
4.2 DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN TƯƠNG LAI CHO VÙNG BIỂN TÂY NAM VIỆT NAM 130
4.2.1 Các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội 130
4.2.2 Khả năng tổn thương các hệ sinh thái 133
4.3 ĐỊNH HƯỚNG QHKGB VÙNG BIỂN TÂY NAM VIỆT NAM 135
4.3.1 Cơ sở đề xuất định hướng quy hoạch không gian biển 135
4.3.2 Định hướng QHKGB vùng biển Tây Nam đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050 138
Tiểu kết chương 4 149
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 150
CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
Trang 8BĐKH: Biến đổi khí hậu BTB: Bảo tồn biển BVMT: Bảo vệ môi trường ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửa Long ĐKTN: Điều kiện tự nhiên
ĐN: Đông Nam HST: Hệ sinh thái KBTB: Khu bảo tồn biển (Marine Protection Areas- MPA)
KT-XH: Kinh tế - xã hội KDTSQ: Khu dự trữ sinh quyển MT: Môi trường
NBD: Nước biển dâng NCS: Nghiên cứu sinh Nnk: Những người khác NXB: Nhà xuất bản PTBV: Phát triển bền vững QHKGB: Quy hoạch không gian biển QLTHVBB: Quản lý tổng hợp vùng bờ biển QĐ: Quần đảo
RNM: Rừng ngập mặn TN&MT: Tài nguyên và Môi trường TN: Tây Nam
TNTN: Tài nguyên thiên nhiên TP: Thành phố
VBTNVN: Vùng biển Tây Nam Việt Nam VQG: Vườn quốc gia
Trang 9ỳ liên tục QHKGB theo hướng dẫn của UNESCO 20
Hình 1.2: Các quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện QHKGB 22
Hình 1.3 Các lĩnh vực của địa lý hệ thống 28
Hình 1.4 Bốn trụ cột của Cơ sở hạ tầng Dữ liệu Không gian Biển 28
Hình 1.5: Mối quan hệ giữa quy mô quy hoạch, thứ tự các cấp quản lý và những đóng góp của địa mạo để đưa ra quyết định 33
Hình 1.6: Diễn thế địa mạo sinh vật của rừng ngập mặn (trái) và diễn thế sinh thái rừng ngập mặn ở Nam Bộ 36
Hình 1.7: Các đới môi trường trong biển và đại dương được phân chia theo độ sâu 38
Hình 1.8: Kết quả phân tích hình thái địa hình vùng biển Tây Nam Việt Nam 46
Hình 1.9: Trích đoạn băng Side Scan Sonar tuyến T101 47
Hình 1.10: Phân tích băng địa chấn để xác định nguồn gốc và lịch sử phát triển địa hình vùng biển Tây Nam Việt Nam 47
Hình 1.11: Sơ đồ các bước nghiên cứu địa mạo phục vụ QHKGB vùng biển Tây Nam Việt Nam 49
Hình 2.1: Bản đồ hành chính vùng biển Tây Nam Việt Nam 52
Hình 2.2: Bản đồ địa chất vùng biển Tây Nam Việt Nam 56
Hình 2.3: Bản đồ trầm tích tầng mặt vùng biển Tây Nam Việt Nam 61
Hình 2.4: Địa hình vùng biển Tây Nam Việt Nam 65
Hình 2.5: Thay đổi hiện trạng sử dụng đất tại các huyện ven biển tỉnh Kiên Giang và Cà Mau 75
Hình 2.6: Hiện trạng sử dụng đất thành phố Phú Quốc năm 2021 80
Hình 3.1: Bản đồ địa mạo vùng biển Tây Nam Việt Nam 92
Hình 3.2: Các sóng cát trên đáy biển được thể hiện trên băng sonar quét sườn 106
Hình 3.3: Bờ biển bị chia cắt thứ sinh do xói lở không đồng đều ở Khánh Hội 112
Hình 3.4: Bản đồ phân vùng địa mạo VBTNVN 121
Hình 4.1: Bản đồ phân vùng sinh thái VBTNVN trên cơ sở địa mạo 125
Hình 4.2: Bản đồ định hướng sử dụng không gian biển VBTNVN dựa vào hệ sinh thái 144
Hình 4.3: Bản đồ phân vùng chức năng VBTNVN 147
Hình 4.4: Bản đồ định hướng QHKGB vùng biển Tây Nam Việt Nam 148
Trang 10Cây Ớt (dưới, trái) và Hang Tiên (dưới, phải) phía bắc xã Bình An 94
Ảnh 3.2: Địa hình tích tụ nguồn gốc biển trong Holocen ở Thuận Yên (trái) 95
Ảnh 3.3: Bãi biển xói lở- tích tụ do tác động của sóng ở phía đông Rạch Gốc, 97
Ảnh 3.4: Bãi biển mài mòn- tích tụ dưới chân ngọn núi ở phía bắc Mũi Nai (trái) 97Ảnh 3.5: Xói lở ở Đồn biên Phòng Kim Quy, Vân Khánh, An Minh, Kiên Giang 113Ảnh 3.6: Kè bảo vệ bờ biển Hòn Đá Bạc, Trần Văn Thời, Cà Mau 113
Ảnh 3.7: Kè chắn sóng bảo vệ bờ biển mũi Cà Mau 113
DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tính tương đồng giữa các nhân tố động lực trong các hệ địa mạo và hệ sinh thái 35
Bảng 1.2: Các giai đoạn trong quản lý bờ biển 41
Bảng 2.1: Xu thế thay đổi mực nước biển trung bình 70
Bảng 2.2: Mực nước dâng theo kịch bản RCP4.5 (mm) 71
Bảng 2.3: Mực nước dâng theo kịch bản RCP8.5 (mm) 71
Bảng 2.4: Nguy cơ ngập vì nước biển dâng do biến đổi khí hậu đối với ĐBSCL 72
Bảng 2.5: Hiện trạng sử dụng đất phân loại theo loại đất các quận, huyện ven biển tỉnh Kiên Giang - Cà Mau năm 2017 73
Bảng 2.6: Hiện trạng sử dụng đất phân loại theo loại đất các thành phố, huyện ven biển tỉnh Kiên Giang - Cà Mau năm 2021 74
Bảng 2.7: Thay đổi diện tích các loại đất các thành phố, huyện ven biển tỉnh Kiên Giang và Cà Mau năm 2017 và năm 2021 74
Bảng 2.8: Thay đổi sử dụng đất các thành phố, huyện ven biển tỉnh Kiên Giang - Cà Mau năm 2021 so với năm 2017 76
Bảng 2.9: Phân bố lao động các quận, huyện ven biển Kiên Giang - Cà Mau 77
Bảng 2.10: Mức độ thay đổi dân số ven biển tỉnh Kiên Giang - Cà Mau 78
Bảng 2.11: Hoạt động sản xuất kinh doanh tại các quận, huyện ven biển
tỉnh Kiên Giang và Cà Mau 78
Bảng 2.12: Hiện trạng sử dụng đất thành phố Phú Quốc 80
Bảng 3 1: Tuổi C14 của các mẫu trầm tích đáy biển vùng cửa sông Mê Kông 109
Bảng 4.1: Định hướng hoạt động ở các khu vực chức năng sử dụng VBTNVN 146
Trang 11MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Địa mạo biển thuộc hệ thống Các Khoa học về Trái đất, ra đời từ giữa thế kỷ
XX (có thể xem công trình nghiên cứu “Quá trình bờ và phát triển đường bờ của Johnson, D.W (1919) [99] đánh dấu sự ra đời của địa mạo biển) Cơ sở lý thuyết của
ông tiếp tục phát triển và hoàn chỉnh vào những năm 1960, thể hiện qua các công trình nghiên cứu về hình thái địa hình đáy biển trong cuốn sách Địa chất Biển của Shepard F (1963) [91], Cơ sở địa mạo bờ biển của Leontyev O.K (1961)[133], Cơ sở học thuyết về phát triển bờ biển của Zenkovich V.P (1962)[132] Trong suốt thời
gian qua, cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ nói chung, nghiên cứu địa mạo bờ và đáy biển đã có những chuyển biến mạnh mẽ cả về lý thuyết và ứng dụng trong thực tiễn (tìm kiếm khoáng sản như các bẫy chứa dầu khí phi cấu trúc, sa khoáng, vật liệu xây dựng; xây dựng các công trình như cảng biển, cấu trúc bảo vệ bờ, các công trình trên biển khác; quy hoạch và quản lý bờ biển, quản lý tổng hợp đới bờ biển, v.v.), cũng như đóng góp cho một số lĩnh vực khoa học khác (cảnh quan biển-đảo; sinh thái biển, đặc biệt là các môi trường sống/sinh cảnh của sinh vật đáy (benthis habitats); khảo cổ đáy biển; địa chất công trình, khoa học môi trường) Gần đây, một số công trình nghiên cứu đã xác nhận rằng, tri thức địa mạo bờ và đáy biển là một cơ sở khoa học quan trọng trong quy hoạch không gian biển (ví dụ, Borland và nnk, 2021; Micallef và nnk, 2018) Micallef A và nnk (2018) đã nhận xét rằng, “Hiểu biết đúng đắn về địa mạo đáy biển là chìa khóa để quy hoạch không gian biển, thiết lập các khu bảo tồn biển, cấu trúc và hoạt động của cơ sở hạ tầng ngoài khơi, và thực hiện các chương trình giám sát môi trường”
Trong khi đó, ở Việt Nam nghiên cứu địa mạo bờ và đáy biển đã được chú ý từ đầu những năm 1960, nhưng chỉ được quan tâm từ sau khi đất nước thống nhất - năm 1975 và đi vào chiều sâu từ những năm 1990 trở lại đây
Các kết quả nghiên cứu địa mạo bờ và đáy biển cũng đã đưa ra được một số ứng dụng chung nhất cho một số lĩnh vực, như: tìm kiếm khoáng sản (sa khoáng, vật liệu xây dựng, v.v.), xây dựng công trình (giao thông thông và cảng biển, v.v.), du
Trang 12lịch biển-đảo và quản lý môi trường bờ biển, cũng như quản lý tổng hợp vùng bờ biển
Tuy nhiên, những đề xuất ứng dụng trên đây của địa mạo vẫn chưa được phân tích một cách đầy đủ và có hệ thống, dẫn đến chưa làm rõ vai trò của địa mạo trong xã hội (những năm gần đây, các tri thức về địa hình và các quá trình được xem là tài nguyên đang được phổ biến trong xã hội ở các nước Phương Tây, thậm chí cả cho giáo dục từ bậc trung học cơ sở đến đại học) Trong khi đó địa hình và các quá trình địa mạo bờ và đáy biển, đặc biệt là vùng biển nông, rất nhạy cảm với các tác động cả do các nhân tố tự nhiên (sóng, bão, mực nước biển dâng, v.v.) và các hoạt động của con người, cả trên lưu vực sông, cũng như ở bờ biển và đáy biển (thường làm thay đổi cán cân trầm tích và làm biến đổi hướng vận chuyển của nó)
Vùng biển Tây Nam Việt Nam có khoảng 143 đảo nhỏ và tập trung tạo thành 5 quần đảo Diện tích toàn bộ vùng nghiên cứu khoảng 75.000 km2, riêng đảo Phú Quốc có diện tích lớn nhất (khoảng 573km2), được xem là tâm điểm phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng Vùng biển Tây Nam có những nét độc đáo về địa mạo và đa dạng về cảnh quan, nó là kết quả của các quá trình tiến hóa địa chất, kiến tạo lâu dài Đây là một trong những tiêu chí của một di sản địa chất-địa mạo Bên cạnh đó, điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, địa hình, cảnh quan với nhiều hệ sinh thái biển, đảo rất đặc trưng, đã tạo ra những lợi thế và tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế Ngoài ra, điểm cơ sở A0 (trên vịnh Thái Lan), A1 (nằm ở Hòn Nhạn) thuộc hệ thống điểm cơ sở Việt Nam dùng làm mốc đo chiều rộng lãnh hải - là cơ sở cho vùng biển Việt Nam được mở rộng, tạo được vị thế về chính trị, an ninh quốc phòng của đất nước
Do có sự đa dạng và giá trị cao của tài nguyên trong vùng biển mà ngày càng có nhiều ngành kinh tế cùng tham gia khai thác sử dụng, dẫn đến phát sinh các mâu thuẫn lợi ích, tạo nên sức ép, suy thoái, hoặc mất đi các nguồn tài nguyên biển Thực tiễn đó đòi hỏi phải có một công cụ nào đó để quản lý, định hướng sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên Cho đến nay, quy hoạch không gian biển là một trong những công cụ hiệu quả, đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới Trong đó, quy hoạch sử dụng không gian biển được xem là một công cụ thực tế để hình thành và thiết lập
Trang 13phương án sử dụng không gian biển hợp lý hơn và giải quyết các mối tương tác giữa cách thức sử dụng, nhằm cân bằng các nhu cầu phát triển với yêu cầu bảo vệ môi
trường, sinh thái và đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội theo quy hoạch
Với những lợi thế trong nghiên cứu địa mạo là cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về các dạng, quá trình hình thành, cũng như lịch sử phát triển của địa hình - một trong những cơ sở khoa học tin cậy giúp để xác định các dạng tài nguyên/tai biến cũng như mối quan hệ trong sử dụng tài nguyên Được xem như là một trong hướng nghiên cứu khả quan và cần thiết để giải vấn đề tồn đọng nêu ở trên Với lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu địa mạo phục vụ quy hoạch không biển vùng biển Tây Nam Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu luận án tiến sĩ
2 Mục tiêu
- Làm sáng tỏ đặc điểm địa mạo bờ và đáy biển vùng biển Tây Nam Việt Nam - Định hướng quy hoạch không gian biển vùng biển Tây Nam Việt Nam trên cơ sở địa mạo
3 Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về vai trò của địa mạo trong quy hoạch không gian nói chung cũng như trong quy hoạch không gian biển nói riêng;
- Phân tích các nhân tố thành tạo địa hình và các đặc điểm địa mạo bờ và đáy biển vùng biển Tây Nam Việt Nam;
- Phân vùng sinh thái và các hệ sinh thái vùng biển Tây Nam trên cơ sở địa mạo; - Định hướng quy hoạch không gian biển vùng biển Tây Nam Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Địa hình và các quá trình địa mạo cũng như thành phần vật chất cấu tạo nên địa hình bờ và đáy biển vùng biển Tây Nam Việt Nam
Trang 1448’00”-+ Về phía đất liền là ranh giới hành chính các huyện ven biển thuộc các tỉnh Kiên Giang và Cà Mau Việc xác định ranh giới phía đất liền theo ranh giới hành chính sẽ thuận lợi cho công tác quản lý, định hướng phát triển không gian biển khu vực nghiên cứu
+ Ranh giới phía biển lấy theo các đường ranh giới trên biển theo các hiệp định phân định ranh giới biển giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực gồm:
Đường phân định ranh giới do phía Việt Nam đề xuất nằm trong phạm vi “vùng nước lịch sử”, vùng nước này đã được khoanh định theo Hiệp định ngày 7/7/1982 giữa
Việt Nam và Campuchia; Đường phân định ranh giới trên biển giữa Việt Nam và Thái Lan theo Hiệp định ngày 9/8/1997
5 Những luận điểm bảo vệ Luận điểm 1 Mối tác động tương hỗ của sự phân dị giữa các nhân tố nội sinh
(địa chất, kiến tạo) và ngoại sinh (khí hậu, động lực biển, nước biển dâng, sinh vật, v.v.) theo không gian và thời gian đã tạo nên tính đa dạng của các thành tạo địa mạo ở vùng biển Tây Nam Việt Nam với 28 đơn vị địa mạo khác nhau (thành phần vật chất, nguồn gốc, hình thái, động lực và xu hướng biến đổi)
Luận điểm 2: Kết quả phân tích, nghiên cứu mối quan hệ giữa các đơn vị địa
mạo và phân vùng địa mạo với các hệ sinh thái và phân vùng sinh thái kết hợp chúng với phân tích đặc điểm tài nguyên, yêu cầu phát triển KT-XH, dự báo các điều kiện tương lai sẽ là cơ sở khoa học cho định hướng không gian vùng biển Tây Nam Việt Nam Theo đó, vùng biển Tây Nam Việt Nam sẽ được định hướng QHKGB theo 7 lĩnh vực: (1)- Du lịch và dịch vụ biển; (2)- Giao thông vận tải; (3)- Khai thác khoáng sản; (4)- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; (5)- Kinh tế ven biển; (6)- Bảo tồn; (7)- Sử dụng đặc biệt
6 Điểm mới của luận án
- Sử dụng nguyên tắc nguồn gốc - hình thái - động lực để nghiên cứu và thành lập bản đồ địa mạo bờ và đáy biển vùng biển Tây Nam Việt Nam tỷ lệ 1:250.000;
- Đã thành lập bản đồ phân vùng sinh thái vùng biển Tây Nam Việt Nam trên cơ sở địa mạo tỷ lệ 1:250.000
Trang 157 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1 Ý nghĩa khoa học
Làm rõ vai trò của nghiên cứu địa mạo phục vụ quy hoạch không gian biển thông qua mối quan hệ các đơn vị địa mạo và phân vùng địa mạo là cơ sở hình thành các hệ sinh thái và phân vùng sinh thái bờ và đáy biển
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đóng góp thêm cơ sở khoa học cho quy hoạch không gian bờ và biển vùng biển Tây Nam Việt Nam nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở khu vực này
8 Cơ sở tài liệu
- Nguồn tài liệu, số liệu thực tế có được từ việc tác giả trực tiếp tham gia điều tra, khảo sát đo đạc, nghiên cứu trong nhiều năm ở khu vực nghiên cứu theo các đề tài/dự án do Viện Địa chất và Địa vật lý biển chủ trì hoặc phối hợp thực hiện Đồng thời, là sản phẩm hỗ trợ đào tạo trực tiếp từ đề tài mã số VT-UD.01/16-20:
+ Đề tài: “Nghiên cứu biến động đường bờ biển các tỉnh Nam Bộ dưới tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng” (2012-2014) (Mã số: BĐKH07);
+ Đề tài: “Ứng dụng Viễn thám và GIS nghiên cứu xu thế biến động điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở định hướng phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng- an ninh vùng biển, đảo Tây Nam Việt Nam” (2016-2019) (Mã số: VT-UD.01/16-20);
+ Dự án thành phần: “Xây dựng bộ sưu tập mẫu đá, khoáng vật và khoáng sản phần biển và hải đảo miền Nam Việt Nam” (2016-2020) (Mã số: BSTMV.26/16-21)
- Các nguồn tài liệu khác: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tham khảo nhiều báo cáo khoa học, các công trình khoa học khác đã được công bố ở trong nước và ở nước ngoài về các vấn đề liên quan và về vùng nghiên cứu
Chương 4 Định hướng sử dụng không gian biển VBTNVN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 16CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Tổng quan về nghiên cứu địa mạo bờ và đáy biển
1.1.2.1 Thế giới
a-Tổng quan về nghiên cứu địa mạo bờ và đáy biển
Nghiên cứu địa mạo nói chung, địa mạo bờ và đáy biển nói riêng đã được quan tâm bởi các triết gia Hi Lạp từ trước Công nguyên [96] và phát triển mạnh vào cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX [2, 72, 75, 81, 99] Đến giữa thế kỷ XIX, thuật ngữ địa mạo (geomorphology) đã trở thành một bộ phận của địa lý tự nhiên (một bộ phận của địa lý tự nhiên giống như khí hậu, thủy văn thổ nhưỡng, sinh vật) và cùng tồn tại với địa lý tự nhiên bao gồm địa lý tự nhiên, địa lý tự nhiên tổng hợp, hay cảnh quan học[74]
Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, nghiên cứu địa mạo biển và đại dương đã phát triển mạnh mẽ Những công trình xuất bản về địa mạo bờ và đáy biển kinh điển mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị cả về lý thuyết lẫn thực tiễn [130, 132, 91]
Những năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, các nghiên cứu địa mạo bờ và đáy biển tiếp tục được phát triển dựa trên những nền tảng lý thuyết (ví dụ, thuyết kiến tạo mảng) và các phương pháp nghiên cứu hiện đại (ví dụ, phương pháp và kỹ thuật hiện đại: đồng vị phóng xạ, side scan sona, v.v.) Có thể dẫn ra một số công trình về địa mạo bờ và đáy biển ở quy mô toàn cầu [75, 107, 112], châu lục [117] Hay các nghiên cứu địa mạo bờ và đáy biển ứng dụng, đặc biệt trong lập bản đồ môi trường sống/sinh cảnh bám đáy (benthic habitat) bờ và đáy biển [94]
b- Nghiên cứu và thành lập bản đồ địa mạo bờ và đáy biển
Các sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu địa mạo nói chung, cũng như địa mạo bờ và đáy biển nói riêng, là bản đồ địa mạo Mặc dù được chính thức xuất hiện thuật ngữ địa mạo từ giữa thế kỷ XIX và cơ sở lý thuyết ngày càng hoàn thiện, nhưng đến nay các cách thức và nguyên tắc thành lập bản đồ địa mạo vẫn chưa được thống nhất Sự không thống nhất này được thể hiện cả ở nguyên tắc thành lập và cách biểu diễn các đơn vị địa mạo lên bản đồ Trong khi các học giả thuộc Liên Xô và các nước
Trang 17trong phe Xã hội Chủ nghĩa trước đây (có thể gọi là Phương Đông) đều có một số nguyên tắc thành lập bản đồ địa mạo và các biểu diễn các đơn vị địa mạo lên bản đồ bằng nền màu chất lượng hoặc nét chải và các ký hiệu khác, thì các học giả Phương Tây lại chú ý nhiều đến hình thái và thể hiện trên bản đồ khá tự do về mặt ranh giới các đơn vị địa mạo
Như đã đề cập ở trên, bản đồ địa mạo đáy biển khá đầy đủ cho toàn bộ đáy đại dương thế giới đầu tiên được O.K Leontyev [130] thành lập theo nguyên tắc kiến trúc-hình thái vào năm 1975 ở mức độ khái quát, với 4 đơn vị kiến trúc cấp I (cấp hành tinh) là: 1) Rìa lục địa ngập nước; 2) Vùng chuyển tiếp từ lục địa sang đại dương; 3) Dãy núi giữa đại dương; và 4) Lòng chảo đại dương Sau đó, theo nguyên tắc này, các nhà địa mạo Liên Xô (trước đây) đã thành lập bản đồ địa mạo đáy đại dương thế giới ở tỷ lệ 1:15.000.000 Vào năm 1979, cũng theo nguyên tắc kiến trúc-hình thái, G.V Agapova và nnk cũng đã thành lập bản đồ địa mạo đáy đại dương, nhưng phân chia các đơn vị địa mạo cấp I là: 1) Thềm lục địa; 2) Sườn lục địa và đới chuyển tiếp lục địa-đại dương; 3) Đại dương nước sâu; và 4) Dãy núi giữa đại dương (trích từ Chương 6 của P.T Harris và E.K Baker, 2012) [94]
Trong khi đó, các học giả Phương Tây lại sử dụng nguyên tắc hình thái để thể hiện các đơn vị địa mạo đáy biển Gần đây, vào năm 2015, đại diện từ các chương trình lập bản đồ đáy biển của Na Uy, Ireland và Vương Quốc Anh đã đưa ra bảng chú giải cho các bản đồ ở tỷ lệ khác nhau gồm 2 phần: Hình thái (Morphology) và Địa mạo (Geomorphology) Các đặc điểm 'Hình thái' là những đặc điểm được đặc trưng bởi các thuộc tính vật lý của chúng (ví dụ: hình dạng, kích thước, kết cấu) và các đặc điểm 'Địa mạo' là những đặc điểm được xác định bởi nguồn gốc quá trình của chúng và/hoặc môi trường chính mà chúng được hình thành (T.Thorsnes và nnk., 2018) [121] Thực chất, đây là nguyên tắc hình thái-nguồn gốc Mặc dù đưa ra bản chú giải gồm 2 thành phần khá chi tiết để thành lập bản đồ địa mạo đa tỷ lệ (Multiple scales) cho đa mục đích (Multiple purposes), nhưng biểu diễn ở mức độ nào trên các bản đồ tỷ lệ khác nhau lại chưa được làm rõ, đồng thời cũng chưa đưa ra một hình mẫu nào cho các bản đồ địa mạo bờ và đáy biển ở các tỷ lệ nhỏ, trung bình, và lớn
Trang 18Cả lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy rằng, để xây dựng dược bảng chu giải cho bản đồ địa mạo bờ và đáy biển nói riêng, cũng như cho các lãnh thổ khác, dù ở bất kỳ tỷ lệ nào, trước tiên cần phải phân loại địa hình Cho đến nay, việc phân loại địa hình bờ biển khá thống nhất giữa các nhà nghiên cứu Dựa vào các nhân tố (nội sinh hay ngoại sinh) và quá trình (phá hủy/bóc mòn hay xây dựng/tích tụ) thành tạo, A.X Ionhin và nnk (1961) - trích theo O.K Leontyev và nnk., 1975) đã chia ra ba nhóm lớn là: 1) bờ được hình thành do các quá trình trên cạn và kiến tạo và ít bị biến
đổi do biển (hoặc bờ nguyên sinh, theo F Shepard, 1973 [91], trích từ E Bird, 2000);
2) Bờ được hình thành chủ yếu do tác động của các nhân tố không phải sóng; và 3) bờ được hình thành chủ yếu do tác động của sóng (cả nhóm 2 và 3 được gộp lại là bờ thứ sinh, theo F Shepard, 1973, trích từ E Bird, 2008 [75]) Sau đó ít lâu, O.K
Leontyev và nnk (1977) đã chia ra 5 nhóm kiểu bờ biển, gồm: (1) Bờ biển không bị hoặc ít bị thay đổi do biển; (2) Bờ biển bóc mòn-mài mòn; (3)Bờ biển mài mòn; (4) Bờ biển mài mòn-tích tụ; và (5) Bờ biển tích tụ
Về vấn đề biểu diễn các đơn vi địa mạo trên bản đồ ở các tỷ lệ khác nhau, A.I Spiridonov (1985) đã đưa ra khá rõ ràng là: ở tỷ lệ nhỏ và khái quát (1:500.000 và nhỏ hơn) được lập cho các khu vực lớn (quốc gia, khu vực và lớn hơn) và đơn vị địa mạo được thể hiện trên bản đồ là kiểu và nhóm kiểu hình thái-nguồn gốc hoặc kiến trúc-hình thái địa hình Trên bản đồ tỷ lệ trung bình (tỷ lệ 1:250.000 – 1:100.000) biểu diễn các yếu tố, dạng và phức hệ dạng địa hình, tuổi của chúng và thành phần vật chất để đánh giá điều kiện tổ chức lãnh thổ Trong khi đó, để thành lập bản đồ địa mạo bờ biển và đáy biển gần bờ ở tỷ lệ lớn và trung bình, O.K Leontyev và nnk (1975) [130] đã đề xuất bảng chú giải gồm 2 phần: 1) Lục địa ven biển; và 2) Các yếu tố động lực và hình thái bờ biển Hiện nay, các nhà địa mạo Việt Nam đã, đang và sẽ áp dụng phân chia này cho các vùng biển ở nước ta
1.2.2.2 Tại Việt Nam
a-Tổng quan nghiên cứu địa mạo trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Thời phong kiến, ở nước ta chỉ có một số mô tả về hình thái- động lực tại các vùng cửa sông và các đảo trong một số văn liệu [8, 68] Nghiên cứu biển, trong đó có địa mạo biển, được bắt đầu từ những năm 20 của thế kỉ XX thông qua một số chương
Trang 19trình như: khảo sát điều tra xác định độ sâu đáy biển, thu thập mẫu trầm tích vịnh Bắc Bộ giai đoạn 1923-1927; vào các năm 1927, 1930, 1933 đã có các chuyến khảo sát địa hình, địa chất nhiều khu vực trên Biển Đông như: vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đảo Phú Quốc bằng tàu nghiên cứu khoa học cứu khoa học De Lanessan và các tàu hải quân Pháp (Krempf A và nnk, 1936) [103]
Do hoàn cảnh lịch sử, sau năm 1954 công tác nghiên cứu biển được tiến hành không đồng đều tại 2 miền
Ở miền Bắc, giai đoạn này nghiên cứu biển đã hợp tác và nhận hỗ trợ các nước xã hội chủ nghĩa: năm 1959 đã thành lập Trạm nghiên cứu vịnh Bắc Bộ cùng Trung Quốc hợp tác điều tra nghiên cứu tổng thể (trong đó phần địa hình) vịnh Bắc Bộ giai đoạn 1959-1965 [3] Cũng trong thời gian này, một số nhà khoa học nước ngoài cũng đã tiến hành nghiên cứu địa mạo bờ biển ở phía Bắc Đáng quan tâm là công trình của Viện sĩ Zencovich V.P “Về bờ biển nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” và đã đưa ra nhận xét về nguồn gốc đụn cát ở Quảng Bình [72] Trước đó, Trần Đình Gián khi viết về đặc điểm địa mạo Bắc Trung Bộ và phương hướng sử dụng nó đã cho rằng các đồng bằng phía Bắc (Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình) là những tích tụ kiểu đầm phá đã hoàn thành, còn ở phía nam (Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) thì chưa hoàn thành [10]
Ở miền Nam, đến năm 1959 có cuộc điều tra vùng biển Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác giữa Hoa Kì và chính quyền Sài Gòn kéo dài 4 tháng trong phạm vi từ 5o
tới 16o vĩ độ Bắc bằng tàu nghiên cứu khoa học của Viện Hải dương học Scrip, California đã nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên (bao gồm cả vật lý, hoá học, sinh vật, địa chất và đo sâu đáy biển) đầu tiên ở vùng biển phía Nam Về mặt địa mạo, đã xây dựng bản đồ độ sâu vùng biển phía nam Việt Nam (phía nam vĩ tuyến 16o vĩ độ Bắc) khá chi tiết ở tỉ lệ xấp xỉ 1:2.000.000
Sau năm 1975 Nhà nước đã cho triển khai nhiều chương trình nghiên cứu về địa mạo ven biển như của Trịnh Phùng và nnk, 1975 [40]; Nguyễn Thanh Sơn, Đinh Văn Huy, 1991 [44]; Nguyễn Thế Tiệp, 1990, 2008 [58, 60]; Trần Đức Thạnh và nnk, 1997 [56]; Nguyễn Thế Tiệp, 1990 [60], và về các quá trình địa mạo và động lực phát triển địa hình bờ biển Việt Nam trong nhiều đề tài, dự án khác [1, 23, 39, 64]
Trang 20Đối với địa mạo biển và đáy biển được thực hiện qua các đề tài, dự án khác nhau “Địa mạo thềm lục địa Đông Dương và các vùng kế cận” của Lưu Tỳ [67] và “Địa mạo thềm lục địa Trung Bộ” của Nguyễn Thế Tiệp [59] Ngoài ra, một số nét khái quát về địa mạo và trầm tích ở khu vực bờ hiện đại trên lãnh thổ Việt Nam cũng đã được đề cập đến trong công trình của Nguyễn Biểu [5] Nghiên cứu xói lở- bồi tụ bờ biển trong đề tài KT-03-14 [23] Một số đặc điểm cơ bản về địa mạo cũng như các quá trình hình thành và phát triển địa hình khu vực Trung Bộ cũng đã được Vũ Văn Phái đề cập đến ở tỷ lệ 1:500.000 [38, 39, 60] Các công trình nghiên cứu địa mạo thềm lục địa Nam Việt Nam theo nguyên tắc hình thái- kiến trúc của Nguyễn Văn Tạc [47], Nguyễn Thế Tiệp [59]; hoặc theo nguyên tắc hình thái- động lực của Nguyễn Thế Tiệp [60] cho rìa delta Sông Hồng và của Vũ Văn Phái [38] cho toàn bộ dải ven bờ Trung Bộ (từ Quảng Bình đến Khánh Hoà); cho toàn thềm lục địa Việt Nam của Đặng Văn Bát và đồng nghiệp [4] Nghiên cứu sự biến động địa hình bờ và đáy cửa sông Cung Hầu- Cổ Chiên cũng đã được Nguyễn Hữu Sửu thực hiện [46]
b-Tổng quan các công trình nghiên cứu địa mạo vùng biển Tây Nam Việt Nam
+ Một số nghiên cứu về địa mạo lục địa ven bờ Tây Nam Việt Nam Trước năm 1975 các công trình nghiên cứu địa chất Đệ Tứ và địa mạo chủ yếu được các nhà địa chất người Pháp thực hiện, đặc biệt là Saurin E Kết quả đáng chú ý là việc xác định tuổi tuyệt đối khoảng 4.500 năm cho giồng cát ở Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) bằng phương pháp phóng xạ C14của Saurin E Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu tiến hóa trầm tích của delta sông Mê Kông phục vụ cho tìm kiếm nước ngầm và một vài mục đích công trình khác của quân đội Hoa Kỳ được thực hiện trong thời gian 1969-1972 Mặc dù các kết quả nghiên cứu địa mạo khu vực trong thời kỳ này còn nhiều hạn chế, song những tài liệu khoa học đã công bố rất có giá trị cho các hướng nghiên cứu tiếp theo, đặc biệt về tuổi của các bậc thềm biển
Sau khi giải phóng Miền Nam, Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến công tác nghiên cứu cơ bản cả phần đất liền cũng như cho các vùng biển Đó là Chương trình “Đồng bằng sông Cửu Long”, trong đó có đề tài “sử dụng hợp lý đất đai của đồng bằng” do Lê Bá Thảo chủ trì cũng đã nêu được một số đặc điểm khái quát về sự hình thành vùng đất châu thổ Cửu Long (Lê Bá Thảo, 1986) [51] Ngoài ra, còn có nhiều
Trang 21nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố lục địa đến các quá trình bờ ở ven châu thổ Mê Kông Trong đó, một số kết quả nghiên cứu địa mạo cũng đã được thực hiện trong báo cáo “Địa chất và khoáng sản nhóm tờ Hà Tiên-Phú Quốc” do Trương Công Định chủ biên năm 1997 (Trương Công Định) [9]
Đặc trưng biến động hàm lượng chất lơ lửng ở vùng của sông Mekong cũng được Nguyễn Tác An quan tâm khi ông nghiên cứu chất lượng nước ở đây Nền cấu trúc địa chất - cơ sở cho các quá trình địa mạo phát triển của khu vực nghiên cứu và lịch sử phát triển của nó, đặc biệt là bồn trũng Cửu Long cũng được đề cập đến trong một số công trình v.v
Như vậy, có thể nói rằng, những kết quả nghiên cứu địa mạo dải lục địa ven biển khu vực nghiên cứu từ sau năm 1975 đến nay là khá phong phú, phản ánh rõ những nét địa mạo của một dải ven biển chịu ảnh hưởng tích cực bởi mối tương tác giữa các quá trình sông và biển
+ Một số nghiên cứu về địa mạo bờ và đáy biển khu vực Tây Nam Việt Nam Các kết quả nghiên cứu địa mạo phần đáy biển ven bờ hầu như chưa có Cuộc điều tra vùng biển Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác giữa Hoa Kì và chính quyền Sài Gòn- được gọi là cuộc điều tra NAGA vào năm 1959 đã nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên (bao gồm cả vật lý, hoá học, sinh vật, địa chất và đo sâu đáy biển) đầu tiên của khu vực biển phía Nam Một trong những kết quả của cuộc điều tra này liên quan đến địa mạo là xây dựng được bản đồ độ sâu vùng biển phía Nam Việt Nam (phía nam vĩ tuyến 160) Trong khoảng thời gian trước năm 2000 còn có một số nghiên cứu địa mạo mang tính khái quát cho cả khu vực thềm lục địa hoặc là chỉ ở phía Nam, hoặc trên quy mô cả nước (Lưu Tỳ và nnk, 1986) [67] Ngoài ra, cũng trong khoảng thời gian này, còn có một số kết quả nghiên cứu về hiện trạng, bước đầu tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp công trình chống xói lở bờ biển ở khu vực, cũng như trên quy mô cả nước của Nguyễn Thanh Ngà [23] v.v.) khá chi tiết ở tỉ lệ xấp xỉ 1:2.000.000
Năm 2001, những kết quả nghiên cứu địa mạo đáy biển ven bờ (0-30 mét nước) khu vực đã được tổng kết lại một cách hệ thống trong báo cáo “Lập bản đồ địa mạo biển nông ven bờ (0-30m nước) Việt Nam tỷ lệ 1/500.000” thuộc Đề án “Điều
Trang 22tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản rắn vùng biển nông ven bờ Việt Nam tỷ lệ 1:500.000” (Vũ Văn Phái và nnk, 2001) [35] Trong báo này, các đặc điểm địa mạo đáy biển ven bờ Phú Quốc-Hà Tiên, cũng như các nhân tố thành tạo địa hình, động lực của các quá trình địa mạo hiện đại và một số vấn đề về địa mạo ứng dụng đã được đề cập đến
Tuy nhiên, do bản đồ được lập ở tỷ lệ 1/500.000, nên các đặc điểm địa mạo khu vực vẫn còn mang tính khái quát, chưa chi tiết Còn ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu địa mạo cũng mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp cơ sở tài liệu cho việc tìm kiếm khoáng sản rắn (sa khoáng) ven bờ Trong báo cáo này cũng chưa đề cập đến mối liên quan giữa vật liệu xây dựng (cát, sạn sỏi ở đáy biển) với các quá trình địa mạo trước đây cũng như hiện nay Mặt khác, trong khi tiến hành lập bản đồ địa mạo vùng biển ven bờ phục vụ cho tìm kiếm sa khoáng, việc nghiên cứu địa mạo dải lục địa ven bờ còn chưa được chú ý đúng mức, thậm chí còn không được đưa vào nhiệm vụ nghiên cứu Bản đồ địa mạo vùng biển nông ven bờ chưa nêu được các dạng địa mạo thuận lợi tích tụ sa khoáng, vật liệu xây dựng và các tai biến địa mạo bờ và đáy biển
Năm 2004, Hoàng Trọng Lập và đồng nghiệp Viện Địa chất và Địa vật lý biển đã nghiên cứu địa mạo vùng đáy biển Tây Nam Việt Nam và thành lập bản đồ Địa mạo đáy biển Tây Nam Việt Nam, tỷ lệ 1: 500.000 theo nguyên tắc hình thái động lực Kết quả này đã cùng với các kết quả nghiên cứu thành phần khác của đề tài để xác lập chủ quyền trên biển vùng biển Tây Nam Việt Nam với các nước láng giềng [21, 22] Tuy nhiên, địa mạo đáy biển VBTNVN cũng mới dừng lại ở mức độ khái quát
Tóm lại, từ một số khái quát về lịch sử nghiên cứu địa mạo vùng biển Tây Nam Việt Nam có thể rút ra nhận xét sau:
Các công trình này đã nêu lên được một số kết quả về đặc điểm địa hình, quá trình địa mạo, dòng chảy, môi trường địa hoá của các vùng nghiên cứu Tuy nhiên, các kết quả này chưa phản ánh đủ các yếu tố cấu thành môi trường địa chất và chưa phản ánh được đầy đủ các vấn đề về địa chất môi trường và địa chất tai biến và dự báo tai biến Đồng thời các kết quả chỉ có tính cục bộ thiếu hệ thống và còn ở mức độ khái quát Mặt khác, chưa có sự nghiên cứu đồng đều giữa phần lục địa ven biển và
Trang 23phần đáy biển ven bờ Trong khi, các kết quả về địa mạo dải lục địa ven bờ khá phong phú, thì phần đáy biển ven bờ còn ở mức độ khiêm tốn (do một bên có khả năng quan sát trực tiếp và một bên bằng cách suy luận từ các nguồn tài liệu khác nhau) Điều đó cho thấy cách nhìn nhận vấn đề đới bờ chưa toàn diện và chưa có sự thống nhất về quan niệm giữa các nhà nghiên cứu Do đó, cần phải làm rõ khái niệm về đới bờ và một số nội dung nghiên cứu về mặt địa mạo phục vụ cho thực tiễn, đặc biệt là cho các mục đích quy hoạch và quản lý đới bờ một cách bền vững
Cần phải tiếp tục phân tích kỹ về các đặc điểm nguồn gốc-hình thái-động lực của các thành tạo địa hình phần lục địa ven biển và phân tích đánh giá địa hình như là một loại tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được phục vụ cho quy hoạch phát triển bền vững
1.1.2 Tổng quan về quy hoạch không gian biển
1.1.2.1 Khái quát chung Quy hoạch không gian biển (Tiếng Anh: Marine Spatial Planning) là “một quá trình công khai phân tích và chỉ định phân bổ không gian và thời gian các hoạt động của con người trong các khu vực biển để đạt được các mục tiêu sinh thái, kinh tế và xã hội thường là được xác định thông qua một quá trình chính trị” [87]
1.1.2.2 Nguyên tắc quy hoạch không gian biển Theo UNESCO [87], QHKGB gồm 6 nguyên tắc: (1) Toàn vẹn hệ sinh thái; (2) Tổng hợp; (3) Niềm tin công chúng; (4) Minh bạch; (5) Phòng ngừa; (6) Người gây ô nhiễm phải trả tiền Cộng đồng Châu Âu [79] đã đưa ra 10 nguyên tắc: (1) Sử dụng theo vùng và loại hoạt động; (2) Xác định mục tiêu; (3) Phát triển minh bạch; (4) Sự tham gia của các bên liên quan; (5) Điều phối trong các quốc gia thành viên; (6) Đảm bảo hiệu lực pháp lý của quốc gia; (7) Hợp tác và tư vấn xuyên biên giới; (8) Kết hợp giám sát và đánh giá trong quá trình lập kế hoạch; (9) Đạt được sự gắn kết giữa quy hoạch không gian mặt đất và biển-mối quan hệ với quản lý tổng hợp vùng bờ; (10) Cơ sở dữ liệu và kiến thức
1.1.2.3 Các bước quy hoạch không gian biển Năm 2009, UNESCO đã ban hành tài liệu hướng dẫn “Quy hoạch không gian biển- tiếp cận từng bước tiến tới quản lý dựa vào hệ sinh thái (HST)” với 10 bước:
Trang 24(1)-Nhu cầu và xây dựng tổ chức; (2)-Nhận hỗ trợ tài chính; (3)-Quá trình tiền quy hoạch; (4)- Sự tham gia của các bên lợi ích liên quan; (5)-Xác định và phân tích các điều kiện hiện tại: Lập bản đồ các khu vực sinh thái quan trọng; Xác định các mâu thuẫn, tương thích không gian; Lập bản đồ các khu vực hoạt động nhân tác hiện tại; (6)-Xác định và phân tích các điều kiện trong tương lai: Lập bản đồ nhu cầu tương lai; Xác định lần lượt các kịch bản; Chọn kịch bản không gian thích hợp; (7)-Xây dựng và phê duyệt kế hoạch quản lý không gian; (8)-Thực hiện và tuân thủ quy hoạch quản lý không gian; (9)-Giám sát và đánh giá hoạt động: Xây dựng chương trình giám sát hoạt động Đánh giá tài liệu giám sát hoạt động; Báo cáo kết quả đánh giá hoạt động; (10)-Điều chỉnh quy trình quản lý không gian biển: Xem xét, thiết kế lại chương
trình QHKGB; Xác định nhu cầu ứng dụng; Bắt đầu chu kỳ QHKGB tiếp theo
Khi kết thúc một chu kỳ 10 bước, QHKGB chuyển sang các chu kỳ tiếp theo và phát triển một cách liên tục (hình 1.1)
Hình 1.1: Chu kỳ liên tục QHKGB theo hướng dẫn của UNESCO
(Nguồn: Charles E., Douvere F., 2009) [87]
1.1.2.4 Các thách thức chính trong quy hoạch không gian biển QHKGB mang tính liên ngành, chịu ảnh hưởng tương tác và qua lại giữa các yếu tố tự nhiên, xã hội Theo đó QHKGB gặp phải 7 thách thức cơ bản là: (1)-Khuôn khổ chính trị và thể chế (Political and Institutional Frameworks); (2)-Tính bền về môi trường và quản lý dựa vào hệ sinh thái (Environmental sustainability and Ecosytem- Based Management); (3)-Giám sát và đánh giá (Performance Monitoring and Evaluation); (4)-Sự tham gia của các bên liên quan (Stakeholder Enganement);
Trang 25(5)-Khía cạnh con người và dữ liệu xã hội (Human Dimensions and Social Data);
(6)-Các vấn đề xuyên biên giới (Transbounday Issues); (7)-Thay đổi khí hậu toàn cầu (Global Climate Change) [78]
1.1.2.5 Tổ chức thực hiện quy hoạch không gian biển Mỗi quốc gia, khu vực lại khác nhau về ĐKTN và KT-XH khác nhau Nên thành lập cơ cấu tổ chức cho QHKGB có nguyên tắc chung [87] Do đó, xây dựng và thực hiện QHKGB đòi hỏi có: cơ quan tổ chức lập kế hoạch; và cơ quan thực hiện
Quá trình tham gia của các bên liên quan
Mức độ thành công của QHKGB phụ thuộc vào mức độ tham gia của các bên liên quan Các bên liên quan có ảnh hưởng về chính trị và/hoặc kinh tế đối với tài nguyên ở các mức khác nhau trong một không gian nhất định Các nhóm tham gia nhằm tìm đến sự đồng thuận về lợi ích đối với vùng biển với mục đích phân chia sử dụng không gian (Pomeroy R và Douvere F 2008) [113]
1.1.2.6 Lợi ích của quy hoạch không gian biển QHKGB giúp cân bằng lợi ích của ngành, sinh thái và sử dụng bền vững tài nguyên biển Nó giúp cải thiện việc ra quyết định; giảm thiểu ảnh hưởng và tích ứng
đối với BĐKH ở các vùng biển và ven bờ
QHKGB thiết kế cho vùng biển và gồm cả các đảo thuộc quyền vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng biển thuộc quyền tài phán của một quốc gia, có xem xét mối quan hệ với phần đất liền ven biển Như vậy, một phần quan trọng của vùng bờ (vùng biển ven bờ) nằm trong không gian giao thoa của QHKGB và QLTHVBB Một chu kỳ QHKGB có thể 5 năm, 10 năm hoặc dài hơn ở quy mô quốc gia, vùng hay địa phương, trong khi một chu kỳ QLTHVB thường 5 năm
1.1.2.7 Quy hoạch không gian biển trên thế giới QHKGB với mục đích quản lý, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên của biển và đại dương trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động của con người đối với biển và đại dương ngày càng tăng QHKGB đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhiều quốc gia có biển, cũng như các tổ chức quốc tế (ví dụ, Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ, IOC; Ủy ban về Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc, UNESCO …) Đến năm 2017 có hơn 66
Trang 26quốc gia trên thế giới triển khai QHKGB ở các mức độ khác nhau (hình 1.2; UNESCO, 2017) [98] Châu Âu được xem là khu vực mà QHKGB được thực thi nhiều nhất và đã được thực hiện ở tất cả các pha khác nhau từ chuẩn bị kế hoạch đến duyệt lại Trong đó, sự quan tâm nhiều nhất thuộc các nước Bắc Âu có chung vùng biển Baltic gồm Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Đức, Latvia, Litva, Ba Lan, Nga và Thụy Điển)
IOC-Hình 1.2: Các quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện QHKGB
(Nguồn: IOC-UNESCO, 2017) [98]
Các nước Châu Mỹ cũng đã thực hiện 7 pha chính trong QHKGB, trong đó đáng kể nhất là Hoa Kỳ, Canada, Brazin Các khu vực đặc biệt được xác định thông qua quy hoạch quản lý vùng biển đặc biệt với ba vùng chức năng chính: Vùng năng
lượng tái tạo; các khu vực có lợi ích đặc biệt; và các khu vực bảo tồn [84]
Ở Châu Á, châu Đại dương cũng đã thực hiện một số pha trong QHKGB, nhưng vẫn còn chưa đầy đủ Đồng thời, những bước đi của các quốc gia này cũng khác với các nước ở Châu Âu và Bắc Mỹ Chẳng hạn, Trung Quốc thực hiện QHKGB bằng việc phân vùng chức năng các vùng biển của họ Năm 2004, phân vùng vùng biển bắt đầu được phê duyệt cho các tỉnh ven biển, các khu tự trị, và các thành phố tự quản [89] Năm 2010, một vòng quy hoạch mới đã diễn ra, và kết quả là vào năm 2012 Trung Quốc chính thức phê duyệt phiên bản sửa đổi về kế hoạch không gian biển- Phân vùng chức năng biển Quốc gia, năm 2011-2020
Trang 27Ở Châu Phi, QHKGB được bắt đầu sớm nhất vào năm 2015 tại Cộng hòa Nam Phi Sau đó là Angola và Namibia Còn một số quốc gia khác chỉ mới bắt đầu thảo luận về QHKGB ở cấp quốc gia, như Maroc, Madagasca, Mauritius, v.v
QHKGB trên thế giới sẽ tiếp tục được phát triển và được bổ sung và hoàn thiện để đạt được mục tiêu chung của phát triển bền vững các đại dương Theo xu hướng này, QHKGB, bao gồm: biến đổi khí hậu, tính bền vững sinh thái, công lý xanh, dịch vụ hệ sinh thái và quản trị xanh Như vậy, trong tương lai, QHKGB cần phải được dự đoán và thích ứng dữ liệu và kịch bản về biến đổi khí hậu phải được xem xét và đánh giá lại thường xuyên để khai thác tiềm năng giảm nhẹ của các đại dương và tăng cường năng lực thích ứng của các hệ sinh thái - xã hội [125]
1.1.2.8 Quy hoạch không gian biển tại Việt Nam
a) Một vài nhận định về QHKGB tại Việt Nam
Cho đến giai đoạn hiện nay, ở Việt Nam, tầm quan trọng của QHKGB được thể hiện qua các văn bản pháp lý như Luật Biển (2012), Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (2015), Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 6/3/2009 của Chính phủ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14
Về khoa học QHKGB, cuốn sách “Quy hoạch không gian biển, tiếp cận từng bước hướng tới quản lý dựa và hệ sinh thái” của UNESCO năm 2009 được dịch sang tiếng Việt được xem là tài liệu chính thống đầu tiên và tiếp tục thực hiện qua các đề tài, dự án
Mặc dù QHKGB tại Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng
“các công trình nghiên cứu xây dựng QHKGB ở Việt Nam còn rất hạn chế và vẫn còn đang ở giai đoạn khởi đầu Trước nhu cầu cấp thiết, một số tổ chức Quốc tế và khu vực như IOC/UNESCO, Cơ quan quản lý Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ (NOAA), Cơ quan Điều phối biển Đông Á (COBSEA), Cơ quan phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA) và Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) đã hỗ trợ Bộ TN&MT, cùng một số địa phương ven biển, thực hiện các dự án tăng cường năng lực cho Việt Nam về quản lý đới bờ và QHKGB, giúp Việt Nam chuẩn bị tài liệu hướng dẫn và tập huấn, sách tham khảo, chia sẻ các bài học kinh nghiệm Quốc tế”
[53]
Trang 28b - Một số kết quả quy hoạch không gian biển tại Việt Nam
Mặc dù QHKGB mới được triển khai thực hiện gần đây, nhưng trước đó đã có một số nghiên cứu liên quan đến quy hoạch biển như: Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn biển Việt Nam [14]; hay Tiếp cận QLTHVBB được đưa vào thực tiễn tại Việt Nam [13] Tiếp đó là các đề tài, dự án Hợp tác giữa các đơn vị, cơ quan tại Việt Nam với các đối tác nước ngoài như: Trong giai đoạn 2000-2002, Viện Hải dương học đã nghiên cứu xây dựng phương án QLTHVBB Nam Trung Bộ với trọng điểm tỉnh Bình Định theo Nghị định thư hợp tác Việt Nam- Ấn Độ Một số dự án sau đó được triển khai như: Dự án QLTHVBB tại Đà Nẵng, được cho là thành công nhất về mặt lý luận và thực tiễn, nằm trong khuôn khổ Chương trình hợp tác của PEMSEA giai đoạn I (2000-2006); Dự án Việt Nam- Hà Lan về QLTHVBB Việt Nam (VNICZM) giai đoạn 2000-2006 được thực hiện ở ba tỉnh Nam Định, Thừa Thiên- Huế và Bà Rịa- Vũng Tàu; Dự án hợp tác về QLTHVBB Hạ Long do IUCN Việt Nam, Bộ Thuỷ sản và UBND tỉnh Quảng Ninh thực hiện trong khuôn khổ hợp tác với Cơ quan Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ (NOAA) trong giai đoạn I (2003-2005) và giai đoạn II (2006- 2008); Dự án QLTHVBB Quảng Nam (2005-2007) là mô hình QLTHVBB cấp tỉnh lần đầu tiên do các nhà khoa học và quản lý Việt Nam xây dựng và thực hiện theo kinh nghiệm của Đà Nẵng [16] Một số công trình nghiên cứu theo hướng quản lý tổng hợp có liên quan đến QHKGB (vì quản lý tổng hợp có những điểm tương đồng với QHKGB- như NCS đã đề cập ở phần trên) có thể kể đến như: Luận chứng quản
lý tổng hợp Vịnh Bắc Bộ của Trần Đức Thạnh (2010) [55]; Định hướng QLTHVBB
Bắc Bộ do nhóm tác giả Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung công
bố năm 2011 [54] v.v
c) Một số công trình tiêu biểu
1 - Quy hoạch sử dụng biển Việt Nam đến năm 2050 và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2017-2025
Có thể xem công trình: “Quy hoạch sử dụng biển Việt Nam đến năm 2050 và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2017-2025” của Tổng cục Biển và Hải đảo đã được thực
hiện vào năm 2016 [61] là một điểm nhấn đối với QHKGB của Việt Nam Công trình này đã đưa ra phân vùng sử dụng biển trên bản đồ tỉ lệ 1:1.000.000 đối với toàn vùng
Trang 29biển Việt Nam và tỉ lệ 1:250.000 đối với vùng biển từ bờ ra hết vùng lãnh hải Không gian biển Việt Nam được chia theo: (1)- Giá trị tài nguyên, sinh thái vùng biển Việt
Nam đã được chia thành 3 vùng: i)- Vùng có giá trị tài nguyên, sinh thái cao; ii)- Vùng có giá trị tài nguyên, sinh thái trung bình; iii)- Vùng chưa xác định giá trị tài nguyên, sinh thái cụ thể (2)- Ưu tiên hoạt động được chia thành 4 vùng: i) Vùng quốc
phòng, an ninh; ii) Vùng có nhu cầu phát triển mạnh; iii) Vùng nhu cầu phát triển trung bình; iv) Vùng chưa xác định nhu cầu cụ thể
Sáu loại quy hoạch vùng là: Vùng sử dụng đặc biệt; Vùng chú trọng bảo tồn và phát triển kinh tế; Vùng phát triển kinh tế kết hợp bảo tồn; Vùng ưu tiên khai thác dầu khí; Vùng ưu tiên khai thác hải sản; Vùng cho các hoạt động sử dụng khác Từ đó, đã xác định được 34 vùng quy hoạch sử dụng Tuy nhiên, kết quả công trình này còn mang tính khái lược và cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa về cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu cũng nhưng các mức độ tài liệu phục vụ phân vùng không gian biển
2- Quy hoạch không gian biển vùng biển Côn Đảo - Phú Quốc QHKGB Phú Quốc thuộc vùng biển Tây Nam đã được thực hiện bởi đề tài “Nghiên cứu, xác lập luận cứ khoa học và đề xuất định hướng QHKGB Phú Quốc- Côn Đảo phục vụ PTBV” thực hiện 2013-2015 [24] Tuy nhiên, đề tài này còn tồn tại 2 vấn đề cơ bản: (1) Mặc dù trong nghiên cứu này có đề cập đến các hệ sinh thái biển nhưng chưa phân vùng sinh thái và hệ sinh thái biển để đưa ra phương án QHKGB phù hợp; (2) Nội dung bản đồ và hệ thống chú giải thể hiện phân bố không gian cho các sử dụng hoạt động kinh tế, bảo tồn và sử dụng đặc biệt Các không gian này được đặt trên nền 3 khu chức năng: phát triển, bảo tồn và quản lý môi trường Có thể nhận thấy đây là các khu chức năng quản lý môi trường, không phải kiểu chức năng
QHKGB
Hệ thống chú giải không có gì khác biệt cả về cấu trúc và độ chi tiết giữa tỷ lệ 1:200.000 cho toàn vùng và tỷ lệ 1:50.000 cho Phú Quốc hay 1: 25.000 cho Côn Đảo Do đó, không có sự khác biệt, chi tiết theo tỷ lệ bản đồ, và điều quan trọng là không thể hiện được tính phân cấp trong quy hoạch không gian biển: ví dụ: Tỷ lệ 1: 200.000 phù hợp cho cấp vùng (cả vùng biển Tây Nam) - đối tượng (thuộc tính, không gian
quy hoạch) chỉ dừng lại ở những mức độ khái quát:
Trang 30Tỷ lệ 1: 50.000 phù hợp cho quy hoạch cấp địa phương (tỉnh hoặc có thể là
huyện tùy thuộc vào đối tượng quy hoạch), thì cùng một đối tượng quy hoạch không gian ở bản đồ tỷ lệ 1: 200.000 khi ở bản đồ 1: 50.000 cần phải chi tiết hóa, ví dụ:
* Quy hoạch không gian biển cho đảo Phú Quốc: Bản đồ tỷ lệ 1: 200.000, trên chú giải thể hiện: Không gian bảo tổn biển đảo Phú Quốc Nhưng trên bản đồ 1: 50.000 chú giải cần phải thể hiện rõ hơn: I- Không gian bảo tồn biển đảo Phú Quốc: I.1- Không gian vùng lõi khu bảo tồn biển Phú Quốc; I.2- Không gian vùng chuyển tiếp khu bảo tồn biển Phú Quốc; I.3- Không gian vùng phát triển khu bảo tồn biển Phú Quốc
Do đó, nhiều hoạt động quan trọng chưa thấy thể hiện trên bản đồ quy hoạch, ví dụ: cảng và hàng hải, khai thác thủy sản v.v quy hoạch quan tâm phần trên đảo và ven đảo, ven đất liền hơn là trên biển Hệ thống chú giải và nội dung thể hiện trên bản đồ cho thấy quy hoạch thiên về phân vùng chức năng quản lý môi trường, hoặc phân vùng QLTH tài nguyên và môi trường biển và hải đảo
3- Nghiên cứu xây dựng phương án QHKGB Vịnh Bắc Bộ
Đề tài KC.09.16/16-20 “Nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch không gian biển Vịnh Bắc Bộ do Trần Đức Thạnh (2020) chủ trì [53] đã góp phần phát triển
phương pháp luận và hệ phương pháp xây dựng QHKGB, kế thừa các kinh nghiệm quốc tế và áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam Đề tài đã phân tích sử dụng các dữ liệu về tài nguyên biển, ven bờ và các đảo vùng bờ biển (sinh vật, phi sinh vật, vị thế và tài nguyên nhân văn); Mối quan hệ quốc tế Việt- Trung và hợp tác giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á Vùng bờ biển đang phải đối mặt với những thách thức về an ninh tài nguyên và môi trường, những mâu thuẫn và tranh chấp, những vấn đề xuyên biên giới đã được phân tích để đưa ra QHKGB vịnh Bắc Bộ theo ba cấp (quốc gia, vùng và địa phương) Phương án QHKGB vùng bờ biển
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được xây dựng dựa trên hệ thống quan điểm và nguyên tắc, các mục tiêu, tiêu chí và chức năng quy hoạch Đã xác định khung chương trình hoạt động của phương án quy hoạch với 10 nhiệm vụ cơ bản, các nhiệm vụ ưu tiên trong không gian quy hoạch, được đặt trong một chu kỳ quy hoạch 5 bước
Trang 31
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ QHKGB
1.2.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu địa mạo phục vụ QHKGB
Theo hướng dẫn của UNESCO (2009) về “Quy hoạch không gian biển tiếp cận từng bước tiến tới quản lý dựa vào hệ sinh thái” [87] Theo đó, QHKGB cần thực
hiện theo 6 nguyên tắc Trong đó, nguyên tắc thứ nhất -Toàn vẹn hệ sinh thái“ Như
vậy, hệ sinh thái đóng vai trò quan trọng trong quá QHKGB Mặt khác, HST được xác định là sự kết hợp giữa quần xã sinh vật và môi trường mà quần xã đó đang sinh sống (môi trường sống-sinh cảnh-habitat), trong đó các sinh vật sống tương tác với môi trường để tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển hóa của năng lượng (Vũ Trung Tạng, 2009 [48]; (Igor S Zekter, et al., (2006) [97]
Mặc khác tại bước 5 - Xác định và phân tích các điều kiện hiện tại: Lập bản đồ các khu vực sinh thái quan trọng“ trong 10 bước QHKGB
Theo đó, hệ sinh thái được cấu thành từ 2 hợp phần cơ bản là sinh vật và môi trường tự nhiên Địa mạo là một hợp phần quan trọng của môi trường tự nhiên, và trong mối quan hệ với hệ sinh thái, địa mạo là một trong những thành phần quan trọng hình thành nên môi trường sống (habitat) Do đó, nghiên cứu địa mạo nhằm xác định các sinh thái, vùng sinh thái phục vụ quy hoạch không gian biển: cụ thể ở đây, tác giả nghiên cứu đặc điểm địa mạo, quá trình tiến hóa đề phân vùng địa mạo nhằm xác định vùng sinh thái phục vụ quy hoạch không gian biển Với cơ sở lý luận trên, tác giả sẽ làm rõ cơ sở lý luận nghiên cứu địa mạo phục vụ quy hoạch không gian biển gồm: (i)-Cơ sở dữ liệu đầu vào phục vụ quy hoạch không gian biển; (ii)-Cơ sở địa mạo phục vụ quy hoạch không gian biển
1.2.2 Cơ sở dữ liệu đầu vào phục vụ QHKGB
Quy hoạch không gian nói chung và quy hoạch không gian biển nói riêng là một công cụ giúp cho công tác quản lý lãnh thổ Một lãnh thổ dù ở quy mô nào đều bao gồm 2 nhóm thuộc tính cơ bản: Tự nhiên và xã hội, và do đó, còn được gọi là Hệ thống Tự nhiên-Xã hội Dù quy mô như thế nào, mỗi không gian đều có những thuộc tính riêng của mình (tọa độ, phương hướng, hình dạng, kích thước, các đặc trưng tự nhiên, như địa chất, địa hình, khí hâu, thổ nhưỡng, sinh vật,v.v., và xã hội như dân số, hoạt động kinh tế, văn hóa bản địa, v.v.), và các không gian đều tương tác với
Trang 32nhau (chẳng hạn, từ quy mô toàn cầu như tương tác lục địa-đại dương, đến quy mô nhỏ tương tác giữa địa phương này với địa phương khác) Tất cả các đặc trưng và các tương tác nêu trên được gộp thành Địa lý Hệ thống đa ngành, mang tính toàn diện và tích hợp (Hình 1.3) [73, 119]
Hình 1.3 Các lĩnh vực của địa lý hệ thống
(Nguồn: Alan Strahler, Arthur Streahler, 2003 [73])
Hình 1.4 Bốn trụ cột của Cơ sở hạ tầng Dữ liệu Không gian Biển [98]
Trang 33Quan điểm Địa lý Hệ thống nói trên cũng có thể tương đồng với bối cảnh Địa lý của một không gian cụ thể nào đó Các thông tin không gian là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nền tảng cho việc ra quyết định đối với nhiều ngành Thông tin không gian cung cấp bối cảnh không gian/địa lý để quy hoạch, quản lý và phân bổ nguồn lực cho phép hiểu rõ hơn và, do đó, quản lý tốt hơn một khu vực Vì thế Tổ chức Thủy văn Quốc tế (Intenational Hydrographic Organization-IHO) đã sử dụng khái niệm “Cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian” (Spatial Data Infrastructure-SDI) và được xác dịnh Dữ liệu không gian là dữ liệu hoặc thông tin xác định vị trí địa lý của các đối tượng địa lý và ranh giới trên Trái đất, chẳng hạn như các đặc điểm tự nhiên hoặc nhân văn, và cũng bao gồm các thuộc tính mã hóa, quan sát và các số liệu khác liên quan đến các tính năng này và ranh giới Trên cơ sở đó, họ đã đưa ra khái niệm Cơ sở hạ tầng Dữ liệu không gian biển (Marine Spatial Data Infrastructure-MSDI) với 4 trụ cột như được trình bày trong Hình 1.4 (IHO, 2017) [98]
Tuy nhiên, không gian nói chung và không gian biển nói riêng là một hệ thống mở có cấu tạo 4 chiều: ba chiều không gian (dài, rộng, thẳng đứng (độ cao/độ sâu-x, y,z) và chiều thời gian (t) và là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học biển thuộc các lĩnh vực khác nhau cả tự nhiên (vật lý biển, hóa học biển, địa chất biển, địa mạo bờ và đáy biển, sinh học biển, sinh thái biển, đa dạng sinh học biển, tai biến thiên nhiên, v.v.) và xã hội (dân số học, phát triển đô thị và hạ tầng cơ sở, nông nghiệp, lầm nghiệp giao thông vận tải biển, nghề cá, du lịch, năng lượng, khai thác tài nguyên không tái tạo, văn hóa gồm tri thức bản địa và các di sản văn hóa, v.v.), sự tham gia của các nhà chính trị, các nhà quy hoạch, các nhà qunr lý, v.v Tuy nhiên, ở mức độ hiện nay, biểu diễn không gian biển trong QHKGB thường mới dừng lại ở không gian 2 chiều Do đó, không gian phải được xem là một thực thể luôn biến động, bao gồm vô số các mối tương tác qua lại lẫn nhau Do đó, QHKGB là một quá trình phức tạp, được thực hiện với những dữ liệu đầu vào từ các môn khoa học liên quan QHKGB là một lĩnh vực đa ngành (Multi-discipline), liên ngành (Inter-discipline) và xuyên ngành (Trans-discipline) Do đó, tri thức địa mạo cũng chỉ là một trong số các dữ liệu không gian quan trọng phải được tính đến trong quy hoạch và quản lý không gian nói chung và quy hoạch và quản lý không gian biển nói riêng
Trang 34Để QHKGB có hiệu quả, ngoài cơ sở hạ tầng thông tin không gian, cũng cần kết hợp với các thông tin phi không gian
Phát triển QHKGB dựa trên cơ sở khoa học có thể giúp giải quyết càng nhiều xung đột theo cách cởi mở, công bằng và mạnh mẽ, sao cho các mục tiêu xã hội, kinh tế và sinh thái có thể được đáp ứng trong một giải pháp duy nhất Nguyên tắc của QHKGB là phải đựa trên các dữ liệu khoa học (cả tự nhiên và xã hội) đầy đủ, chính xác và khách quan Tuy nhiên, nhiều khi các yêu cầu này không được đáp ứng một cách đồng bộ và có hệ thống và nhiều dữ liệu không sẵn có
Tuy nhiên, các vùng bờ biển nói chung (trên thế giới cũng như ở Việt Nam) đang phải đối mặt với các vấn đề mới nổi lên, chẳng hạn như các tai biến vùng bờ biển dưới tác động của biến đổi khí hậu, nhiều mục đích sử dụng và phát triển mới của vùng bờ biển, quản lý và phục hồi các hệ sinh thái bờ biển/biển và áp dụng các chính sách quản lý vùng bờ biển mới Do đó, cũng như trên đất liền, cần tích hợp các tai biến thiên nhiên như trượt đất trên dải đất ven biển, xói lở bờ biển, ngập lụt các vùng đất thấp do nước biển dâng, trượt đất dưới đáy biển, biến đổi khí hậu, v.v Kể từ những năm 1980, giảm thiểu tai biến thiên nhiên đã bắt đầu được tích hợp trong quy hoạch không gian ở các nước phát triển, sau đó dẫn đến một cách tiếp cận rộng rãi trên thế giới (Schmidt-Thomé P., 2006) [118]
Để thành công, QHKGB phải áp dụng các nguyên tắc quản lý dựa vào hệ sinh thái Do đó, mục tiêu cốt lõi trong kế hoạch phải là duy trì môi trường cơ bản trong tình trạng khỏe mạnh, năng suất và khả năng phục hồi để nó có thể cung cấp các dịch vụ mà con người muốn và cần thiêt Vì vậy, bảo vệ đa dạng sinh học là nền tảng của phát triển bền vững: những yêu cầu đặt ra trên không gian đại dương không được vượt quá khả năng cung cấp và đáp ứng những nhu cầu đó Do đó, điều bắt buộc là QHKGB cần phải được lồng ghép trong quản lý tổng hợp đới bờ biển (ICZM) để giảm thiểu xung đột giữa người sử dụng và môi trường và giữa các sử dụng với các mục đích khác nhau
1.2.3 Nghiên cứu địa mạo phục vụ quy hoạch không gian
1.2.3.1 Địa mạo phục vụ quy hoạch không gian
Trang 35Tri thức địa mạo đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội từ rất sớm bởi các nhà Tự nhiên học với thuật ngữ được sử dụng lúc bấy giờ là Physiography-nghĩa là bao trùm cả Địa Mạo và Địa lý Tự nhiên Cơ sở lý luận của khoa học địa mạo được củng cố và phát triển mạnh mẽ hơn từ giữa thế kỷ XIX, khi thuật ngữ Địa mao (Geomorphology) chính thức được sử dụng trong văn liệu khoa học Cũng từ đó, các lĩnh vực ứng dụng của địa mạo càng được mở rộng và có cơ sở khoa học vững chắc hơn
Từ những năm 1970, địa mạo học đã bắt đầu được ứng dụng trong lĩnh vực bao trùm hơn là Khoa học Môi trường Bởi vì, các dạng địa hình trên bề mặt Trái đất là một cơ sở tự nhiên quan trọng của cảnh quan, có một loạt chức năng, mà nếu bị phá hủy, thì sẽ dẫn đến những thay đổi môi trường tự nhiên Mặt khác, các dạng địa hình mặt đất còn là một nhân tố quan trọng, quyết định tới các loại môi trường sống (habitat) trên Trái đất Do đó, ngay từ năm 1971, Coates đã biên tập một cuốn sách lấy tên là Địa mạo Môi trường (Environmental Geomorphology) trước khi ra đời Ngày Môi trường Thế giới là ngày 5/6/1972 và ông đã định nghĩa Địa mạo môi trường là việc sử dụng tri thức địa mạo trong thực tiễn để giải quyết những vấn đề, mà ở đó con người muốn biến đổi việc sử dụng hoặc thay đổi các quá trình trên bề mặt Tiếp theo là cuốn sách Địa mạo trong Quản lý Môi trường: Giới thiệu mới của R.U Cooke và J.C Doornkamp (1990) [80] được xuất bản lần thứ nhất và xuất bản lần thứ 2 năm 1990 Trong công trình này, các tác giả đã đưa ra một sơ đồ về mối quan hệ giữa quy mô quy hoạch, thứ tự các cấp quản lý và những đóng góp của địa mạo để đưa ra quyết định (hình 1.5 [80])
Kể từ đó đến nay, tri thức địa mạo càng ngày càng được ứng dụng cho các loại dự án từ chỉnh trị lòng sông, giảm thiểu tai biến thiên nhiên cho đến quy hoạch và bảo tồn môi trường bờ biển và đại dương, đặc biệt từ khi M Panizza (1996) [110] đưa ra định nghĩa cụ thể hơn về địa mạo môi trường là lĩnh vực của các Khoa học
Trái đất nghiên cứu các mối quan hệ giữa con người và môi trường được xem xét
trên quan điểm địa mạo, đông thời cũng làm rõ hai vế về môi trường và địa mạo Về
địa mạo có thể tách ra thành tài nguyên địa mạo và tai biến địa mạo, còn môi trường
được hiểu là tập hợp các hợp phần vật lý và sinh học có ảnh hưởng đến sự sống, đến
Trang 36sự phát triển và các hoạt động của các cơ thể sống” Do đó, nó được sử dụng theo hướng sinh thái (M Panizza, 1996)
Như M.Panizza (1996) đã chỉ ra cả địa hình và các quá trình địa mạo đều là tài nguyên, vì con người đã sử dụng cả các dạng địa hình (ví dụ, hang động làm nơi cư trú của người cổ đại, ngắm nhìn các dạng địa hình kỳ thú, v.v.) và các quá trình địa mạo (ví dụ, dòng chảy sông để giao thông, để phát điện, v.v ) Hoạt động của các quá trình địa mạo đã tạo ra các dạng tài nguyên địa mạo lấy được (một số tài nguyên khoáng sản vừa đề cập ở trên) và không lấy được (chủ yếu là các dạng địa hình được tạo thành do quá trình phá hủy có giá trị thẩm mỹ và văn hóa) Các thành tạo địa hình có các giá trị như vậy được gọi chung là Di tích địa học (Geosite) Theo Reynard E., (2004) [114] Di tích địa học được định nghĩa là “những vị trí của địa quyển có tầm quan trọng để nhận thức về lịch sử Trái Đất Chúng được phân định về không gian và trên quan điểm khoa học, có sự khác biệt rõ rệt với xung quanh” Trong số các di
tích địa học thì các di tích do các tác nhân địa mạo tạo ra chiếm tỷ lệ nhiều nhất và
được gọi là di tích địa mạo (Geomorphological site hoặc Geomorphosite) Hầu hết
các di tích địa mạo đều được xem là loại tài nguyên thiên nhiên không tái tạo và do
đó cần được bảo tồn để phục vụ cho học tập, nghiên cứu khoa học và du lịch địa học
(Geotourism).] Hầu hết các di tích địa mạo đều được xem là loại tài nguyên thiên nhiên không tái tạo và do đó cần được bảo tồn để phục vụ cho học tập, nghiên cứu khoa học và du lịch địa học (Geotourism)
Hiện nay, nghiên cứu về loại tài nguyên di tích địa mạo ở Việt Nam chưa được quan tâm nhiều Trong những năm gần đây một số nhà nghiên cứu cũng đã quan tâm về vấn đề này phục vụ cho phát triển du lịch (ví dụ, Hà Quang Hải, Tạ Hòa Phương, Vũ Văn Phái, Hoàng Thị Thúy, v.v.) Trong số đó, có công trình vủa Vũ Văn Phái và nnk (2011) [33]: Địa mạo môi trường phục vụ phát triển du lịch địa học dải ven biển tỉnh Bình Thuận; Vũ Văn Phái và nnk (2020) [30]: Di chỉ Địa mạo vùng bờ biển Việt
Nam: Ý nghĩa đối với phát triển du lịch địa học và bảo tồn địa học, trong đó đã chia ra 2 nhóm di chỉ/di tích có nguồn gốc nôi sinh và ngoại sinh, cụ thể ở vùng biển đảo Tây Nam có các di tích vách mài mòn lộ ra cấu trúc uốn nếp trên đảo Hòn Chuối và ngấn nước biển trên đá vôi ở Kiên Lương
Trang 37Hình 1.5: Mối quan hệ giữa quy mô quy hoạch, thứ tự các cấp quản lý và những
đóng góp của địa mạo để đưa ra quyết định
(Nguồn: Cooke và Doornkamp, 1990 [80]) Từ những điều trình bày trên đây, có thể thấy đưa ra ba khía cạnh cụ thể của địa mạo trong quy hoạch và quản lý môi trường nói chung bao gồm: địa mạo với hệ sinh thái, địa mạo với một số loại khoáng sản và địa mạo với tai biến thiên nhiên Các mục sau đây sẽ làm rõ ba khía cạnh này
Trang 381.2.3.2 Địa mạo với các hệ sinh thái
Theo Osterkamp W.R và Hupp C.R (1996) [108] địa mạo học và sinh thái học đều là các khoa học đa hợp (composite sciences) thuộc hai lĩnh vực khoa học lớn:
Khoa học về Trái đất và Khoa học Sinh học Cũng cần lưu ý là, vào cuối những năm 1990, thuật ngữ địa mạo sinh thái (Ecogeomorphology) và địa mạo sinh vật
(Biogeomorphology) đều đã được sử dụng (Viles, 1988 [122]; Тимофеев, 1991 [128]), nhưng sang đầu thế kỷ XXI, thuật ngữ địa mạo sinh vật lại được sử dụng rộng
rãi hơn như đã được tổng quan trong công trình của Wheaton và đồng nghiệp (2011) [123]
Các hệ sinh thái cả trên cạn lẫn dưới nước đều phụ thuộc rất chặt chẽ vào các
môi trường sống (habitat) của chúng, trong khi các đặc điểm của môi trường sống lại
phụ thuộc vào địa chất và các quá trình địa mạo Và đó là một trong 4 đặc trưng khoa học của tài nguyên địa mạo: là trụ cột của hệ sinh thái vừa đề cập ở trên Do đó, trong một hệ sinh thái bất kỳ, địa hình và các quá trình địa mạo có chức năng tự nhiên là kiểm soát sự phân bố năng lượng và vật chất trong đó Còn nước, gió, băng, sóng,
dòng chảy biển, v.v là các tác nhân (quá trình) địa mạo chịu trách nhiệm vận chuyển năng lượng-vật chất vào hoặc ra khỏi hệ này Vì vậy, địa hình vừa là nhân tố trực tiếp vừa là nhân tố gián tiếp quyết định tính phân dị lãnh thổ của các hệ sinh thái khác nhau như hệ sinh thái núi cao, hệ sinh thái thung lũng, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái bờ biển, v.v Thực tế cho thấy, các nhân tố trong một hệ địa mạo và hệ sinh thái gần như rất tương đồng (bảng 1.1) Các nhân tố này có thể được chia thành 2 nhóm lớn: Nhóm nhân tố sinh học (biotic) là tất cả các sinh vật có kích thước khác nhau và nhóm môi trường có các yếu tố không sinh vật (abiotic) Cả hai nhóm này đầu có mối tương tác lẫn nhau rất chặt chẽ và cân bằng nhau và đều giữ vai trò quan trọng đối với sự tồn tại/sống sót của hệ sinh thái
Cũng do mối liên hệ rất chặt chẽ giữa địa hình và các quá trình địa mạo với sinh vật (được thể hiện rõ nhất ở đới bờ biển), nên từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, trong văn liệu khoa học thế giới đã xuất hiện thuật ngữ “Địa mạo sinh thái” (Ecogeomorphology) và/hoặc “Địa mạo sinh vật” (Biogeomorphology) Trong môi
Trang 39trường biển và bờ, các dạng địa hình và các quá trình địa mạo là thành phần không thể thiếu của các hệ sinh thái
Bảng 1.1: Tính tương đồng giữa các nhân tố động lực trong các hệ
địa mạo và hệ sinh thái
Các nhân tố động lực trong hệ
địa mạo
Các nhân tố động lực trong hệ sinh thái
Địa chất-kiến tạo Khí hậu
Thủy văn lục địa Hải văn (đối với biển) Sinh vật (bao gồm cả con người)
Giá thể (Địa hình và Chất nền/Thổ nhưỡng) Khí hậu
Thủy văn lục địa Hải văn (đối với biển) Các quá trình sinh học (cả hoạt động của con người)
(Nguồn: Vũ Văn Phái, Đỗ Phương Thảo, 2016)
Trong đới bờ biển, bao gồm cả ba đới: đới trên triều (Supratidal zone), đới triều (Littoral/Intertidal zone), và đới đưới triều (Subtidal zone), mỗi dạng địa hình cụ thể được hình thành do sóng, thủy triều, sông chiếm ưu thế hoặc sự kết hợp của chúng (ví dụ, bãi biển cát, bãi triều lầy, cồn cát, đầm-phá, v.v ) đều có một hệ sinh thái đặc trưng Các dạng địa hình này luôn thay đổi theo thời gian và không gian dẫn đến sự biến đổi của các hệ sinh thái Mối quan hệ gắn bó này được gọi là đồng tiến hóa (Co-evolution) của các dạng địa hình và quần xã sinh vật (Reinhardt và nnk, 2010) [115] Từ quan hệ đồng tiến hóa này, các nhà khoa học đã đưa ra một quan niệm về diễn thế địa mạo sinh vật (Biogeomorphological succession), nghĩa là các dạng địa hình- cơ sở để hình thành thổ nhưỡng, là các giá thể/nền rắn của các hệ sinh thái luôn có trước để cho các loài sinh vật sinh sống và phát triển Điều này quan sát được khá rõ ràng trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn (Deltares, 2012) [82] và hệ sinh thái san hô (Zang, 2001) Deltares (2012) đã sử dụng mô hình 4 pha diễn thế địa mạo sinh để thiết lập các hệ sinh thái địa mạo sinh vật rừng ngập mặn gồm: 1) địa mạo, 2) cây tiên phong, 3) địa mạo sinh vật, và 4) sinh thái; tương ứng với 4 pha này là 4 trạng thái tiến triển của rừng ngập mặn: 1) trầm tích còn trơ trụi, 2) sự xâm chiếm của thực vật, 3) phản hồi, và 4) ổn định (Hình 1.6)
Trang 40Trong khi diễn thế sinh thái rừng ngập mặn (thường xảy ra trong đới trên triều và đới triều) chỉ có 3 đới tương ứng với ba trạng thái sau: 1) bắt đầu từ các loài cây tiên phong chịu mặn tốt và chịu được sự ngập nước khi thủy triều lên, điển hình là: Mắm trằng (Avicennia alba), Mắm lưỡi đòng (A.officinalis);, 2) quần xã hỗn hợp gồm
các loài cây ưa mặn kém hơn và bị ngập nước ít hơn, như Đước (Rhizophora mucronata), Dà quánh (Ceriops decandra), Xu vổi (Xyrocarpus granatum), Vẹt khang (Burguiera sexangula), Dây mủ (Gymnanthera nitida), …; và 3) đới hoàn toàn
không bị ngập nước triều và chuyển dần sang thực vật nước ngọt trên nền đất chua phèn, gồm các loài chiếm ưu thế như: Chà là (Phoenix paludosa), Giá (Exoecaria agallocha), Thiên lý biển (Finlaysonia maritima), v.v (Vũ Trung Tạng, 2009) [48]
Kiểu diễn thế này được gọi là nội diễn thế (autogenic succesion) xảy ra khi bờ biển được bồi tụ và tiến ra biển liên tục Ngược lại với nội diễn thế là ngoại diễn thế
(allogenic succession) xảy ra do tác động của các nhân tố bên ngoài, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, nước biển dâng (ở quy mô lớn: toàn cầu hoặc khu vực) hoặc xói lở bờ biển (ở quy mô địa phương/cục bộ)
Hình 1.6: Diễn thế địa mạo sinh vật của rừng ngập mặn (trái) và diễn thế sinh thái
rừng ngập mặn ở Nam Bộ (Nguồn: Vũ Văn Phái và Đỗ Phương Thảo, 2016 [32])
Khi nghiên cứu các rạn san hô bao/viền quanh (xảy ra chủ yếu trong đới dưới triều) ở thành phố Tam Á, đảo Hải Nam, Trung Quốc, Zhang Q (2001) [127] đã chia ra ba đới địa mạo sinh vật (từ trong ra ngoài) gồm: 1) Bãi cát (chủ yếu có nguồn gốc sinh vật và thường có độ nghiêng lớn), 2) bãi rạn (thành phần chủ yếu là sạn-sỏi và