1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài tư tưởng hồ chí minh về văn hoá và sự vận dụng của Đảng cộng sản việt nam hiện nay

20 33 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa Và Sự Vận Dụng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Hoàng Phụng Nhi
Người hướng dẫn GVHD: Nguyễn Hoàng Minh
Trường học Đại Học Văn Hóa TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Du Lịch
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 197,63 KB

Nội dung

Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới : 10 PHẦN II: SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THẾ HỆ TRẺ SINH VIÊN ĐẠI HỌC VĂN HOÁ TP.. PHẠM VI NGHIÊN CỨU : N

Trang 1

ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP HỒ CHÍ MINH

KHOA DU LỊCH



TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ VĂN HOÁ VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

GVHD: Nguyễn Hoàng Minh

SV thực hiện: Nguyễn Hoàng Phụng Nhi

MSSV: D20DL145 Lớp: 20DDL2

Tp HCM 2022

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU 3 PHẦN I : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ 5 1.1 Một số nhận thức chung về văn hoá với các lĩnh vực khác : 5 1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh : 7

b Văn hóa là một mặt trận 9

c Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân 10 1.3 Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới : 10 PHẦN II: SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THẾ HỆ TRẺ (SINH VIÊN ĐẠI HỌC VĂN HOÁ TP HỒ CHÍ

2.2 Trách nhiệm của thế hệ trẻ (sinh viên đại học văn hoá TP hồ chí minh ) hiện

2.2.1 Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác văn hoá với công cuộc xây dựng bảo

2.2.2 Ra sức học tập rèn luyện bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn để góp phần truyền bá lối sống văn hoá tốt đẹp 14 2.2.3 Chấp hành tốt chủ trương của Đảng của , Pháp Luật của nhà nước , kiên quyết đấu tranh phản đối các quan điểm hành vi sai trái trong lĩnh vực văn hoá 15

Ý nghĩa của đề tài : 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Văn hoá là một giá trị vô cùng quan trọng đối với con người Văn hoá là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo Có thể hiểu văn hoá với nhiều khái niệm khác nhau liên quan đến mọi mặt về đời sống vật chất và tinh thần của con người văn hoá bao gồm các sản phẩm của con người văn hoá gồm hai khía cạnh phi vật chất và vật chất là một phần của văn hoá

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một khoa học, dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam Độc lập dân tộc thống nhất với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi, xuyên suốt tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của

Hồ Chí Minh Nội dung đó được thể hiện không chỉ ở tư tưởng của Người về dân tộc,

về quan hệ dân tộc – giai cấp và cách mạng giải phóng dân tộc; về chủ nghĩa xã hội

và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội

Và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá mang giá trị nghiên cứu cao bởi có thể tìm hiểu được Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế Trong mối quan hệ với kinh tế, Hồ Chí Minh

Trang 4

trị Hồ Chí Minh cho rằng, trong đời sống có bốn vấn đề phải được coi là quan trọng ngang nhau và có sự tác động qua lại lẫn nhau, Biết được thêm nhiều quan điểm Hồ Chí Minh như văn hóa là mục tiêu , Văn hóa là động lực Động lực là cái thúc đẩy làm cho phát triển.Văn hóa văn nghệ góp phần nâng cao lòng yêu nước , Văn hóa đạo đức, lối sống nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh cho con người

Để có thể hiểu rõ hơn về góc nhìn của Hồ Chí Minh về văn hoá cũng như những tư

vận dụng của đảng cộng sản việt nam hiện nay

PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

Nghiên cứu nhận thức chung về văn hoá với các lĩnh vực khác, Quan điểm của Hồ Chí Minh , Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới, Sự vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong xây dựng nền văn hoá nước ta hiện nay Trách nhiệm của thế hệ trẻ (sinh viên đại học văn hoá TP hồ chí minh ) hiện nay, Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác văn hoá với công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc ,

Ra sức học tập rèn luyện bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn để góp phần truyền bá lối sống văn hoá tốt đẹp , Chấp hành tốt chủ trương của Đảng của , Pháp Luật của nhà nước , kiên quyết đấu tranh phản đối các quan điểm hành vi sai trái trong lĩnh vực văn hoá

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá , Sự vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong xây dựng nền văn hoá nước ta hiện nay

Trang 5

PHẦN I : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ

1.1 Một số nhận thức chung về văn hoá với các lĩnh vực khác :

Quan hệ giữa văn hóa với chính trị Hồ Chí Minh cho rằng, trong đời sống có bốn vấn đề phải được coi là quan trọng ngang nhau và có sự tác động qua lại lẫn nhau, đó

là chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Nhưng ở nước Việt Nam thuộc địa, trước hết phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, xóa ách nô lệ, thiết lập nhà nước của dân, do dân, vì dân Đó chính là sự giải phóng chính trị để mở đường cho văn hóa phát triển Tuy nhiên, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong chính trị, tức là văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị; đồng thời mọi hoạt động của tổ chức và nhà chính trị phải có hàm lượng văn hóa

Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế Trong mối quan hệ với kinh tế, Hồ Chí Minh giải thích rằng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng Vì vậy, những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được Tuy nhiên, văn hóa cũng không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế, nghĩa

là văn hóa không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế, mà có vai trò tác động tích cực trở lại kinh tế Tóm lại, sự phát triển của chính trị, kinh

tế, xã hội, sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển; ngược lại, mỗi bước phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội đều có sự khai sáng của văn hóa Quan hệ giữa văn hóa với xã hội Giải phóng chính trị đồng nghĩa với giải phóng xã hội, từ đó văn hóa mới có điều kiện phát triển Xã hội thế nào văn hóa thế ấy Văn học, nghệ thuật của dân tộc Việt Nam rất phong phú, nhưng trong chế độ nô lệ của kẻ áp bức, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn không thể phát triển được Vì vậy phải làm cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, đưa Đảng Cộng sản Việt Nam lên địa vị cầm quyền, thì mới giải phóng được văn hóa

Trang 6

Về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; là thành quả của quá trình lao động, sản xuất, chiến đấu và giao lưu của con người Việt Nam

Bản sắc văn hóa dân tộc được nhìn nhận qua hai lớp quan hệ Về nội dung, đó là lòng yêu nước, thương nòi; tinh thần độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc Về hình thức, cốt cách văn hóa dân tộc biể Bản sắc văn hóa dân tộc chứa đựng giá trị lớn và có một ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nó phản ánh những nét độc đáo, đặc tính dân tộc Nó là ngọn nguồn đi tới chủ nghĩa Mác - Lênin Hồ Chí Minh nói rằng, âm nhạc dân tộc ta rất độc đáo, phải khai thác và phát triển lên; rằng, những người cộng sản chúng ta rất quý trọng cổ điển, có nhiều dòng suối tiến bộ chảy

từ những ngọn nguồn cổ điển đó; vì vậy, trách nhiệm của con người Việt Nam là phải trân trọng, khai thác, giữ gìn, phát huy, phát triển những giá trị của văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của từng giai đoạn lịch sử Theo Người, “dân ta phải biết sử

ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”; “càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin càng phải coi trọng những truyền thống tốt đẹp của cha ông” “Mỗi dân tộc cần phải chăm lo đặc tính dân tộc mình trong nghệ thuật” Chăm lo cốt cách dân tộc, đồng thời cần triệt để tẩy trừ mọi di hại thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc, tôn trọng phong tục tập quán, văn hóa của các dân tộc ít người

Trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.Tiếp biến văn hóa (tiếp nhận và biến đổi) là một quy luật của văn hóa Theo Hồ Chí Minh, “văn hóa Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta học lấy để

Trang 7

tạo ra một nền văn hóa Việt Nam Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ”

Hồ Chí Minh chú trọng chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại Trao đổi với một nhà văn Liên Xô, Người nhấn mạnh rằng “các bạn chớ hiểu

là tôi cho rằng chúng tôi cần dứt bỏ văn hóa nào đó, dù là văn hóa Pháp đi nữa Ngược lại, tôi muốn nói điều khác Nói đến việc mở rộng kiến thức của mình về văn hóa thế giới, mà đặc biệt hiện nay

là văn hóa Xôviết - chúng tôi thiếu - nhưng đồng thời tránh nguy cơ trở thành kẻ bắt chước Văn hóa của các dân tộc khác cần phải được nghiên cứu toàn diện, chỉ có trong trường hợp đó mới có thể được nhiều hơn cho văn hóa của chính mình” Nhận diện về hiện tượng văn hóa Hồ Chí Minh, một nhà báo Mỹ viết: “Cụ Hồ không phải là một người dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi, mà cụ là một người yêu mến văn hóa Pháp trong khi chống thực dân Pháp, một con người biết coi trọng những truyền thống cách mạng Mỹ trong khi Mỹ phá hoại đất nước cụ” Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích tiếp thu văn hóa nhân loại là để làm giàu cho văn hóa Việt Nam, xây dựng văn hóa Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ Nội dung tiếp thu là toàn diện bao gồm Đông, Tây, kim, cổ, tất cả các mặt, các khía cạnh Tiêu chí tiếp thu là có cái gì hay, cái gì tốt là ta học lấy Mối quan hệ giữa giữ gìn cốt cách văn hóa dân tộc và tiếp thu văn hóa nhân loại là phải lấy văn hóa dân tộc làm gốc, đó là điều kiện, cơ sở để tiếp thu văn hóa nhân loại

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh :

Văn hóa là mục tiêu Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa

xã hội Như vậy, cùng với chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa nằm trong mục tiêu chung của toàn bộ tiến trình cách mạng

Trang 8

Theo quan điểm Hồ Chí Minh, văn hóa là mục tiêu – nhìn một cách tổng quát – là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc; là khát vọng của nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ Đó là một xã hội dân chủ dân là chủ và dân làm chủ -công bằng, văn minh, ai cũng cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành; một xã hội mà đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân luôn luôn được quan tâm và không ngừng nâng cao, con người có điều kiện phát triển toàn diện

Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở cho một xã hội phát triển bền vững với ba trụ cột là bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường Chúng ta có thể nhận thức ở những mức độ khác nhau trong di sản Hồ Chí Minh

về các mục tiêu của Chương trình nghị sự XXI, một phần quan trọng của chiến lược phát triển bền vững

Văn hóa là động lực Động lực là cái thúc đẩy làm cho phát triển Di sản Hồ Chí Minh cho chúng ta một nhìn nhận về động lực phát triển đất nước, bao gồm động lực vật chất và tinh thần; động lực cộng đồng và cá nhân; nội lực và ngoại lực Tất cả quy tụ ở con người và đều có thể được xem xét dưới góc độ văn hóa Tuy nhiên, nếu tiếp cận các lĩnh vực văn hóa cụ thể trong tư tưởng Hồ Chí Minh, động lực có thể nhận thức ở các phương chủ yếu diện sau

Văn hóa chính trị là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường,

tự chủ Tư duy biện chứng, độc lập, tự chủ, sáng tạo của cán bộ, đảng viên là một động lực lớn dẫn đến tư tưởng và hành động cách mạng có chất lượng khoa học và cách mạng

Văn hóa văn nghệ góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm cách mạng, sự lạc quan, ý chí, quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng

Trang 9

Văn hóa giáo dục diệt giặc dốt, xóa mù chữ, giúp con người hiểu biết quy luật phát triển của xã hội Với sứ mệnh “trồng người”, văn hóa giáo dục đào tạo con người mới, cán bộ mới, nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp cách mạng

Văn hóa đạo đức, lối sống nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh cho con người, hướng con người tới các giá trị chân, thiện,

mỹ Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc của người cách mạng Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không Nhận thức như vậy

để thấy văn hóa đạo đức là một động lực lớn thúc đẩy cách mạng phát triển

Văn hóa pháp luật bảo đảm dân chủ, trật tự, kỷ cương, phép nước

b Văn hóa là một mặt trận

Văn hóa là một trong bốn nội dung chính của đời sống kinh tế - xã hội, quan trọng ngang các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội Nói mặt trận văn hóa là nói đến một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập,

có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác, đồng thời phản ánh tính chất cam go, quyết liệt của hoạt động văn hóa Mặt trận văn hóa là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng Nội dung mặt trận văn hóa phong phú, đấu tranh trên các lĩnh vực

tư tưởng, đạo đức, lối sống của các hoạt động văn nghệ, báo chí, công tác lý luận, đặc biệt là định hướng giá trị chân, thiện, mỹ của văn hóa nghệ thuật

Mặt trận văn hóa là cuộc chiến đấu trên lĩnh vực văn hóa; vì vậy anh chị em văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy; cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân

Trang 10

Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật phải có lập trường tư tưởng vững vàng; ngòi bút là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp “phò chính trừ tà” Phải bám sát cuộc sống thực tiễn, đi sâu vào quần chúng, để phê bình nghiêm khắc những thói xấu như tham ô, lười biếng, lãng phí, quan liêu, và ca tụng chân thật những người tốt việc tốt để làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay và giáo dục con cháu đời sau Đó chính là “chất thép” của văn nghệ theo tinh thần

“kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến

Theo Hồ Chí Minh, dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, thời đại ta là một thời đại vẻ vang Vì vậy chiến sĩ văn nghệ phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc anh hùng và thời đại vẻ vang

c Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân

Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng hạnh phúc của nhân dân

Tư tưởng văn hóa của Người cũng vì nhân dân, phục vụ nhân dân Theo Người, mọi hoạt động văn hóa phải trở về với cuộc sống thực tại của quần chúng, phản ánh được tư tưởng và khát vọng của quần chúng

Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân là phải miêu tả cho hay, cho thật, cho hùng hồn; phải trả lời được các câu hỏi: Viết cho ai? Mục đích viết? Lấy tài liệu đâu mà viết? Cách viết như thế nào? Viết phải thiết thực, tránh cái lối viết rau muống mà ham dùng chữ Nói cũng vậy Nói ít, nhưng nói cho thấm thía, nói cho chắc chắn, thì quần chúng thích hơn Tóm lại “từ trong quần chúng ra Về sâu trong quần chúng” Trên cơ sở đó để định hướng giá trị cho quần chúng

Chiến sĩ văn hóa phải hiểu và đánh giá đúng quần chúng Quần chúng là những người sáng tác rất hay Họ cung cấp cho những nhà hoạt động văn hóa những tư liệu quý Và chính họ là những người thẩm định khách quan, trung thực, chính xác các sản phẩm văn

Trang 11

nghệ Nhân dân phải là những người được hưởng thụ các giá trị văn hóa

1.3 Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới :

Trang 12

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Tháng 8-1943, cùng với việc đưa ra quan niệm về ý nghĩa của văn hóa, Hồ Chí Minh quan tâm đến việc xây dựng nền văn hóa dân tộc với năm nội dung Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập tự cường Xây dựng luân lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân Xây dựng chính trị: dân quyền Xây dựng kinh tế

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.Khi cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, Hồ Chí Minh khẳng định lại quan điểm của Đảng từ năm 1943 trong Đề cương văn hóa Việt Nam về phương châm xây dựng nền văn hóa mới Đó là một nền văn hóa có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng

Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong thời kỳ nhân dân miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc

Tóm lại, quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, đó là là một nền văn hóa toàn diện, giữ gìn được cốt cách văn hóa dân tộc, bảo đảm tính khoa học, tiến bộ và nhân văn

Ngày đăng: 15/12/2024, 09:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w