1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn quản lý thuế Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại hà nội

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục Thuế thành phố Hà Nội
Tác giả Mai Sơn
Người hướng dẫn PGS.TS. Vương Thị Thu Hiền, TS. Nguyễn Hoàng Tuấn
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Tài chính - ngân hàng
Thể loại Luận án Tiến sĩ Kinh tế
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 70,3 KB

Nội dung

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lýthuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, luận án nhằm đề xuất cơ sở kh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

MAI SƠN

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng

Mã số: 9.34.02.01

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Vương Thị Thu Hiền

2 TS Nguyễn Hoàng Tuấn

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường

họp tại Học viện Tài chính.

Vào hồi ngày tháng năm 2024.

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia;

- Thư viện Học viện Tài chính

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàncầu Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệptrên toàn thế giới, góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, phát triển kinh

tế, tạo nguồn thu ngân sách Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục là trung tâmtrong quá trình phát triển của các quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam trongthời gian gần đây Khu vực tư nhân ở Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và pháttriển, chiếm tỉ trọng ngày càng tăng về các chỉ tiêu kinh tế và việc làm Trong sựphát triển này, các DNNVV có phân đoạn phổ biến và năng động nhất

- Về lý luận:

Thứ nhất, ở bất kỳ quốc gia nào, DNNVV luôn giữ một vị trí quan

trọng và hỗ trợ cho tiến trình phát triển kinh tế đất nước, không chỉ trongnhững giới hạn nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, mà còn hỗ trợ các công

ty đa quốc gia Chính phủ các quốc gia đều công nhận vai trò của DNNVVtrong nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn phát triển đất nước theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa

Quản lý thuế là công cụ phổ biến và hữu ích mà nhiều quốc gia trên thếgiới đã, đang và sẽ còn tiếp tục sử dụng để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triểnkhu vực kinh tế tư nhân (KTTN) - khu vực được coi là năng động nhất và

có vai trò lớn đối với bất kỳ nền kinh tế nào

Ở Việt Nam doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanhnghiệp, sử dụng hơn 50% lao động, tạo 47% GDP và đóng góp khoảng 40%nguồn thu NSNN Với vai trò quan trọng trong nền kinh tế, doanh nghiệpnhỏ và vừa luôn được Chính phủ các nước quan tâm và hỗ trợ phát triển Cácnước phát triển đã sớm có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

và đã đạt được những thành công nhất định Kinh nghiệm ở các nước pháttriển cho thấy, để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể phát triển theo địnhhướng của Nhà nước, đồng thời phát huy được những thế mạnh của loại hìnhdoanh nghiệp này, bên cạnh các giải pháp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệpnhỏ và vừa phát triển, cần thiết phải có các giải pháp đồng bộ về tài chính vàphi tài chính nhằm quản lý hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa,trong đó quản lý thuế là một hoạt động quan trọng

Thứ hai, tại Việt Nam, quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi

mô hình tăng trưởng nhằm tạo ra các động lực tăng trưởng bền vững hơnđang tích cực tiến hành Hội nhập quốc tế cũng đang tạo ra các cơ hội choViệt Nam khai thác có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, đặc biệt là các ảnh

Trang 4

hưởng từ việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Việc cảithiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc giatrong thời gian qua cũng không ngừng được đẩy mạnh Các yếu tố trên đãgóp phần tích cực trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinhdoanh và sự phát triển của doanh nghiệp

Trong các năm 2020, 2021 chứng kiến sự bùng phát của đại dịch

Covid-19, đây là cú sốc mang tính toàn cầu, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các nềnkinh tế trên thế giới Các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các DNNVV đãphải gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực, nghiêm trọng, thậm chí quyết địnhđến sự sống còn của doanh nghiệp

Mặc dù Việt Nam đã có những biện pháp hỗ trợ nhất định nhưng cácDNNVV vẫn bị ảnh hưởng khá tiêu cực Hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của các DNNVV sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số thu từ thuế đối vớicác doanh nghiệp này Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác quản lý thu đối với các DNNVV và hỗ trợ, phát triển DNNVV đểbồi dưỡng nguồn thu là cần thiết

Thứ ba, DNNVV chiếm số lượng lớn trên thị trường với tốc độ gia

tăng cao, gây nhiều áp lực cho công tác quản lý thuế trong điều kiện nguồnlực có hạn đa số các DNNVV là các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân

có trình độ quản lý và trình độ cán bộ kế toán hạn chế, tổ chức bộ máy kếtoán đơn giản nên tính tuân thủ thuế thấp, chi phí tuân thủ cao do trình độcông nghệ và phương pháp quản lý lạc hậu nên việc ứng dụng các tiến bộtrong quản lý thuế gặp nhiều trở ngại Chính vì vậy, quản lý thuế đối vớiDNNVV ở Việt Nam đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan thuế các cấpnhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ và tạo môi trường kinh doanh bình đẳngcho các doanh nghiệp trong nền kinh tế

Trang 5

tìm ra các giải pháp nhằm quản lý thuế có hiệu quả đối với doanh nghiệp nhỏ

và vừa ở Cục Thuế thành phố Hà Nội trong thời gian tới

Với cách đặt vấn đề nói trên, mong muốn góp phần tìm ra các giảipháp nhằm quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tác giả lựa

chọn đề tài “Quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục Thuế thành phố Hà Nội”.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát:

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lýthuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, luận án nhằm đề xuất cơ sở khoahọc để hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừatại Cục Thuế thành phố Hà Nội đến năm 2035

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Một là, làm rõ và bổ sung thêm các vấn đề lý luận về quản lý thuế đối

với doanh nghiệp nhỏ và vừa để làm luận cứ cho việc đánh giá thực trạngquản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục Thuế thành phố HàNội cũng như tìm kiếm các giải pháp tăng cường quản lý thuế đối vớidoanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục Thuế Hà Nội đến năm 2035

Hai là, tham khảo kinh nghiệm quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ

và vừa ở các nước đang phát triển, từ đó rút ra bài học tham chiếu cho ViệtNam và Cục thuế thành phố Hà Nội

Ba là, tổng hợp, phân tích, nhận xét và đánh giá thực trạng quản lý

thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục Thuế thành phố Hà Nội tronggiai đoạn 2016 - 2023; chỉ ra các kết quả đạt được, các hạn chế và nguyênnhân của các hạn chế đó

Bốn là, định hướng và đề xuất các giải pháp quan trọng để tăng cường

quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Cục Thuế thành phố HàNội nhằm tăng thu cho NSNN, đồng thời góp phần điều tiết, thúc đẩy sựphát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, nghiên cứu cần phải trảlời các câu hỏi chính sau:

(1) Quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại cơ quan thuế cấpCục cần tập trung vào các nội dung nào? Các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chíđánh giá quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa?

(2) Kinh nghiệm quốc tế quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa vàcác bài học tham chiếu cho Cục Thuế thành phố thành phố thành phố Hà Nội?

Trang 6

(3) Thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CụcThuế thành phố Hà Nội còn có những hạn chế, bất cập gì ảnh hưởng đếnnguồn thu NSNN?

(4) Các giải pháp trọng tâm để tăng cường quản lý thuế đối với doanhnghiệp nhỏ và vừa ở Cục Thuế thành phố Hà Nội trong thời gian tới.4.Phương pháp nghiên cứu và số liệu nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là

những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ

và vừa ở cơ quan thuế cấp Cục

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và

vừa thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, luận án không nghiên cứuquản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Nhà nước Đồng thời, luận án chỉ đi sâunghiên cứu quản lý thuế GTGT và thuế TNDN đối với DNNVV

- Về không gian: Tại Cục Thuế thành phố Hà Nội

- Về thời gian: Thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và

vừa ở Cục Thuế thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2016 - 2023 Các giảipháp đề xuất đến năm 2035

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận án, tácgiả sẽ sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử

và phương pháp hệ thống: Việc nghiên cứu quản lý thuế đối với doanh

nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện một cách đồng bộ gắn với hoàn cảnh,điều kiện và các giai đoạn cụ thể Các nội dung của quản lý quản lý thuếđối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽvới nhau cả về không gian và thời gian

Phương pháp hệ thống hóa điều tra, thống kê: Tác giả sẽ sử dụng số

liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho việc phân tích quản lý thuế đối vớidoanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục Thuế Hà Nội

Phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích, so sánh: Trên cơ sở phân tích

từng nội dung cụ thể, tác giả sẽ đưa ra được những đánh giá chung về thực trạngquản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục Thuế thành phố Hà Nội

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Thực trạng quản lý thuế đối với

doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục Thuế thành phố Hà Nội và các nước đượcxem xét trên cơ sở có sự so sánh, đối chiếu giữa các giai đoạn, cũng như sosánh với thực tế cơ sở thuế ở các nước trên thế giới

Trang 7

Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp bao gồm các công

trình liên quan đến tài liệu trong nước và nước ngoài được thu thập thông quacác nguồn tài liệu tại các thư viện và các trang báo điện tử có liên quan đếnchuyên ngành Các trang web tác giả thường truy cập để nghiên cứu các bàibáo và các luận án bao gồm các trang web của các tạp chí về tài chính, ngânhàng các trường đại học và các trang web nước ngoài nhưhttp://search.proquest.com/ Ngoài ra các dữ liệu thứ cấp được sử dụng phục

vụ cho đề tài còn bao gồm các dữ liệu văn bản liên quan đến cơ chế, chínhsách, số liệu thống kê từ Bộ Tài Chính, Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan, Sở

Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cục thống kê, Cục thuế thành phố Hà Nội

Phương pháp điều tra khảo sát: Luận án sử dụng phiếu thu thập thông

tin để thu thập thông tin trực tiếp từ công chức Cục thuế thành phố Hà Nội,

từ các chuyên gia trong lĩnh vực thuế Sử dụng các công cụ công nghệthông tin, phối hợp với đi điều tra khảo sát, kết nối với các tổ chức, cá nhân

có liên quan để thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, các tư liệu tài liệu cầnthiết phục vụ cho các nội dung nghiên cứu của luận án

Phương pháp định lượng: sử dụng các mô hình kinh tế lượng để đánh

giá và phân loại tình hình quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ởCục Thuế thành phố Hà Nội Cụ thể từ những dữ liệu được khảo sát và dữliệu tổng hợp về hoạt động của cơ quan thuế lập thông qua các kỹ thuậtkhai phá dữ liệu và áp dụng mô hình kinh tế lượng; luận án sẽ phân lớp cácnhóm đơn vị, xác định các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuế đối vớidoanh nghiệp nhỏ và vừa Từ đó luận án sẽ đưa ra những khuyến nghị vớicác nhóm đơn vị từ dữ liệu được khai phá

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

6.1 Ý nghĩa khoa học

Trên cơ sở sưu tầm, tổng hợp, luận án hệ thống hóa và bổ sung thêmmột số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ vàvừa Bên cạnh đó, luận án tham khảo kinh nghiệm quản lý thuế đối vớidoanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra nhữngbài học quí báu cho việc tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ

và vừa ở Cục Thuế thành phố Hà Nội

Trang 8

nhân Kết hợp với kinh nghiệm quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ vàvừa ở một số quốc gia trên thế giới, luận án đề xuất các giải pháp nhằmtăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2035.Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn cung cấp thông tin có giátrị trong việc hoạch định cơ chế, chính sách và thực thi các giải pháp hoànthiện quản lý thuế ở Cục Thuế thành phố Hà Nội nói riêng và ở Việt Namnói chung đảm bảo tăng thu NSNN

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chương 3: Thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục Thuế thành phố Hà Nội

Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục Thuế thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI

VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý thuế

Các công trình nghiên cứu tiêu biểu tập trung nghiên cứu về quản lýthuế bao gồm các nghiên cứu của Jeff Pope và Hijattulah abdul - Jabbar(2005), John Brondolo, Carlos Silvani, Eric Le Borgne and Frank Bosch(2008), Lê Duy Thành (2007), Lý Phương Duyên (2009), Nguyễn Thị LệThúy (2009), Lưu Ngọc Thơ (2013), Hà Minh Hải (2022), Trần Ngọc Linh(2022)

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về một nội dung chuyên sâu của quản lý thuế hoặc quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về thanh tra, kiểm tra thuế

Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về về thanh tra, kiểm trathuế bao gồm các nghiên cứu tiêu biểu của: Quĩ Tiền tệ quốc tế (IMF)(2005), Margaret Cotton (2006), Phi Vân Tuấn (2013), Nguyễn XuânThành (2013), Trần Huy Trường (2015), Nguyễn Quang Hưng (2018)

Trang 9

1.1.2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

Các nghiên cứu nổi bật trong nước và ngoài nước về quản lý nợ thuế

và cưỡng chế nợ thuế bao gồm các nghiên cứu của: OECD (2014), RicardoPerez-Truglia (2015), Margherita Ebraico và Savino Ruà (2015), Ngânhàng Phát triển Châu Á (2014), Phạm Việt Hà (2012),

1.1.2.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về quản lý rủi ro trong quản lý thuế

Luận án đã tham khảo các công trình nghiên cứu trong nước về quản lýrủi ro trong quản lý thuế như các nghiên cứu của: OECD (2010), Tổng cụcThuế (2013), Bùi Khánh Toàn (2018)

1.2 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN

1.2.1 Giá trị khoa học về lý luận và thực tiễn của các nghiên cứu

Sau khi nghiên cứu các công trình đã công bố trong và ngoài nước liênquan đến quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như các côngtrình nghiên cứu có liên quan, tác giả rút ra những kết luận như sau:

Đối với các công trình nghiên cứu trong nước, có nhiều công trìnhnghiên cứu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế nói chung và quản lý sắcthuế cụ thể hoặc một đối tượng cụ thể nói riêng nhằm thực hiện một mụctiêu cụ thể nào đó như nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm phù hợp vớiđiều kiện hội nhập quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc của WTO, nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, các lĩnh vực cụ thểnói riêng Những công trình nghiên cứu này có đề cập đến một số nội dungnghiên cứu của luận án nhưng không có mối liên quan trực tiếp đến nộidung, phạm vi nghiên cứu của luận án

Các công trình nghiên cứu nước ngoài được tác giả tham khảo để thấyđược những phân tích, đánh giá về công tác quản lý thuế Những nghiêncứu trên giúp tác giả phát triển hơn được những vấn đề lý luận về quản lýthuế và tham chiếu vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam

Tuy nhiên, các công trình này được thực hiện ở những giai đoạn và môitrường kinh tế, văn hóa, chính trị và thể chế cụ thể mà các công trình nghiêncứu thực hiện Từ nhận thức không thể có sự đồng nhất về môi trường và hoàncảnh lịch sử ở những quốc gia khác nhau, ở những thời kỳ lịch sử khác nhau.Bên cạnh đó tồn tại sự khác nhau về nền tảng chính trị, văn hóa, kinh tế, trình

độ giáo dục nên tác giả cho rằng nghiên cứu về quản lý thuế đối với doanhnghiệp nhỏ và vừa phù hợp với đặc trưng của từng quốc gia theo thời kỳ.Những vấn đề lý luận về quản lý thuế đối với DNN&V cần được phát triển bổ

Trang 10

sung và hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn Do vậy, đòi hỏi phải tiếp tụcnghiên cứu và đề xuất các giải pháp cụ thể và có kết quả thiết thực hơn.

1.2.2 Khoảng trống cho nghiên cứu của đề tài luận án

Qua phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài chothấy, mặc dù có khá nhiều các công trình nghiên cứu với những đóng gópnhất định và có ý nghĩa tham khảo cho luận án, tuy nhiên nhìn chung cácnghiên cứu liên quan đến đề tài luận án có mục tiêu riêng trong bối cảnh, thờiđiểm khác nhau và còn có khoảng trống nhất định Những nội dung chưađược đề cập trong các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước chưa hệ

thống một cách toàn diện, đầy đủ lý luận QLT đối với DNNVV Hầu hếtcác công trình nghiên cứu chỉ bàn về vấn đề QLT nói chung, chưa có côngtrình nào đề cập một cách toàn diện về QLT đối với DNNVV

Thứ hai, các nghiên cứu trước đây ở các nước có đặc thù khác, không

hoàn toàn có tính tương đồng với Việt Nam Xuất phát điểm và các điềukiện cũng chưa phù hợp nên khả năng ứng dụng ở Việt Nam nói chung vàthành phố Hà Nội nói riêng còn hạn chế Chính vì vậy, luận án sẽ giới thiệukinh nghiệm của các nước quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa vàrút ra bài học cho Cục Thuế thành phố Hà Nội Đây chính là khoảng trốngnghiên cứu có giá trị thực tiễn để tác giả khai thác trong luận án

Thứ ba, các công trình nghiên cứu thực trạng về quản lý thuế thường

tập trung vào một mảng về quản lý thuế như quản lý thuế thu nhập doanhnghiệp; quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoặc một nộidung nghiệp vụ về quản lý thuế, Các công trình nghiên cứu một cách tổngthể về QLT đối với DNNVV còn rất ít, do đó chưa có đánh giá tổng thể vềtình hình QLT đối với DNNVV ở Việt Nam hiện nay cũng như tại thànhphố Hà Nội

Thứ tư, các giải pháp đưa ra trong các công trình nghiên cứu còn chưa

mang tính hệ thống do chưa có sự tiếp cận một cách đầy đủ, toàn diện vềmối quan hệ giữa QLT với DNNVV

Thứ năm, các công trình này được thực hiện ở những giai đoạn và môi

trường kinh tế, văn hóa, chính trị và thể chế cụ thể mà các công trìnhnghiên cứu thực hiện Từ nhận thức không thể có sự đồng nhất về môitrường và hoàn cảnh lịch sử ở những quốc gia khác nhau, ở những thời kỳlịch sử khác nhau

Một là, không áp được nghiên cứu ở các quốc gia khác vào Việt Nam

do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau Hai là, các nghiên cứu trước đó hoặc

chỉ về quản lý thuế nói chung hoặc quản lý thuế theo mục tiêu cụ thể, vớitừng sắc thuế cụ thể và khi thực tiễn luôn biến động đòi hỏi chính sách và

Trang 11

công tác quản lý cũng biến động theo cho phù hợp; Ba là, chưa có công trình

nào nghiên cứu tổng thể quản lý thuế đối với DNNVV tại Cục Thuế thànhphố Hà Nội và đánh giá tác động bằng mô hình kinh tế lượng để có luận cứkhoa học và thực tiễn rõ hơn cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện côngtác quản lý thuế đối với DNNVV ở Cục Thuế thành phố Hà Nội trong bốicảnh mới

Đặc biệt trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay đến năm 2035 rất cần cácnghiên cứu về lý luận và thực tiễn về quản lý thuế đối với DNNVV nhằmnâng cao hiệu quả, hiệu lực của chính sách thuế, đồng thời phù hợp với các

cam kết và thông lệ quốc tế Do đó, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản

lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục Thuế thành phố Hà Nội” của tác giả có tính độc lập, không trùng lặp với bất kỳ công trình

nghiên cứu nào về nội dung, không gian và thời gian nghiên cứu Nhữnggợi ý về cơ sở lý luận và thực tiễn của các công trình nghiên cứu đã được

đề cập được NCS tiếp thu, kế thừa và phát triển trong luận án tiến sĩ củamình đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, phù hợp với các quy định hiệnhành

1.2.3 Định hướng nghiên cứu của đề tài luận án

Những khoảng trống trên được nhận diện, kế thừa và có thể là cơ sở đểnghiên cứu sinh định hướng nghiên cứu nội dung của luận án như sau:

- Hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về QLT đối với DNNVV

- Phân tích và đánh giá thực trạng QLT đối với DNNVV tại Cục Thuếthành phố thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2016-2022; chi ra các kết quảđạt được, hạn chế và nguyên nhân

- Đề xuất quan điểm, định hướng và một số giải pháp hoàn thiện QLTđối với DNNVV tại Cục Thuế thành phố Hà Nội trong thời gian tới

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ

THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ

VÀ VỪA

2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tưcách pháp nhân vì mục đích lợi nhuận, có qui mô doanh nghiệp trongnhững giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu,giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ, theo qui định của từng quốc gia

Ở Việt Nam, Luật Hỗ trợ DNNVV quy định DNNVV bao gồm doanhnghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động

Trang 12

tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứngmột trong hai tiêu chí: (i) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; (ii)Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thứ nhất, các DNNVV được thành lập dễ dàng vì không đòi hỏi nhiều

vốn, số lượng lao động không nhiều, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng thấp

Thứ hai, các DNNVV có tính năng động, linh hoạt, các quyết định quản

lý được thực hiện nhanh, trước những thay đổi của thị trường; có khả năngchuyển hướng kinh doanh và chuyển đổi mặt hàng kinh doanh nhanh; tănggiảm lao động dễ dàng, nơi làm việc của người lao động có tính ổn định

Thứ ba, các DNNVV có lợi thế so với các doanh nghiệp lớn về khai

thác các ngành nghề truyền thống của từng địa phương; bám sát nhu cầu thịtrường, thị hiếu của người tiêu dùng

Thứ tư, các DNNVV với lợi thế trong khai thác các nguồn lực sẵn có ở

địa phương đã tạo ra các tác động ngoại lai

Thứ năm, các DNNVV ngày càng có nhiều khả năng ứng dụng công

nghệ hiện đại vào hoạt động của mình nhờ đó đạt được năng suất lao độngcao, và cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt

Ngoài những đặc điểm mang tính ưu điểm như trên, các DNNVV ở cácnước cũng có nhiều điểm hạn chế chung so với các doanh nghiệp có qui mô lớn

2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế

Thứ nhất, sự xuất hiện các DNNVV đóng vai trò rất quan trọng trong

việc tạo ra động lực phát triển kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng vàphát triển nhanh, bền vững

Thứ hai, khuyến khích sáng tạo và nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh Thứ ba, DNNVV cung cấp một khối lượng lớn sản phẩm và lao vụ, đa

dạng và phong phú về chủng loại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Thứ tư, DNNVV góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự phát triển

cân bằng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ

Thứ năm, các DNNVV đã góp phần huy động những tiềm năng về

nhân tài, vật lực vào phát triển kinh tế, khai thác một cách hiệu quả mọinguồn lực trong xã hội

Thứ sáu, DNNVV góp phần tăng nguồn hàng xuất khẩu và tăng nguồn

thu cho NSNN

Thứ bảy, DNNVV góp phần hỗ trợ đắc lực cho các DN có qui mô lớn,

là cơ sở để hình thành những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn mạnhtrong phát triển kinh tế thị trường

2.2 QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 2.2.1 Khái niệm quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trang 13

Quản lý thuế đối với DNNVV là sự tác động có chủ đích của các cơquan chức năng trong bộ máy nhà nước đối với quá trình thực hiện nghĩa

vụ thuế của các DNNVV nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách và đạt đượccác mục tiêu nhà nước đặt ra

Khái niệm trên cho thấy, về nội hàm, quản lý thuế đối với doanh nghiệpnhỏ và vừa có các khía cạnh chủ yếu sau: Quản lý thuế đối với doanh nghiệpnhỏ và vừa là một trong các hoạt động quản lý thuế; Chủ thể của quản lý thuếđối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền; Đối tượng quản lý là các doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.2.2 Mục tiêu quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thứ nhất, quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm bảo

nguồn thu từ thuế phải được tập trung một cách chính xác, đầy đủ, kịp thờicho ngân sách quốc gia

Thứ hai, quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa phải nhằm

nâng cao tính hiệu quả và tính hiệu lực của quản lý nói chung

Thứ ba, quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có tác động

tích cực đến sự phát triển kinh tế, đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu, phát huyvai trò tích cực của hệ thống thuế trong đời sống kinh tế - xã hội

Thứ tư, quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa hướng đến sự

tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế của người nộp thuế, giảm thiểu được cáchành vi vi phạm pháp luật và phản ánh kịp thời các yêu cầu của xã hội, cácbất cập trong chính sách để có sự điều chỉnh kịp thời

2.2.3 Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa tác động đến quản lý thuế

Đặc trưng cơ bản của các DNNVV đó là: (1) số lượng doanh nghiệplớn, tốc độ gia tăng nhanh; (2) quy mô vốn và lao động nhỏ; (3) chủ yếu là

DN thuộc khu vực tư nhân; (4) trình độ công nghệ và quản lý lạc hậu, kinhnghiệm hoạt động còn hạn chế Những đặc trưng cơ bản này làm choDNNVV có một số lợi thế và bất lợi

Tuy nhiên, xét trên góc độ quản lý thuế, các đặc điểm của DNNVVcũng có một số tác động nhất định - cả thuận lợi và khó khăn - đến công tácquản lý, tạo ra sự khác biệt căn bản về quản lý đối với các DNNVV và cácđối tượng nộp thuế khác Cụ thể:

Thuận lợi: Các DNNVV có qui mô vốn và doanh thu nhỏ, lao động ít,

hoạt động sản xuất kinh doanh không phức tạp nên công tác kiểm tra của

cơ quan thuế dễ dàng hơn

Khó khăn: Thứ nhất, DNNVV chiếm số lượng lớn trên thị trường với

tốc độ gia tăng cao, gây nhiều áp lực cho công tác quản lý thuế trong điềukiện nguồn lực có hạn; Thứ hai, đa số các DNNVV là các doanh nghiệp

Trang 14

thuộc khu vực tư nhân có trình độ quản lý và trình độ cán bộ kế toán hạnchế, tổ chức bộ máy kế toán đơn giản nên tính tuân thủ thuế thấp, chi phítuân thủ cao; Thứ ba, do trình độ công nghệ và phương pháp quản lý lạchậu nên việc ứng dụng các tiến bộ trong quản lý thuế gặp nhiều trở ngại.

2.2.4 Nội dung quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở cơ quan thuế cấp Cục

2.2.4.1 Xây dựng chiến lược thuế

Chiến lược thuế có vai trò: Định hướng hoạt động dài hạn và là cơ sở cho

việc QLT; Chiến lược thuế sẽ giúp đạt được hiệu quả và hiệu lực trong QLTbằng việc tạo ra tiền đề để huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả.Hoạch định chiến lược thuế đúng đắn phải đảm bảo 04 nguyên tắc.Tiêu chí đánh giá hoạch định chiến lược thuế là tập hợp các chỉ số địnhtính, định lượng làm căn cứ nhận định, đánh giá về tiến độ, những tác độngtích cực, tiêu cực của chiến lược đến hoạt động thu NSNN

2.2.4.2 Tuyên truyền hỗ trợ NNT

Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT là toàn bộ các hoạt động trợ giúpcho các tổ chức, cá nhân để họ hiểu về chính sách pháp luật thuế và tựnguyện tuân thủ đúng pháp luật về thuế Hoạt động tuyên truyền về thuế làviệc sử dụng các hình thức thông tin liên lạc để truyền tải các chính sách,pháp luật về thuế cho NNT nhằm nâng cao hiểu biết của người nộp thuế vàcộng đồng xã hội về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của họ

2.2.4.3 Quản lý kê khai, nộp thuế

Nội dung công tác quản lý kê khai, nộp thuế bao gồm những vấn đềchủ yếu sau: Thứ nhất, quản lý người khai thuế; Thứ hai, quản lý hồ sơ khaithuế; Thứ ba, quản lý thời hạn kê khai thuế

2.2.4.4 Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

QLN và CCT đối với các DNNVV là một chức năng của hoạt động QLTnhằm đảm bảo thu được ngay số tiền thuế từ các DN cho NSNN khi mà họkhông kê khai thuế hoặc không nộp các khoản thuế theo quy định của Luật, vàcác hoạt động để khuyến khích việc tuân thủ theo pháp luật trong tương lai

2.2.4.5 Thanh tra, kiểm tra

Thanh tra thuế có thể được hiểu là việc kiểm tra xem đối tượng nộpthuế có kê khai, báo cáo chính xác nghĩa vụ thuế của mình và thực hiện đầy

đủ các nghĩa vụ bắt buộc đã đặt ra hay không

2.2.5 Các tiêu chí đánh giá quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ

và vừa

2.2.5.1 Các tiêu chí định tính

Thứ nhất, sự tăng trưởng, ổn định và bền vững của nguồn thu từ thuế

đối với DNNVV cho NSNN

Ngày đăng: 20/10/2024, 16:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w