Vận dụng triết học Mác –Lênin về cái chung, cái riêng; cái phổ biến, cái đặc thù, Hồ Chí Minh đã chủ trươngcho bước đi của nước nhà là thực hiện con đường gián tiếp lên Chủ nghĩa xã hội
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA
BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ BÀI: Anh,chị hãy tìm hiểu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu
nền kình tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH? Đảng Cộng sản ViệtNam đã vận dụng quan điểm nêu trên như thế nào trong xây dựng nền kinh tế nước ta hiện nay?
HỌ VÀ TÊN: ĐẶNG HOÀI THƯƠNG
MSV: 11226161 LỚP TÍN CHỈ: LLTT1101(124)_25 GIẢNG VIÊN: Nguyễn Chí Thiện
HÀ NỘI-2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……….CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CƠ CẤU NỀN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI……….1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về cơ cấu nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội……… 1.1.1.Đặc điểm, tình chất nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội………1.1.2.Thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội………1.1.3.Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ 1.2 Quan điểm Hồ Chí Minh về cơ cấu nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội……….1.2.1.Quan điểm Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam … 1.2.2.Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam……… CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG XÂUDỰNG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY………2.1.Sự vận dụng của ĐCS Việt Nam trong việc phát triển cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay……… 2.2 Hạn chế của những thay đổi, bổ sung của ĐCS Việt Nam trong việc phát triển cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay………2.3 Giải pháp của những thay đổi, bổ sung của ĐCS Việt Nam trong việc phát triển
cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay………KẾT LUẬN……… TÀI LIỆU THAM KHẢO………
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh là một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất của Việt Nam Bác là người sáng lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, và đồng thời là người đặt nền móng cho vấn đề độc lập, chủ nghĩa dân tộc và cách mạng tại Việt Nam Là người tiên phong trong việc khởi xướng những phong trào chống Pháp và chống Mỹ đấu tranh đòi độc lập cho Việt Nam
Những đóng góp của Hồ CHí Minh đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử dân tộc cũng như trên thế giới Bác được tôn vinh và kính trọng không chỉ bởi người dân tộc VIệt Nam mà còn bởi cộng đồng quốc tế Trên công cuộc đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc, Bác luôn đau đấu về một xã hội mới, nơi con người được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, nơi con người có quyền được sống được yêu thương và công nhận; mà muốn có được cuộc sống đó thì phải giành lại được độc lập dân tộc, phải gắn với xây dựng một đất nước vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Trong bài viết của mình, Bác đã từng nhấn mạnh: “ Nước độc lập mà người dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập tự do cũng chẳng có nghĩa lý gì!” Quan điểm ấy thể hiện tầm nhìn sâu rộng của Người về tương lai của quốc gia và con người Việt Nam Bởi vậy, tư tưởng về phát triển kinh tế luôn thể hiện rõ các luận điểmmang tính nguyên tắc, đã chỉ ra rất sâu sắc về phương diện kinh tế của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, từ tính tất yếu khách quan cho đến đặc điểm, nội dung và mục tiêu kinh tế
Một trong những ảnh hưởng mà tư tưởng Hồ Chí Minh hướng đến là việc định hướngChủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội cũng như xây dựng vàphát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở thời kỳ quá độ Vận dụng triết học Mác –Lênin về cái chung, cái riêng; cái phổ biến, cái đặc thù, Hồ Chí Minh đã chủ trươngcho bước đi của nước nhà là thực hiện con đường gián tiếp lên Chủ nghĩa xã hội không kinh qua Chủ nghĩa tư bản xuất phát từ thực tiễn Việt Nam lúc bấy giờ là một nước nghèo với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, những tàn dư phong kiến còn đang
Trang 4tồn tại, chiến tranh chưa thực sự chấm dứt với nhiều thách thức và đòi hỏi về kinh tế, bài toán lớn được đặt ra cho các nhà lãnh đạo phải đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn cho dân tộc Vì vậy e quyết định chọn đề tài : “ tìm hiểu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu nền kình tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH? Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng quan điểm nêu trên như thế nào trong xây dựng nền kinh tế của nước ta hiện nay?”
Trang 5CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CƠ CẤU NỀN KINH TẾ
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về cơ cấu nền kinh tế trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội
1.1.1.Đặc điểm, tính chất nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tính chất nền kinh tế của thời kì quá độ: Đây là thời kỳ cải biến sâu sắc nhất nhưng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian khổ
Theo Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỳ cải biến
xã hội cũ thành xã hội mới - một xã hội hoàn toàn chưa từng có trong lịch sử dân tộc
ta Thời kỳ dân tộc ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thànhkiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm; phải xóa bỏ giai cấp bóc lột, phải biến một nướcdốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc trong điều kiện nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, mới thoát khỏi ách thực dân, phong kiến nên nó là công cuộc biến đổi sâu sắc nhất, khó khăn nhất, thậm chí còn khó khăn, phức tạp hơn cả việc đánh giặc', vì vậy, tiến lên chủ nghĩa xã hội không thể một sớm một chiều, không thể làm mau được mà phải làm dần dần
Đặc điểm của thời kỳ quá độ: Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Vận dụng triệt để quan niệm duy vật về lịch sử vào nghiên cứu đời sống xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin để lại một hệ thống lý luận cơ bản, lịch sử, cụ thể về TKQĐ lên CNXH, có giá trị định hướng con đường phát triển đi lên của các dân tộc theo quy luật phát triển chung của thời đại và đặc thù của các quốc gia - dân tộc Hệ thống đó dựa trên cơ sở khoa học và bao gồm:
Học thuyết về hình thái kinh tế- xã hội do C.Mác và Ph.Ăngghen phát minh tạo nên cuộc cách mạng trong quan niệm về lịch sử xã hội loài người, là cơ sở khoa học
để nhận thức chân thực về thời kì quá độ Trên cơ sở quan điểm sản xuất vật chất là cơ
sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội, đồng thời là cơ sở quyết định sự hình thành, phát triển, thay thế lẫn nhau giữa các hìnhthái kinh tế - xã hội, các ông làm sáng tỏ, xã hội loài người đã và sẽ tuần tự trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao; đỉnh cao, tiến bộ nhất là hình thái kinh tế -
Trang 6xã hội cộng sản chủ nghĩa Giữa các hình thái ấy luôn có một thời kì chuyển tiếp được gọi là thời kì quá độ
Lý luận về phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội CSCN Phân tích TKQĐ từ xã hội TBCN sang xã hội CSCN ở các nước TBCN đã phát triển cao nhất, C.Mác chỉ ra và xác định hai giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội CSCN: Giai đoạn thấp là XHCN, giai đoạn cao là CSCN Ở giai đoạn XHCN, chế độ kinh tế và
sự phát triển của văn hóa mới đạt tới giới hạn và chỉ bảo đảm cho xã hội thực hiện nguyên tắc “Làm theo năng lực, hưởng theo lao động” Ở giai đoạn CSCN, con ngườikhông còn bị lệ thuộc vào sự phát triển của lao động; lao động vừa là phương tiện sống, vừa trở thành nhu cầu bậc nhất của cuộc sống; sự phát triển phi thường của lực lượng sản xuất tạo ra năng suất lao động ngày càng tăng, của cải tuôn ra dào dạt… xã hội đủ các điều kiện vật chất và tinh thần để thực hiện nguyên tắc“Làm hết năng lực, hưởng theo nhu cầu”; sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển
tự do của tất cả mọi người
Xác định, luận giải về xã hội chủ nghĩa là thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản được C.Mác phân tích:
1) Không gian và thời gian là “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia”; 2) Thực chất xãhội thời kỳ đó “không phải là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên những
cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó là một xã hội, về mọi phương diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần - còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra”, “Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái
gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”; 3) Công cụ để thực hiện sự cải biến đó là nhà nước chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản Thống nhất với chủ nghĩa Mác về phân kỳ hình thái kinh tế - xã hộichủ nghĩa cộng sản, vận dụng vào phân tích, xem xét ở những nước chưa có lực lượng sản xuất phát triển cao như nước Nga Xô viết, hoặc chưa trải qua chủ nghĩa tư bản mà lại đang và
sẽ bỏ qua chế độchủ nghĩa tư bản; cùng sự phân tích những thành phần, bộ phận, đặc điểm không thuần nhất, đan xen, thâm nhập lẫn nhau của các yếu tố của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội , thấy được sự lấn át của xã hội cũ đối với xã hội mới và tính chất lâu dài, khó khăn, phức tạp của thời kỳ này, V.I.Lênin đã phân chia quá trình hình
Trang 7thành, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội chủ nghĩa cộng sản thành ba giai đoạn:
I “những cơn đau đẻ kéo dài”, II “giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa”, III
“giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa” Ở đó, xác định: “giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, là xã hội vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa sau những cơn đau đẻ kéo dài”
Từ sự phân tích, đánh giá trên đây, V.I.Lênin đã đưa ra khái niệm về thời kỳ quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, đó là: “Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định Thời kỳ đó không thể không bao gồm những đặc điểm hoặc đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế xã hội ấy Thời kỳ quá độ ấy không thể nào lại không phải là một thời
kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách khác, giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, và chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh nhưng vẫn còn rất non yếu”
Nghiên cứu, phát triển chủ nghĩa Mác,V.I.Lênin làm sâu sắc tính chất lâu dài, phức tạp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở những nước trình độ phát triển khác nhau, rằng: Với những nước chưa có chủ nghĩa tư bản phát triển cao mà đi lên chủ nghĩa xã hội, “cần phải có một thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội” Tính chất đó được quy định bởi chỗ thời kỳ đó không chỉ phải làm nhiệm vụ của thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội mà còn phải thực hiện cả một loạt nhiệm vụ mà đáng lẽ chủ nghĩa tư bản đã phải làm trước khi cách mạng vô sản nổ ra, như xóa bỏ các tàn tích phong kiến, kiến lập nền công nghiệp
cơ khí hóa… Với những nước càng ít phát triển, “tất yếu phải có một thời kỳ quá độ lâu dài và phức tạp từ xã hội tư bản chủ nghĩa (xã hội đó càng ít phát triển, thì thời kỳ
đó càng dài),… chỉ là một trong những bước đầu tiên tiến lên xã hội cộng sản chủ nghĩa” Đây là giá trị lý luận khoa học đặc sắc được đúc rút từ tính quy luật: CNXH rađời trên cơ sở của sự phát triển đến đỉnh cao của CNTB; đồng thời, tuân thủ tính khách quan: CNXH có thể ra đời từ xuất phát điểm thấp hơn CNTB khi có những điềukiện, tiền đề và thời cơ chín muồi (những khả năng, con đường hiện thực của một xã hội mới - xã hội XHCN mà thực tiễn tất yếu cách mạng đã đem lại)
Với thực tiễn những năm đầu của thời kì quá độ lên CNXH ở nước Nga Xô viết giúp cho V.I.Lênin đưa ra kết luận khoa học: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xãhội, đó là điều không tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội
Trang 8không phải một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủnghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội”… Từ đó, xác lập nên haihình thức cơ bản của TKQĐ lên CNXH: 1) Quá độ trực tiếp - từ những nước tư bản phát triển lên CNXH; 2) Quá độ gián tiếp - từ những nước chưa qua giai đoạn phát triển TBCN lên CNXH
Ở hình thức quá độ thứ hai - quá độ bỏ qua CNTB lên CNXH, V.I.Lênin chỉ ra,
nhiệm vụ của TKQĐ sẽ nặng nề, khó khăn, phức tạp hơn, bởi phải thực hiện “kép” cả hai nhiệm vụ là xây dựng CNXH về mặt chính trị, xã hội và đạt được những thành tựu
cơ bản của CNTB về mặt khoa học, lực lượng và trình độ sản xuất Do vậy, ông nhấn mạnh và đòi hỏi sự cần thiết phải trải qua nhiều bước trung gian, quá độ mới có thể xây dựng thành công CNXH, ví như, phải “bắc những nhịp cầu nhỏ” đi xuyên qua kinh tế tư bản để từng bước xây dựng CNXH Đồng thời, lưu ý “chúng ta phải hiểu những đường lối, thể thức, thủ đoạn và phương sách trung gian cần thiết để chuyển từ những quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội Đó là mấu chốt của vấn đề”[10]
1.1.2.Thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Lênin đưa ra các thành phần kinh tế chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên CNXH là: Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng; sản xuất hàng hóa nhỏ; chủ nghĩa tư bản tư nhân; chủ nghĩa tư bản nhà nước và chủ nghĩa xã hội.Thành phần kinh tế nông dân kiểu gia trưởng mang nặng tính chất tự cung, tự cấp chủ yếu hướng vào giá trị sử dụng, chỉ có sản phẩm thừa ra mới mang đi trao đổi Nhưng dần dần lưu thông hàng hóa thúc đẩy phân công lao động xã hội, tác động vào sản xuất làm cho sản xuất từng bước hướng vào trao đổi hơn là tiêu dùng trực tiếp, khiến cho thành phần kinh tế này tan rã, chuyển thành sản xuất hàng hóa nhỏ
Thành phần sản xuất hàng hóa nhỏ: Sản xuất hàng hóa nhỏ vận động theo công thức
H-T-H, mục đích cuối cùng vẫn là giá trị sử dụng Thành phần này bao gồm nông dân,thợ thủ công và những người làm dịch vụ cá thể, nhưng ở một nước tiểu nông thì nông dân chiếm đại đa số
Thành phần kinh tế tư bản tư nhân (chủ nghĩa tư bản tư nhân), vận động theo
công
Trang 9thức T-H-T', nhằm mục đích thu lợi nhuận Toàn bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều phải thông qua thị trường Thành phần kinh tế này dựa trên quan hệ
sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và sử dụng sức lao động làmthuê Nhà tư bản, với tư cách là chủ sở hữu tư bản, sẽ chiếm đoạt giá trị thông
dư, còn công nhân làm thuê, với tư cách là chủ sở hữu sức lao động, chỉ nhận được tiền công
Thành phần kinh tế tư bản nhà nước: Chủ nghĩa tư bản nhà nước theo nghĩa rộng là
sự dung hợp giữa nhà nước với các doanh nghiệp tư bản Chủ nghĩa tư bản nhà nước bao gồm nhiều hình thức: Chế độ tô nhượng, Hợp tác xã của những người sản xuất hàng hóa nhỏ, Nhà nước cho một nhà kinh doanh tư bản thuê một xí nghiệp nhỏ hoặc vùng mỏ , Nhà nước lôi cuốn nhà tư bản với tư cách một nhà buôn V.I Lênin coi chủ nghĩa tư bản nhà nước là sự chuẩn bị điều kiện vật chất đầy đủ cho chủ nghĩa
xã hội Chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bước tiến so với thế lực tự phát tiểu tư hữu Trong nhà nước tư bản, chủ nghĩa tư bản nhà nước được nhà nước kiểm soát một cách
có lợi cho giai cấp tư sản; còn trong nhà nước vô sản, chủ nghĩa tư bản nhà nước đượckiểm soát và điều tiết để làm lợi cho giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, tạo lập
cơ sở kinh tế cho chủ nghĩa xã hội
Thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa: Chủ nghĩa xã hội là bước kế tiếp liền ngay
sau
chủ nghĩa tư bản nhà nước, kế thừa kỹ thuật hiện đại, năng suất lao động cao và hệ thống tổ chức có kế hoạch nền kinh tế quốc dân do chủ nghĩa tư bản nhà nước đã tạo lập Kinh tế xã hội chủ nghĩa, xét về lực lượng sản xuất, về kỹ thuật, ít nhất phải đạt trình độ hiện đại như chủ nghĩa tư bản - độc quyền nhà nước ở những nước tư bản chủ nghĩa phát triển Về quan hệ sản xuất, phải dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sảnxuất và thực hiện hình thức phân phối theo lao động, phù hợp với trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất, chứ không phải công hữu hóa một cách hình thức, chủ quan, duy ý chí Bởi vậy theo V.I Lenin, trong giai 8 đoạn đầu thời kỳ quá độ, thành phần kinh tế xã hội chủa nghĩa mới chỉ là mầm mống, mầm mống mới nhú lên Điều quan trọng nhất là phải vun bón chu đáo những mầm mống đó để nó lớn dần lên sẽ tiếntới giữ vị trí thống trị nền kinh tế quốc dân
1.1.3.Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ
Trang 10Xác định xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình sâu sắc nhưng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian khổ, đòi hỏi tính năng động, sáng tạo, song, theo Hồ Chí Minh, tính năng động, sáng tạo ấy phải tuân thủ nhiều nguyên tắc, trước hết là:
Thứ nhất, mọi tư tưởng, hành động phải được thực hiện trên nền tảng chủ nghĩa Mác -
Lênin
Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa Mác-Lênin là khoa học về cách mạng của quần chúng bị áp bức và bóc lột; là khoa học về sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở tất cả các nước; khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản nên theo Người, cuộc cách mạng
mà giai cấp công nhân thực hiện chỉ có thể đạt được thành tựu trên cơ sở trung thành sắt đá với những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin Chính vì vậy Người luôn nhắc nhở, khuyến khích động viên mọi người phải không ngừng học lập trường, quan điểm
và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin”), phải “cụ thể hóa chủ nghĩa Mác-Lênin cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng lúc và từng nơi”
Thứ hai, phải giữ vững độc lập dân tộc Tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc là
mục đích của Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước Khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Người đã khẳng định “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” Ngay cả điều mong muốn cuối cùng của Người trước khi từ trần cũng là đất nước thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh vì trong tư tưởng của Người, đối với một dân tộc thì “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
Thứ ba, phải đoàn kết, học tập kinh nghiệm của các nước anh em Xác định “Cách
mạng Việt Nam là một bộ phận của lực lượng hòa bình, dân chủ, xã hội chủ nghĩa trên thế giới”, Hồ Chí Minh quan niệm “sự đoàn kết giữa lực lượng các nước xã hội chủ nghĩa và sự đoàn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản và công nhân tất cả các nước có ý nghĩa quan trọng bậc nhất” Trong sự đoàn kết này, cách mạng Việt Nam phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em song không được áp đặt những kinh nghiệm ấy một cách máy móc mà phải vận dụng nó một cách sáng tạo” Mặc dù đánh giá rất cao thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, song Hồ Chí Minh khẳng định “Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác, ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội”
Thứ tư, xây phải đi đôi với chồng
Trang 11Theo Hồ Chí Minh, muốn đạt được và giữ được thành quả của cách mạng thì cùng vớiviệc xây dựng các lĩnh vực của đời sống xã hội phải chống lại mọi hình thức của các thế lực cản trở, phá hoại sự phát triển của cách mạng Người căn dặn: “đối với kẻ địch phải luôn tỉnh táo, giữ vững lập trường, quyết không vì hoàn cảnh hòa bình mà mất cảnh giác Phải luôn sẵn sàng đập tan mọi âm mưu độc ác của kẻ địch, bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ lao động hòa bình của nhân dân” Phải chống lại
“căn bệnh” “Nghe những lời bình luận không đúng cũng làm thỉnh, không biện bác
Ai nói sao, ai làm gì cũng mặc kên Đối với tàn dư của xã hội cũ “phải thay đổi triệt đểnhững nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm” Đối với mỗi người phải đánh thắng kẻ địch bên trong là chủ nghĩa cá nhân bởi chủ nghĩa cá nhân như một thứ vị trúng độc hại, sản sinh ra bệnh tham lam, bệnh kiêu ngạo, bệnh háo danh, bệnh vô tổ chức, vô kỷ luật, v - những thứ bệnh không chỉ làm hại cho người đó mà còn làm hại đến nhân dân, đến tổ chức Đảng
1.2 Quan điểm Hồ Chí Minh về cơ cấu nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1.2.1.Quan điểm Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Kế thừa những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng không ngừng và thời kỳ quá độ lên CNXH; xuất phát từ đặc điểm, điều kiện của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Thời kỳ quá độ “là thời kỳ dân chủ mới”, tiến dần lên CNXH Ở Việt Nam là hình thái quá độ gián tiếp với: “Đặc điểm to nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” Đặc điểm này chi phối tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm từng bước xóa bỏ triệt để các tàn tích của chế độ thực dân, phong kiến, đồng thời từng bước gây dựng các mầm mống cho CNXH phát triển, đó là một tất yếu Theo đó, quá độ lên CNXH là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ
và lâu dài chứ “không thể một sớm một chiều” Bởi vì, “chúng ta phải xây dựng một
xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ hàng ngàn năm biến nước ta từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp” Tuy nhiên, muốn “tiến lên chủ nghĩa xã hội” thì không phải “cứ ngồi mà chờ” là sẽ có