- Bí mật tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng Đảng viên về: lý luận Mác - Lênin, đường lối chính trị của Đảng, kinh nghiệm vận động cách mạng… Ngày 11-4-1931, Quốc tế Cộng sản ra Nghị quyết cô
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI
BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
NĂM HỌC: 2024 - 2025
ĐỀ BÀI:
PHÂN TÍCH HOÀN CẢNH, NỘI DUNG, Ý NGHĨA CỦA KHÔI PHỤC PHONG TRÀO 1932 - 1935, NỘI DUNG ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ NHẤT (3/1935), PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 - 1939
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 8
Hà Nội, tháng 9 năm 2024
Trang 2BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
Nguyễn Thị Đỗ Quyên
(TTQT49B11845)
(Nhóm trưởng)
- Phân công, điều phối công việc
- Làm nội dung phần hoàn cảnh khôi phục phong trào 1932 -
1935
Nhận xét, chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung toàn bài
107%
Bùi Phương Anh
(TTQT49B11529)
- Làm nội dung phần hoàn cảnh, chủ trương, bài học kinh nghiệm phong trào dân chủ 1936 - 1939
- Làm slide thuyết trình
100%
Phạm Hiểu Anh
(TTQT49B11535)
- Làm nội dung phần hoàn cảnh,
ý nghĩa khôi phục phong trào
1932 - 1935
- Làm slide thuyết trình
95%
Lưu Tiến Hải
(TTQT49
- Làm nội dung và ý nghĩa, hạn chế của phong trào dân chủ 1936
- 1939
90%
Trần Quỳnh Nga
(TTQT49C11781)
- Góp ý, chỉnh sửa dàn bài
- Làm bối cảnh chung của đại hội I
97%
Nguyễn Quỳnh Trang
(TTQT49C11908)
- Góp ý, chỉnh sửa dàn bài
- Làm ý nghĩa, hạn chế của đại hội I
105%
Vũ Thuỳ Trang
(TTQT49C11913)
- Góp ý, chỉnh sửa dàn bài
- Làm nội dung Đại hội I của Đảng
103%
Nguyễn Phúc Thắng
(TTQT49B11860)
- Làm nội dung khôi phục phong trào 1932 - 1935
- Làm slide thuyết trình
103%
Trang 3I Khôi phục phong trào 1932-1935
1 Hoàn cảnh
Do bị tổn thất nặng nề, cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn đấu tranh cực kỳ gian khổ
Tháng 1-1931, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Thông cáo về việc đế quốc Pháp buộc dân cày ra đầu thú , vạch rõ thủ đoạn của kẻ thù và đề ra các
biện pháp hướng dẫn quần chúng đấu tranh
Sau phong trào 1930 - 1931, thực dân Pháp dùng chính sách “khủng bố trắng":
- Đàn áp, khủng bố dã man nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương → hàng trăm nghìn người bị bắt và giết hại
- Các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương đến cơ sở lần lượt bị phá
vỡ, các cán bộ TW bị địch bắt, trong đó có Tổng Bí thư Trần Phú →Thiệt hại nặng nề
- Mặt khác, Pháp mị dân bằng cách tăng số đại biểu người Việt trong các viện dân biểu, hội đồng quản hạt và các hội đồng thành phố, nhượng cho địa chủ lớn và tư sản mại bản một số quyền lợi
=> Xuất hiện tư tưởng hoang mang, dao động trong quần chúng và một số đảng viên
Trước sự đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp và tay sai, đảng viên trong các nhà tù đế quốc đã thành lập các Chi bộ Đảng để lãnh đạo đấu tranh:
- Chống lại chế độ hà khắc trong lao tù
- Bí mật tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng Đảng viên về: lý luận Mác - Lênin, đường lối chính trị của Đảng, kinh nghiệm vận động cách mạng…
Ngày 11-4-1931, Quốc tế Cộng sản ra Nghị quyết công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là chi bộ độc lập, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng
2 Nội dung
Tháng 6/1932, Ban Lãnh đạo Trung ương ra bản “Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương” được Quốc tế cộng sản công nhận:
- Vạch ra nhiệm vụ đấu tranh trước mắt để khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng
Trang 4- Đề ra 4 yêu cầu:
1 Đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động như tự do tổ chức, hội họp, ngôn luận, đi lại…
2 Thả hết tù chính trị, rút bỏ các đồn bốt, bãi bỏ các toà án binh, hội đồng
đề hình, bỏ các bộ luật riêng cho người bản xứ
3 Bỏ các loại thuế thân, thuế ngụ cư, thuế phụ và các khoản thuế khác Đặt ra thuế luỹ tiến, người giàu phải nộp, người nghèo được miễn
4 Bỏ độc quyền muối, rượu, thuốc phiện
Đảng đã tổ chức các hội đấu tranh hợp pháp với kẻ thù như: hội cấy, hội gặt, hội sách báo, dần dần các phong trào hoạt động mạnh mẽ trở lại
Khi Đảng và phong trào cách mạng còn gặp nhiều khó khăn, tháng 3/1933, đồng chí Hà Huy Tập đã viết tác phẩm “Sơ thảo lịch sử phong trào cộng sản Đông Dương”, nhằm bước đầu tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng, khẳng định công lao và sáng kiến của Nguyễn Ái Quốc
Đầu năm 1934, theo sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập lãnh đạo, chỉ đạo phong trào trong nước như chức năng, trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương
Ban Lãnh đạo đặc biệt chú trọng vào nhiệm vụ đấu tranh nhằm khôi phục
hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng, cần phải “gây dựng một đoàn thể bí mật, có kỷ luật nghiêm ngặt, cứng như sắt, vững như đồng, tức Đảng Cộng sản để hướng đạo quần chúng trên con đường giai cấp chiến đấu”
3 Đánh giá ý nghĩa
Thứ nhất, khôi phục phong trào 1932 - 1935 đã khẳng định tầm quan
trọng của việc khôi phục tổ chức Đảng trong giai đoạn khó khăn, duy trì lòng tin
và ý chí chiến đấu của quần chúng
Thứ hai, Đến đầu năm 1935, hệ thống tổ chức của Đảng được phục hồi,
các đoàn thể quần chúng trong nước lần lượt được thành lập (các xứ uỷ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, )
Thứ ba, khôi phục phong trào 1932 - 1935 là cơ sở quan trọng để tiến tới
Đại hội lần thứ I của Đảng
Trang 5II Nội dung Đại hội Đảng lần thứ nhất (3/1935):
1 Tổng quan về Đại hội Đảng lần thứ nhất
Vào đầu năm 1935, trên cơ sở tổ chức quần chúng và hệ thống tổ chức của Đảng được phục hồi, Ban Lãnh đạo hải ngoại của Đảng đã triệu tập Đại hội Đảng nhằm xác định đường lối cho thời kỳ đấu tranh mới
Địa điểm: Phố Quan Công, Ma Cao (Trung Quốc)
Thời gian: Từ ngày 27 - 31/3/1935
Thành phần tham dự: Dự Đại hội có 13 đại biểu thuộc các đảng bộ trong nước và tổ chức của Đảng hoạt động ở ngoài nước Chủ trì đại hội là đồng chí
Hà Huy Tập
2 Nội dung đại hội
Đại hội đã phân tích tình hình thế giới và Đông Dương; kiểm điểm phong trào cách mạng, công tác tổ chức và lãnh đạo của hệ thống bộ máy Đảng
Đại hội khẳng định Đảng đã lãnh đạo giành thắng lợi trong công cuộc đấu tranh để khôi phục hệ thống tổ chức Đảng và các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân Song, hệ thống tổ chức của Đảng chưa thật thống nhất, mối liên hệ giữa các cấp cần chặt chẽ hơn, tổ chức cơ sở của Đảng chưa được phát triển mạnh ở các vùng công nghiệp tập trung…
Đại hội đã nêu ra ba nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian trước mắt của toàn Đảng:
Thứ nhất, củng cố và phát triển Đảng , tăng cường phát triển lực lượng
đảng vào các xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ, đường giao thông quan trọng, biến mỗi xí nghiệp thành một thành luỹ của Đảng; đồng thời, phải đưa nông dân lao động và trí thức cách mạng đã trải qua thử thách vào Đảng Phải chăm lo tăng cường các đảng viên ưu tú xuất thân từ công nhân vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng Để bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng và hành động, các đảng bộ cần tăng cường phê bình và tự phê bình, đấu tranh trên cả hai mặt chống "tả" khuynh
và hữu khuynh, giữ vững kỷ luật của Đảng
Thứ hai, đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng Đặc biệt là
các dân tộc thiểu số, binh lính và phụ nữ; củng cố các tổ chức đoàn thể: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cứu tế đỏ, Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế…
Trang 6Thứ ba, mở rộng tuyên truyền chống đế quốc , chống chiến tranh, ủng
hộ Liên Xô, thành trì của cách mạng thế giới và ủng hộ cách mạng Trung Quốc
Đại hội thông qua Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng và các nghị quyết về vận động quần chúng
Đại hội đã bầu ra:
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 đồng chí (9 đồng chí chính thức và 4 đồng chí dự khuyết) do đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư
- Bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản
- Nguyễn Ái Quốc được cử làm đại diện của Đảng Cộng sản Đông Dương bên cạnh Quốc tế Cộng sản
3 Ý nghĩa
Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu sự phục hồi hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng quần chúng Tạo điều kiện cơ bản và cần thiết để Đảng bước vào một cao trào cách mạng mới với đội ngũ đã được tôi luyện
4 Hạn chế
Đại hội chưa đề ra một chủ trương chiến lược phù hợp với thực tiễn Cách mạng Việt Nam: chưa đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và tập hợp lực lượng toàn dân tộc
Thiếu nhạy cảm trước tình hình mới: Chưa thấy rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đế quốc Trong những năm này, phong trào phát xít đang trỗi dậy mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là tại Đức và Ý Nhiệm vụ quan trọng nhất của cách mạng quốc tế lúc bấy giờ là đấu tranh chống phát xít, chống phản động thuộc địa, đòi tự do, cơm áo, hoà bình Tuy nhiên, Đại hội chưa chuyển hướng chỉ đạo chiến lược phù hợp
Trang 7III Phong trào dân chủ 1936-1939
1 Hoàn cảnh
a Tình hình thế giới:
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đã làm cho mâu thuẫn nội bộ ở các nước chủ nghĩa tư bản thêm gay gắt và phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân dâng cao:
Để giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế, giai cấp tư sản ở một số nước như Đức, Ý, Tây Ban Nha, chủ trương dùng bạo lực đàn áp đấu tranh trong nước và chuẩn bị phát động chiến tranh thế giới để chia lại thị trường
Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và tạm thời thắng thế ở các nước Đức - Ý - Nhật, chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới => Nền hòa bình và an ninh quốc tế bị đe dọa nghiêm trọng
Trước tình hình đó, Quốc tế Cộng sản đã tổ chức hội nghị lần thứ VII tại Mátxcơva vào tháng 07/1935 Hội nghị đã xác định:
- Kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là phát xít
- Nhiệm vụ trước mắt là chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình và dân chủ
- Biện pháp thực hiện: kêu gọi giai cấp công nhân trên thế giới phải thống nhất hàng ngũ, lập mặt trận nhân dân rộng rãi
Lúc này, phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh mẽ:
- Ở Trung Quốc, cuối năm 1936 đã hình thành mặt trận Dân tộc thống nhất chống phát xít Nhật, gồm Đảng Cộng sản TQ, Trung Hoa Quốc Dân Đảng và các lực lượng yêu nước, dân chủ chống Nhật
- Tại Pháp, 5-1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử và lên cầm quyền đã thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa, cử phái viên sang điều tra tình hình Đông Dương va nới rộng quyền tự do dân chủ tối thiểu
=> Yếu tố quyết định dẫn đến sự thay đổi chủ trương đấu tranh công khai của Đảng ta, mở ra khả năng đấu tranh dân chủ công khai của phong trào cách mạng nước ta
Trang 8- Ở châu Phi, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa Pháp
có những dấu hiệu mới, đặc biệt là ở Algeria, Maroc, Tuynidi…
b Trong nước:
Đảng Cộng sản Đông Dương đã phục hồi hệ thống tổ chức, tranh thủ cơ hội xây dựng, phát triển tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng rộng rãi
Về chính trị:
Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp đã ban bố nhiều quyền tự do, dân chủ, các tù chính trị cộng sản VN được trả tự do → góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy Cách mạng phát triển
Các tổ chức cơ sở Đảng, các đảng viện trực tiếp đứng ra lãnh đạo quần chúng đấu tranh, nhiều đảng phái chính trị có điều kiện phục hội, ra hoạt động công khai Một số đảng phái chính trị hoạt động sôi nổi: đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động… trong đó Đảng Cộng sản Đông Dương là Đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng
Về kinh tế:
Sau khủng hoảng kinh tế thế giới, Pháp tập trung đầu tư, khai thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế Pháp
Nông nghiệp: tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất, độc canh cây lúa, trồng cao su, đay, gai, bông…
Công nghiệp: đẩy mạnh khai mỏ Sản lượng ngành dệt, xi măng, chế cất rượu tăng Ngành công nghiệp nặng ít phát triển: điện, nước, cơ khí, đường, giấy, diêm…
Thương nghiệp: thực dân độc quyền bán thuốc phiện, rượu, muối và xuất nhập khẩu, thu lợi nhuận rất cao, nhập máy móc và hàng tiêu dùng, xuất khoáng sản và nông sản
=> Những năm 1936 -1939 là thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam nhưng kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp
Về văn hóa - xã hội:
Đời sống nhân dân khó khăn do chính sách tăng thuế của Pháp
Công nhân: thất nghiệp, lương giảm
Trang 9Nông dân: không đủ ruộng cày, chịu mức địa tô cao và bóc lột của địa chủ, cường hào…
Tư sản dân tộc: ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép
Tiểu tư sản trí thức: thất nghiệp, lương thấp
Các tầng lớp lao động khác: chịu thuế khóa nặng nề, sinh hoạt đắt đỏ => Đời sống khó khăn nên nhân dân hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do, cơm
áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương
2 Mục tiêu, chủ trương của Đảng
Ngày 26/7/1936, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị tại Thượng Hải (Trung Quốc), do Lê Hồng Phong chủ trì Dựa trên Nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế cộng sản đã xác định:
Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là:
chống đế quốc và phong kiến
Kẻ thù trước mắt: bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai
Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là: đấu tranh chống chế độ phản động
thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo
và hòa bình
Phương pháp đấu tranh : Chuyển từ đấu tranh bí mật, bất hợp pháp sang
kết hợp đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp
Tổ chức : Thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương Tháng 3/1938, đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi
tắt là “Mặt trận dân chủ Đông Dương”
Đoàn kết quốc tế: Đoàn kết với giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản
Pháp, ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp để cùng chống kẻ thù chung là phát xít và phản động thuộc địa ở Đông Dương
Ban Chấp hành Trung ương đặt ra vấn đề nhận thức lại về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ phản đế và điền địa
Trong văn kiện “Chung quanh vấn đề chiến sách mới" (10/1036), Trung ương Đảng đã nêu cao tinh thần đấu tranh, thẳng thắn phê phán quan điểm chưa đúng và bước đầu khắc phục hạn chế trong Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 10-1930
Trang 10=> Nhận thức mới, phù hợp với tinh thần trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng tại Hội nghị thành lập Đảng (2-1930) và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc
3 Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình
Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ:
- Giữa năm 1936, khi có tin Quốc hội Pháp sẽ cử phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, Đảng đã chủ trương vận động và tổ chức nhân dân họp bàn về các yêu cầu tự do, dân chủ Hưởng ứng chủ trương của Đảng, quần chúng sôi nổi tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp để tập hợp “dân nguyện”
- Các “ủy ban hành động” được thành lập khắp nơi trong nước, từ thành thị đến nông thôn Tuy nhiên, đến giữa tháng 9/1936, chính quyền thực dân
đã ra lệnh giải tán các ủy ban hành động và cấm các cuộc hội họp của nhân dân
- Đầu năm 1937, khi phái viên của Chính phủ Pháp G Gô Đa sang điều tra tình hình Đông Dương và Brêviê nhậm chức Toàn quyền Đông Dương, Đảng vận động hai cuộc biểu dương lực lượng quần chúng dưới danh nghĩa "đón rước", nhân dân các nơi tổ chức biểu tình, mít tinh, đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ
- Đặc biệt là cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5/1938 Đây là cuộc mít tinh đầu tiên được tổ chức công khai ở Hà Nội và nhiều nơi khác, thu hút đông đảo quần chúng tham gia
Đấu tranh nghị trường:
- Các hình thức tổ chức quần chúng phát triển rộng rãi, bao gồm các hội tương tế, hội ái hữu
- Trong cuộc bầu cử vào Viện Dân biểu Trung Kỳ (1937), Viện Dân biểu
Bắc Kỳ, 1938) và Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ (1939), Đảng vận động để đưa người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra ứng cử Đồng thời, tuyên truyền, vận động cử tri bỏ phiếu cho những ứng cử viên này
=> Mục đích mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủ và vạch trần chính sách phản động của bọn thực dân và tay sai, bênh vực quyền lợi của nhân dân lao động
Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí: