Toàn cầu hóa có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằmthúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
Trang 1BÀI TẬP LỚN MÔN CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI
VẤN ĐỀ: TOÀN CẦU HÓA
Trang 2I KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT, ĐẶC DIỂM
1.1 Khái niệm
“Toàn cầu hóa” xuất hiện trên thế giới từ những năm 1960(ở Việt Nam
sau 1986), nó đã trở thành một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãinhất trong ngành khoa học xã hội đương đại và đồng thời là một trong nhữngvấn đề gây nhiều tranh cãi nhất
Thuật ngữ toàn cầu hoá (Globalization) đã xuất hiện lần đầu tiên vàonăm 1961, được đưa vào Từ điển tiếng Anh của Webster, nhưng mãi đến năm1980s thuật ngữ này mới được sử dụng rộng rãi
Toàn cầu hóa có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về
số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằmthúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũngnhư sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ toàn cầu
Toàn cầu hóa là một quá trình đa phương diện, bao hàm nhiều nhân tốnhư kinh tế, chính trị, pháp luật, khoa học - công nghệ, văn hóa, xã hội “Toàncầu hóa” là một thuật ngữ đòi hỏi phải có cách tiếp cận liên ngành và đa chiều
vì nó có liên quan đến tất cả các hiện tượng xã hội đương đại Toàn cầu hóađược tiếp cận từ góc độ kinh tế học, xã hội học, công nghệ học, môi trường,văn hóa, v.v Đến nay đã có hàng trăm định nghĩa về toàn cầu hóa được đưa
ra từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, thậm chí đối lập nhau Nguyên nhâncủa sự khác nhau hoặc đối lập đó không chỉ do khác nhau về lợi ích, về lậptrường quan điểm mà còn do khác nhau về cách tiếp cận vấn đề, về mục đíchtìm hiểu toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa được đề cập nhiều trong lĩnh vực kinh tế vì đây là quá trìnhlàm gia tăng mối quan hệ, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốcgia Nó thường được xem như là sự tự do hóa các hoạt động kinh tế và thươngmại quốc tế với sự điều hành của chính phủ từng quốc gia và các tổ chức quốc
Trang 3Toàn cầu hóa là kết quả tất yếu từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượngsản xuất Quan niệm được nhiều học giả tán thành nhất Chúng là biểu hiện hệquả của sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất trong các nền kinh tếriêng biệt, từ đó quá trình này dẫn đến phá vỡ sự biệt lập của từng quốc gia,tạo ra mối quan hệ gắn kết, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốcgia, dân tộc trên quy mô toàn cầu trong sự vận động phát triển
1.2 Lý thuyết
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về quá trình hình thành và phát triểncủa toàn cầu hóa dựa trên sự tiến hóa của nhân loại từ thời kỳ du mục đếnnông nghiệp, công nghiệp, hậu công nghiệp và thời đại thông tin ngày nay
Với “lý thuyết về dịch chuyển lao động và sự phát triển của thuyết tự
do mới”, các tác giả như Mittelman (2000) hay Giáo sư Dapice (2002) cho
rằng toàn cầu hóa đã trải qua ba thời kỳ chính:
• Thời kỳ thứ nhất xuất hiện cách đây khoảng 5.000 năm khi một sốnhóm người đã bắt đầu vượt khỏi biên giới của bộ tộc hay lãnh thổ của mình
để xâm chiếm dân tộc khác, hay chỉ để trao đổi hàng hóa và tìm nơi định cưmới
• Thời kỳ thứ hai bắt đầu cùng với sự ra đời của chủ nghĩa thực dân, tưbản và công nghiệp hóa xảy ra cách đây khoảng 400 năm và kéo dài đến thậpniên 1970 Trong suốt thế kỷ 18, có sự di dân ồ ạt của khoảng 10 triệu nô lệ
da đen sang các nước thực dân và các nước thuộc địa của Anh và Pháp(do
thiếu lao động) Đầu thế kỷ 20, hàng triệu người đổ xô đến các “vùng đất hứa” ở Mỹ hay Úc để đào vàng (do sự đói nghèo, chiến tranh và hạn chế về
cơ hội nghề nghiệp ở các nước châu Âu) Đến những năm 1960, Mỹ bắt đầuvươn mình trở thành siêu cường quốc sau Thế chiến thứ hai và xuất hiên sự dichuyển ào ạt lực lượng lao động có kỹ năng và bán kỹ năng từ các nước châu
Trang 4Âu sang Bắc Mỹ, gây ra chảy máu chất xám đến mức Liên Hợp Quốc phải lêntiếng báo động vào năm 1967.
• Thời kỳ thứ ba kể từ năm 1970 đến nay, sau Thế chiến thứ II, Mỹ trởthành cường quốc số một trên thế giới với tham vọng bá chủ toàn cầu đã hìnhthành chủ nghĩa đế quốc, bành trướng ảnh hưởng về kinh tế và chính trị củamình đến các nước kém phát triển Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ 20, toàn cầuhóa không còn được xem như sự xâm chiếm lãnh thổ mang tính vũ trang nữa,
mà nó là sự hội nhập và lấn át giữa các nền kinh tế, các mâu thuẫn kinh tế vàchính trị hầu như được giải quyết trong hòa bình, ngoại trừ những nạn khủng
bố của các nhóm chính trị cực đoan
Theo lý thuyết về sự “phát triển thương mại quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế”, các nhà kinh tế - sử học khác cũng phân chia quá trình phát
triển của toàn cầu hóa dựa trên bốn giai đoạn lịch sử kể từ thế kỷ 14
• Giai đoạn một bắt đầu từ những năm 1350-1500, khi mạng lưới
thương mại, trao đổi động vật, hàng hóa (gồm vải vóc, đồ gốm sứ, hồ tiêu,quế…) giữa châu Âu và Trung Quốc phát triển mạnh Mạng lưới này kéo dài
từ Pháp và Ý đến Ai Cập, và sau đó theo đường bộ xuyên khắp Trung Á đếnTrung Quốc Thương mại đường biển cũng kéo dài từ biển Đỏ, qua Ấn ĐộDương đến bờ biển Trung Quốc Đặc biệt cuối thế kỷ 15 tìm ra châu Mỹ.Trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong thời kỳ này được sự bảo hộ củaquân đội nhà nước và bù lại, các thương nhân phải trả thuế mỗi khi họ vậnchuyển ngang một vùng lãnh thổ mới
• Giai đoạn hai bắt đầu từ năm1500 đến 1700 khi các nhà cầm quyền
châu Âu (điển hình là Bồ Đào Nha, sau này liên kết với Hà Lan, Pháp vàAnh) xâm chiếm châu Phi Với hệ thống hải quân mạnh mẽ họ có thể bắtbuộc các thương nhân trả thuế dọc tuyến đường Ấn Độ Dương Đến nhữngnăm1700, trao đổi hàng hóa trên thế giới trở nên chuyên nghiệp hơn khi một
số thương nhân và chính phủ châu Âu đã sáng lập ra các công ty thương mại
Trang 5vận tải biển đầu tiên để mua bán sỉ và lẻ có hoa hồng theo tuyến Âu – Á.
• Thời kỳ thứ ba bắt đầu vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 đến 1950
khi đó khoa học kỹ thuật với hệ thống đường sắt và tàu thủy hơi nước pháttriển, đã giúp cho con người tiến lại gần nhau hơn Nhưng đồng thời, châu Âudần dần mất vai trò kiểm soát châu Mỹ, đầu tiên ở phía Bắc, sau lan rộng đếnmiền Nam nước này Với cuộc cách mạng giành độc lập ở Mỹ với Hiệp ướcVec-xai năm 1783, các cuộc phản kháng ở Haiti và Pháp, các nước thuộc địabắt đầu nhận thức rõ hơn về quyền độc lập lãnh thổ và kinh tế của họ Trongsuốt thời kỳ này, chính phủ phải giữ vai trò điều hành kinh tế thông qua cácđạo luật thương mại
• Thời kỳ thứ tư: Từ sau Thế chiến thứ hai kéo dài đến nay, Có thể
được chia làm 2 thời kỳ từ 1950 đến 1980 và giai đoạn hậu Chiến tranh lạnh,các nước tư bản, và kể cả các nước kém phát triển, mới bắt đầu bước lại gầnnhau trong lĩnh vực hợp tác kinh tế và cho ra đời hàng loạt các tổ chức quốc
tế và khu vực
Một quan điểm khác cho rằng toàn cầu hóa trải qua ba thời kỳ:
• Lần thứ nhất xảy ra từ năm 1870 đến 1914 khi có khoảng 60 triệu
người (chiếm 10% lực lượng lao động trên thế giới lúc đó) di cư từ châu Âuđến Mỹ để tìm vàng, hay để tìm cuộc sống tốt hơn ở vùng đất mới được khámphá này Sự di cư này càng kích thích sự phát triển của giao thông và thôngtin, khiến cho hàng hóa, sức lao động và tiền bạc được di chuyển giữa cácquốc gia
• Làn sóng thứ hai xảy ra từ năm 1950 đến 1980, thế giới được phân
chia thành 2 cực: tư bản và xã hội chủ nghĩa Bộ ba Mỹ, Tây Âu và Nhật đãliên kết chặt chẽ để đẩy mạnh kinh tế tư bản lên một tầm mới thông qua các tổchức quốc tế và các vòng đàm phán thương mại như GATT (Hiệp định chung
về Thuế quan và Mậu dịch, và vòng đàm phán Uruguay của GATT kéo dàitrong 8 năm từ 1986 đến 1994 đã dẫn đến hiệp ước thành lập Tổ chức Thương
Trang 6mại Thế giới - WTO) hay IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) Bên cạnh đó, trong thời
kỳ từ những năm 1950 đến 1960, các tập đoàn công nghiệp lớn trên thế giớicũng bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động của họ vào các nước đang phát triểnkhông thuộc khối xã hội chủ nghĩa, đặc biệt ở các nước Mỹ La-tinh
• Làn sóng thứ ba: Từ sau những năm 1980 đến nay: Thời kỳ này các
quốc gia đã bắt đầu ký kết các hiệp định song và đa phương về mặt kinh tếthông qua sự điều hành của các tổ chức quốc tế, mà điển hình là WTO Nhìnchung trong thời kỳ này các công ty đa quốc gia dần dần có ảnh hưởng mạnhđến vai trò điều hành của các chính phủ Gần đây đang có xu hướng chống lạitoàn cầu hóa như Brexit ở Anh hay tổng thống D.Trum đang muốn đàm phánlại các hiệp ước để bảo vệ nước Mỹ Nhân loại bắt đầu quan tâm về nhữngvấn đề của từng quốc gia có thể ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu và luôn tìm
ra những giải pháp và chiến lược phát triển mang tính bền vững Toàn cầu hóa
đã thật sự làm thay đổi mọi mặt trong đời sống con người
1.3 Đặc điểm
Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa liên quan tới sự xuất hiện và nhân
rộng của một loạt các mạng lưới liên kết ở cấp độ toàn cầu, thách thức cácđường biên giới địa lý, văn hóa, kinh tế, chính trị truyền thống Sự xuất hiệncủa các kênh truyền hình tin tức vệ tinh dựa trên sự kết hợp của công nghệbáo chí và các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã khiến cho thông tin được truyềntải trên phạm vi toàn cầu, vượt qua mọi khoảng cách địa lý với tốc độ gần nhưtức thì Qua đó một sự kiện ở một quốc gia cụ thể có thể gây nên những tácđộng mạnh mẽ tới tình hình kinh tế – chính trị – xã hội của hàng trăm quốcgia trên khắp hành tinh Việc di chuyển giữa các địa điểm trên toàn cầu cũngtrở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn Ví dụ trong năm 2000 mỗi ngày trungbình có khoảng 3 triệu người di du lịch quốc tế và năm 2003 WTO ước tínhrằng nền du lịch toàn cầu tạo nên doanh thu khoảng 693 tỉ USD Chính vì vậyngười ta ngày càng nói nhiều tới khái niệm “ngôi làng toàn cầu”, hay “nền
Trang 7kinh tế toàn cầu”, nơi mà các đường biên giới quốc gia đã dần bị lu mờ.
Thứ hai, các tiến bộ về thông tin liên lạc, giao thông vận tải và công
nghệ sản xuất đã khiến cho dòng vốn đầu tư, hàng hóa, công nghệ và lựclượng lao động di chuyển dễ dàng hơn trên khắp thế giới Các thị trường tàichính hiện đại cùng các giao dịch điện tử diễn ra suốt ngày đêm Các trungtâm thương mại mọc lên khắp thế giới, cung cấp hàng hóa đến từ nhiều quốcgia khác nhau Đi cùng với đó là vai trò ngày càng gia tăng của các công ty đaquốc gia và các tổ chức quốc tế cũng như các tổ chức phi chính phủ Tuynhiên mặt trái của các tiến bộ khoa học công nghệ là việc chính các tiến bộnày cũng đã góp phần hình thành và tạo điều kiện hoạt động cho các tổ chứctội phạm và khủng bố, như các nhóm tin tặc quốc tế hay tổ chức khủng bốkhét tiếng al-Qaeda
Thứ ba, thông qua quá trình toàn cầu hóa, mức độ phụ thuộc lẫn nhau
giữa các quốc gia cũng như người dân trên thế giới ngày càng gia tăng Sựphụ thuộc lẫn nhau không chỉ diễn ra trên phương diện kinh tế – thương mại,
mà còn xuất hiện ở những vấn đề khác như tình trạng ấm lên toàn cầu của tráiđất, hay các làn sóng tội phạm vàchủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia…Những vấn đề này đòi hỏi các quốc gia cần phải thúc đẩy hợp tác sâu rộnghơn bởi lẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa, không một quốc gia nào có thể tránhđược những tác động này, và càng không thể một mình giải quyết được nhữngvấn đề đó
Thứ tư, dường như toàn cầu hóa đang làm giảm dần các khác biệt về
mặt văn hóa Những bộ phim Hollywood giúp phổ biến các giá trị văn hóa đạichúng của Mỹ ra khắp thế giới Thói quen tiêu dùng và sinh hoạt của ngườidân ở các quốc gia cũng dần bị biến đổi theo hướng đồng nhất Tương tự,thông qua âm nhạc và điện ảnh, người dân thế giới ngày càng biết tới nhiềuhơn các giá trị văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quá… của các quốc gia nhưHàn Quốc hay Trung Quốc Một mặt quá trình toàn cầu hóa về văn hóa này
Trang 8tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau lớn hơn giữa người dân thuộc nhiều quốc gia,nhiều nền văn hóa khác nhau Mặt khác, trong một số trường hợp nó cũng tạonên những phản ứng tiêu cực, như sự va chạm giữa các giá trị văn hóa đối lập,hay sự phản kháng đối với những giá trị văn hóa phương Tây, đặc biệt là ởcác quốc gia Hồi giáo Tương tự, toàn cầu hóa cũng đe dọa làm lu mờ bản sắcvăn hóa của các quốc gia, vốn là những giá trị cần được duy trì nhằm bảo vệ
sự đa dạng của nền văn hóa thế giới
Thứ năm, quá trình toàn cầu hóa khiến cho vai trò của các quốc gia với
tư cách là các chủ thể chính của quan hệ quốc tế cũng trở nên bị suy giảm.Thực tế, toàn cầu hóa đã làm xói mòn chủ quyền của các quốc gia, vốn là nềntảng cho sự tồn tại của chúng Điều này thể hiện rõ nhất trên lĩnh vực kinh tế.Ngày nay các quyết định kinh tế của các quốc gia không thể được đóng khungtrong phạm vi biên giới lãnh thổ của quốc gia đó hay chỉ dựa vào nước điềukiện của quốc gia sở tại Ngược lại, mọi quyết định kinh tế của mỗi chính phủđều chịu sự điều chỉnh của những lực lượng trên thị trường toàn cầu, vốn nằmngoài khả năng kiểm soát của các nhà nước Mọi nỗ lực đi ngược lại sự điềuchỉnh của những lực lượng này đều có thể dẫn tới nhiều hậu quả khác nhau,như sự dịch chuyển của vốn đầu tư ra nước ngoài, các rủi ro về thương mạihay tỉ giá hối đoái
1.4 Tác động của toàn cầu hóa đến Việt Nam
1.4.1 Kinh tế
Không ai có thể phủ nhận được rằng toàn cầu hóa là một quá trình tấtyếu và đang tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triểnhội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăngtrưởng kinh tế và đổi mới công nghệ
Việt Nam từ khi mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần, có nhiều công ty nước ngoài vào đầu tư, thương mại pháttriển xuyên biên giới,… Đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam gia
Trang 9nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như BTA, AFTA, WTO… Đây
là cơ hội mà để ngành kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có điềukiện phát triển và có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Tuy nhiên, toàn cầu hoá đã làm cho sự phân hoá giàu nghèo cũng như
sự chênh lệch về thu nhập, mức sống ngày càng tăng Sự chênh lệch đó diễn
ra ở mọi phương diện, ở từng địa phương, trong từng doanh nghiệp,…
1.4.2 Xã hội
Toàn cầu hoá đã mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam giao lưu với cácnước trên thế giới, mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao Tuy nhiên,Việt Nam cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới đang đứng trướcnhững hiểm hoạ của thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường,… Đặc biệt toàncầu hoá kinh tế cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường của đất nước đãlàm nảy sinh tư tưởng thực dụng ở không ít người Những tác động đó cùngvới một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội đã làm ảnh hưởng đến lòng tincủa dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước
1.4.3 Văn hóa
Sự giao lưu quốc tế rộng rãi trên cơ sở của phát triển kinh tế toàn cầucũng có những tác động không nhỏ tới lĩnh vực văn hóa Cùng với việc phụchồi, phát huy các giá trị văn hoá; nền văn hoá Việt Nam có điều kiện tiếp thucác giá trị mới của nền văn hoá thế giới và ngày càng trở nên đa dạng, phongphú Tuy nhiên, cùng với những tác động tích cực, toàn cầu hoá cũng gây ranhững hệ quả tiêu cực đối với nền văn hoá Việt Nam như: một số giá trị vănhoá truyền thống không được bảo tồn, gìn giữ; một số người thay đổi nhanhchóng lối sống, tha hoá đạo đức,…
Nhìn chung, sự tác động của toàn cầu hoá đối với xã hội Việt Nam làmạnh mẽ và sẽ còn tiếp tục tăng thêm trong những năm tới Điều quan trọng
là chúng ta phải biết khai thác, tận dụng những mặt tích cực của toàn cầu hoá
Trang 10để tạo ra sức mạnh chiến thắng các tác động tiêu cực của nó.
II NỘI DUNG
2.1 Toàn cầu hóa quốc tế
Bước vào nửa cuối thập kỷ 80, tốc độ và quy mô giao dịch tài chínhtoàn cầu đạt mức độ cao hơn chưa từng thấy Trong thời kỳ này các giao dịchngoại tệ đã lớn hơn 100 lần giá trị của những trao đổi hàng hoá và dịch vụ.Trung bình mỗi ngày doanh số trao đổi ngoại hối đạt hơn 20 tỷ USD/ ngàynăm 1973; tăng lên 590 tỷ USD/ngày năm 1989; 1.500 tỷ USD/ngày năm
1998, và hiện nay khoảng trên 2000 tỷ USD/ngày Tổng giá trị tài chính đượctrao đổi trên thị trường toàn cầu năm 1980 là 5000 tỷ USD, đến năm 1996tăng vọt lên 35.000 tỷ, năm 2000 là 83.000 tỷ, gấp gần 3 lần GDP của cácnước OECD
Sự bùng nổ của thị trường tài chính toàn cầu đi liền với xu hướng tậptrung các nguồn tài chính bằng cách sát nhập các tổ chức tài chính tạo ranhững siêu tập đoàn tài chính khổng lồ, tiêu biểu là sát nhập Bank of Americavới Nations Bank có tổng tài sản 570 tỷ USD; Citicorp Travellero Group cótổng tài sản 700 tỷ USD; Royal Bank of Canađa với Bank of Montreal có tàisản 311 tỷ USD
Xu hướng hội nhập các thị trường tài chính toàn cầu diễn ra mạnh mẽ.Đầu tiên là các thị trường ngoại hối Do chính sách thả nổi tỷ giá và tự do hoátrao đổi ngoại hối, thị trường ngoại hối toàn cầu đã xuất hiện khoảng giữanhững năm 70 Thị trường chứng khoán cũng đi theo xu hướng này QuýIV/1999, 11 thị trường chứng khoán EU đã ký thoả thuận thành lập một thịtrường chứng khoán duy nhất
Các công ty xuyên quốc gia kinh doanh toàn cầu đã gia tăng nhanhchóng và ngày càng trở thành những chủ thể cơ bản chi phối nền kinh tế toàncầu Nếu năm 1914, tại 14 nước đứng đầu thế giới có 7,3 ngàn công ty xuyên
Trang 11quốc gia với 27,3 ngàn chi nhánh tại nước ngoài, thì năm 2005 đã tăng lên tới
70 ngàn với 690 ngàn chi nhánh và tập trung chủ yếu ở các nước phát triển(UNCTAD, 2005) Ngày nay các nước đang phát triển cũng có các công tynày Theo báo cáo đầu tư thế giới 1998 của LHQ, thì các nước đang phát triển
đã có 10.165 công ty xuyên quốc gia 500 công ty xuyên quốc gia lớn nhất thếgiới tập trung ở các nước phát triển, nhiều nhất ở Mỹ và Nhật Ngày naykhông chỉ có các đại công ty mới hoạt động xuyên quốc gia, mà ngày càngxuất hiện các công ty nhỏ và vừa cũng hoạt động kinh doanh xuyên quốc gia.Các công ty xuyên quốc gia có vai trò chi phối trong các quan hệ toàn cầu vềthương mại, đầu tư, tài chính, tiền tệ và công nghệ với tỷ trọng vào khoảng60- 90% tổng giá trị toàn cầu
Từ cuối thập kỷ 80, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, hầu hết các nhànước quốc gia đi theo kinh tế kế hoạch từ chối mở cửa hội nhập quốc tế đã bắtđầu thời kỳ chuyển đổi sang kinh tế thị trường mở cửa hội nhập quốc tế CácNhà nước quốc gia nói chung cho đến nay đã chấp nhận toàn cầu hoá và Hộinhập kinh tế quốc tế, do vậy đã tham gia IMF, WB và WTO, và các tổ chứckinh tế khu vực Các nhà nước quốc gia trong điều kiện toàn cầu hoá pháttriển đã có những chức năng mới mà trước đây không có
Tháng 12/1945 Hiệp định chính thức thành lập các tổ chức: Quỹ tiền tệquốc tế (IMF), Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển (IBRD) tiền thân củaNgân hàng thế giới (WB), Hiệp định chung về thuế quan và thương mại(GATT), tiền thân của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã được ký kết.IBRD đã chính thức đi vào hoạt động tháng 6/1946 IMF chính thức hoạtđộng 3/1947 GATT cũng chính thức hoạt động vào 1947 Những tổ chứckinh tế toàn cầu này đã thu hút hầu hết các quốc gia và các nền kinh tế lớnnhỏ tham gia, có chức năng điều tiết các hoạt động tiền tệ, tài chính, thươngmại toàn cầu theo các nguyên tắc đã được thoả thuận
2.2 Toàn cầu hóa khu vực
Trang 12Trong những năm gần đây xu hướng hội nhập kinh tế khu vực đã pháttriển mạnh mẽ thu hút ngày càng nhiều nước tham gia, nhiều khối, liên minhxuất hiện Những khối thực sự phát triển theo xu hướng tự do hoá kinh tế,kiến lập những thể chế kinh tế khu vực, nổi bật như là: Liên minh Châu Âu,(EU), khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), khu vực mậu dịch tự doASEAN (AFTA), BRICS (liên minh Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, NamPhi), tiến tới Cộng đồng ASEAN đang đàm phán thành lập Hiệp định Đối tácKinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans- Pacific StrategicEconomic Partnership Agreement - viết tắt TPP).
EU và NAFTA ra đời và phát triển với đầy đủ những điều kiện trênđây Các khối kinh tế của các nước đang phát triển ra đời với sự phát triểnkhông đầy đủ của những điều kiện trên Chính sự không chín muồi đó đã quyđịnh trình độ hợp tác kinh tế yếu kém của các khối kinh tế của các nước đangphát triển
Quá trình toàn cầu hoá đến thập kỷ 90 đã phát triển trên hai bìnhdiệntoàn cầu và khu vực Nhưng cho đến nay những thoả thuận đạt đượctrong WTO và các khối khu vực đã không đáp ứng được các yêu cầu pháttriển Do vậy, một bình diện mới xuất hiện - đó là các Hiệp định thương mại
tự do song phương (FTA) Nếu xem xét mức độ tự do hoá, nói chung cácFTA song phương có mức độ tự do hoá cao nhất, sau đó đến các FTA khuvực, và cuối cùng là các Hiệp định của WTO
Một loại FTA song phương mới xuất hiện trong đầu những năm 2000
là FTA song phương giữa một khối với một quốc gia, đó là FTA song phươngASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN- Ấn Độ, hoặc FTAgiữa hai khối kinh tế như ASEAN- EU
Hiệp định thương mại tự do song phương là hình thức hội nhập quốc tếmới, với mục tiêu cuối cùng là thiết lập một thị trường chung hai bên, xoá bỏmọi hàng rào bảo hộ Các Hiệp định kinh tế thương mại hai bên trước đây chỉ
Trang 13thoả thuận về hạn ngạch, thuế quan, các điều kiện hải quan, hoặc hỗ trợ tàichính, kỹ thuật Hiệp định thương mại tự do song phương có khả năng tiếntriển nhanh, vì đây là thoả thuận hai bên, dễ nhân nhượng, thoả hiệp hơn lànhiều bên Hơn nữa các quốc gia có thể lựa chọn các đối tác dễ thoả thuận đểđàm phán và ký kết trước.
2.3 Toàn cầu hóa Việt Nam
Toàn cầu hóa thúc đẩy mạnh lực lượng sản xuất, góp phần tăng tốc độtăng trưởng, từ đó nó làm thay đổi bộ mặt xã hội và cải thiện đời sống nhândân Năng lực sản xuất của nền kinh tế quốc dân được tăng cường nhờ vào tậndụng ngoại lực để thúc đẩy quá trình CNH, HĐH, theo đó cơ sở vật chất kỹthuật được cải thiện, nâng cao năng suất lao động xã hội Nền kinh tế có thêmtích lũy cho quá trình tái sản xuất mở rộng và cải thiện phúc lợi xã hội chonhân dân Đời sống của nhân dân dần được cải thiện và tiếp cận với nhữngthành tựu phát triển, hàng hóa và dịch vụ tiên tiến từ nước ngoài
Tạo khả năng bù trừ nguồn lực phát triển; Đẩy mạnh việc chuyển giaoKH-CN, kinh nghiệm quản lý, trí tuệ Việt Nam có thể tiếp cận với các nước
và trung tâm kinh tế phát triển toàn cầu nhằm thu hút nhiều nguồn lực thiếtthực cho nền kinh tế Việt Nam như vốn, khoa học-công nghệ, chất xám, hànghóa chất lượng cao, v.v Nền kinh tế mở tạo ra nhiều cơ hội cho các chủ thể
xã hội và cá nhân tiếp cận với nguồn lực phát triển bên ngoài, trên cơ sở đókết hợp ngoại và nội lực để tạo ra động lực tăng trưởng cho nền kinh tế ViệtNam
Tạo ra khả năng phát triển rút ngắn của các nước đi sau Mô hình pháttriển rút ngắn đã được chứng minh thông qua quá trình CNH rút ngắn thànhcông của một số nước như NICs, gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, v.v
Về lý thuyết, cơ hội phát triển rút ngắn là hiện thực đối với Việt Nam nếuchúng ta biết tận dụng lợi thế so sánh của nội tại và tận dụng khôn ngoan yếu
tố bên ngoài của thời đại toàn cầu hóa
Trang 14Đổi mới tư duy kinh tế của Nhà nước trong quản trị nền kinh tế trongnước và hoạt động kinh tế đối ngoại Thông qua trao đổi khoa học, nghiêncứu học thuật, đào tạo và giáo dục, Việt Nam có thể nâng cao chất lượngnguồn nhân lực trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có nguồn nhânlực tham gia vào quá trình hoạch định chính sách và quản trị công Việt Nam
có thể học hỏi nhiều lý luận, học thuyết phát triển, quản trị xã hội để quản trị
sự phát triển của Việt Nam theo mục tiêu đã lựa chọn Đội ngũ lãnh đạo cóthể nâng cao năng lực, củng cố tri thức khoa học quản lý, tránh chủ nghĩakinh nghiệm trong quản lý kinh tế-xã hội Việt Nam trong quá trình hội nhậptoàn diện đời sống toàn cầu Tư duy theo kiểu “người kinh tế” được nuôidưỡng trong từng cá nhân, công ty và thể chế quản lý; điều này góp quantrọng cho việc phát triển tư duy thị trường trong việc tiếp cận chính sách vàvận hành chính sách phát triển trong điều kiện hội nhập toàn cầu
Sự phân phối của cải trở nên bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèocàng rộng giữa các quốc gia và khu vực trên toàn cầu Toàn cầu hóa phânphối không đều lợi ích và cơ hội phát triển cho các quốc gia Trong sân chơicạnh tranh, các quốc gia phát triển có ưu thế lớn vì sản phẩm của họ tạo ra cólợi thế cạnh tranh về giá cả và chất lượng trong khi các nước đang phát triểnnhư Việt Nam rơi vào bất lợi vì chi phí và chất lượng hàng hóa và dịch vụ,chẳng hạn những sản phẩm hàm chứa nhiều lao động thô, ít chất xám, nguyênvật liệu thô, ít được tinh chế vì thế giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩuViệt Nam thấp hơn rất nhiều so với giá trị gia tăng xuất khẩu của các nướctiên tiến Tình trạng này tạo ra sự chênh lệch lớn về lợi ích hoạt động thươngmại quốc tế trên toàn cầu Các nước phát triển với số dân khoảng 1,2 tỷngười, chiếm 1/5 dân số thế giới nhưng chiếm 86% GDP toàn cầu, 4/5 thịtrường xuất khẩu, 1/3 đầu tư trực tiếp nước ngoài và khống chế 75% đườngdây điện thoại thế giới Trong khi đó các nước nghèo cũng chiếm 1/5 dân sốthế giới nhưng chỉ chiếm 1% mỗi mục trên Toàn cầu hóa còn làm cho sựphân hóa giàu nghèo ngày càng tăng Sự chênh lệch thu nhập của 20% người
Trang 15giàu nhất thế giới và 20% người nghèo nhất thế giới năm 1960 là 30/1, năm
1990 là 60/1, năm 1997 là 74/1, năm 2012 khoảng 79/136 Lượng của cải vậtchất loài người sản xuất ra tăng rất nhiều lần so với thế kỷ trước (riêng thế kỷ
XX, GDP trên toàn thế giới tăng khoảng 15 lần, công nghiệp tăng 35 lần)nhưng số người nghèo đói không giảm Kinh tế thế giới càng phát triển thì hốsâu ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước trên phạm vi toàncầu ngày càng sâu hơn
Những điều này đặt ra vấn đề về khả năng vươn lên của Việt Nam nhưthế nào để tránh tụt hậu xa hơn so với các nước trong sân chơi cạnh tranh toàncầu? Yêu cầu chiến lược là nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thay đổi
cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng tinh chế, hàm chứa chất xám vàgiảm xuất khẩu thô
Hội nhập sâu rộng vào mọi mặt của quá trình toàn cầu hóa gây ảnhhưởng tới quyền lực nhà nước, ảnh hưởng tới bản sắc dân tộc, giá trị truyềnthống Việt Nam hội nhập vào cộng đồng thế giới gắn với nền kinh tế thịtrường trình độ cao do đó Việt Nam phải điều chỉnh chính bản thân mình đểthích ứng với thế giới bên ngoài Vì thế, chúng ta phải điều chỉnh hệ thốngluật pháp của mình để phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, nhiều chuẩnmực quản trị công phải điều chỉnh nhằm nâng cao dân chủ, công khai và minhbạch theo quy định chung của các thể chế quốc tế
Hội nhập vào đời sống văn hóa tinh thần toàn cầu nên hiện tượng giaothoa văn hóa dễ dàng diễn ra Nhân dân Việt Nam đi ra nước ngoài có thể họchỏi những giá trị tích cực từ các nền văn minh khác, ngược lại người nướcngoài cũng có thể học hỏi những giá trị tich cực của dân tộc Việt Nam Trongquá trình hội nhập như vậy, một số giá trị mới từ nước ngoài có thể vay mượnvào Việt Nam và được mọi người chấp nhận, ngược lại một số giá trị cũkhông còn phù hợp sẽ bị loại bỏ Kết cục là việc điều chỉnh hành vi và thayđổi một số giá trị diễn ra trong xã hội và các cộng đồng dân cư Việt Nam
Trang 16Nguy cơ bị tổn thương lớn khi một nơi nào đó trong nền kinh tế thếgiới bất ổn Logic tất yếu là toàn cầu hóa làm cho các quốc gia xích lại gầnnhau về mọi mặt, mặt khác quá trình này cũng làm cho các quốc gia phụthuộc với nhau nhiều chiều hơn Mỗi nền kinh tế trở thành một mắt xích trong
hệ thống kinh tế toàn cầu, do vậy một khi một khâu nào đó bất ổn là gây ratác động cho các mắt xích bên cạnh, gây hiệu ứng domino toàn cầu Nhữngmắt xích nào yếu nhất sẽ đối mặt với nguy cơ bất ổn lớn nhất
III – LIỆT KÊ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
3.1 Lợi ích cá nhân
Có lẽ, chưa bao giờ người Việt, đặc biệt là giới trẻ lại quan tâm nhiềuđến vấn đề lợi ích bản thân như giai đoạn hiện nay Dường như, trong mọimối quan hệ, tiền tài, vật chất, danh vọng được xem như tiêu chí cốt yếu.Ngay đến cả tình yêu trai gái, thứ tình cảm vốn được xem là trong sáng, thuầnkhiết, cũng dễ dàng trở thành món hàng đổi chác, thành vật sở hữu Rồi đơngiản như việc chọn ngành, nghề Học ngành nào, nghề nào hứa hẹn tương laiđược đảm bảo, hoặc giàu có hoặc quyền lực chứ không phải học để phục vụđất nước, phục vụ nhân dân Lại nữa, khi tốt nghiệp ra trường, phần lớn bạntrẻ không muốn làm việc ở các cơ quan của tổ chức Đảng, đoàn thể, giáo dục
mà muốn nhanh chóng hòa vào thị trường kinh tế Còn trong quá trình họcnghề, một bộ phận học viên coi việc chạy điểm, chạy bằng là lẽ đương nhiên,
là việc tất yếu Họ sẵn sàng dùng tiền, dùng các mối quan hệ để đạt mục đíchmong muốn
Với các mối quan hệ khác, một bộ phận không nhỏ người Việt vận
dụng “nhiệt tình” và “triệt để” quan niệm: “Có tiền đổi trắng thay đen khó gì”; “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”; “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”…
nhằm cải thiện, thay đổi mọi mối quan hệ, mọi giá trị đích thực của cuộcsống Triết lý sức mạnh của đồng tiền đã khiến một bộ phận người dân sẵnsàng đánh đổi tình bạn, tình anh em, thầy trò, tình cha mẹ
Trang 173.2 Xem nhẹ giá trị đạo đức truyền thống
Đây là một thực tế đang hiện hữu trong xã hội Việt Nam Để cổ súycho cái gọi là “mới” là “hiện đại”, là “văn minh”, là “mốt”, một bộ phậnngười dân đã quay lưng lại giá trị văn hoá gia đình, dân tộc truyền thống Họkhông ngớt chê bai những phong tục này, tập quán nọ, những thói quen thưagửi, chào hỏi, đồng thời kết tội cho nó là phức tạp, rườm rà, rắc rối, lạc hậu và
cổ hủ Từ suy nghĩ lệch lạc, tất yếu dẫn đến hệ quả lệch chuẩn về các giá trịđạo đức
Chưa hết, hiện tượng sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị vănhoá dân tộc, tôn vinh, đề cao văn hoá phương Tây, văn hoá Hàn Quốc… chạytheo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ đã và đang để lại những tác động tiêucực đến thuần phong mỹ tục của dân tộc Lối sống thực dụng, phóng túngkhiến người trẻ tuổi Việt Nam dễ sa vào các tệ nạn xã hội Quan niệm sốngthử, quan hệ tình dục trước hôn nhân nếu xét theo hướng tích cực thì có thểgóp phần giải phóng sự trói buộc về tư tưởng trinh tiết của người con gái, tôntrọng quyền tự do cá nhân, nhưng nếu xét theo chiều tiêu cực, chính quanniệm này đã phá vỡ những giá trị tinh thần thiêng liêng, đó là chưa nói tới hậuquả làm suy giảm chất lượng nòi giống và sức khoẻ giới trẻ Và đây là con số
để lại nhiều băn khoăn, trăn trở “Tỷ lệ nạo phá thai trong học sinh, sinh viênchủ yếu ở độ tuổi từ 15 đến 19 chiếm khoảng 60 đến 70%”
Trong xã hội, xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ đi ngược lạinhững giá trị đạo đức truyền thống Chủ nghĩa vật chất, lối sống ích kỷ đãkhiến một bộ phận người dân sẵn sàng bất chấp tất cả để thỏa mãn nhu cầu cánhân Thực tế chứng minh, số vụ buôn lậu, buôn bán ma tuý, làm hàng giảđược phát hiện ngày càng tăng Tinh thần nhân ái, chủ nghĩa nhân văn giờ bịđánh đổi bằng cuộc sống bạo lực, phi nhân tính Một loạt tội danh mới nguyhiểm đã xuất hiện như: khủng bố cá nhân; tống tiền; bắt cóc trẻ em; buôn bánphụ nữ; buôn bán chất nổ, chất ma tuý… với số lượng lớn; tổ chức đâm thuê
Trang 18chém mướn; môi giới mại dâm; xì ke ma tuý Tình hình phụ nữ phạm tội vàcác vụ phạm tội mang tính chất nguy hiểm có chiều hướng gia tăng.
3.3 Trào lưu sống ảo, xa rời thế giới hiện thực ngày càng phát triển
Công nghệ thông tin bùng nổ, internet và các phương tiện truyền thônglen lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống Một thế giới ảo đã xuất hiện songsong tồn tại với thế giới thực Một bộ phận không nhỏ người dân đang chìmvào thế giới ảo, ngụp lặn trong thế giới ảo với đủ các câu chuyện hay dở trênđời Một chuyến đi, một hành động tốt, một thói chơi ngông, một lời lăng xê
cố ý “dìm hàng” hay “đánh bóng tên tuổi”… tất cả đều hiển thị trên cái thếgiới của bàn phím ấy Vấn đề đáng nói ở đây là quan niệm về đạo đức, về giátrị và các chuẩn mực của con người trong thế giới ảo không như trong thế giớicủa cuộc đời thực Thực 16ang hoàng và hụt hẫng khi nhìn thấy hàng ngàn,hàng triệu “like” được nhấn nút cho các clip tai nạn giao thông, những cuộcđánh ghen, tranh chấp, ẩu đả… và ngạc nhiên hơn là những lời bình luận(comment) phía dưới Xót xa hơn, cũng vì nút “like” ấy, nhiều thanh niên đãthiệt mạng chỉ vì bức ảnh triệu “like”
3.4 Nạn bạo lực trong giới trẻ có chiều hướng gia tăng
Dường như, một bộ phận giới trẻ đang có khuynh hướng giải quyếtmâu thuẫn, khúc mắc bằng bạo lực Thực trạng cho thấy, tình trạng thanhthiếu niên phạm tội ngày càng gia tăng Đáng báo động hơn cả là độ tuổi củađối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa và hành vi phạm tội cũng như tính chấtmức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng Đây chính là hệ quả do tác độngcủa toàn cầu hóa, do giáo dục của nhà trường và do thiếu sự quan tâm đúngmức của gia đình khiến phần lớn giới trẻ không được trang bị đầy đủ kỹ năngsống để biết chọn lọc, học tập và làm theo chuẩn mực đạo đức xã hội
3.5 Bất bình đẳng
Dưới sự tác động của toàn cầu hóa các quốc gia mở cửa nhiều hơn, tự