1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc việt nam xã hội chủ nghĩa liên hệ vấn đề bảo vệ an ninh tổ quốc đối với sinh viên trong tình hình hiện nay

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa – Liên hệ vấn đề bảo vệ an ninh tổ quốc đối với sinh viên trong tình hình hiện nay
Tác giả Sinh Viên
Trường học Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền
Chuyên ngành Giáo dục Quốc phòng và An ninh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

Trong “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc”, quan điểm, tư tưởng của Đảng về xây dựng bảo vệ Tổ quốc không chỉ nêu rõ vai trò, thực trạng của vấn đề này mà còn làm rõ bản chất, mục đích, mục tiêu

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNTỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

-TIỂU LUẬN

HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINHXÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ

QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA – LIÊN HỆ VẤN ĐỀBẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRONG

Trang 2

1 Một số khái niệm cơ bản 32 Nội dung cơ bản xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc 43 Thực tiễn của xây dựng phong trào toàn dân bảo vệTổ quốc 5II Giải pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình hiện nay 7III Trách nhiệm của sinh viên trong việc tham gia xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc 11KẾT LUẬN 15TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

MỞ ĐẦUTính tất yếu của đề tài

Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo đảm an ninh Tổ quốc đã và đang là nhiệm vụ cần được chú trọng và đẩy mạnh Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta luôn nhận thức đúng về sức mạnh và tình hình bảo vệ Tổ quốc của toàn dân Trong “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc”, quan điểm, tư tưởng của Đảng về xây dựng bảo vệ Tổ quốc không chỉ nêu rõ vai trò, thực trạng của vấn đề này mà còn làm rõ bản chất, mục đích, mục tiêu của vấn đề này, bảo vệ Tổ quốc độc lập và ngày càng hiện đại.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong và ngoài nước, chính phủ và nhân dân Việt Nam cần chủ động phòng chống trên các lĩnh vực Trong 9 tháng năm 2021, dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực đến đời sống và kinh tế Việt Nam Đặc biệt, đợt dịch từ tháng 7 đến nay, các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội và các nơi khác phải thực hiện giãn xã hội kéo dài theo Chỉ thị số 16 đã ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng kinh tế (GDP) của cả nước Điều này cho thấy XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN

NINH TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Trang 4

sự khẩn trương của sự chỉ đạo của đảng bộ và sự đoàn kết của nhân dân để vượt qua giai đoạn khó khăn này Để chủ động làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, năm 2021, chúng ta sẽ đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo đảm an ninh Tổ quốc, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của các vùng Xuất phát từ những lý do trên, là một sinh viên vừa được học chương trình giáo dục quốc phòng an ninh, tôi đã chọn “Xây dựng phong trào Vì an ninh Tổ quốc- Những vấn đề liên quan đến phát huy an ninh Tổ quốc” làm đề tài Từ nội dung đề tài đã chọn, giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhận rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, phụng sự Tổ quốc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

NỘI DUNG

I Nội dung cơ bản trong xây dựng phong trào toàn dânbảo vệ Tổ quốc

1 Một số khái niệm cơ bản1.1 Quần chúng nhân dân

- Họ là lực lượng lao động xã hội trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

- Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử: Quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội Xuất phát từ nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng sản xuất vật chất là

Trang 5

cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội và trong đó hoạt động của quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất trực tiếp.

- Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng của tổ tiên về vai trò của nhân dân, luôn coi trọng tư duy cách mạng của nhân dân, vì nhân dân, vì nhân dân Sự gắn bó mật thiết giữa đảng với nhân dân là nguồn sức mạnh truyền thống vô cùng quý báu của Đảng Sự thật lịch sử dựng nước và giữ nước của tổ tiên chứng minh rằng từ vua Hùng, Hai Bà Trưng đến Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung đều dựa vào dân, đều khẳng định lấy dân là nền tảng sử dụng sức mạnh của chính mình, sức mạnh của nhân dân và đánh bại các đội quân xâm lược của các triều đại phong kiến Hán và Mông Cổ.

- Quần chúng nhân dân có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh Tổ quốc Đứng trước những thách thức, khó khăn trên mọi lĩnh vực, trước các thế lực thù địch, phản động: quần chúng nhân dân cần có ý thức tự giác, có tinh thần làm chủ trong việc chắt lọc, nhận biết thông tin chính xác; có khả năng phát hiện, giám sát, giáo dục tội phạm để làm giảm tệ nạn xã hội; hỗ trợ lực lượng Công an trong công tác bảo vệ an ninh trật tự bằng cách làm tốt công tác vận động quần chúng nhân dân

1.2 Quốc phòng toàn dân

- Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một hình thức hoạt động tự giác, có tổ chức của đông đảo nhân dân lao động tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống các loại tội phạm nhằm bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã

Trang 6

hội, bảo vệ tài sản Nhà nước và tỉnh mạng, tài sản của nhân dân.

- Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc luôn giữ vị trí quan trọng, chiến lược không thể thiếu được đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng nói chung và sự nghiệp an ninh -trật tự nói riêng

2 Nội dung cơ bản xây dựng phong trào toàn dân bảo vệTổ quốc

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc luôn giữ vị trí quan trọng không thể thiếu được đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng nói chung và sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự nói riêng Qua đó, lực lượng công an nhân dân đã chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng, củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tập trung vào những nội dung cơ bản như:

2.1 Giáo dục, nâng cao cảnh giác cách mạng, phát huytruyền thống yêu nước của nhân dân tham gia phòngngừa đấu tranh chống mọi âm mưu hoạt động của cácthế lực thù địch trong và ngoài nước

Chống chiến tranh tâm lý phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch.

Bảo vệ an ninh kinh tế, an ninh xã hội, bảo vệ bí mật quốc gia.

Trang 7

Chống địch lợi dụng dân tộc, tôn giáo, lợi dụng dân chủ, nhân quyền để gây mất ổn định chính trị.

Giữ vững khối đoàn kết toàn dân, ổn định chính trị, bảo vệ nội bộ, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch vững mạnh.

2.2 Vận động toàn dân tích cực tham gia chương trìnhquốc gia phòng chống

tội phạm

Vận động nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác, đấu tranh chống các loại tội phạm, góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự tại địa bàn.

Vận động nhân dân tham gia quản lý, giáo dục, cảm hóa những người cần phải giáo dục tại cộng đồng dân cư.

Vận động nhân dân chấp hành và tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, trật tự đô thị, giữ gìn vệ sinh mỹ quan nơi công cộng, tham gia phòng chống gây rối trật tự công cộng

Hướng dẫn và vận động nhân dân bài trừ tệ nạn xã hội, bài trừ các hủ tục lạc hậu, đấu tranh bài trừ văn hoá phẩm độc hại.

2.3 Xây dựng và mở rộng liên kết phối hợp chặt chẽ vớicác ngành, các đoàn

thể quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội trong cácphong trào của địa

phương

Trang 8

Kết hợp lồng ghép phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với các cuộc vận động cách mạng khác của Đảng, Nhà nước ở địa phương như cuộc vận động xoá đói giảm nghèo, Vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa mới…

2.4 Tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoànthể quần chúng tại

cơ sở vững mạnh.

Thông qua phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để rèn luyện, thử thách xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức nhà nước ở cơ sở.

Thông qua phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để thường xuyên đóng góp ý kiến xây dựng cho tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở, lực lượng Công an, kịp thời phát hiện đề nghị đưa ra khỏi tổ chức Đảng, chính quyền, lực lượng Công an những người không đủ tiêu chuẩn về đạo đức và năng lực công tác; đề nghị bổ sung những nhân tố tích cực, ưu tú xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vào cấp uỷ chính quyền cơ sở, để xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, lực lượng Công an trong sạch vững mạnh.

3 Thực tiễn của xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ Tổquốc

3.1 Thành tựu đạt được trong công tác xây dựng phongtrào toàn dân bảo vệ Tổ quốc

Trang 9

Trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an luôn khẳng định “Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có vị trí, vai trò quan trọng, là hình thức thích hợp, hiệu quả để tập hợp, thu hút đông đảo nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân” Kết luận số 44/KL-TW ngày 22/1/2019 của Ban Bí thư (khóa XII) về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” nêu rõ: “Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là cơ sở rất quan trọng để xây dựng “thế trận lòng dân”, thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới, 5 năm thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” (2015–2020), công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn tỉnh đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân chung tay bảo đảm ANTT, tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, củng cố thế trận an ninh Nhân dân ngày càng vững chắc

Đặc biệt, ở những nơi có đông đồng bào là giáo dân hoặc điều kiện kinh tế còn khó khăn, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp

Trang 10

cơ sở luôn bám sát địa bàn, tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đoàn kết tôn giáo để giáo dân sống tốt đời, đẹp đạo, không lợi dụng hoặc để các đối tượng khác lợi dụng những hoạt động tôn giáo nhằm gây chia rẽ, gây mất đoàn kết cộng đồng, mưu toan kích động biểu tình chống lại chính quyền địa phương Ngoài ra, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở còn tích cực động viên, khích lệ nhân dân tham gia lao động, sản xuất, làm giàu cho bản thân, gia đình và quê hương, không để cho những đối tượng xấu có cơ hội lôi kéo, kích động, mua chuộc.

3.2 Hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn tỉnh cũng đang đứng trước những thách thức, đó là sự phát triển của phong trào chưa đồng đều, nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, vận động Nhân dân chưa có nhiều đổi mới, một số mô hình tự quản về ANTT ở cơ sở còn hình thức, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nhất là ở một số đô thị, địa bàn miền núi, biên giới, khu vực nông thôn, trong khu công nghiệp vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ có thể gây mất ổn định…

Nhiều địa phương, do hạn chế về kinh phí và các phương tiện vật chất - kỹ thuật, nên gặp nhiều khó khăn trong việc huy động lực lượng, triển khai các phương án đấu tranh trên không gian mạng Có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở còn bàng quan, thờ ơ với việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh

Trang 11

phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nên không tích cực triển khai nhiệm vụ, không huy động lực lượng, bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện nhiệm vụ

Thời gian gần đây, trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về tăng cường công tác phòng, chống dịch, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khoẻ Nhân dân nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả và có những chậm trễ, thiếu quyết đoán Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc thắt chặt quản lý phòng chống dịch bệnh Đồng thời cần có những công tác tuyên truyền, giáo dục về mức phạt đối với những người chống đối,

không tuân thủ làm lây lan dịch bệnh

II Giải pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ anninh Tổ quốc trong tình hình hiện nay

Trước tình hình dịch bệnh covid - 19 đang diễn biến phức tạp; để chủ động làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, đồng thời triển khai công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2021 đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị, địa phương; ngày 25/02/2021, Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội ban hành Công văn số 479/CV-BCĐ-CAT về việc triển khai công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2021 để hướng dẫn thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh; Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan,

Trang 12

doanh nghiệp, nhà trường cấp tỉnh quản lý, căn cứ tình hình thực tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 với thành phần và kết cấu nội dung phù hợp Trong đó tập trung một số nội dung, giải pháp trong tâm

như sau:

Thứ nhất là tổ chức quán triệt, triển khai thực hiệnnghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chínhsách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác bảo vệan ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xâydựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội các cấp trong tỉnh tham mưu cấp ủy, chính quyền cùng cấp tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; Chỉ thị số 33-CT/TU, ngày 13/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 32-KL/TW, ngày 05/7/2018 của Bộ Chính trị về tình hình an ninh, trật tự nổi lên gần đây và nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới; Chỉ thị số 34-CT/TU, ngày 16/11/2018 của Thường trực Tỉnh ủy và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về đấu tranh với hoạt động cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê có tính chất côn đồ, băng nhóm tội phạm trên địa bàn tỉnh

Thứ hai là triển khai thực hiện có hiệu quả công tácxây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan,

Trang 13

doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về anninh trật tự”

Thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, trường học và Chủ tịch UBND cấp huyện, xã tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 30/CT-UBND, ngày 22/8/2012 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Thông tư 23/2012/TT-BCA, ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”; việc triển khai, phát động đăng ký thực hiện đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” hoàn thành trong quý I/2021.

Để đảm bảo điều kiện xét công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”, hồ sơ thủ tục gồm:

- Tờ trình của khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường.

- Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chuẩn về an ninh trật tự đã đăng ký.

- Bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” trong quý I/2021.

- Biên bản cuộc họp của cơ quan, đơn vị trình, đề nghị công nhận.

Trường hợp Bộ Công an có văn bản sửa đổi bổ sung liên quan đến việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”, Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh sẽ có văn bản hướng dẫn điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.

Ngày đăng: 20/04/2024, 07:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w