1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Các VĐXHĐĐ - Nhận thức, thái độ của sinh viên về vấn đề biến đổi khí hậu trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận thức, Thái độ của Sinh Viên về Vấn Đề Biến Đổi Khí Hậu trong Xu Thế Toàn Cầu Hóa Hiện Nay
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Các Vấn Đề Xã Hội Đương Đại
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 178,87 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI MÔN CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN VỀ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAYNghiên cứu trường hợp tại Học viện Báo chí và Tuyên t

Trang 1

ĐỀ TÀI MÔN CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN VỀ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY

(Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Trang 2

1 Tính cấp thiết

Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa diễn ra rất nhanh chóng trên toàn bộmọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tuy nhiên, quá trình này cũng làm xuất hiệnnhững vấn đề toàn cầu và những vấn đề toàn cầu này đang ngày một gia tăng

và uy hiếp trực tiếp, mạnh hơn đến sự sống của loài người Trong đó, ô nhiễmmôi trường là vấn đề hàng đầu mà tất cả các nước đều phải “trả giá” trong quátrình phát triển kinh tế - xã hội

Cùng với tiến trình lịch sử, Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trongnhững thách thức lớn nhất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loàingười BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trườngsinh thái trên phạm vi toàn thế giới Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gâyngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước và xâm nhập mặn các vùng ven biểnảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệthống kinh tế - xã hội trong tương lai Vấn đề BĐKH đã, đang và sẽ làm thayđổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển trên tất cả mọi lĩnh vực trong đờisống xã hội của toàn nhân loại

Hội đồng Liên Chính Phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã nhấn mạnh:

“Chỉ cần nhiệt độ tăng thêm 2ºC so với thời kỳ tiền công nghiệp hóa, cả thếgiới sẽ rơi vào tình trạng khốn cùng và hỗn loạn ngoài sức tưởng tượng” vàcũng dự báo khoảng 2 tỷ người trên thế giới sẽ lâm vào tình trạng thiếu nướctrong năm 2050; có tới 90% người dân châu Á sẽ phải chịu những tác độngcủa khí hậu toàn cầu Vào tháng 9/2012 tổ chức nhân đạo DARA từng cảnhbáo biến đổi khí hậu trong thập niên tới sẽ đe dọa sinh mạng của 100 triệu conngười trên hành tinh và có nguy cơ cuốn trôi 3,2% của cải nhân loại làm ranếu như quốc tế khoanh tay trước tình trạng này Tháng 11 năm 2013 siêu bãoHaiyan đã tàn phá Philippines, tính đến ngày 22/11 tổng số người thiệt mạngtại Philippines do siêu bão Haiyan gây ra là 5209 người và 1602 người mất

Trang 3

Theo báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH, nhiệt độ trungbình toàn cầu và mực nước biển tăng nhanh trong vòng 100 năm qua, đặc biệttrong khoảng 25 năm gần đây Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt

độ trung bình đã tăng khoảng 0,5 - 0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng20cm Hiện tượng El Nino, La Nina đã gây ra những ảnh hưởng nặng nề tớiđời sống xã hội và ngày càng có xu hướng ra tăng BĐKH thực sự đã làm chonhững thiên tai, đặc biệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng khốc liệt [thủ tướng2011]

Trước những thách thức về tác động của BĐKH, Việt Nam luôn là mộttrong những quốc gia đi đầu trong việc tham gia và thực hiện các hiệp ướcquốc tế nhằm giảm nhẹ tác động của BĐKH Ngày 30/8/2012, Thủ tướngChính phủ đã ký Quyết định số 1138/QĐ-TTG Phê duyệt Chương trình mụctiêu quốc gia Ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 - 2015 Một trong nhữngmục tiêu cụ thể của Chương trình là: Nâng cao nhận thức của cộng đồng vềBĐKH; với các nhiệm vụ như: Phổ biến, tuyên truyền nâng cao kiến thức cơbản về BĐKH, tác động của BĐKH cho đại đa số công chức, viên chức nhànước, 75% học sinh, sinh viên, 50% cộng đồng dân cư [thủ tướng 2008]

Sinh viên là thế hệ trẻ, là lực lượng trí thức trong xu thế toàn cầu hóahiện nay và là một nhóm xã hội đặc thù Tư tưởng, nhận thức và thái độ củanhóm xã hội này có ảnh hưởng tới việc cải thiện môi trường trong bối cảnhhiện nay

Việc tìm hiểu nhận thức và thái độ của sinh viên về vấn đề biến đổi khíhậu trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay sẽ đưa ra thực trạng nhận thức và thái

độ về vấn đề biến đổi khí hậu của tầng lớp sinh viên, giúp các nhà hoạch địnhchính sách đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp góp phần nâng cao nhậnthức, thái độ của sinh viên, giảm cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu tại ViệtNam

Trang 4

Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức và thái độ của sinhviên về vấn đề biến đổi khí hậu như thế nào? Những yếu tố nào tác động đếnnhận thức và thái độ của sinh viên về vấn đề biến đổi khí hậu Cần làm gì đểnâng cao nhận thức và thái độ của sinh viên đối với vấn đề này Chính vì vậy,

tác giả lựa chọn đề tài “Nhận thức, thái độ của sinh viên về vấn đề biến đổi khí hậu trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay” là vấn đề cần thiết và có ý

nghĩa

2 Tổng quan nghiên cứu

Với những hậu quả nghiêm trọng gây ra cho xã hội, BĐKH đã và đangthu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, các tổ chức xã hội và các tổchức phi chính phủ dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau từ vi mô đến vĩ mô.Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả lựa chọn và phân tích một sốcông trình nghiên cứu dựa trên những tiêu chí sau:

2.1 Những nghiên cứu về biến đổi khí hậu:

Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2010), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, Cuốn sách đã cung cấp những kiến thức cơ bản

về biến đổi khí hậu, thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam và chỉ ra các giảipháp hạn chế biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Nhóm công tác biến đổi khi hậu (CCWG) - Nhóm công tác dân tộc

thiểu số (EMWG) (2011), Biến đổi khi hậu: Tác động, khả năng ứng phó và một số vấn đề về chính sách (nghiên cứu trường hợp đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc), Hà Nội Nghiên cứu này đã chỉ rõ những tác

động của biến đổi khí hậu tại các tỉnh miền núi phía Bắc, sự tác động đến cácngành sản xuất khác nhau, sự tác động đến các đồng bào dân tộc thiểu số Từ

đó đưa ra những sáng kiến nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu của người dân

ở các tỉnh miến núi phía Bắc, đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số

Trang 5

Nghiên cứu Thực trạng đưa tin về BĐKH trên truyền hình, khoa Xã hội

học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Viện FES, năm 2013.Nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính trong phân tích nộidung văn bản, hình ảnh truyền thông để tiến hành nghiên cứu Ngoài việckhẳng định thêm một số các kết quả của nghiên cứu năm 2012 còn phát hiệnthêm một số điểm mới Đó chính là sự phản ánh đa dạng hơn các biểu hiện vànguyên nhân của BĐKH, các giải pháp cũng được phản ánh cụ thể hơn so vớikết quả nghiên cứu trước Nghiên cứu còn đưa ra một số các khuyến nghị vớicác nhà quản lý báo chí và với các nhà báo nhằm nâng cao chất lượng cácchương trình truyền hình liên quan tới BĐKH để công chúng có sự nâng cao

về nhận thức, nhu cầu, từ đó có hành vi đúng đắn ứng phó với BĐKH

Luận văn thạc sỹ Hiệu quả tuyên truyền biến đổi khí hậu ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ hiện nay, tác giả Mè Quốc Việt, Học viện Báo chí và

Tuyên truyền, 2013 Từ kết quả khảo sát về hiệu quả hoạt động tuyên truyềnbiến đổi khí hậu ở thành phố Việt Trì, luận văn chỉ ra một số kết quả Một là,tuyên truyền biến đổi khí hậu là một hoạt động có liên quan đến sự phát triểnkinh tế - xã hội của thành phố Việt Trì Hai là, nhờ có sự quan tâm lãnh đạo,chỉ đạo của các lãnh đạo các cấp uỷ Đảng và chính quyền đối với hoạt độngtuyên truyền biến đổi khí hậu nên hoạt động này đã đạt được những kết quảnhất định Ba là, Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả hoạt động tuyêntruyền biến đổi khí hậu cần tăng cường vai trò chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp

ủy Đảng và chính quyền ở thành phố Việt Trì

2.2 Những nghiên cứu đánh giá nhận thức, thực trạng, nhu cầu của các nhóm xã hội về BĐKH:

Báo cáo kết quả nghiên cứu Nhận thức và tiếp cận thông tin về BĐKHcủa người dân hiện nay do Ths Dương Thu Hương, Học viện Báo chí

và Tuyên truyền thực hiện năm 2013 dựa trên việc phân tích số liệu từ cuộcđiều tra quy mô toàn quốc của dự án Climate Asia thuộc tổ chức BBC Media

Trang 6

action với cỡ mẫu được chọn là 3486 hộ gia đình tại 7 khu vực từ bắc vàonam Kết quả phân tích từ số liệu của cuộc điều tra cho thấy tỷ lệ người dân

đã nghe đến cụm từ BĐKH hoặc các thông tin liên quan chiếm đến 58%, cógần ¼ tổng số người được hỏi trả lời họ chưa nghe và 16% nghe nhưng khônghiểu gì Cũng theo tác giả, một trong những giải pháp nhằm nâng cao nhậnthức cho người dân là: “Tập trung ưu tiên trong các chiến lược truyền thôngđến các nhóm hiện nay đang ít có cơ hội được tiếp cận thông tin về BĐKH,địa phương hóa các chiến lược truyền thông, hướng tới truyền thông thay đổihành vi một cách bền vững”

Luận văn Nhận thức và nhu cầu thông tin về biến đổi khí hậu của đội ngũ làm công tác truyền thông đại chúng hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Xuân Nguyên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2015 Kết quả nghiên cứu

đã chỉ ra rằng, nhận thức của các nhà báo về BĐKH chưa sâu, chưa đầy đủ,một số nhà báo chưa tiếp cận đến khái niệm BĐKH, tỷ lệ các nhà báo thamgia các khóa tập huấn về BĐKH chưa cao với lý do chủ quan và khách quankhác nhau Nhận thức của các nhà báo về các biểu hiện, nguyên nhân, hậuquả, mức độ ảnh hưởng, chính sách về BĐKH cũng vẫn còn hạn chế Điềunày ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tin bài và hiệu quả truyền thông củacác chương trình BĐKH Các yếu tố nhân khẩu học và nghề nghiệp, đơn vịcông tác hay các cơ quan báo chí có ảnh hưởng và tác động không đáng kểđến nhận thức của các nhà báo về BĐKH Tuy nhiên nhân tố tuổi lại có ảnhhưởng khá mạnh đến nhận thức về BĐKH của các nhà báo Kết quả nghiêncứu cũng chỉ ra rằng, rất cần thiết phải nâng cao các kỹ năng làm báo vềBĐKH cho các nhà báo

Nghiên cứu Nhận thức về biến đổi khí hậu của người dân Thành phố

Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Minh Nhựt (2020) Theo nghiên cứu, vấn đề

thiên tai, thời tiết bất thường đã hiện hữu và tác động trực tiếp, gián tiếp vào

Trang 7

chính quyền phổ biến sâu rộng và liên tục trong nhân dân Các cơ quan chứcnăng và chính quyền địa phương chưa có phương thức thích hợp trong tậphuấn, truyền thông về BĐKH phù hợp với trình độ học vấn của người dânhuyện Cần Giờ Người dân tiếp cận được các thông tin về BĐKH còn quá ít,chỉ có một bộ phận quan tâm chủ yếu từ các phương tiện truyền thông đạichúng và một phần từ chính quyền địa phương Sự chia sẻ thông tin tại cộngđồng còn khá rời rạc, thụ động Từ đó, hành động của người dân còn mangtính tự phát, đơn lẻ và chưa tạo được sức mạnh của cộng đồng Bên cạnh, cáchoạt động tích cực của người dân và cộng đồng trong công tác ứng phó vớiBĐKH, thì vẫn còn một bộ phận dân cư có phản ứng tiêu cực, không hợp tácvới cộng đồng và chính quyền Người dân và cộng đồng thiếu đi sự chủ động,luôn mang tâm lý lệ thuộc vào chính quyền vì chính quyền là chỗ dựa đángtin cậy hơn chính cộng đồng mà họ đang sinh sống Vấn đề sử dụng nguồnlực cộng đồng để phát triển cộng đồng, tạo cho cộng đồng một sự cố kết bềnvững, năng động hơn thì chính quyền các cấp và địa phương còn lúng túng.

Nghiên cứu Thực trạng nhận thức của cư dân huyện cần giờ về biến đổi khí hậu hiện nay, tác giả Nguyễn Minh Nhựt, 2019 Nghiên cứu này đánh

giá thực trạng nhận thức của cư dân huyện Cần Giờ về biến đổi khí hậu(BĐKH) hiện nay dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá: nhận thức về mức độnghiêm trọng và những biểu hiện của BĐKH; các nguồn tiếp nhận thông tin

về BĐKH của người dân địa phương và nhận thức về tác hại của BĐKH tớicác hộ gia đình (HGĐ) Người dân đã cảm nhận, lo lắng đến các hiện tượngthiên tai, thời tiết bất thường đang diễn ra ngày càng nhiều và ảnh hưởng trựctiếp đến sinh kế của từng HGĐ Mặt khác, phần lớn người dân chưa tiếp cậnđược các thông tin về BĐKH qua các kênh truyền thông đại chúng và từchính quyền địa phương Sự trao đổi, chia sẻ thông tin về BĐKH tại cộngđồng còn khá rời rạc, thụ động Bên cạnh đó, các tác hại của BĐKH đã ảnhhưởng nặng nề đến việc làm/sinh kế, làm mất/hư hỏng nhà cửa, tài sản và ảnhhưởng đến sức khỏe của các HGĐ Những vấn đề này làm cho người dân

Trang 8

nhận thấy các tác hại của BĐKH tới các HGĐ đang có xu hướng tăng hơn làgiảm đi và làm tăng thêm gánh nặng đối với họ.

Nghiên cứu Nhận thức của người dân về tác động của Biến đổi khí hậu đến sức khỏe cộng đồng (Nghiên cứu tại Tân Trung huyện Mỏ ày Nam tỉnh Bến Tre), Tác giả Đinh Văn Mãi, Đại học Cần Thơ Biến đổi khí hậu (BĐKH)

đang tác động đến hầu hết các quốc gia trên thế giới Trong đó, Việt Namđược đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.Thiên tai, dịch bệnh, thời tiết biến đổi thất thường là những minh họa cụ thể

mà chúng ta đã từng phải chứng kiến, “trải nghiệm” với biết bao đau thương,mất mát cả về con người và tài sản Sức khỏe cộng đồng bị đe dọa trướcnhững diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu Để người dân bảo vệ sứckhỏe của chính bản thân, gia đình và cộng đồng thì việc phản ánh thực tếnhận thức của người dân về sức khỏe cộng đồng nói chung và sức khỏe cộngđồng dưới tác động của biến đổi khí hậu nói riêng thông qua đo lường hành visức khỏe, quan điểm, cảm nhận, đánh giá của người dân về các khía cạnh cóliên quan là điều cần thiết Nghiên cứu này tập trung phân tích nhận thức củangười dân về tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe cộng đồng

Nghiên cứu Đánh giá nhận thức – thái độ - hành vi của sinh viên Đại học Cần Thơ về biến đổi khí hậu, Nhóm tác giả Nguyễn Thanh Hòa, Nguyễn

Thanh Giao, Dư Quốc An, Đại học Cần Thơ Kết quả nghiên cứu cho thấy tất

cả sinh viên tham gia khảo sát có nhận thức về BĐKH, biểu hiện và tác độngcủa BĐKH tới đời sống hằng ngày tương đối cao Sinh viên khoa sư phạmtham gia phỏng vấn có nhận thức về BĐKH thấp nhất so với các khoa còn lại

Đa số sinh viên khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên chỉ quan tâm đơnthuần đến các vấn đề BĐKH trong khi sinh viên các khoa được hỏi còn lạiđều thể hiện thái độ thường xuyên quan tâm hoặc rất quan tâm về các vấn đềnày Với các hành vi tác động đến BĐKH (thói quen sử dụng năng lượng,

Trang 9

BĐKH) được đưa ra hầu hết đáp viên đều tỏ thái độ đặc biệt mong muốn cáchành vi này được thực hiện Đặc biệt ở khoa Kinh tế số lượng lựa chọn mức

độ đặc biệt mong muốn nhiều nhất cho các hành vi này để tác động đến vấn

đề BĐKH Kết quả nghiên cứu này cho thấy những sinh viên từ những khoađược nghiên cứu trong Trường Đại học Cần Thơ sẽ đóng vai trò quan trọngtrong ứng phó với BĐKH tương lai

Như vậy, đề tài “Nhận thức thái độ của sinh viên về vấn đề biến đổi khí hậu trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay” có đối tượng, phạm vi và phương

pháp nghiên cứu riêng, không trùng lặp với các nghiên cứu đã công bố Tuynhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả có thể kế thừa kết quả nghiêncứu có liên quan; luận văn đi sâu tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ củasinh viên về vấn đề biến đổi khí hậu trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu nhận thức và thái độ của sinh viên HVBC&TT về vấn đề biếnđổi khí hậu trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay Trên cơ sở đó đưa ra một sốkhuyến nghị, giải pháp nhằm tăng cường nhận thức và thái độ của sinh viêntrong vấn đề BĐKH hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận và những khái niệm cơ bản có liên quan đến đềtài Vận dụng các lý thuyết và khái niệm liên quan vào lý giải, làm sáng tỏvấn đề nghiên cứu

- Mô tả thực trạng nhận thức của sinh viên về vấn đề biến đổi khí hậutrong xu thế toàn cầu hóa hiện nay

- Tìm hiểu thái độ của sinh viên về vấn đề biến đổi khí hậu trong xu thếtoàn cầu hóa hiện nay

Trang 10

- Phân tích và chỉ ra các yếu tố tác động đến nhận thức và thái độ củasinh viên về vấn đề biến đổi khí hậu trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

- Đưa ra các khuyến nghị giúp nâng cao nhận thức và thái độ tích cựccủa sinh viên về vấn đề biến đổi khí hậu trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nhận thức, thái độ của sinh viên về vấn đề biến đổi khí hậu trong xuthế toàn cầu hóa hiện nay

5 Giả thuyết nghiên cứu

- Nhận thức của sinh viên HVBC&TT về BĐKH trong xu thế toàn cầuhóa hiện nay còn một số hạn chế

- Sinh viên HVBC&TT có nhu cầu tìm hiểu kiến thức và có ý thứctrong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu

- Nhận thức và thái độ của sinh viên về vấn đề biến đổi khí hậu trong

xu thế toàn cầu hóa hiện nay có sự khác nhau giữa sinh viên có mức sống giađình khác nhau

- Nhận thức và thái độ của sinh viên về vấn đề biến đổi khí hậu trong

xu thế toàn cầu hóa hiện nay có sự khác nhau giữa sinh viên quê ở thành thị

và quê ở nông thôn

Trang 11

- Nhận thức và thái độ của sinh viên về vấn đề biến đổi khí hậu trong

xu thế toàn cầu hóa hiện nay có sự khác nhau giữa sinh viên nơi ở hiện tạikhác nhau

Trang 12

-Dựa trên quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về BĐKH đểtìm hiểu nhận thức và thái độ của sinh viên về vấn đề biến đổi khí hậu trong

xu thế toàn cầu hóa hiện nay

7.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp phân tích tài liệu:

Thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứubao gồm những quan điểm, lý thuyết, các số liệu thống kê, các kết quả nghiêncứu từ các công trình khoa học Đề tài phân tích và làm rõ cơ sở lý luận củavấn đề nghiên cứu Trong quá trình thu thập và phân tích tài liệu, các phươngpháp logíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, hệ thống - cấu trúc được đề tài sửdụng nhằm xử lý thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Điều tra xã hội học:

+ Điều tra bằng phương pháp nghiên cứu định lượng: phỏng vấn bằngbảng hỏi Anket

+ Điều tra bằng phương pháp nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu

- Phương pháp chọn mẫu:

 Nghiên cứu định lượng:

Nghiên cứu sẽ chọn 200 mẫu trong sinh viên đang học tại Học việnBáo chí và Tuyên truyền Mẫu nghiên cứu được chọn ở 2 khối lý luận vànghiệp vụ

- Cách thức lấy mẫu:

+ Giai đoạn 1: Chọn các lớp thuộc 2 khối lý luận và nghiệp vụ Mỗikhối chọn đủ 4 lớp có số lượng sinh viên đông nhất theo từng năm là năm thứnhất, năm thứ hai, năm thứ ba, năm thứ tư Như vậy có 8 lớp thuộc 2 chuyênngành thuộc 2 khối lý luận và nghiệp vụ được chọn vào mẫu điều tra

Trang 13

+ Giai đoạn 2: Dựa trên danh sách sinh viên mỗi lớp được cung cấp,trên cơ sở mỗi lớp có khoảng trên 50 sinh viên nên chọn ra mỗi lớp 25 sinhviên theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống với bước nhảy k=2,sinh viên đầu tiên được chọn ngẫu nhiên, tiếp theo đó cứ 2 người chọn 1người vào mẫu nghiên cứu Chọn dư số lượng mẫu ra 10% (chọn dư 3người/lớp).

+ Giai đoạn 3: Phát 25 bảng hỏi cho sinh viên/lớp trong mẫu nghiêncứu Đối với sinh viên từ chối tham gia vào nghiên cứu, sinh viên khác trongdanh sách sẽ tiếp tục được chọn vào mẫu Các sinh viên trong danh sách đãđược chọn sẽ được giám sát viên và điều tra viên liên hệ để phỏng vấn bằngbảng hỏi

 Nghiên cứu định tính:

Để làm rõ những vấn đề chuyên sâu trong nội dung nghiên cứu, đề tài

dự kiến tiến hành phỏng vấn sâu, lấy ý kiến của sinh viên HVBC&TT Cụthể:

Phỏng vấn sâu: 16 phỏng vấn sâu được tiến hành theo phương phápchọn mẫu có chủ đích và tích luỹ Những đối tượng được chọn để phỏng vấnlà: các sinh viên có giới tính khác nhau ( chọn mẫu có cả nam và nữ); sinhviên ở các năm học khác nhau (sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ

ba, năm cuối); sinh viên ở các ngành học khác nhau thuộc 2 khối ngành chính(lý luận, nghiệp vụ) Để chọn được 16 đối tượng phù hợp với yêu cầu, nghiêncứu nhờ vào sự trợ giúp của chính các bạn sinh viên

Trang 14

8 Ý nghĩa đề tài

8.1 Ý nghĩa lý luận

- Nghiên cứu góp phần cung cấp thêm những luận giải khoa học quaviệc khái quát nhận thức và thái độ của sinh viên về vấn đề biến đổi khí hậutrong xu thế toàn cầu hóa hiện nay

- Góp phần bổ sung thêm khía cạnh mới cho những nghiên cứu về biếnđổi khí hậu, cũng như gợi mở ra hướng nghiên cứu mới cho các đề tài tiếptheo

- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiểu biết của sinh viên vềvấn đề biến đổi khí hậu trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay

Trang 15

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1 Các khái niệm liên quan:

1.1 Nhận thức:

Theo từ điển Tiếng Việt: “Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh

và tái hiện vào trong tư duy; quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giớikhách quan, hoặc kết quả của quá trình đó”

Theo từ điển triết học: “Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ởtrong tư duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội vàgắn liền cũng như không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích củathực tiễn, phải hướng tới chân lý khách quan”

Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam “Nhận thức - quá trình biện chứngcủa sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó conngười tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể Sự nhận thức đi từ trựcquan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.Con đường nhận thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ thấp đến cao:Nhận thức cảm tính: vận dụng cảm giác, tri giác, biểu tượng; Nhận thức lýtính: vận dụng khái niệm, phán đoán, suy lý; ba là nhận thức trở về thực tiễn,

ở đây tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai Do đó, thực tiễn là tiêuchuẩn của chân lý, là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức Mục đích cuốicùng của nhận thức không chỉ để giải thích thế giới mà để cải tạo thế giới Do

đó, sự nhận thức ở giai đoạn này có chức năng chỉ đạo đối với thực tiễn Sựnhận thức là một quá trình vận động không ngừng, vì nó gắn liền với hoạtđộng thực tiễn Để tiến hành quá trình nhận thức, cần phải sử dụng rất nhiềuphương pháp, trong đó chủ yếu là phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử

và logic, trừu tượng hóa, khái quát hoá, vận dụng con đường nhận thức đi từ

cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể”

Trang 16

Như vậy, Nhận thức được hiểu là một quá trình, là kết quả phản ánh.Nhận thức là quá trình con người nhận biết về thế giới, hay là kết quả của quátrình nhận thức đó (nhận biết là mức độ thấp, hiểu biết là mức độ cao hơn,hiểu được các thuộc tính bản chất).

Nhận thức về vấn đề biến đổi khí hậu trong xu thế toàn cầu hóa hiệnnay của sinh viên phản ánh quá trình sinh viên nhận biết, hiểu biết về vấn đềnày, là sự nhận biết, hiểu biết về mục đích, lợi ích, các nội dung liên quan củavấn đề biến đổi khí hậu trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay

1.2 Thái độ

Theo từ điển Tiếng Việt: Thái độ là tổng thể nói chung những biểu hiện

ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảmđối với ai hoặc đối với sự việc nào đó Cách nghĩ, cách nhìn và cách hànhđộng theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình

Theo từ điển Xã hội học: Thái độ của một cá nhân đối với một đốitượng là một trong những nhân tố chính gắn với cá nhân và quyết định ứng xửcủa cá nhân đối với đối tượng

Thái độ: trước một số đối tượng nhất định, nhiều người thường cónhững phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình hay chốngđối, như đã sẵn có những cơ cấu tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứng phó

Từ những thái độ sẵn có, tri giác về các đối tượng, cũng như tri thức bị chiphối, về vận động thì thái độ gắn liền với tư thế

Thái độ là tâm trạng bên trong được biểu lộ qua hành động, hành vi, cửchỉ ứng xử đối với người khác, đối với các sự kiện, quan điểm, với bản thân

Là giai đoạn trung gian giữa giai đoạn tiềm ẩn với giai đoạn thực hiện đầy đủmột ý nghĩa, ý định nào đó trong thực tế Thái độ biểu thị nhân cách

Theo Fishbein/Ajzen thì thái độ đối với cách ứng xử đặc trưng ở một

Trang 17

khi thái độ đối với xu hướng ứng xử chung lại thích hợp hơn cho dự báo cáccách ứng xử chung.

Như vậy, Thái độ là một bộ phận hợp thành, một thuộc tính của nhậnthức, ý thức Thái độ quy định tính sẵn sàng hành động của một người đối vớiđối tượng theo một hướng nhất định nào đó, nó được bộc lộ ra bên ngoàithông qua hành vi, cử chỉ, nét mặt và lời nói của người đó trong những tìnhhuống, điều kiện cụ thể

Thái độ về vấn đề biến đổi khí hậu trong xu thế toàn cầu hóa hiện naycủa sinh viên chính là sự sẵn sàng của sinh viên về vấn đề biến đổi khí hậuthông qua quan điểm về sự cần thiết hay không cần thiết, bản thân có chấpnhận những việc để giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu hay không, quanđiểm về quy định của Nhà nước về vấn đề biến đổi khí hậu trong xu thế toàncầu hóa hiện nay

1.3 Sinh viên

Thuật ngữ sinh viên được bắt nguồn từ gốc Latin “students” với nghĩa

là người học tập, làm việc, tìm hiểu, khai thác tri thức

Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt “Sinh viên là người đang học ởbậc đại học” Hiện tại có thể phân loại sinh viên theo nhiều hình thức họckhác nhau, như sinh viên tập trung, sinh viên chính quy, sinh viên không tậptrung, sinh viên vừa làm vừa học

Tại Việt Nam, những người đang học bậc đại học thông thường lànhững người từ 18 tuổi (là độ tuổi học hết chương trình phổ thông trung học

và thi vào đại học) Đây là nhóm trẻ tuổi, nhóm thanh niên, là nhóm đangtrong quá trình đào tạo, rèn luyện Đặc thù của nhóm này là năng động, dễthích ứng với cái mới vì đang trong quá trình đào tạo, định hình giá trị vànghề nghiệp

Trang 18

Những người đang theo học bậc đại học thông thường có độ tuổi nằmtrong nhóm tuổi thanh niên, như vậy sinh viên có một phần lớn nằm trongthanh niên thể hiện qua những đặc điểm về nhân khẩu, tính cách cũng như cácmối quan hệ xã hội, đoàn thể, cộng đồng, như vậy để làm rõ và cụ thể hơnnữa khái niệm sinh viên, chúng ta tìm hiểu thêm về khái niệm thanh niên.

Một cách hiểu đơn giản nhất và khái quát nhất về thanh niên “là ngườitrẻ tuổi” Tuy nhiên cách hiểu thông dụng này không làm cho chúng ta hìnhdung một cách cụ thể về đặc điểm và độ tuổi cụ thể của thanh niên

Theo Luật Thanh niên 2005 thì độ tuổi của thanh niên được quy định làcông dân Việt Nam là từ đủ 16 đến 30 tuổi (Điều 1) Như vậy, độ tuổi củathanh niên Việt Nam đã được xác định rõ ràng và phù hợp với định nghĩachung của các nhà xã hội học

Thanh niên, tiếp cận từ góc độ xã hội học - dân cư có thể cho là một bộphận phức hợp của dân cư của một quốc gia - dân tộc bao gồm tất cả các cáthể ở trong độ tuổi từ 15 đến 29 Nhóm xã hội - dân cư “thanh niên” còn cóthể được chia thành các tiểu nhóm khác nhau, như thanh niên thành thị, thanhniên nông thôn (nếu lấy địa bàn cư trú làm tiêu chí phân biệt), hay thanh niêncông nhân, thanh niên nông dân hoặc thanh niên trí thức (nếu lấy nghề nghiệplàm tiêu chí phân biệt) v.v Ngoài ra, các yếu tố khác như tộc người, tôngiáo, giới tính, giàu - nghèo v.v cũng có thể được coi là tiêu chí để phân biệtcác tiểu nhóm trong nhóm lớn “thanh niên”

Nghiên cứu sử dụng khái niệm sinh viên chính là những thanh niên từ

18 tuổi đang theo học bậc đại học

1.4 Biến đổi khí hậu

Năm 2007, Ban liên chính phủ (IPCC) định nghĩa: BĐKH là sự biếnđổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về

Trang 19

thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn Nói cách khác, nếucoi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình

và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH

là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệthống khí hậu

Trong cuốn giáo trình “Biến đổi khí hậu” do Đặng Duy Lợi và ĐàoNgọc Hùng thực hiện đã đưa ra khái niệm về BĐKH như sau: “BĐKH(Climate Change): Sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặcdao động của khí hậu duy trì trong một thời gian dài thường là vài thập kỉhoặc hàng trăm năm và lâu hơn được gọi là biến đổi khí hậu”

Theo National Research Council – The National Acedemies: “BĐKHtrái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinhquyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên

và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệunăm”

1.5 Toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa ngày nay đã trở thành một xu thế tất yếu của thời đại màcác quốc gia dân tộc không thể bỏ qua được Tuy vậy nhận thức về toàn cầuhóa và thái độ với toàn cầu hóa rất khác nhau Cho đến nay vẫn còn nhiều ýkiến khác nhau về lịch sử ra đời của toàn cầu hóa

Một số người cho rằng toàn cầu hóa bắt đầu từ khi người Thổ Nhĩ Kỳkiểm soát con đường tơ lụa Với một số người khác, quá trình đó bắt đầu từ sựkiện vượt qua mũi Hảo Vọng và việc khám phá ra châu Mỹ, nhờ đó thế giớiđược mở rộng và các tài nguyên của thế giới từ các châu lục khác đượcchuyển về châu Âu Trong khi đó một số người khác lại cho rằng toàn cầu hóadiễn ra từ cuối thế kỷ XIX cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cáchmạng công nghệ tạo nên sự phát triển của lực lượng sản xuất

Ngày đăng: 23/10/2024, 19:23

w