I, Các vấn đề xã hội đương đại: Trong những năm gần đây, dưới sự tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt khi tình hình bệnh dịch Covid-19 xảy ra và bùng nổ trên toàn thế giớ
Trang 1BÀI TẬP CUỐI KỲ
CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI
Trang 2I, Các vấn đề xã hội đương đại:
Trong những năm gần đây, dưới sự tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt khi tình hình bệnh dịch Covid-19 xảy ra và bùng nổ trên toàn thế giới đã tác động và làm thay đổi không nhỏ tới các khía cạnh trong đời sống kinh tế - xã hội Từ đó, nhiều vấn đề xã hội đã nảy sinh cần phải được nhận thức, có cái nhìn toàn diện và đưa ra đường hướng giải quyết Đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm phát triển Việt Nam thành một nước công nghiệp, vững mạnh Tại mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi hoàn cảnh và mức độ phát triển, các vấn đề xã hội được nảy sinh và biểu hiện rất đa dạng và phức tạp Việc của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách là làm thế nào để nhận diện chúng, xác định phạm vi, mức độ ảnh hưởng tới các mặt đời sống kinh tế - xã hội của con người
Theo Từ điển xã hội học, khái niệm vấn đề xã hội được giải thích là những điều kiện và kết quả xã hội ảnh hưởng xấu đến các nhóm và loại thành viên xã hội (thậm chí là toàn bộ dân chúng) trong hoàn cảnh sống của họ
Còn theo các nhà nghiên cứu xã hội học, các vấn đề xã hội xuất hiện khi những thành viên của cộng đồng nhận thấy những dấu hiệu hoặc điều kiện
có ảnh hưởng tác động đến chất lượng cuộc sống của họ, và đòi hỏi những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc giải quyết tình trạng đó theo hướng có lợi tồn tại và phát triển cộng đồng
Có một số điều kiện để trở thanh vấn đề xã hội: xã hội đạt được tới sự phát triển nhất định (nhận thức, quy mô tổ chức,…); xã hội biến đổi nhanh chóng gây đứt gãy lớn về cấu trúc xã hội; xã hội đạt được một mức độ dân chủ nhất định (giáo dục, báo chí, mạng xã hội)
Một số các công trình nghiên cứu trên thế giới về vấn đề xã hội tiêu biểu phải kể tới nhà xã hội học Emile Durkheim đã có những công trình nghiên cứu về các vấn đề xã hội tại châu Âu vào thế kẻ XVII-XIX như nghiên
Trang 3cứu của ông về hiện tượng tự tử Bằng việc khảo sát các vụ tự tử tại châu Âu trong một khoảng thời gian dài, ông đã phát hiện và chứng minh những yếu tố
xã hội có mối liên hệ với hiện tượng xã hội này như các đặc điểm cá nhân Qua đó, ông đã khẳng định tự tử là một hiện tượng mang tính xã hội và là một vấn đề xã hội
Hay cuốn sách “Understanding social prolems” (2011) của tác giả
Lianda A.Mooney, David, Knox và Caroline Schacht của trường Đại học East Carolina University đã nghiên cứu về các vấn đề xã hội tại Mỹ và trên toàn thế giới Các vấn đề xã hội được chia làm 3 nhóm chính đó là: các vấn đề về sức khỏe; vấn đề bất bình đẳng (đói nghèo, kinh tế, việc làm, thất nghiệp, giới, sắc tộc,…) và nhóm các vần đề của toàn cầu hóa ( đô thị hóa, ô nhiễm môi trường, khoa học & công nghệ, xung đột, khủng bố,…)
Tại Việt Nam, đề tài khoa học cấp bộ (2006) “Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay” do
TS Đỗ Văn Thông chủ nhiệm đã đưa ra những cơ sở lý luận chung và một số vấn đề xã hội nảy sinh cần phải giải quyết tại thời điểm Việt Nam đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đồng thời tiến hành quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, bao gồm các vấn đề như: dân số; lao động, việc làm và an sinh xã hội; biến đổi cơ cấu giai cấp và phân hóa giàu nghèo; vấn đề môi trường và sức khỏe cộng đồng Nhóm tác giả không chỉ đưa ra thực trạng các vấn đề xã hội đang tồn tại của Việt Nam mà còn đưa ra những phương hướng giải quyết riêng từng vấn đề dựa trên việc có cái nhìn toàn diện, đánh giá đúng tình hình, xây dựng hợp lý chính sách kinh tế - xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế bền vững
Cuốn sách “Xã hội học và những vấn đề của sự biến đổi” của GS.
Tương Lai xuất bản năm 1997, NXB Khoa học xã hội đã đưa ra không chỉ là những khái niệm, lý thuyết nghiên cứu, mà còn lồng ghép, vận dụng các kết quả điều tra vào việc lý giải những vấn đề thực tiễn của đất nước đặt ra trong
Trang 4thời điểm bấy giờ Tác giả cũng đề cập tới các vấn đề xã hội như: phân tầng
và bất bình đẳng xã hội, nhà ở và môi trường sống đô thị, người nghèo, dân
số, gia đình, người cao tuổi, biến đổi văn hóa và khoa học
Có thể nói, dù ở bất kỳ thời điểm hay xã hội nào thì các vấn đề xã hội
sẽ luôn luôn nảy sinh và tồn tại Chúng có thể mang hướng tiêu cực và hướng tích cực Có những vấn đề nảy sinh và ảnh hưởng trực tiếp trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh đó cũng có những sự kiện nảy sinh
và để lại ảnh hưởng lâu dài trong nhiều thời kỳ Chính vì vậy, ở mỗi thời điểm, mỗi chế độ và mỗi giai đoạn phát triển, ta đều phải nhìn nhận, xem xét chúng một cách toàn diện và đưa ra những giải pháp khắc phục, đối phó với các vấn đề xã hội nảy sinh mới hoặc do thời kỳ trước để lại Trong số các vấn
đề xã hội có thể coi mang tính toàn cầu trong thời điểm hiện tại như: ô nhiễm môi trường, bạo lực (bao gồm các khía cạnh như xã hội, văn hóa, kinh tế), thất nghiệp, vaccine Covid-19, bình đẳng giới, …và đặc biệt là vấn đề toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa có thể coi là một hiện tượng đột phá làm thay đổi tư duy của nhân loại trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… Nhờ có toàn cầu hóa mà ranh giới giữa các quốc gia đã được thu hẹp lại, tạo ra sự phát triển kinh tế, chính trị và chuyển đổi mạnh mẽ về đời sống văn hóa giữa các quốc gia Toàn cầu hóa đã xóa mờ đi những khuôn khổ, ràng buộc về biên giới quốc gia, giúp con người trên toàn thế giới kết nối với nhau dễ dàng hơn, không ngừng giao lưu và học hỏi Chính vì vậy, tôi lựa chọn Toàn cầu hóa làm chủ đề viết cuối kỳ môn Các vấn đề xã hội đương đại
II, Tổng quát vấn đề toàn cầu hóa:
1, Khái niệm:
Toàn cầu hóa không phải là hiện tượng mới, trong cuốn “Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ quốc tế” (2013) của tác giá Đào Minh Hồng và Lê Hồng Hiệp
Trang 5chủ biên đã cho rằng “ Toàn cầu hóa đã manh nha xuất hiện từ thuở bình minh của nền văn minh phương Tây Có người gắn liền sự ra đời của toàn cầu hóa với làn sóng thực dân hóa đầu tiên của các quốc gia Châu Âu thể kỷ
15-16” Tuy nhiên cụm từ “Toàn cầu hóa” chính thức xuất hiện trên thế giới từ
những năm 1960 và có mặt tại Việt Nam sau đó 26 năm Nó đã trở thành một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học và nhiều nhất là ngành khoa học xã hội đương đại
Theo nhà bình luận chính trị người Mỹ, Thomas Loren Friedman,
“toàn cầu hóa được hiểu là những thay đổi trong xã hội gắn liền với sự liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên quy mô toàn cầu do sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, đặc biệt là khoa học công nghệ”
Còn theo quan điểm của TS Lê Hồng Hiệp “Toàn cầu hóa là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ toàn cầu” Toàn cầu hóa đã làm lu mờ đường biên giới giữa các quốc
gia, thu hẹp khoảng cách không gian về mặt địa lý, đời sống kinh tế, chính trị,
xã hội và văn hóa thế giới
Qua 2 quan điểm khái niệm, ta đều có thể hiểu, toàn cầu hóa là một quá trình phát triển kinh tế theo xu thế hiện đại, là sự la truyền các sản phẩm, thông tin, việc làm xuyên biên giới và văn hóa quốc gia Đồng thời, nó làm tăng lên mạnh mẽ các mối liên hệ, sự phụ thuộc cũng như ảnh hưởng qua lại giữa các khu vực, quốc gia và dân tộc trên thế giới
2, Đặc điểm của quá trình toàn cầu hóa:
Toàn cầu hóa chính là sợi dây kết nối các quốc gia về nhiều mặt như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, sự không phân biệt ranh giới về mọi
Trang 6phương diện trong đời sống đã khiến quá trình toàn cầu hóa trở nên có ích đối với nhân loại trên quy mô toàn cầu Cụm từ này thường được đề cập nhiều nhất trong lĩnh vực kinh tế, bởi nhờ có toàn cầu hóa đã thúc đẩy sự tự do hóa các hoạt động kinh tế và thương mại quốc tế với sự điều hành của chính phủ từng quốc gia và các tổ chức quốc tế Ta có thể xét quá trình toàn cầu hóa theo 5 đặc điểm:
Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa liên quan tới sự xuất hiện và nhân rộng của một loạt các mạng lưới liên kết ở cấp độ toàn cầu, thách thức các đường biên giới địa lý, văn hóa, kinh tế, chính trị truyền thống Sự xuất hiện của các kênh truyền hình sử dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật khiến cho thông tin được truyền tải nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu Nhờ có toàn cầu hóa mà ngày nay, chúng ta có thể cập nhật tin tức, đọc tài liệu của tất cả các nước trên thế giới mà không bị giới hạn như trước kia Hay việc di chuyển giữa các nước trên thế giới cũng trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn rất nhiều khi có toàn cầu hóa Năm 2003, tổ chức WTO ước tính nền du lịch toàn cầu đem lại doanh thu khoảng 693 tỉ USD Còn tại Việt Nam, theo số liệu thống
kê trng 9 tháng năm 2019, tổng lượng khách quốc tế đến du lịch tại Việt Nam khoảng 1.561.274 lượt, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm 2018 Nhờ vậy mà
người ta càng nói nhiều tới khái niệm “nền kinh tế toàn cầu”, nơi mà các
đường biên giới quốc gia bị xóa mờ, việc đi lại, di cư – nhập cư của con người giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết
Thứ hai, các tiến bộ về thông tin liệc lạc, giao thông vận tải và công nghệ sản xuất khiến cho dòng vốn đầu tư, háng hóa, công nghệ và lực lượng lao động di chuyển dễ dàng hơn trên khắp thế giới Điển hình cho đặc điểm này chính là thị trường tài chính hiện đại, các giao dịch điện tử trực tuyến diễn ra không giới hạn thời gian như các sàn chứng khoán, việc mua bán hàng hóa trên các trang thương mại điện tử,… Các trung tâm thương mại trên toàn thế giới cung cấp hàng hóa xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau đến tay người
Trang 7tiêu dùng Các tổ chức quốc tế, các công ty – tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức phi chính phủ ngày càng gia tăng vai trò của mình Tuy nhiên, mặt trái còn tồn tại của các tiến bộ khoa học này chính là hình thành và tạo điều kiện hoạt động cho các tổ chức tội phạm và khủng bố
Thứ ba, thông qua quá trình toàn cầu hóa, mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia cũng như người dân trên thế giới ngày càng gia tăng Biểu hiện của đặc điểm này là sự phụ thuộc không chỉ ở mặt kinh tế mà còn xuất hiện ở các phương diện khác như môi trường: tình trạng ấm lên toàn cầu, các thiên tai tự nhiên,… hay các làn sóng tư tưởng, tội phạm và chủ nghĩa khủng
bố xuyên quốc gia Điều này đòi hỏi các quốc gia bị ảnh hưởng phải có sự hợp tác sâu rộng với các nước khác để có được sự giúp đỡ và giải quyết vấn
đề Bởi trong bối cảnh toàn cầu hóa, rất khó có tình trạng không một quốc gia nào không bị ảnh hưởng cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực, và càng không thể một mình giải quyết được những vấn đề đó, nhất là những quốc gia nhỏ, còn yếu kém về kinh tế - chính trị
Thứ tư, toàn cầu hóa đang làm giảm dần các khác biệt về văn hóa Đây
là đặc điểm vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực Có thể nói, toàn cầu hóa đã tác động rất mạnh mẽ đến khía cạnh đời sống tin thần của con người, dân tộc Nó cho phép người dân ở mỗi quốc gia tiếp xúc với những nền văn hóa, phong tục, tập quán, ngôn ngữ,… khác nhau Sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa đã làm giảm dần sự khác biệt, tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau Từ
đó, lối sống cũng trở nên phong phú, đa dạng và cởi mở hơn Ví dụ, những bộ phim Hàn Quốc khi được phát sóng đã giúp phổ biến các giá trị văn hóa Hàn Quốc tới bạn bè quốc tế, những thói quen từ đồ ăn, cách ăn mặc, tiêu dùng,… của một bộ phần người có phẩn bị ảnh hưởng và đồng nhất Thông qua âm nhạc, điện ảnh, người dân trên thế giới ngày càng biết tới nhiều hơn các giá trị văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán của các quốc gia Đó là quá trình toàn cầu hóa trên khía cạnh văn hóa, tạo nên sự hiểu biết nhau giữa người dân
Trang 8thuộc nhiều quốc gia, nhiều văn hóa khác nhau Tuy nhiên, sự hội nhập toàn cầu hóa về mặt giá trị này tồn tại nhiều mặt tiêu cực như việc nó sẽ đe dọa, làm lu mờ bản sắc văn hóa quốc gia, những giá trị cốt lõi, đa dạng của nền văn hóa thế giới
Đặc điểm cuối cùng đó là quá trình toàn cầu hóa khiến vai trò của các quốc gia với tư cách là các chủ thể chính của quan hệ quốc tế cũng trở nên suy giảm Điều này thể hiện rõ ở việc toàn cầu hóa xóa bỏ đi ranh giới đồng thời cũng làm xói mòn chủ quyền quốc gia, nhất ở lĩnh vực kinh tế Khi các quyết định kinh tế các quốc gia không thể đóng khung trong phạm vi biên giới lãnh thổ của quốc gia đó hay chỉ dựa vào nước điều kiện của quốc gia sở tại Ngược lại, mọi quyết định kinh tế của chính phủ đều chịu sự điều chỉnh của lực lượng thị trường trên toàn cầu, nằm ngoài kiểm soát của nhà nước
Từ những đặc điểm trên, ta có thể thấy vấn đề toàn cầu hóa là một hiện tượng vừa mang lại những mặt tích cực và tiêu cực Toàn cầu hóa có ý nghĩa cách mạng trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, làm biến đổi mạnh
mẽ các mặt trong đời sống phát triển của con người từ kinh tế - chính trị đến đời sống văn hóa – xã hội trên toàn cầu Bên cạnh đó, với các mặt tiêu cực, nếu các quốc gia không tìm ra những biện pháp giải quyết nhanh chóng kịp thời sẽ dân tới sự hòa tan về văn hóa, bị các nước khác thao túng chính trị, kinh tế - xã hội, môi trường tự nhiên và thiên nhiên sẽ bị tổn hại nặng nề
III, Tác động của toàn cầu hóa đến Việt Nam:
1, Tác động tích cực:
a, Khía cạnh kinh tế:
Toàn cầu hóa giúp Việt Nam mở rộng thị trường khi có cơ hội được gia nhập các tổ chức quốc tế, mở rộng quan hệ Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 1995
Kể từ đó tới nay, quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước
Trang 9thành viên ngày càng phát triển và có tác động mạnh tới kinh tế Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2015, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đã tăng 12 lần, đạt 42 tỷ USD Đến năm 2019 tăng 16,5 lần, đạt 57,5 tỷ USD Năm 2020, mặc dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN tuy có sụt giảm nhưng vẫn đạt mức 53,6 tỷ USD, tăng 15,4 lần so với năm 1995, chiếm 9,8% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước
Toàn cầu hóa tạo tiền đề đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đưa Việt Nam từ một nước nghèo, kém phát triển trở thành nước có thu nhập trung bình Tăng cường thương mại quốc tế, mở rộng xuất khẩu, kích thích kinh tế trong nước phát triển, tăng khả năng tích lũy tái đầu tư Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, năm 2020, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 2.786 USD/người, tốc độ tăng trưởng đạt 1,98% trong năm 2020 Bên cạnh
đó, toàn cầu hóa cho phép Việt nam phát huy các nguồn lực trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh vốn có (ổn định chính trị, môi trường, kinh doanh
an toàn, vị trí địa chính thuận lợi, có khoáng sản dồi dào, nền nông nghiệp tương đối phát triển để tạo nguồn xuất khẩu Việt Nam được coi là một nước
có lợi thế về nền nông nghiệp, đặc biệt là thứ hạng xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các nước thế giới luôn ở mức đầu Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết: Trong 10 tháng năm 2021, xuất khẩu gạo đạt trên 5,183 triệu tấn, trị giá 2,738 tỉ USD, giảm 3,1% về lượng nhưng tăng 3,7% về giá trị Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế trong đại dịch, năng suất lúa tăng cao, chăn nuôi tăng trưởng
ổn định, kim ngạch xuất khẩu một số nông sản 9 tháng năm 2021 đạt khá so với cùng kỳ năm trước Ngành nông nghiệp tăng 3,32%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,3%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 0,66%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm
Trang 10Toàn cầu hóa giúp thu hút vốn đầu từ vào Việt Nam để tăng cường cơ
sở vật chất, mở rộng thị trường, thúc đẩy đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại Đến nay, Việt Nam đã hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có quan
hệ ngoại giao, kinh tế với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; tham gia, trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín, toàn cầu và khu vực như Liên hợp quốc, Tổ chức thương mại quốc tế, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, tổ chức ASEAN…, đã ký 16 hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương, trong đó có những hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới Trong những năm gàn đây, những cuộc chiến tranh thương mại của những nước lớn đã cản trở công cuộc toàn cầu hóa trên toàn thế giới và một vài nước nhỏ, nhất là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đã và đang tác động lớn tới lưu thông hàng hóa, đầu tư quốc tế, tăng trưởng kinh tế thế giới Điều này có những ảnh hưởng nhất định tới Việt Nam, tạo ra những khó khăn, thách thức cho Việt Nam Đồng thời, nó cũng tạo ra cơ hội cho Việt Nam, khi Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ, vào thị trường Trung Quốc thay thế cho hàng hóa của một số nước bị cản trở xuất khẩu vào những thị trường này Việt Nam có cơ hội thu hút các nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi Trung Quốc và thu hút cả các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam sản xuất hàng hóa để xuất khẩu vào Mỹ, đi vòng, tránh thuế quan cao và hàng rào thương mại của Mỹ với hàng hóa Trung Quốc
Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho Việt Nam cùng nhiều nước giải quyết các vấn đề mỗi nước cũng như những vấn đề chung của thế giới như mất cần bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế toàn cầu Đồng thời tạo điều kiện giao lưu, hợp tác với các quốc gia, tiếp thu các thành tựu của văn minh nhân loại để phát triển văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam Việc hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước lớn mạnh để chung tay giải quyết các vấn đề tiêu cực còn tồn tại được đông đảo các quốc gia thành viên quan tâm Dù đã xây dựng và thực thi Luật Bảo vệ Môi trường
từ những năm 1994 Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong