1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kỳ lí luận cua chủ nghĩa mác lênin về nhà nước xã hội chủ nghĩa liên hệ thực tiễn

37 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lenin về nhà nước xã hội chủ nghĩa. Liên hệ thực tiễn
Tác giả Mai Văn Thiện, Lâm Đức Quan, Nguyễn Vĩnh Hưng, Nguyễn Lê Ngọc Quyến, Võ Nguyễn Minh Tiến, Huỳnh Văn Tài, Lại Văn Tài, Ngô Ngọc Sơn, Lê Thái Quốc Thắng, Nguyễn Thiên Thức
Người hướng dẫn Trần Văn Chung
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý Luận Chính Trị
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thủ Đức
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

Để bảo vệ sở hữu tư nhân của các nhà tư sản và để thu được nhiều giá trị thặng dư giai cấp tư sản đã ra sức duy trì các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa theo kiểu truyền thống, chính vì

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬTTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊBỘ MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Tiểu luận cuốikỳ

LÍ LUẬN CUA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬNHỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022

Nhóm: Saint Simon (Lớp: LLCT130105_21_1_20CLC)Tên đề tài: Lí luận chủ nghĩa Mac-Lenin về nhà nước xãhội chủ nghĩa Liên hệ thực tiễn

Trang 3

A – PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Chủ nghĩa xã hội là một đề tài lý luận và thực tiễn, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và rất phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau vì thế đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc, công phu và tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học Chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết, chủ nghĩa xã hội là một phong trào, chủ nghĩa xã hội là một chế độ Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác - Lênin trong thời đại ngày nay Trước những thay đổi lớn của nền chính trị thế giới, đó là sự sụp đổ của các nước Đông Âu và Liên bang Xô Viết, đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức đúng đắn các quan điểm của triết học Mác – Lênin, trong đó là các vấn đề nhận thức nhà nước và pháp luật Ngày nay, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và những thành tựu đã làm cho sự phát triển các cá nhân một cách toàn diện và tất yếu theo như dự đoán của Các Mác, từ đó Nhà nước hướng tới các hoạt động vào các lĩnh vực đời sống xã hội, vì đó là sự phát triển của con người Do đó, vấn đề chức năng xã hội của nhà nước đang trở thành đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực khoa học Từ thực trạng đó, vấn đề nhà nước xã hội chủ nghĩa là vấn đề cốt yếu và cần nghiên cứu một cách có hệ thống, góp phần bổ sung lý luận khoa học cho công cuộc củng cố và hoàn thiện nhà nước trong giai đoạn cách mạng hiện nay Vì thế, chúng em chọn đề tài: “ Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước xã hội chủ nghĩa Liên hê W thực tiễn”

2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu về nhà nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời liên hệ thực tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt nam.

Để đạt được mục tiêu trên của bài tiểu luận cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Trình bài nhà nước xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

Trang 4

Sau đó, liên hệ thực tiễn nhà nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới và Việt Nam.

3.Đối tượng nghiên cứu:

Khi nghiên cứu về đề tài này , chúng em đã tập chung nghiên cứ về

nhà nước xã hội chủ nghĩa Làm rõ khái niệm và các đặc điểm , nguyên nhân và bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa Để từ đó nhóm liên hệ trực tiếp đến việc hình thành và xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, tiêu biểu là Trung Quốc, Ấn Độ, Lào.

2

Trang 5

B – PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1.1 Khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức quyền lực của nhân dân, đại diện cho nhân dân quản lý mọi mặt của đời sống xã hội trên tất cả các lĩnh vực Để thực hiện nhiệm vụ tổ chức và quản lý toàn diện cần lập ra một bộ máy nhà nước Xuất phát từ bản chất của nhà nước, bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm sau:

- Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất quyền lực Tính thống nhất quyền lực xuất phát từ quan điểm: tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan đại diện, mà trước hết là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của đất nước.

- Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Việc phân công này nhằm mục đích phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước, khắc phục sự chồng chéo về quyền hạn của các bộ phận khác nhau trong cơ cấu bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa có chức năng thống nhất quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội Để thực hiện chức năng này, nhà nước thiết lập ra các cơ quan nhà nước Có thể phân chia các cơ quan trong bộ máy nhà nước theo nhiều cách khác nhau:

- Xét theo hình thức thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp thì cơ quan nhà nước được chia thành cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.

3

Trang 6

- Xét theo trình tự thành lập thì cơ quan nhà nước xã hội chủ nghĩa được chia thành các cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) và các cơ quan không do nhân dân trực tiếp bầu ra (như nguyên thủ quốc gia do cơ quan quyền lực nhà nước bầu ra).

- Xét theo tính chất thẩm quyền thì phân cơ quan nhà nước xã hội chủ nghĩa thành cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan có thẩm quyền riêng - Xét theo cấp độ thẩm quyền của cơ quan nhà nước xã hội chủ nghĩa được chia thành cơ quan nhà nước ở trung ương và cơ quan nhà nước ở địa phương.

-Tuy nhiên, thông thường thì các cơ quan nhà nước được phân chia theo tính chất công việc được đảm nhiệm Theo cách phân chia này, bộ máy nhà nước gồm cơ quan quyền lực nhà nước; chủ tịch nước, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát.

1.2 Nguyên nhân của sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa1.2.1 Tính tất yếu lịch sử

- Chủ nghĩa Mác Lênin khẳng định rằng, Cách mạng vô sản và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa là tất yếu lịch sử Tính tất yếu này được quy định bới những mâu thuẫn nội tại phát sinh trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa Chính trong lòng xã hội tư bản đã chứa đựng các yếu rố làm tiền đề cho sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa: tiền đề về kinh tế , chính trị và xã hội.

a Những tiền đề về kinh tế

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã làm cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tỏ ra bất lực trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế và cứu vãn nền kinh tế Để bảo vệ sở hữu tư nhân của các nhà tư sản và để thu được nhiều giá trị thặng dư giai cấp tư sản đã ra sức duy trì các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa theo kiểu truyền thống, chính vì thế nó càng thúc đẩy mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất Với sự tập trung tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ cao,

4

Trang 7

công nhân gia tăng về mặt số lượng với trình độ tay nghề cao Lực lượng sản xuất ở trình độ cao này đòi hỏi phải có sự cải biến về quan hệ sản xuất cho phù hợp, sự cải biến này phải được thực hiện thông qua một cuộc cách mạng xã hội, cuộc cách mạng này tất yếu dẫn đến sự thay thế kiểu nhà nước tư sản bằng kiểu nhà nước mới Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

b Tiền đề về xã hội

- Đặc điểm của quan hệ sản xuất là yếu tố quyết định đặc điểm của nhà nước Với đặc điểm quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư tối đa đã quy định bản chất của nhà nước tư sản là nhà nước chuyên chính tư sản.

- Sự tích luỹ và tập trung tư bản đã đẩy phần đông giai cấp công nhân đi vào con đường bần cùng hoá Mâu thuẫn giữa lao động làm thuê và tư bản ngày càng trở nên gay gắt, sự bất công trong xã hội cùng với những chính sách phản động, phản dân chủ đã đưa xã hội tư bản tới sự phân chia sâu sắc Mặt khác, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa với nền đại công nghiệp đã làm tăng đội ngũ công nhân lên đông đảo Đội ngũ này không chỉ đông về số lượng mà còn phát triển cả về chất lượng và thêm vào đó là tính tổ chức kỷ luật cao do nền sản xuất công nghiệp tạo thành Chính điều này đã làm cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp tiên tiến trong xã hội và có vai trò lịch sử của mình là phải đứng lên lãnh đạo cách mạng vô sản, thủ tiêu nhà nước tư sản, thiết lập nhà nước của mình.

c Tiền đề tư tưởng chính trị

- Giai cấp công nhân có vũ khí tư tưởng và lý luận sắc bén là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhận thức đúng đắn các quy luật vận động và phát triển của xã hội Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở lý luận để giai cấp công nhân tổ chức và tiến hành cách mạng, xây dựng nhà nước và xã hội của mình.

- Trong cuộc đấu tranh này hạt nhân lãnh đạo thuộc về các đảng cộng sản là đội quân tiên phong của giai cấp vô sản, lãnh đạo phong trào cách mạng

5

Trang 8

của quần chúng và trở thành nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cách mạng vô sản.

- Ngoài những tiền đề về kinh tế xã hội, tư tưởng, chính trị chung của cả thế giới, ở mỗi nước với đặc thù riêng của mình có những yếu tố ảnh hưởng đến cách mạng vô sản Vì thế, ở những quốc gia khác nhau, cách mạng vô sản diễn ra ở những thời điểm khác nhau là không hoàn toàn giống nhau về hình thức Cách mạng vô sản diễn ra nhanh hay chậm là do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến, đó là những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng và yếu tố thời đại, yếu tố dân tộc…

1.2.2 Cách mạng vô sản và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa

- Những tiền đề về kinh tế, chính trị và tư tưởng mới là những nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng vô sản Nhưng cách mạng vô sản nổ ra như thế nào hay nói cách khác là giai cấp vô sản sẽ tiến hành cách mạng vô sản như thế nào để đưa cách mạng đến thành công lại là một vấn đề khác.

- Về vấn đề này Lênin nhận định: “Vấn đề của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền” Mục đích của giai cấp vô sản là sau khi làm cách mạng vô sản lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản thì thiết lập luôn nhà nước của mình, nhà nước của giai cấp vô sản.

- Trên thực tế giai cấp thống trị không bao giờ tự nguyện dời bỏ địa vị thống trị của mình cùng với những đặc quyền, đặc lợi mà mình đang chiếm giữ, vì vậy giai cấp vô sản muốn lật đổ chính quyền tư sản, thiết lập chính quyền vô sản thì buộc phải thông qua con đường bạo lực cách mạng Bạo lực cách mạng có thể là khởi nghĩa vũ trang, cũng có thể là khởi nghĩa vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị.

- Về bản chất, cách mạng vô sản phải khác hẳn với các cuộc cách mạng trước đó Nếu các cuộc cách mạng trước làm hoàn thiện bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị là thiểu số trong xã hội thì cách mạng vô sản phải đập tan bộ máy nhà nước cũ, thiết lập bộ máy nhà nước mới của đông đảo nhân dân lao động trong xã hội Nhận thức về vấn đề này, Đảng ta ngay từ Hội nghị trung ương lần thứ VIII (năm 1941) đã xác định: ”Cách mạng Việt Nam muốn dành

6

Trang 9

được thắng lợi thì nhất thiết phải vũ trang khởi nghĩa dành chính quyền và sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật sẽ thành lập một Chính phủ cách mạng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chính phủ của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do quốc dân đại hội cử lên”.

Về vấn đề phá bỏ bộ máy nhà nước cũ sau khi giành chính quyền: - Cần thiết phải thủ tiêu ngay bộ máy quân sự quan liêu bao gồm những công cụ bạo lực của nhà nước tư sản cũ như quân đội, cảnh sát, nhà tù, toà án, viện kiểm sát cùng với bộ máy nhà nước từ trung ương xuống đến địa phương và đồng thời ngăn cấm hoạt động của các tổ chức phản động khác là chỗ dựa cho chính quyền tư sản cũ.

- Xoá bỏ những chế định pháp luật không còn phù hợp, bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản.

- Cùng với việc xoá bỏ bộ máy nhà nước tư sản phải chú ý phân biệt bộ máy hành chính quân sự quan liêu với những tổ chức và cơ sở thực hiện chức năng xã hội như: ngân hàng, bưu điện, bệnh viện… và các chế định pháp luật xuất phát từ bản chất xã hội hoặc do nhượng bộ giai cấp vô sản như: quyền bình đẳng công dân trước pháp luật, chế định quyền bào chữa, chế định xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật của toà án.

- Song song với việc xoá bỏ bộ máy nhà nước và pháp luật tư sản thì giai cấp vô sản phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước và pháp luật của giai cấp mình để bảo vệ thành quả mà giai cấp mình vừa dành được Trấn áp sự phản kháng của giai cấp thống tị vừa bị lật đổ cùng những phần tử phản cách mạng khác.

1.3 Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa

So với các kiểu nhà nước khác trong lịch sử, nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới, có bản chất khác với bản chất các kiểu nhà nước bóc lột trong lịch sử.Tính ưu về về mặt bản chất của nhà xã hội chủ nghĩa được thể hiện trên các phương diện:

Về chính trị, nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quần chúng nhân

7

Trang 10

dân lao động.Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, giai cấp vô sản là lực lượng giữ địa vị thống trị về chính trị Tuy nhiên, sự thống trị của giai cấp vô sản có sự khác biệt về cất so với sự thống trị của giai cấp bóc lột trước đây Sự thống trị giai cấp bóc lột là sự thống trị của tiểu số đối với tất cả giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội nằm bảo vệ và duy trì địa vị của mình Còn sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản là sự thống trị của đa số đối với thiểu số giai cấp bóc lột nhằm giải phóng giai cấp mình và giải phóng tất cả các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội Do đó, nà nước xã hội chủ nghĩa là đại biểu cho ý chí chung của nhân dân lao động.

Về kinh tế,bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của cơ sở kinh tế xã hội xã hội chủ nghĩa, đó là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu Do đó, không còn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột Nếu như tất cả các nhà nước bóc lột khác trong lịch sử đều là nhà nước theo đúng nghĩa của nó, nghĩa là bộ máycủa thiểu số những kẻ bóc lột để trấn áp đa số nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột, thì nhà nước chủ nghĩa xã hội vừa là một bộ máy chính trị- hành chính, một cơ quan cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế-xã hội của nhân dân lao động, nó không cònlà nhà nước theo đúng nghĩa, mà chỉ là “nửa nhà nước”.Việc chăm lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động trở hành mục tiêu hàng đầu của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Về văn hóa, xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và những giá trị văn hóa,tiên tiến, tiến bộ của nhân loại, đồng thời mang những bản sắc riêng của dân tộc Sự phân hóa giữa các cấp, các tầng từng bước được thu hẹp, các giai cấp, các tầng lớp bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực và cơ hội để phát triển.

1.4 Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Tùy chọn theo góc độ cận,chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa được chia thành các chức năng khác nhau.

Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.

8

Trang 11

Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa được chia thành chức năng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,

Căn cứ vào tính chất của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng giai cấp (trấn áp) và chức năng xã hội (tổ chức và xây dựng).

Xuất phát từ bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nên thực hiện các chức năng của nhà nước cũng có sự khác biệt so với các nhà nước trước đó Đối với các nhà nước bóc tách lột, nhà nước của thiểu số thống trị đối với đa số nhân dân lao động, nên việc thực hiện chức năng trấn áp đóng vai trò quyết định trong việc duy trì giai cấp nắm quyền chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.Còn trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, mặc dù vẫn còn chức năng trấn áp, nhưng đó là bộ máy giai cấp công và nhân dân lao động tổ chức để trấn áp giai cấp bóc lột đã bị lật đổ và các phần tử chống đối để bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội Mặc dù trong thời kỳ quá độ, sự trấn áp vẫn tồn tại như một tất yếu, nhưng đó là sự thật trấn áp của đa số nhân dân lao động đối với thiếu số bóc lột V.I.Lênin khẳng định: “Bất cứ nhà nào nước nào cũng có nghĩa là dùng bạo lực;nhưng toàn bộ sự khác nhau ở chỗ dùng bạo lực đối với những người bị bóc lột hay đối với những kẻ đi bóc lột " Theo V.I.Lênin, mặc dù trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản," cơ quan đặc biệt,bộ máy đặc biệt là “nhà nước” vẫn cần thiết, nhưng nó đã là nhà nước quá độ, mà không còn là nhà nước theo đúng nghĩa của nó nữa ”

V.I Lenin cho rằng, giai đoạn vô sản sau khi được chính quyền, xác lập địa vị thống trị cho đại đa số nhân dân lao động, thì vấn đề quan trọng không chỉ là trấn áp lại phản kháng của giai cấp bóc lột, mà điều quan trọng hơn cả là chính quyền mới được tạo ra được năng suất sản xuất cao hơn chế độ xã hội cũ, nhờ đó mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho đại đa số các cấp, tầng lớp nhân dân lao động Vì vậy, vấn đề quản lý và xây dựng kinh tế là then chốt, quyết định Nhà

9

Trang 12

nước xã hội chủ nghĩa “không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột, và cũng không phải là chủ yếu là bạo lực.Cơ sở kinh tế của bạo lực cách mạng đó, cái bảo đảm sức sống và thắng lợi của nó chính là công việc cấp vô sản đưa ra được và thực hiện được kiểu tổ chức loại lao động cao hơn so với chủ nghĩa tư bản.Đấy là thực chất của vấn đề.Đấy là nguồn sức mạnh,là điều kiện đảm bảo thắng lợi hoàn toàn và tất nhiieen của chủ nghĩa cộng sản"

Cải tạo cũ xã hội, xây dựng thành công hội xã mới là nội dung chủ yếu và mục đích cuối cùng của nhà nước xã hội chủ nghĩa Đó là một sự nghiệp vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là công việc cực kỳ khó khăn và phức tạp Nó đòi hỏi nhà nước xã hội chủ nghĩa phải là một bộ máy có đầy đủ sức mạnh để trấn áp kẻ thù và những phần tử chống đối cách mạng, đồng thời nhà nước đó phải là một tổ chức có đủ năng lực để quản lý và xây dựng xã hội chủ nghĩa, trong đó công việc tổ chức quản lý kinh tế là quan trọng, khó khăn và phức tạp nhất.

10

Trang 13

CHƯƠNG II : LIÊN HỆ THỰC TIỄN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚCXÃ HỘI CHỦ NGHĨA

2.1 Liên hệ thực tiễn xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới2.1.1 Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Lào

Vào ngày 2 tháng 12 năm 1975, sau khi nắm quyền kiểm soát đất nước, chính phủ Pathet dưới quyền Kaysone Phomvihane đổi tên nước thành Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đưa nhân dân Lào đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

1 Định hướng XHCN ở Lào

Đại hội IV (1986) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đánh giá lại tình hình thực tiễn của đất nước và đề ra phương hướng nhiệm vụ nền tảng đối với việc đổi mới để tiến lên chủ nghĩa xã hội trong tình hình mới của thế giới Tại Trung ương 7 khóa IV (1989), Chủ tịch Cay xỏn Phôm vi hản đã nhấn mạnh: “Việc xây dựng CNXH yêu cầu phải suy nghĩ một cách toàn diện, đầy đủ về tình hình thực tiễn về kinh tế - xã hội và chính trị xuất hiện ở các nước nhất định và trong từng giai đoạn phát triển nhất định của nó việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta (nước Lào) là một quá trình lâu dài thông qua việc xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, xây dựng các yếu tố để tiến lên chủ nghĩa xã hội”.

Từ đó, các kỳ Đại hội của Đảng, đặc biệt là Đại hội X của Đảng năm 2016 đã đánh giá một cách toàn diện quá trình đổi mới trong 30 năm qua (1986-2016) và khẳng định sự quyết tâm tiếp tục đưa đất nước tiến lên mục tiêu CNXH với khẩu hiệu “Nâng cao năng lực lãnh đạo và tính tiên phong của Đảng, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, kiên định đường lối đổi mới toàn diện, có nguyên tắc, giữ gìn và phát triển đất nước theo hướng bền vững tiến tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa”.

2 Một số thành tựu của quá trình xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ởLào trong thời gian qua

11

Trang 14

Lào có những đặc điểm khác với các nước xã hội chủ nghĩa khác là nền kinh tế phát triển thấp, dựa vào nền nông nghiệp làm nền tảng cho phát triển công nghiệp, nhưng công nghiệp lại có cơ cấu non trẻ Chính vì vậy, việc trực tiếp xây dựng công nghiệp khoa học còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Lào vẫn kiên định vững chắc phát triển đất nước theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa , đi theo tư tưởng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Cay xỏn Phôm vi hản.

Với mục tiêu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển, Lào đã và đang tạo điều kiện để đảm bảo ổn định chính trị, đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội; xây dựng xã hội đoàn kết, hòa thuận, dân chủ, công bằng văn minh; tạo tăng trưởng kinh tế có chất lượng bằng hình thức cấu trúc kinh tế mới trong từng bộ ngành và địa phương; giải quyết có hiệu quả các khó khăn về tài chính-tiền tệ, nợ công, loại bỏ rủi ro dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế bằng việc đảm bảo các yếu tố cần thiết cho việc phát triển kinh tế-xã hội một cách liên tục; phấn đấu đạt tăng trưởng kinh tế ở mức từ 4%/năm trở lên.

Đồng thời, Lào cũng tập trung phát triển nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng để làm yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, phát triển nông thôn và giải quyết khó khăn của người dân để có chất lượng cuộc sống tốt hơn; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân, đảm bảo khả năng thực tế trong việc phòng chống hoặc đối phó dịch bệnh và các tình huống y tế khẩn cấp; phát triển nền kinh tế sạch và thân thiện với môi trường, gìn giữ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, vững bền, tiết kiệm và có hiệu quả cao; tăng cường hợp tác với các nước bạn bè và đối tác phát triển với nhiều hình thức, theo nguyên tắc mỗi bên cùng có lợi, chủ động tham gia quá trình kết nối hội nhập rộng rãi với khu vực và quốc tế…

3 Những tồn tại, thách thức đối với sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cáchmạng Lào

Một là, nhận thức và hiểu biết đối với đường lối đổi mới của Đảng chưa sâu sắc, nhất là khâu đột phá theo tinh thần Đại hội IX của Đảng đã đề ra 4 khâu

12

Trang 18

lẻ,Rkhai khoáng,Rthép,Rdệt may,Rô tô,Rnăng lượng,Rnăng lượng xanh,Rngân hàng,Rđiện tử,Rviễn thông,Rbất động sản,Rthương mại điện tửRvàRdu lịch Trung Quốc có ba trong số mườiRsàn giao dịch chứng khoánRlớn nhất trên thế giớiRgồmRThượng Hải,RHồng KôngRvàRThâm Quyến— ba sàn này có tổng giá trịRvốn hóa thị trườngRhơn 15,9 nghìn tỷ đô la, tính đến tháng 10 năm 2020 Trung Quốc có bốn trong số mười trung tâm tài chính cạnh tranh nhất thế giới (Thượng Hải, Hồng Kông, Bắc Kinh và Thâm Quyến), nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu năm 2020R.

Sau giai đoạn bùng nổ cơ sở hạ tầng kéo dài nhiều thập kỷR, Trung Quốc đã xây dựng nên rất nhiều dự ánRcơ sở hạ tầngRhàng đầu thế giới: Trung Quốc hiện sở hữu mạng lướiRtàu cao tốcRlớn nhất thế giới, có số lượng tòaRnhà chọc trờiRnhiều nhất trên thế giới, có nhà máy điện lớn nhất thế giới (đập Tam Hiệp), cùng với một hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu riêng với số lượng vệ tinh lớn nhất trên thế giới Trung Quốc đã khởi xướngRSáng kiến Vành đai và Con đường, một sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu lớn với số tiền tài trợ từ 50–100 tỷ USD mỗi năm Sáng kiến Vành đai và Con đường có thể là một trong những kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử hiện đại.

Từ năm 2000, Trung Quốc đã chuyển từ phát triểnRchiều rộngRsang chiều sâu, chú trọng việc nghiên cứu tạo ra các thành tựu khoa học kỹ thuật mới thay vì sao chép của nước ngoài,

nhằm biến Trung Quốc từ mộtR"công xưởng của thế giới"RthànhmộtR"nhà máy của tri thức" Trung Quốc đã đầu tư lượng lớn tiền

cho sản phẩm công nghệ cao như ô tô điện, sản phẩm bán dẫn, công nghệ smartphone… Điều này đã được ghi rõ trong kế

16

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w