1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Các VĐXHĐĐ - Thực trạng mua sắm trực tuyến qua các trang thương mại điện tử của thanh niên hiện nay

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng mua sắm trực tuyến qua các trang thương mại điện tử của thanh niên hiện nay
Chuyên ngành Các Vấn Đề Xã Hội Đương Đại
Thể loại Tiểu Luận
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 142,96 KB

Nội dung

Theo ông, toàn cầu hóa có thể đượchiểu như là “sự gia tăng của siêu-lãnh thổ” supraterritoriality, như sự pháttriển của những mối quan hệ “siêu lãnh thổ” giữa con người với con người.“Ph

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN: CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI (Vấn đề Toàn cầu hóa)

Đề tài: Thực trạng mua sắm trực tuyến qua các trang thương mại điện tử của thanh niên hiện nay (Nghiên cứu trên hai sàn thương mại điện tử

Shopee và Lazada)

Trang 2

A MỞ ĐẦU

Toàn cầu hóa không phải là một vấn đề mới mẻ mà đã xuất hiện từ thế

kỉ XV và phát triển mạnh mẽ ở cuối thế kỉ XIX cho đến nay, hiện nay thì toàncầu hóa đang tác động đến nhiều quốc gia dân tộc, đến cộng đồng nhân loạicũng như cuộc sống của từng người Tổng thư ký Liên hiệp Quốc Kofi Annan

đã khẳng định: “Toàn cầu hóa đang làm cho chúng ta xích lại gần nhau hơntheo nghĩa tất cả chúng ta đều phải chịu ảnh hưởng từ những hành động củanhau, chứ không phải theo nghĩa tất cả chúng ta đều sử dụng những lợi thếcủa nó và cùng nhau chia sẻ gánh nặng Trái lại, chúng ta đã để toàn cầu hoálàm cho chúng ta tách xa nhau ra hơn do hố ngăn cách ngày càng lớn về mức

độ của cải và quyền lực giữa các nước khác nhau và ngay trong từng nước”.[1]

Toàn cầu hóa đang là một vấn đề quan tâm của nhiều nhà khoa học xãhội, trong đó có xã hội học, có thể nói toàn cầu hóa đang là một vấn đề xã hội.Bởi vì đối với mỗi quốc gia, dân tộc có cách nhìn và thái độ với toàn cầu hóa

là khác nhau, có nhiều nước thì tiếp nhận, có nhiều nước lại nổ ra phong tràochống toàn cầu hóa nhưng dù ủng hộ hay phản đối thì toàn cầu hóa vẫn là một

xu thế tất yếu mà mỗi quốc gia dân tộc phải đối mặt

Tính tất yếu của toàn cầu hoá trước hết được biểu hiện ở tất yếu kinh tế.

Kinh tế, như mọi người đều biết, là nhân tố đóng vai trò quyết định đối với sựphát triển của văn minh nhân loại Toàn cầu hoá kinh tế là khía cạnh quantrọng nhất của toàn cầu hoá; nó đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực chínhtrị [16]

Tác động của toàn cầu hóa đến Việt Nam bao gồm cả kinh tế, chính trị,văn hóa và tác động này có hai mặt: tích cực và tiêu cực, ngoài ra thì toàn cầuhóa cũng ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác giáo dục, y tế, xã hội, môitrường, nhưng chủ yếu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến kinh tế,chính trị, vănhóa Chính vì sự tác động tới nhiều mặt nên toàn cầu hóa được xem như là

Trang 3

một vấn đề xã hội nóng và cấp thiết, cần được quan tâm và nghiên cứu Đốivới Việt Nam thì toàn cầu hóa vừa là một cơ hội lớn để hội nhập quốc tế, pháttriển đất nước nhưng cũng là một thách thức lớn trong văn hóa: hòa nhậpnhưng không hòa tan!

Trang 4

Một cách tiếp cận khác cố gắng hé lộ một định nghĩa chính xác về toàncầu hóa khi khu biệt nó với các khái niệm quốc tế hóa, hiện đại hóa, vàphương Tây hóa Đó là nỗ lực của Jan Aart Scholte trong cuốn “Toàn cầuhóa: Lời mở đầu mang tính phê phán” Theo ông, toàn cầu hóa có thể đượchiểu như là “sự gia tăng của siêu-lãnh thổ” (supraterritoriality), như sự pháttriển của những mối quan hệ “siêu lãnh thổ” giữa con người với con người.

“Phát triển từ khái niệm “giải-lãnh thổ”, Scholte đã phát triển một cách kháiniệm hóa Toàn cầu hóa như là “siêu - lãnh thổ”, được xác định bởi nhữngdòng chu chuyển toàn cầu và những quan hệ xã hội vượt ra khỏi mọi biên giới

và không gian lãnh thổ Toàn cầu hóa như là “siêu-lãnh thổ” ám chi một sựxuất hiện của “trao đổi xuyên biên giới không phân biệt khoảng cách” và thực

sự, phát triển đến mức “giải lãnh thổ một cách tương đối toàn bộ đời sống xãhội” [7]

Tiếp cận toàn cầu hóa theo David Held và đồng sự: Toàn cầu hóa cóthể hiểu là một quá trình (hoặc một chuỗi quá trình) thể hiện ra qua sự thayđổi trong tổ chức không gian quan hệ xã hội và trao đổi - xem xét dưới góc độ

sự mở rộng, sự gia tăng cường độ, tốc độ và ảnh hưởng - tạo nên và thúc đẩynhững dòng chu chuyển và mạng lưới hoạt động, tương tác và thực thi quyềnlực liên lục địa và liên khu vực [5]

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để chỉ sự mở rộng các quan hệ xã hội

ra phạm vi toàn cầu được thúc đẩy bởi sự gia tăng tốc độ, cường độ của các

Trang 5

dòng chu chuyển và sự mở rộng không ngừng của các mạng lưới liên lục địa

và liên khu vực theo chiều hướng tạo nên một chỉnh thể thế giới thống nhất.[12]

Tiếp cận định nghĩa về toàn cầu hóa theo TS Lưu Hồng Minh cho rằng:Toàn cầu hóa có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về sốlượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằm thúcđẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũng như

sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ toàn cầu Theo đó, toàn cầu hóa làm

lu mờ các đường biên giới quốc gia, thu hẹp các khoảng không gian trên cáckhía cạnh đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của thế giới

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội vàtrong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tănggiữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế,…trên quy mô toàn cầu Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hóa hầu nhưđược dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thươngmại hay “tự do thương mại” nói riêng

Toàn cầu hóa được đề cập nhiều trong lĩnh vực kinh tế vì đây là quátrình làm gia tăng mối quan hệ, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữacác quốc gia Nó thường được xem như là sự tự do hóa các hoạt động kinh tế

và thương mại quốc tế với sự điều hành của chính phủ từng quốc gia và các tổchức quốc tế Một đặc điểm nổi bật của hiện tượng này là sự dịch chuyển (haycòn gọi là “dòng chảy”) của bốn yếu tố: hàng hóa – dịch vụ, di – nhập cư,khoa học kỹ thuật và tiền tệ (ở dạng đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI) tronggiai đoạn tự do thương mại (cho dù không phải là tự do hoàn toàn) [4]

Vậy có thể hiểu toàn cầu hóa là sự gia tăng về số lượng và cường độcủa các quá trình chu chuyển nhằm thúc đẩy sự gia tăng và phụ thuộc vàonhau của các quốc gia trên thế giới, đồng thời quá trình đó cũng mở ra nhữngmạng lưới liên khu vực, liên lục địa, tạo ra sự hội nhập về kinh tế và chính trị

Trang 6

ở cấp độ toàn cầu Là mối liên kết và trao đổi giữa các quốc gia trong khu vựchay trên toàn thế giới, được dùng trong lĩnh vực kinh tế để chỉ sự tự dothương mại.

2 Đặc điểm

Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa liên quan tới sự xuất hiện và nhânrộng của một loạt các mạng lưới liên kết ở cấp độ toàn cầu, thách thức cácđường biên giới địa lý, văn hóa, kinh tế, chính trị truyền thống Ví dụ, sự xuấthiện của các kênh truyền hình tin tức vệ tinh dựa trên sự kết hợp của côngnghệ báo chí và các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã khiến cho thông tin đượctruyền tải trên phạm vi toàn cầu, vượt qua mọi khoảng cách địa lý với tốc độgần như tức thì Qua đó một sự kiện ở một quốc gia cụ thể có thể gây nênnhững tác động mạnh mẽ tới tình hình kinh tế – chính trị – xã hội của hàngtrăm quốc gia trên khắp hành tinh Việc di chuyển giữa các địa điểm trên toàncầu cũng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn Ví dụ trong năm 2000 mỗingày trung bình có khoảng 3 triệu người di du lịch quốc tế và năm 2003 WTOước tính rằng nền du lịch toàn cầu tạo nên doanh thu khoảng 693 tỷ USD.Chính vì vậy người ta ngày càng nói nhiều tới khái niệm “ngôi làng toàn cầu”,hay “nền kinh tế toàn cầu”, nơi mà các đường biên giới quốc gia đã dần bị lumờ

Thứ hai, các tiến bộ về thông tin liên lạc, giao thông vận tải và côngnghệ sản xuất đã khiến cho dòng vốn đầu tư, hàng hóa, công nghệ và lựclượng lao động di chuyển dễ dàng hơn trên khắp thế giới Các thị trường tàichính hiện đại cùng các giao dịch điện tử diễn ra suốt ngày đêm Các trungtâm thương mại mọc lên khắp thế giới, cung cấp hàng hóa đến từ nhiều quốcgia khác nhau Đi cùng với đó là vai trò ngày càng gia tăng của các công ty đaquốc gia và các tổ chức quốc tế cũng như các tổ chức phi chính phủ Tuynhiên mặt trái của các tiến bộ khoa học công nghệ là việc chính các tiến bộnày cũng đã góp phần hình thành và tạo điều kiện hoạt động cho các tổ chức

Trang 7

tội phạm và khủng bố, như các nhóm tin tặc quốc tế hay tổ chức khủng bốkhét tiếng al-Qaeda.

Thứ ba, thông qua quá trình toàn cầu hóa, mức độ phụ thuộc lẫn nhaugiữa các quốc gia cũng như người dân trên thế giới ngày càng gia tăng Sựphụ thuộc lẫn nhau không chỉ diễn ra trên phương diện kinh tế – thương mại,

mà còn xuất hiện ở những vấn đề khác như tình trạng ấm lên toàn cầu của tráiđất, hay các làn sóng tội phạm và chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia…Những vấn đề này đòi hỏi các quốc gia cần phải thúc đẩy hợp tác sâu rộnghơn bởi lẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa, không một quốc gia nào có thể tránhđược những tác động này, và càng không thể một mình giải quyết được nhữngvấn đề đó

Thứ tư, dường như toàn cầu hóa đang làm giảm dần các khác biệt vềmặt văn hóa Những bộ phim Hollywood giúp phổ biến các giá trị văn hóa đạichúng của Mỹ ra khắp thế giới Thói quen tiêu dùng và sinh hoạt của ngườidân ở các quốc gia cũng dần bị biến đổi theo hướng đồng nhất Tương tự,thông qua âm nhạc và điện ảnh, người dân thế giới ngày càng biết tới nhiềuhơn các giá trị văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán… của các quốc gia nhưHàn Quốc hay Trung Quốc Một mặt quá trình toàn cầu hóa về văn hóa nàytạo nên sự hiểu biết lẫn nhau lớn hơn giữa người dân thuộc nhiều quốc gia,nhiều nền văn hóa khác nhau Mặt khác, trong một số trường hợp nó cũng tạonên những phản ứng tiêu cực, như sự va chạm giữa các giá trị văn hóa đối lập,hay sự phản kháng đối với những giá trị văn hóa phương Tây, đặc biệt là ởcác quốc gia Hồi giáo Tương tự, toàn cầu hóa cũng đe dọa làm lu mờ bản sắcvăn hóa của các quốc gia, vốn là những giá trị cần được duy trì nhằm bảo vệ

sự đa dạng của nền văn hóa thế giới

Thứ năm, quá trình toàn cầu hóa khiến cho vai trò của các quốc gia với

tư cách là các chủ thể chính của quan hệ quốc tế cũng trở nên bị suy giảm.Thực tế, toàn cầu hóa đã làm xói mòn chủ quyền của các quốc gia, vốn là nền

Trang 8

tảng cho sự tồn tại của chúng Điều này thể hiện rõ nhất trên lĩnh vực kinh tế.Ngày nay các quyết định kinh tế của các quốc gia không thể được đóng khungtrong phạm vi biên giới lãnh thổ của quốc gia đó hay chỉ dựa vào nước điềukiện của quốc gia sở tại Ngược lại, mọi quyết định kinh tế của mỗi chính phủđều chịu sự điều chỉnh của những lực lượng trên thị trường toàn cầu, vốn nằmngoài khả năng kiểm soát của các nhà nước Mọi nỗ lực đi ngược lại sự điềuchỉnh của những lực lượng này đều có thể dẫn tới nhiều hậu quả khác nhau,như sự dịch chuyển của vốn đầu tư ra nước ngoài, các rủi ro về thương mạihay tỷ giá hối đoái.

Thời kỳ thứ nhất xuất hiện cách đây khoảng 5.000 năm khi một sốnhóm người đã bắt đầu vượt khỏi biên giới của bộ tộc hay lãnh thổ của mình

để xâm chiếm dân tộc khác, hay chỉ để trao đổi hàng hóa và tìm nơi định cưmới

Thời kỳ thứ hai bắt đầu cùng với sự ra đời của chủ nghĩa thực dân, tưbản và công nghiệp hóa xảy ra cách đây khoảng 400 năm và kéo dài đến thậpniên 1970 Trong suốt thế kỷ 18, thế giới đã chứng kiến một sự di dân ồ ạt củakhoảng 10 triệu nô lệ da đen sang các nước thực dân và các nước thuộc địacủa Anh và Pháp đang bị khai thác do tình trạng thiếu lao động ở các nướcnày Đầu những năm thế kỷ 20, hàng triệu người đổ xô đến các “vùng đấthứa” ở Mỹ hay Úc để đào vàng Nguyên nhân chính vẫn là do sự đói nghèo,

sự đe dọa về chiến tranh và hạn chế về cơ hội nghề nghiệp ở các nước châu

Âu Đến những năm 1960, Mỹ bắt đầu vươn mình trở thành siêu cường quốc

Trang 9

sau Thế chiến thứ hai, và thế giới một lần nữa chứng kiến sự di chuyển ào ạtlực lượng lao động có kỹ năng và bán kỹ năng từ các nước châu Âu sang Bắc

Mỹ, gây ra chảy máu chất xám đến mức Liên Hợp Quốc phải lên tiếng báođộng vào năm 1967

Trong thời kỳ thứ ba xảy ra kể từ những năm 1970, các nước tư bảnphải đối phó với sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods (được 44 quốc giathành lập vào năm 1944 và chấm dứt hoạt động vào tháng 8 năm 1971 do lạmphát kéo dài của nền kinh tế Mỹ trong suốt thời kỳ chiến tranh tại Việt Namkéo theo sự tuột giá của đô-la Mỹ), và sự khủng hoảng năng lượng nghiêmtrọng xảy ra tại châu Âu Các nước đã và đang phát triển đã phải áp dụng cácchiến lược phát triển kinh tế mới, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vàtận dụng đồng vốn đầu tư từ nước ngoài và tư nhân Những khái niệm cô lậpcác hoạt động kinh tế từ thập niên 60 để bảo vệ nền kinh tế nội địa ở các nướcđang phát triển bắt đầu bị phê bình Các nhà kinh tế thuộc trường phái tự domới (với cao trào xuất hiện vào những năm cuối thập niên 70) tin rằng giữacác quốc gia, bất kể là nước giàu hay nghèo, đều có chung những quy luậtphát triển kinh tế Theo quan điểm này, chính phủ các nước phải giảm vai tròkiềm chế cứng nhắc của mình trong các hoạt động kinh tế, đồng thời khuyếnkhích tự do mậu dịch và áp dụng các quy tắc về lợi thế so sánh Mặc dù quanđiểm tự do mới bị chỉ trích gay gắt về tính nhân văn trong cạnh tranh kinh tếbởi những học giả hậu cấu trúc luận, thời kỳ này được xem là giai đoạnchuyển tiếp của toàn cầu hóa sang một bước phát triển mới kể từ sau khi Liên

Xô và Đông Âu sụp đổ và thế giới được sắp xếp lại theo một bố cục mới.[4]

3.2 Quan điểm về sự phát triển của chủ nghĩa thực dân

Theo quan điểm về sự phát triển của chủ nghĩa thực dân, một số nhàlịch sử cho rằng hiện tượng toàn cầu hóa trải qua ba thời kỳ với lần một xảy

ra vào thế kỷ 16, lần hai vào thế kỷ 19, và lần ba kéo dài trong những nămcuối thế kỷ 20 Cả hai làn sóng đầu tiên đều xuất phát từ tham vọng bành

Trang 10

trướng đất đai của những người lãnh đạo châu Âu Hiện tượng này đã dẫn đến

sự ra đời của chủ nghĩa thực dân đầu tiên ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, kếtiếp đến Anh và Pháp Sự kiện lịch sử quan trọng nhất giữa hai giai đoạn này

là việc thực dân châu Âu xâm chiếm châu Mỹ, Úc và Phi; khiến người Mayas,Aztecs và thổ dân Aborigines ở Úc mất hết đất đai và trở thành nô lệ chongười da trắng Những nước kém phát triển khác như Việt Nam, Ấn Độ, Ma-lay-xi-a, In-đô-nê-xi-a, An-giê-ri, Ma-rốc… trở thành thuộc địa của Anh vàPháp Với những thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất của Anhvào nửa cuối thế kỷ 18, giai cấp tư bản châu Âu trở thành lực lượng chủ yếuthúc đẩy tiềm lực kinh tế trong xã hội bên cạnh việc bần cùng hóa giai cấp vôsản Sự phân biệt giàu nghèo xảy ra không chỉ tại các nước tư bản thực dân

mà còn tạo nên sự cách biệt thu nhập trên thế giới Ví dụ, vào cuối những năm

1890 thu nhập bình quân của các nước Tây Âu cao hơn các nước Đông Âugấp 80% Cuối thế kỷ 19, Anh từng tự hào với sức mạnh quân đội của họ, và

cho rằng “Mặt trời chưa bao giờ lặn ở Anh” khi thuộc địa của họ trải rộng

khắp nơi trên địa cầu Vào những năm 1800, châu Âu chiếm được khoảng35% lãnh thổ trên thế giới, và con số này tăng lên 67% vào năm 1878 và 85%năm 1914 Tuy vậy, thực dân phương Tây vẫn luôn đối mặt với các sự phảnkháng mãnh liệt từ các nước thuộc địa, gây ra biết bao thiệt hại về con người

và vật chất Thật vậy, trong những năm 1910 chiến tranh đã cướp đi sinhmạng của 38 triệu người Chiến tranh Thế giới thứ nhất không phải là liềuthuốc giải quyết chiến tranh, mà nó đã tạo nên một thế giới bị tàn phá thảmhại ngay sau đó

Sau Thế chiến thứ II, Mỹ trở thành cường quốc số một trên thế giới vớitham vọng bá chủ toàn cầu đã hình thành chủ nghĩa đế quốc, bành trướng ảnhhưởng về kinh tế và chính trị của mình đến các nước kém phát triển Tuynhiên, đến cuối thế kỷ 20, toàn cầu hóa không còn được xem như sự xâmchiếm lãnh thổ mang tính vũ trang nữa, mà nó là sự hội nhập và lấn át giữacác nền kinh tế, các mâu thuẫn kinh tế và chính trị hầu như được giải quyết

Trang 11

trong hòa bình, ngoại trừ những nạn khủng bố của các nhóm chính trị cựcđoan Kể từ cuối thập niên 80, có bốn sự kiện lớn ảnh hưởng đến tiến trìnhtoàn cầu hóa: (1) sự lớn mạnh của các công ty xuyên quốc gia nhờ vào sựphát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong giao thông, công nghệ thôngtin và viễn thông; ví dụ như Toyota, Boeing, Sony, LG, (2) sự giảm thiểuvai trò điều hành của chính phủ các nước phương Tây trong các hoạt độngkinh tế tài chính; thay vì vậy, chính phủ tích cực đóng vai trò điều hòa và tạocác điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế quốc tế, (3) sự sụp đổ củaLiên Xô và Đông Âu, và (4) sự ảnh hưởng to lớn về mặt tài chính trên lĩnhvực chính trị ở các quốc gia đã phát triển [4]

3.3 Lý thuyết về sự phát triển thương mại quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế

Theo lý thuyết về sự phát triển thương mại quốc tế và các tổ chức kinh

tế quốc tế, các nhà kinh tế - sử học khác cũng phân chia quá trình phát triểncủa toàn cầu hóa dựa trên bốn giai đoạn lịch sử kể từ thế kỷ 14

Giai đoạn một bắt đầu từ những năm 1350 khi mạng lưới thương mại,trao đổi động vật, hàng hóa (gồm vải vóc, đồ gốm sứ, hồ tiêu, quế…) giữachâu Âu và Trung Quốc phát triển mạnh Mạng lưới này kéo dài từ Pháp và Ýdọc theo biển Địa Trung Hải đến Ai Cập, và sau đó theo đường bộ xuyênkhắp Trung Á đến Trung Quốc Thương mại đường biển cũng kéo dài từ biển

Đỏ, qua Ấn Độ Dương, vòng qua eo Malacca đến bờ biển Trung Quốc, và nóphát triển mạnh từ những năm cuối thế kỷ 15 khi châu Mỹ được tìm ra mộtcách tình cờ trong quá trình tìm ra một con đường tơ lụa bằng đường biển củathực dân châu Âu cũ Trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong thời kỳnày được sự bảo hộ của quân đội nhà nước để tránh việc cướp bóc Bù lại, cácthương nhân phải trả thuế mỗi khi họ vận chuyển ngang một vùng lãnh thổmới Giao thương trong thời kỳ này được xem như “chuỗi ngọc trai” khi từngphần địa lý kết nối lại để tạo nên hệ thống kinh thương quốc tế

Trang 12

Giai đoạn hai bắt đầu từ năm 1500 đến 1700 khi các nhà cầm quyềnchâu Âu (điển hình là Bồ Đào Nha, sau này liên kết với Hà Lan, Pháp vàAnh) xâm chiếm châu Phi Với hệ thống hải quân mạnh mẽ họ có thể bắtbuộc các thương nhân trả thuế dọc tuyến đường Ấn Độ Dương Đến nhữngnăm 1700, trao đổi hàng hóa trên thế giới trở nên chuyên nghiệp hơn khi một

số thương nhân và chính phủ châu Âu đã sáng lập ra các công ty thương mạivận tải biển đầu tiên để mua bán sỉ và lẻ có huê hồng theo tuyến Âu – Á

Thời kỳ thứ ba bắt đầu vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 khi khoahọc kỹ thuật với hệ thống đường sắt và tàu thủy hơi nước phát triển, đã giúpcho con người tiến lại gần nhau hơn Nhưng đồng thời, châu Âu dần dần mấtvai trò kiểm soát châu Mỹ, đầu tiên ở phía Bắc, sau lan rộng đến miền Namnước này Với cuộc cách mạng giành độc lập ở Mỹ với Hiệp ước Vecxai năm

1783, các cuộc phản kháng ở Haiti và Pháp, các nước thuộc địa bắt đầu nhậnthức rõ hơn về quyền độc lập lãnh thổ và kinh tế của họ Trong suốt thời kỳnày, chính phủ phải giữ vai trò điều hành kinh tế thông qua các đạo luậtthương mại Từ thời kỳ Thế chiến thứ hai kéo dài đến giai đoạn hậu Chiếntranh lạnh, các nước tư bản, và kể cả các nước kém phát triển, mới bắt đầubước lại gần nhau trong lĩnh vực hợp tác kinh tế và cho ra đời hàng loạt các tổchức quốc tế và khu vực

Một quan điểm khác cho rằng toàn cầu hóa trải qua ba thời kỳ Lần thứnhất xảy ra từ năm 1870 đến 1914 khi có khoảng 60 triệu người (chiếm 10%lực lượng lao động trên thế giới lúc đó) di cư từ châu Âu đến Mỹ để tìm vàng,hay để tìm cuộc sống tốt hơn ở vùng đất mới được khám phá này Sự di cưnày càng kích thích sự phát triển của giao thông và thông tin, khiến cho hànghóa, sức lao động và tiền bạc được di chuyển giữa các quốc gia Làn sóng thứhai xảy ra từ năm 1950 đến 1980 khi Thế chiến thứ II kết thúc, và kinh tế –chính trị thế giới được phân chia thành hai cực: tư bản và xã hội chủ nghĩa

Bộ ba Mỹ, Tây Âu và Nhật đã liên kết chặt chẽ để đẩy mạnh kinh tế tư bản

Trang 13

lên một tầm mới thông qua các tổ chức quốc tế và các vòng đàm phán thươngmại như GATT (Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch, và vòng đàmphán Uruguay của GATT kéo dài trong 8 năm từ 1986 đến 1994 đã dẫn đếnhiệp ước thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO) hay IMF (Quỹ Tiền

tệ Quốc tế) Bên cạnh đó, trong thời kỳ từ những năm 1950 đến 1960, các tậpđoàn công nghiệp lớn trên thế giới cũng bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt độngcủa họ vào các nước đang phát triển không thuộc khối xã hội chủ nghĩa, đặcbiệt ở các nước Mỹ La-tinh Kể từ sau những năm 1980 được xem là thời kỳthứ ba của toàn cầu hóa khi các quốc gia đã bắt đầu ký kết các hiệp định song

và đa phương về mặt kinh tế thông qua sự điều hành của các tổ chức quốc tế,

mà điển hình là WTO Nhìn chung trong thời kỳ này các công ty đa quốc giadần dần có ảnh hưởng mạnh đến vai trò điều hành của các chính phủ

II Phân tích nội dung minh chứng bằng số liệu xã hội học về toàn cầu hóa

Nghiên cứu về toàn cầu hóa trong xã học tập trung chủ vào việc tìmhiểu các cấu trúc, thể chế, nhóm, các mối quan hệ, hệ tư tưởng, xu hướng và

mô hình cụ thể đối với một thế giới toàn cầu hóa Những nghiên cứu về xã hộihọc về toàn cầu hóa bao gồm các nghiên cứu về toàn cầu hóa kinh tế, chính trị

và văn hóa, xem xét các tác động lẫn nhau trên cả ba khía cạnh Trong bàiphân tích này sẽ phân tích các số liệu dựa trên các nghiên cứu về kinh tế,chính trị và văn hóa của toàn cầu hóa

1 Các vấn đề trong toàn cầu hóa kinh tế

Trong những năm gần đây, toàn cầu hóa về kinh tế trở thành một trongnhững mối quan tâm của nhiều nhà khoa học xã hội vì toàn cầu hóa kinh tế cóbản chất kép, một mặt, nó là một xu thế khách quan, kết quả của sự phát triểncao của lực lượng sản xuất và các yếu tố vật chất khác Mặt khác, nó cũng làmột quá trình kinh tế - xã hội, chính trị và văn hoá của mỗi quốc gia

Trang 14

Tình hình kinh tế thế giới trong bối cảnh Covid-19 đang diễn ra hết sứcphức tạp có nhiều khởi sắc mới khi chiến lược tiêm chủng vắc-xin mở rộnggiảm số ca lây nhiễm và tử vong Quỹ Tiền tệ quốc tế (Báo cáo cập nhật triểnvọng kinh tế thế giới, tháng 7/2021) nhận định nền kinh tế toàn cầu sẽ tăngtrưởng 6,0% vào năm 2021, không thay đổi so với dự báo đưa ra vào tháng4/2021 Tuy nhiên, dự báo tăng trưởng có sự bù trừ giữa các nền kinh tế pháttriển với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển; Tổ chức Hợp tác và Pháttriển Kinh tế (Báo cáo sơ bộ Triển vọng kinh tế OECD, tháng 9/2021) dự báotăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt 5,7% trong năm 2021, giảm 0,1 điểm phầntrăm so với dự báo đưa ra vào tháng 5/2021 Tổ chức kinh tế tài chính tư nhânFitch Ratings dự báo GDP toàn cầu năm 2021 tăng 6,0% trong năm 2021,điều chỉnh giảm 0,3 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 6/2021.[15]

Việt Nam có vị trí giao thông thuận lợi giao thương với thế giới, làtrung tâm kết nối của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, quy mô dân số lớn,lực lượng lao động cao và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, cùng vớichính sách mở cửa, ưu đãi và môi trường kinh doanh hấp dẫn đã thu hút đượcmột số lượng lớn dự án và nguồn vốn FDI Tổng vốn đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam tính đến ngày 20/5/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng

ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vẫnđạt 14 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước Trong đó có 613 dự ánđược cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 8,83 tỷ USD, giảm 49,4% về số dự

án và tăng 18,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 342 lượt dự

án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốntăng thêm đạt 3,86 tỷ USD, tăng 11,7%; có 1.422 lượt góp vốn, mua cổ phầncủa nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 1,31 tỷ USD, giảm 56,3%.Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 430lượt góp vốn làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là500,8 triệu USD và 992 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong

Trang 15

nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 807,2 triệu USD Vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài thực hiện 5 tháng đầu năm 2021 ước tính đạt 7,15 tỷUSD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước [17]

Bối cảnh kinh tế thế giới năm 2020 có nhiều biến động không thuận lợicho thương mại quốc tế, dịch Covid-19, xung đột thương mại Mỹ-Trung,quan hệ kinh tế-chính trị giữa các nền kinh tế lớn có nhiều biến động, đối mặtvới tình trạng suy thoái, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, bất ổn, thương mại toàncầu giảm sút, xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với nămtrước, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khả quantrong năm 2020 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ướctính đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuấtkhẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷUSD, tăng 3,6% Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu19,1 tỷ USD, giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 281,5 tỷ USD,tăng 6,5% so với năm 2019, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 78,2 tỷUSD, giảm 1,1%, chiếm 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốnđầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 203,3 tỷ USD, tăng 9,7%, chiếm 72,2%(tỷ trọng tăng 2,1 điểm phần trăm so với năm trước) [18]

Có thể thấy dù bối cảnh có nhiều chuyển biến không mấy tích cựcnhưng nước ta vẫn đạt được những thành tựu nhất định trong hoạt độngthương mại quốc tế Toàn cầu hóa đã mở ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tếViệt Nam, đồng thời cũng đem lại nhiều thách không nhỏ, nhất là trong bốicảnh thương mại quốc tế đang có nhiều biến động

Quá trình hội nhập toàn cầu hóa cũng giúp Việt Nam đạt được nhữngthành tựu đáng kể như cán cân thanh toán quốc tế (BOP) với mức thặng dưkhá là cơ sở đảm bảo cho sự ổn định của đồng tiền nội địa chống lại các rủi ro

Trang 16

bên ngoài cũng như đảm bảo khả năng linh hoạt trong điều hành chính sáchtiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Trong giai đoạn 2016-2019, nước

ta đã duy trì thặng dư BOP, đặc biệt, thặng dư BOP năm 2019 đạt mức cao kỷlục 23,25 tỷ USD (tương đương 9% GDP) và gấp 2,8 lần thặng dư của năm

2016 nhờ cán cân tài chính thặng dư cao (gấp 1,8 lần năm 2016) Môi trườngkinh tế vĩ mô ổn định, dòng vốn FDI được duy trì, hoạt động xuất nhập khẩuhàng hóa đạt được những kết quả vượt bậc là những yếu tố quan trọng đưacán cân tổng thể của nước ta thặng dư trong giai đoạn này Cán cân vốn vàcán cân tài chính thặng dư 18,97 tỷ USD trong năm 2019, gấp 1,8 lần mứcthặng dư 10,73 tỷ USD của năm 2016, chủ yếu do các luồng vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài, vốn đầu tư gián tiếp, vay nợ nước ngoài vào Việt Nam đềutăng mạnh.[19]

Đồng thời nền kinh tế Việt Nam có độ mở cửa khá cao và tăng tươngđối nhanh, năm 2016, độ mở của nền kinh tế nước ta đạt 184,7%; năm 2017đạt 200,4%; năm 2018 đạt 208,3%; năm 2019 đạt 211,5% và năm 2020 đạt209,3%

So với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam thuộc nhóm nước có

độ mở của nền kinh tế cao, chỉ thấp hơn độ mở kinh tế của Xin-ga-po Độ mởcủa nền kinh tế khá và tăng nhanh có sự đóng góp lớn của khu vực FDI Tỷtrọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của khu vực này trong tổng kim ngạchxuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 chiếm 72,3% [19]

Thu nhập quốc gia (GNI) của Việt Nam so với GDP ngày càng thấphơn, hay nói cách khác thu nhập thuộc sở hữu nước ngoài mang ra khỏi ViệtNam ngày càng nhiều Giai đoạn 2006-2010, bình quân GNI bằng khoảng96,6% GDP; giai đoạn 2011-2015 chỉ còn 95,46%; giai đoạn 2016-2020 là94,13% Xu hướng này xuất hiện phổ biến ở các nước có đầu tư nước ngoàinhiều như In-đônê-xi-a (GNI so với GDP bình quân giai đoạn 2016-2019 là96,95%), Cam-puchia (93,79%), Lào (95,91%) và Thái Lan (95,6%) Riêng

Trang 17

Bru-nây và Phi-li-pin thu nhập từ nước ngoài chuyển về nước khá nhiều làmcho GNI so với GDP của hai quốc gia này ở mức cao, tương ứng đạt 104,02%

và 110,65% Theo sức mua tương đương (PPP 2017), tốc độ tăng GNI bìnhquân cả thời kỳ 2016-2019 của Việt Nam là 6,51%/năm, thấp hơn Campuchia(7,18%/năm), nhưng cao hơn các nước Thái Lan (3,89%/năm), Xin-ga-po(2,13%/năm), Philipin (6,18%/năm), Ma-lai-xi-a (4,85%/năm) và In-đô-nê-xi-

a (5,16%/năm) [19]

Như đã nói ở trên, toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, có tính haimặt, toàn cầu hóa không chỉ thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế, đẩynhanh đầu tư và tăng cường sự hợp tác quốc tế mà cũng gây ra những hệ lụytiêu cực, nổi bật nhất là làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo

Hệ số Gini trung bình (một chỉ số phổ biến dùng để đo bất bình đẳng) ởchâu Á tăng gấp đôi mức độ tăng ở các châu lục khác trong khoảng thời gian

từ năm 1990 đến 2013, và thậm chí còn tăng nhanh hơn ở những quốc giađông dân nhất như In-đô-nê-xia, Ấn Độ và Trung Quốc Một thước đo bấtbình đẳng khác, tỷ lệ Palma cũng tăng ở hầu hết các quốc gia châu Á trongkhoảng thời gian này Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận thấy tình trạng tăngbất bình đẳng cực đoan trong khu vực chủ yếu là do tăng thu nhập của nhữngngười ở xếp hạng cao nhất của nền kinh tế Trong khoảng thời gian từ năm

1990 đến 2010, thu nhập của nhóm 70% nghèo nhất thế giới đã giảm, trongkhi nhóm 10% giàu nhất lại có thu nhập tăng đáng kể [13]

Chênh lệch giữa nhóm có thu nhập cao nhất so với nhóm có thu nhậpthấp nhất ngày càng tăng, năm 2014 là 9,7 lần, năm 2016 là 9,8 lần và năm

2019 là 10,2 lần Trong giai đoạn 2016-2019, nền kinh tế Việt Nam tăngtrưởng khá đạt mức bình quân 6,78%, năm 2020 đại dịch Covid-19 tác độngtiêu cực tới các lĩnh vực kinh tế – xã hội nhưng nước ta vẫn đạt mức tăngtrưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới với mức tăng 2,91% Theo báo cáo củaTổng cục Thống kê, thu nhập các nhóm dân cư tăng từ 3,1 triệu

Ngày đăng: 23/10/2024, 19:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w