SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THCS ĐÔNG PHONGBÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TIN HỌC Tên biện pháp: Sử dụng phương pháp dạy học nhóm để phát huy tính tích cực của học
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THCS ĐÔNG PHONG
BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MÔN TIN HỌC
Tên biện pháp: Sử dụng phương pháp dạy học nhóm để phát huy tính tích
cực của học sinh
Tác giả: Nguyễn Thị Chuyên
Môn giảng dạy: Tin học Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ khoa học máy tính Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Đông Phong
Yên Phong, tháng 11 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT -3
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ -4
PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ -6
1 Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết -6
2 Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy -9
2.1 Biện pháp 1: Thay đổi nhận thức về môn Tin học. -9
2.2 Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp dạy học nhóm. -10
2.3 Biện pháp 3: Theo dõi, đánh giá quá trình học tập của học sinh -15
3 Thực nghiệm sư phạm -17
4 Kết luận -24
5 Kiến nghị, đề xuất -25
PHẦN III TÀI LIỆU THAM KHẢO -26
PHẦN IV MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP -27
PHẦN V CAM KẾT -27
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Mục đích của sáng kiến
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay,đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhà trường dù tốt đến mấy cũngkhông thể đáp ứng hết nhu cầu học tập của người học cũng như đòi hỏi ngàycàng cao của đời sống xã hội Vì vậy, bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinhkhi còn đang ngồi trên ghế nhà trường phổ thông là một công việc có vị trí rấtquan trọng Chỉ có tự học, tự bồi đắp tri thức bằng nhiều con đường, nhiều cáchthức khác nhau mỗi học sinh mới có thể bù đắp được những thiếu khuyết về trithức, về đời sống xã hội Từ đó có được sự tự tin trong cuộc sống và công việc
Xuất phát từ cuộc vận động ứng dụng đẩy mạnh công nghệ thông tin vàodạy học của Bộ giáo dục, Sở giáo dục, Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhàtrường nhằm nâng cao chất lượng dạy học Môn Tin học là một môn khoa họccông cụ, tri thức và kỹ năng tin học được áp dụng rộng rãi, hỗ trợ đắc lực cho rấtnhiều ngành khoa học khác nhau trong hầu hết lĩnh vực của đời sống và là mộtphần không thể thiếu của trình độ văn hóa phổ thông trong con người ở thời đạimới Bởi vậy dạy tin học cho học sinh không chỉ truyền thụ nội dung đơn giản,
mà phải hướng cho học sinh những nhận thức, những hiểu biết ngang tầm thờiđại
Sự thành công của một tiết dạy ngoài phương pháp giảng dạy của GV còn
có sự tự chủ, năng động, sáng tạo của HS trong tiết học Học sinh có thể vậndụng được kiến thức lý thuyết đã học trên lớp vào thực tiễn cuộc sống của các
em Chính vì vậy mà bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi vớiđồng nghiệp về các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn.Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng đó bản thân tôi đã tìm
ra một số biện pháp hữu ích góp phần trong việc nâng cao chất lượng bộ mônTin học
Để nâng cao chất lượng môn tin học tôi đã đăng kí nghiên cứu và thực
hiện sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp dạy học nhóm để phát huy
Trang 5tính tích cực của học sinh” Bản thân tôi đã nghiên cứu và áp dụng thành công
tại đơn vị trường THCS Đông Phong mà tôi đang công tác
Mục đích của sáng kiến nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy và học mônTin học ở trường PT Với sáng kiến này tôi mong muốn sẽ góp phần nhỏ giúpgiáo viên tiến hành một giờ dạy học tin học đạt hiệu quả hơn, học sinh tích cực,chủ động trong việc tiếp thu kiến thức của bài học, từ đó nâng cao chất lượngdạy học tin học trong nhà trường
2 Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến
Sáng kiến với các biện pháp được trình bày có một số điểm khác, mới so
với các biện pháp cũ trước đây là: Khi sử dụng phương pháp dạy học nhóm kết
hợp với hình thức dạy học tích cực, có thi đua khen thưởng trong tiết học thìkhông khí học tập trở lên sôi nổi, học sinh học tập hứng thú, có sự thi đua giữa
cá nhân với cá nhân trong nhóm, giữa nhóm này và nhóm khác trong lớp Họcsinh được học tập, trao đổi, thảo luận trong một môi trường học tập thoải mái,không có áp lực từ phía giáo viên nhưng vẫn giữ được nề nếp, kỷ luật chung củalớp học
Sáng kiến được áp dụng thực hiễn tại đơn vị vào năm học 2020 – 2021 đốivới học sinh 4 lớp 8 của trường THCS Đông Phong
Ưu điểm nổi bật của sáng kiến: Giúp học sinh rèn luyện được tinh thần tựhọc và biết cách học tập, làm việc theo nhóm để việc học tập trở nên dễ dànghơn, có hiệu quả, có tổ chức, có kỷ luật hơn Lượng kiến thức tiếp nhận trongmột tiết học được nhiều hơn vì các em đã chú ý nghe giảng, ít nói chuyện riêng
để có thể trả lời được các câu hỏi mà giáo viên đưa ra Khi trả lời đúng các câuhỏi các em sẽ nhận được điểm cộng, được khen ngợi trước lớp kịp thời, điều đótạo cảm giác học tập vui vẻ, thích thú cho các em
3 Đóng góp của sáng kiến để nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học …củangành giáo dục nói chung, của đơn vị nói riêng, cụ thể ở những mặt sau:
Sau khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy môn tin học 8 năm học 2020 –
2021 và năm học 2021 – 2022, tôi nhận thấy chất lượng học tập môn tin học củahọc sinh trường THCS Đông Phong đã tốt hơn rất nhiều Các em đã có sự chuẩn
Trang 6bị trước bài học trước khi đến lớp Trong giờ học các em đã học tập nghiêm túchơn, có sự thi đua học tập và tinh thần học tập hăng say hơn rất nhiều so với cácnăm học chưa được áp dụng sáng kiến Các em hoàn toàn thay đổi về nhận thức
là học môn tin học không còn môn phụ nữa mà môn tin học là môn học rất quantrọng nhất là trong thời đại công nghệ đang phát triển rất nhanh chóng này
PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết
1.1 Ưu điểm
Thứ nhất, về phía nhân sự: Năm học 2020 – 2021 là một năm học cónhiều khó khăn về tình hình dịch bệnh nhưng được sự quan tâm của cấp trên,trường THCS Đông Phong đã có thêm giáo viên chuyên môn tin học về dạy nênhọc sinh khối 6, 7, 8 và 9 được tiếp cận với bộ môn đầy đủ GV được đào tạochuẩn chuyên ngành về tin học để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn tin họctrong bậc THCS Nhận thức được tầm quan trọng của dạy học theo hướng pháthuy tính tích cực, độc lập của học sinh Giáo viên đã nhận thức đúng đắn về yêucầu của đổi mới như: Cần sử dụng phương pháp dạy học, phương tiện kĩ thuậthiện đại một cách hiệu quả; tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập củahọc sinh và kết hợp đổi mới kiểm tra đánh giá Do vậy, họ biết vận dụng sángtạo, linh hoạt các hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện dạy học cũngnhư kiểm tra đánh giá
Thứ hai, về hình thức tổ chức dạy học: Phía nhà trường cũng tổ chứcnhiều hoạt động chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, hội giảng, thi giáo dạy giỏi,viết sáng kiến kinh nghiệm…Đặc biệt là hội thi học trẻ không chuyên được tổchức hàng năm cho học sinh các cấp và nhà trường đã tổ chức lựa chọn học sinhlớp 8 có phẩm chất, năng lực tốt tham gia ôn luyện và dự thi để học sinh đượctrao dồi kiến thức, nâng cao tầm hiểu biết đối với môn tin học nói chung, môntin học 8 nói riêng Những hoạt động chuyên môn đó đã góp phần tác động tíchcực đến hoạt động dạy học trong môn học
Trang 7Thứ ba, tình hình cơ sở vật chất: Nhà trường xây dựng phòng tin học, cóđầy đủ trang thiết bị để phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.Nhà trường đã lắp đặt hệ thống máy tính, máy chiếu, bảng thông minh chophòng thực hành phục vụ quá trình dạy học
Thứ tư, đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép, vâng lời thầy cô Vì là mônhọc trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinhrất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành Một số em HS ở nhà đã có máy
vi tính nên cũng có những thuận lợi nhất định đối với môn học
1.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, cũng còn không ít những khó khăn màchúng tôi gặp phải qua quá trình giảng dạy
* Nhà trường: Nhà trường được trang bị một phòng máy vi tính với 24
máy nhưng thực tế chỉ sử dụng được 15 máy vì phòng máy chưa đủ điều kiện
về đường điện để lắp đặt Hơn nữa chất lượng và cấu hình máy vẫn chưa đảmbảo phục vụ cho 100% các tiết dạy Cấu hình máy tính thấp, tốc độ máy cònchậm nên khi dạy các phần mềm còn khó khăn cho giáo viên trong quá trìnhcài đặt và chia sẻ dữ liệu Mỗi giáo viên khi dạy tiết thực hành đều cảm thấy
áp lực vì với số máy tính còn hạn chế trong khi đó sĩ số các lớp gấp 2 lần sốmáy hiện HS phải ngồi chung 2 đến 3 em/máy nên nhiều em không có nhiềuthời gian để thực hành bài tập của mình Do đó ảnh hưởng rất nhiều đến chấtlượng của bộ môn
* Giáo viên: Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc
THCS nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu chưa có sựthống nhất và đang hoàn chỉnh Hơn nữa khi thực hành, các máy móc chất lượngkém thường gặp sự cố, trục trặc dẫn đến học sinh thiếu máy Giáo viên dạy tiếtthực hành vừa dạy vừa giải quyết sự cố của máy tính nên thời gian kiểm tra kếtquả thực hành còn ít
* Học sinh: Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở
trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạnchế dẫn đến việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính hình thức
Trang 8Để giờ học Tin học hấp dẫn, tạo hứng thú cho học sinh thì cả thầy và tròđều phải nỗ lực, hợp tác với nhau một cách hiệu quả Giáo viên phải có sự chuẩn
bị bài, nghiên cứu kĩ nội dung khi lên lớp, chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụcho tiết dạy, nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất tốt nhất để giáo viên vàhọc sinh không còn thấy khó khăn trong các tiết thực hành
Những năm gần đây, ngành sư phạm không còn đủ hấp dẫn để tạo sứchút đối với những học sinh giỏi, học sinh xuất sắc ở các trường trung học phổthông thi vào, dẫn đến chất lượng đầu vào của các trường sư phạm ngày mộtthấp, đặc biệt ngành tin học Đa số sinh viên khi tốt nghiệp đại học hoặc caođẳng chuyên ngành “Sư phạm tin học” hoặc chuyên ngành “Công nghệ thôngtin” sau khi ra trường đều đi làm trái ngành, trái nghề vì ngành tin học là mộtngành năng động, luôn luôn phát triển để theo kịp thời đại Không những vậy,
cơ hội tìm việc làm cho những cử nhân Công nghệ thông tin là rất nhiều màngành sư phạm thì việc thi vào công chức thì rất khó khăn, mức lương khởiđiểm thì thấp hơn sơ với các ngành khác Vì vậy tại các cơ sở giáo dục đang
có dấu hiệu thiếu hụt lực lượng giáo viên tin học trẻ có trình độ chuyên môngiỏi và tâm huyết với nghề
Về tâm lý, một số giáo viên, quản lý và đa số học sinh, phụ huynh họcsinh còn quan niệm môn Tin học không phải là môn học chính mà chỉ chú trọngvào các môn môn Toán, Văn, Anh Chính vì vậy nên không đầu tư vào chấtlương dạy và học cho môn tin học Dẫn đến tình trạng không yêu thích môn dạy,môn học Học sinh học chỉ mang tính đối phó, học vẹt để trả bài Giáo viênkhông còn say mê với nghề như trước đây
Tại môi trường nơi tôi công tác, phần lớn học sinh trong trường là con emcác gia đình bố mẹ làm công nhân Cả phụ huynh và học sinh mang nặng tâm lýkhông xem trọng việc học, nhất là học tin học Vì vậy khả năng nắm bắt kiếnthức, kĩ năng thực hành trên máy tính, khả năng ghi nhớ của các em còn chậm.Tinh thần hợp tác học chưa cao, nhiều em chưa tự tin khi hợp tác trong nhóm,một số em còn học thụ động
Trang 9Từ thực trạng trên, tôi xin đưa ra một số biện pháp góp phần nâng caochất lượng dạy học môn Tin học tại trường THCS Đông Phong.
2 Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
Để nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tin học tôi đã tiến hành một sốbiện pháp nhằm thay đổi cách dạy, cách học môn tin học cả về lý thuyết và thựchành, hình thành cho học sinh một số kĩ năng khi học Tin học Đồng thời giúpgiáo viên giảng dạy môn tin học phát huy một cách hiệu quả, chất lượng giờ dạyhơn Tôi xin đưa ra 3 biện pháp cơ bản sau:
2.1 Biện pháp 1: Thay đổi nhận thức về môn Tin học.
Tôi luôn xác định rằng muốn các em học tốt môn Tin học thì giáo viênphải là người yêu thích bộ môn Tin học, phải luôn tìm tòi, khám phá ra các phầnmềm hỗ trợ việc học tập, tìm các công cụ học tập hiệu quả nhất cho bộ môn.Việc bồi đắp kho tàng này không bao giờ là đủ mà phải được thực hiện liên tục,thường xuyên suốt đời Bởi vậy tôi thường xuyên lên mạng Internet tra cứu, tìmnhững mẹo hay, những phím tắt, những phần mềm hỗ trợ… về tin học phục vụcho công tác dạy và học Giáo viên có yêu thích môn Tin học thì mới có thểtruyền được tình yêu đó đến học sinh của mình bởi vì học sinh ở cấp THCS các
em xem giáo viên như thần tượng, như một chuẩn mực để các em hướng đến,các em bắt chước, làm theo như giáo viên Mặc dù, phương pháp dạy học hiệnnay là lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động học tập tuy nhiên giáo viênvẫn đóng vai trò quan trọng Lời giảng của giáo viên rõ ràng, truyền cảm sẽ gâyđược sự chú ý của học sinh
Bản thân Tôi luôn nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, tài liệu, nắm vững cáckiến thức cơ bản cần truyền đạt, đảm bảo hệ thống kiến thức chính xác, có hệthống để từ đó có phương pháp giảng dạy thích hợp Để nâng cao hiệu quả, chấtlượng dạy và học
Về phía giáo viên: Giáo viên phải có sự hiểu biết về các lĩnh vực liên
quan đến bộ môn tin học để truyền tải, ứng dụng một cách linh hoạt, sinh động,nhưng phải đảm bảo nội dung truyền tải phải có tính chính xác, tính thời sự, tính
Trang 10giáo dục để tạo niềm tin và gây hứng thú học tập cho học sinh Từ đó sẽ pháthuy tính tích cực học tập của học sinh Chính vì vậy tôi không ngừng nghiêncứu, sưu tầm tài liệu để phục vụ cho việc giảng dạy, khi dạy phải có dẫn chứngminh họa cụ thể thì mới thuyết phục được học sinh.
Qua những bài học Tin học, tôi luôn tìm cách khơi dậy tinh thần tự học, tựsáng tạo cho mỗi học sinh Biết chia sẻ thông tin, dữ liệu cho bạn bè để từ đógiáo dục cho các em tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Trong quátrình giảng dạy, tôi hướng dẫn học sinh khai thác nội dung bài học qua từng hoạtđộng học tập Phân chia thời gian hợp lý Có hình thức khen thưởng, khuyếnkhích học sinh tích cực phát biểu ý kiến, tham gia xây dựng bài, tránh tối đahình thức xử phạt, la mắng
Về phía học sinh: Phải thay đổi nhận thức về môn Tin học vì môn học
này giúp học sinh hoà nhập được với xã hội hiện đại, sử dụng được các thiết bị
số và phần mềm cơ bản thông dụng một cách có đạo đức, văn hoá và tuân thủpháp luật
CNTT và TT nhằm giúp học sinh chúng ta nói chung sử dụng và áp dụng
hệ thống máy tính giải quyết vấn đề thực tế một cách hiệu quả và sáng tạo
Học sinh phải có sự chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp Tích cực sưutầm tài liệu có liên quan đến nội dung bài học để việc học tập được tốt hơn Khivào lớp chú ý nghe giảng, nghe theo sự hướng dẫn của giáo viên, biết hợp tácvới các bạn trong nhóm, trong lớp để tập trung và hoàn thành tốt nội dung bàihọc
2.2 Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp dạy học nhóm
Mục đích chính của dạy học nhóm là thông qua cộng tác làm việc trongmột nhiệm vụ học tập nhằm phát triển tính tự lực, sáng tạo cũng như năng lực xãhội, đặc biệt là khả năng cộng tác làm việc, thái độ đoàn kết của học sinh
Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt, đặc biệt với môn Tin học, sẽ thựchiện được những chức năng và công dụng khác với dạy học toàn lớp, do đó cótác dụng bổ sung cho dạy học toàn lớp
Trang 11Phương pháp dạy học nhóm cho môn tin học được thể hiện cụ thể nhưsau:
2.2.1 Các hình thức chia nhóm học tập
Phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Tin học trên lớp rất đa dạng,
có thể được tiến hành dưới các hình thức như: Thảo luận một vấn đề học tập; tìmhiểu, trao đổi xung quanh một đề tài; tranh luận về một nội dung học tập; ôntập, tổng kết kiến thức sau một số bài; đưa ra dự án về một đề tài; thực hiện mộtbài tập, một nhiệm vụ học tập
Để việc thảo luận nhóm đạt kết quả tốt, GV cần phải quan tâm đến cáckhâu quan trọng như sau :
+ Chuẩn bị nội dung thảo luận
+ Tổ chức thảo luận
+ Tổng kết thảo luận
Tùy theo số lượng học sinh trong lớp, nội dung học tập mà giáo viên chiathành bao nhiêu nhóm, số lượng thành viên trong nhóm Tùy theo mục tiêu vàyêu cầu vấn đề học tập mà các nhóm được phân ngẫu nhiên hoặc mặc định, đượcduy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động của tiết học.Các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc khác nhiệm vụ
Để chia nhóm theo ngẫu nhiên, có thể điểm danh hoặc ghép mảnh theo chủ
đề học tập Trong tiết học, nếu có nhiều nội dung, GV nên thay đổi hình thứcnhóm, tạo ra cái mới, không khí học tập sẽ vui vẻ hơn
Để chia theo chủ định, giáo viên nên chú ý đặc điểm của học sinh (trình
độ, thái độ, tính cách, giới tính…) để cơ cấu nhóm cho phù hợp Các hình thứcnhóm cụ thể:
+ Nhóm nhỏ (2-3 HS): thường dùng khi cần học sinh trao đổi, thảo luậnnhững vấn đề cụ thể, đơn giản, thời gian ngắn
+ Nhóm ghép đội: dùng để nghiên cứu, phân tích, trao đổi về một số vấn
đề phức tạp đòi hỏi có sự cộng tác cao
+ Nhóm 4-6 HS: dùng khi HS trao đổi ý kiến hoặc thực hành một côngviệc cụ thể đòi hỏi nỗ lực chung của cả nhóm khi tiến hành thảo luận
Trang 12+ Nhóm 6-8 HS: dùng khi thảo luận với nội dung có nhiều vấn đề, nhiềuquan điểm trong khả năng giải quyết của học sinh, các vấn đề cần so sánh hay đisâu hơn vào một nội dung đã thảo luận ở nhóm nhỏ nhưng khó thực hiện chungcho cả lớp.
Bản thân tôi thấy sử dụng nhóm 2 em trong cùng 1 bàn hoặc nhóm 4 emngồi 2 bàn kế nhau sẽ thuận lợi trong việc di chuyển, không mất thời gian vàkhông gây mất trật tự trong lớp Đồng thời việc trao đổi trong nhóm thuận lợihơn, các em được trực tiếp tham gia thảo luận về bài nhiều hơn Nhóm ít ngườinên các thành viên đều phải tham gia vào hoạt động nhóm Giáo viên có thể theodõi học sinh trong quá trình hoạt động của nhóm dễ dàng
Học sinh hoạt động nhóm theo hình thức cặp đôi
Học sinh hoạt động nhóm theo hình thức 3 bàn 1 nhóm
Trang 132.2.2 Lựa chọn nội dung hoạt động nhóm
Khi áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm ta phải xác định nội dungdạy học có cần phải phân nhóm hay không Không phải bài nào, tiết học nàocũng chia nhóm Theo tôi thì những nội dung kiến thức sau đây nên tổ chức họctheo nhóm:
- Dạng bài học tìm hiểu về nội dung kiến thức mới
- Dạng kiến thức Tin học cần tranh luận, có thể có nhiều ý kiến khácnhau
- Dạng bài tập củng cố kiến thức
Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên có thể đưa ra các tình huống
có vấn đề để học sinh trao đổi, thảo luận sâu hơn Nên để học sinh trong mộtnhóm thay phiên nhau trình bày ý kiến của nhóm mình chứ không nhất thiếtphải là nhóm trưởng, để từ đó rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt trước lớp.Giáo viên có thể gợi ý với các nhóm yếu hơn Muốn vậy giáo viên phải nắmvững tình hình học sinh mỗi nhóm và xem xét khó khăn của mỗi nhóm, để kịpthời đưa ra biện pháp hợp lý
2.2.3 Các bước tiến hành tổ chức hoạt động nhóm
Trong quá trình tiến hành phương pháp dạy học theo nhóm, theo tôi triểnkhai theo các bước sau:
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Trong bước này giáo viên thực hiện:
- GV tập hợp chung cả lớp, chia nhóm
- Nói rõ mục đích của hoạt động;
- Nói rõ nhiệm vụ và cách thức tiến hành trong nhóm;
- Thời gian để các nhóm hoàn thành công việc
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Phân công trách nhiệm cho từng thành viên