Khái niệmCán cân thanh toán Balance of Payments, BOP là một bảng dữ liệu cungcấp thông tin về kết quả của các giao dịch quốc tế của một quốc gia với phầncòn lại của thế giới thể hiện qua
Trang 1A Khái niệm và ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế
I Khái niệm
Cán cân thanh toán (Balance of Payments, BOP) là một bảng dữ liệu cung cấp thông tin về kết quả của các giao dịch quốc tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới thể hiện qua hai tài khoản chính đó là tài khoản vãng lai (CA)
và tài khoản vốn và tài chính (KA)
+ Tài khoản vãng lai ghi chép tất cả giao dịch hàng hóa và dịch vụ như giá trị xuất khẩu, nhập khẩu, các khoản nhận hay thanh toán thu nhập
+ Tài khoản vốn và tài chính ghi chép các khoản vay hay cho vay nước ngoài, các dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp với nước ngoài diễn ra trong một thời kỳ cụ thể - thường là một năm Theo quy ước, các giao dịch dẫn đến việc cư dân, tổ chức nước ngoài trả tiền cho cư dân và tổ chức trong nước được ghi
“có” hoặc đánh dấu cộng, còn các giao dịch dẫn đến việc cư dân và tổ chức trong nước trả tiền cho cư dân, tổ chức nước ngoài được ghi “nợ” hoặc đánh dấu trừ
II Ý nghĩa kinh tế
- Về mặt kỹ thuật, cán cân thanh toán quốc tế phản ánh tất cả các luồng hàng hóa, dịch vụ, đầu tư của một nước với các nước khác trên thế giới trong một thời kỳ nhất định
- Về mặt ý nghĩa kinh tế, tình trạng của BOP (thâm hụt hay thặng dư) thể hiện trạng thái của nền kinh tế Cụ thể:
+ Thứ nhất, BOP cung cấp những thông tin liên quan đến cung và cầu tiền
tệ của một quốc gia
+ Thứ hai, dữ liệu trên BOP có thể được sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của một quốc gia
Trang 2+ Thứ ba, thâm hụt hay thặng dư BOP có thể làm tăng khoản nợ nước ngoài hoặc gia tăng mức dự trữ ngoại tệ, tức là thể hiện mức độ bất ổn hay an toàn của nền kinh tế
+ Thứ tư, thâm hụt hay thặng dư BOP phản ánh hành vi tiết kiệm, đầu tư
và tiêu dùng của nền kinh tế
→Như vậy, BOP không chỉ thể hiện thực trạng kinh tế đối ngoại của quốc gia
mà còn phản ánh một cách khái quát các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô như chính sách thương mại, chính sách tiền tệ (tỷ giá, lãi suất), chính sách đầu tư và tiết kiệm, chính sách cạnh tranh… Bởi vậy mức độ chính xác và khách quan về
số liệu trên các hạng mục của BOP có tác dụng giúp cho các nhà lãnh đạo Nhà nước hoạch định đúng hướng các mục tiêu phát triển kinh tế và có khả năng điều chỉnh theo xu hướng phát triển kinh tế từng thời kỳ
B Cấu trúc cán cân thanh toán (Balance of Payments)
I Tài khoản vãng lai (Current account balance)
1 Khái niệm
Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người
cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước
+ Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ)
+ Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen)
→Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ
2 Các bộ phận chính
a Cán cân thương mại: Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa (Trade Balance)
Trang 3- Cán cân thương mại còn gọi là cán cân hữu hình, vì nó phản ánh chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và chi từ nhập khẩu hàng hóa Xuất khẩu làm phát sinh cung ngoại tệ và cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối nên được ghi
“Có” (+) trong cán cân thanh toán Nhập khẩu làm phát sinh cầu ngoại tệ và cung nội tệ nên được ghi “Nợ” (-) Khi thu nhập từ xuất khẩu lớn hơn chi cho nhập khẩu thì cán cân thương mại thặng dư
- Cán cân thương mại là bộ phận quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cán cân thanh toán vãng lai vì phần lớn thu chi quốc tế của một quốc gia là thu chi xuất nhập khẩu hàng hóa
- Nhân tố tác động tới cán cân thương mại: Tỷ giá, Lạm phát, Chính sách thương mại quốc tế, Thu nhập của người tiêu dùng, Chênh lệch giá cả trong và ngoài nước
b Cán cân dịch vụ (Service Balance)
- Bao gồm các khoản thu, chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, y tế,… và các hoạt động dịch vụ khác giữa người cư trú và không cư trú Các dịch vụ cung ứng cho người không cư trú sẽ làm tăng cung ngoại tệ, được ghi vào bên “Có” (+) và ngược lại, các dịch vụ nhận cung ứng phát sinh cầu ngoại tệ sẽ ghi vào bên “Nợ” (-)
- Giá trị dịch vụ xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố bao gồm: Thu nhập, tỷ giá, giá cả dịch vụ, và các yếu tố về tâm lý, chính trị, xã hội
c Cán cân thu nhập (Income Balance)
- Bao gồm thu nhập thu được từ 2 yếu tố sản xuất: lao động và vốn Thu nhập từ lao động gọi là thu nhập của người lao động, thu nhập từ vốn gọi là thu nhập đầu tư
- Thu nhập của người lao động là các khoản tiền lương, thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vạt do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại
- Thu nhập đầu tư gồm:
Trang 4+ Thu nhập đầu tư trực tiếp: các khoản thu nhập và phân phối các khoản thu nhập tái đầu tư
+ Thu nhập đầu tư từ giấy tờ có giá: thu nhập được do việc nắm giữ cổ phần, trái phiếu, giấy tờ có giá và các công cụ tài chính khác
+ Thu nhập đầu tư khác: các khoản thu về tài sản của người cư trú, gồm các khoản vay ngắn và dài hạn, các tài sản khác; các khoản nợ cho người không
cư trú, gồm các khoản vay, tiền gửi, các công cụ khác, các khoản chi lãi liên quan tới việc sử dụng tín dụng của quỹ vay,…
- Các khoản thu nhập của người cư trú được trả bởi người không cư trú sẽ làm tăng cung ngoại tệ nên được ghi vào bên “Có” (+) Ngược lại các khoản chi trả cho người không cư trú sẽ làm phát sinh cầu ngoại tệ, sẽ được ghi vào bên
“Nợ” (–)
- Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thu nhập bao gồm quy mô thu nhập (mức tiền lương, thưởng, tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động đầu tư và lãi suất) và các yếu tố thuộc môi trường kinh tế, chính trị, xã hội
d Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Unilateral transfers)
- Ghi chép các chuyển giao không hoàn lại (viện trợ, quà tặng, quà biếu và các chuyển giao khác bằng tiền hoặc hiện vật) giữa người cư trú và người không
cư trú
- Các khoản thu (nhận) phát sinh cung ngoại tệ/cầu nội tệ nên được ghi vào bên “Có” (+) Ngược lại, các khoản chi (cho) phát sinh cầu ngoại tệ/cung nội tệ nên được hạch toán vào bên “Nợ” (-)
- Quy mô và tình trạng cán cân chuyển giao vãng lai một chiều phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế, tâm lý, tình cảm, chính trị –
xã hội và ngoại giao giữa các nước
Thực trạng cán cân thanh toán của Việt Nam giai đoạn 2013-2017
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và
Trang 5cán cân thương mại từ 6 tháng đầu năm giai đoạn 2013-2017
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trang 6
- BOP của Việt Nam duy trì thặng dư trong phần lớn thời gian của 17 năm qua, nhưng các yếu tố ảnh hưởng trước và sau 2010 là khác nhau Cán cân tài khoản vãng lai chuyển hóa từ thâm hụt trong giai đoạn 2002-2010 sang thặng dư
kể từ năm 2011, nhấn mạnh sự gia tăng tầm quan trọng của thương mại trong BOP của Việt Nam, khi nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào sản xuất phục vụ xuất khẩu
- Từ những diễn biến thực tế của tình hình thâm hụt vãng lai và thương mại của Việt Nam giai đoạn trước năm 2011 và sự chuyển sang trạng thái thặng dư được duy trì trong giai đoạn 2012 - 2014 nhưng đã giảm mạnh vào năm 2015; trước dự báo khó khăn về nền kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2016, khả năng tăng lãi suất đồng Đô la Mỹ (USD) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), tác động việc gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN và tham gia Hiệp định TPP,… nhiều chuyên gia cho rằng áp lực tiếp tục phá giá Đồng Việt Nam (USD/VND) là không nhỏ, tình trạng thâm hụt thương mại và thâm hụt vãng lai sẽ xuất hiện trở lại từ năm 2016
- Năm 2016, cán cân thanh toán của Việt Nam chuyển sang thặng dư đến 8,4 tỷ USD sau khi thâm hụt 6 tỷ USD vào năm 2015 Lý do chính của sự chênh lệch lớn này là cán cân thương mại thâm hụt 3,6 tỷ USD năm 2015 nhưng chuyển sang thặng dư 2,5 tỷ USD năm 2016 (số liệu của Tổng cục Hải quan) Ngoài ra, tài khoản tài chính tăng mạnh từ 1,6 tỷ USD năm 2015 lên 10 tỷ USD năm 2016 cũng khiến cán cân thanh toán có sự biến động mạnh
- Sản xuất trong nước cũng như thế giới và nhu cầu tiêu thụ thấp đã khiến tăng trưởng chậm lại Bên cạnh việc dòng vốn FDI tiếp tục dồi dào nhờ một loạt các hiệp định thương mại song phương và hiệp định thương mại tự do, thâm hụt các khoản đầu tư khác năm 2016 giảm mạnh so với năm 2015 (bao gồm tiền và tiền gửi tiết kiệm, cho vay, tín dụng thương mại, và các khoản phải thu/phải trả
Trang 7khác) cũng giúp giảm thâm hụt tài khoản tài chính Tuy tiền gửi thông thường chiếm phần lớn mục này, tiếp tục chảy khỏi Việt Nam năm 2016 nhưng tình hình kinh tế tích cực với tỷ giá ngoại hối và lãi suất ổn định đã giúp hạn chế tình trạng rút vốn Sau khi thâm hụt nhẹ 65 triệu USD năm 2015, có thể do đồng VND trượt giá đáng kể sau khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ hồi tháng 08/2015, đầu tư gián tiếp trở lại thặng dư nhẹ 228 triệu USD năm 2016
- Năm 2017, theo số liệu của NHNN Việt Nam, cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục thặng dư 2.302 triệu USD trong quý 3 sau khi thặng dư 1.061 triệu USD trong quý 2 và 1.448 triệu USD trong quý đầu năm
Theo đó, trong quý 3, cán cân vãng lai thặng dư 4.300 triệu USD Trong đó hàng hóa ròng thặng dư 5.222 triệu USD, dịch vụ ròng thâm hụt 1.059 triệu USD, thu nhập đầu tư ròng thâm hụt 2.105 triệu USD, chuyển giao vãng lai ròng thặng
dư 2.242 triệu USD
Bên cạnh đó, cán cân tài chính cũng thặng dư 3.000 triệu USD Trong đó, đầu tư trực tiếp ròng thặng dư 3.790 triệu USD; đầu tư gián tiếp ròng thặng dư
370 triệu USD; đầu tư khác ròng thâm hụt 1.160 triệu USD Khoản mục lỗi và sai sót trong quý này đạt 4.998 triệu USD
Như vậy cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục thặng dư 2.032 triệu USD trong quý 3, nâng mức thặng dư trong 3 quý đầu năm lên 4.541 triệu USD
II Tài khoản vốn và tài chính (Capital and financial account balance)
1 Khái niệm
a Tài khoản vốn (còn gọi là cán cân vốn) là một bộ phận của cán cân thanh toán của một quốc gia Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác
Trang 8b Tài khoản tài chính (hay tài khoản đầu tư) là một bộ phận của tài khoản vốn ghi lại những giao dịch về tài sản tài chính
c Khi những tuyên bố về tài sản nước ngoài của người sống trong nước lớn hơn tuyên bố về tài sản trong nước của người sống ở nước ngoài, thì quốc gia có thặng dư tài khoản vốn (hay dòng vốn vào ròng) Theo quy ước, dòng vốn vào ròng phải bằng thâm hụt tài khoản vãng lai
3 Nội dung
Cán cân vốn và tài chính được chia thành hai mục đích khác nhau
a Nhằm mục đích thống kê
1 Cán cân vốn
+ Chuyển giao vốn
+ Tài sản phi tài chính, phi sản xuất
2 Cán cân tài chính
+ Đầu tư trực tiếp.
Là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh mở tại một ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 của thông tư 19/2014/TT-NHNN
+ Đầu tư vào giấy tờ có giá.
Biểu thị các giao dịch liên quan đến tài sản tài chính dài hạn ( cổ phiếu, trái phiếu), các công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ tài chính phái sinh
+ Đầu tư khác
Phản ánh tất cả các giao dịch không được coi là đầu tư trực tiếp và đầu tư vào giấy tờ có giá Đầu tư khác bao gồm các giao dịch về tín dụng thương mại,
sử dụng tín dụng của IMF, cá khoản tín dụng khác, tiền và tiền gửi
Trang 9b Nhằm mục đích phân tích kinh tế.
+ Cán cân vốn dài hạn: Ghi chép các luồng vốn dài hạn (có kỳ hạn 1 năm trở lên) chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia
+ Cán cân vốn ngắn hạn: Ghi chép các luồng vốn ngắn hạn chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia, bao gồm nhiều hạng mục, chủ yếu là tín dụng thương mại ngắn hạn, hoạt động tiền gửi, mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn, các khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn, kinh doanh ngoại hối,…
+ Chuyển giao vốn một chiều: Gồm các khoản cho, tặng, viện trợ không hoàn lại và các khoản nợ được xóa
Tài khoản vốn và tài chính của Việt Nam giai đoạn 2013-2017.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung 12 tháng năm 2017, vốn FDI vào Việt Nam đạt 35,88 tỷ USD - mức cao nhất từ năm 2009 Tính đến 20/12, Việt Nam có 2.591 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 21,27 tỷ USD, tăng 42,3% so với cùng
kỳ năm 2016
Trang 102013 2014 2015 2016 2017
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Vốn FDI đăng kí vào Việt Nam từ 2013-2017 Đơn vị: tỷ USD (trích báo Cafef).
Bên cạnh đó, cả nước có 1.188 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm xấp xỉ 8,41 tỷ USD, tăng 49,2% và 5.002 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 6,19
tỷ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ ngoái Tính chung, tổng vốn FDI vào Việt Nam năm 2017 đạt 35,88 tỷ USD, tăng 44,4% so với năm 2016
III Nhầm lẫn và sai sót ( OM )
Nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của khoản mục nhầm lẫn và sai sót:
- Các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú rất phong phú và đa dạng do vậy có thể xảy ra thiếu sót trong quá trình thống kê và ghi chép
- Nhiều số liệu được thu thập dựa trên cơ sở lấy mẫu có tính chất dự đoán
từ nhiều nguồn riêng biệt khác nhau, do đó có một số sai sót là không thể tránh khỏi
Trang 11- Nhằm trốn thuế nên một số giao dịch được khai báo với giá trị sai khác so với thực tế (ví dụ khai giảm giá trị hóa đơn xuất khẩu và/hoặc giá trị hóa đơn nhập khẩu)
- Không thể thống kê được các giao dịch kinh tế ngầm, không chính thức
IV Cán cân tổng thể (Overall BOP)
- Cán cân tổng thể bằng tổng của cán cân vãng lai, cán cân vốn, và hạng mục nhầm lẫn sai sót trong thống kê
- Ta có:
Cán cân tổng thể = CA + K + OM
CA – Cán cân vãng lai
K – Cán cân vốn
OM – Nhầm lẫn và sai sót
1 Thâm hụt và thặng dư cán cân tổng thể
- Tình trạng của cán cân tổng thể là rất quan trọng và tác động trực tiếp đến nền kinh tế và sự vận hành các chính sách vĩ mô, đặc biệt khi cán cân tổng thể ở tình trạng thâm hụt
- Các giải pháp cân bằng đối với cán cân tổng thể khi ở tình trạng thặng dư không những không khó mà luôn mang lại những hiệu ứng tích cực, kể cả trong ngắn hạn và dài hạn
- Ngược lại, các biện pháp cân bằng khi ở tình trạng thâm hụt không những khó khăn hơn mà tác động mặt trái thường rất nặng nề, thậm chí có thể mang lại những hậu quả trong dài hạn
- Cân bằng cán cân tổng thể cần lựa chọn và thực hiện các giải pháp một cách hết sức thận trọng
2 Cân bằng cán cân tổng thể khi thặng dư
Trang 12- Tăng nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng và tư liệu sản xuất
- Giảm xuất khẩu đặc biệt là nguyên liệu thô Tăng xuất khẩu vốn ra nước ngoài
- Trả nợ nước ngoài hoặc mua lại các khoản nợ Tăng dự trữ quốc tế
3 Cân bằng cán cân tổng thể khi thâm hụt
- Vận hành chính sách thương mại quốc tế theo hướng tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu: giới hạn của chính sách bảo trợ
- Vận hành chính sách tài khóa theo hướng thắt chặt Ngân sách Nhà nước: chính sách “thắt lưng buộc bụng”
- Vận hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt mức cung tiền tệ
- Phá giá tiền tệ để thúc đẩy lượng xuất khẩu đồng thời giảm lượng nhập khẩu: giới hạn của phá giá tiền tệ
- Giảm dự trữ quốc tế thông qua bán các giấy tờ có giá và xuất khẩu vàng
- Vay nợ nước ngoài để thanh toán các khoản chi trả và đến hạn trả: đảo nợ
và sự gia tăng nợ (thâm hụt) trong dài hạn
- Tuyên bố tình trạng vỡ nợ hay mất khả năng trả nợ nước ngoài