1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật Việt Nam về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động mua bán hàng hóa
Tác giả Nguyễn Lê Kiều Duyên, Nguyễn Thị Thùy Liên, Nguyễn Cao Trà My, Nguyễn Đặng Quỳnh Như, Trần Nhật Uyên
Người hướng dẫn PGS.TS Ngô Hữu Phước
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 111,13 KB

Nội dung

Nhóm tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Pháp luật Việt Nam về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động mua bán hàng hóa” nhằm mục đích đề xuất các giải pháp để cải thiện hiệu quả thực hiệ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

✻ ✻ ✻ ✻ ✻

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Ngô Hữu Phước

Nhóm thực hiện:

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây thương mại điện tử Việt Nam đã có bước chuyển biến khá mạnh

mẽ Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới (tính đến tháng 12/2023, theo Statista) Có khoảng 61 triệu người dân tham gia mua sắm qua thương mại điện tử, đưa giá trị mua sắm trung bình của mỗi người dân đạt 300 USD/người/năm Việc đầu tư về hạ tầng công nghệ, hành lang pháp lý, cũng như nhận thức của các doanh nghiệp về ứng dụng thương mại điện tử được nâng cao rõ rệt Theo số liệu của báo Công Thương, năm 2022, hoạt động thương mại điện tử trở thành điểm nhấn nổi bật và đặc biệt trong bức họa thương mại của Việt Nam Ngành thương mại điện tử ở nước ta có tốc độ tăng trưởng xấp xỉ khoảng 20% (Thứ 5 thế giới), quy mô thị trường thương mại điện tử (tính riêng ngành bán lẻ) đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước (theo số liệu của bộ Công Thương) Thương mại điện tử tiếp tục là phương thức mua bán hiện đại được doanh nghiệp và người tiêu dùng lựa chọn; đồng thời, là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, năm 2023 quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 20,5 tỷ USD, tăng khoảng 4 tỷ USD (tương đương 25%) so với năm 2022

Hiện nay, thương mại điện tử tại Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ với tốc

độ phi mã, len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống hàng ngày của con người Việc mua bán hàng hóa trên các nền tảng thương mại điện tử không chỉ phổ biến mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, tạo ra cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào các sàn lớn như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, với Shopee chiếm gần 73% thị phần Người tiêu dùng thường mua sắm qua điện thoại và ưa chuộng các sản phẩm có giá tốt, khuyến mãi hấp dẫn và thanh toán trực tuyến Nổi bật là, trong giai đoạn đại dịch Covid-19 càng thúc đẩy sự bùng nổ của thương mại điện tử khi mà mọi người ngày càng hạn chế di chuyển và ưa chuộng mua sắm trực tuyến Ngoài ra, thương mại điện tử còn giúp nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã gặt hái thành công, gia tăng nguồn thu nhập ổn định, chống chọi qua thời kỳ đại dịch đầy khó khăn Hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đang có tiềm năng phát triển lớn và đã đóng góp tích cực vào nền kinh tế - xã hội

Tuy có tiềm năng lớn, hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức như hàng giả, hàng nhái, hàng lậu; hạ tầng logistics chưa đáp ứng nổi nhu cầu giao hàng ngày càng tăng; thanh toán vẫn còn thấp; và thiếu hụt nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực thương mại điện tử Bên cạnh đó, thương mại điện tử cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là quản lý thuế thu nhập cá nhân Chẳng hạn như, sàn thương mại điện tử không cung cấp đầy đủ thông tin về người bán, gây khó khăn cho việc xác định danh tính, địa chỉ của người bán hàng; nhiều hình thức thanh toán mới và hoạt động đa dạng trên sàn thương mại điện tử dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng chính sách thuế phù hợp; nguồn thu và căn cứ tính thuế cũng là một vấn đề khó khăn do nhiều người bán hàng trên sàn thương mại điện tử khai báo doanh thu thấp hơn so với thực tế; hay cung cách thu thuế không hiệu quả, nhiều người bán hàng không có ý thức nộp thuế đầy đủ

và đúng hạn

Trang 3

Mặc dù hệ thống pháp luật về giao dịch điện tử, thuế đối với hoạt động thương mại điện tử đã được ban hành đầy đủ, đồng bộ, nhưng thực tế triển khai còn nhiều hạn chế Khó khăn trong quản lý thuế thu nhập cá nhân trên sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đang là vấn đề phức tạp và gặp nhiều thách thức Nhận thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề nên

chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Pháp luật Việt Nam về thuế thu nhập cá nhân

trong hoạt động mua bán hàng hóa” Qua đây, chúng tôi hy vọng có thể đóng góp một phần

nhỏ công sức vào việc đề xuất một số giải pháp xây dựng hệ thống thuế công bằng, minh bạch, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế, gia tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, phục vụ cho công tác phát triển kinh tế - xã hội cũng như hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Phạm Nữ Mai Anh (2019), “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt

Nam”, Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Học viện Tài chính Công trình

nghiên cứu này nêu lên tổng quan về sàn thương mại điện tử, pháp luật Việt Nam đối với việc thu thuế khi tham gia hoạt động thương mại điện tử, nhân tố ảnh hưởng, Cuối cùng tác giả đưa ra các kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp để hoàn thiện pháp luật Việt Nam

Khương Thị Quỳnh Hương (2023), “Quản lý thuế qua sàn giao dịch thương mại điện tử

-Pháp luật và thực tiễn, Tạp chí Kinh tế và phát triển”, Số 318 Bài viết này tác giả đã nêu

tổng quan về sàn giao dịch thương mại điện tử, quy định pháp luật của Việt Nam về quản lý thuế qua sàn thương mại điện tử Bên cạnh đó thì bài nghiên cứu cũng đưa ra thực trạng, vấn

đề cần giải quyết và đưa ra các giải pháp

Lê Thị Thùy Linh (2018), “Quản lý thuế đối với thương mại điện tử tại Việt Nam: Thực

trạng và giải pháp”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 2 (677) Trong công trình này tác giả đã nêu ra

thực trạng của việc hoạt động thương mại điện tử và những khó khăn tìm ra giải pháp trong việc quản lý thuế của các cá nhân khi tham gia hoạt động thương mại điện tử Ngoài ra, bài nghiên cứu đã đưa ra các đề xuất, kiến nghị để khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả đối với hoạt động quản lý thuế thương mại điện tử,

Nguyễn Thị Thanh Huyền (2023), “Về quản lý thuế thương mại điện tử ở Việt Nam hiện

nay”, Tạp chí Tài chính, kỳ 1, số tháng 7 Trong công trình này, tác giả cung cấp một cái

nhìn toàn diện về thực trạng hoạt động quản lý thuế thương mại điện tử ở Việt Nam, xác định một số khó khăn và thách thức phổ biến trong công tác quản lý thuế Đồng thời, bài nghiên cứu đã đưa ra những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình quản lý thuế nhằm định hướng xây dựng một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế và góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Lê Văn Minh, Nguyễn Sỹ Huy, Phùng Thu Phương (2022), “Hoàn thiện pháp luật về quản

lý thuế đối với sàn giao dịch thương mại điện tử”, Tạp chí Kiểm sát, Số 17 Trong công trình

này, tác giả tập trung phân tích hàng loạt các khó khăn, bất cập trong hoạt động quản lý thuế đối với sàn giao dịch thương mại điện tử xuất phát từ những quy định pháp luật còn nhiều điểm hạn chế, chưa thực sự rõ ràng Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung

Trang 4

chi tiết các điều luật về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử

Trần Thị Quyên (2023), “Giải pháp chống thất thu thuế đối với kinh doanh thương mại điện

tử”, Tạp chí Công Thương, Số 8 Trong công trình này, tác giả đã đưa ra những phân tích

cùng với rất nhiều số liệu, thống kê để cung cấp cho độc giả một cái nhìn khái quát nhất về bức tranh thực trạng thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam Đồng thời, tác giả đã xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để từ đó, đề xuất các giải pháp chống thất thu thuế hiệu quả cho hoạt động thương mại điện tử

Nguyễn Thị Kim Ngọc, Huỳnh Thị Kim Hà (2015), “Quản lý thuế trong thương mại điện tử

tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà nẵng, Số 12(97), quyển 2.

Bằng cách tổng hợp các số liệu, thống kê và biểu đồ, bài viết nêu rõ khung pháp lý riêng xây dựng cho hoạt động thương mại điện tử và các hình thức kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử và mức độ phổ biến của chúng Bên cạnh đó, tác giả đã trình bày bức tranh thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam

Tôn Nữ Phước Duyên (2022), “Pháp luật về thuế đối với hoạt động mua bán, cung cấp hàng

hóa trên sàn giao dịch thương mại điện tử đối với doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Ngãi”, Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Luật Kinh tế, trường Đại

học Luật, Đại học Huế Trong công trình này, tác giả đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về thuế đối với hoạt động mua bán, cung cấp hàng hóa trên sàn giao dịch thương mại điện tử tại Quảng Ngãi, từ đó, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những vấn đề này Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những đề xuất thiết thực nhằm hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao hiệu quả quản lý thuế và đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch

Nguyễn Trung Dương, Lê Nhật Hồng (2019), “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại

điện tử - Thực trạng và một số kiến nghị”, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn, số 40 Trong bài

viết này, tác giả đã phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử; thực trạng áp dụng pháp luật thuế đối với hoạt động thương mại điện tử và kinh nghiệm kiểm soát, quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử từ một số quốc gia trên thế giới Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện hiệu quả pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam

Giảng Thị Thu Huyền (2024), “Solutions to Prevent Tax Loss from E-commerce Activities in

Vietnam”, Central Asian Journal of Innovations on Tourism Management and Finance,

Vol.5, No.2 Bài viết này tập trung vào các biện pháp chống thất thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam Bài viết xác định những thách thức mà cơ quan thuế phải đối mặt, chẳng hạn như khó khăn trong việc giám sát các giao dịch Các biện pháp được đề xuất bao gồm nâng cao nhận thức và giáo dục, đơn giản hóa các quy định về thuế, tăng cường giám sát và thực thi pháp luật thuế, thúc đẩy hợp tác quốc tế và khuyến khích các hệ thống thanh toán kỹ thuật số

Trần Trung Kiên (2022), “Quản lý thuế đối với thương mại điện tử: góc nhìn từ lý thuyết và

bài học kinh nghiệm quốc tế”, tài liệu nghiên cứu và học tập lưu hành nội bộ của trường Đại

Trang 5

học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Bài viết hướng đến thiết lập cơ sở lý luận và đúc kết kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển về quản lý thuế đối với thương mại điện tử Kết hợp cùng phân tích tình hình thực tiễn tại Việt Nam, tác giả đề xuất các khuyến nghị phù hợp nhằm kiểm soát, quản lý và khai thác nguồn thu từ thuế hiệu quả hơn trong bối cảnh nền kinh

tế số

2.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Aizhen Li (2018), “Research on Tax Collection and Management System of E-Commerce”,

Scientific Research Publishing, Vol.8, No.11 Bài viết chỉ ra những thách thức mà thương mại điện tử đặt ra đối với hệ thống thuế hiện hành của Trung Quốc và kết hợp phân tích chính sách thuế thương mại điện tử của một số quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc quản lý thuế thương mại điện tử như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, OECD và Liên Hợp Quốc Từ

đó, tác giả đưa ra một số đề xuất để thiết lập hệ thống thuế thương mại điện tử hiệu quả ở Trung Quốc

Hartanto, S (2020), “Addressing the tax challenges of e-commerce transactions”,

International Journal of Financial, Accounting, and Management, Vol.2, No.1 Mục đích của nghiên cứu là khám phá và phân tích hệ thống thuế thương mại điện tử tại Indonesia, tập trung vào việc điều tra các yếu tố có thể hỗ trợ và những thách thức đối diện trong quá trình thực hiện chính sách thuế này Nghiên cứu xem xét cách mà các chính sách thuế hiện hành tại Indonesia ảnh hưởng đến hoạt động thương mại điện tử và sự phát triển của nền kinh tế

số Ngoài ra, nó cũng phân tích các khía cạnh pháp lý, kinh tế và công nghệ liên quan đến việc áp dụng thuế trong môi trường thương mại điện tử của quốc gia này

Mwencha Peter Misiani (2019), “Taxation of electronic commerce - a commentary”,

Financing for Development, Vol.1, No.1 Bài báo phân tích những thách thức mà sự phát triển của thương mại điện tử mang lại và đề xuất các biện pháp để phát triển thương mại điện

tử với các quy định thuế phù hợp Bài nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị chính sách quan trọng nhằm hỗ trợ việc thiết lập một khung pháp lý vững chắc cho thuế thương mại điện tử Những đề xuất này sẽ giúp các cơ quan quản lý thuế đáp ứng một cách hiệu quả và phù hợp với các thách thức của thương mại điện tử

Josep M Argilés-Bosch, Antonio Somoza, Diego Ravenda, Josep García-Blandón (2020),

“An empirical examination of the influence of e-commerce on tax avoidance in Europe”,

ScienceDirect, Vol 41 Bài báo này báo cáo về một phân tích kinh nghiệm về tác động của thương mại điện tử đối với sự trốn thuế Sử dụng một mẫu các công ty mẹ châu u trong ngành thương mại bán lẻ từ 22 quốc gia khác nhau, chúng tôi tìm thấy bằng chứng kinh nghiệm cho thấy rằng các công ty thương mại điện tử có mức độ trốn thuế cao đáng kể hơn

so với các công ty truyền thống Tuy nhiên, trong khi đó, các công ty truyền thống cũng đã ngày càng tìm cách trốn thuế nhiều hơn qua các giai đoạn nghiên cứu, làm thu hẹp khoảng cách giữa hai loại công ty này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 6

Nhóm tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Pháp luật Việt Nam về thuế thu nhập cá nhân

trong hoạt động mua bán hàng hóa” nhằm mục đích đề xuất các giải pháp để cải thiện hiệu

quả thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử một cách công bằng và phù hợp với thực tiễn, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững cho Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Về nhiệm vụ nghiên cứu, nhóm tác giả đề ra bốn nhiệm vụ nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đã đề cập, cụ thể:

Một là, nghiên cứu tổng quan về thuế thu nhập cá nhân và sàn thương mại điện tử

Hai là, phân tích thực trạng pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử ở Việt Nam

Ba là, phân tích và đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động mua bán trên sàn thương mại điện tử ở Việt Nam

Bốn là, đưa ra các đề xuất, giải pháp để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực hiện hiệu quả công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động mua bán trên sàn thương mại điện tử ở Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động mua bán hàng hoá trên sàn thương mại điện tử tại Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tổng quan về thuế thu nhập cá nhân, thực

trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật, các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử tại Việt Nam

Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu từ thời điểm ngày 01/07/2013 (đây là thời

điểm Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử bắt đầu có hiệu lực) đến tháng 7/2024

Phạm vi không gian: Các vấn đề mà đề tài nghiên cứu nằm trong phạm vi địa bàn cả nước

Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý khác nhau Trong đó, phương pháp phân tích được sử dụng là phương pháp chủ đạo, làm nền tảng nhằm phân tích các quy định về cách quản lý, cách tính thuế, xử

lý vi phạm, và thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam trong việc thu thuế thu nhập cá nhân

Trang 7

khi mua bán hàng hoá trên sàn thương mại điện tử, Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác cụ thể như:

Phương pháp thu thập số liệu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu và kết quả nghiên cứu có sẵn từ các nguồn khác nhau để trình bày phần tổng quan về thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử ở Việt Nam

Phương pháp tổng hợp: Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp này nhằm tổng kết các vấn đề

về thuế thu nhập cá nhân trong mua bán hàng hoá trên sàn thương mại điện tử ở Việt Nam đã phân tích, đưa ra kết luận và các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động mua bán hàng hoá trên sàn thương mại điện tử

6 Câu hỏi, giả thuyết, lý thuyết nghiên cứu, dự kiến kết quả nghiên cứu

6.1 Câu hỏi nghiên cứu

6.1.1 Câu hỏi tổng quát

Nhằm hướng đến mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả đặt ra câu hỏi tổng quát như sau: Hệ thống pháp luật Việt Nam và quy trình quản lý thuế cần phải thay đổi như thế nào để nâng cao khả năng thực hiện pháp luật và tính hiệu quả trong việc quản lý thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử?

6.1.2 Câu hỏi cụ thể

Trên cơ sở phát triển mục tiêu nghiên cứu, đạt được những mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả đặt ra những câu hỏi cụ thể như sau:

Câu hỏi số 1: Cơ sở lý luận của thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử ở Việt Nam là gì?

Câu hỏi số 2: Những bất cập nào còn tồn đọng trong quy định về thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử?

Câu hỏi số 3: Việc quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào và gặp những thách thức gì? Câu hỏi số 4: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập

cá nhân đối với hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử?

Câu hỏi số 5: Những kiến nghị và giải pháp nào sẽ được áp dụng để hoàn thiện hệ thống pháp luật và giải quyết những thực trạng thất thu thuế của nhà nước?

6.2 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu của đề tài là những nhận định của nhóm tác giả về tình trạng hiện tại của hệ thống thuế thu nhập cá nhân đối với thương mại điện tử ở Việt Nam đang còn nhiều lỗ hổng Trong quá trình nghiên cứu, các giả thuyết này sẽ được phân tích và đánh giá chi tiết

để đưa ra những kết luận có tính thuyết phục và khoa học hơn

6.3 Dự kiến kết quả nghiên cứu

Trang 8

Bài nghiên cứu dự kiến sẽ cung cấp những khái niệm, thông tin chính xác, cụ thể về các vấn

đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Chỉ ra các nhân tố làm tác động đến việc thu thuế thu nhập

cá nhân Đồng thời, đưa ra đề xuất chính sách để cải thiện hệ thống thu thuế và giải pháp nâng cao công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử tại Việt Nam để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả

Thông qua phương pháp thu thập số liệu và phương pháp tổng hợp mà nhóm tác giả sử dụng, bài nghiên cứu dự kiến sẽ mô tả bức tranh về thực tiễn quản lý thuế thu nhập cá nhân trên sàn thương mại điện tử còn nhiều bất cập và thách thức của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay một cách khái quát nhất

7 Điểm mới của đề tài

Thứ nhất, đề tài đã chỉ ra được các yếu tố mới gây khó khăn cho công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động mua bán trên sàn thương mại điện tử ở Việt Nam

Thứ hai, đề tài đưa ra các đề xuất và giải pháp mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam nhằm nâng cao công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử hiện nay và trong tương lai

8 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn đề tài

8.1 Ý nghĩa lý luận

Nghiên cứu đã làm rõ các khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế thu nhập cá nhân cũng như các nguyên tắc, quy định về pháp luật thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Bên cạnh đó, đề tài cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức đang tồn tại trong thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên sàn thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở ấy, đề tài đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật và giải pháp giúp nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử của Việt Nam

8.2 Ý nghĩa thực tiễn

Những kiến thức, thông tin mà tác giả trình bày trong công trình có thể bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu Đồng thời, các cá nhân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý thuế khi tham gia hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân trên sàn thương mại điện tử có thể xem xét áp dụng những kiến nghị, giải pháp được đề cập trong bài nghiên cứu vào thực tiễn

9 Cơ cấu đề tài

Chương 1: TỔNG QUAN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1 Khái quát về thuế thu nhập cá nhân

Trang 9

1.1.1 Khái niệm thuế thu nhập cá nhân

1.1.2 Đặc điểm thuế thu nhập cá nhân

1.1.3 Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân

1.1.4 Vai trò của thuế thu nhập cá nhân

1.2 Khái quát về sàn thương mại điện tử

1.2.1 Khái niệm sàn thương mại điện tử

1.2.2 Đặc điểm của sàn thương mại điện tử

1.2.3 Phân loại sàn thương mại điện tử

1.2.4 Sự hình thành và phát triển của sàn thương mại điện tử

1.2.5 Vai trò của sàn thương mại điện tử

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

2.1 Quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử ở Việt Nam

2.1.1 Nguyên tắc quản lý thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

2.1.2 Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

2.1.3 Cách thức tính thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

2.1.4 Các biện pháp quản lý thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

2.1.5 Các hành vi bị nghiêm cấm trong pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

2.1.6 Xử lý vi phạm trong việc nộp thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử ở Việt Nam

Trang 10

2.3 Các nhân tố tác động đến việc thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử ở Việt Nam

2.4 Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động mua bán trên sàn thương mại điện tử ở Việt Nam

2.4.1 Hiệu quả của việc thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

2.4.2 Những bất cập của việc thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

3.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

3.2.1 Đối với cơ quan quản lý thuế

3.2.2 Đối với người nộp thuế

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN CHUNG

Ngày đăng: 21/10/2024, 06:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w