KHOA SƯ PHẠM ---o0o---BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP GIÚP SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON Ở TRƯỜNG CAO ĐNG CỘNG ĐỒNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH VỀ BIỂU TƯỢNG HÌNH DẠNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON Ở TRƯỜNG CAO ĐNG CỘNG ĐỒNG KON TUM
Cơ sở lí luận
1.1 Vai trò cho trẻ làm quen với toán.
Quá trình cho trẻ làm quen với toán giúp trẻ làm quen với thế giới xung quanh, nhận thức được những thuộc tính, đặc điểm của những đồ vật xung quanh, nhờ vậy ở trẻ hình thành biểu tượng toán sơ đẳng như: biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm, biểu tượng về kích thước, hình dạng, vị trí sắp đặt của các vật trong không gian Góp phần phát triển trí tuệ của trẻ, ngôn ngữ, phát triển khả năng hợp tác của trẻ trong hoạt động, chuẩn bị cho trẻ vào học ở trường phổ thông
1.2 Đặc điểm cho trẻ làm quen với toán.
- Bắt đầu nhận thức được những khái niệm cơ bản về hình hình học và hiểu được mối quan hệ giữa một vài dạng hình học Ví dụ: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, hình vuông không được vì có góc.
- Có khả năng đối chiếu hình dạng các vật trong thực tế với các hình hình học.
- Ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn, có sự kết hợp giữa các cơ quan thị giác, xác giác và ngôn ngữ đó tạo điều kiện giúp trẻ củng cố nhớ lâu điều mình cảm giác được.
- Khả năng nhận biết, phân biệt các hình hình học bằng hoạt động tay và mắt theo đường bao được hoàn thiện hơn.
1.3 Nội dung cho trẻ làm quen với toán. a Kiến thức: Dạy trẻ nhận biết vài đặc điểm đặc trưng của các khối: vuông, trụ, cầu, chữ nhật. b Kỹ năng:
- Ôn kỹ năng khảo sát các khối.
- Dạy trẻ kỹ năng khái quát hoá. c Ngôn ngữ: Dạy trẻ sử dụng đúng các thuật ngữ toán học: khối cầu, khối trụ, khối chữ nhật, đa giác, tứ giác.
1.4 Phương pháp cho trẻ làm quen với toán.
1.4.1 Các phương pháp dạy học trực quan
- Giúp trẻ nhận biết các thuộc tính, đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
- Đặc điểm: hướng dẫn trẻ sử dụng hợp lí các đồ dựng trực quan, sự kết hợp đúng đắn giữa tri giác trực tiếp các đối tượng và hiện tượng với lời nói, hướng dẫn trẻ khảo sát sự vật, hiện tượng bằng nhiều cách khác nhau nhờ các giác quan.
1.4.1.2 Phân loại a) Trực quan trình bày
- Thời gian sử dụng: lần đầu tiên dạy trẻ làm quen với kiến thức mới.
- Tác dụng: chuẩn bị cho trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh làm cơ sở cảm giác để trẻ khái quát hóa các yếu tố toán học.
- Biện pháp hỗ trợ: lời nói, giải thích, mô tả. b) Trực quan làm mẫu
- Tác dụng: truyền thụ các kỹ năng thực hành, mỗi kỹ năng được chia ra làm nhiều thao tác chính xác và người làm mẫu phải trình bày một cách rõ ràng, chính xác từ thao tác này đến thao tác khác cho đến hết kỹ năng.
- Biện pháp hỗ trợ: lời nói, giải thích, mô tả
Ví dụ: Trình bày số lượng 3 Giáo viên xếp 3 bông hoa theo hàng thẳng, vừa xếp vừa nói: 1 bông hoa, 2 bông hoa, 3 bông hoa.
* Một số yêu cầu đối với giáo viên khi sử dụng phương pháp trực quan:
- Trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán, giáo viên lựa chọn và sử dụng đồ dựng trực quan hợp lí Các đồ dùng trực quan cần phức tạp dần theo sự phát triển nhận thức của trẻ Cho trẻ tiến hành hoạt động phù hợp với điều kiện của địa phương, đáp ứng nhiệm vụ môn học
- Sử dụng hợp lí việc trình bày vật mẫu, hành động mẫu và lời nói của giáo viên trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán.
1.4.2 Các phương pháp dạy học dùng lời
- Ý nghĩa: Giúp trẻ tiếp thu kiến thức dễ dàng, hiểu đầy đủ, sâu sắc các kiến thức, chính xác hóa, khái quát hóa sự nhận thức biểu tượng ban đầu về toán Thúc đẩy sự phát triển tư duy, ngôn ngữ, tạo điều kiện cho trẻ độc lập suy nghĩ, sự ham hiểu biết của trẻ.
- Yêu cầu: Hệ thống câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, gắn liền với tình huống cụ thể, hướng tới tri thức cần đạt, có tính khái quát hóa và chính xác hóa. Câu hỏi đưa ra phải đúng lúc, thực hiện theo một trật tự nhất định Không áp đặt trẻ diễn đạt theo ngôn ngữ của GV GV dạy trẻ hiểu ý nghĩa các thuật ngữ toán học.
1.4.2.2 Các biện pháp a) Lời hướng dẫn, giảng giải, diễn giải
- Đối với trẻ mẫu giáo bé, lời hướng dẫn cần ngắn gọn, diễn ra đồng thời với quá trình thực hiện thao tác Bằng giảng giải, GV chính xác lại những điều trẻ nhận biết trong quá trình tri giác
- Với trẻ mẫu giáo lớn, lời hướng dẫn của GV cần có tính tổng thể phản ánh toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ
Lưu ý: GV sử dụng lời hướng dẫn kèm với thao tác thực hiện để giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng b) Câu hỏi
- Câu hỏi sao chép bên ngoài: là loại câu hỏi để hỏi việc ghi nhận những điểm bên ngoài của đối tượng nhằm yêu cầu trẻ kể lại việc trẻ vừa quan sát (Đây là hình gì? Nhóm này có mấy bông hoa? Trên bàn có những cái gì? )
- Câu hỏi nhận thức sao chép: là loại câu hỏi giúp trẻ đào sâu và củng cố kiến thức đã có (Số hoa nhiều hơn hay ít hơn số nấm? )
- Câu hỏi nhận thức sáng tạo: là loại câu hỏi yêu cầu trẻ sử dụng tri thức đã có vào việc giải quyết các tình huống khác nhau (Làm thế nào ? Vì sao con biết ?) c) Đàm thoại: Đàm thoại gợi nhớ và đàm thoại tổng hợp
Ví dụ: Xác định hệ thống câu hỏi cho bài dạy “Nhận biết sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng” - Mẫu giáo bé
- Chọn đối tượng: 5 chú thỏ, 3 củ cà rốt
1 Có bao nhiêu chú thỏ? Có bao nhiêu củ cà rốt?
2 Số thỏ nhiều hơn hay ít hơn số cà rốt? Số cà rốt ít hơn hay nhiều hơn chú thỏ?
3 Số thỏ và số cà rốt như thế nào so với nhau? Vì sao? d) Sử dụng các yếu tố văn học
1.4.3 Các phương pháp dạy học thực hành
1.4.3.1 Ý nghĩa: Đảm bảo cho sự hình thành ở trẻ những biểu tượng toán học sơ đẳng, kỹ năng, kỹ xảo Tạo điều kiện sử dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào các dạng hoạt động khác nhau.
* Chia theo khả năng sáng tạo của trẻ:
- Bài tập bắt chước: Trẻ bắt chước những hành động của cô
- Bài tập tái tạo: là loại bài tập mà trong đó có mô tả rèn kỹ năng hoặc biện pháp giải quyết các vấn đề được đặt ra Mục đích của bài tập tái tạo là làm chính xác hóa kiến thức cũ và tập luyện các kỹ năng phức tạp cho trẻ Ví dụ: Bài tập luyện kỹ năng một đối một: Dưới mỗi chú thỏ đặt một củ cà rốt Có bao nhiêu chú thỏ đặt bấy nhiêu của cà rốt Số thỏ nhiều hơn hay ít hơn số củ cà rốt?
Thực trạng của việc rèn kỹ năng lập kế hoạch hoạt động học có chủ định về biểu tượng hình dạng của trẻ 5-6 tuổi của sinh viên ngành giáo viên mầm non ở trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
2.1 Ý thức học tập của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non ở trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum.
- Ý thức tự học của các bạn sinh viên còn kém, nhiều bạn còn ỷ lại thầy cô chưa có chủ động trong việc tìm tòi kiến thức
- Việc học tập của các bạn sinh viên còn thụ động chưa chủ động, còn mơ màng
- Chưa tìm được cho mình phương pháp học đúng cách, nhiều bạn sinh viên lên lớp chỉ cầm smatphone mà không cầm vở đi học để ghi chép, nhiều bạn còn dùng điện thoại trong giờ học thay vì lắng nghe thầy cô giảng dạy vì vậy không nắm rõ dung dạy.
2.2 Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động học có chủ đích về biểu tượng hình dạng của trẻ 5 – 6 tuổi của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non ở trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động học có chủ đích về biểu tượng hình dạng các bạn sinh viên còn yếu.
Sinh viên còn chưa nắm được các nguyên tắc, nội dung hoạt động có chủ đích về biểu tượng hình dạng của trẻ 5-6 tuổi
Một số sinh viên chưa xác đinh được các bước khi lập một kế hoạch hoạt động có chủ đích về biểu tượng hình dạng của trẻ 5-6 tuổi
Nhiều bạn sinh viên còn chưa khai thác được hết sự hiểu biết khi lập một kế hoạch hoạt động có chủ đích về biểu tượng hình dạng của trẻ 5-6 tuổi
Sinh viên còn chưa chủ động trong việc rèn kỹ năng lập kế hoạch hoạt động học có chủ đích về biểu tượng hình dạng của trẻ 5-6 tuổi, một số bạn copy trên mạng mà không chịu tư duy rèn dũa để trang bị cho mình một kiến thức nhất định phục vụ cho bản thân để lập kế hoạch tốt hơn.
2.3 Kỹ năng làm đồ dùng cho hoạt động học có chủ đích về biểu tượng hình dạng của trẻ 5 – 6 tuổi của sinh viên ngành GDMN ở trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
- Kỹ năng làm đồ dùng còn hạn chế, chưa sáng tạo còn thô sơ kiểu cũ
- Nhiều sinh viên còn thụ động trong việc làm đồ dùng dạy học
- Các bạn còn ngại về vấn đề chi phí mua nguyên liệu làm đồ dùng dạy học
- Một số sinh viên chưa có năng khiếu về làm đồ dùng để phục vụ cho việc học có chủ đích về biểu tượng hình dạng
2.4 Kỹ năng xác định về cấu trúc của một kế hoạch hoạt động học có chủ đích về biểu tượng hình dạng của trẻ 5 – 6 tuổi của sinh viên ngành giáo dục mầm non ở trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
- Sinh viên chưa xác định về cấu trúc của một kế hoạch hoạt động học có chủ đích về biểu tượng hình dạng của trẻ 5- 6 tuổi, còn chưa phù hợp với các độ tuổi
- Nhiều sinh viên còn làm sai thứ tự kế hoạch dù là đã được giáo viên bộ môn đã hướng dẫn
- Chưa có kỹ năng sáng tạo khi xác định về cấu trúc của một kế hoạch hoat động học có chủ đích về biểu tượng hình dạng của trẻ 5-6 tuổi còn rập khuôn chưa kiểu cũ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON Ở TRƯỜNG CAO ĐNG CỘNG ĐỒNG KON
Biện pháp 1: Xác định nội dung và kết quả mong đợi biểu tượng về hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Người giáo viên mầm non cần hiểu và phân tích được vị trí, mối quan hệ giữa các biểu tượng toán trong toàn bộ Chương trình hình thành biểu tượng toán nói chung và biểu tượng về hình dạng nói riêng.
- Giáo viên phải hiểu rõ vị trí nội dung biểu tượng đang dạy và mối quan hệ mật thiết của biểu tượng đang dạy với các biểu tượng trước và sau nó.
Giáo viên có thể thiết kế các hoạt động phù hợp với lôgic kiến thức, phù hợp với khả năng và hiểu biết của trẻ.
Nội dung và kết quả mong đợi khi hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo trong Chương trình Giáo dục Mầm non được quy định cụ thể như sau: a) Nội dung
- Nhận biết, gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ và nhận dạng các khối hình đó trong thực tế.
- Tạo ra một số hình hình học bằng các cách khác nhau. b) Kết quả mong đợi
Kết quả mong đợi 5 - 6 tuổi
Nhận biết hình dạng Gọi tên và chỉ ra các điểm giống, khác nhau giữa hai khối cầu và khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật.
Biện pháp 2: Xác định đặc điểm của hình hình học trong chương trình hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi
Người giáo viên mầm non cần hiểu rõ đặc điểm của từng hình khối trong chương trình Giáo dục Mầm non.
Thiết kế các hoạt động để cho trẻ nhận biết, khám phá, phân biết các hình khối theo đặc điểm hình, và biết nhận dạng đúng các hình dạng của các đồ vật trong môi trường xung quanh.
Trong giờ học trên lớp, tôi cho sinh viên tìm hiểu và nêu được đúng các đặc điểm của từng hình khối, mà những đặc điểm này phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo. Đặc điểm của một số hình khối trong chương trình Giáo dục Mầm non:
Khối cầu Tất cả các mặt bao đều cong Lăn được Không chồng được.
Khối trụ Mặt bao xung quanh cong, mặt bao 2 đầu phẳng Lăn được khi đặt nằm Chồng được lên nhau khi đặt đứng.
Khối vuông Có 6 mặt, tất cả các mặt đều là hình vuông.
Khối chữ nhật Có 6 mặt, trong đó có mặt là hình chữ nhật.
Có hai loại khối: Khối có 4 mặt là hình chữ nhật, hai mặt là hình vuông; Và khối có 6 mặt đều là hình chữ nhật.
Biện pháp 3: Lập cấu trúc của một hoạt động học có chủ đích Làm quen với toán cho một số đề tài
Rèn kĩ năng soạn giáo án về hoạt động học có chủ đích làm quen với toán.
Nội dung hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Dựa vào nội dung hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi, tôi đã hướng dẫn sinh viên xác định một số dạng đề tài và cấu trúc của một hoạt động học có chủ đích của các dạng đề tài đó như sau:
3.3.1 Dạy trẻ nhận biết và gọi tên các khối: khối vuông, khối cầu, khối trụ và khối chữ nhật; nhận biết được các khối trong thực tế
Phần 1 Ôn tập về hình phẳng.
Phần 2 Hình thành biểu tượng mới
- Giáo viên dạy trẻ nhận biết và gọi tên các khối hình bằng phương pháp trình bày vật mẫu kết hợp lời nói:
+ Giáo viên trình bày trực quan từng hình khối và giới thiệu tên gọi các hình khối đó.
+ Cho trẻ chọn hình khối giống hình khối mẫu
+ Nói tên các hình khối đó (theo kinh nghiệm, kiến thức vốn có)
+ Cô khẳng định kết quả, giới thiệu tên gọi chuẩn của từng khối Cho trẻ nhắc lại tên khối nhiều lần.
- Giáo viên giơ hình, trẻ nói tên hoặc giáo viên nói tên trẻ giơ hình.
Phần 3 Luyện tập, củng cố biểu tượng vừa học
- Cho trẻ thực hiện các thao tác thực tiễn với các khối hình để nhận biết rõ hơn những dấu hiệu đặc trưng và một số tính chất của các khối hình.
- Cho trẻ tìm những vật ở xung quanh có dạng giống các hình khối đã học.
3.3.2 Dạy trẻ phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa khối cầu và khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật
Dạy trẻ phân biệt các khối trên cơ sở so sánh điểm giống và khác nhau theo từng cặp như: So sánh khối trụ với khối cầu; so sánh khối vuông với khối chữ nhật.
* Phân biệt khối cầu và khối trụ:
Phần 1 Ôn nhận biết các hình khối theo mẫu và tên gọi
Phần 2 Hình thành biểu tượng mới (Dạy trẻ gọi tên và chỉ ra được điểm giống, khác nhau giữa hai khối khối cầu và khối trụ.)
Giáo viên phát cho trẻ ít nhất mỗi loại 1 khối và dạy trẻ khảo sát khối.
Hoạt động 1 Giáo viên hướng dẫn trẻ sờ mặt bao các khối và nhận xét.
+ Khối cầu: Tất cả mặt bao đều cong
+ Khối trụ: Mặt bao xung quanh cong, mặt bao 2 đầu phẳng
Hoạt động 2 Giáo viên hướng dẫn trẻ lăn khối, nhận xét và giải thích kết quả.
+ Khối cầu: lăn được mọi phía vì tất cả mặt bao đều cong.
+ Khối trụ: Đặt nằm lăn được vì mặt bao xung quanh cong ; Đặt đứng không lăn được vì mặt bao 2 đầu phẳng
Hoạt động 3 Giáo viên cho 2 trẻ quay mặt vào nhau và hướng dẫn trẻ chồng 2 khối cùng loại lên nhau Nhận xét và giải thích kết quả.
+ Khối cầu: Không chồng được vì tất cả mặt bao đều cong
+ Khối trụ: Nằm không chồng được vì mặt bao xung quanh cong ; Đứng chồng được vì 2 mặt bao phẳng
Hoạt động 4 So sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 khối
Cho trẻ nêu sự giống và khác nhau của 2 khối
Cô chính xác hóa kết quả và nêu:
+ Đặc điểm của từng khối:
Khối cầu: tất cả các mặt bao đều cong, không thể chồng được.
Khối trụ: mặt bao xung cong, mặt bao 2 đầu phẳng
+ Sự giống nhau và khác nhau:
Giống: Cả 2 khối đều lăn được
Khác: Khối cầu: Tất cả các mặt đều cong
Khối trụ: Có 2 mặt phẳng có thể chồng được
Phần 3 Luyện tập, củng cố biểu tượng vừa hình thành
- Cho trẻ nhận biết các khối theo đặc điểm mặt bao từng khối bằng cả thị giác và xúc giác
- Liên hệ thực thế xung quanh
- Tổ chức một số trò chơi củng cố khả năng phân biệt các khối
* Phân biệt khối vuông và khối chữ nhật:
Phần 1 Ôn nhận biết các hình khối theo mẫu và tên gọi
Phần 2 Hình thành biểu tượng mới (Dạy trẻ gọi tên và chỉ ra được điểm giống, khác nhau giữa hai khối khối vuông và khối chữ nhật)
Giáo viên phát cho trẻ ít nhất mỗi loại một khối.
Giáo viên cho trẻ khảo sát các khối:
Hoạt động 1 Giáo viên hướng dẫn trẻ sờ mặt bao từng khối và nhận xét. Hoạt động 2 Cho trẻ đếm số mặt bao của mỗi khối.
Hoạt động 3 Cho trẻ nhận biết hình dạng các mặt bao từng khối.
- Khối vuông: Tất cả các mặt bao đều là hình vuông
- Khối chữ nhật: cho trẻ nhận biết cả 2 loại khối :
+ Khối có 6 mặt là hình chữ nhật ;
+ Khối có 4 mặt là hình chữ nhật, 2 mặt là hình vuông.
Hoạt động 4 Cho trẻ so sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 khối.
- Trẻ nêu sự giống và khác nhau của 2 khối
- Cô chính xác kết quả của trẻ và kết luận:
+ Đặc điểm của từng khối:
Khối vuông: Có 6 mặt, tất cả các mặt đều là hình vuông.
Khối chữ nhật: Có 6 mặt, trong đó có mặt là hình chữ nhật.
+ Sự giống nhau và khác nhau:
Giống: Cả 2 khối đều có 6 mặt.
Khác: Khối vuông: Tất cả các mặt là hình vuông.
Khối chữ nhật: Có mặt là hình chữ nhật.
Phần 3 Luyện tập, củng cố biểu tượng vừa hình thành
- Tìm các đồ vật có hình dạng các khối.
- Dùng các khối xếp thành các đồ vật.
- Dán hình vào mặt bao từng khối.
- Tổ chức các trò chơi có luật củng cố khả năng nhận biết, phân biệt các khối.
Biện pháp 4: Xây dựng thiết kế kế hoạch hoạt động làm quen với toán
- Giúp sinh viên xây dựng được một kế hoạch hoạt động làm quen với toán đói với trẻ 5-6 tuổi hoàn chỉnh và tốt hơn
- Để cho sinh viên tiếp tu tri thức nhanh hơn
- Chương trình giáo dục mầm non
- Các mẫu kế hoạch đề tài kế hoạch hoạt động học có chủ đích hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi.
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Bước 1: Ôn số lượng cũ
- Nhận biết nhóm đối tượng
+ Xếp số lượng cũ ( Xếp tương ứng 1-1)
+ Nhận xét so sánh 2 nhóm đối tượng
+ Thêm bớt trong nhóm 2 ( Sau mỗi lần thêm bớt cho trẻ đếm, gắn số tương ứng)
+ Cho trẻ cất và đếm nhóm 1
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Bước 1: Luyện tập nhận biết nhóm đối tượng cần tách gộp
- Bước 2: Tách, gộp nhóm đối tượng làm 2 phần bằng nhiều cách khác nhau. + Cho trẻ xếp nhóm đối tượng cần tách gộp
+ Dạy trẻ tách, gộp nhóm đối tượng làm 2 phần bằng nhiều cách khác nhau. + Cho trẻ tách gộp theo ý thích
3 Loại tiết 3: Xác định vị trí trong không gian:
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Bước 1: Ôn bài cũ ( Tùy thuộc vào đề tài) - Bước 2: Dạy trẻ xác định vị trí trong không gian
4 Loại tiết 4: Nhận biết thời gian:
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Bước 1: Ôn bài cũ ( Tùy thuộc vào đề tài)
- Bước 2: Dạy trẻ nhận biết về thời gian ( Theo thứ tự)
5 Loại tiết 5: Khối ( Phân biệt)
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Bước 1: Ôn nhận biết tên khối
- Bước 2: Dạy trẻ phân biệt các khối
- Bước 3: Luyện tập * Hoạt động 3: Kết thúc.
* Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Bước 1: Luyện tập thao tác đo.
- Bước 2: Dạy trẻ cách đo - Nhận biết kết quả đo.
7 Loại tiết 7: Sắp xếp theo quy tắc.
* Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Bước 1: Luyện tập, nhận biết cách sắp xếp.
- Bước 2: Dạy trẻ các cách sắp xếp theo quy tắc nhất định.
KẾ HOACH GIÁO DỤC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN Đề tài 1: Nhận biết khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật. Đối tượng: 5-6 tuổi Thời gian: 30-35 phút Ngày dạy:
- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật. Phân biệt đặc điểm giống và khác nhau của khối cầu với khối trụ, khối vuông với khối chữ nhật.
- Trẻ biết sử dụng các giác quan để nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.
- Phát triển khả năng nói mạch lạc, đủ câu cho trẻ.
- Củng cố kỹ năng nhận biết, phân biệt được các hình khối.
- Phát triển tố chất khéo léo, nhanh nhẹn, mạnh dạn cho trẻ thông qua trò chơi.
- Trẻ biết đoàn kết để hoạt động theo nhóm, tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học.
- Góp phần giáo dục trẻ yêu quý gia đình và biết cách bảo vệ ngôi nhà mình sinh sống.
- Mỗi trẻ có 4 khối: khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.
- Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng kích thước to hơn.
- 3 chiếc hộp để đựng các đồ vật có dạng 4 khối: khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.
- Đồ dùng, đồ chơi có dạng khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật để trẻ tìm và chơi.
- Trang phục gọn gàng, thuận tiện
1 Hoạt động 1 Gây hứng thú:
- Hỏi trẻ biết các loại động vật nào sống dưới nước?
- Các loài đông vật đó có ích lợi gì?
2 Hoạt động 2 : Nhận biết khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật. a Nhận biết khối vuông.
- Các con hãy chọn cho cô khối như thế này giơ lên nào! Đây là khối vuông đấy, các con đọc cùng cô nào! “Khối vuông” ( Cho cả đọc 2 – 3 lần, tổ, cá nhân đọc nhiều lần).
- Các con cùng quan sát xem khối vuông có đặc điểm gì?
+ Các mặt của khối vuông là hình gì?
+ Khối vuông có mấy mặt? (Cho trẻ đếm).
- Bây giờ, 2 bạn ngồi cạnh nhau xếp chồng 2 khối vuông lên nhau xem có xếp được không?
- Các con cùng đặt khối vuông xuống nền và lăn xem có lăn được không?
- Vì sao khối vuông lại không lăn được? (Vì khối vuông có các cạnh và các góc).
- Cho trẻ đếm các góc của khối vuông.
- Cô khái quát lại: Khối vuông là khối có 6 mặt phẳng và các mặt của khối vuông là hình vuông, khối vuông có 8 góc và không lăn được.
- Cô mời trẻ nhắc lại: Bạn nào nhắc lại cho cô xem khối vuông có đặc điểm gì? (Mời 1 – 2 trẻ).
- Các con nhìn xem xung quanh lớp mình có gì là khối vuông? (Mời 2-3 trẻ trả lời).
+ Vì sao con biết hộp bánh là khối vuông? (Vì các mặt của hộp bánh đều là hình vuông ). b Nhận biết khối chữ nhật.
- Trong các khối của mình có một khối là khối chữ nhật đấy? Đây là khối chữ nhật này!
- Các con hãy chọn cho cô khối chữ nhật và giơ lên nào! Đọc cùng cô nào! “Khối chữ nhật” ( Cho cả đọc 2 – 3 lần, tổ, cá nhân đọc nhiều lần).
- Các con cùng quan sát xem khối chữ nhật có các mặt là hình gì?
+ Khối chữ nhật có mấy mặt? (Cho trẻ đếm).
- Bây giờ, 2 bạn ngồi cạnh nhau xếp chồng 2 khối chữ nhật lên nhau xem có xếp được không?
- Các con cùng đặt khối chữ nhật xuống nền và lăn xem có lăn được không?
- Vì sao khối chữ nhật lại không lăn được? (Vì khối chữ nhật có các cạnh và các góc).
- Cho trẻ đếm các góc của khối chữ nhật.
- Cô khái quát lại: Khối chữ nhật là khối có 6 mặt phẳng và các mặt của khối chữ nhật là hình chữ nhật, khối chữ nhật có 8 góc và không lăn được.
- Cô mời trẻ nhắc lại.
- Các con nhìn xem xung quanh lớp mình có gì là khối chữ nhật? (Mời 2-3 trẻ trả lời).
* So sánh khối vuông với khối chữ nhật:
- Bây giờ các con cùng quan sát xem khối vuông và khối chữ nhật có gì giống nhau và khác nhau? (Mời 2 - 3 trẻ trả lời).
- Giống nhau: Đều có 6 mặt, 8 góc và không lăn được.
- Khác nhau: + Khối vuông : Các mặt đều là hình vuông.
+ Khối chữ nhật: Các mặt đều là hình chữ nhật. c Nhận biết khối cầu.
- Các con rất giỏi, bây gì cô đố bạn nào biết:
“Quả gì không phải để ăn
Mà dùng để đá, để lăn, để chuyền” (Quả bóng)
- Các con hãy lấy cho cô khối giống quả bóng ở trong rổ của mình nào.
- Đây gọi là khối cầu đấy Các con đọc cùng cô nào! “Khối cầu” ( Cho cả đọc 2 – 3 lần, tổ, cá nhân đọc nhiều lần).
- Con hãy sờ xung quanh xem nó như thế nào?
- Chúng mình cùng lăn khối cầu nào Có lăn được không?
- Các con hãy lấy khối cầu của mình chồng lên khối cầu của bạn xem có chồng được không? Vì sao?
- Cô khái quát lại: Khối cầu là khối có đường bao quanh cong tròn và nhẵn, lăn được về mọi phía.
- Cô mời trẻ nhắc lại.
- Các con nhìn xem xung quanh lớp mình có gì là khối cầu? (Mời 2-3 trẻ trả lời). c Nhận biết trụ.
- Hãy cất khối cầu vào rổ và cầm cho cô khối còn lại lên nào! Đây là khối trụ đấy.
- Các con đọc cùng cô nào! “Khối trụ” ( Cho cả đọc 2 – 3 lần, tổ, cá nhân đọc nhiều lần).
- Chúng mình cùng chơi: Hãy lăn nào
+ Nó lăn như thế nào?(Nó lăn được về 2 phía)
+ Con hãy chồng khối trụ của mình lên khối trụ của bạn xem nó như thế nào, có chồng được lên nhau không nhỉ?
Vì sao lại chồng được lên nhau con có biết không?(Vì nó có hai mặt phẳng hình tròn).
- Cô chốt lại: khối trụ có hai mặt phẳng hình tròn, chồng lên nhau được và chỉ lăn được về 2 phía.
- Cô mời trẻ nhắc lại.
- Các con nhìn xem xung quanh lớp mình có gì là khối trụ? (Mời 2-3 trẻ trả lời).
* So sánh, phân biệt khối cầu và khối trụ.
- Các con nhìn xem khối cầu và khối trụ có gì giống nhau và khác nhau? (Mời 2 - 3 trẻ trả lời).
- Giống nhau: Đều là khối có thể lăn được
- Khác nhau: + Khối cầu: có đường bao quanh cong tròn và nhẵn, lăn được về mọi phía.
+ Khối trụ: có hai mặt phẳng hình tròn, chồng lên nhau được và chỉ lăn được về 2 phía.
* Vừa rồi qua phần thi hiểu biết cô thấy các gia đình đều thể hiện trí thông minh của mình rất nhanh nhẹn và tài giỏi Bây giờ chúng mình cùng đến với phần thi thứ 2: “Ai nhanh nhất” !
- Cô nói khối nào thì các con chọn nhanh khối đó và giơ lên nhé! (chơi 2 lần)
+ Lần 1: cho trẻ chọn khối theo cô gọi tên và giơ lên.
+ Lần 2: chọn khối theo đặc điểm khối, trẻ chọn và giơ lên.
* Tiếp theo chương trình là phần thi “ Chọn khối ”
- Cách chơi: - Phía trên bàn cô có 2 hộp giấy to bịt kín chỉ để một lỗ nhỏ đủ cho các con thò tay vào, nhiệm vụ của các con là phải sờ và lấy đúng khối sao cho đúng với yêu cầu cô đưa ra.
VD: cô yêu cầu lấy khối trụ, thì các con phải sờ và chọn khối có 2 mặt phẳng.
- Cô sẽ chia lớp mình ra thành 2 đội, lần lượt từng bạn của các đội sẽ chạy lên và lấy 1 khối để vào rổ và chạy về đập vào tay người đứng sau mình, bạn tiếp theo cứ lần lượt chạy lên chọn khối, cứ như vậy cho đến khi hoàn thành phần chơi của đội mình.
+ Luật chơi: Thời gian chơi được tính là 1 bản nhạc đội nào chọn nhiều nhất và đúng nhất sẽ giành chiến thắng Đội nào ít hơn là đội thua cuộc (Cả lớp chơi 2 lần Cô nhận xét kết quả chơi của các đội.)
- Vừa rồi cô thấy cả 3 đội đều đã rất cố gắng Để biết đội nào giành được chiến thắng, chúng ta sẽ bước vào phần thi mang tên “Chung sức”
- Cô đã chuẩn bị cho các con rất nhiều khối, nhiệm vụ của các đội là chọn khối để thiết kế thành những mô hình hay công trình mà mình yêu thích Sau 1 bản nhạc đội nào xếp đẹp, đầy đủ các khối là đội chiến thắng.
- Cho trẻ thực hiện, cuối cùng cô đi kiểm tra, nhận xét.
- Vừa rồi, các đội đã trải qua các trò chơi của chương trình “Bé vui học toán” rất xuất sắc, cô xin tuyên bố các đội đều giành được chiến thắng!
- Mời các đội lên nhận quà.
KẾ HOACH GIÁO DỤC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN Đề tài 2: Nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác Đối tượng: 5-6 tuổi Thời gian: 30-35 phút Ngày dạy:
- Trẻ biết nhận biết và phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác.
- Biết đặc điểm đặc trưng của hình: Hình tròn không có cạnh , không có góc và lăn được; hình vuông và hình tam giác đều có cạnh , có góc và không lăn được.
- Rèn kĩ năng quan sát, khả năng phân loại.
- Rèn luyện khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định trong quá trình học.
- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động
- Đĩa các dạng về hình tròn , hình vuông và hình tam giác
- Rổ đựng hình , các loại hình , dây thun.
- Đồ dùng và đồ chơi có dạng hình tròn , hình vuông và hình tam giác
III Tiến trình hoạt động.
1 Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú
- Cho cháu cùng hát bài: “Vòng tròn tâm ”
- Các con vừa mới hát bài gì?
- Bài hát nói về một dạng hình gì vậy các con ?
- À ! đúng rồi đấy, thế bây giờ các con cùng xem từ những hình tròn , hình vuông và hình tam giác sẽ cho ta những điều kỳ diệu gì nhé! (cháu xem các dạng hình từ Đĩa).
- Các con đã xem xong và bây giờ cho cô biết các con đã thấy những gì nào?
- Bây giờ cô muốn mỗi bạn hãy lấy cho mình một rổ đồ chơi và cùng về chổ ngồi nhé!
*Ôn nhận biết hình tròn , hình vuông và hình tam giác :
- Trong rổ của các con có gì nào? (hình tròn , hình vuông và hình tam giác)
- Các con hãy chọn hình lăn được cho cô xem nào?
- Hình gì vậy các con?
- Các con sờ đường bao quanh xem thấy như thế nào?
- Hình tròn có lăn được không? Tại sao hình tròn lại lăn được? (vì hình tròn không có cạnh và không có góc)
- Các con ơi , hình gì có 4 cạnh bằng nhau , các con lấy ra cho cô xem nào?
- Hình này gọi là hình gì? (hình vuông), Hình vuông có lăn được hay không ?
- Vậy bạn nào cho cô biết tại sao hình vuông không lăn được ? (vì hình vuông có cạnh có góc)
- Các con cùng đếm xem hình vuông có mấy cạnh ?
- Để biết bốn cạnh có bằng nhau hay không các còn cùng nhìn lên xem cô đo.
- Các con đếm xem hình tam giác có mấy cạnh? (cho trẻ đếm các cạnh của hình tam giác)
- Vậy hình tam giác có lăn được không? Tại sao?
*Phân biệt hình tròn , hình vuông và hình tam giác:
- Cô gắn hình vuông và hình tam giác lên bảng:
+ Bạn nào có thể cho cô biết hình vuông và hình tam giác có điểm gì giống nhau? (Đều có cạnh , có góc và không lăn được)
- Cô gắn hình tròn lên bảng và hỏi trẻ:
+ Vậy giữa hình tròn với hình vuông (hình tam giác) khác nhau ở điểm nào? Hình vuông (hình tam giác) có cạnh, có góc và không lăn được, còn hình tròn không có cạnh, không có góc, lăn được).
- Cho cháu lấy dây ở trong rổ và cất rổ đi rồi về tổ của mình đứng thành hình chữ
- Với sợi dây này, các con xem cô sẽ tạo được những hình gì ? (Cô tạo thành hình vuông rồi hỏi cháu xem cô có hình gì đây)
- Các con có muốn tạo được các hình giống như cô không nà
- Thế các con hãy dùng sợi dây của mình tạo thành các hình theo yêu cầu của cô
+ Các con hãy tạo hình vuông cho cô xem nào?
+ Để xem hình tam giác thì như thế nào? Thì chúng ta cùng tạo hình tam giác nhé
+ Vậy để có được hình tròn thì các con sẽ làm như thế nào?
- Cô cho cháu thực hiện 2 lần (Trong khi cháu luyện tập cô quan sát và giúp cháu biết cách tạo thành các hình mà cô yêu cầu)
3 Hoạt động 3: Trò chơi : “ Ai nhanh nhất”
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Qua quá trình nghiên cứu đề tài thì chúng tôi đã thực hiện được một số kết quả cụ thể sau:
- Cơ sở lý luận và thực trạng của việc rèn kỹ năng lập kế hoạch hoạt động học có chủ định về biểu tượng hình dạng cho trẻ 5 - 6 tuổi của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non ở trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum.
- Một số biện pháp hướng dẫn sinh viên ngành Giáo dục Mầm non ở trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum rèn kĩ năng lập kế hoạch hoạt động học có chủ đích hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi.
- Đã đề xuất được 3 biện pháp giúp sinh viên ngành Giáo dục Mầm non ở trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum lập kế hoạch hoạt động học có chủ đích hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 5-6 tuổi.
+ Biện pháp 1: Hướng dẫn sinh viên xác định được nội dung và kết quả mong đợi khi hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi.
+ Biện pháp 2: Hướng dẫn sinh viên hiểu rõ đặc điểm của từng hình hình học trong chương trình hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi. + Biện pháp 3: Hướng dẫn sinh viên lập được cấu trúc của một hoạt động học có chủ đích làm quen với toán cho một số đề tài.
2.1 Đối với giảng viên tại trường Cao đẳng cộng đồng
- Thường xuyên đổi mới hình thức tổ chức dạy học nhằm giúp sinh viên hứng thú học và rèn kỹ năng lập kế hoạch hoạt động học có chủ đích hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 5- 6 tuổi tốt hơn.
- Tạo cơ hội cho sinh viên được tích cực tham gia vào các hoạt động rèn kỹ năng lập kế hoạch hoạt động học có chủ đích hình thành biểu tượng về hình dạng như trải nghiệm, thực hành, thảo luận, phán đoán để sinh viên nâng cao hoạt động trí tuệ và kỹ năng.
- Chủ động, sáng tạo trong việc học để có thể lập một kế hoạch hoạt động học có chủ đích hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 5- 6 tuổi tốt hơn.
- Tham gia trải nghiệm, thực hành, thảo luận, phán đoán để rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch hoạt động học có chủ đích hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 5-6 tuổi
- Tham khảo các tài liệu như chương trình giáo dục mầm non để có thể lập kế hoạch đầy đủ và chính xác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 TS Đỗ Thị Minh Liên Giáo trình phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán Hà Nội: NXB Giáo dục; 2008.
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo Chương trình Giáo dục mầm non Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam; 2009.
3 Nguyễn Thị Thu Hà Giáo trình Lí luận và phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với toán Kon Tum: Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum; 2021.
4 Tâm Thanh chủ biên Hướng dẫn hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Hà Nội: NXB Giáo dục; 2008.
5 Lê Thị Ánh Tuyết Tuyển tập trò chơi, câu đố, truyện kể, thơ ca,bài hát ở trẻ mầm non Hà Nội: NXB Giáo dục; 1994.