1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt Động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang

75 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi Nhánh Bắc Giang
Tác giả Dang Van Phu
Người hướng dẫn TS. Dinh Thi Phuong Anh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Tai chinh — Ngan hang
Thể loại Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 28,27 MB

Cấu trúc

  • 2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch cho vay khách hàng cá nhân (39)
  • 2.2.2. Thực trạng tô chức hoạt động cho vay khách hàng cá nhân (44)
  • 2.2.3. Thực trạng kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.42 2.2.4. Thực trạng kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân VN? 2v an ....-..... 2.3.1. Những kết quả đạt được......................-------22222222222221. 22222 re 51 2.3.2. Những hạn chế........................--222222+2222221111222277111222272 2222 re 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế PHÀN 3: MỘT SÓ KHUYÉN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG (50)
  • 3.1 Bối cảnh đề xuất khuyến nghị..........................--222222+22222222ccccrz 55 .1. Dự báo môi trường kinh doanh của ngành ngân hàng 55 .2. Chiến lược kinh doanh trung hạn của Ngân hàng Thương mại cô phần Ngoại Thương Việt Nam — Chi nhánh Bắc Giang......................... .--222222222zzzccccee 56 3.2. Các khuyến nghị đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam — Chi nhánh Bắc Giang ..........................----2-222222221112222227211E 2...2. ceeerree 57 3.2.1. Hoàn thiện kế hoạch cho vay khách hàng cá nhân (63)
    • 3.2.2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân sự nói chung và nhân sự cho vay khách hàng cá nhân..............................----22 2 5z+s55+2 59 3.2.3. Tăng cường hoạt động truyền thông và marketing nhằm thu hút khách hàng cá nhân vay vốn tại Chi nhánh.....................------222222222222+2227211122227211EE-e-E-ee 60 3.2.4. Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng cá nhân........................ ----- ¿5222222123221 2121212121212121212121211111112111111111111111111.111 1.1.1.1 TceE 62 3.3. Các kiến nghị về điều kiện thực hiện........................----cc-2+2222222E2+222222EEEEc.-rrEe 64 3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước........................---222c2++2222222E2222222E.eexcer 64 3.3.2. Kiến nghị với Vieteombank......................-2--22222222222222711121272277111 222 crree 64 4108080) (67)

Nội dung

Đặc biệt, Đề án sử dụng đữ liệu về các chính sách và thực trạng cho vay KHCN tại Chỉ nhánh Bắc Giang thông qua việc thu thập được từ nguồn bên trong là các báo cáo của chỉ nhánh về kết

Thực trạng lập kế hoạch cho vay khách hàng cá nhân

Kế hoạch kinh doanh nói chung và kế hoạch cho vay KHCN nói riêng, hằng năm đều được Giám đốc chi nhánh chỉ đạo được thực vào giữa quý 4 của năm tài chính hiện hành vào phê duyệt vào trung tuần thứ 2 của tháng cuối quý 4 năm tài chính hiện hành để làm cơ sở thực hiện cho năm tài chính kế tiếp Kế hoạch cho Vay

KHCN thường được giao cho Phòng khách hàng bán lẻ (KHBL) chủ trì và phối hợp với các phòng ban liên quan đề thực hiện xây dựng kế hoạch Trong đó, Giám đốc chỉ nhánh giao Trưởng phòng KHBL chịu trách nhiệm bố trí cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ thực hiện xây dựng kế hoạch cho vay KHCN hằng nam cho chi nhanh

Kế hoạch cho vay KHCN hằng năm được xây dựng theo trình tự các bước: Bước 1: Nghiên cứu và phân tích thị trường và môi trường kinh doanh

Cán bộ được phân công sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yếu tố thị trường và môi trường kinh doanh có ảnh hưởng tới hoạt động cho vay KHCN trong năm kế hoạch Các yếu tổ môi trường được xem xét đánh giá gồm:

Môi trường pháp lý: cán bộ lập kế hoạch thực hiện phân tích những quy định pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay KHCN của Nhà nước bao gồm:

+ Các văn bản luật (Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017);

+ Các văn bản dưới luật (Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 của Thống đốc NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn) Và mới đây trong năm 2023, NHNN cũng đã ban hành thêm 2 thông tư mới là Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023 của Thống đốc

NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày

30/12/2016 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách; thông tư số 22/2023/TT-NHNN ngày

29/12/2023 sửa đổi, bỗ sung một số điều Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày

30/12/2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ có hiệu lực từ 01/07/2024 với nhiều điểm mới tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển các sản phẩm dịch vụ cho vay KHCN theo hướng đa dạng hơn, linh hoạt hơn

Ngoài ra cũng trong năm 2023, Thủ tướng Chính phủ cũng vừa ban hành

Công điện số 766/CĐ-TTg ngày 24/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động "tín dụng đen" qua đó khuyến khích các ngân hàng mở rộng các hoạt động cho vay KHCN, đặc biệt là cho vay tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng chính đáng của người dân qua đó day lùi, hạn chế “tín dụng đen” trong nên kinh tế

Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang: được chi nhánh đánh giá khá ôn định trong thời gian qua Tuy nhiên trong năm 2021 và đầu năm 2022 Bắc Giang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp trên địa bàn phải tạm ngừng kinh doanh, giãn cách xã hội, cuộc sống của người dân cũng gặp nhiều khó khăn nên giai đoạn này tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhìn chung không cao Đến cuối năm 2022 dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế, người dân cũng đã mạnh dạn tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới, kinh tế - xã hội của tỉnh đã có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt ở mức cao trên 19% Sang năm 2023 kinh tế tiếp tục đà phục hồi, tăng trưởng với tốc độ bình quân đạt 13,45% cao gấp hơn 2 lần mức bình quân chung của cả nước Định hướng cho vay KHCN và quản lý cho vay KHCN của Trụ sở chính: Trụ sở chính triển khai chiến lược phát triển cho vay KHCN với các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, chất lượng cao đề đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhóm khách hàng này Những năm vừa qua, Vietcombank đã có nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất, đơn giản thủ tục quy trình vay vốn đối với KHCN, đặc biệt có các chính sách hỗ trợ cho khách hàng vượt qua khó khăn vì dịch bệnh Covid19 Điền hình như, từ ngày 01/04/2022, Vietcombank đồng loạt triển khai các chương trình lãi suất ưu đãi hấp dẫn cho KHCN vay vốn, Trụ sở cũng có nhiều văn bản quy định về quản lý cho vay KHCN như: năm 2022, Trụ sở cũng ban hành quyết định bổ sung, sửa đổi số tay hướng dẫn xếp hạng tín dụng với KHCN

Tình hình khách hàng và dự báo nhu cầu vay vốn của KHCN: năm 2023 toàn tỉnh Bắc Giang có hơn 1.900 doanh nghiệp và hơn 400 chỉ nhánh và văn phòng đại diện mới thành lập Khi những doanh nghiệp mới thành lập đi vào hoạt động sẽ thu hút rất nhiều lao động ở các khu vực lân cận đến làm việc Đây sẽ là những khách hàng tiềm năng cho các chỉ nhánh ngân hàng

Phân tích và xem xét các yếu tố môi trường bên trong bao gồm:

Tình hình cho vay KHCN của Chi nhánh trong năm hiện hành so với kế hoạch đề ra: đây là cơ sở dé dua ra những chỉ tiêu kế hoạch cho năm kế hoạch Do đó cán bộ xây dựng kế hoạch đã đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu so với kế hoạch Qua đánh giá, cán bộ lập kế hoạch nhận định tốc độ tăng trưởng cho vay KHCN đang có xu hướng giảm, cụ thể năm 2021, dư nợ cho vay KHCN là 4.517 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 38.77% so với năm trước Trong khi đó, năm 2022 dư nợ cho vay KHCN tăng nhưng tốc độ tăng trưởng thấp hơn năm trước và chỉ đạt 35,09% Và năm 2023 tốc độ tăng trưởng dư nợ KHCN chỉ đạt 24,55% Nguyên nhân là do tình hình kinh tế trong nước và thế giới vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau đại dịch Covid19, thậm chí nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm việc làm, cắt giảm lương, thị trường nhà đất và bất động sản trầm lắng khiến người dân thận trọng hơn với những quyết định kinh doanh và chi tiêu Do vậy tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN có xu hướng giảm

Cán bộ lập kế hoạch cũng tiến hành đánh giá các yếu tố nội tại của chi nhánh như mạng lưới cơ sở vật chất, quy mô nhân lực trong cho vay KHCN Là một chỉ nhánh NHTM Nhà nước và trở thành ngân hàng TMCP từ năm 2008, Vietcombank Bắc Giang luôn là đơn vị tiên phong, gương mẫu trong thực hiện nghiêm túc, kịp thời quy định của pháp luật; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ, về tỷ giá, tín dụng, lãi suất tạo tiền đề, điều kiện để thực hiện thành công các mục tiêu én định kinh tế vĩ mô, kiềm chế, kiểm soát lạm phát và các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội qua từng thời kỳ Tính đến ngày 31/12/2023, số điểm giao dịch của chỉ nhánh đã tăng lên 9 điểm giao dịch bao gồm: | tru sé chính và § phòng giao dịch Tính đến 31/12/2023, tổng số cán bộ nhân viên của Chi nhánh là 16§ người Đây là yếu tố thuận lợi để Chi nhánh mở rộng cho vay KHCN

Bước 2: Xây dựng các chỉ tiêu và mục tiêu kế hoạch

Mục tiêu kế hoạch cho vay KHCN của chi nhánh được cán bộ quản lý xác định là dư nợ cho vay KHCN và cơ cấu dư nợ cho vay KHCN trong năm kế hoạch Đây là các chỉ tiêu định lượng do vậy chi nhánh có thê đễ dàng sử dụng đề đo lường đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, mục tiêu đạt được Mục tiêu cho vay KHCN trong các năm vừa qua cụ thê như bảng 2.4

Tuy nhiên, khi đánh giá mục tiêu cho vay khách hàng cá nhân với số thực hiện cho thấy năm 2021, 2023 chỉ nhánh đều thiết lập mục tiêu cho vay KHCN cao hơn thực tiễn Vì vậy 2 năm đó chi nhánh đều chưa hoàn thành kế hoạch cho Vay KHCN, đặc biệt là kế hoạch dư nợ cho vay cá nhân Nguyên nhân là do một số

KHCN nhận thấy vay vốn theo phương thức hộ kinh doanh được vay với lãi suất ưu đãi hơn nên lựa chọn vay vốn theo phương thức này thay vì vay vốn cá nhân như trước đây Đồng thời, điều này cũng đã phản ánh một khía cạnh nào đó chất lượng kế hoạch cho vay KHCN chưa cao Cùng với đó thì các chỉ tiêu trong kế hoạch cho vay KHCN thời gian qua chưa đầy đủ, thể hiện ở việc các chỉ tiêu mới chỉ dừng lại ở dư nợ cho vay mà chưa có thêm những chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay KHCN như tỷ lệ nợ xấu hay tỷ lệ nợ quá hạn

Bảng 2.4: Kế hoạch cho vay KHCN của Vietcombank Bắc Giang giai đoạn

Chỉ tiê Nam 2021 Nam 2022 Nam 2023 men KH | TH | KH | TH | KH | TH

Dư nợ cho vay KHCN 4.550 | 4.517 | 5.900 | 6.102 | 7.650 | 7.600

Dư nợ cho vay DN siêu nhỏ và HKD_ | 2.763 | 3.040 | 3.790 | 4.120 | 4.920 | 4.955

Dư nợ cho vay cá nhân 1.787 | 1.477 | 2.110 | 1.982 | 2.730 | 2.645

Bước 3: Đưa ra giải pháp thực hiện

Cùng với việc xây dựng những chỉ tiêu kế hoạch thì trong kế hoạch cho vay KHCN, cán bộ lập kế hoạch cũng sẽ đưa ra những giải pháp cho việc thực hiện

Thực trạng tô chức hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

a) Tổ chức bộ máy quản lÿ

Quy trình tín dụng do Trụ sở chính ban hành được lấy làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình tô chức thích hợp, từ đó có thê thiết lập các thủ tục hành chính cho phù hợp các quy định của luật pháp và đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh Tại Vietcombank Bắc Giang đã có sự tách bạch giữa 03 chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý RRTD và chức năng tác nghiệp Hiện tại, mỗi phòng giao dịch đều thiết lập 3 bộ phận có thé tach biệt độc lập, hoặc nằm cùng một phòng khách hàng bán lẻ là Bộ phận quan hệ khách hàng, Bộ phận thẩm định tín dụng và Bộ phận quản lý nợ

Khối kinh doanh gồm phòng KHBL và các phòng giao dịch có nhiệm vụ trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thế lệ hiện hành và hướng dẫn của Trụ sở

Bộ phận thâm định tín dụng quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng: thâm định khách hàng, dự án, phương án, đề nghị cấp tín dụng; thực hiện chức năng đánh giá quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Bộ phận quản lý nợ chịu trách nhiệm quản lý nợ có vấn để chịu trách nhiệm về quan ly va xu ly nợ có van dé (bao gom các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu); quản lý, khai thác, xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và tiền lãi vay; quản lý theo dõi và thu hôi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.

Ngoài ra, các bộ phận khác cũng tham gia vào quá trình tác nghiệp, hỗ trợ cho vay KHCN

Chi nhánh tiến hành xét duyệt tín dụng thông qua nhiều cấp để đảm bảo một khoản tín dụng được xem xét một cách độc lập; đồng thời việc phê duyệt các khoản vay được thực hiện trên cơ sở hạn mức được cho phép theo từng cấp có thâm quyền Bên cạnh đó, mô hình phê duyệt tín dụng của ngân hàng có sự tham gia của Hội đồng tín dụng cơ sở để đảm bảo hoạt động phê duyệt tín dụng được tập trung với chất lượng cao nhất

Quyền hạn và nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân trong chi nhánh được quy định cụ thể từ hội đồng tín dụng cơ sở, Giám đốc chi nhánh, Phó giám đốc chỉ nhánh, trưởng các phòng ban, cán bộ và nhân viên Công tác quản lý điều hành của chi nhánh được xác định có vai trò trung tâm, đã phát huy được trí tuệ tập thể, sức mạnh tông hợp, xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc

Công tác tổ chức cán bộ trong quản lý điều hành cũng được nêu cao Chỉ nhánh đã bố trí sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực sở trường đảm bảo các bộ phận nghiệp vụ hài hòa giữa cán bộ làm tốt với các cán bộ còn chậm, chưa có nhiều kinh nghiệm Thực hiện nghiêm túc chế độ điều động luân chuyển sắp xếp cán bộ kế toán, tín dụng theo quy định của Trụ sở b) Tập huấn nghiệp vụ cho vay KHCN

Tính đến ngày 31/12/2023, tổng số lượng nhân sự tại Chỉ nhánh là 168 người Trong giai đoạn 2021 - 2023 nhìn chung đội ngũ nguồn nhân sự tại chỉ nhánh có xu hướng gia tăng Trong đó, đội ngũ nhân sự tập trung chủ yếu là cán bộ nữ, có độ tuổi tương đối trẻ, kinh nghiệm còn ít và có trình độ học vấn Đại học trở lên Trong số này, liên quan trực tiếp tới 3 khối là Bộ phận quan hệ khách hàng, Bộ phận thẩm định tin dụng và Bộ phận quản lý nợ là 91 người

Số lượng cán bộ liên quan đến cho vay KHCN có thường có độ tuổi khá trẻ từ

30 đến 40 tuổi Tất cả cán bộ đều được đào tạo bài bản và có trình độ đại học tuy nhiên kinh nghiệm của họ chưa nhiều nên khi xử lý các tình huống trong quá trình xem xét hồ sơ vay vốn của khách hàng hoặc giao tiếp với khách hàng còn chưa thật sự tốt, chưa khiến khách hàng hài lòng Chính vì vậy việc tập huấn, đào tạo thêm về nghiệp vụ và kỹ năng cho họ là rất cần thiết.

Hoạt động tập huấn CBNV trong cho vay KHCN được thực hiện khi có những thay đổi về quy trình, chính sách cho vay của Trụ sở hoặc khi có những cán bộ mới được tuyển dụng bé sung vao các vị trí có liên quan Việc cử cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng theo chương trình tập huấn thường do Trụ sở yêu cầu và theo kế hoạch của Trụ sở nên để đảm bảo chỉ nhánh đã sắp xếp và bó trí nhân sự tham gia nghiêm túc

Bảng 2.5: Tình hình tập huấn, đào tạo trong cho vay KHCN của Vietcombank

Số lượt cử đi 7 3 9 ae Quy trinh tin Xộp hang tin ơ

Nội dung đảo tạo dụng dụng với KHCN Quan tri RRTD

2 Tự tô chức đảo tạo, bồi dưỡng

N he ax Quy trinh tin Xép hang tin Xép hang tin

Nội dung bôi dưỡng dụng dụng với KHCN | dụng với KHCN

3 Số lượt đi học tập kinh nghiệm 0 0 0

Tuy nhiên thời gian qua đo tình hình dịch bệnh Covid19 kéo dài nên số lượng các khóa tập huấn chưa nhiều, nội dung tập huấn cũng chưa phong phú, thời lượng mỗi khóa tập huấn không nhiều nên lượng kiến thức truyền đạt và thời gian thực hành nghiệp vụ còn hạn chế, nên chất lượng tập huấn chưa cao

Các hình thức đào tạo chi nhánh đang thực hiện còn chưa phong phú và đa dạng, chủ yếu là tổ chức đảo tạo tập trung Chi nhánh chưa áp dụng hình thức đào tạo trực tuyến đào tạo thông qua việc phát tài liệu hoặc xây dựng các bài giảng trực tuyến đề cán bộ công nhân viên tự chủ động nghiên cứu Chỉ nhánh cũng chưa có các chính sách khuyến khích cán bộ nhân viên tự đào tạo, chưa thực hiện các buổi tổng kết rút kinh nghiệm c) Truyền thông sản phẩm cho vay KHCN

Trên thực tế, ở góc độ chi nhánh các hoạt động truyền thông cho vay KHCN chưa được triển khai nhiều mà thực hiện các hoạt động này theo Trụ sở Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động marketing và chưa chuyên môn hóa đối với từng phân nhóm khách hàng Bên cạnh đó, các hoạt động marketing online nhu Social Media Marketing; Ad-network; Search Marketing chưa được triển khai tại Chi nhánh

Ngoài các chương trình truyền thông của Vietcombank, chỉ nhánh chưa đầu tư triển khai các chương trình tại chỉ nhánh như quảng cáo qua các đài truyền hình, truyền thanh địa phương, tô chức các chương trình Roadshow, đặc biệt là các chương trình ưu đãi lãi suất của VCB

Bảng 2.6 Các hoạt động marketing cho vay KHCN tại Vietcombank Bắc

Quảng cáo trên báo chí trực tuyến x

Quảng cáo qua điện thoại X X x

Quảng cáo trên Fanpage của Chi nhánh

Tài Trợ Cho Các Sự Kiện, Chương Trình X X X

Quảng cáo thông qua chuong trinh Roadshow X

Quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh X

Chi nhánh chưa chú trọng vào công tác quảng cáo, nguồn kinh phí và nội dung các chương trình quảng cáo cũng bị phụ thuộc vào sự phê duyệt của hội sở chính do liên quan đến vấn đề nhận diện thương hiệu của Vietcombank đ) Thực hiện quy trình cho vay KHDN

Thực trạng kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.42 2.2.4 Thực trạng kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân VN? 2v an - 2.3.1 Những kết quả đạt được -22222222222221 22222 re 51 2.3.2 Những hạn chế 222222+2222221111222277111222272 2222 re 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế PHÀN 3: MỘT SÓ KHUYÉN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG

Hoạt động kiểm soát cho vay KHCN tại chi nhánh đã được tổ chức nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả

Trong công tác giám sát hoạt động của đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch cho vay, hàng ngày, phòng kế toán chỉ nhánh đều có báo cáo hoạt động ngày hôm trước của chỉ nhánh, từng điểm giao dịch, trong đó nêu rõ việc thực hiện của từng cán bộ đối với cho vay Các cán bộ quản lý căn cứ các báo cáo này để giám sát đội ngũ nhân viên quan hệ khách hàng Tuy nhiên, các cuộc họp phân tích thực hiện kế hoạch cho vay KHCN chưa thường xuyên, hoạt động của đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng trong thực hiện kế hoạch cho vay KHCN chưa được theo sát, đôi khi thiếu sự hỗ trợ cần thiết từ cán bộ quản lý

Hàng tháng, hàng quý, theo quy định, chỉ nhánh có những báo cáo tổng hợp gửi hội sở, ngân hàng nhà nước, và những báo cáo cho riêng mình trong công tác quản lý cho vay KHCN Căn cứ những báo cáo này, ban giám đốc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch cho vay KHCN đề có những điều chỉnh, bổ sung phù hợp Đối với công tác giám sát việc thực hiện quy trình cho vay KHCN, Chi nhánh thường xuyên yêu cầu các cá nhân, bộ phận nâng cao chất lượng công việc, đặc biệt chất lượng thâm định tín dụng, yêu cầu các cá nhân bộ phận tự rà soát các hoạt động của mình, nhằm khắc phục những sai sót, chỉnh sửa những điểm bat cập trong việc vận hành quy trình cho vay Đồng thời, tổ chức các cuộc họp giữa các bộ phận để chỉnh sửa các tổn tại trong việc phối hợp giữa các bộ phận Bên cạnh đó, ban giám đốc cũng triển khai các đợt kiểm tra của các bộ phận độc lập để rà soát lại việc thực hiện quy trình cho vay của đơn vỊ Đối với việc giám sát việc tuân thủ pháp luật, chính sách, quy định của NHNN, Hội sở trong hoạt động cho vay KHCN, chi nhánh luôn thực hiện theo phương châm: “hãy làm đúng từ đầu”, đồng thời cũng đề cao công tác tự kiểm tra chấn chỉnh

Các cấp phán quyết, tham mưu đề xuất cấp tín dụng thực hiện tuân thủ các quy trình thấm định cấp tín dụng Bộ phận dịch vụ khách hàng căn cứ các hướng dẫn của Hội sở thực hiện các hồ sơ tín dụng đúng quy định pháp luật, thực hiện giải ngân đúng mục đích sử dụng vốn vay Sau cho vay, chỉ nhánh thực hiện kiểm tra sử dụng vốn theo quy định, và thực hiện kiểm tra tình hình thực tế khách hàng để phát hiện các vấn đề của khách hàng Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra sau cho vay vẫn còn nặng tính hình thức, chất lượng thực hiện chưa được cao, cần cải thiện nhiều

Chi nhánh cũng thường xuyên triển khai công tác kiểm tra chấn chỉnh Theo đó, kế hoạch kiểm tra chấn chỉnh được chỉ nhánh xây dựng từ đầu năm, phân công khối lượng công việc theo từng tháng, từng quý, giao trách nhiệm thực hiện cho các bộ phận, cá nhân Công tác kiểm tra chấn chỉnh tuy được triển khai nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao nhất, do nặng tính hình thức mà thiếu tính thực tế

Bảng 2.8: Một số ghi nhận sau thanh tra của NHNN tỉnh Bắc Giang năm 2023

TT — Nội dung “a pham trường hợp (triệu đồng)

1 | Sai phạm vê điêu kiện vay vôn 3 378

2 | Sai phạm về thâm định và xét duyệt cho vay 1 296

3 | Sai phạm về kiêm tra giám sát vôn vay 3 637

4 | Sai phạm về cơ cấu lại nhóm nợ 2 392

Ngoài những đợt kiểm tra nội bộ của chỉ nhánh, thời gian qua chỉ nhánh cũng đã tiếp nhận cuộc thanh tra của NHNN tỉnh Bắc Giang qua đó đã phát hiện một số sai phạm như số liệu trong Bảng 2.8 Kết quả thanh tra cho thay, tại chi nhánh vẫn tồn tại những sai phạm liên quan đến điều kiện vay vốn, thâm định và xét duyệt cho vay, giám sát vốn vay, đặc biệt là sai phạm về cơ cấu lại nhóm nợ của khách hàng khi thực hiện theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN của Thống đốc NHNN

2.2.4 Thực trạng kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

* Doanh số cho vay và tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay KHCN

Giai đoạn 2021-2023 kinh tế trong nước và quốc tế đối mặt với nhiều khó khăn do tác động tiêu cực của đại dịch Covid19 Nhiều doanh nghiệp và cá nhân phải đối mặt với khó khăn trong sản xuất kinh doanh và trong đời sống do thu nhập giảm sút đề hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, ôn định đời sống nhiều gói tín dụng đã được Vietcombank Bắc Giang đưa ra như gói tín dụng ưu đãi dành cho cá nhân và hộ gia đình vay vốn sản xuất kinh doanh, gói tín dụng tiêu dùng, Nhờ đó doanh số cho vay KHCN của chỉ nhánh cũng có sự tăng trưởng khá, tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng chưa cao, thậm chí có xu hướng giảm cụ thê như số liệu trong Bảng 2.9 Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay KHCN của Chi nhánh chưa thực sự thu hút được khách hàng

Bảng 2.9: Doanh số cho vay và tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay KHCN tại

Chỉ tiêu ĐÐvt | Năm 2021 | Năm2022 | Năm 2023 Doanh số cho vay KHCN Tỷ đồng 7.338 8.652 10.364

Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho ° vay KHCN % 17,40 17,91 19,79

* Dư nợ cho vay KHCN

Từ cuối năm 2022 đến nay về cơ bản tình hình dịch bệnh Covid19 đã được khống chế, tình hình sản xuất kinh doanh trong nước và quốc tế đã dần hồi phục, các doanh nghiệp đã dần quay trở lại với hoạt động kinh doanh Tuy nhiên do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid19 trước đó hoạt động kinh doanh chưa thể khôi phục trở lại như trước khi dịch bệnh bùng phát khiến cho thu nhập của người dân giảm sút phải cắt giảm chỉ tiêu, kinh doanh cầm chừng Trước tình hình đó thời gian qua, đặc biệt là năm 2023 NHNN đã thực hiện 4 lần điều chỉnh lãi suất nhờ đó lãi suất cho vay cũng đã hạ nhiệt hơn so với cuối năm 2022, các doanh nghiệp và người dân cũng dễ tiếp cận với nguồn vốn vay phục vụ sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và gia đình Nên nhìn chung dư nợ cho vay thời gian của chi nhánh nói chung và dư nợ cho vay KHCN của chỉ nhánh vẫn có sự tăng trưởng về quy mô, tốc độ tăng trưởng có giảm nhưng vẫn ở mức khá, cụ thể như số liệu trong Hình 2.4

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 m=—— Dư nợ cho vay KHCN Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN

Hình 2.4: Dư nợ cho vay KHCN của Vietcombank Bắc Giang 2021-2023

Nguôn: Vietcombank Bắc Giang, 2021-2023 Qua số liệu trong Hình 2.4 cho thấy, dư nợ cho vay KHCN năm 2021 tang mạnh với tốc độ tăng 38,77% so với năm trước, đạt 4.517 tỷ đồng là nhờ những chiến lược thực hiện đúng đắn của Chi nhánh Sang đến năm 2022 kinh tế đã có sự hồi phục nên dư nợ cho vay vẫn có xu hướng tăng và đạt 6.102 tỷ đồng Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng so với năm 2021 có sự giảm nhẹ xuống mức 35,09% Năm 2023 quy mô dư nợ cho vay KHCN tiếp tục tăng với tốc độ khá vào khoảng 24,55% và đạt 7.600 tỷ đồng

Xét về tỷ trọng, dư nợ cho vay KHCN tại chỉ nhánh Bắc Giang có biến động tăng phủ hợp với định hướng phát triển của Trụ sở, cụ thé:

Nhìn vào số liệu trên bảng 2.10 cho thấy dư nợ cho vay KHCN tại chỉ nhánh năm 2021 chỉ đạt 42,5%; sang năm 2022 tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN của chi nhánh Bắc Giang tiếp tục tăng và đạt 44,88%; năm 2023 tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN đạt 46% trên tong dư nợ của toàn chỉ nhánh Có được kết quả này là nhờ chi nhánh đã có những chính sách đây mạnh cho vay KHCN như giảm lãi suất cho vay KHCN ở các kỳ hạn đối với những khoản vay mới trong năm 2023 Đồng thời chỉ nhánh cũng đã triển khai nhiều sản phâm cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng như cho vay mua nhà ở xã hội hoặc dự án, cho vay sửa chữa nhà, hay cho vay mua đất, cho vay mua ô tô Hay đối với cá nhân kinh doanh, chỉ nhánh cũng đã triển khai nhiều sản phâm cho vay như an tâm kinh doanh, cho vay đầu tư kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ, đầu tư trang trại hay kinh doanh phát lộc

Bảng 2.10: Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN tại Vietcombank Bắc Giang

Dvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023

Dư nợ cho vay KHCN 4.517 6.102 7.600

Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN 42,50% 44,88% 46,00%

*Cơ cầu dư nợ cho vay KHCN

Bảng 2.11: Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN tại Vieteombank Bắc Giang Đvt: tỷ đồng

Chúa Giá trị |[C—32L % Giá trị [Mỹ % Giá trị [2m %

Cho vay tiêu dùng 112 | 2,49 179 | 2,94 | 215 | 2,98 khac

Nguồn: Vietcombank Bắc Giang, 2021-2023 Xét về cơ cấu, dư nợ cho vay KHCN chủ yếu tập trung vào các khoản vay ngắn hạn với tỷ trọng trên 75% tổng dư nợ KHCN, các khoản vay trung và dài han chỉ chiém khoang 24,16% và có xu hướng giảm Do các khoản vay trung và dai hạn phần lớn là những khoản vay mua bất động sản (BĐS) của cá nhân bao gồm nhà ở xã hội, nhà ở dự án, quyền sử dụng đất và một phần phục vụ nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng trong năm 2022 và đặc biệt là năm

2023 thị trường BĐS khá trầm lắng, nhiều nhà đầu tư lo ngại BĐS chững giá, thậm chí là sụt giảm trong thời gian tới nên hạn chế đầu tư

Xét về cơ cầu dư nợ theo tải sản đảm bảo cho thấy, chi nhánh vẫn thận trọng trong việc cho vay không có tài sản đảm bảo nên tỷ trọng cho vay KHCN không có tài sản đảm bảo ở mức thấp chưa đến 5% để đảm bảo an toàn cho đồng vốn vay

Xét về cơ cầu dư nợ theo sản phẩm cho vay, cho thấy sản phâm chủ đạo và có dư nợ lớn nhất của chi nhánh là cho vay phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của cá nhân và hộ gia đình với tỷ trọng 70% Trong thời gian tới, chỉ nhánh sẽ tiếp tục tập trung vốn tín dụng để phát triển sản phẩm cho vay SXKD của chỉ nhánh nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của các hộ gia đình và cá nhân theo đúng định hướng phát triển của Trụ sở Dư nợ cho vay mua BĐS của chỉ nhánh thời gian qua cũng chiếm tỷ trọng khá lớn, khoảng 24% nhưng đang có xu hướng giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid19 nên nguồn thu nhập của người dân bị giảm sút, nhiều đơn hàng bị hủy khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn, không đảm bảo việc làm cho lao động nên nhiều người lao động không dám vay ngân hàng mua nhà vì không có khả năng chi trả Một nguyên nhân khác là do lo ngại rủi ro thị trường nên Ban lãnh đạo chi nhánh cũng chỉ đạo cán bộ tín dụng cần thận trọng với khoản vay mua BĐS phát sinh mới trong năm Nhận thấy nhu cầu vay vốn mua ô tô đi lại của người dân tăng cao nên thời gian qua chỉ nhánh cũng đã triển khai gói vay phục vụ phục vụ nhu cầu này của người dân tuy nhiên tỷ trọng dư nợ cho vay mua ô tô của chỉ nhánh vẫn ở mức thấp, chỉ khoảng 3% Do chỉ nhánh chưa có những giải pháp tìm kiếm khách hàng hay liên kết hợp tác với các đối tác dé phát triển sản phẩm này một cách phù hợp

Ngoài những sản phẩm đó, chỉ nhánh cũng có những sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng khác của người dân trên địa bàn thông qua những sản phẩm như cho vay tiêu dùng có/không có tài sản đảm bảo và cho vay cầm có giấy tờ có giá Nhưng dư nợ của nhóm sản phẩm vay tiêu dùng này khá thấp, chỉ khoảng 2,98%

* Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cho vay KHCN

Thời gian qua, Ban lãnh đạo Chi nhánh luôn chỉ đạo sát sao các bộ phận phải chủ động kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng nhằm đảm bảo chất lượng cho vay, ngăn ngừa rủi ro và tôn thất phat sinh trong cho vay KHCN Nhờ đó mà những năm qua mặc dù doanh số cho vay và dư nợ cho vay KHCN có sự tăng trưởng cả về quy mô lẫn ty trọng nhưng tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn vẫn nằm trong mức kiểm soát, đảm bảo dưới 1% như Bảng 2.12 Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cho vay KHCN tại Vietcombank Bắc

Chỉ tiêu Dvt Nam 2021 | Nam 2022 | Nam 2023

No qua han cho vay KHCN Tý đồng 21,05 29,87 20,65

Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,47 0,49 0,27

Nợ xâu cho vay KHCN Tỷ đông 15,45 21,16 14,45

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 mm Số lượng KHCN mm Số lượng KHCN vay vốn ———Tốc độ tăng trưởng KHCN vay vốn

Hình 2.5: Tình hình khách hàng vay vốn của Vietcombank Bắc Giang

Bối cảnh đề xuất khuyến nghị 222222+22222222ccccrz 55 1 Dự báo môi trường kinh doanh của ngành ngân hàng 55 2 Chiến lược kinh doanh trung hạn của Ngân hàng Thương mại cô phần Ngoại Thương Việt Nam — Chi nhánh Bắc Giang . 222222222zzzccccee 56 3.2 Các khuyến nghị đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam — Chi nhánh Bắc Giang 2-222222221112222227211E 2 2 ceeerree 57 3.2.1 Hoàn thiện kế hoạch cho vay khách hàng cá nhân

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân sự nói chung và nhân sự cho vay khách hàng cá nhân 22 2 5z+s55+2 59 3.2.3 Tăng cường hoạt động truyền thông và marketing nhằm thu hút khách hàng cá nhân vay vốn tại Chi nhánh 222222222222+2227211122227211EE-e-E-ee 60 3.2.4 Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng cá nhân - ¿5222222123221 2121212121212121212121211111112111111111111111111.111 1.1.1.1 TceE 62 3.3 Các kiến nghị về điều kiện thực hiện cc-2+2222222E2+222222EEEEc.-rrEe 64 3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước -222c2++2222222E2222222E.eexcer 64 3.3.2 Kiến nghị với Vieteombank -2 22222222222222711121272277111 222 crree 64 4108080)

Thực trạng hiện nay tại Vietcombank CN Bắc Giang, có khá nhiều các cán bộ tuyên mới và họ đều là các cán bộ tín dụng phụ trách mảng bán lẻ (bao gồm: cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ và vừa), các cán bộ này đa số là các sinh viên mới ra trường, hoặc có ít năm kinh nghiệm, mối quan hệ chưa có nhiều, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, trong khi số lượng chuyên viên cũ không đủ để kèm cặp hết tất cả mọi người dẫn đến sự thiếu hiệu quả và chuyên nghiệp trong công việc Như vậy, việc đào tạo các cán bộ ngân hàng là vô cùng quan trọng Sau đây là một số giải pháp chỉ nhánh cần hướng tới:

- Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, xây dựng tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học, giữ vững phẩm chất người cán bộ tín dụng: không vụ lợi, không lợi dụng khách hàng đề làm việc bất chính, trung thực, tận tình, có trách nhiém,

- Thường xuyên trau dồi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ Hoạt động của các khách hàng bán lẻ bao trùm mọi lĩnh vực kinh tẾ - xã hội, cán bộ tín dụng phải có am hiểu về hoạt động của khách hàng, quy định pháp luật liên quan, tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước thì mới tiến hành thẩm định và kiểm soát có hiệu quả Cụ thê là cán bộ tín dụng tìm hiểu thông tin một cách kỹ lưỡng về khách hàng trước, trong và sau quá trình cho vay; liên tục cập nhật thông tin thị trường, thông tin pháp luật, các quan điểm chỉ đạo của Nhà nước về phát triển KHCN để đưa ra các điều chỉnh kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho KHCN vay vốn

- Thường xuyên giáo dục đạo đức, phâm chất chính trị cho cán bộ tín dụng

- Tổ chức các khoá học đảo tạo nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng Đây là biện pháp hữu hiệu giúp nâng cao kiến thức cho cán bộ tín dụng về đặc điểm, thực tế hoạt động và xu hướng phát triển của khách hàng bán lẻ Từ đó giúp cán bộ tín dụng có cái nhìn chi tiết hơn bổ trợ cho nghiệp vụ của mình

- Tạo môi trường làm việc năng động, công bằng, chuyên nghiệp, các chính sách đãi ngộ hợp lý, vừa phát huy hết năng lực của nhân viên vừa tạo ra sự gắn bó lâu dài giữa nhân viên và ngân hàng Trong quá trình làm việc cần gắn trách nhiệm với quyền lợi, có chế độ thưởng phạt công bằng, hợp lý tạo động lực cho nhân viên làm việc có hiệu quả

3.2.3 Tăng cường hoạt động truyền thông và marketing nhằm thu hút khách hàng cá nhân vay vốn tại Chỉ nhánh

Xuất phát từ thực trạng các hoạt động truyền thông cho vay KHCN chưa được chú trọng, đặc biệt là quảng cáo trên youtube, quảng cáo trên Fanpage của chi nhánh Do đó các sản phẩm dịch vụ cho vay KHCN của Chi nhánh chưa được khách hàng biết đến nhiều

Do vậy, để phát triển, mở rộng hoạt động cho vay KHCN thì Chi nhánh cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới Hiện nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, khi trong địa bàn Tỉnh có 15 chỉ nhánh ngân hàng và tô chức tín dụng, các khách hàng hiện nay có khả năng tiếp cận thông tin ngân hàng ngày càng dễ dàng, do đó các ngân hàng phải chủ động tìm kiếm khách hàng mới thông qua các mối quan hệ bạn bè, người thân, đối tác Dựa vào các khách hàng hiện tại, Vietcombank CN Bắc Giang có thể khai thác thêm thông tin, nhờ KH giới thiệu cho một số bạn hàng, đối tác, người quen có uy tín Sau đó, dựa vào thông tin thu thập được như hỏi thông tin tín dụng, đánh giá KH tốt, Vietcombank CN Bắc Giang có thé dễ dàng tiếp cận KH hơn.

Căn cứ vào các sản phâm cho vay KHCN của Hội sở, Chi nhánh xây dựng kế hoạch tổng thể về một số sản phẩm kết hợp để làm việc với các đơn vị doanh nghiệp lớn, đỗ lương qua Vietcombank, thiết kế ngày hội bán hàng tại doanh nghiệp để có thê giới thiệu, chào bán các sản phẩm dịch vụ phù hợp thu hút CBNV trong doanh nghiệp trở thành KH của Chi nhánh thông qua các hoạt động như: mở tài khoản, mở thẻ, đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử, gửi tiết kiệm trực tuyến, cho vay tin chấp, cho vay thấu chi, cho vay mua nhà, mua sắm nội thất, Với các khách hàng có lượng cán bộ nhân viên lớn mà doanh nghiệp đô lương qua Vietcombank, Ngân hàng có thé bố trí cán bộ xuống doanh nghiệp vào giờ tan ca buổi trưa một số ngày trong tháng đề có thê hỗ trợ kịp thời cho người lao động trong quá trình sử dụng dịch vụ Vietcombank hoặc giải quyết nhu cầu vay vén,

Chi nhánh cần xây dựng được một chiến lược marketing hiệu quả nhằm gây dựng hình ảnh và thương hiệu mạnh trên thị trường với các nội dung sau:

- Đưa chiến lược marketing vào từng giai đoạn cụ thể, có thể được thực hiện định kỳ hoặc theo từng dòng sản phẩm, dịch vụ tín dụng dành cho KHCN Đồng thời, tiếp tục củng cố tô chức hoạt động marketing chuyên nghiệp từ hội sở chính tới chi nhánh

Tiến hành phân đoạn thị trường theo khách hàng, ngành nghề, địa bàn để có chính sách (sản phẩm, giá ) phù hợp, đảm bảo cho sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường ở cả hội sở chính và ở các chỉ nhánh Trên cơ sở đó, xây dựng hệ thống khách hàng mục tiêu và hệ thống khách hàng tiềm năng Khách hàng tiềm năng của Vietcombank có thể được tính toán dựa trên các số liệu thống kê và các phương pháp nghiên cứu thị trường Hệ thống khách hàng mục tiêu của Vietcombank bao gồm các đối tượng khách hàng có nhu cầu và sẵn sàng sử dụng sản phâm cho vay KHCN của Vietcombank

- Cần nâng cao tính chuyên nghiệp, tính hệ thống trong chiến lược marketing Vietcombank cũng cần kết hợp “tính toàn cầu hoá” trong chiến lược marketing với sự thích ứng với môi trường địa phương, đảm bảo khả năng thấu hiểu sản phâm dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ cho vay với mọi tầng lớp khách hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu đặc biệt của người tiêu dùng Vì thế, điều cần làm là thực hiện việc marketing bài bản và thể hiện khả năng hiểu người địa phương vượt trội.

- Nghiên cứu sử dụng các phương pháp marketing hiện đại, có thể sử dụng các công ty quảng cáo nước ngoài, công ty nước ngoài chuyên nghiệp trong xây dựng mối quan hệ công chúng; sử dụng hiệu quả kênh truyền thông hiện đại như Facebook, youtube và Fanpage để xây dựng và củng cố niềm tin của khách hàng vào những sản phẩm dịch vụ của Vietcombank đang cung cấp cho khách hàng, đặc biệt là dịch vụ cho vay KHCN bằng những đoạn clip hoặc video, phóng sự về quá trình đồng hành vay vốn của Vietcombank với khách hàng trong suốt quá trình phát triển của họ, giúp họ thoát nghèo, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống,

- Xây dựng một chương trình quan hệ công chúng (PR) đồng bộ, có tô chức và hiệu quả để đây mạnh hình ảnh Vietcombank đồng hành cùng sự phát triển của khách hàng trong giai đoạn dài, giúp cho công chúng, khách hàng hiểu rõ thêm về những ưu điểm của Vietcombank, tạo một hình ảnh thống nhất, một cái nhìn thân thiện với thương hiệu Vietcombank, đồng thời tạo lợi thế kinh doanh cho khối ngân hàng bán lẻ trước những khó khăn do tính khách quan tạo ra, đặc biệt là những sản phẩm dịch vụ tín dụng đành cho nhóm khách hàng này Để cho hoạt động này thực sự có hiệu quả, phải có sự nhất quán về thông điệp, đối tượng công chúng và khách hàng nhắm tới giữa các chương trình quan hệ công chúng (PR) và Marketing

3.2.4 Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Hiện nay công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của nhân viên tín dụng còn được thực hiện một cách đối phó và chất lượng chưa cao Chính vì vậy trong thời gian tới công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay cần được thực hiện chặt chẽ hơn, các thông tin kiêm tra không chỉ dựa vào những gì doanh nghiệp cung cấp mà ngân hàng cần phải chủ động tìm hiểu từ các nguồn thông tin khác Trước cho vay, Chi nhánh cần bố trí cán bộ thẩm định căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, năng lực của từng cán bộ Đồng thời cần có những chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ thâm định tín dụng Thâm định tín dụng dựa vào thông tin được cung cấp do đó cần tăng chất lượng thu thập thông tin nhằm tăng chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng nguồn tin cán bộ thẩm định nhận được từ khách hàng Việc thẩm định khách hàng cần thông qua phỏng vấn trực tiếp, xem xét các giấy tờ cá nhân, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các tổ chức tín dụng mà khách hàng đã từng quan hệ, sẽ giúp Ngân hàng xác định được phong cách làm việc, năng lực quản lý điều hành, mức độ trung thực, tính cách của khách hàng, Ngân hàng có thê lập ra một bản chỉ tiết các van đề hoặc câu hỏi cần tìm hiểu về khách hàng và đưa ra các phương án trả lời Sau đó đối chiếu với các câu trả lời của khách hàng Đây là cơ sở để cán bộ tín dụng đưa ra kết luận về tư cách khách hàng dễ dàng hơn và chủ động hơn trong việc giao tiếp với khách hàng, hướng khách hàng trả lời theo những câu hỏi của mình Do vậy, quyết định của Ngân hàng sẽ chính xác và thực tế hơn, tránh được tốn thất do thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng đến uy tín Sau khi cho vay cần thường xuyên giám sát khoản vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, gặp gỡ khách hàng, kiếm tra tại chỗ dé kịp thời nắm bắt tình hình khách hàng Trong trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cán bộ kịp thời nắm bắt và có biện pháp giảm dần dư nợ hoặc thu hồi nợ trước hạn kỊp thời

Thường xuyên rà soát danh mục khách hàng vay đầu tư vào các ngành nghề được cảnh báo tiềm ẩn rủi ro cao hơn trong từng thời kỳ, thắt chặt điều kiện cho vay và giảm dần dư nợ với những khách hàng có dấu hiệu kinh doanh kém hiệu quả, giảm doanh thu, tài chính gặp khó khăn Theo dõi báo cáo dấu hiệu rủi ro, báo cáo kiểm soát chất lượng tín dụng Hội sở gửi chi nhánh định kỳ hàng tháng, báo cáo tự kiểm tra tại Chỉ nhánh

Ngày đăng: 21/10/2024, 11:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  2.1:  Bộ  máy  tổ  chức  của  VietcomBank  Bắc  Giang  Nguôn:  Phòng  Hành  chính  nhân  sự  -  VietcomBank  Bắc  Giang,  2023 - Hoạt Động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang
nh 2.1: Bộ máy tổ chức của VietcomBank Bắc Giang Nguôn: Phòng Hành chính nhân sự - VietcomBank Bắc Giang, 2023 (Trang 28)
Hình  2.2:  Tình  hình  lợi  nhuận  kinh  doanh  và  tốc  độ  tăng  trưởng  lợi  nhuận - Hoạt Động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang
nh 2.2: Tình hình lợi nhuận kinh doanh và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận (Trang 29)
Hình  2.3:  Tình  hình  huy  động  vốn  và  tốc  độ  tăng  trưởng  lợi  nhuận  kinh  doanh - Hoạt Động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang
nh 2.3: Tình hình huy động vốn và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh (Trang 30)
Bảng  2.2:  Tình  hình  nợ  quá  hạn  và  nợ  xấu  của  VieteomBank  Bắc  Giang  giai - Hoạt Động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang
ng 2.2: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của VieteomBank Bắc Giang giai (Trang 32)
Bảng  2.3:  Tình  hình  nhân  sự  của  Vietcombank  Bắc  Giang  2021-2023 - Hoạt Động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang
ng 2.3: Tình hình nhân sự của Vietcombank Bắc Giang 2021-2023 (Trang 37)
Bảng  2.5:  Tình  hình  tập  huấn,  đào  tạo  trong  cho  vay  KHCN  của  Vietcombank - Hoạt Động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang
ng 2.5: Tình hình tập huấn, đào tạo trong cho vay KHCN của Vietcombank (Trang 46)
Bảng  2.6.  Các  hoạt  động  marketing  cho  vay  KHCN  tại  Vietcombank  Bắc - Hoạt Động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang
ng 2.6. Các hoạt động marketing cho vay KHCN tại Vietcombank Bắc (Trang 47)
Bảng  2.7:  Tình  hình  số  lượt  hồ  sơ  vay  vốn  KHCN  tại  Vietcombank  Bắc  Giang - Hoạt Động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang
ng 2.7: Tình hình số lượt hồ sơ vay vốn KHCN tại Vietcombank Bắc Giang (Trang 50)
Hình  2.4:  Dư  nợ  cho  vay  KHCN  của  Vietcombank  Bắc  Giang  2021-2023 - Hoạt Động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang
nh 2.4: Dư nợ cho vay KHCN của Vietcombank Bắc Giang 2021-2023 (Trang 53)
Bảng  2.10:  Tỷ  trọng  dư  nợ  cho  vay  KHCN  tại  Vietcombank  Bắc  Giang - Hoạt Động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang
ng 2.10: Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN tại Vietcombank Bắc Giang (Trang 54)
Hình  2.6:  Tình  hình  thu  nhập  cho  vay  KHCN  của  Vietcombank  Bắc  Giang - Hoạt Động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang
nh 2.6: Tình hình thu nhập cho vay KHCN của Vietcombank Bắc Giang (Trang 57)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w