1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo nhóm môn kế toán tài chính

11 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các khoản phải thu
Tác giả Huỳnh Tấn Phúc, Nguyễn Phạm Quốc Khiêm, Tống Phước Hưng, Đỗ Phạm Minh Tân, Lê Hải Đăng
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG.HCM
Chuyên ngành Kế toán tài chính
Thể loại Báo cáo nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố TPHCM
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 296,19 KB

Nội dung

GIỚI THIỆU- Các khoản phải thu là một loại tài sản của công ty, đại diện cho các nợ phải thu của doanh nghiệp, phát sinh từ các giao dịch bán hàng hóa, sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ..

Trang 1

TPHCM, tháng 10 năm 2024

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT, ĐHQG.HCM

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN



BÁO CÁO NHÓM

MÔN: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

MÃ MÔN HỌC: 241BAA202915

SINH VIÊN THỰC HIỆN

2 NGUYỄN PHẠM QUỐC KHIÊM: MSSV: K234060701

Trang 2

I GIỚI THIỆU

- Các khoản phải thu là một loại tài sản của công ty, đại diện cho các nợ phải thu của doanh nghiệp, phát sinh từ các giao dịch bán hàng hóa, sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ Ngoài ra, các khoản này cũng bao gồm các trường hợp khác khi một phần vốn của doanh nghiệp được chiếm dụng tạm thời, chẳng hạn như việc thanh toán hộ cho đơn vị bạn hoặc cấp trên, hoặc các khoản cho mượn ngắn hạn

- Kế toán các khoản nợ phải thu là một lĩnh vực quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp, đóng vai trò then chốt trong việc theo dõi và kiểm soát dòng tiền Các khoản nợ phải thu đại diện cho số tiền mà khách hàng hoặc đối tác nợ doanh nghiệp, thường phát sinh từ hoạt động bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ

- Quản lý hiệu quả các khoản nợ phải thu là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính và khả năng sinh lời của doanh nghiệp Việc này giúp tăng cường dòng tiền, đảm bảo doanh nghiệp có đủ vốn để tái đầu tư và phát triển Đồng thời, nó cũng giảm thiểu rủi ro tài chính bằng cách xác định và quản lý các khoản nợ khó đòi, bảo vệ tài sản và giảm thiểu tổn thất Đồng thời, thông qua việc phân tích và lập báo cáo về các khoản nợ phải thu, kế toán viên có thể đưa ra những quyết định chiến lược nhằm cải thiện quy trình

II CÁC KHÁI NIỆM

- Các khoản phải thu (Receivables) là các khoản mà doanh nghiệp kỳ vọng sẽ thu được bằng tiền mặt

Quản lý các khoản phải thu là một hoạt động rất quan trọng đối với bất kỳ công ty nào bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ theo hình thức tín dụng

- Các khoản phải thu được chia thành 3 loại chính:

+ Phải thu khách hàng (Accounts receivable) là các khoản mà khách hàng nợ doanh nghiệp Chúng

phát sinh từ việc bán hàng hóa và dịch vụ Các công ty thường kỳ vọng sẽ thu hồi khoản phải thu khách hàng trong vòng 30 đến 60 ngày Đây thường là loại yêu cầu bồi hoàn quan trọng nhất mà một công ty nắm giữ

+ Phải thu theo hối phiếu (Notes receivable) là một cam kết bằng văn bản (được chứng thực bằng một

văn kiện chính thức) cho các khoản sẽ được nhận Hối phiếu thường yêu cầu thu tiền lãi và kéo dài trong khoảng thời gian từ 60–90 ngày hoặc lâu hơn Các khoản phải thu theo hối phiếu và phải thu khách hàng

phát sinh từ các giao dịch bán hàng thường được gọi là phải thu thương mại (trade receivables).

+ Các khoản phải thu khác (Other receivables) bao gồm các khoản phải thu không liên quan đến

thương mại như phải thu lãi, các khoản vay đối với các cán bộ của công ty, tạm ứng cho nhân viên và

Trang 3

hoàn thuế thu nhập Những khoản này thường không phát sinh từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, chúng thường được phân loại và báo cáo riêng biệt trên bảng cân đối kế toán

- Chứng từ kế toán (Theo khoản 3 Điều 3 Luật Kế toán 2015) là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh

nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán Chứng từ kế toán được lập theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định

III CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

III.1 Hóa đơn:

- Định nghĩa: Hóa đơn là chứng từ do tổ chức hoặc cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập ra, nhằm ghi nhận thông tin về việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ Hóa đơn có thể được phát hành dưới dạng hóa đơn giấy hoặc hóa đơn điện tử

- Nội dung chính:

Tên, địa chỉ của bên bán và bên mua

Ngày tháng lập hóa đơn

Mô tả hàng hóa/dịch vụ, số lượng, đơn giá và tổng giá trị thanh toán

Chữ ký của người lập và các bên liên quan

Chức năng: Hóa đơn không chỉ là bằng chứng về giao dịch mà còn là cơ sở để tính thuế giá trị gia tăng (VAT) và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác

III.2 Hợp đồng bán hàng

- Định nghĩa: Hợp đồng bán hàng là văn bản pháp lý giữa bên bán và bên mua, quy định các điều khoản liên quan đến việc mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ

- Nội dung chính:

Thông tin về các bên tham gia hợp đồng

Mô tả chi tiết về hàng hóa/dịch vụ, giá cả, phương thức thanh toán và thời hạn giao hàng

Điều khoản bảo hành, trách nhiệm và phương thức giải quyết tranh chấp

- Chức năng: Hợp đồng là căn cứ pháp lý để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong trường hợp xảy ra tranh chấp

III.3 Biên lai

- Định nghĩa: Biên lai là chứng từ ghi nhận thông tin về các khoản thu như thuế, phí hoặc lệ phí đã được nộp Biên lai có thể được phát hành dưới dạng giấy hoặc điện tử

- Nội dung chính:

Tên tổ chức phát hành biên lai

Ngày tháng lập biên lai

Trang 4

Số tiền đã nộp và mục đích nộp (thuế, phí).

Chữ ký của người nhận tiền

- Chức năng: Biên lai là bằng chứng cho việc thanh toán các khoản thuế hoặc phí đã thực hiện, giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật

IV TÀI KHOẢN SỬ DỤNG

IV.1 Tài khoản 131:

- Tài khoản 131 dùng để theo dõi các khoản nợ phải thu của khách hàng phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, hoặc thanh lý tài sản Đây là một tài khoản thuộc nhóm tài sản ngắn hạn trong

hệ thống kế toán

Bên Nợ: Ghi nhận khi phát sinh doanh thu bán hàng nhưng chưa thu tiền ngay hoặc nhận trước khoản tiền

ứng trước của khách hàng

Bên Có: Ghi nhận khi thu tiền của khách hàng, xử lý khoản nợ không thu được, hoặc có các khoản giảm

trừ doanh thu (như hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại)

- Số dư cuối kỳ:

Dư Nợ: Phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng.

Dư Có: Phản ánh số tiền đã thu trước của khách hàng nhưng chưa thực hiện giao hàng, cung cấp dịch vụ.

- Kết cấu tài khoản 131

Ví dụ: Doanh nghiệp bán hàng cho khách trị giá 100 triệu đồng, chưa thu tiền Khi thu được tiền, doanh nghiệp ghi:

Khi ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 131: 100 triệu đồng

Có TK 511 (Doanh thu): 100 triệu đồng

Khi khách hàng thanh toán:

Trang 5

Nợ TK 111, 112 (Tiền mặt/Ngân hàng): 100 triệu đồng

Có TK 131: 100 triệu đồng

IV.2 Dự phòng phải thu khó đòi:

Khoản 3, Điều 2 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định như sau: “Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn.”

Điều kiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Theo quy định tại khoản 1 điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định về đối tượng lập dự phòng các khoản nợ phải thu (bao gồm cả các khoản doanh nghiệp đang cho vay và khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu) đã quá hạn thanh toán và các khoản

nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn Điều kiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:

+ Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;

+ Bản thanh lý hợp đồng (nếu có);

+ Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát);

+ Bảng kê công nợ;

+ Các chứng từ khác có liên quan (nếu có)

+ Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi

+ Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên (tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên), doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ

+ Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định đối tượng nợ có khả năng không trả được nợ đúng hạn theo quy định

+ Riêng đối với các khoản nợ mua của doanh nghiệp mua bán nợ (có đăng ký ngành nghề và hoạt động mua bán nợ theo đúng quy định của pháp luật), thời gian quá hạn được tính kể từ ngày chuyển giao quyền chủ nợ giữa các bên (trên cơ sở biên bản đối chiếu công nợ hoặc thông báo bàn giao quyền chủ nợ) hoặc theo cam kết gần nhất (nếu có) giữa doanh nghiệp đối tượng nợ và doanh nghiệp mua bán nợ

Trang 6

Tỷ lệ trích lập dự phòng phải thu khó đòi

Căn cứ quy định tại khoản 2 điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định về mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi như sau:

Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm

- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm

- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm

- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên

Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa, khoản

nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau và khoản nợ phải thu do bán

lẻ hàng hóa theo hình thức trả chậm/trả góp của các đối tượng nợ là cá nhân đã quá hạn thanh toán mức trích lập dự phòng như sau:

- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng

- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 9 tháng

- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 9 tháng đến dưới 12 tháng

- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 12 tháng trở lên

Đối với nợ phải thu nhưng chưa đến hạn thanh toán:

- Đối với nợ phải thu nhưng chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét

xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết…

- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp

Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi

Khi lập BCTC, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ

kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

Nếu nhỏ hơn, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trang 7

Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xóa nợ theo quy định của pháp luật hiện hành Căn cứ vào quyết định xoá nợ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331, 334….(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường)

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)(phần đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí)

Có các TK 131, 138, 128, 244…

Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thoả thuận, tuỳ từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như sau:

– Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

Có các TK 131, 138,128, 244…

- Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng số đã lập dự phòng không

đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

Có các TK 131, 138,128, 244…

Kế toán xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi trước khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công

ty cổ phần: Khoản dự phòng phải thu khó đòi sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn Nhà nước, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Để đảm bảo dự phòng tổn thất do các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách hàng không có khả năng thanh toán, cuối năm kế toán phải lập danh sách các khoản công nợ phải thu theo từng nhóm hạn nợ tương ứng với mức tỷ lệ trích lập dự phòng,

từ đó tính toán được số tiền trích lập dự phòng hàng năm

V NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN

Trang 8

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)

1 Ghi nhận và đo lường khoản phải thu

VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác: Khoản phải thu được ghi nhận khi doanh nghiệp đã chuyển giao hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ và thu được hoặc đảm bảo sẽ thu được tiền

Khoản phải thu ghi nhận theo giá trị ghi sổ (mệnh giá trên hóa đơn hoặc hợp đồng)

2 Xử lý khoản phải thu khó đòi và lập dự phòng nợ xấu

VAS 18 – Dự phòng tổn thất tài sản: Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải đánh giá khả năng thu hồi các khoản nợ và trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cho những khoản có rủi ro cao

Dự phòng được ghi nhận như chi phí hoạt động trong kỳ

Nếu khoản nợ không thu hồi được, doanh nghiệp sẽ xóa nợ bằng cách bù trừ với khoản dự phòng đã lập

Ví dụ:

Trích lập dự phòng:

Nợ TK 642 (Chi phí quản lý doanh nghiệp): X triệu đồng

Có TK 229 (Dự phòng tổn thất tài sản): X triệu đồng

Xóa nợ khó đòi:

Nợ TK 229: X triệu đồng

Có TK 131: X triệu đồng

Chuẩn mực quốc tế (IFRS)

1 Ghi nhận và đo lường khoản phải thu

IFRS 15 – Revenue from Contracts with Customers: Doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp chuyển giao quyền kiểm soát hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng

Khoản phải thu được đo lường theo giá trị hợp lý và điều chỉnh dựa trên mô hình tổn thất dự kiến

(Expected Credit Loss – ECL)

2 Xử lý khoản phải thu khó đòi và lập dự phòng nợ xấu

IFRS 9 – Financial Instruments: Yêu cầu lập dự phòng tổn thất dựa trên mô hình tổn thất dự kiến thay vì tổn thất thực tế

Dự phòng được lập ngay khi khoản phải thu phát sinh, không cần chờ dấu hiệu cho thấy khoản nợ có khả năng mất và sẽ được điều chỉnh theo mức độ rủi ro thay đổi trong suốt thời gian khoản phải thu chưa thanh toán

Ví dụ:

Ghi nhận tổn thất dự kiến:

Nợ TK 642 (Chi phí quản lý doanh nghiệp): Y triệu đồng

Trang 9

Có TK 229 (Dự phòng tổn thất tài sản): Y triệu đồng

Điều chỉnh dự phòng nếu rủi ro thay đổi:

Nợ/Có TK 229: Z triệu đồng

Có/Nợ TK 642: Z triệu đồng

So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa VAS và IFRS

Ghi nhận khoản

phải thu

Ghi nhận theo giá trị ghi sổ Ghi nhận theo giá trị hợp lý, dựa trên

hợp đồng với khách hàng

Thời điểm lập dự

phòng nợ xấu

Khi phát sinh dấu hiệu không thu hồi được

Ngay khi khoản phải thu được ghi nhận, theo mô hình ECL

Cơ sở lập dự phòng Tổn thất đã phát sinh Tổn thất dự kiến trong tương lai

Điều chỉnh dự

phòng

Không yêu cầu điều chỉnh thường xuyên

Dự phòng được điều chỉnh liên tục theo mức độ rủi ro

Cách tiếp cận Thận trọng, chỉ ghi nhận khi có bằng

chứng rõ ràng về tổn thất

Chủ động, dựa trên dự báo rủi ro tương lai

Thách thức đối với các công ty hoạt động tại Việt Nam khi áp dụng IFRS

- Khó khăn trong việc thay đổi phương pháp hạch toán: Doanh nghiệp Việt Nam quen với cách tiếp cận của VAS (dựa trên tổn thất đã phát sinh), trong khi IFRS đòi hỏi dự phòng dựa trên tổn thất dự kiến, gây khó khăn trong quá trình chuyển đổi

- Yêu cầu về hệ thống thông tin và dữ liệu: IFRS đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống dự báo và đánh giá rủi ro tốt để lập dự phòng chính xác, điều này tạo áp lực cho những doanh nghiệp chưa có hệ thống quản lý hiện đại

- Tăng chi phí tuân thủ và đào tạo: Việc áp dụng IFRS đòi hỏi nhân viên kế toán phải được đào tạo chuyên sâu và cập nhật kiến thức, khiến chi phí quản lý tăng cao

- Khả năng phối hợp với đối tác và kiểm toán: Khi doanh nghiệp hoạt động trong nước nhưng cần báo cáo theo IFRS để hợp tác với các đối tác nước ngoài, có thể phát sinh sự không nhất quán giữa VAS và IFRS, dẫn đến khó khăn trong việc giải thích số liệu tài chính

VI TÌNH HUỐNG XỬ LÍ KẾ TOÁN:

Trang 10

Phát sinh nợ phải thu:

Bán hàng/cung cấp dịch vụ: Ghi nhận Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng Có TK 511 - Doanh thu

Ví dụ: Bán hàng cho khách hàng A với giá 100 triệu đồng, chưa thu được tiền

Nợ TK 131/A 100.000.000

Có TK 511 100.000.000

Cấp tín dụng: Ghi nhận tương tự như bán hàng, nhưng có thể có thêm các khoản phải thu lãi, phí

Các khoản phải thu khác: Tiền ứng trước, tiền phải thu từ công nợ, tiền phải thu từ nhân viên

Thu hồi nợ:

Nhận tiền mặt: Ghi nhận Nợ TK 111 - Tiền mặt Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Nhận chuyển khoản: Ghi nhận Nợ TK 112 - Phải thu qua ngân hàng Có TK 131 - Phải thu của khách hàng Khách hàng trả chậm: Không có bút toán ngay lập tức, nhưng cần theo dõi sát sao

Khách hàng trả thiếu: Ghi nhận Nợ TK 111/112 Có TK 131 Phần còn thiếu vẫn giữ lại ở TK 131

Điều chỉnh nợ:

Chiết khấu: Ghi nhận Nợ TK 642 - Chi phí giảm giá bán hàng Có TK 131 - Phải thu của khách hàng Phạt chậm trả:Ghi nhận Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng Có TK 515 - Doanh thu tài chính khác Hủy bỏ nợ: Ghi nhận Nợ TK 542 - Chi phí giảm giá bán hàng Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Xử lý nợ khó đòi:

Trích lập dự phòng: Ghi nhận Nợ TK 841 - Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Viết off nợ: Ghi nhận Nợ TK 642 - Chi phí giảm giá bán hàng Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Tình huống:

Công ty A là một doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Vào ngày 15/01/2023, công ty đã bán hàng cho công ty B với giá trị là 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng), chưa thu được tiền Đến ngày 31/03/2023, công ty

B vẫn chưa thanh toán

Phân tích và xử lý:

Nhận biết: Đây là một khoản nợ phải thu phát sinh từ hoạt động bán hàng Công ty A đã cung cấp hàng

hóa nhưng chưa nhận được tiền

Hạch toán ban đầu (ngày 15/01/2023):

Nợ: Khách hàng (131) - 100.000.000

Có: Doanh thu (511) - 100.000.000

Ngày đăng: 21/10/2024, 20:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w