1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chinh quyen dia phuong trung cap ctri

40 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính quyền địa phương ở Việt Nam
Chuyên ngành Chính trị
Thể loại Bài giảng
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 147,51 KB

Nội dung

Theo nghĩa hẹp, chính quyền địa phương là hệ thống cáccơ quan được tổ chức theo các đơn vị hành chính nhằm thực thi các chứcnăng và nhiệm vụ của Nhà nước ở địa phương, trong đó cấp chính

Trang 1

Bài 2

CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM

A MỤC TIÊU

về kiến thức Cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản về chính quyền

địa phương; thực trạng chính quyền địa phương và những quan điểm vàgiải pháp hoàn thiện chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay

về kỹ năng Kỹ năng phân tích và giải quyết những vấn đề thực tiễn

về chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay

về tư tưởng Học viên nhận thức thống nhất quan điểm của Đảng và

pháp luật của Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa ởViệt Nam hiện nay

B NỘI DUNG

1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

1.1 Khái niệm, đặc điểm của chính quyền địa phương

1,1,1, Khái niệm chính quyền địa phương

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam gồm có: tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấptỉnh); huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thànhphố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện); xã, phường, thị trấn(gọi chung là cấp xã) và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Theo phápluật hiện hành, chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hànhchính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù họp với địa

Trang 2

bàn đô thị, nông thôn, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.Trên phương diện nghiên cứu khoa học, khái niệm chính quyền địaphương có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp như sau: Theo nghĩarộng, chính quyền địa phương được hiểu là hệ thống các cơ quan nhànước được tổ chức ở địa phương để thực thi các chức năng và nhiệm vụtheo quy định của pháp luật Như vậy, hiểu theo cách này thì chínhquyền địa phương không chỉ có hai thiết chế là Hội đồng nhân dân và ủyban nhân dân mà còn có các thiết chế khác được thành lập theo quy địnhcủa pháp luật Theo nghĩa hẹp, chính quyền địa phương là hệ thống các

cơ quan được tổ chức theo các đơn vị hành chính nhằm thực thi các chứcnăng và nhiệm vụ của Nhà nước ở địa phương, trong đó cấp chính quyềnđịa phương gồm có hai cơ quan là Hội đồng nhân dân và ủy ban nhândân Trường hợp ở đơn vị hành chính không tổ chức cấp chính quyền thìviệc tổ chức chính quyền địa phương ở nơi đó do Quốc hội quyết định

Từ những phân tích trên có thể hiểu: Chỉnh quyền địa phương là một bộ phận hữu cơ hợp thành của nhà nước được tổ chức ở các đơn vị hành chính, phù hợp với đặc điểm ở nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật.

1.1.2 Đặc điểm của chính quyền địa phương

Trang 3

Chính quyền địa phương là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhànước thống nhất Chính quyền địa phương thay mặt Nhà nước tổ chứcthực thi quyền lực nhà nước; thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trênlãnh thổ địa phương trong cơ cấu quyền lực nhà nước thống nhất theoquy định của Hiến pháp và pháp luật Chính quyền địa phương do nhândân địa phương lập ra (trực tiếp và gián tiếp); thực hiện các nhiệm vụ ởđịa phương, phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương theo quy địnhcủa pháp luật Chính quyền địa phương thực hiện vai trò là cơ quan đạiđiện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân ở địa phương, là công cụ đểnhân dân thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bànđịa phương.

Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hànhchính phù hợp với địa bàn đô thị, nông thôn, hải đảo và đơn vịhành chính - kinh tế đặc biệt Nếu đơn vị hành chính đó tổ chức cấpchính quyền địa phương thì chính quyền địa phương sẽ có đầy đủ haithiết chế Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân Ngược lại, trongtrường hợp pháp luật quy định, đơn vị hành chính đó không phải là cấpchính quyền địa phương thì lúc đó trong cơ cấu của chính quyền địaphương sẽ không bao gồm Hội đồng nhân dân1 Việc quy định mô hình

tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam đa dạng, phong phú nhằmkhai thác tối đa các nguồn lực, thực hiện thắng lợi các mục tiêu pháttriển kinh tế

1 Hỉện nay, Quốc hội đã cho phép thí điểm Đề án chính quyền đô thị ở một số địa phương Theo đó, chính quyền địa phương ở quận, phường không bao gồm Hội đồng nhân dân Trong trường hợp này chính quyền địa phương ở quận, phường không phải là cấp chính quyền địa phương.

Trang 4

- xã hội của đất nước và mỗi địa phương; khắc phục tình trạng tổ chứcchính quyền địa phương rập khuôn như trước đây.

Chính quyền địa phương thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, thẩmquyền theo quy định của pháp luật Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa chính quyền địa phương trên nguyên tắc phân cấp, phân định thẩmquyền giữa trung ương, địa phương và giữa các cấp chính quyền địaphương Ngoài ra, pháp luật quy định chính quyền địa phương thực hiệncác nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên giao với các điều kiện bảođảm thực hiện nhiệm vụ đó

1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương

1.2.1 Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương

Cấp chính quyền địa phương phải đủ hai thiết chế Hội đồng nhândân và ủy ban nhân dân Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhànước ở địa phương và cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương; cóthẩm quyền quyết định và đề ra các chủ trương và biện pháp thực hiệnchính sách, pháp luật thống nhất trên địa bàn địa phương Hội đồng nhândân giám sát hoạt động của ủy ban nhân dân cùng cấp; quyết định cácvấn đề quan trọng của địa phương Hội đồng nhân dân có Chủ tịch, cácPhó Chủ tịch, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban, Tổ đại biểu Hộiđồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân

ủy ban nhân dân gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên ủyban nhân dân và các cơ quan chuyên môn ở cấp tỉnh và cấp huyện, ủyban nhân dân có cơ cấu tổ chức bộ máy chuyên môn phù hợp, được tổchức gọn nhẹ, phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của mỗi cấp chínhquyền Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan chuyênmôn và các đơn vị trực thuộc ủy ban nhân dân, các đơn vị sự nghiệp

Trang 5

công được tuyển chọn kỹ càng, được đào tạo về chuyên môn và nghiệpvụ; có năng lực và phẩm chất, đạo đức công vụ, trung thành, tận tụyphục vụ nhân dân.

Theo nội dung và tinh thần của Hiến pháp năm 2013, cơ cấu tổchức của chính quyền địa phương phù hợp với đô thị, nông thôn, hải đảo

và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Như đã phân tích, chính quyềnđịa phương ở những đơn vị hành chính không được coi là cấp chínhquyền thì không nhất thiết đủ hai thiết chế trên đây mà chỉ có cơ quanhành chính, hay cơ quan quản lý nhà nước Ví dụ, ở các đơn vị hànhchính quận, phường thì không nhất thiết có đầy đủ Hội đồng nhân dân

và ủy ban nhân dân mà chỉ có ủy ban nhân dân hoặc cơ quan quản lýhành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nướctheo quy định của pháp luật

Cơ cấu, tổ chức của chính quyền địa phương phải bảo đảm chínhquyền địa phương phải tinh gọn đầu mối, phân cấp, phân quyền mạnhnhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi cấp chínhquyền Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương phải phân định rõtrách nhiệm của tập thể và cá nhân; bảo đảm nguyên tắc tập thể lãnhđạo, cá nhân phụ trách; khắc phục hiện tượng “núp bóng” tập thể để nétránh trách nhiệm khi xảy ra những vụ việc vi phạm pháp luật Đổi mới

cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương phải bảo đảm phát huy vaitrò, trách nhiệm giải trình của người đứng đầu vừa phát huy tính dân chủtrong hoạt động của mỗi thiết chế

1.2.2, Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương

Nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp chính quyền được xác định theo

sự phân cấp về chức năng, nhiệm vụ trên địa bàn địa phương Hiến phápnăm 2013 quy định: “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phươngđược xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà

Trang 6

nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địaphương” (khoản 2, Điều 112) Chính quyền địa phương quyết định cácbiện pháp để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống củanhân dân địa phương trong phạm vi được phân công, phân cấp Bêncạnh đó, chính quyền địa phương còn thực hiện các chức năng và nhiệm

vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền, những nhiệm vụ mà cơ quan nhà nướccấp trên giao khi thấy cần thiết Chính quyền triển khai các biện phápnhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân địa phương, huy động tiềmnăng và nguồn lực của các tầng lớp nhân dân; bảo đảm trật tự và an toàn

xã hội trên địa bàn địa phương Nhìn chung, pháp luật quy định nhiệm

vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương như sau:

- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trênđịa bàn địa phương

- Quyết định những vấn đề của địa phương trong phạm vi đượcphân quyền, phân cấp theo quy định của pháp luật

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nướccấp trên ủy quyền

Trang 7

- Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địaphương cấp dưới.

- Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên về kết quảthực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình

- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huyquyền làm chủ của nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xâydựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địabàn

Như vậy, khác với mô hình tự quản địa phương ở nhiều nước trênthế giới, chính quyền địa phương ở nước ta có nhiệm vụ, quyền hạn là tổchức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật tại địa phương;Đồng thời, chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ xuất phát từtính đặc thù của mỗi địa phương Đây là quy định nhằm phát huy tiềmnăng và thế mạnh của mỗi địa phương trên thực tế, có sự kết hợp giữalợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích của cả nước

1.3 Các mô hình tổ chức chính quyền địa phương ờ Việt Nam

1.3.1 Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị

Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao, chủyếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chínhtrị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành; có vai trò thúc đẩy

sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, mộtđịa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị,ngoại thị của thị xã; thị trấn Tổ chức bộ máy chính quyền đô thị phảibảo đảm việc quản lý nhà nước tập trung, thống nhất, thông suốt, có hiệulực, hiệu quả cao Xuất phát từ đặc điểm của các đơn vị hành chính ở đôthị mà yêu cầu đặt ra đối với chính quyền địa phương ở đây cũng khácvới địa bàn nông thôn

Trang 8

1.3.2 Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nông thôn

Ở các đơn vị hành chính trên địa bàn nông thôn, dân cư phân bốkhông đồng đều giữa các vùng, chủ yếu là các điểm dân cư nông thôn.Các điểm dân cư có nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất,sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhấtđịnh, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội,văn hóa, phong tục, tập quán và các yếu tố khác Dân cư nông thôn gắnkết cộng đồng có quy mô nhỏ theo làng, xã, thôn, xóm, bản, ấp, dòng họ

có những hương ước và phong tục, tập quán riêng mang nhiều tính tựquản Đời sống cư dân nông thôn phụ thuộc vào nhau, gắn bó và ràngbuộc với cộng đồng Kinh tế nông thôn chủ yếu là kinh tế nông nghiệpmang nhiều yếu tố tự nhiên

Chính quyền địa phương ở địa bàn nông thôn thực hiện các chínhsách và triển khai các biện pháp nhằm giải quyết tốt các vấn đề nhưnông nghiệp, nông thôn, nông dân Chính quyền địa phương ở nông thôngồm có chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện và xã Pháp luật quy định

cụ thể về cơ cấu, tổ chức của chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện và

xã phù hợp với vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ tương ứng với mỗicấp chính quyền Ở cấp xã, bên cạnh chính quyền xã còn có các thiết chếcộng đồng như làng, bản, thôn, ấp, bản được tổ chức trên tinh thần tựquản cộng đồng, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân ở*

Trang 9

cơ SỞ

1.3.3 Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở hải đảo

Chính quyền địa phương ở hải đảo được tổ chức tùy theo điều kiệnđịa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng,

an ninh Chính quyền địa phương ở địa bàn hải đảo được tổ chức theo 2cấp: cấp huyện và cấp xã: Chính quyền cấp huyện có đủ hai cơ quan làHội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân Chính quyền cấp xã cũng có đủhai cơ quan Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, trừ trường hợp cụthể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương Chínhquyền địa phương cấp huyện ở hải đảo thực hiện các nhiệm vụ, quyềnhạn tương ứng của chính quyền địa phương ở huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương theoquy định của pháp luật Chính quyền địa phương cấp xã ở hải đảo thựchiện các nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng của chính quyền địa phương ở

xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật Tổ chức chính quyền ởhải đảo phải bảo đảm tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm củacác cơ quan nhà nước tại địa phương, bảo đảm linh hoạt, chủ động ứngphó khi có sự kiện, tình huống đột xuất, bất ngờ xảy ra nhằm bảo vệvững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên các vùngbiển, hải đảo, phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế biển, hội nhập kinh tếquốc tế, bảo đảm thu hút người dân ra sinh sống, bảo vệ và phát triển hảiđảo

1.3.4 Mô hình tổ chức chỉnh quyền địa phương ở đơn vị hành chỉnh - kỉnh tế đặc biệt

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thường có những lợi thế về vịtrí địa lý; đóng vai trò quan trọng đối với quốc gia hoặc vùng lãnh thổtrong các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, xuất khẩu; là đầu mốigiao thương ở khu vực và quốc tế Để phát huy tốt vai trò đó, Nhà nước

Trang 10

có những chính sách ưu tiên bằng việc trao cho đơn vị hành chính - kinh

tế đặc biệt cơ chế, chính sách thông thoáng, với những ưu đãi trong việcthực hiện các chính sách và giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội Thiết

kế mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở đơn vịhành chính - kinh tế đặc biệt được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ vàLuật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 đã sửa đổi, bổ sungĐiều 75 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 Theo đó,quy định việc tổ chức chính quyền địa phương, nhiệm vụ, quyền hạn vànguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt động của chính quyền địa phương

ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thànhlập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó Như vậy, mô hình tổ chứcchính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt bao gồmnhững cơ quan nào sẽ do Quốc hội quy định khi chúng được thành lậpcác đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong thực tế2

2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNGCHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Quá trình hình thành, phát triển của chính quyền địa phương

ờ Việt Nam

- Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1959: Đơn vị hành chính ở

nước ta gồm có ba bộ: Bắc, Trung, Nam Mỗi bộ chia thành tỉnh, mỗitỉnh chia thành huyện, mỗi huyện chia thành xã Hiến pháp năm 1946quy định ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã có Hội đồng nhân dân do cử tri

2 Tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có thể theo mô hình một cấp chính quyền, hai cấp hành chính; có cơ cấu gọn nhẹ, ít đầu mối trung gian, vận hành thông suốt, hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng tốt và nhanh những yêu cầu của các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Trang 11

trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc đầu phiếu phổ thông Hội đồng nhândân tỉnh, thành phố, thị xã hay xã bầu ủy ban hành chính Ở Bộ và huyệnkhông có Hội đồng nhân dân mà chỉ có ủy ban hành chính, ủy ban hànhchính Bộ do Hội đồng các tỉnh và thành phố bầu ủy ban hành chínhhuyện do Hội đồng các xã bầu Như vậy, chính quyền xã, tỉnh và chínhquyền thành phố, thị xã là cấp chính quyền cơ bản và hoàn chỉnh, có cảHội đồng nhân dân và ủy ban hành chính Còn cấp bộ và cấp huyệnkhông phải là cấp chính quyền hoàn chỉnh, không có cơ quan dân cử làHội đồng nhân dân, mà chỉ có ủy ban hành chính.

- Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1980: Các đơn vị hành chính ở

nước ta phân chia như sau: cả nước chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phốtrực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã, thành phố thuộctỉnh; huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố trực thuộc trung ương chiathành khu phố Ở mỗi đơn vị hành chính nói trên đều tổ chức Hội đồngnhân dân và ủy ban hành chính, ủy ban hành chính cấp nào do Hội đồngnhân dân cấp đó bầu ra Giai đoạn này, tiếp tục kế thừa mô hình tổ chứcchính quyền địa phương ở giai đoạn trước đó Pháp luật phân định rõ môhình tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị và chính quyền địaphương ở nông thôn Hiến pháp năm 1959 và Luật Tổ chức Hội đồngnhân dân và ủy ban hành chính các cấp năm 1962 khẳng định, Hội đồngnhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, ủy ban hànhchính được xác định là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, đồngthời là cơ quan hành chính của Nhà nước ở địa phương

- Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992: Hiến pháp năm

1980 quy định các đơn vị hành chính của nước ta được phân địnhnhư sau: nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn

vị hành chính tương đương Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh

và thị xã Thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện và

Trang 12

thị xã Huyện chia thành xã và thị trấn Thành phố thuộc tỉnh, thị xã chiathành phường và xã Quận chia thành phường Các đơn vị hành chính kểtrên đều có Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân Hội đồng nhân dân

là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phươngbầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấptrên, ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là

cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, ủy ban nhân dân chịu tráchnhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước

ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương và cấp tương đương chịu trách nhiệm và báo cáo côngtác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước Hội đồng Bộ trưởng.Như vậyj Hiến pháp năm 1980, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy

Trang 13

ban nhân dân năm 1983 (sửa đổi năm 1989) đều có những quy địnhnhằm tăng cường quyền hạn cho Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dâncác cấp, tăng cường chế độ làm việc tập thể của các cơ quan chínhquyền địa phương.

- Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2013: Các đơn vị hành chính

của nước ta được phân định như giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992.Tuy nhiên, đơn vị hành chính cấp tỉnh có tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương mà không có đơn vị hành chính tương đương Luật Tổ chứcHội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 1994 và năm 2003 quyđịnh, tất cả các đơn vị hành chính nói trên đều được xác định là cấpchính quyền hoàn chỉnh, đều tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhândân Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, donhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địaphương và cơ quan nhà nước cấp trên, ủy ban nhân dân do Hội đồngnhân dân cùng cấp bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân,

cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hànhHiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghịquyết của Hội đồng nhân dân

- Giai đoạn từ năm 2014 đến nay: Hiến pháp năm 2013 và Luật

Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một

số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địaphương năm 2019 và các văn bản quy phạm khác có liên quan là cơ sởpháp lý quan trọng để xây dựng, kiến tạo mô hình tổ chức chính quyềnđịa phương các cấp phù hợp Theo đó, dưới góc độ pháp lý, tổ chứcchính quyền địa phương ở nước ta có sự phân định rõ ràng giữa chínhquyền đô thị và chính quyền địa phương ở nông thôn, hải đảo và đơn vịhành chính - kinh tế đặc biệt Bên cạnh đó, pháp luật cũng tạo ra cơ sở

Trang 14

pháp lý để phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của chínhquyền địa phương ở các đơn vị hành chính, bảo đảm chính quyền địaphương các cấp hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

2.2 Thực trạng chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay

2.2.1 Những kết quả đạt được

- về cơ cấu tồ chức của chỉnh quyền địa phương: Cơ cấu tổ chức

của Hội đồng nhân dân các cấp:

+ Đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trong nghiệm kỳ năm

2016-2021, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngthành lập 3 ban là: Ban Pháp chế; Ban Kinh tế - Ngân sách; Ban Vănhóa - Xã hội Ở một số địa phương, căn cứ vào tình hình thực tiễn vàtrên cơ sở quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

đã thành lập Ban Dâ 1 tộc và Ban Đô thị Thường trực Hội đồng nhândân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã quyết định về số lượng

Tổ trưởng, Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân Trên cơ sở quyđịnh của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân cấptỉnh ở một số địa phương đã bố trí cho Trưởng ban, Phó Trưởng ban củaHội đồng nhân dân hoạt động theo chế độ chuyên trách

+ Đối với Hội đồng nhân dân cấp huyện, Hội đồng nhân dân thànhlập các ban như Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội Ở một số địaphương cấp huyện có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, cơ cấu Hộiđồng nhân dân cấp huyện đã tổ chức thêm Ban Dân tộc Thường trựcHội đồng nhân dân cấp huyện gồm Chủ tịch và 2 Phó Chủ tịch Hội đồngnhân dân và các ủy viên là trưởng các ban của Hội đồng nhân dân Cácđịa phương đều bố trí các Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoạt độngtheo chế độ chuyên trách Thường trực Hội đồng nhân dân đã thành lậpcác Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân

Trang 15

+ Đối với Hội đồng nhân dân cấp xã, Hội đồng nhân dân cấp xã có

Chủ tịch và một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Hội đồng nhân dâncấp xã thành lập 2 ban là Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội CácBan của Hội đồng nhân dân cấp xã đều có Trưởng ban, 1 Phó Trưởngban và các ủy viên hoạt động kiêm nhiệm

Cơ cấu tổ chức của ủy ban nhân dân các cấp: Nhiệm kỳ năm

2016-2021 và hiện nay, cơ cấu tổ chức của ủy ban nhân dân các cấp như sau:+ Đối với ủy ban nhân dân cấp tỉnh: có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch

ủy ban nhân dân và các ủy viên ủy ban nhân dân ủy viên ủy ban nhândân cấp tỉnh gồm các ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên mônthuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy viên phụ trách quân sự, ủy viên phụtrách công an Cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh gồm cócác sở và cơ quan tương đương sở; bao gồm 17 cơ quan chuyên mônđược tổ chức thống nhất ở cấp tỉnh Ngoài ra, các cơ quan chuyên mônđặc thù tùy theo điều kiện của mỗi địa phương cấp tỉnh có thể đượcthành lập khi có đủ tiêu chí theo quy định của pháp luật

+ Đối với ủy ban nhân dân cấp huyện: có Chủ tịch, các Phó Chủtịch ủy ban nhân dân và các ủy viên ủy ban nhân dân ủy viên ủy bannhân dân cấp huyện gồm các ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyênmôn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, ủy viên phụ trách quân sự, ủyviên phụ trách công an Cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấphuyện gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng; bao gồm 10

cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở cấp huyện Ngoài ra, các

cơ quan chuyên môn (phòng, ban) đặc thù tùy theo điều kiện của mỗi địaphương có thể được thành lập khi có đủ tiêu chí theo quy định của phápluật

+ Đối với ủy ban nhân dân cấp xã: ủy ban nhân dân cấp xã gồmChủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên phụ trách quân sự, ủy viên phụ trách

Trang 16

công an Ở cấp xã không tổ chức các cơ quan chuyên môn như cấp tỉnh,cấp huyện mà có bảy chức danh công chức chuyên trách.

Thời gian qua, tổ chức bộ máy của ủy ban nhân dân cũng nhưcác cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấphuyện không ngừng được củng cố, kiện toàn Đa số cán bộ, công chứccủa ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn đều được phân côngnhiệm vụ phù hợp với chuyên môn, phát huy khá tốt vai trò trách nhiệmcủa mình trong công việc được giao Tổ chức bộ máy chính quyền địaphương ở nhiều nơi được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, giảm sốlượng đầu mối các sở, ban, ngành Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,mối quan hệ công tác giữa các cơ quan của ủy ban nhân dân được quyđịnh cụ thể hơn, có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý, phân định rõ rànghơn Chức năng, nhiệm vụ cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dâncác cấp tiếp tục được hoàn thiện, khắc phục cơ bản sự trùng lắp, chồngchéo Pháp luật bổ sung những quy định mới quy định chi

tiết hơn về số lượng, cơ cấu, thành viên của ủy ban nhân dân, cácnguyên tắc hoạt động của ủy ban nhân dân, phiên họp của ủy ban nhândân, trách nhiệm giải quyết các công việc đối với các thành viên của ủyban nhân dân

- về mô hình tổ chức và hoạt động: Bước đầu, pháp luật đã phân

biệt mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nông thôn và đô thị.Pháp luật quy định việc tổ chức chính quyền địa phương phải phù hợpvới đặc điểm của địa bàn đô thị, nông thôn, hải đảo và đặc khu hànhchính - kinh tế đặc biệt Theo đó, chính quyền địa phương ở đô thị gồmchính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương,phường, thị trấn Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (từĐiều 37 đến Điều 71) quy định về tổ chức chính quyền địa phương ở đô

Trang 17

thị với nhiều nội dung mới về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, chức năng,nhiệm vụ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chínhphủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 đã sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015nhằm tạo cơ sở pháp lý để Quốc hội quyết định một số Đề án về thíđiểm chính quyền đô thị ở một số địa phương phù hợp với đặc điểm vàyêu cầu quản lý của từng đô thị3.

- về thực hiện nhiệm vụ của chính quyền địa phương: Hiến pháp

năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã tạo cơ sởpháp lý và tạo ra bước đột phá về tổ chức và hoạt động của chính quyềnđịa phương các cấp, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệulực trong hoạt động của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp.Pháp luật cũng tạo ra hành lang pháp lý để nâng cao tính tự chủ, tự chịutrách nhiệm của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp trongviệc thực hiện những chức năng, nhiệm vụ được giao Chức năng, nhiệm

vụ của chính quyền địa phương được tổ chức, sắp xếp, kiện toàn lại Bộmáy chính quyền địa phương ở cả ba cấp phần lớn có quy mô gọn hơn,phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XIII của Đảng nhận định: “Tổ chức bộ máy của chínhquyền địa phương được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn; quan tâm xâydựng chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn, khẩn trương triển khaixây dựng chính quyền điện tử”4 Việc thực hiện nhiệm vụ của hai thiếtchế Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân góp phần thiết thực vào việcphát triển kinh tế - xã hội - văn hóa của địa phương, giữ vững an ninh,trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn địa phương của cả nước, không ngừng

3 Xem Hoàng Minh Hội: Pháp luật về tồ chức và hoạt động của chỉnh quyền đô thị

- thực trạng và một số kiến nghị, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 16 (416), kỳ 2

tháng 8-2020, tr.41-46.

4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ỉần thứ XIII,

Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.73.

Trang 18

bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân địa phương.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, có những vấn đề thuộc thẩmquyền của Hội đồng nhân dân thì ủy ban nhân dân các cấp chủ động,phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, trìnhHội đồng nhân dân thông qua các nghị quyết theo thẩm quyền ủy bannhân dân hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân ban hành quyết định và tổ chứcthực hiện Hàng năm, ủy ban nhân dân các cấp tổ chức hội nghị tổng kếtđánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ và chỉ đạo các cơ quan, đơn vịchủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất nội dung và xây dựng chươngtrình, kế hoạch trình ủy ban nhân dân xem xét thực hiện trên từng lĩnhvực Trong phạm vi, lĩnh vực được phân công, các Phó Chủ tịch và ủyviên ủy ban nhân dân chủ động xử lý công việc và chỉ đạo, đôn đốc các

cơ quan, đơn vị chuyên môn tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiệnnhiệm vụ theo quy hoạch Hoạt động điều hành của ủy ban nhân dânbám sát quan điểm, chủ trương, đường lối của các cấp ủy đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm hiệu quả, khả thi

- về thực hiện sự phãn công, phân cấp, ủy quyền giữa chỉnh quyền trung ương với chính quyền địa phương: Trên cơ sở những quy định có

tính nguyên tắc của Hiến pháp năm 2013 về phân công, phân cấp giữachính quyền trung ương và chính quyền địa phương, Luật Tổ chức chínhquyền địa phương năm 2015 đã cụ thể hóa nội dung trên đây của Hiếnpháp và quy định rõ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục cũng như nội dung,thẩm quyền thực hiện sự phân công, phân cấp của chính quyền địaphương Những quy định này tạo cơ sở pháp lý cụ thể, rõ ràng hơn đểthực hiện sự phân công, phân cấp giữa chính quyền trung ương và chínhquyền địa phương Thực hiện những quy định về phân công, phân cấpgiữa trung ương và địa phương và giữa các cấp chính quyền thời gianqua, việc phân cấp, phân quyền giữa các cấp chính quyền đạt được

Trang 19

những kết quả tích cực Thực hiện tốt cơ chế phân công, phân cấp, chínhquyền địa phương đã góp phần rút ngắn thời gian giải quyết công việc;hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao, nâng cao chỉ số cải cách hành chính

và chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh ở mỗi địa phương

- về hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước đối với chỉnh quyền địa phương: Sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực pháp lý, nhiều đạo

luật được ban hành điều chỉnh quan hệ kiểm soát việc thực hiện quyềnlực nhà nước của chính quyền địa phương theo hướng tăng cường kiểmtra, giám sát của Trung ương, gắn quyền hạn với trách nhiệm được giaocho chính quyền địa phương mỗi cấp Việc kiểm soát quyền lực nhànước đối với chính quyền địa phương bằng các thiết chế trong bộ máynhà nước như ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát Hội đồng nhân dâncấp tỉnh Các cơ quan thuộc chính quyền địa phương cấp trên kiểm soátđối với chính quyền địa phương cấp dưới Chính phủ và Thủ tướngChính phủ kiểm soát lãnh đạo công tác của ủy ban nhân dân các cấp.Hội đồng nhân dân giám sát ủy ban nhân dân việc tuân theo Hiến pháp

và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồngnhân dân ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và

cơ quan hành chính nhà nước cấp trên Hệ thống các thiết chế kiểm soátbên ngoài đối với chính quyền địa phương đa dạng, phong phú Các thiếtchế đó bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc, các tổchức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp,phương tiện truyền thông, báo chí, công dân với các hình thức khác nhauthực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát, kiến nghị đối với hoạt động củachính quyền địa phương, không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhândân

- về việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chỉnh cấp huyện, cấp xã: Các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã được điều chỉnh, tổ chức

Trang 20

sắp xếp lại phù hợp hơn Bộ Nội vụ cũng đã ban hành văn bản về việcđăng ký thí điểm họp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhândân cấp tỉnh, cấp huyện; đồng thời, tham mưu cho các cấp có thẩmquyền ban hành các văn bản và ban hành văn bản theo thẩm quyền trongviệc tổ chức thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.Ngày 12- 3-2019, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết

số 653/2019/ƯBTVQH về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấphuyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 Thực hiện chủ trương trên,nhiều địa phương đã tích cực, chủ động trong việc sắp xếp các đơn vịhành chính cấp huyện, cấp xã, “các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

và thôn, tổ dân phố được hợp nhất, sắp xếp lại cho phù hợp”5 Việc sắpxếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được các địa phương thựchiện theo hướng gắn liền với các tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy

mô dân số, đồng thời gắn với các yêu cầu, thực tiễn cụ thể ở mỗi địaphương, chú trọng việc giải quyết chế độ, chính sách cho những đốitượng bị tác động do sắp xếp các đơn vị hành chính

- về thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử và hiện đại hóa nền hành chỉnh nhà nước ở địa phương: với mục tiêu và nhiệm vụxây dựng chính quyền điện tử và hiện đại hóa nền hành chính nhà nước

ở địa phương, hoạt động của ủy ban nhân dân các cấp luôn được thựchiện nghiêm túc theo quy chế làm việc được xây dựng từ đầu nhiệm kỳ.Chất lượng, hiệu quả trong điều hành, quản lý hành chính nhà nướcđược nâng lên Mối quan hệ công tác giữa các sở, ban, ngành tỉnh với ủyban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dâncấp huyện với ủy ban nhân dân cấp xã được củng cố, gắn kết chặt chẽ,đảm bảo tính liên thông và linh hoạt trong thực thi nhiệm vụ, tạo sựchuyển biến tích cực trong giải quyết các công việc phối hợp liên ngành,

5Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,

Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.II, tr 183.

Ngày đăng: 22/10/2024, 19:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w