1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài phân tích, Đánh giá thực trạng và Đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp Ở việt nam trong giai Đoạn hiện nay

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Tác giả Nguyễn Đức Kiên
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Hà Hưng
Trường học Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Chuyên ngành KINH TẾ NÔNG THÔN
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,41 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta phải thừa nhận là nền nông nghiệp nước ta về cơ bản vẫn là nền sản xuất thô về sản phẩm, thấp về đẳng cấp, tiêu tốn nhiều nguồn

Trang 1

Truờng Đại học Kinh tế quốc dân

MÔN HỌC: KINH TẾ NÔNG THÔN

ĐỀ TÀI: Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Giáo viên hướng dẫn : Ths Nguyễn Hà Hưng

Hà Nội, tháng 3 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

……….4

I THỰC TRANG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN VIÊT

II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG

……… 8

tựu…… 8

chế 10

bản……… 13

III GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM 15

V TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… ……… 19

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta phải thừa nhận là nền nông nghiệp nước ta về cơ bản vẫn là nền sản xuất thô về sản phẩm, thấp về đẳng cấp, tiêu tốn nhiều nguồn lực, ứng dụng KH&CN và cơ giới hóa trong nông nghiệp còn khiêm tốn, sức cạnh tranh với khu vực và thế giới chưa cao; thậm chí, ở một số lĩnh vực còn đi sau thế giới khá xa Các nguyên nhân của tình trạng này là do sản xuất nhỏ

lẻ, manh mún, năng suất lao động thấp mà giá thành nông sản lại cao, thiếu tính liên kết trong nội bộ ngành nông nghiệp và giữa ngành nông nghiệp với các ngành kinh tế khác như công nghiệp và dịch vụ (như công nghiệp hỗ trợ ngành nông nghiệp chẳng hạn), tạo ra quá nhiều tầng nấc trung gian trong chuỗi giá trị; một nghiên cứu cho thấy, trong khi các quốc gia khác chỉ có chừng 2-4 tác nhân trung gian thì ở Việt Nam con số này là 5-7

Người Việt coi trọng nghề nông, minh triết của người Việt coi nông nghiệp là gốc của mọi thứ trong xã hội, ‘canh nông vi bản’ Ngày nay nông nghiệp không chỉ giúp ổn định cuộc sống cho phần lớn dân cư nông thôn (‘yên dân’), mà còn là nền tảng cho phát triển kinh tế-xã hội và ổn định chính trị, tạo tiền đề để hiện thực hóa khát vọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ một quốc gia có nền nông nghiệp còn chưa phát triển Trong năm 2020, tác động tiêu cực của đại dịch

Covid-19 khiến nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ bị đình đốn thì sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn phát triển, vẫn đảm bảo ổn định an ninh lương thực trong nước

và duy trì xuất khẩu nông sản Những kết quả này rất quan trọng, xét trong bối cảnh khu vực nông thôn chiếm tới 63% dân cư, 66% số hộ, 68% người làm việc; nông nghiệp chiếm tỷ trọng 13.96% trong GDP (Tổng cục thống kê, 2019) Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn tồn tại những thách thức và điểm yếu nghiêm trọng cần sớm khắc phục và giải quyết

Trang 4

NỘI DUNG

I THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM

Năm 2020, mặc dù phải gánh chịu thời tiết bất thường, thiên tai, dịch bệnh (dịch tả lợn châu Phi trên cả nước, dịch Covid-19…), nhưng nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, tái cơ cấu sản xuất, ngăn ngừa kiểm soát dịch bệnh, nên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa phát triển ngành, vừa phòng, chống hiệu quả dịch bệnh Giá trị sản xuất toàn Ngành trong năm ước 2020 tăng 2,75% so với năm 2019 Trong

đó, nông nghiệp tăng 2,7%; lâm nghiệp tăng 2,4%; thủy sản tăng 3,3%; GDP toàn ngành dự kiến tăng 2,65%, giúp bảo đảm an ninh lương thực trong bất cứ hoàn cảnh nào Công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính có sự chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Cùng với cây lúa, nhiều loại cây lương thực truyền thống, giá thị thấp cũng có xu hướng giảm mạnh về diện tích Trong lĩnh vực trồng trọt, đã chuyển đổi khoảng 200.000 ha trồng lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác có hiệu quả cao hơn, đồng thời tăng cường chuyển đổi cơ cấu giống, đẩy mạnh thâm canh phòng trừ sâu bệnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa để tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất Trong vòng 10 năm trở lại đây, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tăng từ

22 nghìn tỷ đồng lên đến hơn 231 nghìn tỷ đồng (năm 2018) Sự đầu tư, phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp thể hiện ở việc các doanh nghiệp đã và đang triển khai tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu Việc tăng cường chế biến, gia tăng giá trị sản phẩm nhiều hơn đã tạo ra nhiều việc làm, thu nhập cao hơn cho nông dân Việt Nam (Xem Bảng)

Trang 5

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn qua các năm

Tuy vậy, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng

số các doanh nghiệp cả nước, có tới 95% doanh nghiệp nông nghiệp có quy mô nhỏ và vừa Lĩnh vực này tại Việt Nam cũng thu hút chưa đến 1% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong khi mức trung bình trên thế giới vào khoảng 3% Tính đến hết năm 2019, vốn FDI vào nông nghiệp chỉ đạt 3,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng vốn FDI vào Việt Nam Số lượng nhà đầu tư cũng chưa nhiều, trong đó các nước như Đài Loan, quần đảo Virgin (Anh), Singapore, Thái Lan đã chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư FDI vào nông nghiệp Việt Nam Đây là những thách thức lớn trong nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm nông nghiệp

Theo đánh giá của các chuyên gia, có tới 85% - 90% lượng hàng nông sản của nước ta đưa ra thị trường thế giới phải thông qua trung gian bằng các “thương hiệu” nước ngoài Vì vậy, việc bị bán giá thấp, bị o ép vẫn là những câu chuyện thường ngày đối với hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu Đó là chưa kể tới rào cản chống bán phá giá, môi trường, rào cản kỹ thuật

Trang 6

Bên cạnh đó, còn phải kể đến tình trạng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp đang thiếu những người lao động có chất lượng cao Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, hiện nay, cả nước có khoảng 18 triệu lao động làm trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, trong đó có 4,31 triệu lao động đã qua đào tạo Theo dự báo đến năm 2030, Việt Nam sẽ có khoảng 100.000 doanh nghiệp nông nghiệp, 30.000 hợp tác xã, hàng trăm ngàn tổ tác xã, trang trại,… vì vậy sẽ cần một lượng lớn lao động trong lĩnh vực Nông nghiệp Công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp mặc dù đã được triển khai nhưng vẫn còn thiếu và yếu, chưa thích ứng được với sự phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp vàgiúp đảm bảo ngành Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững Hiện nay, cả nước có khoảng

54 cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu đào tạo đại học, sau đại học có liên quan đến lĩnh vực Nông nghiệp, với khoảng 325 ngành nghề, hàng năm có khoảng 10.000 cử nhân tốt nghiệp phục vụ các hoạt động khác nhau trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn So với yêu cầu về số lượng qua đào tạo, con số này còn nhỏ

bé Trong khi đó, việc đào tạo nguồn nhân lực có đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cóvai trò rất quan trọng và cấp thiết Trong thực tế, phần lớn nguồn nhân lực qua đào tạo cũng mới chỉ tập trung cho khâu sản xuất sản xuất sản phẩm, chưa có đủ cho khâu tiếp thị, quảng bá sản phẩm, tạo dựng và bảo vệ thương hiệu để tạo đầu ra ổn định cho nông sản

 Sản lượng nông nghiệp trong những năm gần đây duy trì tăng trưởng ổn định, giữ vững vai trò trụ đỡ cho nền kinh tế Sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu tăng so với năm trước; dịch bê ;nh trên gia s甃Āc, gia cầm được kiểm soát.

Diện tích lúa năm 2022 ước đạt 7,1 triệu ha, giảm 127,7 nghìn ha so với năm trước

do ngành trồng trọt tiếp tục triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành, chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả hoặc không cân đối được nguồn nước sang trồng rau, màu, cây ăn quả hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả kinh tế cao hơn Năng suất lúa ước đạt 60,2 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha so với năm trước; sản lượng lúa đạt 42,66 triệu tấn, giảm 1,19 triệu tấn; trong đó, giảm 0,89 triệu tấn do giảm diện tích đất trồng lúa và giảm 0,3 triệu tấn do giảm năng suất

Diện tích gieo cấy lúa đông xuân đạt 2.975,6 nghìn ha, giảm 30,9 nghìn ha so với

vụ đông xuân năm trước; năng suất đạt 67,1 tạ/ha, giảm 1,5 tạ/ha do giá phân bón,

Trang 7

thuốc bảo vệ tăng cao người dân hạn chế đầu tư chăm sóc; sản lượng ước đạt gần

20 triệu tấn, giảm 648,5 nghìn tấn

Diện tích gieo trồng lúa hè thu cả nước năm nay đạt 1.914,7 nghìn ha, giảm 38,1 nghìn ha so với vụ hè thu năm 2021; năng suất ước đạt 56,6 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha; sản lượng ước đạt 10,8 triệu tấn, giảm 304,3 nghìn tấn

Diện tích gieo trồng lúa thu đông năm 2022 ước đạt 648,7 nghìn ha, giảm 70,6 nghìn ha so với vụ thu đông năm trước; năng suất đạt 56 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha; sản lượng ước đạt 3,6 triệu tấn, giảm 390,1 nghìn tấn

Vụ mùa năm nay cả nước gieo cấy được 1.553,1 nghìn ha, tăng 11,9 nghìn ha so với vụ mùa năm trước; năng suất ước đạt 52,9 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng ước đạt 8,2 triệu tấn, tăng 151,9 nghìn tấn

Sản lượng ngô năm 2022 đạt 4,41 triệu tấn, giảm 0,8% so với năm 2021, lạc đạt 409,6 nghìn tấn, giảm 4,8%; đậu tương đạt 52,2 nghìn tấn, giảm 11,9%; khoai lang đạt 969,1 nghìn tấn, giảm 21,3%; sản lượng rau, đậu đạt 18,68 triệu tấn, tăng 2,9% Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm đạt 2.194,3 nghìn ha, giảm 0,4% so với năm 2021, trong đó: Cao su đạt 929,5 nghìn ha, giảm 0,1%, sản lượng đạt 1.291,5 nghìn tấn, tăng 1,5%; cà phê diện tích đạt 709,6 nghìn ha, giảm 0,1%, sản lượng đạt 1.896,8 nghìn tấn, tăng 2,8%; chè diện tích đạt 123,7 nghìn ha, tăng 0,9%, sản lượng chè búp đạt 1.109,8 nghìn tấn, tăng 3,4%; điều diện tích đạt 311,6 nghìn ha, giảm 0,9%, sản lượng đạt 335,5 nghìn tấn, giảm 16%; hồ tiêu diện tích đạt 119,9 nghìn ha, giảm 4,4%, sản lượng đạt 269,9 nghìn tấn, giảm 2,1%

Sản lượng thu hoạch mô •t số cây ăn quả như sau: Chuối đạt 2.498,7 nghìn tấn, tăng 6,5% so với năm trước; cam đạt 1.713 nghìn tấn, tăng 8,2%; bưởi đạt 1.119,3 nghìn tấn, tăng 8,2%; sầu riêng đạt 849,1 nghìn tấn, tăng 25%; dứa đạt 753,2 nghìn tấn, tăng 3,7%; nhãn đạt 623,8 nghìn tấn, tăng 2,7%; thanh long đạt 1.207 nghìn tấn, giảm 13,5%; xoài đạt 968,7 nghìn tấn, giảm 3,1%

Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát Chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên ngành vẫn cần tiếp tục triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, tổ chức tốt việc tiêm vắc xin; giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, mua bán trâu, bò trái phép, không rõ nguồn gốc

Trang 8

II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM:

1, Những thành tựu phát triển đạt được trong nông nghiệp qua những năm gần đây:

 Trong Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã đề xuất ra những vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một trong những quyết định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng trong thời kỳ đổi mới Sau khi được ban hành, Nghị quyết đã nhanh chóng đi vào cuộc sống

và tạo nên những đổi thay to lớn, sâu sắc theo chiều hướng tích cực đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta Cụ thể:

Thứ nhất, mặc dù liên tục đối diện với thiên tai, dịch bệnh phức tạp, nhưng gần 15

năm qua, nông nghiệp nước ta phát triển tương đối toàn diện và đạt nhiều kết quả quan trọng Tư duy về ngành nông nghiệp thay đổi từ “sản xuất nông nghiệp” sang

“phát triển kinh tế nông nghiệp” Sản xuất nông nghiệp được cơ cấu lại và chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa, liên kết theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, gắn với thị trường trong nước và quốc tế; phát huy tiềm năng, lợi thế vùng, miền, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu… Năm 2020, tỷ trọng lao động nông, lâm, thủy sản trong tổng số lao động xã hội còn khoảng 32,8%, giảm mạnh so với 44% năm 2015, vượt mục tiêu Đại hội lần thứ XII của Đảng đề ra (dưới 40%) Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, hữu cơ ngày càng được chú trọng Các mô hình liên kết, hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ nông sản phát triển đa dạng, hiệu quả, như mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, “doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao”, “chuỗi sản xuất, thương mại, chế biến, phân phối sản phẩm khép kín”; các hình thức hợp tác, hợp tác xã kiểu mới hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 phát huy hiệu quả khá tốt Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc gia giảm, nhưng tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp liên tục được cải thiện

Năm 2010, nông nghiệp tăng trưởng với tốc độ 0,49%; năm 2018 đạt 3,76%; năm

2020, trong khi tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế khác đều giảm sâu thì nông nghiệp vẫn đạt 2,68% Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với ứng dụng công nghệ cao phát triển nhanh Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được triển khai từ năm 2018 cho thấy triển vọng rất tích cực Sự phát triển nông nghiệp, trong đó có sản xuất lúa, không chỉ bảo đảm tốt an ninh lương thực quốc gia, mà còn hướng mạnh vào xuất khẩu Xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới,

Trang 9

xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đứng thứ 2 Đông Nam Á, thứ 15 thế giới và nông sản Việt Nam đã có mặt ở trên 196 quốc gia, vùng lãnh thổ

Thứ hai, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với định

hướng nông thôn mới là nền tảng, cơ cấu lại nông nghiệp là căn bản, nông dân

chủ thể đã đạt được thành tựu rất quan trọng Xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào rộng khắp cả nước, đạt được những kết quả to lớn, toàn diện và mang tính lịch sử Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu ở nông thôn ngày càng hoàn thiện, được đầu tư, nâng cấp và từng bước hiện đại hóa Giao thông, thủy lợi, hệ thống điện, trường học, y tế, nhà văn hóa, trung tâm thương mại được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ Hiện có trên 97% số xã có đường giao thông từ trụ sở xã đến ủy ban nhân dân huyện được nhựa hóa, bê tông hóa; gần 80% số xã đã trải nhựa, bê tông đường ngõ, xóm; trên 64% số đường trục chính nội đồng được cứng hóa bảo đảm vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm Đến nay, 100% số xã, 99,1% số hộ nông thôn có điện Năm 2010, chỉ có 42% số xã có nhà văn hóa, 43%

số thôn có nhà văn hóa, đến 2019 có khoảng 79% số xã có nhà văn hóa, trung tâm thể thao, trong đó 71% đạt chuẩn; 79,2% số thôn có nhà văn hóa, khu thể thao, trong đó 65% đạt chuẩn Đến năm 2020, 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp huyện duy trì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; 99,8% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; năm 2018, tỷ lệ xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở là 100%; 100% số xã có trạm y tế, trong đó 99,4% xã có nhà trạm Việc cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân nông thôn đạt khoảng 94,84%… Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới hoàn thành sớm gần 02 năm so với kế hoạch và đã tạo bước đột phá làm thay đổi diện mạo nông thôn nước ta Đến giữa năm 2021, có 351 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 38 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Thứ ba, vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông

thôn mới ngày càng rõ và được thực hiện hiệu quả hơn Hộ nông dân là đơn vị kinh

tế chủ lực; kinh tế trang trại phát triển nhanh, hiệu quả; kinh tế hợp tác có đổi mới

và phát triển đa dạng Theo đó, thu nhập của cư dân nông thôn ngày càng tăng (năm 2010 mới chỉ đạt 12,8 triệu đồng/người, năm 2020 đạt 43 triệu đồng/người), đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được cải thiện Nhờ sự dịch chuyển tích cực về cơ cấu kinh tế nông thôn nên đã giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động phi nông nghiệp và dịch vụ ngay ở nông thôn Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm nhanh (bình quân khoảng 1,5%/năm), từ 17,3% năm 2010 (theo tiêu chí cũ) xuống 7,03% năm 2018 và đến năm 2020 còn dưới 3%

Sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tạo sinh kế, việc làm, thu nhập ổn định cho phần lớn cư dân nông thôn, qua đó góp phần quan trọng bảo đảm sự ổn định và phát triển của đất nước Như

Trang 10

vậy, qua gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, nông dân tiếp tục thể hiện, khẳng định vai trò chủ thể to lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn

Với những thành tựu trên, qua hơn 35 năm đổi mới, nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có đóng góp quan trọng làm cho tiềm lực, vị thế, uy tín của đất nước ta không ngừng được nâng cao Những năm gần đây, trong bối cảnh đại dịch

COVID-19, nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục khẳng định vai trò là “phao cứu sinh”, che đỡ cho công nghiệp, đô thị và là trụ đỡ về kinh tế - xã hội của đất nước

2, Những hạn chế, tồn tại trong phát triển nông nghiệp:

 Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta vẫn còn những hạn chế, bất cập và nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết Cụ thể:

Một là, quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, giá trị gia tăng thấp.

Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô, giá trị thấp, thiếu bền vững Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp còn diễn ra chậm, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ; đa số doanh nghiệp và hợp tác xã có quy mô nhỏ, hiệu quả hoạt động còn nhiều hạn chế

Hai là, nông nghiệp Việt Nam chưa thực sự chuyển mình theo hướng công nghiệp,

hiện đại, gắn với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Quy hoạch sản xuất còn chủ quan, duy ý chí, chưa bám sát, dự báo đúng nhu cầu của thị trường Sự gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến; giữa nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học còn yếu dẫn tới thực trạng một nền sản xuất giá trị thấp, nhiều rủi ro, thiếu bền vững Năng lực mở rộng thị trường và dự báo thị trường cho sản xuất, tiêu thụ nông sản còn nhiều hạn chế; nhiều nông sản, nhất là nông sản thô đang quá lệ thuộc vào một vài thị trường nhất định Nghịch lý “được mùa rớt giá” vẫn thường xuyên lặp lại Việc ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp, nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số Người dân và doanh nghiệp vẫn còn khó tiếp cận đối với hoạt động tín dụng; “tín dụng đen” vẫn tồn tại ở nhiều địa bàn nông thôn

Ba là, một số địa bàn nông thôn nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp Tình trạng

ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm nguồn nước ở sông, kênh mương; tình trạng

sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi; phát triển công nghiệp, làng nghề thiếu quy hoạch; vệ sinh an toàn thực phẩm, nông sản chưa bảo đảm Không ít tệ nạn xã hội

Ngày đăng: 21/10/2024, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w