BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN TRƯỜNG CÔNG NGHỆ KHOA CƠ KHÍ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐƠN VỊ THỰC TẬP: Công ty Cổ Phần Máy -Thiết Bị Dầu Khí Đà Nẵng DAESCO TÊN ĐỀ TÀ
Tên, địa chỉ đầy đủ của đơn vị thực tâp
Công ty Cổ Phần Máy - Thiết Bị Dầu Khí Đà Nẵng ( tên giao dịch : PVMDAESCO) ( Tên doanh nghiệp cũ: Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Đà Nẵng) tiền thân là Công ty Thiết bị Phụ tùng Đà Nẵng có địa chỉ tại số 51 Phan Đăng Lưu,phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ Phần Máy - Thiết Bị Dầu Khí Đà Nẵng ( tên giao dịch : PVM DAESCO) ( Tên doanh nghiệp cũ: Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Đà Nẵng) tiền thân là Công ty Thiết bị Phụ tùng Đà Nẵng, trước đây là Công ty thành viên của Tổng Công ty Máy và Phụ tùng (MachinoImport) thuộc Bộ Thương mại, được thành lập từ năm 1983, vốn là đơn vị chuyên tiếp nhận và phân phối ôtô, thiết bị máy móc thi công công trình, phụ tùng và các loại vật tư khác phục vụ cho nhu cầu sử dụng trên phạm vi toàn quốc Năm 2006 Công ty tiến hành Cổ phần hóa theo QĐ số 1728/2004/QĐ-BTM ngày 25/11/2004 và QĐ số 0957/QĐ-BTM ngày 15/4/2005 của Bộ Trưởng Bộ Thương Mại.
Hình 1.1: Hình ảnh công ty DAESCO Đà Nẵng
Từ ngày thành lập đến nay, công ty luôn được đánh giá là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh ôtô, thiết bị máy móc cho các ngành Công, Nông, Lâm, Ngư nghiệp.
Sau gần 30 năm hoạt động tại khu vực miền trung, Tây nguyên và trên phạm vi toàn quốc, bằng nội lực của mình và sự hợp tác của các bạn hàng, Công ty Cổ phần Máy -Thiết Bị Dầu Khí Đà Nẵng đang không ngừng phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của mọi thành phần kinh tế, xây dựng được cho mình một thương hiệu vững chắc trên thị trường.
Cơ cấu tổ chức
Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Nhiệm vụ, chức năng và phạm vi ngành nghề hoạt động
Cơ sở nguồn lực Công ty hiện có:
Hệ thống kho hàng rộng lớn, hiện đại, cách cảng Đà nẵng 2 km cách sân bay
10 km, cách ga xe lửa 5 km rất thuận tiện cho giao thông.
Hệ thống Showroom trưng bày ôtô và cửa hàng phụ tùng khang trang tại trung tâm thành phố.
Mạng lưới trạm bảo hành và sửa chữa xe với đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình.
Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, Công ty đã định hướng chiến lược phát triển với trọng tâm là đa dạng hoá các loại hình dịch vụ - kinh doanh, không ngừng tìm kiếm cơ hội, tận dụng các tiềm năng sẵn có để phát triển thành một doanh nghiệp mạnh về mọi mặt, đủ sức đứng vững trên thương trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên tinh thần chủ đạo đó, Công ty không ngừng nghiên cứu và thực hiện nhiều chính sách đổi mới về quản trị doanh nghiệp, nhân sự, củng cố và mở rộng mạng lưới hoạt động, liên doanh - liên kết với các đối tác trong và ngoài nước.
Công ty đã hai lần vinh dự được nhà nước tặng huân chương hạng hai và hạng ba.Điều này khẳng định Công ty đã xây dựng được niềm tin đối với khách hàng và luôn coi đó là yếu tố quyết định cho sự thành công của mình Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, Công ty Cổ phần Máy - Thiết Bị Dầu Khí Đà Nẵng đang nỗ lực xây dựng và thực hiện những chiến lược, chiến thuật nhằm tạo ra những bước đột phá khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và ngoài nước.
Quy mô kinh doanh, năng lực sản xuất, dịch vụ
Mitsubishi Phan Đăng Lưu Đà Nẵng là đại lý ủy quyền chính thức của Mitsubishi Motors Việt Nam Đại lý này có vai trò phân phối các dòng xe ô tô Mitsubishi, cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa xe.
Không phải là nhà máy sản xuất: Mitsubishi Phan Đăng Lưu Đà Nẵng không phải là nhà máy sản xuất xe ô tô Đại lý này chỉ có chức năng phân phối và cung cấp dịch vụ sau bán hàng.
Quy mô kinh doanh: Quy mô kinh doanh của đại lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Doanh số bán hàng: Số lượng xe bán ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Dịch vụ sau bán hàng: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng.
Đầu tư: Quy mô đầu tư vào cơ sở vật chất, nhân lực.
Năng lực sản xuất kinh doanh: Năng lực sản xuất kinh doanh của đại lý chủ yếu tập trung vào:
Phân phối xe: Cung cấp các dòng xe Mitsubishi đa dạng cho khách hàng.
Cung cấp dịch vụ: Bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô.
Tư vấn bán hàng: Hỗ trợ khách hàng lựa chọn dòng xe phù hợp.
Các dịch vụ khác của công ty
+ Cung cấp phụ tùng chính hãng: Các bộ phận như lọc gió, lọc điều hòa, má phanh, đĩa phanh, dầu động cơ và các phụ tùng thay thế khác.
+ Lắp đặt phụ tùng: Dịch vụ lắp đặt phụ tùng chính hãng cho xe.
- Kiểm tra và chẩn đoán
+ Sử dụng công nghệ hiện đại để kiểm tra và chẩn đoán các vấn đề liên quan đến điện tử của xe.
+ Dịch vụ rửa xe toàn diện bao gồm rửa nội thất và ngoại thất.
- Dịch vụ nâng cấp xe
+ Đồ nội thất và ngoại thất: Tùy chỉnh, lắp đặt ngoại thất và nội thất tùy theo yêu cầu của khách hàng.
+ Phân tích nhu cầu: Hiểu rõ yêu cầu bảo hiểm của khách hàng.
+ Thông tin sản phẩm: Cung cấp chi tiết về các gói bảo hiểm như xe, sức khỏe, tài sản.
+ Tư vấn lựa chọn: Giúp khách chọn gói phù hợp với ngân sách.
+ Hỗ trợ thủ tục: Hướng dẫn đăng ký và thu thập tài liệu.
+ Cập nhật thông tin: Thông tin về chính sách và quy định mới.
- Dịch vụ hổ trợ khẩn cấp
+ Hổ trợ trên đường: Dịch vụ cứu hộ và hổ trợ kỹ thuật khi xe gặp sự cố trên đường.
- Dịch vụ lái thử xe mới
+ Lái thử xe mới: Khách hàng có thể trải nghiệm lái thử các mẫu xe mới trước khi quyết định mua
LỊCH TRÌNH VÀ NỘI DUNG THỰC TẬP
NGÀY NỘI DUNG HÌNH ẢNH
12/08/2024 Bảo dưỡng xe: bơm lốp xe, vệ sinh phanh và châm nước rửa kính
14/08/2024 Bảo dưỡng xe: vệ sinh phanh
16/08/2024 Bảo dưỡng xe: vệ sinh phanh
19/08/2024 Bảo dưỡng xe: vệ sinh phanh
21/08/2024 Bảo dưỡng xe: vệ sinh phanh, thay nhớt động cơ
23/08/2024 Bảo dưỡng xe: vệ sinh phanh
26/08/2024 Bảo dưỡng xe: bơm lốp, thay nhớt động cơ
28/08/2024 Bảo dưỡng xe: thay nhớt
30/08/2024 Bảo dưỡng xe: vệ sinh lọc gió, châm nước rửa kính và vệ sinh phanh
04/09/2024 Bảo dưỡng xe: thay nhớt động cơ
06/09/2024 Bảo dưỡng xe: thay nhớt động cơ và vệ sinh phanh
09/09/2024 Siết gầm, bảo dưỡng xe
11/09/2024 Bảo dưỡng xe: vệ sinh phanh
13/09/2024 Bảo dưỡng xe: hay nhớt động cơ
16/09/2024 Nối lại dây điện giắc cắm bobin bị đứt
18/09/2024 Bảo dưỡng xe : vệ sinh phanh
23/09/2024 Bảo dưỡng xe: vệ sinh phanh
25/09/2024 Bảo dưỡng xe: thay nhớt động cơ
Kiểm tra ắc quy và thay mới
27/09/2024 Bảo dưỡng xe: vệ sinh phanh
30/09/2024 Bảo dưỡng xe: thay nhớt động cơ
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH TRÊN MITSUBISHI XFORCE
Cơ sở lý thuyết
-Hệ thống phanh dùng để làm giảm tốc độ của ô tô cho đến một tốc độ nào đó hoặc đến khi dừng hẳn, ngoài ra còn để giữ cho ô tô đứng được trên đường có độ dốc nhất định.
- Phân loại theo công dụng:
+ Hệ thống phanh chính + Hệ thống phanh dừng
- Phân loại theo vị trí đặt cơ cấu phanh:
+ Phanh ở bánh xe + Phanh ở trục truyền động (sau hộp số)
- Phân loại theo kết cấu của cơ cấu phanh:
+ Phanh guốc + Phanh đai + Phanh đĩa
- Phân loại theo phương thức dẫn động:
+ Dẫn động phanh bằng cơ khí + Dẫn động phanh bằng thủy lực + Dẫn động phanh bằng khí nén (hơi) + Dẫn động phanh liên hợp (thủy lực + khí nén) + Dẫn động phanh có trợ lực
- Phân loại theo mức tối ưu của hệ thống:
+ Hệ thống phanh có điều hòa + Hệ thống phanh có hệ thống ABS, BA, EDB, VSC, TRC, hệ thống hổ trợ khởi hành ngang dốc, hệ thống hổ trợ đổ đèo xuống dốc
- Hệ thống phanh là một bộ phận quan trọng của ô tô đảm nhận các chức năng “an toàn chủ động” vì vậy hệ thống phanh phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
+ Có hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe trong mọi trường hợp
+ Hoạt động êm dịu để đảm bảo sự ổn định của xe ô tô khi phanh + Điều khiển nhẹ nhàng để giảm cường độ lao động của người lái
+ Có độ nhạy cao để thích ứng nhanh với các trường hợp nguy hiểm
+ Đảm bảo việc phân bố mô men phanh lên các bánh xe phải tuân theo nguyên tắc sử dụng hoàn toàn trọng lượng bám khi phanh với mọi cường độ
+ Cơ cấu phanh không có hiện tượng tự xiết
+ Cơ cấu phanh phải có khả năng thoát nhiệt tốt
+ Có hệ số ma sát cao và ổn định
+ Giữ được tỉ lệ thuận giữa lực tác dụng lên bàn đạp phanh và lực phanh sinh ra ở cơ cấu phanh
+ Hệ thống phả có độ tin cậy, độ bền tuổi thọ cao
+ Bố trí hợp lý để dễ dàng điều chỉnh, chăm sóc và bảo dưỡng
3.1.4 Sơ đồ hệ thống phanh
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống phanh
Nguyên lý hoạt động: Khi đạp phanh, lực sẽ truyền từ bàn đạp đến xy lanh chính tạo ra áp suất dầu phanh Sau đó truyền áp suất này đến từng xy lanh con ở hệ thống phanh của mỗi bánh xe Cuối cùng hệ thống phanh ở mỗi bánh xe sẽ tiến hành hãm tốc độ quay của bánh xe.
Nghiên cứu thực tế hệ thống phanh trên Mitsubishi Outlander
Hình 3.2: Hình ảnh phanh trước Mitsubishi Outlander
+ Đĩa phanh: Là loại đĩa phanh đặc với đường kính lớn, giúp tăng cường khả năng tản nhiệt và giảm hiện tượng mất hiệu suất phanh do quá nhiệt.
+ Caliper: Sử dụng caliper đơn, Caliper được thiết kế để chứa piston, giúp phân bố lực đều trên bề mặt má phanh.
+ Piston: Thường nằm trong caliper phanh, piston này chịu trách nhiệm
+ Má phanh: Là phần tiếp xúc trực tiếp với đĩa phanh, được làm từ vật liệu chịu nhiệt và ma sát cao để tạo lực phanh hiệu quả.
+ Dây dẫn dầu: Chuyển dầu phanh từ bình chứa đến piston trong caliper. + Bầu phanh: Tạo áp lực dầu phanh khi nhấn phanh, điều khiển toàn bộ hệ thống phanh.
+ Khi người lái nhấn chân phanh, bầu phanh tạo ra áp suất trong hệ thống dầu.
+ Áp suất này khiến piston trong caliper di chuyển, đẩy má phanh vào đĩa phanh.
+ Lực ma sát giữa má phanh và đĩa phanh tạo ra lực cản, giúp xe dừng lại
+ ABS (Anti-lock Braking System): Giúp ngăn chặn hiện tượng bó cứng bánh, duy trì khả năng điều khiển khi phanh gấp.
+ EBD (Electronic Brake-force Distribution): Tối ưu hóa lực phanh giữa các bánh trước và sau, đặc biệt trong trường hợp xe chở tải nặng.
+ Đĩa phanh: Là đĩa phanh đặc
+ Caliper: Là caliper đơn, giúp cung cấp lực phanh hiệu quả Caliper chứa piston, giúp đẩy má phanh tiếp xúc với đĩa phanh khi có áp suất từ hệ thống dầu phanh.
+ Má phanh: Sử dụng vật liệu chịu nhiệt, là hợp chất bán kim loại, giúp tăng cường hiệu suất và độ bền Thiết kế bề mặt tiếp xúc với đĩa phanh được tối ưu hóa để giảm tiếng ồn và rung lắc khi phanh.
+ Dây dẫn dầu phanh: Dẫn dầu từ bầu phanh (master cylinder) đến caliper, truyền tải áp suất để vận hành piston.
+ Bầu phanh: Tạo áp lực cho dầu phanh, điều khiển toàn bộ quá trình phanh.
+ Khi nhấn chân phanh, bầu phanh tạo áp suất, làm dầu phanh di chuyển đến caliper sau.
+ Piston trong caliper sẽ di chuyển, đẩy má phanh tiếp xúc với đĩa phanh.
+ Lực ma sát giữa má phanh và đĩa phanh tạo ra lực cản, giúp giảm tốc độ và dừng xe.
+ ABS (Anti-lock Braking System): Ngăn chặn hiện tượng bánh xe sau bị bó cứng khi phanh gấp, giúp duy trì khả năng điều khiển xe.
+ EBD (Electronic Brake-force Distribution): Tối ưu hóa lực phanh giữa bánh trước và bánh sau, đảm bảo hiệu suất phanh đồng đều trong mọi tình huống.
+ Hỗ Trợ Phanh Khẩn Cấp (BA): Tự động tăng cường lực phanh trong các tình huống phanh gấp, giúp giảm quãng đường dừng xe.
+ Hệ Thống Kiểm Soát Lực Kéo (TCS): Giúp duy trì độ bám đường cho bánh sau, đặc biệt trong điều kiện ẩm ướt hoặc trơn trượt.
3.2.3 Quy trình thay thế đĩa phanh sau của Mitsubishi Xforce
+Cầu nâng+ Súng hơi+ Bộ cờ lê và khẩu
Kê cầu và tiến hành nâng xe lên
Hình 3.4: Tháo bánh xe Mitsubishi Xforce
Dùng súng hơi bắn các bulong giữ bánh xe
Tháo bánh xe ra khỏi trục
Hình 3.5: Tháo caliper phanh sau Mitsubishi Xforce
Xác định vị trí các bu lông giữ caliper và tháo chúng ra bằng cờ lê
Sau khi tháo, nhẹ nhàng kéo caliper ra khỏi đĩa phanh
Treo caliper lên bằng dây hoặc kẹp để không làm căng dây phanh
+ Bước 4: Tháo đĩa phanh cũ
Hình 3.6: Đĩa phanh cũ Mitsubishi Xforce
+ Bước 5: Lắp đĩa phanh mới
Hình 3.7: Đĩa phanh mới Mitsubishi Xforce
Đặt đĩa phanh mới vào vị trí
Đưa caliper trở lại vị trí
Đảm bảo các má phanh tiếp xúc chính xác với đĩa phanh
Siết chặt các bu lông giũ caliper
Đặt bánh xe trở lại trục và dùng súng hơi bắn chặt các bu lông vào theo hình sao
Rút chốt an toàn của cầu nâng sau đó hạ xe xuống
Kéo phanh tay, dùng cần siết lực để siết chặt các bu lông bánh xe
+ Bước 9: Kiểm tra lại phanh
Nhấn nhẹ phanh để kiểm tra áp suất và độ hoạt động của phanh
Đảm bảo không có tiếng kêu lạ và hiện tượng rung lắc khi phanh
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG XE
Các quy trình bảo dưỡng xe
Hình 4.1: Nội dung bảo dưỡng tại Mitsubishi
Hình 4.2: Kiểm tra và thay nhớt khi bảo dưỡng xe
Mỗi lần thay nhớt, xe ô tô đều cài đặt bộ đếm số km để tính mức dầu nhớt Khi chạy đến số km đã định trước, xe sẽ phát tín hiệu cho chủ xe về tình trạng thiếu dầu nhớt, khiến các máy móc trên xe khó hoạt động Lúc này là thời điểm để chủ xe mang xe đến garage để thực hiện bảo dưỡng ô tô, kiểm tra lọc nhớt Để thay nhớt, nhân viên kỹ thuật sẽ cho xe nâng lên và tháo ốc bộ lọc nhớt Nhớt động cơ sẽ được xả vào thùng cho đến khi cạn sạch rồi mới kiểm tra lọc nhớt Sau khi kiểm tra tình trạng lọc nhớt, một lượng nhớt vừa đủ sẽ được đổ vào bộ lọc Lưu ý, nhớt động cơ vào xe phải đúng chủng loại theo nhà sản xuất, yêu cầu của khách hoặc theo trung tâm bảo dưỡng Không châm nhớt kém chất lượng, ảnh hưởng đến các bộ phận, máy móc trong xe Ngoài ra, xe ô tô thường chỉ thay lọc nhớt sau khi thay nhớt lần thứ hai.
4.1.2 Vệ sinh lọc gió động cơ
Hình 4.3: Vệ sinh lọc gió động cơ khi bảo dưỡng xe
Trong các bộ phận của xe hơi, lọc gió động cơ đóng vai trò quan trọng, giúp làm sạch không khí trước khi chúng hòa vào nhiên liệu đi vào buồng đốt. Khi lọc gió bị rách, bụi bẩn sẽ lọt qua và gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động của hệ thống động cơ, gây hư tổn cho máy Trường hợp quá nhiều bụi bẩn ở bộ lọc gió, không khí sẽ bị ngẽn lại và không thể đi qua, làm thiếu không khí hòa trộn với nhiên liệu Do đó, bạn cần phải bảo dưỡng ô tô định kỳ để kiểm tra lại bộ lọc sau thời gian dài hoạt động
Bạn nên yêu cầu nhân viên kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ bộ phận này Công việc này khá đơn giản với nhân viên bảo dưỡng Họ chỉ cần tháo bộ air và lấy lọc gió để kiểm tra. Nếu phát hiện bộ lọc quá bẩn và bị nghẹt, bạn nên đồng ý thay thế lọc mới đúng với lọc gió hiện tại của xe để đảm bảo động cơ vẫn luôn hoạt động tốt
Theo kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô của các chuyên gia, sau 50.000km, chủ xe nên thay lọc gió để đảm bảo không khí luôn sạch khi vào động cơ.
4.1.3 Vệ sinh lọc gió điều hòa
Hình 4.4: Vệ sinh lọc gió điều hòa khi bảo dưỡng xe
Bên cạnh lọc gió động cơ, lọc gió máy lạnh cũng có ảnh hưởng khá lớn đến tình trạng không khí bên trong khoang xe Một khi lọc gió bị bụi bẩn nhiều sẽ đưa một luồng khí khó chịu vào bên trong xe, thậm chí là các chất độc hại gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người Bởi cơ chế hoạt động của bộ phận này là giữ lại những bụi bẩn từ không khí bên ngoài trước khi đi qua dàn lạnh và vào trong xe
Tại garage, nhân viên sẽ xác định vị trí lọc, thường nó sẽ nằm trong cabin hay phía ngoài trước kính xe, ngay dưới capo Sau đó, họ sẽ tháo ra và vệ sinh lọc gió máy lạnh.Trường hợp quá dơ, nhân viên sẽ đề nghị chủ xe thay mới Bộ lọc gió nên được thay mới sau 15.000 – 20.000km, hoặc sớm hơn do tình trạng đường sá hiện nay quá nhiều bụi bẩn
Hình 4.5: Kiểm tra phanh khi bảo dưỡng xe
Có thể nói, phanh xe là bộ phận hoạt động vất vả và chịu áp lực nhất trên xe ô tô Đặc biệt, đối với đường sá đông đúc như ở Việt Nam hiện nay, phanh xe thường xuyên được sử dụng để hạn chế những va chạm không đáng có trong giờ cao điểm Việc làm việc quá nhiều sẽ khiến cho phanh xe mau mòn, tiềm ẩn nguy hiểm cao
Khi phanh xe bị dính bẩn, cần vệ sinh để tránh bị xước đĩa cũng như tăng độ ma sát khi thắng Còn khi mòn quá mức, chủ xe nên thay phanh để đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống phanh Lưu ý, nên thay thế phanh đúng loại với xe để đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật
Nhân viên chỉ cần tháo bánh xe và thắng để kiểm tra các chi tiết gồm bố, heo dầu Tiếp đến họ sẽ vệ sinh bố và tra mỡ ắc thắng, rồi ráp lại như ban đầu.
4.1.5 Kiểm tra nước làm mát và các chất dung dịch khác trên xe
Hình 4.6: Kiểm tra và thay nước làm mát khi bảo dưỡng xe
Dầu hộp số, dầu thắng, dầu trợ lực lái, nước rửa kính và mực nước làm mát đều cần được kiểm tra kỹ lưỡng về lượng dung dịch và chất lượng nhằm đảm bảo cho xe hoạt động tốt nhất Các mức dầu trên đều phải đầy đủ và tránh thiếu nước làm mát khiến động cơ giải nhiệt kém.
Hình 4.7: Kiểm tra áp suất lốp
Kiểm tra độ mòn của lốp, áp suất và tình trạng tổng thể của lốp Đảm bảo lốp đủ áp suất và không có hư hỏng.
Các nội dung bảo dưỡng xe theo các mốc km
Bảo dưỡng ô tô theo mốc km Nội dung bảo dưỡng
5.000 km Thay dầu động cơ
Kiểm tra, bổ sung nước làm mát, nước rửa kính
Thay dầu, lọc dầu và vệ sinh lọc gió động cơ Kiểm tra bổ sung nước làm mát, nước rửa kính, dầu trợ lực Bảo dưỡng phanh 4 bánh xe Đảo lốp, nâng xe kiểm tra, xiết gầm 20.000 - 30.000 km Thay dầu, lọc dầu, vệ sinh lọc gió động cơ
Lọc gió điều hòa phanh Kiểm tra toàn bộ hệ thống treo, rô tuyn, thanh cân bằng, cao su giảm chấn,
Bảo dưỡng phanh 4 bánh xe Đảo lốp, nâng xe kiểm tra, xiết gầm
Thay dầu, lọc dầu, lọc gió động cơ và thay lọc nhiên liệu Thay bugi, dầu phanh, dầu côn, dầu trợ lực lái, dầu hộp số, dầu cầu, visai cầu sau với xe cầu sau hoặc xe 4WD
Thay nước làm mát, súc rửa két nước khi cần thiết Bảo dưỡng phanh 4 bánh xe, thay má phanh khi mòn Bảo dưỡng kim phun, họng hút, xúc rửa các te bằng hóa chất chuyên dụng
Kiểm tra xiết lại gầm, hệ thống treo, rô tuyn, thanh cân bằng, cao su giảm chấn (thay thế khi cần) Đảo lốp xe, cân chỉnh độ chụm, cân bằng động bánh xe
Vệ sinh lọc gió điều hòa, kiểm tra ga điều hòa, bổ sung ga lạnh nếu thiếu
70.000 - 80.000 km Kiểm tra các bước trên Riêng với xe sử dụng cu-roa (đai) cam nên thay đai, bi tăng, bi tì.