ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --- Hà Thị Vui ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN MỘT SỐ LOẠI ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Hà Thị Vui
ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN MỘT SỐ LOẠI ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: Quản lí đất đai
Mã số: 8850103.01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Khoa Địa lý, Trường ĐH Khoa học
Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Tuấn
TS Đỗ Thị Tài Thu
Phản biện 1: TS Nguyễn Xuân Linh
Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
Phản biện 2: TS Bùi Thị Cẩm Ngọc
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN vào ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Khoa Địa lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
- Trung tâm Thông tin Thư viện, ĐHQGHN
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Theo Luật Đất đai 2013 “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định”
Công tác lập và triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất về cơ bản ngày càng hoàn thiện và đạt được nhiều kết quả tích cực Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần được khắc phục Việc lựa chọn địa điểm để bố trí các công trình quy hoạch gặp nhiều khó khăn, đôi khi còn mang tính chủ quan, chỉ dựa trên việc đánh giá một vài yếu tố nổi bật theo quan điểm của nhà quy hoạch mà chưa cân nhắc đầy đủ đến các yếu tố tác động của môi trường xã hội và biến đổi khí hậu Điều này dẫn đến phương án quy hoạch thiếu tính hợp lý, dễ gây ra tình trạng quy hoạch treo, kém hiệu quả, phải điều chỉnh thường xuyên, gây lãng phí kinh tế và ảnh hưởng tiêu cực đến
xã hội
Đánh giá tính hợp lý của phương án QHSDĐ là một vấn đề phức tạp, yêu cầu người thực hiện phải có kiến thức chuyên sâu, am hiểu nhiều lĩnh vực và áp dụng phương pháp đánh giá chính xác Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí về tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu Để giải quyết các vấn đề này, phương pháp phân tích đa tiêu chí kết hợp với ứng dụng Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) có thể được áp dụng Việc sử dụng GIS trong quy trình đánh giá giúp tối ưu hóa kết quả, cho phép phân tích và xử lý dữ liệu không gian, tính toán nhiều chỉ tiêu và tích hợp các lớp thông tin, từ đó đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng trong QHSDĐ dựa trên các chỉ tiêu đã được
tính toán
Quy Nhơn là một thành phố ven biển của tỉnh Bình Định có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm vừa qua và nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phi nông nghiệp ngày càng tăng trong kỳ quy hoạch mới, giai đoạn 2021-2030 Thành phố đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến
2030 Tuy nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thành phố Quy Nhơn giai
Trang 4đoạn hiện nay và tương lai sẽ chịu tác động khá nhiều của biến đổi khí hậu,
cụ thể là vấn đề ngập lụt, xâm nhập mặn, bão, lũ và những hiện tượng thời tiết cực đoan Trong bố trí các vị trí quy hoạch các loại đất cần tính đến ảnh hưởng của yếu tố biến đổi khí hậu
Xuất phát từ những lý do này, đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tính hợp
lý về phân bố không gian một số loại đất phi nông nghiệp của phương án quy hoạch sử dụng đất TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu” có tính cấp thiết cao Việc thực hiện đề tài luận văn này được
sự hỗ trợ và là sản phẩm đào tạo của Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí và chỉ tiêu lồng ghép yếu tố sinh thái cảnh quan, liên kết vùng và biến đổi khí hậu trong quy hoạch sử dụng đất đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam”, mã số ĐTĐLCN-94/21
do PGS.TS Trần Văn Tuấn chủ trì
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các đối tượng đất phi nông nghiệp (đất ở khu đô thị mới; đất bãi thải, xử lý chất thải) trong phương án QHSDĐ của TP Quy Nhơn tỉnh Bình Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu
3 Nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan về QHSDĐ, biến đổi khí hậu và nhu cầu đánh giá tính hợp lý về không gian của đối tượng trong phương án QHSDĐ
Nghiên cứu quy trình ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu trong việc đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của đất phi nông nghiệp trong phương án QHSDĐ cấp huyện (thành phố thuộc tỉnh) Ứng dụng quy trình trên để đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của một số loại đất phi nông nghiệp
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan về QHSDĐ, biến đổi khí hậu và nhu cầu đánh giá tính hợp lý về không gian của đối tượng trong phương án QHSDĐ
Trang 5Nghiên cứu quy trình ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu trong việc đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của đất phi nông nghiệp trong phương án QHSDĐ cấp huyện (thành phố thuộc tỉnh) Ứng dụng quy trình trên để đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của một số loại đất phi nông nghiệp (đất ở khu đô thị mới; đất bãi thải, xử lý chất thải) trong phương án QHSDĐ của TP Quy Nhơn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2030 trong bối cảnh biến đổi khí hậu Từ đó, đưa ra một số nhận xét, đánh giá và kiến nghị đối với phương án QHSDĐ cho hợp lý hơn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Phạm vi nội dung khoa học: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của đất bãi thải, xử lý chất thải và đất ở đô thị,
cụ thể đất ở tại khu đô thị mới trong phương án QHSDĐ
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá cụ thể cho các loại đất như đất
ở khu đô thị mới, đất bãi thải, xử lý chất thải, góp phần vào việc lập kế hoạch sử dụng đất khoa học và bền vững
- Đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội, phù hợp với điều kiện thực tế của
TP Quy Nhơn
- Hỗ trợ cơ quan quản lý địa phương trong việc ra quyết định, tối ưu hóa phân bố không gian đất đai, từ đó cải thiện chất lượng sống của người dân và phát triển đô thị bền vững
6 Cơ sở tài liệu thực hiện đề tài
a) Tài liệu khoa học tham khảo: Bao gồm các sách, giáo trình, luận văn,
luận án, công trình nghiên cứu liên quan tới hướng nghiên cứu lý thuyết của đề tài:
Tính hợp lý về phân bố không gian trong phương án quy hoạch sử dụng đất: Đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất, Chính sách và pháp luật đất đai, Ứng dụng GIS trong quản lý đất đai,
Tình hình biến đổi khí hậu: Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Bình Định
Trang 6b) Các văn bản pháp lý liên quan tới quy hoạch
Luật Đất đai năm 2013; Luật Quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một
số Điều của 37 luật liên quan đến quy hoạch; Các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ngành và các văn bản của địa phương về hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai 2013
Luật Đất đai 2024
c) Tài liệu, số liệu thu thập, điều tra thực tế tại địa phương
Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2020
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất TP Quy Nhơn năm 2020
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP Quy Nhơn đến năm 2030 Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường và quản lý đất đai tại TP Quy Nhơn
Tư liệu ghi chép thực tế trong quá trình khảo sát thực địa
7 Cấu trúc luận văn
Luận văn được trình bày trong 107 trang đánh máy; 38 hình; 21 bảng, và không bao gồm phần giới thiệu Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn bao gồm 3 chương và các mục nhỏ thuộc chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp đánh giá tính hợp lí về phân bố không gian của các đối tượng quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp
Chương 3: Đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của một số loại đất phi nông nghiệp trong phương án quy hoạch sử dụng đất TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Trang 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất
1.1.1 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
Theo Luật Đất đai 2013 “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ
và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định”
1.1.2 Mục đích, nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh
- Dân chủ và công khai
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó
1.1.3 Căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Khoản 4, điều 22, Luật đất đai năm 2013 xác định một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai là quản lý quy hoạch và kế hoạch
sử dụng đất
Luật Đất đai 2024 được Quốc hội thông qua ngày 18/1/2024 và sẽ
có hiệu lực từ 1/8/2024 cũng quy định rõ yêu cầu phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (Điều 61, 66)
Khoản 3, điều 7, chương 3 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2015 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 2013
đã chỉ rõ việc xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất các dự án sử dụng
Trang 8đất cấp huyện sẽ do các phòng, ban cấp huyện xác định Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn sẽ xác định nhu cầu sử dụng đất của địa phương
1.1.4 Nội dung lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
So sánh nội dung lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện theo Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 cho thấy có một số điểm tương đồng không khác biệt quá đáng kể có thể kể đến ở đây như:
Phân tích và dự báo chi tiết hơn: Luật 2024 yêu cầu dự báo nhu cầu
sử dụng đất và các phương án phân bổ phải chi tiết, phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, và có sự tích hợp của các yếu tố về môi trường và biến đổi khí hậu, trong khi Luật 2013 chỉ tập trung vào các mục tiêu sử dụng đất truyền thống
Giám sát và điều chỉnh quy hoạch: Luật Đất đai 2024 chú trọng đến việc xây dựng cơ chế giám sát và đánh giá quy hoạch chặt chẽ hơn, nhằm kịp thời điều chỉnh khi có các thay đổi lớn về điều kiện phát triển hoặc môi trường, điều này không được nhấn mạnh nhiều trong Luật 2013
Bổ sung yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu: Luật 2024 chú trọng hơn đến các yếu tố bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu trong quá trình lập quy hoạch, điều này không được đề cập chi tiết trong Luật 2013
1.2 Tổng quan về biến đổi khí hậu
1.2.1 Khái niệm về biến đổi khí hậu
Theo Tổ chức Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu, được nhận biết thông qua sự thay đổi trung bình và sự biến động của các thuộc tính khí hậu, và được duy trì trong một khoảng thời gian đủ dài, thường là hàng thập kỷ hoặc lâu hơn
1.2.2 Kịch bản, ảnh hưởng biến đổi khí hậu đối với TP Quy Nhơn
Các tác động như xói lở bờ biển, mưa gió lớn gây ngập lụt, lũ quét,
ô nhiễm môi trường ở các phường xã ven biển (Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu, Hải Cảng, Ghềnh Ráng), phía Tây của thành phố (Nhơn Bình, Nhơn Phú, Đống Đa, Trần Quang Diệu)
(Nguồn: Số liệu thực tế và tham khảo Challenge to Change, 2009)
Trang 91.3 Sự cần thiết phải đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các đối tượng trong quy hoạch sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Tại các nước đang phát triển hay các nước phát triển quy hoạch như thế nào để có thể đạt được mục tiêu tối ưu hoá sử dụng đất
Khu vực nông thôn, quy hoạch sử dụng đất chủ yếu dựa trên việc đánh giá tính thích hợp của đất cho sản xuất nông nghiệp và thể hiện rất nhiều số liệu thống kê
Khu vực đô thị công tác quy hoạch sử dụng đất đã có tính đến các yếu tố cảnh quan và môi trường nhưng ở một mức thấp
Mang nặng tính tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của các ngành, chưa
có tiêu chuẩn đầy đủ để tính hết các hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường Chưa phát huy cao nhất các tiềm năng đất đai nên chất lượng của phương án quy hoạch sử dụng đất chưa cao, tính khả thi còn thấp
1.4 Tổng quan về GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu
1.4.1 Hệ thông tin địa lý GIS
Trong số các chức năng của GIS có thể kể đến: Chức năng quản lý
dữ liệu, Truy vấn tìm kiếm thông tin, Chồng xếp các lớp thông tin, Chức năng xử lý, phân tích dữ liệu
1.4.2 Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu
Quy trình AHP là một phương pháp mạnh mẽ để ra quyết định trong các tình huống phức tạp với nhiều tiêu chí và lựa chọn Quy trình này giúp so sánh và đánh giá các yếu tố khác nhau dựa trên trọng số tương đối của chúng Một quy trình AHP có thể được tóm tắt thành 4 bước chính sau:
1 Phân rã một số tình huống phi cấu trúc thành các thành phần nhỏ
là một kỹ thuật quan trọng trong quản lý và phân tích
2 Sắp xếp các thành phần hay các chỉ tiêu theo một thứ tự phân cấp giúp tổ chức và đánh giá các yếu tố một cách có hệ thống
3 Gán giá trị cho những so sánh chủ quan về mức độ quan trọng của các chỉ tiêu
4 Tính toán và tổng hợp kết quả để xác định mức độ quan trọng của các chỉ tiêu
Trang 101.4.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.4.3.1 Tình hình nghiên cứu ứng dụng GIS và phương pháp phân tích
đa chỉ tiêu AHP trong đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các đối tượng trong quy hoạch sử dụng đất (trên thế giới và tại Việt Nam)
Sự kết hợp giữa phương pháp phân tích đa chỉ tiêu AHP (Analytic Hierarchy Process) và GIS (Geographic Information Systems) được nhiều tác giả trên thế giới và tại Việt Nam sử dụng nhằm xác định trọng số cho các yếu tố ảnh hưởng và phân tích, đánh giá kết quả Tuy nhiên, việc xác định trọng số cho các yếu tố trong AHP thường gặp phải thách thức trong việc chính xác hóa sự tương tác và mối quan hệ giữa các yếu tố, cũng như đánh giá vị trí quy hoạch trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Do đó, hiện nay cần có một quy trình và phương pháp tính toán cụ thể hơn để đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng, hỗ trợ các nhà quy hoạch đánh giá tính hợp lý trong việc bố trí các công trình quy hoạch như bãi chôn lấp chất thải rắn và khu đô thị mới Điều này nhằm giảm thiểu tác động về kinh tế, xã hội và môi trường
Việc phát triển và áp dụng một quy trình toàn diện sẽ giúp cải thiện chất lượng quy hoạch và sử dụng đất, đảm bảo sự phát triển bền vững và thích ứng với các thách thức của biến đổi khí hậu Các công cụ như AHP
và GIS khi được sử dụng đúng cách sẽ trở thành nền tảng quan trọng cho việc đưa ra các quyết định quy hoạch hiệu quả và hợp lý
1.4.3.2 Tình hình nghiên cứu về các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất phi nông nghiệp
a Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất ở đô thị
Hiện nay, trên toàn thế giới có nhiều nghiên cứu và ứng dụng GIS trong việc lựa chọn vị trí tối ưu và đánh giá phương án quy hoạch đất ở
Ở Ấn Độ, một công trình nghiên cứu ứng dụng GIS và mô hình không gian để lựa chọn vị trí quy hoạch đất ở được đề xuất bởi Indian Cartographer năm 2003
Như vậy chỉ tiêu đánh giá sẽ được dùng trong nghiên cứu này là: loại đất; độ dốc; khoảng cách đến nguồn nước; khoảng cách đến đường giao thông
Ở Việt Nam việc đề ra tiêu chí để đánh giá quy hoạch đất ở cũng
đã có trong một số quy định về quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy
Trang 11hoạch điểm dân cư xã, hợp tác xã, và đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay
b Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải
Đại học Suleyman Demirel, Thổ Nhĩ Kỳ đã ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu để đánh giá vị trí quy hoạch đất bãi rác Các chỉ tiêu được sử dụng trong đánh giá bao gồm 8 yếu tố cụ thể: hướng gió, khoảng cách đến đường giao thông, độ dốc, hiện trạng sử dụng đất, khoảng cách đến nguồn nước mặt, khoảng cách đến khu dân cư, địa chất,
và khoảng cách đến khu vực được bảo vệ
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu chính trong lựa chọn vị trí quy hoạch bãi rác ở Việt
Bãi chôn lấp lớn
Bãi chôn lấp rất lớn
thác nước ngầm
CS<1000 m3/ng
CS 100-10000 m3/ng CS>10000 m3/ng
Trang 12Bãi chôn lấp lớn
Bãi chôn lấp rất lớn
Khoảng cách từ
đường giao thông
tới bãi chôn lấp
bố trí tại các khu vực tránh ngập lụt, tránh bị sạt lở, trượt lở đất,…
Trang 13CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 2.1 Quy trình đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài, học viên đã tổng hợp được quy trình đánh giá tính hợp lý về phân
bố không gian của đất phi nông nghiệp như sau:
Hình 2.1 Quy trình đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi