1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng từ Đó vận dụng vào Đảng cộng sản việt nam hiện nay

9 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Từ đó vận dụng vào Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay
Tác giả Nguyễn Huy Hoàng
Người hướng dẫn Lê Quang Quý
Trường học Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Bài tiểu luận cá nhân
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 50,25 KB

Nội dung

Cơ sở hạ tầng phát triển và phản chiếu trên nền kiến trúc thượng tầng, cơ sở hạ tầng mang một kết cấu kinh tế năng động, phong phú, đòi hỏi khách quan nền kiến trúc thượng tầng cũng phải

Trang 1

BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG TỪ ĐÓ VẬN DỤNG VÀO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên: Lê Quang Quý Sinh viên: Nguyễn Huy Hoàng

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 1 năm 2024

Trang 2

GIỚI THIỆU

Không thể phủ nhận một điều rằng, khi đặt lên bàn cân giữa các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam ta đã và đang tạo ra được sức hút lớn của nhiều nhà đầu tư, nhà lãnh đạo và các cường quốc lớn trên thế giới Nhiều chiến lược gia đã dự đoán: "Một sớm một chiều, Việt Nam sẽ phát triển và trở thành một "con rồng châu Á" mới, như cách mà Singapore và Hồng Kông đã từng bùng nổ trước đó"

Để có được bước đệm phát triển và vị thế như ngày hôm nay, là bởi vì Việt Nam ta đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện và ngày càng sâu sắc về cơ sở hạ tầng và kiển chúc thượng tầng xã hội Cơ sở hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội ở nước ta Cơ sở hạ tầng là kết cấu kinh tế đa thành phần, chúng mang nhiều tính chất phức tạp trong quá trình thực hiện định hướng xã hội Cơ sở hạ tầng phát triển và phản chiếu trên nền kiến trúc thượng tầng, cơ sở hạ tầng mang một kết cấu kinh tế năng động, phong phú, đòi hỏi khách quan nền kiến trúc thượng tầng cũng phải đổi mới để đáp ứng kịp thời các nhu cầu vấn đề nảy sinh Có như vậy, kiến trúc thượng tầng mới có đủ sức để chi phối được cơ sở hạ tầng, phát huy được đúng

vị thế vốn có

Giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng luôn có mối quan hệ tác động lẫn nhau, chúng chi phối xã hội Việt Nam nói riêng và xã hội con người nói chung Chính vì thế, chúng ta cần hiểu và vận dụng linh hoạt và quán triệt quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Đã có rất nhiều văn kiện trính trị

và luận văn khoa học đề cập sâu sắc về công cuộc đổi mới này Vì vậy, với tư cách là một sinh viên còn trên giảng đường, dựa trên lượng kiến thức khiêm tốn học được,

trong bài tiểu luận này, em xin đề cập đến một phân mảng, một cái nhìn cơ bản về đề tài mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũng như vận dụng vào Đảng Cộng sản Việt Nam hiện na

Trang 3

NỘI DUNG CHÍNH

I LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG.

*Khái niệm Cơ sở hạ tầng - Kiến trúc thượng tầng:

Cơ sở hạ tầng (CSHT) là tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kt – xh nhất định Dựa vào khái niệm đó, nó đã phản ánh chức năng xã hội của các quan hệ xã hội của các quan hệ sản xuất với tư cách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội

CSHT của một xã hội cụ thể bao gồm những Quan hệ sản xuất (QHSX) thống trị, những QHSX tàn dư của xã hội trước và những QHSX là mầm mống của xã hội sau Trong một CSHT có nhiều thành phần kinh tế, nhiều QHSX thì kiểu QHSX thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế và các kiểu QHSX khác; nó quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng chung của tòan bộ đời sống kinh tế xã hội Trong xã hội có đối kháng giai cấp, tính giai cấp của cơ sở hạ tầng là do kiểu QHSX thống trị quy định Tính chất đối kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp và sự xung đột giai cấp bắt nguồn từ ngay trong CSHT

Ví dụ: ở CSHT thời Phong kiến, xung đột chính là ở giai cấp nông dân - địa chủ, mâu thuẫn ở vấn đề ruộng đất, thuế má, , ở CSHT xã hội tư bản chủ nghĩa, xung đột chính xảy ra ở giai cấp vô sản - tư sản (công nhân - địa chủ)

Kiến trúc thượng tầng (KTTT): là tòan bộ những quan điểm tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định

Ví dụ cụ thể: Hệ thống hình thái ý thức xã hội về Chính trị - ứng với đó là thiết chế chính trị và xã hội của Pháp luật; Hệ thống hình thái ý thức xã hội

về Tòa án - ứng với đó là thiết chế chính trị và xã hội của Viện kiểm sát

KTTT của xã hội có đối kháng giai cấp bao gồm: hệ tư tưởng và thể chế giai cấp thống trị, tàn dư của các quan điểm của xã hội trước để lại; quan điểm và tổ chức của các giai cấp trung gian Tính chất hệ tư tưởng của giai cấp thống trị quyết định tính chất cơ bản của KTTT trong một hình thái xã hội nhất định Trong đó bộ phận mạnh nhất của KTTT là nhà nước- công cụ của giai cấp thống trị tiêu biểu cho chế độ

xã hội về mặt chính trị, pháp lý Chính nhờ có nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới thống trị được tòan bộ đời sống xã hội

“Hình thái chính trị pháp luật cùng hệ thống thiết chế đảng và nhà nước là quan trọng nhất, đặc biệt là trong xã hội hiện nay” - trích từ sách Giáo trình Triết học Mác-Lenin

Mỗi hình thái kinh tế-xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó

Do đó, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mang tính lịch sử cụ thể, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định Theo

Trang 4

chủ nghĩa Mác- Lênin: “Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

có quan hệ biện chứng không tách rời nhau” Trong đó có cơ sở hạ tầng giữ vai trò

quyết định kiến trúc thượng tầng Kiến trúc thượng tầng là phản ánh cơ sở hạ tầng.

Nó có vai trò tác động trở lại to lớn đối với cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó Trong sự thống nhất biện chứng này, sự phát triển của CSHT đóng vai trò với kiến trúc thượng tầng KTTT phải phù hợp với tính chất trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng hay cơ sở

hạ tầng nào thì kiến trúc thượng tầng ấy

Sự biến đổi giữa hai yếu tố này cũng tuân theo mối quan hệ biện chứng giữa

chất và lượng Nó diễn ra theo hai hướng: Một là, sự phát triển hoặc giảm đi về lượng dẫn đến sự biến đổi ngay về chất; Hai là, sự tăng hay giảm về lượng không làm cho chất thay đổi ngay Nó thay đổi dần dần từng phần từng bước.

Áp dụng điều trên để bàn về quá trình biến đổi giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:

Khi cơ sở hạ tầng phát triển đến một mức độ giới hạn nào đó gọi là điểm nút

Nó đòi hỏi phải kéo theo sự thay đổi về kiến trúc thượng tầng Quá trình này không chỉ đơn thuần là sự biến một hay nhiều bộ phận Nó là sự chuyển đổi cả một hình thái kinh tế chính trị và hình thái kinh tế chính trị ưu thế sẽ chiếm giữ giai đoạn lịch sử này Trong giai đoạn hình thái kinh tế chính trị đó chiếm giữ thì CSHT và KTTT có sự dung hoà với nhau hay đạt được giới hạn độ

Tại đây, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tác động biện chứng với nhau Theo cách thức bắt đầu sự thay đổi tuần tự về cơ sở hạ tầng (tăng hoặc giảm dần)

CSHT mỗi giai đoạn lịch sử lại mâu thuẫn phủ định lẫn nhau dẫn đến quá trình

đào thải Mác nói: “Nếu không có phủ định những hình thức tồn tại đã có trước thì không thể có sự phát triển trong bất cứ lĩnh vực nào” Chính vì cơ sở

hạ tầng cũ được thay thế bằng cơ sở hạ tầng mới bao hàm Những mặt tích cực tiến bộ của cái cũ đã được cải tạo đi trên những nấc thang mới Chính vì thường xuyên vận động như vậy nên kiến trúc thượng tầng luôn luôn thay đổi Mục đích để đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ sở hạ tầng

*Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng

Mỗi CSHT sẽ hình thành nên một KTTT tương ứng Cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy Tính chất của KTTT là do CSHT quyết định Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần Quan hệ sản xuất nào thống trị thì tạo ra kiến trúc thượng tầng chính trị tương ứng Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh vực

tư tưởng

Ví dụ: Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do CSHT không có đối kháng về lợi ích kinh tế, nên KTTT thời đó chưa có nhà nước, pháp luật Ngược lại, khi

Trang 5

xã hội đối kháng về lợi ích kinh tế ra đời, tất yếu KTTT phải có nhà nước, pháp luật bảo vệ lợi ích kinh tế của giai cấp thống trị

Do đặc điểm nói trên, bất kỳ hiện tượng nào thuộc kiến trúc thượng tầng: nhà nước, pháp luật, đảng phái chính trị, triết học, đạo đức, đều không thể giải thích từ chính nó, bởi vì, chúng đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và do

cơ sở hạ tầng quyết định Mác viết “Cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả tất cả các kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị thay đổi ít nhiều nhanh chóng”.

Những biến đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản trong kiến trúc thượng tầng Sự biến đổi đó diễn ra trong từng hình thái kinh tế-xã hội và rõ rệt hơn khi chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác Sự biến mất của một kiến trúc thượng tầng không diễn ra một cách nhanh chóng, có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ còn tồn tại dai dẳng sau khi cơ sở kinh tế của nó đã bị tiêu diệt, ngược lại cũng có những yếu tố KTTT thay đổi nhanh chóng Mặt khác, có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ được giai cấp cầm quyền mới sử dụng để xây dựng kiến trúc thượng tầng mới

Thực tế mà nói, tính quyết định của cơ sở hạ tầng đối với với kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp Nhất là trong quá trình chuyển từ một hình thái kinh tế – xã hội này sang hình thái KT-XH khác Đấy là chưa kể đến trong những mối quan hệ tinh thần, tư tưởng của xã hội đó là kiến trúc thượng tầng, cũng không hoàn toàn thụ động Nó có vai trò tác động trở lại to lớn đối với cơ sở hạ tầng sinh ra nó

Ví dụ: Khi thay đổi CSHT từ xã hội phong kiến đi lên xã hội chủ nghĩa, các yếu tố KTTT nhà nước, pháp luật thường sẽ thay đổi nhanh chóng Yếu tố KTTT tôn giáo, quan điểm sống thường thay đổi rất chậm, chẳng hạn tư tưởng Trung quân ái quốc hay chế độ phụ hệ, trọng nam khinh nữ Bên cạnh

đó, các yếu tố KTTT vẫn được giữ lại, kế thừa và phát huy, như tinh thần tự cường yêu nước của nhân dân Việt Nam ta chẳng hạn.

Tóm lại, CSHT là những quan hệ vật chất khách quan quy định mọi quan hệ

khác: Về chính trị; Tinh thần; Tư tưởng của xã hội Cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy hay nói cách khác cơ sở hạ tầng đã sinh ra kiến trúc thượng tầng

và kiến trúc thượng tầng bao giờ cũng phản ánh một cơ sở hạ tầng nhất định Không

có kiến trúc thượng tầng chung cho mọi xã hội

*Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng

Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT không phải là mối quan hệ một chiều Kiến trúc thượng tầng sẽ thường xuyên tác động trở lại Cơ sở hạ tầng bởi KTTT là một bộ phận cấu thành kinh tế xã hội Nó được sinh ra và phát triển trên một

cơ sở hạ tầng nhất định Sự tác động tích cực của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở

hạ tầng được thể hiện ở chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là luôn luôn bảo

Trang 6

vệ duy trì, củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đấu tranh xoá bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã lỗi thời lạc hậu

Ví dụ: yếu tố KTTT pháp luật bảo vệ cho lợi ích của nhà nước cầm quyền, mỗi thời đại khác nhau, hình thái nhà nước khác nhau thì pháp luật thay đổi khác nhau, thích nghi tương ứng Nhà nước phong kiến, pháp luật tập trung vào cầm quyền ruộng đất, nhà nước tư bản, pháp luật tập trung vào thu thuế, quản lý công nhân Một yếu tố KTTT khác, yếu tố KTTT tư tưởng Để bảo vệ duy trì củng cố cho tư tưởng chế độ phụ hệ, người ta dùng cách đặt tên cho con theo họ của cha; hoặc thông qua cách lưu truyền bằng ca dao tục ngữ qua nhiều thế hệ (con gái là con người ta; đẻ con trai như vàng mười thỏi, đẻ con gái thì nửa thỏi bẻ đôi ), từ ấy thành tập tục nhiều năm khó xóa bỏ được.

Kiến trúc thượng tầng tìm mọi biện pháp để xoá bỏ những tàn dư của CSHT và KTTT cũ Ngăn chặn những mầm mống tự phát của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mới nảy sinh trong xã hội ấy Thực chất trong xã hội có giai cấp đối kháng Kiến trúc thượng tầng bảo đảm sự thống trị chính trị và tư tưởng của giai cấp giữ địa vị thống trị trong kinh tế Nếu giai cấp thống trị không xác lập được sự thống trị về chính trị và tưởng, cơ sở kinh tế của nó không thể đứng vững được Vì vậy, KTTT đã trở thành công cụ, phương tiện để duy trì Nhằm bảo vệ địa vị thống trị về kinh tế của giai cấp thống trị xã hội

Ví dụ: yếu tố KTTT tư tưởng Trung quân ái quốc rất phổ biến trong nhà nước Phong kiến, từng ăn sâu vào tư tưởng nhân dân, là công cụ để bảo vệ quyền lực của vua - người đứng đầu nhà nước Tuy nhiên sau này, trung quân ái quốc bị xóa bỏ khi chế độ Xã hội chủ nghĩa ra đời vì không còn phù hợp nữa.

Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng, nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có tác dụng to lớn đối với cơ sở hạ tầng Nhà nước không chỉ dựa vào hệ

tư tưởng mà còn dựa vào chức năng kiểm soát xã hội để tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp thống trị Ăngghen viết: “bạo lực (nghĩa là quyền lực nhà nước) cũng là một lực lượng kinh tế” Sử dụng quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị mở rộng ảnh hưởng kinh tế trên toàn xã hội Kinh tế vững mạnh làm cho nhà nước được tăng cường Nhà nước được tăng cường tạo thêm phương tiện vật chất để củng cố vững chắc hơn

Các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cũng tác động đến cơ sở hạ tầng, nhưng thường thường phải thông qua nhà nước, pháp luật

Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định, chỉ có kiến trúc thượng tầng tiến bộ nảy sinh trong quá trình của cơ sở kinh tế mới - mới phản ánh nhu cầu của sự phát triển kinh tế, mới có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội Nếu kiến trúc thượng tầng là sản phẩm của cơ sở kinh tế đã lỗi thời thì gây tác dụng kìm hãm sự phát triển kinh

tế-xã hội Tất nhiên sự kìm hãm chỉ là tạm thời, sớm muộn nó sẽ bị cách mạng khắc phục

Trang 7

Sự tác động của KTTT đối với CSHT theo 2 hướng: hoặc là nó tác động cùng chiều với quy luật vận động của cơ sở hạ tầng, hoặc tác động ngược chiều cản trở sự phát triển của CSHT Kiến trúc thượng tầng tạo ra hiệu quả tác động nhất định đối với cơ sở hạ tầng Điều này phụ thuộc vào năng động chủ quan trong nhận thức và vận dụng quy luật kinh tế – xã hội vào hoạt động thực tiễn của con người Thực tế, kiến trúc thượng tầng có vai trò rất to lớn Nó định hướng hoạt động thực tiễn đưa lại phương án phát triển tối ưu cho kinh tế – xã hội Tuy nhiên, nếu nhấn mạnh, tuyệt đối hoá Phủ nhận tính tất yếu kinh tế của xã hội, sẽ phạm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan dưới những hình thức khác nhau

Chẳng hạn, với CSHT xã hội thế giới 4.0 như hiện nay, với việc bùng nổ công nghệ số, công nghệ thông tin, đòi hỏi việc phát triển đất nước cần mở rộng theo xu hướng mới Yếu tố KTTT về mạng xã hội, thông tin, máy móc, thị trường thương mai điện tử ngày một đa dạng, phát triển Trong bối cảnh đó, đòi hỏi đảng và nhà nước phải ngày một đổi mới, cải cách và điều chỉnh CSHT sao cho phù hợp với tốc độ phát triển thời đại Bộ mặt thế giới xã hội loài người đang thay đổi nhanh chóng, chính vì thế giai cấp thống trị nếu muốn tồn tại lâu dài cần điều tiết các yếu tố KTTT hướng chúng phát triển cùng chiều với CSHT, có như vậy mới tối ưu phát triển kinh tế, gia tăng quyền lực sức mạnh được.

Nói tóm lại, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có quan hệ biện chứng với nhau Vì thế, khi xem xét và cải tạo xã hội phải thấy rõ vai trò quyết định của cơ sở

hạ tầng, cũng như sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng, không được tuyệt đối hoá hoặc hạ thấp yếu tố nào

II/ LIÊN HỆ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CSHT VÀ KTTT VÀO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

Từ mối quan hệ biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, ta vận dụng vào Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay và quá trình xây dựng và phát triển đất nước, từ thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa đến nay, là một chặng đường dài và nhiều thành tựu đáng nể Ta đã bước qua và thành công trong cuộc cách mạng đổi mới đất nước, từ thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa Nhìn lại lúc bấy giờ, Đảng và Nhà nước ta luôn tìm kiếm, điều chỉnh và phát triển những chính sách phù hợp nhằm cải biến bài toán cơ sở hạ tầng - nền kinh tế nhiều thành phần đan xen nhiều loại hình kinh tế xã hội khác nhau của nước ta lúc bấy giờ Từng bước một định hướng xã hội chủ nghĩa cho các thành phần kinh tế, ưu tiên các biện pháp kinh tế hành chính và giáo dục, trong đó chú trọng biện pháp kinh tế nhằm xã hội hóa nền sản xuất với hình thức và bước đi thích hợp theo hướng kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển vươn lên giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể dưới hình thức thu hút phần lớn những người sản xuất nhỏ trong các ngành nghề, các hình thức xí nghiệp, công ty cổ phần phát triển mạnh, kinh tế tư nhân và gia đình phát huy được mọi tiềm năng để phát

Trang 8

triển lực lượng sản xuất, xây dựng kinh tế hợp lý Các thành phần đó vừa khác nhau

về vai trò, chức năng, tính chất, vừa thống nhất với nhau trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất mà còn cạnh tranh nhau, liên kết và bổ sung cho nhau Đổi mới

xã hội, đất nước, trước hết là cần xây dựng một cơ sở hạ tầng đủ vững chãi, mà nòng cốt nằm ở vấn đề nguồn kinh tế Chính vì thế, nói công cuộc cải cách kinh tế và đổi mới thể chế chính trị ở nước ta là một quá trình mang tính cách mạng là khó khăn nan giải và đòi hỏi một thời gian lâu dài

Về kiến trúc thượng tầng thời quá độ đi lên XHCN, Đảng ta khẳng định: Lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn Đảng, toàn dân ta Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh là tư tưởng về sự giải phóng con người khỏi chế độ bóc lột thoát khỏi nỗi nhục của mình là đi làm thuê bị đánh đập, lương ít.Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ghi rõ : ”xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa , nhà nước của dân, do dân và vì dân, liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo ”

Những thành tựu mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đem lại một lần nữa chứng minh một sự đúng đắn của mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng

và kiến trúc thượng tầng Không thể nào có được một đất nước mà cơ sở hạ tầng phát triển song kiến trúc thượng tầng, ngược lại không có sự phát triển thích ứng với

cơ sở hạ tầng và cũng như không có được một kiến trúc thượng tầng được coi là hoàn hảo mà lại đứng trên một cơ cở hạ tầng lạc hậu thấp kém, đấy là sự phát triển lệch lạc, bấp bênh, ngặt nghèo Mỗi chúng ta tự hào về công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo Song chúng ta hiểu rõ rằng vẫn còn nhiều thiếu sót mà chưa giải quyết hết được Vẫn còn đó những hạt sạn gây thiệt hại về kinh tế, văn hóa đất nước, ảnh hưởng xấu về chính trị, tinh thần và đạo đức đang cần loại bỏ trong bộ máy nhà nước Cho dù đâu đó vẫn còn những thiếu sót mà chúng ta chưa làm được, song chúng ta tin rằng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà Nước ta mà nền tảng của nó

là chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta sẽ thành công Bởi chúng ta có niềm tin và biết vận dụng linh hoạt đúng đắn quy luật phát triển của xã hội mà Mác – Lê Nin là những người tiên phong vạch ra con đường đi theo nhân loại

LỜI KẾT

Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT là một trong những vấn đề quan trọng, đặc biệt trong quá trình phát triển đất nước Bản thân em khi đang là một sinh viên, em nguyện góp một phần công sức của mình trong công cuộc xây dựng và đưa

Tổ quốc đi lên, bằng cách không ngừng học tập và phát triển bản thân Luôn vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống, vận dụng quan điểm về phép biện chứng trong mối quan hệ giữa CSHT và KTTT vào phát triển xã hội, đất nước Em tin vào Đảng

và nhà nước ta, tin vào con đường xã hội chủ nghĩa mà nước ta đã lựa chọn và phát

Trang 9

triển, và mãi tự hào với những gì mà Việt Nam ta đã nỗ lực đạt được trên trường quốc tế

Với lượng kiến thức còn khiêm tốn cũng như sự hiểu biết nhỏ hẹp, bài tiểu luận của em có thể sẽ không tránh khỏi những sai sót Em hy vọng được thầy chiếu

cố và bỏ qua cho em Em cảm ơn thầy nhiều ạ !

Ngày đăng: 24/10/2024, 17:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w