1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận dược liệu 3 Đề tài tổng quan về dược liệu ba kích

88 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng quan về dược liệu ba kích
Tác giả Khổng Văn Chiến
Người hướng dẫn PGS.TS Phương Thiện Thương
Trường học Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
Chuyên ngành Dược liệu
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,97 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (14)
    • 1. Vị trí phân loại, phân bố và đặc điểm thực vật của rễ Ba kích (Radix Morindae officinalis) (14)
      • 1.1. Vị trí phân loại của Ba kích (14)
      • 1.2. Đặc điểm hình thái (16)
      • 1.3. Phân bố, thu hái, chế biến (17)
    • 2. Thành phần hoá học (17)
      • 1.1.2. Công dụng theo y học hiện đại (19)
      • 1.1.3. Tiêu chuẩn chất lượng dược liệu rễ Ba kích (20)
      • 3.1. Monotropein (22)
        • 3.1.1. Công thức phân tử, tính chất hoá lý (0)
        • 3.1.2. Tác dụng dược lý (23)
        • 3.1.3. Phương pháp phân tích monotropein (24)
      • 3.2. Nystose (25)
        • 3.2.1. Công thức phân tử, tính chất hoá lý (0)
        • 3.2.2. Tác dụng dược lý (26)
        • 3.2.3. Phương pháp phân tích nystose (27)
      • 3.3. Một số nghiên cứu Y học hiện đại liên quan đến tác dụng của rễ Kích (0)
        • 3.3.1. Tác dụng của chiết xuất rễ cây Morinda officinalis ở chuột mắc bệnh tiểu đường do chế độ ăn uống giàu chất béo / Streptozotocin gây ra và sự khác biệt hóa Myoblast C2C12 [99] (31)
        • 3.3.3 Các hợp chất được phân lập được hướng dẫn bằng phương pháp sinh học từ Morinda officinalis ức chế các bệnh lý về bệnh Alzheimer [101]. .20 3.3.4. Iridoid glycoside từ Morinda officinalis Làm thế nào. có tác dụng chống viêm và chống đau khớp thông qua việc bất hoạt các con đường tín hiệu MAPK và NF-κBB [102] (36)
        • 3.3.5. Morinda Officinalis Polysaccharides Kích thích Tiết GnRH (40)
    • 4. Chiết xuất monotropein và nystose từ rễ cây Ba kích (43)
      • 4.1. Tình hình thiết lập chất chuẩn monotropein, nystose trên thế giới và tại Việt Nam (43)
      • 4.2. Phân lập, tinh chế monotropein và nystose từ Ba kích (44)
        • 4.2.3. Nghiên cứu chiết xuất phân lập monotropein từ Ba kích (0)
        • 4.2.4. Nghiên cứu chiết xuất, phân lập, tinh chế nystose từ Ba kích (0)
      • 4.3. Phương pháp phân tích trình tự ADN trong định danh loài Morinda (46)
      • 4.4. Quy trình phân tích mã vạch ADN cho thực vật (47)
        • 4.4.1. Phương pháp khuếch đại gen (PCR) (47)
        • 4.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng PCR (49)
        • 4.4.3. Các trình tự gen thường dùng cho thực vật (51)
      • 4.5. Xây dựng quy trìnhChiết xuất, phân lập, tinh chế monotropein và nystose từ dược liệu rễ Ba kích (56)
        • 4.5.1. Chiết xuất cao chiết toàn phần chứa monotropein và nystose (0)
        • 4.5.2. Phân lập và tinh chế monotropein (58)
        • 4.5.3. Phân lập và tinh chế nystose (60)
      • 4.6. Nghiên cứu về đa dạng di truyền của loài Morinda officinalis How (0)
        • 4.6.1. Trên thế giới (62)
        • 4.6.2. Tại Việt Nam (62)
    • 5. Công dụng và sử dụng theo y học cổ truyền của Ba Kích (63)
      • 5.1. Tính vị quy kinh (63)
      • 5.2. Công năng chủ trị, kiêng kị (63)
        • 5.2.3. Kiêng kị khi dùng vị thuốc Ba Kích (63)
      • 5.3. Một số bài thuốc YHCT có sử dụng vị ba kích (63)
        • 5.3.1. Chữa thận hư (63)
        • 5.3.2. Chữa suy nhược cơ thể (63)
        • 5.3.4. Chữa đau lưng, mỏi gối, gân xương yếu (64)
        • 5.3.5. Rễ cây ba kích được đưa vào sử dụng làm thuốc (64)
        • 5.4.1. Cao Ba Kích Lâm Dược (66)
        • 5.4.2. Sâm nhung bổ thận TW 3 (68)
        • 5.4.3. Xích thố vương (70)
        • 5.4.4. Hero plus Active (72)
    • 6. Đề xuất phát triển dược liệu Ba Kích cũng như toàn bộ Dược Liệu tại Việt Nam (73)
      • 6.1. Những đề xuất và kiến nghị chung (73)
      • 6.2. Những đề xuất và kiến nghị cụ thể (76)
  • CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (77)
    • 1. Đối tượng nghiên cứu (77)
    • 2. Địa điểm nghiên cứu (77)
    • 3. Thời gian nghiên cứu (77)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (77)
  • CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (79)
  • CHƯƠNG IV KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ (80)
    • 1. Kết luận (80)
    • 2. Kiến nghị (80)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (81)

Nội dung

Tác dụng của chiết xuất rễ cây Morinda officinalis ở chuột mắc bệnh tiểu đường do chế độ ăn uống giàu chất béo / Streptozotocin gây ra và sự khác biệt hóa Myoblast C2C12 [99]...16... Các

TỔNG QUAN

Vị trí phân loại, phân bố và đặc điểm thực vật của rễ Ba kích (Radix Morindae officinalis)

1.1 Vị trí phân loại của Ba kích

Theo “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam” [1] và các tài liệu phân loại thực vật khác: Hệ thống của Takhtajan năm 2009 [79] và hệ thống APG II

[55], vị trí phân loại chi Morinda trong giới thực vật được trình bày trong Bảng 1.1.

Bảng 1.1 Vị trí phân loại của chi Morinda

Phân giới Cormobionta (Thực vật bậc cao)

Ngành Magnoliophyta (Ngành Ngọc lan)

Lớp Magnoliopsida (Lớp Ngọc lan)

Phân lớp Lamiidae (Phân lớp Bạc hà)

Bộ Gentianales (Bộ Long đởm)

Họ Rubiaceae (Họ Cà phê)

Tên khoa học: Morinda officinalis How, họ Cà phê Rubiaceae.

Tên gọi khác: Ba kích thiên, Ruột gà, Chẩu phóng xì (Hải Ninh), Thao tày cáy (Tày), Ba kích nhục, Liên châu Ba kích [10].

Cây dây leo bằng thân cuốn, dài từ 3 - 5m Rễ phình to thành củ, hình trụ, mập, vặn vẹo Củ thường hơi thắt lại tạo thành các đốt có chiều dài từ 1 -

3 cm, trông giống ruột gà Vỏ ngoài màu hồng nhạt, thịt màu hồng, tím hay trắng, trên mặt vỏ có nhiều vân dọc, vỏ nạc, giữa có lõi cứng có tỷ lệ so với đường kính củ khác nhau [4].

Thân hình tròn, chia nhiều cành nhỏ mọc chằng chịt với nhau Thân non nhẵn, phủ lông ngắn-cứng hay lông dài, có cạnh, màu xanh, tím đậm hoặc tím nhạt, sau nhẵn, chuyển từ màu xanh sang nâu [1], [2], [5].

Lá đơn, mọc đối Phiến lá hình mác hoặc bầu dục thuôn nhọn Gốc lá hơi lệch, nhọn, tròn hoặc hơi hình tim; mép phẳng hay lượn sóng, hơi uốn mặt sau; ngọn lá tròn hay nhọn; mặt trên nhẵn hay phủ lông dài; mặt dưới nhẵn hay phủ lông Lá non màu tím sau chuyển sang xanh, có thể có hoặc không hốc Domatia hốc giữa gân chính và phụ có phủ lông Gân lá hình lông chim, gồm 4 - 9 cặp gân bên, nổi mặt dưới, lõm ở mặt trên Gân chính có lông hoặc nhẵn ở mặt dưới Lá kèm 2, dính nhau, ôm lấy

Hình 2 thân, mỏng, mỗi lá có 2 thùy nhọn hoặc hàn liền ở dưới, trên chia làm 2 thùy, dài 2 –

4 mm, màu trắng, nâu hay tím nhạt, ôm sát vào thân, dài 4 mm [4].

Cụm hoa dạng tán, gồm 1-8 tán ở nách lá hay đầu cành, mỗi tán mang 1-

14 hoa Hoa nhỏ, khi mới nở màu trắng, sau hơi vàng hay tím đen Đài 3-4, hơi dính nhau ở dưới, đều hay không đều nhau Tràng 3-4, có phần móng dính nhau tạo thành ống hình chum hoặc hình trụ, nhẵn hay phủ lông ở mặt ngoài; phần phiến rời, hình tam giác, mặt ngoài nhẵn hay phủ lông, mặt trong có một vòng lông dày đặc, thẳng, màu trắng Quả hình cầu, từ 1-8 quả/1 tán, rời hoặc dính với nhau thành quả kép ở các mức độ khác nhau Bề mặt quả nhẵn hoặc phủ lông, xanh khi non và chuyển màu cam khi chín, mang 3 đài còn lại trên đỉnh quả, có hình dạng và kích thước không đều nhau [8].

1.3 Phân bố, thu hái, chế biến

- Cây mọc hoang ở ven rừng, phân bố phổ biến ở vùng đồi núi thấp của miền núi và trung du ở các tỉnh phía Bắc: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang; một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum) [18].

- Thời gian thu hoạch thường vào tháng 10-11, cũng có thể vào mùa xuân để tận dụng lấy giống trồng ngay [4], [5], [10].

- Bộ phận dùng: Rễ (Radix Morindae) [5], [10].

- Chế biến: Rễ được rửa sạch đất cát, loại bỏ rễ con, phơi khô tới khi không dính tay, đập nhẹ cho bẹp, phơi đến khô hoặc sấy nhẹ đến khô [10], [16], [19].

Thành phần hoá học

Một số nhóm chất trong rễ Ba kích gồm:

- Iridoid: Monotropein (0,042%), acid desacetyl asperulosidic(0,0038%), asperulosid (0,0003%), morindolid (0,0002%) ,morofficinalosid (0,0001%), acid asperulosidic (0,0001%) [91].

Oligosaccharid: Nystose ( 3,0%) [21], l-borneol-6-o-β-D-apiosyl-β-D-  3,0%) [21], l-borneol-6-o-β-D-apiosyl-β-D- glucosid (0,0001%) [91], 1F-fructofuranosylnystose, inulin-type hexasaccharid,heptasaccharid [19], [59], [94].

- Ngoài ra còn có 6 hợp chất Anthraquinon [58], [89], [91], [93]; 2 hợp chất sterol; 1 hợp chất saponintriterpen (acid rotugenic 0,0007%) [91], một hợp chất lacton [91], [94], và một số acid amin [16], [19].

1.1.2.Công dụng theo y học hiện đại

Dịch chiết Ba kích có một số tác dụng đã được chứng minh như: Chống viêm (nhóm chất iridoid) [35], chống loãng xương (nhóm chất iridoid và anthraquinon) [27], [96], tăng cường miễn dịch hệ tiêu hoá (nhóm oligosaccharid) [72], tác dụng bảo vệ ADN của tinh trùng người (nhóm oligosaccharid) [45], tác dụng chống trầm cảm (nhóm oligosaccharid) [17]…

Tác dụng tăng lực: bằng phương pháp chuột bơi thực hiện trên chuột nhắt trắng, dịch chiết nước Ba kích với liều 5 – 10 g/kg cơ thể dùng liều liên tiếp 7 ngày trước lúc thí nghiệm, có tác dụng tăng sức dẻo dai cho súc vật thí nghiệm.

Tác dụng chống độc: dùng phương pháp gây nhiễm độc cấp bằng cách tiêm amoni clorur ( NH 4 Cl ) cho chuột nhắt trắng, Ba kích với liều 15-20 g/kg cơ thể có tác dụng tăng sức đề kháng chung của cơ thể với yếu tố độc hại [7] [13]

Tác dụng chống viêm: trên mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng kaolin 10%, Ba kích dùng với liều 5,10g và 20g/kg cơ thể tiêm dưới da trước khi gây phù Kết quả cho thấy Ba kích có tác dụng chống viêm rõ rệt [1] [6]

Tác dụng trên hệ nội tiết: thí nghiệm trên chuột cống trắng đực chứng tỏ Ba kích không có tác dụng giống androgen, nhưng có khả năng tăng cường hiệu lực của androgen Nước sắc Ba kích có tác dụng làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp [1] [6] [11] [12]

Tác dụng hạ đường huyết và giảm stress: Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của dịch chiết cồn, phân đoạn ethylacetat, phân đoạn Butanol và dịch chiết nước, thấy rằng dịch chiết cồn có tác dụng hạ đường huyết và giảm stress oxy hóa trên chuột cống đái tháo đường với liều 150mg/kg uống 2 lần/ ngày[14] Các Oligosaccharide của Ba kích có tác dụng chống stress trên chuột ở liều 100mg/kg [8] [14]

Tác dụng dự phòng thiếu máu cục bộ: Quan sát ảnh hưởng của Ba kích đối với tổn thương thiếu máu cục bộ - tái tưới máu cơ tim chuột cống trắng, Ba kích có tác dụng dự phòng thiếu máu cục bộ, cơ thể chủ yếu liên quan tới việc ngăn chặn quá trình tang Calci quá mức và các gốc oxy tự do [8]

Tác dụng chống loãng xương: các hợp chất Anthraquinone và Polysaccharid trong rễ Ba kích được phát hiện có tác dụng bảo vệ chống lại sự tiêu xương ở những con chuột đã cắt buồng trứng bị loãng xương, với cơ chế làm ức chế sự hình thành các tế bảo tiêu xương [11] [12] [14]

Ngoài các tác dụng trên, nước sắc Ba kích còn có tác dụng tăng cường co bóp ruột, hạ huyết áp Độc tính cấp trên chuột nhắt trắng bằng đường uống Ba kích có LD50 bằng 193 g/kg: chứng tỏ Ba kích có độ độc rất thấp [6] [11] [14]

1.1.3.Tiêu chuẩn chất lượng dược liệu rễ Ba kích

Dược điển Trung Quốc 2015, Bộ tiêu chuẩn dược liệu của Hồng Kông và Dược điển Việt Nam V có chuyên luận dược liệu rễ Ba kích Các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng dược liệu rễ Ba kích trong các Dược điển trên được trình bày tóm tắt trong Bảng 1.2.

Bộ tiêu chuẩn dược liệu Hồng Kông

5 Hàm lượng nước/độ ẩm

7 Chất chiết được  3,0%) [21], l-borneol-6-o-β-D-apiosyl-β-D- 50% (chiết lạnh) 60% (chiết

Ghi chú: (+): Có chỉ tiêu; (-): Không có chỉ tiêu.

Theo Dược điển Việt Nam V, chuyên luận dược liệu rễ Ba kích còn khá đơn giản và chưa được tiêu chuẩn về mặt hóa học [3] Trong Dược điển TrungQuốc và Bộ tiêu chuẩn dược liệu của Hồng Kông kiểm soát hoạt chất có dược liệu rễ Ba kích dựa vào hàm lượng nystose [37], [47].

Monotropein và nystose là 2 chất có hàm lượng cao nhất của 2 nhóm chất có tác dụng dược lý của dược liệu rễ Ba kích là nhóm iridorid và oligosaccharid Bên cạnh đó, nystose cũng đã được Trung Quốc và Hồng Kông lựa chọn là “marker” của dược liệu này Như vậy, monotropein và nystose là 2 “marker” của dược liệu rễ Ba kích Để kiểm soát chất lượng dược liệu rễ Ba kích cần kiểm soát hàm lượng 2 “marker” này thông qua việc bổ sung chỉ tiêu định tính, định lượng 2 “marker” monotropein và nystose vào chuyên luận dược liệu rễ Ba kích trong Dược điển Việt Nam Do vậy, nội dung xây dựng phương pháp định tính, định lượng và thiết lập 2 chất chuẩn monotropein và nystose từ dược liệu rễ Ba kích của Việt Nam là cấp thiết.

3.Tác dụng dược lý theo Y học hiện Đại

3.1.1.Công thức phân tử, tính chất hoá lý

- Tên khoa học: [1S-(1a,4aa,7b,7aa)]-1-(b-D-Glucopyranosyloxy)- 1,4a,7,7a- tetrahydro-7-hydroxy-7-(hydroxymethyl)cyclopenta[c]pyran-4- carboxylic acid.

- Là một base yếu, pKa (môi trường acid mạnh) = 4,14; pKa (môi trường base mạnh) = -3 [62].

- Thuộc nhóm iridoid, có công thức cấu tạo như Hình 1.1.

Hình 1.1 Công thức cấu tạo của monotropein [14]

Tính chất: Bột kết tinh màu trắng Nhiệt độ nóng chảy: 273 o C – 275 o C Tan tốt trong methanol, ethanol và tan nước (50,2 g/l) [62] Hấp thụ tia UV, cho cực đại hấp thụ (trong ethanol) tại bước sóng khoảng 235 nm

- Tác dụng chống viêm: Các nghiên cứu gần đây cho thấy monotropein có tác dụng chống viêm [38] Monotropein được phát hiện ức chế biểu hiện của nitric oxid 18- synthase, cyclooxygenase-2, yếu tố hoại tử u α (TNF-α) và interleukin-1β (IL- 1β) mRNA trong các đại thực bào RAW 264.7 gây bởi lipopolysaccharide [56] Việc xử lý bằng monotropein đã làm giảm tác dụng kết dính yếu tố hạt nhân κBB Monotropein cũng ngăn chặn sự phosphoryl hóa và suy giảm ức chế κBB-α và do đó hoán vị yếu tố hạt nhân nhân κBB Trong mô hình viêm ruột kết gây bởi dextran sulfate sodium, monotropein làm giảm chỉ số hoạt động bệnh, hoạt động myeloperoxidase và các biểu hiện protein liên quan đến viêm thông qua ngăn chặn sự hoạt hóa yếu tố hạt nhân κBB ở niêm mạc ruột [35].

- Tác dụng chống loãng xương: Đánh giá tác động của monotropein lên chứng loãng xương do cắt bỏ buồng trứng ở chuột: Tác dụng bảo vệ xương tốt được chứng minh bằng sự gia tăng hàm lượng khoáng xương, mật độ khoáng xương và tỷ lệ thể tích xương, cải thiện cấu trúc xương [96].

Như vậy, monotropein là “marker” của dược liệu rễ Ba kích do monotropein có hoạt tính tạo nên tác dụng của dược liệu rễ Ba kích.

3.1.3 Phương pháp phân tích monotropein

Huang Lin-yun và cộng sự [49] đã tiến hành định lượng monotropein bằng phương pháp HPLC với điều kiện sắc ký như sau:

- Cột sắc ký: SinoChrom ODS-BP (250 mm x 4,6 mm, 5 àm)

- Pha động: Hỗn hợp dung môi MeOH : Acid phosphoric 0,1 % (1 : 99)

- Tốc độ dòng: 1 ml/phút.

Xu J và cộng sự [90] đã tiến hành phương pháp định tính, định lượng monotropein trong Morinda officinalis bằng phương pháp HPLC với điều kiện như sau:

- Cột sắc ký: Kromasil C18 (150 mm x 4,6 mm, 5 àm)

- Pha động: Gradient hỗn hợp dung môi MeOH : Acid phosphoric 0,4 % từ (5 : 95) đến (28,8 : 71,2) trong 15 phút.

- Tốc độ dòng: 1 ml/phút.

Chiết xuất monotropein và nystose từ rễ cây Ba kích

4.1 Tình hình thiết lập chất chuẩn monotropein, nystose trên thế giới và tại Việt Nam

Tại Việt Nam, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp Hồ Chí Minh là 2 đơn vị được Bộ Y tế giao nhiệm vụ thiết lập chất chuẩn Dược điển Việt Nam và chuẩn phòng thí nghiệm cung cấp cho hệ thống kiểm nghiệm trên toàn quốc Tính đến thời điểm tháng 03/2020, quỹ chất chuẩn của 2 Viện có khoảng hơn 600 chất chuẩn hóa dược và khoảng 40 chất chuẩn chiết xuất từ dược liệu [20], [21], [22] Trong danh mục các chất chuẩn chiết từ dược liệu của 2 Viện, không có chất chuẩn monotropein và nystose.

Trên thế giới việc nghiên cứu và phân phối chất chuẩn chủ yếu bởi các tổ chức như Hội đồng chất đối chiếu Dược điển Mỹ (cung cấp USPRS), Ban thư ký kỹ thuật thuộc Hội đồng Dược điển Châu Âu (cung cấp EPRS), Trung tâm hợp tác về các chất chuẩn hoá học của Tổ chức Y tế Thế giới (cung cấp ICRS) và Hội đồng chất chuẩn khu vực ASEAN (cung cấp ARS) Hiện nay, tất cả các tổ chức này đều chưa thiết lập chất chuẩn monotropein và nystose.

Bên cạnh đó đã có một số đơn vị đã thiết lập được chất chuẩn monotropein và nystose chiết được từ dược liệu rễ Ba kích, cụ thể được trình bày tại Bảng 1.4.

Bảng 1.4 Một số đơn vị cung cấp chất chuẩn monotropein và nystose

Stt Tên chất chuẩn Nhà cung cấp Hàm lượng

1 Monotropein Sigma – Aldrich [65] ≥ 98,0 % Lọ 5 mg 290

6 Nystose TRC-Canada [82] - Lọ 10 mg 45

Viện Kiểm nghiệm thuốc và thực phẩm Trung ương Trung

Từ Bảng 1.4 có thể thấy, một số công ty trên thế giới có cung cấp chất chuẩn monotropein và nystose trên thế giới có giá thành tương đối cao (từ 45 – 290 USD cho 1 lọ chất chuẩn có quy cách đóng gói từ 5 mg – 25 mg, hàm lượng chất chuẩn từ 92 % - 98 %) và thời gian cung cấp mất nhiều thời gian (tối thiểu từ 6 – 8 tuần) Trong khi đó, tại Việt Nam chưa có đơn vị nào thiết lập cũng như cung cấp những chất chuẩn này Do đó, cần phải phân lập và thiết lập chuẩn monotropein và nystose từ dược liệu rễ Ba kích để phục vụ cho hệ thống kiểm nghiệm dùng cho kiểm tra chất lượng dược liệu rễ Ba kích tại Việt Nam.

4.2 Phân lập, tinh chế monotropein và nystose từ Ba kích

Monotropein và hỗn hợp các iridoid tan trong nước, ethanol loãng và methanol Nước hoặc EtOH 50 % thường được dùng làm dung môi chiết xuất, sử dụng kết hợp các phương pháp: cô đặc, lọc, kết tinh, sắc ký, chiết dung môi Bên cạnh đó, MeOH thường được dùng để chiết xuất monotropein với mục đích loại các thành phần khác.

Liu Dongfeng và cộng sự [61] đã xây dựng qui trình chiết xuất monotropein từ Morinda offcinalis gồm các bước sau:

- Chiết xuất: Nghiền rễ Ba kích thành bột, rây qua lưới cỡ 40, thêm lượng ethanol 30% sao cho tỷ lệ so với dược liệu là 8 – 10 lần so với lượng dược liệu (thể tích/khối lượng), lắc siêu âm, lọc lấy dịch chiết, đem cô bay hơi dung môi thu được cao chiết EtOH.

- Phân lập: Hoà tan cao chiết khô thu được vào nước, lần lượt chiết với dung môi ethyl acetat, n – butanol, lấy lớp propyl carbinol rồi tiến hành cô bay hơi dưới áp suất giảm thu được cao chiết Hoà tan cao chiết trong nước, nạp lên cột resin HPD600, rửa giải bằng dung dịch NaOH có pH = 10, thu dịch rửa giải Điều chỉnh pH của dịch rửa giải về pH trung tính Nạp dịch này lên cột resin HPD600, tiến hành rửa giải bằng EtOH 30 %, thu lấy dịch EtOH

- Tinh chế bằng phương pháp kết tinh lại: Cô bay hơi dịch EtOH 30 % thu được cao EtOH Hoà tan cao EtOH trong ethyl acetat, cô bay hơi thu được chất kết tinh Lặp lại quy trình 2 lần thu được monotropein có độ tinh khiết là 92,54 % (phương pháp HPLC) [61].

Phương pháp này có ưu điểm là giá thành thấp nhưng độ tinh khiết của nguyên liệu không cao Việc sử dụng dung môi EtOH 30 % và cột resin có nhược điểm là không loại bỏ hoàn toàn được lượng các thành phần khác có tính đồng tan hoặc độ phân cực tương tự với monotropein.

4.2.4 Nghiên cứu chiết xuất, phân lập, tinh chế nystose từ Ba kích.

Liu Dongfeng và cộng sự [60] đã xây dựng phương pháp chiết xuất nystose từ

Morinda offcinalis gồm các bước sau:

- Nghiền dược liệu Morinda officinalis, tiến hành chiết siêu âm 2-3 lần (20-40 phút một lần) với lượng nước khoảng 5-10 lần lượng nguyên liệu, lọc qua màng lọc celulose, gộp dịch chiết và cô dịch chiết thu được cao Hoà tan cao trong EtOH 95 %, để kết tủa qua đêm và thu chất kết tủa.

- Hòa tan chất kết tủa thu được trong một lượng vừa phải nước khử ion, trộn đều với silica gel, sấy khô, nhồi cột sắc ký, lần lượt rửa giải với methanol và nước, thu lấy dung dịch rửa, cô đặc và tiến hành kết tủa bằng ethanol và làm đông khô để thu được nystose có độ tinh khiết 95,2 % [60].

Khi được sử dụng để sản xuất nystose, phương pháp này có lợi thế về hoạt động công nghệ đơn giản và năng suất cao, và có thể dễ dàng thực hiện công nghiệp hóa Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng sắc ký cột silica gel và màng lọc cellulose chưa thể loại bỏ triệt để các thành phần khác, độ tinh khiết của sản phẩm không cao.

4.3 Phương pháp phân tích trình tự ADN trong định danh loài Morinda officinalis How

Ba kích (Morinda officinalis How) hay bị nhầm lẫn do hình dáng gần giống với Ba kích lông (Morinda cochinchinensis Lour), cây Mặt quỷ(Morinda villosa Hook), cây giang mủ (Zygostelma benthami Baillon var.lineare Cost) Việc định danh dược liệu bằng hình thái học là một công tác khó khăn vì sau khi thu hái và xử lý thì không thể thu thập đầy đủ thông tin về đặc điểm thực vật của mẫu dược liệu Do đó, cần có một phương pháp bổ trợ cho những phương pháp có sẵn để giúp cho vấn đề định danh Ba kích được chính xác Và phương pháp định danh bằng phân tích trình tự ADN là một trong những phương pháp chính xác đáp ứng yêu cầu đó.

Phân tích trình tự các nucleotid của gen theo nguyên lý mã vạch (DNA barcoding) là việc phân tích một hoặc nhiều đoạn ngắn chuỗi trình tự gen được chuẩn hóa trích xuất từ bộ gen để định danh loài cần nghiên cứu [54].

4.4 Quy trình phân tích mã vạch ADN cho thực vật

Mã vạch ADN (DNA barcoding, chỉ thị ADN) là một hoặc nhiều đoạn gen ngắn, chuẩn của các loài sinh vật đã được xác định nằm trong ngân hàng gen, được sử dụng để định danh các loài sinh vật chưa biết bằng phương pháp so sánh với trình tự ADN của ngân hàng gen.

Công dụng và sử dụng theo y học cổ truyền của Ba Kích

Theo Đông y, Ba kích là vị thuốc có vị cay ngọt, tính hơi ôn, quy kinh thận. [10].

5.2 Công năng chủ trị, kiêng kị

Có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp [10].

5.2.3 Kiêng kị khi dùng vị thuốc Ba Kích

Người âm hư hỏa thịnh, đại tiện bí táo không nên dùng [10]

Khi dùng cần ủ mềm, bỏ lõi, thái mỏng, phơi khô hoặc tẩm rượu sao.[10]

5.3 Một số bài thuốc YHCT có sử dụng vị ba kích

Nam giới liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ khó thụ thai, dương hư, dùng 1 trong 2 bài thuốc sau:

– Bài 1: Ba kích, đảng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc, mỗi vị 300g; củ mài 600g Các vị trên, tán bột mịn, hoàn viên với mật ong Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 8-10g.

– Bài 2: Ba kích, cốt toái bổ, đảng sâm, nhục thung dung, long cốt, mỗi vị 300g; Ngũ vị tử 150g Tất cả tán bột mịn Hoàn viên với mật ong Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 8-10g.

5.3.2 Chữa suy nhược cơ thể

Chán ăn, mất ngủ, chân tay đau nhức, huyết áp cao:

– Dùng bài: Ba kích 150g, hà thủ ô 150g, ngưu tất 150g, lá dâu non 250g, vừng đen 150g (sao thơm), rau má 500g Các vị trên tán bột mịn, hoàn viên Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8g.

5.3.4 Chữa đau lưng, mỏi gối, gân xương yếu

– Dùng bài: Ba kích, đỗ trọng bắc (tẩm muối sao), nhục thung dung, thỏ ty tử, tỳ giải, lượng bằng nhau, mỗi vị 400g Các vị trên hoàn viên Mỗi lần uống 6g, ngày 3 lần.

5.3.5.Rễ cây ba kích được đưa vào sử dụng làm thuốc

5.3.5.1.Dược thiện ba kích phòng trị bệnh

5.3.5.1.1.Ba kích tửu (rượu ba kích):

– Thành phần: Ba kích 30g, hoài ngưu tất 30g, rượu trắng 500ml.

– Cách thực hiện: Ngâm rượu 7-10 ngày Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-20ml. – Công dụng: Dùng cho người thận hư, liệt dương, lưng đau gối mỏi, phong thấp đau tế, co gân nhũn xương.

5.3.5.1.2 Ba kích đồn đại tràng (ba kích hầm lòng già):

– Thành phần: Ba kích 30g, ruột già lợn 200g

– Cách thực hiện: Ruột già lợn rửa sạch, nhồi ba kích vào, cho nước vừa phải, nấu cách thuỷ, ăn lòng uống thang, ngày 1 lần Uống liền trong 3 ngày.

– Công dụng: Dùng cho phụ nữ bị sa dạ con hoặc tiểu tiện quá nhiều lần.

5.3.1.3 Ba kích đồn kê tràng (ba kích hầm ruột gà):

– Thành phần: Ba kích 15g, ruột gà 3 bộ rửa sạch.

– Cách thực hiện: Sắc với 400ml nước, còn 150ml, gia vị vừa đủ, uống thang, ăn ruột gà.

– Công dụng: Dùng cho người thận hư, mắc chứng tiểu đêm, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, đái dầm.

5.3.1.4 Ba kích giới tửu đường thuỷ (thuốc cai rượu):

– Thành phần: Ba kích 15g, đại hoàng bào chế qua rượu 30g

– Cách thực hiện: Ba kích trộn lẫn với gạo nếp, rang cho gạo cháy đen, bỏ gạo đi, nghiền chung với đại hoàng thành bột, trộn đường, mật ong hoàn viên, uống ngày 2 lần, mỗi lần 3g.

Bàn về bài thuốc bổ thận tráng dương của vua Minh Mạng

– Công dụng: Dùng để cai rượu.

5.3.1.5 Ba kích tràng cốt tửu (rượu ba kích cứng xương):

– Thành phần: Ba kích 80g, đương qui 120g, ngưu tất 40g, khương hoạt 80g, thạch khôi 80g, xuyên tiêu 20g, rượu trắng 1000ml.

– Cách thực hiện: Nghiền thành bột thô, bọc trong túi vải, ngâm rượu 7-10 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 20ml.

– Công dụng: Dùng cho người bị đau nhức xương.

5.3.1.6 Ba kích câu kỷ tửu (rượu ba kích câu kỷ tử):

– Thành phần: Ba kích 60g, xuyên tiêu 30g, cúc hoa 60g, thục địa 45g, phụ tử chế 20g, câu kỷ tử 30g, rượu trắng 1500ml.

– Cách thực hiện: Ngâm rượu 7-10 ngày Ngày uống 2 lần, uống nóng trước khi ăn, mỗi lần 20-30ml.

– Công dụng: Dùng cho người thận dương hư, liệt dương, xuất tinh sớm, gối mỏi lưng đau.

5.3.1.7 Ba kích chỉ cấm hoàn (viên ba kích trị tiểu rắt):

– Thành phần: Ba kích (bỏ lõi), ích trí nhân, trứng bọ ngựa cây dâu, thỏ ty tử lượng bằng nhau.

– Cách thực hiện: Các vị thuốc trên, tán bột mịn, hoàn viên Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10-20g Uống trước bữa ăn với nước muối nhạt.

– Công dụng: Dùng cho người bị bệnh đái dỉn, không hãm được.

Người âm hư hỏa vượng (sốt nhẹ về chiều) táo kết không dùng ba kích.

Nguồn :http://eduline.vn/yhct-ba-kich-vi-thuoc-bo-than-trang-duong/

5.4 Một số sản phẩm từ dược liệu Ba Kích

Trong YHHĐ, Ba kích chủ yếu được dùng trong bào chế các chế phẩm có công dụng bổ thận âm, bổ thận dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp Một số chế phẩm có chứa Ba kích như:

– Sâm nhung bổ thận TW3 của Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 3 (FORIPHARM).

– Xích thố vương của công ty cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn.

– Mãnh lực Trường Xuân của Công ty Cổ phần Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc

– Dưỡng thận khang của Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất Công nghệ cao Nano France.

– Bổ thận PV của công ty Dược phẩm Phúc Vinh.

– Uy long đại bổ của Nhất Nam Y Viện.

– Mãnh dương Nam Việt của Học viện Quân Y.

Hero plus Active của công ty trách nhiệm hữu hạn Soji (Nhật Bản),…

5.4.1 Cao Ba Kích Lâm Dược

Nhà sản xuất : CÔng ty cổ phần dược phẩm DIVa

Mỗi chai 200ml chứa 120ml cao hỗn hợp dược liệu tương đương với các dược liệu:

Nước cất vừa đủ 200ml

Giúp cơ thể sản sinh Testoseterone một cách tự nhiên, làm chậm quá trình mãn dục nam.

Giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực cho các họat động thể lực. Đối tượng sử dụng:

Nam giới bị suy giảm chức năng sinh lý, chức năng thận bị suy giảm dẫn tới suy tinh, mộng tinh

– 10ml/lần x 2 lần/ ngày, uống sau khi ăn

– Nên sử dụng liên tục trong ít nhất 2 tháng, có thể sử dụng thường xuyên

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp Nhiệt độ không quá 30 độ C

36 tháng kể từ ngày sản xuất

5.4.2 Sâm nhung bổ thận TW 3

Tên công ty: Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 3 (FORIPHARM). Thành phần:

Bạch linh 40 mg Đảng sâm 24 mg

Hoài sơn 76 mg Đương quy 40 mg

Cao đặc dược liệu 300 mg

Hình 3.1: Sâm nhung bổ thận TW3

(Cao đặc dược liệu được bào chế từ câu kỷ tử 40mg, hà thủ ô đỏ 45mg, viễn chí 16mg, cao ban long 7.2mg, đỗ trọng 24mg, nhục thung dung 24mg, tục đoạn 58mg, bách hợp 60mg, tục đoạn 58mg, cẩu tích 30mg, trạch tả 30mg, bạch truật 36mg, thỏ ty tử 40mg, thục địa 240mg Ngoài ra, Sâm nhung bổ thận TW3 còn chứa một số tá dược như Methylparaben, Ethanol 96%, Povidon K30,…)

Nhung hươu và Cao ban long có tác dụng trị hư lao, cường tráng gân cốt, ôn thận và tráng dương.

Cam thảo, Câu kỷ tử, Bách hợp, Liên nhục, Hoài sơn, Đương quy và Đảng sâm có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu sưng, thông huyết, bổ tỳ vị, ích khí, chỉ khát, sinh tân dịch, an thần và điều kinh.

Thục địa, Trạch tả và Bạch linh có tác dụng dưỡng âm, nuôi can thận và bổ tinh tủy. Đặc biệt, sản phẩm này chứa dược liệu nhân sâm có tác dụng sinh tân dịch, tăng cường trí nhớ, an thần và bổ ích huyết.

Với công thức từ các dược liệu quý trong Đông y, sản phẩm có tác dụng bổ thận, cố tinh, tráng dương, tư âm và bổ huyết.

Sâm nhung bổ thận TW3 thích hợp cho cả nam và nữ Sản phẩm được khuyến cáo dùng cho những đối tượng sau:

Nam và nữ giới mắc chứng thận hư, thận yếu với các biểu hiện như sinh lý yếu, chân tay tê mỏi, tiểu tiện nhiều lần, tóc bạc sớm, đau lưng, mỏi gối và chân tay tê mỏi.

Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt, bạch đới, khí hư, nám má, bốc hỏa, đổ mồ hôi nhiều, da sạm nám, hình thành nhiều nếp nhăn.

Dùng trong các trường hợp yếu sinh lý nam do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, nam giới bị xuất tinh sớm, di mộng tinh, số lượng – chất lượng tinh trùng giảm Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ làm chậm và cải thiện quá trình mãn dục nam.

Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong sản phẩm

Người bị kiết lỵ (nhiễm trùng đường ruột) và ngoại cảm (nhiễm phong hàn, phong nhiệt) không nên dùng.

Trẻ em từ 10 – 15 tuổi: uống 1 viên/ 2 lần/ ngày.

Người lớn: Liều điều trị 2 – 3 viên/ 2 lần/ ngày, Liều dự phòng 1 – 2 viên/ 2 lần/ ngày và Liều duy trì 1 viên/ lần/ ngày

Nên dùng sản phẩm trước khi ăn 30 phút và cần dùng đều đặn trong 30 – 45 ngày.

Lưu ý: Sản phẩm này là thuốc, không phải thực phẩm chức năng nên không được lạm dụng và dùng trong thời gian quá dài, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Tên công ty: Công ty cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn

Cao chiết Bá bệnh 200 mg

L-Arginin 100mg Đỗ trọng 25 mg

Tá dược vừa đủ 1 viên.

Công dụng: Hỗ trợ bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực, hỗ trợ cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, đau lưng, mỏi gối. Đối tượng sử dụng: Đàn ông từ tuổi trưởng thành

Người bị suy giảm chức năng sinh lý, người bị mãn dục nam sớm, rối loạn cương dương, liệt dương, đau mỏi lưng gối, ù tai, chóng mặt, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm; cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

Những người chơi thể thao, lao động nặng nhọc với cường độ cao.

Người có bệnh: Ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên sáng và chiều Mỗi đợt 4-6 tuần, nghỉ 1 tuần và dùng lại cho đến khi khả năng sinh lý được cải thiện.

Người suy nhược: dùng như trên cho đến khi tỉnh táo, lao động bình thường

Lưu ý: Sản phẩm này là thực phẩm chức năng, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tên công ty: công ty trách nhiệm hữu hạn Soji (Nhật Bản)

Dâm dương hoắc Đông trùng hạ thảo

Hỗ trợ bổ thận, tăng cường sinh lực và khả năng sinh lý nam

Hỗ trợ làm chậm quá trình mãn dục nam giới. Đối tượng sử dụng:

Đề xuất phát triển dược liệu Ba Kích cũng như toàn bộ Dược Liệu tại Việt Nam

Không có hứng thú khi giao hợp

Dành cho người muốn tăng kích cỡ dương vật khi giao hợp và muốn kéo dài thời gian giao hợp

Uống 1 – 2 viên trước khi quan hệ 30 phút.

Nếu có điều kiện có thể duy trì hàng ngày, uống từ 1 đến 2 viên sau khi ăn

Lưu ý: Sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

6 Đề xuất phát triển dược liệu Ba Kích cũng như toàn bộ Dược Liệu tại Việt Nam

6.1 Những đề xuất và kiến nghị chung Để phát triển toàn ngành cần phải đổi mới mạnh mẽ toàn diện từ: Nhận thức - Tổ chức - Quản lý - Đầu tư - Phát triển bền vững theo tinh thần "Hội nghị phát triển dược liệu và sản phẩm thuốc quốc gia" do PTT Chính phủ chủ trì ngày 30/5/2010. a) Về nhận thức:

Với hàng ngàn loài cây thuốc, dược liệu là thế mạnh làm nền tảng để phát triển mạnh mẽ công nghiệp dược, công nghiệp hóa dược thành ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, đảm bảo nhu cầu to lớn về thuốc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ta và xuất khẩu Do đó rất cần có tổ chức thích hợp, đổi mới quản lý, coi phát triển dược liệu và công nghiệp dược là một mặt trận kinh tế quan trọng, có sự chỉ đạo, đầu tư mạnh mẽ của Chính phủ Không đầu tư chất xám, không quyết liệt chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức việc phát triển dược liệu có qui mô lớn và ổn định, bền vững, thì rất khó phát triển công nghiệp dược, công nghiệp hóa dược như mong muốn Điều này dẫn đến: nước ta sẽ mãi mãi phụ thuộc vào thuốc từ nước ngoài, nguyên liệu dược của nước ngoài; công nghệ dược chỉ dừng ở gia công, bao gói; nền y học cổ truyền, bản sắc văn hóa y dược học cổ truyền sẽ ngày càng mai một. b) Về tổ chức:

Tổ chức tốt việc khai thác, phát triển cây con làm thuốc cần phải quản lý, điều hành tốt hệ thống 4 khâu R-D-P-M (Nghiên cứu - Phát triển - Sản xuất - Thị trường) với sự phối hợp 4 nhà: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà nông - Nhà doanh nghiệp, cần thiết thành lập Cơ quan chuyên trách về Dược liệu Việt Nam

- Ngành Nông lâm nghiệp đảm bảo việc quy hoạch, sản xuất, cung ứng dược liệu Ngành Y tế lấy dược liệu làm nền tảng để phát triển công nghiệp dược (sản xuất dược phẩm, thuốc y học cổ truyền, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, màu thực phẩm, ) đáp ứng yêu cầu thuốc cho nhân dân ta và xuất khẩu Hai ngành phối hợp về nghiên cứu KHKT, công nghệ sinh học, công nghệ trước và sau khi thu hoạch, đào tạo huấn luyện xây dựng đội ngũ cán bộ và kỹ thuật viên có trình độ cao, tổ chức quy hoạch và sản xuất, phối hợp bốn nhà, xây dựng các vùng dược liệu, nhà máy.

- Thành lập các Viện cây thuốc và Trung tâm dược liệu, nghiên cứu chuyên sâu các loài cây thuốc về sinh học, nông học, di truyền và chọn giống, công nghệ sinh học, bảo tồn nguồn gen, hóa sinh học, thổ nhưỡng, dược học, khí hậu và môi trường sinh thái, thực vật dân tộc học, công nghệ trước và sau thu hoạch, v.v (Ta đã có các Viện ngô, Viện chè, Viện cà phê, Viện lúa, Viện rau, Những năm 60, nước ta đã có Viện nghiên cứu Cây công nghiệp, Cây ăn quả và Cây làm thuốc, do GS Vũ Công Hậu làm Viện trưởng Các nước Nga, Ấn Độ, đã có Viện cây thuốc cách đây nhiều năm )

Như vậy, cần tập hợp cán bộ hiện có trong cả nước, sắp xếp lại, đào tạo lại, đổi mới tổ chức mạnh mẽ và đầu tư toàn diện để đưa Công nghiệp dược thành ngành kinh tế - kĩ thuật mũi nhọn phát triển kinh tế xã hội. c) Về chính sách, cơ chế quản lý:

Các Chính sách, Nghị quyết, Nghị định của Nhà nước phải được thể chế hóa và đầu tư mạnh mẽ vào một chương trình quốc gia dài hạn với các hoạt động cụ thể, đồng bộ:

- Đổi mới tổ chức và cán bộ;

- Có các chính sách, chế độ cụ thể ưu đãi các doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông;

- Đầu tư cơ sở vật chất và nguồn vốn vào các chương trình hành động, các cơ sở nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp và công nghệ, đào tạo và huấn luyện, truyền thông và xuất bản, Các doanh nghiệp có đủ điều kiện được thành lập Viện nghiên cứu và Trường đại học, trung học

- Chỉ đạo, đầu tư cho một số doanh nghiệp dược thí điểm xây dựng mô hình hợp tác bốn nhà để xây dựng vùng dược liệu, sản xuất thuốc từ nguyên liệu trong nước để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; d) Về vấn đề đầu tư phát triển bền vững

Nhà nước đầu tư trực tiếp nguồn lực vào việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho công tác nghiên cứu, đào tạo và huấn luyện, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, truyền thông và xuất bản, công nghệ, qui hoạch, xây dựng vùng trồng dược liệu; Đầu tư cho doanh nghiệp xây dựng mô hình hợp tác bốn nhà; Đầu tư theo cách cấp đất, cấp vốn không hoàn lại, cho vay dài hạn không lãi suất và miễn thuế, tùy thuộc vào từng dự án cụ thể; Các hoạt động kết gắn chặt chẽ và lâu dài với địa phương, chính quyền địa phương đóng vai trò lớn tạo điều kiện hỗ trợ các dự án thành công.

Nhà nước ta đã khẳng định dược liệu, cây thuốc có vai trò quan trọng trong việc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội Từ dược liệu Việt Nam, hoàn toàn có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu thuốc, thực phẩm chức năng cho nhân dân ta và xuất khẩu.

6.2 Những đề xuất và kiến nghị cụ thể

- Cần tiếp tục điều tra đánh giá thực tế nguồn tài nguyên dược liệu Việt Nam để có sự hoạch định cho phát triển phù hợp.

- Sớm cú cơ quan chuyờn trỏch của Nhà nước ô Cục Quản lý Dược liệu ằ để chỉ đạo, phối hợp các Bộ, Ngành, Chính quyền các Tỉnh, Thành phố trong công tác dược liệu.

- Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triền khai Chương trình quốc gia về phát triển dược liệu.

- Sửa Luật ưu đãi khuyến khích đầu các nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu.

- Ban hành quyết định cấm xuất khảu dược liệu hoang dại tránh nạn chảy máu tài nguyên rất trầm trọng hiện nay.

- Đưa chương trình đào tạo nuôi trồng, chế biến sau thu hoạch dược liệu vào các trường Nông Lâm nghiệp và Dược.

- Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ sinh học trong tạo giống, nuôi trồng, chế biến dược liệu.

Do đó "sắp xếp lại, đổi mới tổ chức, lấy dược liệu làm nền tảng đưa công nghiệp Dược thành ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn" theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa là giải pháp cấp bách để tự lực, tự cường thuốc Việt Nam cho người Việt Nam, phát triển mạnh mẽ công nghiệp Dược giúp nhân dân ta khỏe

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Dược liệu ba kích (rễ)

Các nghiên cứu về thành phần hoá học, công dụng của Ba Kích ở Việt Nam và trên thế giới.

Các tài liệu liên quan đến vị thuốc, cây thuốc, dược liệu và các bài thuốc YHCT

Địa điểm nghiên cứu

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam:

Thời gian nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp này nhằm thu thập thông tin, dữ kiện trên cơ sở các tài liệu hay các tuyên bố đã được công bố chứ không phải trực tiếp thu thập lần đầu Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ các chương của tiểu luận và tập trung chủ yếu ở chương tổng quan Phương pháp này được sử dụng trong việc khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan tới tiểu luận, phân tích những nội dung chính, phương pháp được sử dụng và các kết luận đã đạt được cũng như những điểm cần tiếp tục nghiên cứu trong các nghiên cứu trước đó

Trong quá trình nghiên cứu, tiểu luận đã được nghiên cứu từ các tiểu luận nghiên cứu khoa học, luận án, sách tham tham khảo, chuyên khảo, tạp chí… có liên quan đến Giảo cổ lam

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu,phát hiện ra từng thuộc tính, bản chất của từng yếu tố đó và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến

Tổng hợp là việc từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, từng vấn đề đơn lẻ tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, từ đó tìm hiểu từng đối tượng nghiên cứu Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá sâu sắc hơn từng khía cạnh khác nhau của vấn đề, trong khi đó phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa các kết quả từ việc phân tích để đưa ra những nhận định và đánh giá chung trong một tổng thể các mối liên hệ và các khía cạnh khác nhau của vấn đề Phân tích và tổng hợp cũng được sử dụng để đánh giá thành tựu và hạn chế, bất cập vấn đề

Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê của vấn đề được sử dụng xử lý, sắp xếp và mô phỏng dưới dạng bảng biểu để minh chứng cho các bằng chứng về các phân tích hay nhận định về vấn đề

Trong quá trình nghiên cứu, đi từ cái riêng đến cái chung, từ những sự vật đơn lẻ cho đến các nguyên lý phổ biến Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp diễn dịch trong việc nghiên cứu về Giảo cổ lam Trên cơ sở thông tin được thu thập chủ yếu của các bài báo, tạp chí, nghiên cứu và được tổng hợp thành những nhận định, đánh giá.

-Máy tính ,điện thoại ,mạng internet ,hệ thống chụp ảnh sao lưu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dịch chiết Ba kích có một số tác dụng đã được chứng minh như: Chống viêm (nhóm chất iridoid) [35], chống loãng xương (nhóm chất iridoid và anthraquinon) [27], [96], tăng cường miễn dịch hệ tiêu hoá (nhóm oligosaccharid) [72], tác dụng bảo vệ ADN của tinh trùng người (nhóm oligosaccharid) [45], tác dụng chống trầm cảm (nhóm oligosaccharid) [17]

Bổ thận dương, mạnh gân xương, chủ trị liệt dương, di tinh, tử cung lạnh, phụ nữ khó mang thai, kinh không đều, bụng dưới đau lạnh, phong thấp tê đau, gân xương mềm yếu Bổ tỳ vị, ích tinh tủy, điều huyết mạch Trị cao huyết áp của phụ nữ phối hợp với ích mẫu thảo, sung úy tử, câu đằng.

Ngày đăng: 24/10/2024, 17:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w