TIỂU LUẬN HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINHĐề tài: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA – LIÊN HỆ VỚI SINH VIÊN TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY... Vấn đề biển,đảo trở nê
Trang 1TIỂU LUẬN HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Đề tài:
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA – LIÊN HỆ VỚI SINH VIÊN TRONG TÌNH HÌNH HIỆN
NAY
Trang 2I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền Lãnh thổ Việt Nam làmột chỉnh thể thống nhất, bất khả xâm phạm, với diện tích đất liền là 331.689km2, với 4.550 km đường biên giới, là nơi sinh sống của trên 84 triệu dânthuộc 54 dân tộc anh em đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.Suốt hàng nghìn năm lịch sử, cha ông ta đã chiến đấu hy sinh để xây dựng vàbảo vệ chủ quyền lãnh thổ ấy Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổthiêng liêng của Tổ quốc Biển không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn,cửa ngõ mở rộng quan hệ giao thương với quốc tế mà còn đóng vai trò quantrọng bảo đảm an ninh, quốc phòng đồng thời là địa bàn chiến lược trọng yếutrong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vì vậy, bảo vệ chủ quyền biển,đảo thiêng liêng của Tổ quốc không chỉ thể hiện tư duy của Đảng ta trong cácnghị quyết đại hội mà còn trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu,thường xuyên, lâu dài đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thốngchính trị
Hiện nay, trước tình hình thế giới có nhiều biến đổi, tình hình quốc tế,khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, những nhân tố mới xuấthiện tác động trực tiếp đến tình hình Biển Đông Cạnh tranh chiến lược giữacác nước lớn và tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo giữa các nước trongkhu vực diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, mất ổn định Vấn đề biển,đảo trở nên nhạy cảm và là vấn đề cả Đảng và toàn dân quan tâm, chính vì
vậy, em chọn đề tài “Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia – Liên hệ với sinh viên trong tình hình hiện nay” làm đề tài tiểu luận kết
thúc học phần 1 Đường lối Quốc phòng anh ninh Qua đó phân tích, đánh giáthực trạng, đưa ra các giải pháp và liên hệ với sinh viên hiện nay
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 32.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn vềbiển, đảo, biên giới quốc gia hiện nay, đề xuất phương hướng, giải pháp vàliên hệ với sinh viên trong tình hình hiện nay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở lịch sử và pháp lý, tư tưởng Hồ Chí Minh đưa ranhững khái niệm chính xác về chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia
- Đánh giá đúng thực trạng và vấn đề xây dựng và bảo vệ chủ quyềnbiển đảo, biên giới quốc gia trong tình hình hiện nay
- Đưa ra giải pháp cơ bản về vấn đề xây dựng và bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo, biên giới quốc gia và liên hệ với sinh viên
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Tổ quốc Việt Nam
- Thời gian: Giai đoạn hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu
- Tiểu luận được nghiên cứu theo phương pháp: phân tích, tổng hợp,phân tích - tổng kết kinh nghiệm
5 Kết cấu của tiểu luận
- Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, tiểu luậnđược kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận, khái niệm về Xây dựng và bảo vệ chủ quyền
biển, đảo, biên giới quốc gia
Trang 4Chương 2: Thực trạng và vấn đề xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển,
đảo, biên giới quốc gia của nước ta trong tình hình mới
Chương 3: Giải pháp, liên hệ sinh viên trong tình hình hiện nay
Trang 5II NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở pháp lý, khái niệm về Xây dựng và bảo vệ chủ quyền
biển, đảo, biên giới quốc gia 1.1.Khái niệm chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia
1.1.1 Chủ quyền biển đảo:
Khái quát về biển, đảo nước ta
Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi quốcgia, dân tộc Với vị trí, đặc điểm của một quốc gia ven biển, có đường bờ biểndài 3.260 km từ Bắc xuống Nam dọc theo bờ biển phía Đông- Đông Nam vàTây Nam, vùng biển Việt Nam rộng lớn với hàng nghìn đảo lớn nhỏ, đặc biệt
có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trên Biển Đông có vị trí chiếnlược quan trọng Từ hàng nghìn năm nay, biển, đảo đã gắn liền với sự nghiệpdựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
Nhà nước Việt Nam trước sau như một khẳng định nhất quán chủquyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Lậptrường này được thể hiện trong Luật Biên giới quốc gia năm 2003, Luật BiểnViệt Nam năm 2012, Tuyên bố 1977 về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế,thềm lục địa Việt Nam, Tuyên bố 1982 về đường cơ sở dùng để tính lãnh hảicủa Việt Nam, Nghị quyết của Quốc hội năm 1994 phê chuẩn công ước củaLiên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Nhà nước ta cũng trở thành thànhviên của hàng loạt điều ước quốc tế liên quan đến biển và đại dương
Nước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đông và Nam Vùng biển ViệtNam là một phần biển Đông Bờ biển dài 3.260km, từ Quảng Ninh đến KiênGiang Như vậy cứ l00 km2 thì có l km bờ biển (trung bình của thế giới là600km2 đất liền/1km bờ biển) Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặcquyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km (gấp 3 diện tích đấtliền: l triệu km2/330.000km2) Trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Trang 6và 2.577 đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát
và làm chủ vùng biển Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng, nối liềnThái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Á với châu Âu, châu Úc với TrungĐông Giao lưu quốc tế thuận lợi, phát triển ngành biển Có khí hậu biển làvùng nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật biển phát triển, tồn tại tốt, có tàinguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa dạng, quý hiếm
Về quốc phòng, an ninh biển nước ta nằm trên đường giao thông quốc
tế từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, vì vậy có vị trí quân sự hết sức quantrọng Đứng trên vùng biển-đảo của nước ta có thể quan sát khống chế đườnggiao thông huyết mạch ở Đông Nam Á Vùng biển và hải đảo nước ta có vị tríchiến lược hết sức to lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ nềnđộc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, có liên quan trực tiếp đến sựphồn vinh của đất nước, đến văn minh và hạnh phúc của nhân dân
Quần đảo Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm giữa Biển Đông Từlâu Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã thuộc lãnh thổ Việt Nam với tên BãiCát Vàng, Hoàng Sa Quần đảo Hoàng Sa nằm trong kinh độ 1110 đến 1130Đông, vĩ độ 15045’; đến 17015’, ngang với vĩ độ Huế và Đà Nẵng Hoàng Sanằm ở phía Bắc Biển Đông, trên đường biển quốc tế từ Châu Âu đến các nướcphía Đông và Đông Bắc Á và giữa các nước Châu Á với nhau Quần đảoHoàng Sa gồm trên 30 đảo trong vùng biển rộng khoảng 15.000 km2 chia ralàm 2 nhóm: Nhóm phía Đông có tên là An Vĩnh, gồm khoảng 12 đảo nhỏ vàmột số đảo san hô, Trong đó có 2 đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảorộng 1,5km2 ; nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp vòng cung nên gọi là nhómlưỡi liềm, trong đó có các đảo Hoàng Sa (diện tích 1km2) Quang Ảnh, HữuNhật, Quang Hoà, Duy Mộng, Chim Yến, Tri Tôn…Riêng đảo Hoàng Sa cótrạm khí tượng của Việt Nam hoạt động từ năm 1938 đến 1947, được tổ chứckhí tượng quốc tế đặt số hiệu 48-860 (số 48 chỉ khu vực Việt Nam) Dưới
Trang 7triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam.Năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên Năm 1961 gọi là xã Định Hải, quận HoàVang tỉnh Quảng Nam Năm 1982 chính phủ ta quyết định thành lập huyệnHoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng Nay trở thành huyện Hoàng Sathuộc thành phố Đà Nẵng Năm 1956 Trung Quốc chiếm phần phía Đông củaquần đảo Hoàng Sa Tháng 1/1974, trong lúc quân và dân ta đang tập trungsức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Quốc đã đemquân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Quần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý vềphía Nam Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 đảo nhỏ, bãi ngầm, bãi san
hô nằm trải rộng trong một vùng biển khoảng 180.000 km2 với chiều ĐôngTây là 325 hải lý, chiều Bắc Nam là 274 hải lý, từ vĩ độ 6030’ Bắc đến 120Bắc và từ kinh độ 111030’ Đông đến 117020’ Đông, cách Cam Ranh 248 hải
lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 595 hải lý Quần đảo Trường Sa đượcchia làm 10 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa,Thám Hiểm, Bãi Vũng Mây, Bãi Hải Sâm, Bãi Lim, Song Tử Tây là đảo caonhất (cao 4 đến 6 mét lúc triều xuống); Ba Đình là đảo rộng nhất (0,6km2)trong quần đảo
Điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng này rất khắc nghiệt: nắng gió, giôngbão thường xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo không có cây Quần đảoTrường Sa không chỉ là vị trí quân sự chiến lược án ngữ phía Đông Nam nước
ta, bảo vệ vùng biển và hải đảo ven bờ, mà còn là một vùng có trữ lượng lớnphốt phát khá lớn, có nhiều loại động thực vật và có thể có nhiều dầu
Việt Nam đang có mặt và bảo vệ 21 đảo và bãi đá ngầm trên quần đảoTrường Sa
1.1.2 Biên giới quốc gia:
Trang 8Theo điều 1, Luật biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam quy định
"Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường
và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, cácđảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa,vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam"
Có thể hiểu biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốcgia này vói lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia cóquyền chủ quyền trên biển Ranh giới này hoặc là đường ranh giới được ghinhận trên bản đồ và được đánh dấu trên thực địa hoặc là mặt thẳng đứng điqua đường ranh giới nói trên xác định giới hạn bên ngoài của lãnh thổ quốcgia Đây chính là giói hạn không gian của quyền lực tối cao của quốc gia đốivới lãnh thổ Biên giới quốc gia bao gồm biên giới trên bộ, biên giới trên biển,biên giới trên không và biên giới lòng đất
Tóm lại, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia chính là bảo vệ
Tổ quốc, không chỉ bảo vệ toàn vẹn, thống nhất không gian lãnh thổ biển,đảo, biên giới, lợi ích quốc gia, dân tộc mà còn chính là đang góp phần bảo vệĐảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vị trí, tầm quan trọngcủa biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Người khẳngđịnh:“Nước ta ở về xứ nóng, khí hậu tốt Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”.Theo Người, “biển bạc” chính là của cải vật chất, là sự giàu có nếu khai tháctốt tiềm năng, đi liền với bảo vệ biển; biển, đảo chứa đựng tài nguyên có giátrị về kinh tế, nối liền không gian kinh tế đất nước với khu vực và thế giới.Khẳng định về vị trí, vai trò của biển, đảo, Người đã đưa ra hình ảnh gần gũi
mà dễ hiểu với toàn dân: “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa Giữ nhà mà
Trang 9không giữ cửa có được không? Nếu mình không lo bảo vệ miền biển, thìđánh cá, làm muối cũng không yên Cho nên một nhiệm vụ quan trọng củađồng bào miền biển là phải bảo vệ bờ biển Đồng bào miền biển là người canhcửa cho Tổ quốc”
Trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia, Chủ tịch Hồ ChíMinh luôn đề cao sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh về kinh tế,chính trị, quân sự, ngoại giao và văn hóa của đất nước Theo Người, sức mạnhbảo vệ biển, đảo là sức mạnh đoàn kết toàn dân Ngày 10-4-1956, khi nóichuyện tại Hội nghị cán bộ phát động miền biển, Người đã căn dặn: “Lựclượng nhân dân tổ chức nhau lại là chính Không nên ỷ lại, mà phải tự lựccánh sinh” Đây là nguyên tắc chiến lược, bởi vì khi có nguy biến thì lựclượng và phương tiện tại chỗ của đồng bào sẽ ứng phó kịp thời, cản trở hữuhiệu mọi sự đe dọa, xâm lấn chủ quyền biển, đảo trước khi có sự phối hợp củacác lực lượng khác Trong sức mạnh đoàn kết toàn dân bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo, Người luôn nhấn mạnh đến lực lượng trực tiếp và nòng cốt là Hảiquân nhân dân Việt Nam Ngày 7-5-1955, Người chỉ đạo thành lập CụcPhòng thủ bờ biển (nay là Quân chủng Hải quân) Ngày 11-8-1965, nhân dịphải quân ta vừa tròn 10 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho cán bộ vàchiến sĩ hải quân, vừa khen ngợi thành tích, vừa vạch rõ sự cần thiết xây dựnghải quân vững mạnh trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo "Tuy còn non trẻ,nhưng nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự tin yêu, giúp đỡ của nhân dân,
sự cố gắng không ngừng của mình, hải quân ta đã anh dũng chiến đấu, tíchcực diệt địch, bắn rơi máy bay và đánh đuổi tàu chiến Mỹ, đoàn kết lập công,bảo vệ nhân dân, bảo vệ vùng trời và vùng biển của Tổ quốc Các chú đã nêucao truyền thống anh hùng của dân tộc ta” Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, bảo
vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ lâu dài, khó khăn, phức tạp, bởi phạm vichủ quyền biển, đảo của nước ta rộng lớn, trong khi thực lực của chúng ta cònhạn chế; nước ngoài có thể sử dụng nhiều thủ đoạn, kể cả vũ lực để xâmchiếm biển, đảo Vì vậy, chúng ta phải tìm cách đánh phù hợp với điều kiện,
Trang 10con người, địa hình bờ biển nước ta, cùng trang bị vũ khí hiện có, học tậpcách đánh hiện đại kết hợp với truyền thống đánh giặc xa xưa của tổ tiên Bêncạnh việc phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tập hợp lực lượng, phương thứcbảo vệ chủ quyền biển, đảo, thì việc mở rộng hợp tác quốc tế trong bảo vệ chủquyền biển, đảo được Người đặc biệt quan tâm.
Theo Người, “nước ta là một bộ phận của thế giới Tình hình của nước
ta có ảnh hưởng đến thế giới, mà tình hình thế giới cũng có quan hệ đến nướcta”, nên những hoạt động đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nước ta có mối quan
hệ với cuộc đấu tranh chung của thế giới tiến bộ; nhưng phải “dĩ bất biến”,
“ứng vạn biến” để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ trênthế giới Vì vậy, phải có chính sách đối ngoại rộng mở, hội nhập quốc tế vàhợp tác, hòa bình tốt; tránh đối đầu và không gây thù oán với ai Trong quan
hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, cần tìm ra những điểm tương đồng, khaithác mọi khả năng có thể, nhằm tập hợp lực lượng đoàn kết ủng hộ Việt Nam.Theo Người, để tập hợp các lực lượng quốc tế đoàn kết ủng hộ Việt Nam, vấn
đề quan trọng hàng đầu là phải làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ về ViệtNam, về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta
Trang 11Chương 2: Thực trạng và vấn đề xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển,
đảo, biên giới quốc gia của nước ta trong tình hình mới
2.1 Thực trạng vấn đề xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam hiện nay
Ở mỗi thời kỳ, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những biện pháp vàhành động cụ thể, thiết thực trong vấn đề Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnhthổ quốc gia trên biển Những hành động đó phần nào khiến cho thế giới hiểurằng vùng biển tranh chấp từ trước đến nay vẫn thuộc chủ quyền của ViệtNam và chúng ta nhất quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia cho tới cùng Việcxây dựng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông được tiến hành toàndiện trên các lĩnh vực: Trong xây dựng cơ sở pháp lý, trong quản lý hànhchính, trong xây dựng và phát triển kinh tế biển, trong an ninh quốc phòng,
Trong những năm qua chúng ta đã tranh chấp bảo vệ chủ quyền vớimột số nước như Malaysia, tranh chấp vơi Campuchia tại Vịnh Thái Lan,tranh chấp với Thái Lan về vùng chồng lấn tại Vịnh Thái Lan, Trong đó nổibật và tiêu biểu nhất là tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa
Về mặt thuận lợi:
Trong thời gian qua, Việt Nam đã “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấutranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền biển, đảo, vùngtrời và giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước” Đồng thời, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hànhTrung ương 8, khoá XII) cũng nêu “nhận thức của toàn hệ thống chính trị,nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài về vị trí, vai trò của biển, đảo đối vớiphát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt Chủquyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững”