Ở trong mỗi giai đoạn phát triển, sự phát triển của lực lượng sản xuất luôn đòi hỏi quan hệ sản xuất điều chỉnh để phù hợp.. “ Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING
THẢO LUẬN HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Chủ đề 2: Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
hiện nay.
Lớp HP: 241_MLNP221_10 Nhóm: 04
GVGD: TS Đỗ Thị Phương Hoa
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG THẢO LUẬN 3
CHƯƠNG 1: BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 3
1.1 Khái niệm và kết cấu của LLSX và QHSX 3
1.1.1 LLSX 3
1.1.2.QHSX 5
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 6
1.3 Ý nghĩa của phương pháp luận quy luật 9
CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VỚI QUAN HỆ SẢN XUẤT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY 10
2.1 Đảng ta hiện nay 10
2.2 Thực trạng vận dụng quy luật biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của đảng ta hiện nay 12
2.2.1 Thành tựu 12
2.2.1.1 Lực lượng sản xuất 12
2.2.1.2 Quan hệ sản xuất 12
2.2.2Hạn chế 13
2.2.2.1 Lực lượng sản xuất 13
2.2.2.2 Quan hệ sản xuất 13
2.3 Giải pháp nâng cao hơn 13
KẾT LUẬN 15
BIÊN BẢN CUỘC HỌP 16
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Đỗ Thị Phương Hoa – Giảng viên dạy học phần Triết học Mác – Lênin Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn này, chúng em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn nhiệt tình của cô Cô đã giúp chúng em hiểu và tích lũy thêm những vốn kiến thức hay và bổ ích để vận dụng vào đời sống Với lòng biết ơn sâu sắc, chúng em xin gửi đến Giảng viên Đỗ Thị Phương Hoa một lời tri ân, lời cảm ơn chân thành nhất Cảm ơn cô đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em suốt thời gian qua Cảm ơn
cô đã tận tâm hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của chúng em không chỉ ở thời gian học trên lớp mà còn ở ngoài giờ học Nhờ sự chỉ bảo tận tình và đầy nhiệt huyết của cô đã giúp chúng em hoàn thiện bài thảo luận này
Tuy nhiên, do kiến thức về bộ môn Triết học Mác – Lênin của chúng em còn có những hạn chế nhất định Vậy nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài thảo luận này Chúng em mong cô xem xét và đưa ra những lời nhận xét và góp
ý để chúng em có thể rút kinh nghiệm và sửa đổi
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, từ thời nguyên thủy, phong kiến đến tư bản chủ nghĩa và hiện nay đang hướng tới xã hội chủ nghĩa Mỗi giai đoạn phát triển đều gắn liền với những đặc điểm về kinh tế, xã hội,văn hóa và đặc biệt là sự vận động, thay đổi của các yếu tố trong sản xuất Ở trong mỗi giai đoạn phát triển, sự phát triển của lực lượng sản xuất luôn đòi hỏi quan hệ sản xuất điều chỉnh để phù hợp Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất không tồn tại độc lập mà chúng có mối quan hệ biện chứng mật thiết với nhau: lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất
“ Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi
nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp.”
~ C.Mác ~
Trong quá trình phát triển của các hình thái xã hội, sự phát triển của lực lượng sản xuất đều kéo theo sự thay đổi phù hợp của quan hệ sản xuất Nhận thức được đúng đắn quy luật này có ý nghĩa quan trọng trong quán triệt, vận dụng quan điểm, đường lối chính sách, là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam Đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn quan tâm hàng đầu đến việc nhận thức và vận dụng đúng đắn, sáng tạo quy luật này đã đem lại những thành tựu
và hiệu quả to lớn trong thực tiễn
Bài thảo luận này sẽ phân tích kĩ lưỡng mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm rõ ý nghĩa phương pháp luận và nghiên cứu về sự vận dụng quy luật này của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang 5NỘI DUNG THẢO LUẬN
CHƯƠNG 1: BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN
XUẤT – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm và kết cấu của LLSX và QHSX
1.1.1 LLSX
- Khái niệm: là sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản xuất
làm biến đổi các đối tượng vật chất của tự nhiên theo nhu cầu của con người và xã hội
- Kết cấu: bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất.
Người lao động: là người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng lực
sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất xã hội, là nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất
Tư liệu sản xuất gồm:
o Tư liệu lao động :
+ Là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa vào đó để tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất của con người
+ Gồm công cụ lao động ( cái cày, cuốc, máy kéo,…) và phương tiện lao động( đường xá, bến cảng, phương tiện giao thông)
o Đối tượng lao động :
+ Là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dùng tư liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử dụng của con người
+ Gồm đối tượng có sẵn trong tự nhiên ( đất, rừng, cá, tôm) hoặc đối tượng đã qua chế biến ( điện, xi măng,…)
Trang 6- VD tổng quan:
Một người thợ làm bánh muốn sản xuất một mẻ bánh mì để bán ra thị trường Quá trình này bao gồm nhiều bước:
o Chuẩn bị nguyên liệu: Người thợ làm bánh cần bột mì, nước, men nở, và
muối Các nguyên liệu này sẽ được nhà thợ đi mua từ nhà cung cấp
o Nhào bột và tạo hình: Sau khi chuẩn bị nguyên liệu, người thợ nhào bột,
tạo hình bánh mì, và ủ cho bánh nở
o Nướng bánh: Khi bột đã nở, người thợ đưa bánh vào lò nướng, căn chỉnh
nhiệt độ, và canh thời gian nướng để bánh chín đều
o Đóng gói và vận chuyển: Cuối cùng, khi bánh đã chín, người thợ đóng gói
và vận chuyển bánh đến tiệm để bán cho khách hàng
Phân tích Lực lượng Sản xuất trong ví dụ trên:
○ Người lao động: Người thợ làm bánh là người trực tiếp lao động, có kỹ
năng làm bánh và kiến thức về quy trình làm bánh mì Người thợ này là yếu
tố cơ bản và quan trọng nhất, vì chính họ là người quyết định chất lượng và
sự sáng tạo trong từng ổ bánh
○ Công cụ lao động: Bao gồm các thiết bị như máy trộn bột, máy nhào bột,
lò nướng, và các dụng cụ nhà bếp khác (dao, muỗng, cân đo) giúp người thợ làm bánh dễ dàng nhào bột, nướng bánh, và tạo ra sản phẩm chất lượng cao
○ Phương tiện lao động: Là đường xá, các phương tiện vận chuyển (như xe
tải nhỏ hoặc xe máy) giúp người thợ vận chuyển bánh từ nơi sản xuất đến cửa hàng bán lẻ Phương tiện này giúp bánh được đưa đến khách hàng nhanh chóng và đảm bảo chất lượng
○ Đối tượng lao động: Là các nguyên liệu thô mà người thợ sử dụng để tạo
ra bánh, bao gồm bột mì, nước, men nở, và muối Đây là những thành phần
mà người thợ tác động vào và biến đổi chúng để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh
Trang 7- Trong các yếu tố làm nên lực lượng sản xuất thì con người là yếu tố cơ bản, quyết định
và quan trọng nhất Vì con người không chỉ sáng tạo ra phương tiện công cụ lao động và phương tiện lao động, đề ra kế hoạch, lựa chọn phương pháp lao động mà còn trực tiếp sử dụng công cụ và phương tiện lao động để sáng tạo ra sản phẩm
- Công cụ lao động là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất, quyết định năng suất, biểu hiện năng lực thực tiễn của con người ngày một phát triển
VD: Trước đây, các nhà thiết kế đồ họa phải vẽ tay hoặc sử dụng các công
cụ thủ công để tạo ra các bản vẽ và sản phẩm Điều này mất nhiều thời gian và giới hạn sự phức tạp cũng như độ chính xác của sản phẩm.Tuy nhiên, khi máy tính và các phần mềm đồ họa như Adobe Photoshop, Illustrator, hoặc các công cụ 3D ra đời, công cụ lao động đã có bước tiến vượt bậc Các phần mềm đồ họa giúp nhà thiết kế làm việc nhanh hơn, tạo
ra sản phẩm chất lượng cao và chi tiết hơn, đồng thời cho phép sáng tạo không giới hạn
- Trong sự phát triển của LLSX, khoa học càng ngày càng có vai trò quan trọng, dần trở thành nguyên nhân trực tiếp biến đổi cả cả sản xuất và đời sống Khoa học công nghệ có thể được coi là đặc trưng của LLSX hiện đại
1.1.2 QHSX
- Khái niệm: Quan hệ sản xuất chính là biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong
quá trình sản xuất Chính nhờ mối quan hệ đó mà quá trình sản xuất xã hội mới diễn ra bình thường
- Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức và
quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động
Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất: công cụ lao động, phương tiện lao động
và đối tượng lao động thuộc sở hữu của ai, nó sẽ xác định địa vị kinh tế xã hội của con người Đây là quan hệ cơ bản nhất, đặc trưng cho QHSX của xã hội và quyết định 2 quan hệ còn lại
Trang 8VD: Trong công ty Tesla, Elon Musk là ông chủ, sở hữu máy móc, thiết bị, …ông này sẽ có vai trò tổ chức quản lý điều hành sản xuất, có quyền phân phối ô tô Còn nhân viên của ông này thì ko có những thứ đó, thì phải bán sức lao động để làm thuê và của cải nhận được ít hơn ông Musk
Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất: Trong xã hội ai là người tổ chức điều
hành và quản lý sản xuất Nó sẽ trực tiếp tác động đến quá trình, quy mô, tốc độ và hiệu quả của sản xuất
VD: Nhờ ông Musk điều hành Tesla vô cùng hiệu quả, vậy nên công ty này đã vô cùng thành công trong lĩnh vực xe điện Ngược lại nếu để ông Việt, người không có một chút kinh nghiệm nào về lĩnh vực này lãnh đạo, thì ông ấy sẽ làm cho công ty phá sản
Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động: là sự phân chia thành quả lao động
sau quá trình sản xuất cho những người lao động sản xuất Quan hệ này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người sản xuất nên có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sản xuất
VD: Vẫn là trong công ty ông Musk này, người nào có trình
độ, có thành tựu nhất định trong công ty thì sẽ được lên chức, tăng lương và không phải làm những công việc lặt vặt, được hưởng những ưu đãi riêng Điều này thúc đẩy các nhân viên cùng cố gắng phát triển để được thăng chức
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong mqh thống nhất, ràng buộc lẫn nhau, trong đó LLSX là nội dung vật chất, QHSX là hình thức xã hội
- Nội dung của MQH:
a LLSX và QHSX thống nhất với nhau, LLSX quyết định QHSX
Sự vận động và phát triển của PTSX bắt đầu từ sự biến đổi của LLSX
Trang 9 LLSX là nội dung vật chất, QHSX là hình thức xã hội
Khi LLSX phát triển (chẳng hạn, công nghệ mới ra đời, công cụ lao động được cải tiến), nhu cầu về một tổ chức sản xuất phù hợp cũng tăng lên Lúc này, QHSX (như chế độ sở hữu, quan hệ phân phối, quan hệ tổ chức trong lao động) sẽ thay đổi
để thích ứng với sự phát triển của LLSX
VD: Ngành nông nghiệp:
o Thời kỳ trước: Nông dân sử dụng công cụ lao động thô sơ như cuốc, xẻng
và sản xuất chủ yếu cho nhu cầu tự tiêu dùng Năng suất lao động thấp và chủ
yếu là quan hệ sở hữu công hữu, đất đai được chia đều cho mỗi gia đình, và
sản phẩm phân phối một cách bình đẳng
o Hiện nay: Nông dân sử dụng máy móc hiện đại như máy cày, máy gặt, và
áp dụng công nghệ thông minh như tưới tự động, phân bón thông minh Năng suất lao động cao và có sự phân chia lợi nhuận theo khả năng lao động của
mỗi người Quan hệ sở hữu cũng thay đổi, từ sở hữu đất đai của các hộ gia
đình đến sở hữu của các công ty, tập đoàn lớn, với các mô hình hợp tác xã hay doanh nghiệp nông nghiệp lớn Phân phối sản phẩm qua các kênh thương mại hiện đại như siêu thị, xuất khẩu
b QHSX tác động trở lại LLSX
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất
QHSX có thể quyết định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ người lao động, tổ chức phân công lao động và sự ứng dụng khoa học, công nghệ nên sẽ tác động đến LLSX
Sự tác động của QHSX đối với LLSX diễn ra theo 2 chiều hướng: Tích cực hoặc tiêu cực
Trang 10VD: Trong nhóm thảo luận Triết học, nếu người nhóm trưởng lạm quyền quá, liên tục tự ý quyết định mọi thứ mà không hỏi ý kiến của các thành viên trong nhóm mình, các thành viên sẽ cảm thấy mình không được tôn trọng và thiếu quyền lợi Hệ quả là họ sẽ cảm thấy chán nản, thiếu động lực để sáng tạo, năng suất giảm
=> Cả nhóm bị ảnh hưởng và ngược lại
Có 2 khả năng dẫn đến sự không phù hợp: QHSX đã lỗi thời hoặc quá tiên tiến so với LLSX
c MQH LLSX và QHSX là quan hệ mâu thuẫn biện chứng
Sự vận động của mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX là đi từ sự thống nhất đến mâu thuẫn và được giải quyết bằng sự thống nhất mới, quá trình này lặp đi lặp lại, tạo ra quá trình vận động và phát triển của PTSX
Sự vận động và tác động qua lại giữa LLSX và QHSX thúc đẩy quá trình tiến bộ của xã hội Đây là quy luật cơ bản giải thích sự phát triển và thay đổi của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử Khi QHSX không còn phù hợp, nó cần được thay đổi để đáp ứng những yêu cầu của LLSX, từ đó thúc đẩy quá trình sản xuất và nâng cao đời sống xã hội
VD : Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp ở Anh:
+ Bối cảnh trước cách mạng:
o Kinh tế dựa vào nông nghiệp và sản xuất thủ công
o Quan hệ sản xuất phong kiến không khuyến khích sáng tạo và sản xuất quy mô lớn
+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất:
o Sự xuất hiện của máy móc như máy hơi nước, máy dệt, giúp tăng hiệu suất lao động
o Điều này tạo ra lực lượng lao động lớn, đòi hỏi sự tập trung nguồn lực và quy mô sản xuất lớn hơn
+ Thay đổi trong quan hệ sản xuất:
Trang 11o Quan hệ sản xuất phong kiến dần bị thay thế bởi mô hình tư bản chủ nghĩa, với sự hình thành giai cấp công nhân và tầng lớp chủ xưởng
o Quan hệ mới này thúc đẩy phát triển công nghiệp, khuyến khích đầu
tư và mở rộng sản xuất
1.3 Ý nghĩa của phương pháp luận quy luật
- Dự báo và định hướng phát triển:
Quy luật này giúp xác định rằng sự phát triển của LLSX sẽ dẫn đến sự thay đổi tất yếu trong QHSX Điều này mang ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong việc dự báo các xu hướng và định hướng chính sách phát triển kinh tế, ví dụ, khi công nghệ và trình độ lao động được nâng cao, cần có các chính sách phù hợp để
hỗ trợ và phát huy năng lực sản xuất này
Các nhà hoạch định chính sách và quản lý xã hội có thể sử dụng quy luật này để
dự đoán các yêu cầu thay đổi trong cơ chế kinh tế, từ đó điều chỉnh QHSX để tránh mâu thuẫn và khủng hoảng kinh tế
- Thúc đẩy cải tiến và đổi mới công nghệ:
Phương pháp luận quy luật khuyến khích nâng cao năng suất lao động và trình độ sản xuất bằng cách phát triển các yếu tố như công cụ, phương tiện lao động, và nâng cao kỹ năng, trình độ của người lao động Điều này giúp LLSX phát triển lên một trình độ mới, từ đó đòi hỏi QHSX thay đổi theo để hỗ trợ hiệu quả nhất cho quá trình sản xuất
Việc thúc đẩy đổi mới và cải tiến công nghệ không chỉ giúp tăng năng suất mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển xã hội
- Phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa:
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, sự phát triển của xã hội loài người là một