Sự cần thiết của một quy định về bảo hộ, thiết kế, bố trí mạch tích hợp bán dẫn: Những quy trình tạo ra thiết kế bố trí mạch tích hợp nếu xét về mặt kinh tế và kỹ thuật, có các đặc điểm
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 45 : Quy định về bảo hộ, thiết kế, bố trí mạch tích hợp bán
dẫn của liên minh Châu Âu Nội dung
I Giới thiệu mở đầu 2
1 Giới thiệu về mạch tích hợp bán dẫn 2
2 Quy trình thiết kế……… 3
3 Sự cần thiết của một quy định về bảo hộ, thiết kế, bố trí mạch tích hợp bán dẫn……… …… …3
II Nội dung chính và các quy định về bảo hộ, thiết kế và bố trí mạch tích hợp bán dẫn của liên minh Châu Âu 4
1 Nội dung chính ……… 4
2 Các điểm cần lưu ý về quy định 5
III Đánh giá tác động của các quy định đến thế giới và Việt Nam 9
1 Tác động đến thế giới 9
2 Tác động đến Việt Nam 10
IV Kết luận 13
V Tài liệu tham khảo 13
Trang 2I Giới thiệu mở đầu:
1 Giới thiệu về mạch tích hợp bán dẫn:
+) Định nghĩa:
Mạch tích hợp bán dẫn - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi
cụm từ Integrated circuit
"M ạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm
hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần
tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi
điện tử." (Theo Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2013)
Mạch tích hợp (IC), còn được gọi là vi điện tử, vi mạch hoặc chip
lắp ráp vào các link kiện điện tử tạo thành một sản phẩm Trong
đó bao gồm những các thiết bị hoạt động thu nhỏ và các thiết bị thụ động Chúng được liên kết với nhau trên một chất nền mỏng của vật liệu bán dẫn
Mạch tích hợp thường là một khối nhỏ, có thể chỉ vài cm
vuông hay cũng có thể là vài mm vuông Các thành phần riêng lẻ trong mạch tích hợp thậm chí còn có kích thước siêu nhỏ
(Theo Encyclopædia Britannica)
+) Công nghệ:
Công nghệ thiết kế mạch tích hợp bán dẫn (IC) đang tiến bước vượt qua giới hạn của vi mạch silicon truyền thống 1 Phân loại IC theo tích hợp:
o LSI (Large Scale Integrated): Chứa hàng ngàn linh kiện bán dẫn, bao gồm CPU, GPU, ROM, RAM, chipset, và microcontroller
o VLSI (Very Large Scale Integrated): Đạt trên 1 triệu transistor, là
cơ sở cho các chip CMOS của máy tính hiện đại
o ULSI (Ultra-Large-Scale Integrated): Dự định cho mạch trên 1 triệu transistor1
+) Vật liệu:
Vật liệu bán dẫn (semiconductor) là một loại vật liệu có khả năng dẫn điện ở mức trung bình giữa chất dẫn điện tốt (như kim
Trang 3loại) và chất cách điện (như gốm hoặc nhựa) Các loại vật liệu bán dẫn phổ biến bao gồm:
1 Germani (Ge): Germani là một loại vật liệu bán dẫn được biết đến và sử dụng đầu tiên trên thế giới Tuy nhiên, hiện nay nó
đã không còn phổ biến bằng Silic do tính nhạy nhiệt đáng chú ý
2 Silic (Si): Silic là vật liệu bán dẫn được sử dụng rộng rãi nhất Nó có chi phí nguyên liệu thấp và quá trình xử lý đơn giản Silic có khả năng chịu nhiệt độ cao và ứng dụng đa dạng trong ngành điện tử
3 Các hợp chất khác: Ngoài Silic và Germani, còn có các hợp chất bán dẫn khác như gallium arsenide (GaAs) và cadmium selenide (CdSe) Chúng được sử dụng trong các ứng dụng như laser bán dẫn và cảm biến
2 Quy trình thiết kế:
Thiết kế bố trí mạch tích hợp được tạo ra theo quy trình cơ bản sau đây:
- Bước thứ nhất, xác định các thông số kỹ thuật để xác định chức năng, đặc tính hoạt động;
- Bước thứ hai, thiết kế hệ thống là xác định để chia nhóm chức năng và xác lập mối quan hệ hữu cơ có ích giữa các nhóm;
- Bước thứ ba, thiết kế logic là xác định mối liên hệ giữa các mạch
cơ sở và cổng logic;
- Bước thứ tư, thiết kế mạch điện là việc sắp xếp các transitor và các phần tử có chức năng truyền dẫn điện;
- Bước thứ năm, thiết kế bố trí hình học là việc cố định các phần
từ bố trí trong các lớp
3 Sự cần thiết của một quy định về bảo hộ, thiết kế, bố trí mạch tích hợp bán dẫn:
Những quy trình tạo ra thiết kế bố trí mạch tích hợp nếu xét về mặt kinh tế và kỹ thuật, có các đặc điểm sau đây:
+ Xét về mặt kỹ thuật: Việc tạo ra những mạch tích hợp là một
hệ thống của các nhóm chức năng và dụng ích của các nhóm chức năng đó trong thiết kế bố trí mạch tích hợp phù hợp về hình khối nhưng lại thực hiện được những chức năng điện tử phức tạp
Trang 4và có những ưu điểm vượt trội so với những mạch đã và đang được sử dụng trong phạm vi toàn cầu là sự cần thiết trong việc góp phần phát triển khoa học, công nghệ phục vụ mục đích hòa bình của nhân loại Một thành tựu của khoa học, công nghệ đạt được ở bất kỳ quốc gia nào thì đều có sự ảnh hưởng nhất định đến những tư duy khoa học và triển khai công nghệ không chỉ trong phạm vi quốc gia đó, mà thành quả của việc ứng dụng khoa học công nghệ mới luôn luôn tạo ra sự biến đổi nhất định trong quan hệ không chỉ về lĩnh vực khoa học, công nghệ giữa các quốc gia và khu vực
+ Xét về mặt kinh tế: Những thiết kế bố trí mạch tích hợp càng
gọn nhẹ, phù hợp với sự phức tạp nhưng tiện lợi tối ưu khi có được sử dụng sẽ mang lại những lợi ích về kinh tế không những cho các nhà sản xuất mà còn mang lại những dụng ích tối đa cho người tiêu dùng như giảm được lượng vật liệu để chế tạo, giảm chi phí vận chuyển, bảo quản, giảm không gian lắp đặt Đối với việc bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp, Hiệp định TRIPS đòi hỏi các nước thành viên phải quy định bảo hộ trên cơ sở Hiệp ước Washington về quyền sở hữu trí tuệ đối với các mạch tích hợp là Hiệp ước để ngỏ để các nước ký vào ngày 26/5/1989 tại
Washington (hiện nay chưa có hiệu lực thi hành), đồng thời với các quy định bổ sung khác (Hiệp ước trên viết tắt là IPIC)
II Nội dung chính và các quy định về bảo hộ, thiết
kế mạch tích hợp bán dẫn của liên minh Châu
Âu (EU):
1 Nội dung chính:
Tại châu Âu, bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được quy định bởi các văn kiện pháp lý quốc tế và quốc gia Dưới đây là một số điểm chính:
a) Hiệp Ước Washington Về Sở Hữu Trí Tuệ Đối Với Mạch Tích Hợp (IPIC 1989):
o Được thông qua năm 1989, Hiệp ước này quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp
Trang 5o Mỗi quốc gia ký kết có nghĩa vụ bảo đảm quyền độc quyền về thiết
kế bố trí của mạch tích hợp trên toàn lãnh thổ của mình, bất kể mạch tích hợp đó có được đưa vào sản phẩm hay không
b) Thời hạn bảo hộ:
o Thời hạn bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp tối thiểu là 10 năm tính từ ngày nộp đơn hoặc từ ngày mạch tích hợp bán dẫn được khai thác thương mại đầu tiên trên thế giới
o Các quốc gia thành viên của WTO có nghĩa vụ đáp ứng các quy định về bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được áp dụng bởi Hiệp định TRIPS
c) Điều kiện bảo hộ:
o Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ khi vừa có tính nguyên gốc, vừa có tính thương mại
2 Các điểm cần lưu ý về quy định:
a) Điều kiện chung đối với thiết kế bố trí được bảo hộ
Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
+) Có tính nguyên gốc;
+) Có tính mới thương mại
b) Tính nguyên gốc của thiết kế bố trí
+) Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả;
- Chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó
+) Thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử, các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc nếu toàn bộ sự kết hợp đó
có tính nguyên gốc theo quy định tại khoản a) phần này
Trang 6
c) Tính mới thương mại của thiết kế bố trí
+) Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký
+) Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới
+) Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại quy định tại khoản b phần này là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết
kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn đó
d) Thiết kế bố trí bị mất tính thương mại khi nào?
Thiết kế bố trí bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới Thiết kế bố trí mạch tích hợp được khai thác nhằm mục đích thương mại như phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hóa chứa mạch tích hợp bán dẫn đó (khoản 3 Điều 71 Luật Sở hữu trí tuệ
e) Quyền đăng ký thiết kế bố trí
+) Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký thiết kế bố trí:
- Tác giả tạo ra thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác
+) Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư
để tạo ra thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền
Trang 7đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các
tổ chức, cá nhân đó đồng ý
+) Người có quyền đăng ký thiết kế bố trí có quyền chuyển giao
quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật,
kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký
f) Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế
bố trí:
+) Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn;
+) Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn
g) Hồ sơ đăng ký bảo hộ bao gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn bao gồm:
- 02 Tờ khai đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, đánh máy theo mẫu số: 02-TKBT Phụ lục A Thông tư
01/2007/TT-BKHCN;
- 04 bộ bản vẽ, ảnh chụp thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
- Thông tin về chức năng, cấu tạo của mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
- Mẫu mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí
h) Công bố đơn đăng ký thiết kế bố trí
Đơn đăng ký thiết kế bố trí được công bố dưới hình thức cho phép tra cứu trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp nhưng không được sao chép; đối với thông tin bí mật trong đơn thì chỉ có cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan trong quá trình thực hiện thủ tục hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc quá
Trang 8trình thực hiện thủ tục xử lý hành vi xâm phạm quyền mới được phép tra cứu
Các thông tin cơ bản về đơn đăng ký thiết kế bố trí và văn bằng bảo
hộ thiết kế bố trí được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ
i) Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Theo Điều 93 Luật SHTT, giấy chứng nhận về đăng ký thiết kế bố trí có hiệu lực bảo hộ từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số các ngày sau đây:
- Kết thúc 10 năm kể từ ngày nộp đơn;
- Kết thúc 10 năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng
ký hoặc là người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu ở bất kỳ nơi nào trên thế giới;
- Kết thúc 15 năm kể từ ngày tạo ra bản thiết kế bố trí
j) Sử dụng thiết kế bố trí là việc thực hiện các hành vi sau đây
+) Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết
kế bố trí được bảo hộ;
+) Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
+) Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ
k) Quyền tạm thời đối với thiết kế bố trí
+) Đối với thiết kế bố trí đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nếu người
có quyền đăng ký biết rằng thiết kế bố trí đó đang được người khác
sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đó có quyền thông
Trang 9báo bằng văn bản về quyền đăng ký của mình đối với thiết kế bố trí
đó cho người sử dụng để người đó chấm dứt việc sử dụng thiết kế
bố trí hoặc tiếp tục sử dụng
+) Trong trường hợp đã được thông báo mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng thiết kế bố trí thì khi Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được cấp, chủ sở hữu thiết kế
bố trí có quyền yêu cầu người đã sử dụng thiết kế bố trí phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng
l) Hành vi xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu thiết
kế bố trí:
+) Sử dụng thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
+) Sử dụng thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ
m) Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí
+) Chủ sở hữu thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác
+) Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:
- 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng thiết kế bố trí;
- 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí
+) Trong trường hợp thiết kế bố trí được nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thoả thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả
+) Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của thiết kế bố trí
Trang 10III Đánh giá tác động của các quy định đến thế giới
và Việt Nam:
1 Tác động đến thế giới:
Các quy định thiết kế mạch bán dẫn tại Châu Âu có thể có tác động rất lớn đến thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và sản xuất điện tử Dưới đây là một số tác động chính:
a) Chất lượng và an toàn sản phẩm: Châu Âu nổi tiếng với các tiêu
chuẩn rất nghiêm ngặt về chất lượng và an toàn sản phẩm Các quy định này đảm bảo rằng các linh kiện điện tử và mạch bán dẫn được sản xuất phải đạt các tiêu chuẩn cao về hiệu suất và an toàn, giúp bảo vệ người tiêu dùng và môi trường
b) Khả năng cạnh tranh và thị trường: Quy định chặt chẽ có thể
tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng hơn giữa các nhà sản xuất Việc tuân thủ các tiêu chuẩn EU có thể tạo điều kiện bình đẳng cho các công ty trong và ngoài khu vực tham gia thị trường chung Châu Âu
c) Chuyển giao công nghệ: Quy định EU có thể thúc đẩy việc
chuyển giao công nghệ từ các quốc gia phát triển khác sang các quốc gia trong khu vực Việc này có thể giúp cải thiện năng suất
và khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất địa phương
d) Ảnh hưởng đến quy trình sản xuất toàn cầu: Do tính chất của
thị trường toàn cầu, các quy định của EU có thể tác động lớn đến quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu Các nhà sản xuất phải thích nghi và tuân thủ các quy chuẩn này để có thể tiếp cận thị trường Châu Âu quan trọng
e) Đổi mới và Nghiên cứu: Các quy định của Liên minh châu Âu
thường khuyến khích sự đổi mới và nghiên cứu trong thiết kế và sản xuất mạch bán dẫn Tuân thủ các tiêu chuẩn của EU có thể thúc đẩy sự tiến bộ trong công nghệ và các phương pháp bền vững
f) Ảnh hưởng đến Tiêu chuẩn Toàn cầu: Các tiêu chuẩn nghiêm
ngặt do EU thiết lập thường có tác động đến các tiêu chuẩn toàn cầu, vì nhiều công ty thường ưa thích tuân thủ một bộ quy chuẩn duy nhất thay vì nhiều quy chuẩn vùng miền khác nhau Sự điều hòa này có thể dẫn đến việc thương mại toàn cầu hiệu quả hơn trong các linh kiện và thiết bị mạch bán dẫn