1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở lý luận của quan Điểm thực tiễn Ý nghĩa phương pháp luận của vấn Đề này và liên hệ với một lĩnh vực cụ thể trong Đời sống xã hội

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ sở lý luận của quan điểm thực tiễn. Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này và liên hệ với một lĩnh vực cụ thể trong đời sống xã hội
Tác giả Nguyễn Đình Khôi, Vũ An Khánh, Nguyễn Khánh Lâm, Trần Khánh Linh, Ngô Phương Linh, Phạm Thị Khánh Linh, Lưu Ngọc Mai, Phạm Trần Thanh Mai, Trần Hà Ngân, Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Người hướng dẫn Tạ Thị Vân Hà
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 54,76 KB

Nội dung

- Các nhà chủ nghĩa duy vật trước Mác : có nhiều đóng góp cho quan điểm duy vật về nhận thức, nhưng chưa một đại biểu nào hiểu đúng được bản chất của thực tiễn cũng như vai trò của thực

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THẢO LUẬN MÔN TRIẾT HỌC

Giảng viên giảng dạy: Tạ Thị Vân Hà Lớp học phần: 231-MLNP0221-07 Nhóm: 03

HÀ NỘI, THÁNG 11 NĂM 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

I Cơ sở lý luận của quan điểm thực tiễn 4

II Ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm thực tiễn 7

*Trong nhận thức: 10

*Trong hoạt động thực tiễn: 10

*Trong lĩnh vực khoa học: 11

*Trong lĩnh vực giáo dục: 11

*Trong lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh: 11

III Liên hệ với một lĩnh vực cụ thể trong xã hội 11

1 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 11

2 GIẢI TRÍ: NHỮNG THÀNH PHỐ MƠ MÀNG (LIVESHOW ÂM NHẠC) 12 3 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 13

4 ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VẬN DỤNG VAI TRÒ THỰC TIỄN 14

a Bước chuyển thứ nhất 15

b Bước chuyển thứ 2 15

c Bước chuyển thứ 3 15

d Bước chuyển thứ 4 15

e Bước chuyển thứ năm 15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Thế kỉ 21 là một kỉ nguyên đột phá của xã hội loài người Con người đã có những bước tiến dài trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Trong đó, những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin đã được thử thách trong thực tiễn, vượt qua những biến cố của lịch sử và luôn phù hợp với những bước tiến của khoa học Chủ nghĩa Mác – Lênin cung cấp thế giới quan, phương pháp luận khoa học, để từ đó mang lại những cơ sở lí luận, những ý nghĩa sâu rộng của quan điểm thực tiễn

Đề tài thảo luận của nhóm chúng em là “Cơ sở lý luận của quan điểm thực tiễn Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này và liên hệ với một lĩnh vực cụ thể trong đời sống xã hội?”

Nhóm 03 chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Tạ Thị Vân Hà, người đã trực

tiếp giảng dạy chúng em môn Triết học năm học 2023 - 2024 Với chúng em, những kiến thức quý giá của môn học đã giúp em chạm tới gần hơn những kiến thức sâu rộng của bộ môn Triết học và những kiến thức áp dụng vào trong cuộc sống thực tiễn Do những hạn chế về kiến thức, bài thảo luận nhất định còn không ít sai sót, hạn chế Nhóm em rất mong

sẽ nhận được sự hướng dẫn, nhận xét của cô để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

Trang 4

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 03

STT THÀNH VIÊN

MÃ SINH VIÊN

NHIỆM VỤ

ĐÁNH GIÁ MỨC

ĐỘ THỰC HIỆN Nhóm

trưởng Giáo viên

1 Nguyễn Đình Khôi 23D10812

2 Thuyết trình

2 Vũ An Khánh 23D10812

1

Nhóm trưởng, thuyết trình, pp

3 Nguyễn Khánh Lâm 23D10812

3

Nội dung phần II , PowerPoint

4 Trần Khánh

Linh

23D10812 6

Liên hệ , PowerPoint

5 Ngô Phương Linh 23D10812

4

Nội dung phần I, PowerPoint

6 Phạm Thị Khánh Linh 23D10812

7

Nội dung phần I, PowerPoint

7 Lưu Ngọc Mai 23D10812

8

Nội dung phần I, PowerPoint

8 Phạm Trần Thanh Mai 23D10812

9

Nội dung phần II , PowerPoint

9 Trần Hà Ngân 23D10813

0

Powerpoint, Nội dung II

10 Nguyễn Thị Minh

Nguyệt

23D10813 1

Thư kí , Nội dung phần II , PowerPoint

Trang 5

NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận của quan điểm thực tiễn.

* Phạm trù thực tiễn:

- Thực tiễn theo tiếng Hy Lạp cổ là “ Practica”, có nghĩa đen là hoạt động rất tích cực

*Quan niệm thực tiễn trong lịch sử triết học:

- Theo các nhà chủ nghĩa duy tâm :hoạt động nhận thức, hoạt động của ý thức và hoạt động của tinh thần nói chung là hoạt động thực tiễn

- Theo các nhà triết học tôn giáo thì cho rằng hoạt động sáng tạo vũ trụ của thượng đế là hoạt động thực tiễn

- Các nhà chủ nghĩa duy vật trước Mác : có nhiều đóng góp cho quan điểm duy vật về nhận thức, nhưng chưa một đại biểu nào hiểu đúng được bản chất của thực tiễn cũng như vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

- Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin : thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất – cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ

Do đó ta có thể hiểu, hoạt động thực tiễn là hoạt động mà con người sử dụng những

công cụ, vật chất để tác động vào những đối tượng vật chất làm biến đổi chúng theo những mục đích phục vụ cho con người và hoạt động mang tính lịch sử-xã hội:

+ Thứ nhất, thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người: thực tiễn hay chính là hoạt động bản chất của con người, có con người mới có thực tiễn, bởi con người hoạt động có mục đích rõ ràng nhằm cải tạo thế giới để thoả mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động với thế giới xung quanh Đối với hoạt động thực tiễn, con người biết sản xuất lao động, tạo ra những vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên

Trang 6

+ Thứ hai, thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử - xã hội: thực tiễn tồn tại dưới dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người mặc dù trình độ và các hình thức hoạt động thực tiễn có những thay đổi qua các giai đoạn lịch sử

Đây là những hoạt động đặc trưng và bản chất của con người Điều đó được thực hiện một cách tất yếu khách quan và không ngừng phát triển, bởi con người đã trải qua rất nhiều

thời kỳ lịch sử Vì vậy hoạt động thực tiễn là hoạt động mang tính chất sáng tạo và có

tính mục đích tính lịch sử xã hội.

*Đặc trưng của hoạt động thực tiễn:

- Thứ nhất thực tiễn không phải là toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt

động vật chất cảm tính của con người Hay nói một cách khác theo lời Mác là những

hoạt động vật chất mà con người cảm giác quan sát được một cách trực quan nhất Hoạt động vật chất cảm tính là những hoạt động mà con người phải sử dụng lực lượng vật chất, công cụ để tác động vào các đối tượng để biến chúng phù hợp với mục đích của con người Theo đó con người mới làm biến đổi thế giới khách quan và biến đổi chính bản thân mình để phục vụ cho mình

- Thứ hai, hoạt động thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội của con

người Nghĩa là, thực tiễn chỉ là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hộ với sự tham gia của

đông đảo người trong xã hội và bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử xã hội củ thể Trong hoạt động thực tiễn con người truyền lại cho nhau những kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác Trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể của nó, vì vậy thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội

- Thứ ba, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội để

phục vụ cho nhu cầu của con người.Khác với hoạt động có tính bản năng, tự phát của

động vật nhằm thích nghi thụ động với thế giới, con người bằng và thông qua hoạt động thực tiễn, chủ động cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động Khi nhắc tới thực tiễn là nhắc tới hoạt động có tính tự giác cao của con người, khác với hoạt động chỉ dựa vào bản năng thụ động của các loại động vật

Trang 7

Thực tiễn dù xét theo chiều dọc hay chiều ngang vẫn là hoạt động thể hiện tích mục đích, tính tự giác cao của con người – chủ động tác động làm biến đổi tự nhiên, xã hội, phục vụ con người, khác với những hoạt động mang tính bản năng thụ động của động vật, nhằm thích nghi với hoàn cảnh Hoạt động thực tiễn là hoạt động cơ bản, phổ biến của con người và xã hội loài người, là phương thức cơ bản của mối quan hệ giữa con người với thế giới Nghĩa là con người quan hệ với thế giới bằng và thông qua hoạt động thực tiễn Không có hoạt động thực tiễn thì bản thân con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển

* Hình thức của thực tiễn:

Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, ở những lĩnh vực khác nhau, nhưng gồm có 3 hình thức cơ bản đó là: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội

và hoạt động thực nghiệm khoa học

- Hoạt động sản xuất vật chất : là hình thức hoạt động cơ bản đầu tiên của thực tiễn, nó

có sớm nhất và quan trọng nhất Bởi lẽ, ngay từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất với tư cách là người, con người đã phải tiến hành sản xuất vật chất dù là đơn giản để tồn tại Đây chính là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình Sản xuất vật chất biểu thị mối quan hệ của con người với tự nhiên, không có nó thì con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tồn tại của các hình thức thực tiễn khác cũng như tất cả các hoạt động sống khác của con người

- Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động thực tiễn thể hiện tính tự giác cao của con

người nhằm biến đổi, cải tạo xã hội, phát triển các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội, tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho con người phát triển Hoạt động chính trị - xã hội bao gồm các hoạt động như đấu tranh giai cấp; đấu tranh giải phóng dân tộc; đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội; đấu tranh cải tạo các quan hệ chính trị - xã hội, nhằm tạo ra môi trường xã hội dân chủ, lành mạnh, thuận lợi cho con người phát triển Chung quy lại, nó là hoạt động của các cộng động người, các tổ chức khác nhau trong xã hội nhằm biến đổi những quan hệ chính trị - xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển Thiếu

Trang 8

hình thức hoạt động thực tiễn này, con người và xã hội loài người cũn không thể phát triển một cách bình thường

- Hoạt động thực nghiệm khoa học: là một hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn

Đây là một hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra gần giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội Bởi lẽ, trong hoạt động thực nghiệm khoa học, con người chủ động tạo ra những điều kiện không có sẵn trong tự nhiên cũng như xã hội để tiến hành thực nghiệm khoa học theo mục đích mà mình đã đề ra Trên

cơ sở đó, vận dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất vật chất, vào cải tạo chính trị - xã hội, cải tạo các quan hệ chính trị - xã hội phục vụ con người, xác định những quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu Đây là hoạt động có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội Đặc biệt trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

Ba hình thức thực tiễn này có quan hệ biện chứng, tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Trong đó, sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng, quyết định hai hình thức thực tiễn kia Tuy nhiên, hai hình thức thực tiễn kia là hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học có ảnh hưởng quan trọng tới sản xuất vật chất

=> Như vậy, thực tiễn là cầu nối con người với tự nhiên, xã hội, nhưng đồng thời thực

tiễn cũng tách con người khỏi thế giới tự nhiên, để “làm chủ” tự nhiên Nói cách khác, thực tiễn “tách” con người khỏi tự nhiên là để khẳng định con người với tư cách là chủ thể trong quan hệ với tự nhiên, nhưng muốn “tách” con người khỏi tự nhiên thì trước hết phải

“nối” con người với tự nhiên đã Và hoạt động thực tiễn chính là cầu nối

II Ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm thực tiễn.

Phương pháp luận có ý nghĩa vô cùng quan trọng Nó như ánh sáng dẫn đường soi lối, là cơ sở nền tảng để thực hiện nghiên cứu khoa học Không chỉ vậy, phương pháp luận trực tiếp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hiệu quả của các nghiên cứu khoa học Phương pháp luận cung cấp các định hướng, cấu trúc cho các nhà nghiên cứu để họ xác định được hướng đi và các bước tiến hành nghiên cứu

Phương pháp luận có mặt trong hầu hết các giai đoạn của quá trình nghiên cứu

Trang 9

như: xác định vấn đề nghiên cứu, phân tích dữ liệu đã thu thập được, rút ra kết quả và kết luận của nghiên cứu đó

Nhờ có thức tiễn mà bản chất của nhận thức được làm rõ, thực tiễn là cơ sở động lực Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải luôn đề cao luôn đề cao ý nghĩa của phương pháp luận Quan điểm thực tiễn yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, phải tôn trọng hiện thực khách quan: vật chất quyết định ý thức do vậy mọi suy nghĩ hành động phải xuất phát từ thực tiễn khách quan chống chủ quan duy ý chí

Việc quán triệt biện chứng của tiêu chuẩn thực tiễn giúp ta tránh khỏi những chủ quan sai lệch như chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa xem lại, chủ nghĩa tương đối, giáo điều bảo thủ

Tuy nhiên chúng ta không được xem thường hoặc tuyệt đối hóa phương pháp luận Nếu không đề cao vai trò của phương pháp luận sẽ rơi vào tình trạng mò mẫm, dễ mất phương hướng, thiếu chủ động và sáng tạo trong quá trình nghiên cứu và hoạt

động thực tiễn

Ngược lại nếu tuyệt đối hóa vai trò của phương pháp luận sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều và dễ bị vấp váp, thất bại

Nắm vững được phương pháp luận của cơ sở lí luận của quan điểm thực tiễn là gì, cách phân loại của phương pháp luận và ý nghĩa của phương pháp luận sẽ giúp mọi người tránh được những sai lầm do chủ quan, và tư duy máy móc, dập khuôn

Phải có quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn Quan điểm thực tiễn yêu cầu:

+ Nhận thức sự vật phải gắn với nhu cầu thực tiễn của con người.Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, chính sách của địa phương của ngành chỉ đúng đắn, phù hợp khi nó đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, phù hợp với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn của địa phương, của ngành và đất nước

+ Nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học phải gắn với hành

Bám sát thực tiễn, hướng vào thực tiễn

+ Phải chú trọng công tác tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện phát

triển lý luận cũng như chủ trương, đường lối, chính sách Thực tiễn luôn vận động và biến đổi không ngừng vì vậy cần phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung và phát triển nhận thức nâng lên thành lí luận để lí luận ấy quay lại phục vụ cho thực tiễn

Trang 10

Việc tổng kết thực tiễn làm cho con người có thêm nhiều tri thức mới, bài học kinh nghiệm Trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta phải luôn chú ý đến việc tổng kết thực tiễn để có những định hướng phù hợp với tình hình đất nước và thời đại; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lí luận, tổng kết có hệ thống sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, rút ra những kết luận đúng đắn

- Phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của lý luận Phải luôn tôn trọng thực tiễn, căn cứ vào thực tiễn để kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức lý luận cũng như đường lối, chủ trương, chính sách Một đường lối, chủ trương đúng đắn hay sai lầm chỉ có thể nhận biết qua thực tiễn, vận dụng vào thực tiễn

- Trong hoạt động thực tiễn phải chủ động ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh

nghiệm (là khuynh hướng tư tưởng và hành động tuyệt đối hóa kinh nghiệm thực tiễn, đề cao vốn kinh nghiệm bản thân, coi thường, hạ thấp lý luận, không chịu nâng cao trình độ

lý luận) và bệnh giáo điều (khuynh hướng tư tưởng và hành động tuyệt đối hóa lý luận, cường điệu vai trò của lí luận, coi thường và hạ thấp kinh nghiệm thực tiễn; hoặc vận dụng kinh nghiệm của người khác, ngành khác, địa phương khác, nước khác một cách rập khuôn máy móc, không tính đến điều kiện thực tiễn cụ thể của mình)

- Trong công tác, mỗi cán bộ phải gương mẫu thực hiện phương châm “nói đi đôi với làm” , tránh nói một đằng, làm một nẻo ; nói nhiều làm ít ; nói mà không làm + Quan điểm thực tiễn yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa

trên cơ sở thực tiễn, nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn

+ Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến chủ quan duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu

+ Nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và kinh nghiệm

Khẳng định vai trò quyết định của thực tiễn đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, lý luận và là tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của nhận thức, lý luận

Yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn

Đòi hỏi việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành

Cụ thể, ý nghĩa phương pháp luận của cơ sở lí luận của quan điểm thực tiễn được

Ngày đăng: 21/10/2024, 13:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w