1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CẬP NHẬT CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2019 - 2021

28 1 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cập Nhật Chỉnh Lý Biến Động Hồ Sơ Địa Chính Tại Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai Giai Đoạn 2019 - 2021
Tác giả SVTH
Trường học Trường Đại học Lâm nghiệp
Chuyên ngành Quản Lý Đất Đai
Thể loại Graduation Project
Năm xuất bản 2021
Thành phố Biên Hòa
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 776,66 KB

Nội dung

Kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn 2019-2021 tại thành phố Biên Hòa có tổng số biến động là 131.067 hồ sơ. Trong đó số hồ sơ biến động thế chấp, xóa thế chấp là nhiều nhất với tổng số 66.641 hồ sơ, tiếp đến là biến động do thực hiện chuyển quyền sử dụng đất (với 33.823 hồ sơ) và một số biến động khác như biến động do chuyển mục đích sử dụng đất, biến động do Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho việc xây dựng các dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương… Quá trình thực hiện đăng ký biến động tại thành phố Biên Hòa được đánh giá thông qua ý kiến của người sử dụng đất đến thực hiện các thủ tục đăng ký biến động có sự khác nhau giữa các chỉ tiêu. Về thủ tục hành chính được đánh giá chủ yếu là bình thường (trên 50%). Về các văn bản pháp luật liên quan được người sử dụng đất đánh giá là biết 1 phần (chiếm 55%) và hầu hết nguồn thông tin đều được tra cứu trên mạng (chiếm 45%) hoặc tại Văn phòng Đăng ký đất đai (35%). Về cơ sở hạ tầng được đánh giá tốt (chiếm 70) còn phí và lệ phí được đánh giá là cao và bình thường (với tỷ lệ bằng nhau 40%). Ngoài ra, đánh giá về cán bộ chuyên môn được người sử dụng đất đánh giá không có trường hợp nào là kém. Hơn nữa, quá trình thực hiện đăng ký biến động còn tồn tại một số những hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện công tác đăng kí biến động đất đai trên địa bàn thành phố Biên Hòa.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

Trang 2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 2

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

1.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 10

1.2.2 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 10

1.3 Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu 11

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 11

2.1.Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu 11

2.2 Kết quả chỉnh lý biến động đất đai tại thành phố Biên Hòa giai đoạn 2019 -2021 12

2.3 Các hình thức biến động đất đai 13

2.4 Kết quả chỉnh lý biến động theo đơn vị hành chính (29 phường và 1 xã) 14

2.5 Kết quả chỉnh lý biến động theo thời gian (2019-2021) 15

2.6 Đánh giá của người sử dụng đất về quá trình thực hiện chỉnh lý biến động đất đai tại thành phố Biên Hòa 17

2.6.1 Đánh giá về quy trình thực hiện thủ tục hành chính 17

2.6.2 Đánh giá về các văn bản pháp luật liên quan 18

2.6.3.Đánh giá về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất tại khu vực tiếp nhận thủ tục hành chính 20

2.6.4.Đánh giá về các loại phí và lệ phí 20

2.6.5.Đánh giá về trình độ chuyên môn và năng lực của cán bộ 21

CHƯƠNG 3:ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA 23

3.1.Thuận lợi 23

3.2 Khó khăn 23

3.3 Đề xuất giải pháp 23

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất nước đang trong tiến trình hội nhập quốc tế, xu hướng hợp tác đầu tưngày càng mở rộng, lực lượng vật chất đầu tư vào đất đai ngày một tăng cườngnhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng đất Do đó, mối quan hệ giữachủ thể sử dụng đất với đất đai ngày càng có nhiều biến đổi phức tạp Chính vấn đềnày đã gây áp lực lớn đối với công tác quản lý, lưu trữ, cập nhật thông tin chỉnh lýbiến động đất đai trên bản đồ và hệ thống HSĐC

Hiện nay nhiều ngành, lĩnh vực đang áp dụng công nghệ thông tin vào côngtác quản lý cũng như các hoạt động khác của ngành mình nhằm theo kịp với thờiđại “máy tính hóa” như hiện nay Tuy nhiên, ở nước ta việc ứng dụng công nghệtrong quản lý thông tin đất đai chưa thực sự đồng bộ, thống nhất và còn ở trình độthấp, đặc biệt là ở cấp cơ sở Một số địa phương còn quản lý hồ sơ sổ sách, bản đồgiấy cồng kềnh, khó khăn cho việc quản lý, lưu trữ, xử lý và truy cập thông tin.Biên Hòa là đô thị cấp vùng loại I, có tốc độ đô thị hóa rất cao, trên 70% Sau

22 năm là đô thị loại II, đến nay, thành phố Biên Hòa đã trở thành đô thị khangtrang với hạ tầng ngày càng phát triển, là đô thị đông dân thứ 3 cả nước với trên 1triệu người (sau TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh), có thu nhập bình quân đầungười (GDP) cao gấp hơn 2 lần so với trung bình cả nước Hàng năm có hàngchục ngàn lao động di cư đến Biên Hòa đã khiến dân số thành phố tăng chóngmặt, gây áp lực lên hạ tầng, vấn đề giải quyết việc làm và vấn đề biến động đấtđai Việc biến động đất đai cần được thực hiện và phải được người sử dụng đấtđai chỉnh lý khi có thay đổi trong quá trình sử dụng đất bao gồm biến động về quyền

sử dụng đất, về chủ sử dụng đất, về thửa đất… Chỉnh lý quyền sở hữu tài sản gắnliền với đất thực chất là việc ghi vào hồ sơ địa chính về quyền sở hữu tài sản gắnliền với đất đối với một thửa đất xác định và cấp giấy chứng nhận (GCN) đối vớitài sản gắn liền với thửa đất đó nhằm chính thức xác lập quyền và nghĩa vụ củachủ sở hữu tài sản gắn liền với đất

Chỉnh lý đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghinhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác

Trang 4

gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính [2].Hiện nay quá trình thực hiện chỉnh lý biến động đất đai tại Biên Hòa được thựchiện với nhiều cách thức biến động đa dạng và phong phú Công tác thẩm định hồ

sơ chỉnh lý biến động được thuận lợi và nhanh chóng không cần phải tìm kiếm tracứu hồ sơ giấy (vấn đề này thực hiện luôn trên hệ thống) [3] Tuy nhiên, quá trìnhthực hiện còn tồn tại một số bất cập Do vậy, việc nghiên cứu kết quả chỉnh lýbiến động đất đai tại Biên Hòa là rất cần thiết Đây là cơ sở giúp hoàn thiện vànâng cao tính hiệu quả của công tác chỉnh lý biến động đất đai nói riêng và côngtác quản lý Nhà nước về đất đai tại thành phố Biên Hòa nói chung

Trang 5

PHẦN 1 TỔNG QUAN 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Biến động đất đai

Biến động đất đai là quá trình sử dụng của người sử dụng đất làm thay đổi hìnhthể,kích thước của thửa đất,mục đích sử dụng của thửa đất…so với hiện trạng banđầu.Nguyên nhân biến động đất đai là do nền kinh tế phát triển về mọi mặt dẫn đếnnhu cầu về đất đai rất lớn,chẳng hạn như từ đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nôngnghiệp được sử dụng vào mục đích xây dựng các nhà máy,xí nghiệp ngày càng nhiều;đồng thời nhu cầu về đất ở ngày càng tăng cao.Từ đó,để Nhà nước quản lý về đất đaiđược chặt chẽ hơn thì công tác theo dõi,cập nhật chỉnh lý biến động của các cấp quản

lý ở địa phương là hết sức cần thiết

Mục đích của chỉnh lý biến động đất đai và chỉnh lý hồ sơ địa chính là nhằmđảm bảo cho hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất ngoài thựcđịa.Giúp nhà nước nắm chắc được quỹ đất và những thay đổi trong quá trình sử dụngđất để tiến hành thu các loại thuế phù hợp đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng củangười sử dụng đất.Vì vậy,cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải quản lý được cả babiến động là:biến động hợp pháp,biến động chưa hợp pháp và biến động không hợppháp.Tuy nhiên,hồ sơ địa chính chỉ được chỉnh lý cho những truờng hợp biến độnghợp pháp

Biến động hợp pháp:người sử dụng đất xin chỉnh lý biến động đất đai và đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Biến động chưa hợp pháp:Nguời sử dụng đất xin chỉnh lý biến động đất đai

nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

Biến động không hợp pháp:Người sử dụng đất không khai báo khi có biến

động hoặc khai báo không đúng quy định của pháp luật

Thẩm quyền chỉnh lý biến động đất đai

Văn phòng chỉnh lý quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường chịutrách nhiệm chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính gốc

Văn phòng chỉnh lý quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên - Môi trường vàcán bộ địa chính xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm chỉnh lý, cập nhật bản sao hồ

Trang 6

sơ địa chính.

Chỉnh lý biến động đất đai phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Thủ tục chỉnh lý biến động chỉ thực hiện đối với những người sử đất đã đượccấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật

- Những trường hợp đã biến động kể từ sau khi được cấp giấy thì phải là thủtục để chỉnh lý biến động

- Chỉnh lý biến động,chỉnh lý hồ sơ địa chính được tổ chức thực hiện theo chế

độ sau:

+ Tổ chức chỉnh lý biến động,chỉnh lý biến động thường xuyên

+ Định kỳ 05 năm một lần,các địa phương phải thực hiện tổng kiểm tratình hình biến động đất đai

- Các cơ quan chỉnh lý biến động có trách nhiệm cung cấp dịch vụ và hướngdẫn người sử dụng đất kê khai,nộp hồ sơ đầy đủ, đúng nơi quy định

- Hồ sơ chuyển đổi,chuyển nhượng,cho thuê,cho thuê lại,thừa kế,thế chấpquyền sử dụng đất và chỉnh lý biến động đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của cấpnào được quản lý ở cơ quan Địa chính cấp đó trong thời gian không quá 12 tháng;sau

đó phải chuyển về Trung tâm lưu trữ Địa chính để lưu trữ

Khái niệm hồ sơ địa chính

HSĐC là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ,sổ sách,chứng thư,v.v… chứa đựngnhững thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế xã hội,pháp lý của đất đai đượcthiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, chỉnh lý đất đai ban đầu,chỉnh lýbiến động đất đai,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phục vụ yêu cầu quản lý đấtđai

Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính

Trang 7

+ Giữa bản gốc và các bản sao của HSĐC.

+ Giữa HSĐC với GCN và hiện trạng sử dụng đất

Trách nhiệm lập hồ sơ địa chính

- Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo lập và nghiệm

thu xác nhận HSĐC ở địa phương

- VPĐK cấp tỉnh chịu trách nhiệm lập bản đồ, sổ địa chính, sổ mục kê gốc và

làm 2 bản sao cho VPĐK cấp huyện và UBND xã; Lập và theo dõi biến động đất đai

- VPĐK được phép thuê tổ chức tư vấn thực hiện lập bản đồ địa chính, sổ mục

kê đất đai

- Trường hợp trích đo thì VPĐK chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng trước khi

sử dụng

Phân cấp quản lý hồ sơ địa chính

- VPĐK quyền sử dụng đất thuộc Sở quản lý : HSĐC gốc; Tài liệu liên quan của

đối tượng thuộc thẩm quyền cấp GCN của cấp tỉnh (Bản lưu GCN, hồ sơ xin cấpGCN, hồ sơ xin chỉnh lý biến động của cấp tỉnh)

- VPĐK quyền sử dụng đất thuộc Phòng TN&MT quản lý HSĐC (bản sao); tài

liệu liên quan của đối tượng thuộc thẩm quyền cấp GCN của cấp huyện (bản lưuGCN, hồ sơ xin cấp GCN, hồ sơ xin chỉnh lý biến động, GCN thu hồi, bản trích saoHSĐC đã chỉnh lý)

- UBND cấp xã quản lý các tài liệu: Bản sao HSĐC, bản trích sao HSĐC đã

chỉnh lý

Các tài liệu hồ sơ địa chính

Bản đồ địa chính

Khái niệm

- BĐĐC là sự thể hiện bằng số hay trên các vật liệu như giấy, điamat, hệ

thống các thửa đất của từng chủ sử dụng và các yếu tố được quy định cụ thể theo hệthống không gian, thời gian nhất định và chịu sự chi phối của pháp luật

Đặc điểm của bản đồ địa chính

- BĐĐC là bản đồ chuyên ngành phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai

Trang 8

- BĐĐC lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gọi tắt là bản đồ địa

chính) và được thống nhất trong cả nước

- BĐĐC được biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa chính cơ sở theo từng đơn vị hành

chính xã, phường, thị trấn được đo vẽ bổ sung để vẽ trọn các thửa đất, xác định loạiđất của mỗi thửa theo chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng trong mỗi mảnh bản đồ

và được hoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong HSĐC

- BĐĐC lập theo tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất do bộ Tài nguyên Môi trường

quy định, trên tọa độ nhà nước

Nội dung bản đồ địa chính

- Điểm khống chế toạ độ,độ cao.

- Hệ thống giao thông: đường bộ đường sắt, cầu…

- Hệ thống thủy văn: sông ngòi, kênh rạch,suối,hệ thống thủy lợi gồm công

trình dẫn nước,đê,đập cống

- Địa vật quan trọng

- Mốc giới và chỉ giới quy hoạch, mốc giới hành lang an toàn công trình, điểm

tọa độ địa chính,địa danh và các ghi chú thuyết minh

Trang 9

được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận và được cơ quan địa chính cấp huyện,tỉnhduyệt.

Mục đích:

- Cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai

- Sổ địa chính được lập để chỉnh lý quyền sử dụng đất hợp pháp của các tổ

chức, hộ gia đình,cá nhân và để chỉnh lý đất chưa giao,chưa cho thuê sử dụng,làm cơ

sở để Nhà nước quản lý đất đai theo pháp luật

Nội dung

- Tên và địa chỉ người sử dụng đất

- Thông tin thửa đất:

- Những thay đổi trong quá trình sử dụng đất và ghi chú

+ Giá đất, tài sản gắn liền với đất

+ Những hạn chế về quyền sử dụng đất

+ Nghĩa vụ tài chính về đất đai chưa thực hiện

+ Những thay đổi trong quá trình sử dụng đất

Nguyên tắc lập sổ

- Sổ được lập, chỉnh lý theo thủ tục chỉnh lý đất đai.

- Thứ tự ghi vào sổ địa chính theo thứa tự cấp GCN.

- Sổ được lập thành các quyển riêng cho từng đối tượng

- Cách ghi cụ thể và ký hiệu được hướng dẫn sau mỗi trang bìa của mỗi quyển

sổ

Sổ mục kê đất đai

Trang 10

Khái niệm:

Sổ mục kê là sổ ghi các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không córanh giới khép kín trên bản đồ Sổ mục kê được lập từ bản đồ địa chính và các tài liệuđiều tra đo đạc ngoài thực địa Sổ mục kê lập để liệt kê toàn bộ thửa đất trong phạm vihành chính mỗi xã,phường,thị trấn về các nội dung: tên chủ sử dụng, diện tích, loại đất

để đáp ứng yêu cầu tổng hợp thống kê diện tích đất đai, lập và tra cứu, sử dụng các tàiliệu HSĐC một cách đầy đủ, thuận tiện,chính xác

+ Tên người sử dụng đất, quản lý và lọa đối tượng sử dụng quản lý

+ Mục đích sử dụng đất theo GCN,theo quy hoạch, theo kiểm kê và mục đích

cụ thể khác

- Đường giao thông, hệ thống thủy lợi,thủy văn, ghi ký hiệu,số thứ tự và tên đối

tượng có trên bản đồ

Nguyên tắc lập sổ:

- Lập chung cho các tờ bản đồ địa chính thuộc từng xã.

- Thứ tự vào sổ theo thứ tự số hiệu của tờ bản đồ đã đo vẽ.

- Mỗi tờ bản đồ vào theo thứ tự thửa đất, ghi hết các thửa đất thì để cách số

trang bằng 1/3 số trang đã ghi cho tờ đó, tiếp theo ghi các đối tượng theo tuyến, sau đómới vào sổ cho tờ bản đồ địa chính tiếp theo

Sổ theo dõi biến động đất đai

Khái niệm:

- Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ ghi những trường hợp chỉnh lý biến động

đất đai đã được chỉnh lý trên sổ địa chính

Trang 11

Mục đích:

- Để theo dõi tình hình chỉnh lý biến động về sử dụng đất,làm cơ sở để thực

hiện thống kê diện tích đất đai hàng năm

Nội dung

- Tên và địa chỉ người chỉnh lý biến động

- Thời điểm chỉnh lý biến động

- Số hiệu thửa đất có biến động

- Nội dung chỉnh lý biến động

Nguyên tăc lập sổ

- Sổ ghi đối với tất cả trường hợp đã được chỉnh lý trên sổ địa chính.

- Thứa tự ghi vào sổ theo thứ tự thời gian thực hiện việc chỉnh lý biến động.

- Nội dung thông tin vào sổ được ghi theo nội dung đã chỉnh lý trên sổ địa

chính

Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

- Sổ được lập để cơ quan địa chính thuộc UBND cấp có thẩm quyền cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất theo dõi,quản lý việc cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất ở cấp mình.Sổ được lập trên cơ sở sắp xếp theo thứ tự GCN quyền sử dụngđất đã cấp vào sổ.Cơ quan địa chính tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương,cơ quan địachính cấp huyện chịu trách nhiệm lập và giữ sổ cấp GCN quyền sử dụng đất cho cácđối tượng thuộc thẩm quyền cấp của mình

1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Các thông tin về số liệu thứ cấp: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sửdụng đất tại Biên Hòa, kết quả chỉnh lý biến động đất đai tại Biên Hòa được thu thậptại các phòng ban chức năng của thành phố Biên Hòa và các tạp chí chuyên ngành đãđược công bố

1.2.2 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Đề tài tiến hành thiết kế bộ phiếu điều tra phỏng vấn đối tượng là người sử dụngđất đã thực hiện chỉnh lý biến động trong giai đoạn 2019-2021 Thông tin thu thập chủ

Trang 12

yếu bao gồm: thông tin chung về người sử dụng đất, các tiêu chí đánh giá liên quanđến quá trình thực hiện chỉnh lý biến động đất đai của người dân: thủ tục hành chính;các văn bản pháp luật liên quan; cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất tại khu tiếp nhận thủtục hành chính; các loại phí, lệ phí; trình độ chuyên môn và năng lực của cán bộ Sốlượng, dung lượng mẫu điều tra (n) được xác định dựa trên công thức:

Trong đó: N là tổng số các hồ sơ chỉnh lý biến động đất đai tại thành phố BiênHòa (2019-2021); e là sai số cho phép (e= 10%) Theo số liệu điều tra cho thấy tronggiai đoạn từ 2019-2021 trên địa bàn thành phố có 131.067 hồ sơ thực hiện 6 hình thứcchỉnh lý biến động Áp dụng công thức (1) tính được số hộ cần phỏng vấn n = 99,92

Để đảm bảo dung lượng mẫu điều tra đề tài tiến hành phỏng vấn 100 người sử dụngđất thực hiện chỉnh lý biến động tại Biên Hòa trong giai đoạn 2019-2021 Trong đóvới biến động về chuyển quyền sử dụng đất và thế chấp - xóa thế chấp điều tra mỗibiến động 20 phiếu còn biến động về tách thửa, hợp thửa; chuyển mục đích sử dụngđất; cấp đổi, cấp lại và thu thồi đất mỗi hình thức điều tra 15 phiếu

1.3 Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu

Từ những số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp theo bảng trên Excel, sosánh kết quả chỉnh lý biến động đất đai qua các năm từ 2019 2021 So sánh ý kiếnđánh giá của người sử dụng đất về quá trình chỉnh lý biến động đất tại Biên Hòa giữacác chỉ tiêu đánh giá Ngoài ra phản ánh được kết quả chỉnh lý biến động đất đai tạiBiên Hòa Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn và nâng caokết quả chỉnh lý biến động đất đai tại Biên Hòa

Trang 13

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2.1.Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu

Thành phố Biên Hòa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; là thành phốcông nghiệp lớn của cả nước và là một trong những đầu mối giao thông quan trọngcủa vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, có vai trò, vị trí trọng yếu về an ninh, quốcphòng của khu vực miền Đông Nam Bộ Sơ đồ vị trí của thành phố Biên Hòa thể hiệntại Hình 1 Theo số liệu thống kê tính đến thời điểm 31/12/2021 tổng diện tích tựnhiên của thành phố Biên Hòa là 26.362,0 ha, trong đó đất nông nghiệp là 7.764,7 ha,chiếm 29,45%; đất phi nông nghiệp 18.597,4 ha, chiếm 70,55% diện tích tự nhiêntoàn thành phố Cụ thể cơ cấu sử dụng đất của thành phố thể hiện tại Hình 2

Trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021 tổng diện tích đất nông nghiêp củathành phố Biên Hòa có giảm do chuyển sang đất phi nông nghiệp và có sự thay đổitrong nội bộ đất nông nghiệp cụ thể: đất sản xuất nông nghiệp giảm 43,5 ha, đất nuôitrồng thủy sản giảm 1,3 ha, đất nông nghiệp khác giảm 1,3 ha (Hình 3) Với đất phinông nghiệp trong giai đoạn 2019-2021 tăng 46,1 ha chủ yếu tập trung vào đất ơ (tăng

11 ha) va đất chuyên dung ( tăng 35,2 ha) (đất san xuất kinh doanh PNN va đất côngtrınh công công) Trong thời gian này, xu hướng đất nông nghiệp chuyển sang đất phinông nghiệp để phục vụ cho phát triển đô thị đặc biệt là đất ở, phát triển hạ tầng, đấtsản xuất kinh doanh ngày một tăng Thành phố Biên Hòa có diện tích đất nông nghiệpchiếm trên 71% tổng diện tích tự nhiên, phân bố nhiều ở các phường, xã ven thànhphố Đa số là diện tích các loại đất dự trữ phát triển đô thị, có xu hướng chuyển đổimục đích sang đất phi nông nghiệp, một số diện tích đất được quy hoạch thực hiện các

dự án phát triển đô thị, công nghiệp, khu trung tâm thành phố, khu, cụm dân cư Dovậy, về cơ cấu diện tích đất nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ đầu tư phát

Trang 14

triển của đô thị Đây cũng chính là nguyên nhân làm gia tăng các trường hợp chỉnh lýbiến động đất đai tại thành phố Biên Hòa.

2.2 Kết quả chỉnh lý biến động đất đai tại thành phố Biên Hòa giai đoạn 2019 -2021

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, mọi thủ tục hành chính, các trình tự và các bướctiến hành thực hiện chỉnh lý biến động đất đai tại các địa phương và các đối tượng sửdụng đất (cá nhân và tổ chức) được quy định rõ tại Quyết định 3859/2021/QĐ-UBNDngày 6/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về công bố thủ tục hành chính mới banhành; thủ tục hành chính được sử đổi, bổ sung; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổsung; thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trưởng thuộc thẩmquyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, UBND cấp xãtỉnh Đồng Nai và Quyết định 4217/2021/QĐ-UBND ngày 8/10/2021 của UBND tỉnhĐồng Nai về việc phê duyệt quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính được banhành mới, thay thế, điều chỉnh lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyềngiải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện tỉnh Đồng Nai

2.3 Các hình thức biến động đất đai

Trong giai đoạn 2019-2021 để đáp ứng nhu cầu phát triển, thành phố Biên Hòa

đã sử dụng quỹ đất của địa phương phát triển với các mục đích khác nhau cũng như sựthay đổi sử dụng đất của các đối tượng sử dụng đất Do vậy, việc sử dụng đất cũng cónhiều biến động tập trung chủ yếu vào các biến động như sau (Hình 4)

Ngày đăng: 19/10/2024, 23:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w