1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ Thuật (TSC)

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu
Tác giả Trần Mỹ Hoa
Người hướng dẫn Th.S Bùi Thị Lành
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Quản trị Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 45,21 MB

Nội dung

Các ngành công nghiệp được mở ra với rất nhiều loại hàng hóa, mô hình và chủng loại, vì vậy chúng ta có thể phủ nhận sự cần thiết của các hoạt động nhập khẩu đối với sự phát triển của đấ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUỐC DAN

CHƯƠNG TRINH CHAT LƯỢNG CAO

CHUYEN NGANH: QUAN TRI KINH DOANH QUOC TE

DE TAI:

ae THIEN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU

-TẠI CÔNG TY CO PHAN DICH VỤ KỸ THUAT

(TSC)

#L 20A0 HNVOđG H

HA NỘI - 2019

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

CHUONG TRINH CHAT LƯỢNG CAO

Initrihe nh) ĐHKTQD

TT THONG TIN Initrihe nh) |

CHUYỂN DE THỰC TẬP

Đề tài:

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU

TẠI CÔNG TY CO PHAN DỊCH VỤ KỸ THUẬT

(TSC)

Sinh vién : TRAN MY HOA

Chuyén nganh : Quản trị Kinh Doanh Quốc Tế

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần

dịch vụ kỹ thuật” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của bất kỳ

ai Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề thực tập này là do tôi tự thu thập, trích

dẫn, tuyệt đối không sao chép từ bat kỳ một tài liệu nào.

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019

Tác giả chuyên đề thực tập

Hoo.

Tran My Hoa

Trang 4

LOI CAM ON

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giá Th.S Bùi Thị Lành

đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt quá

trình thực hiện chuyên đề.

Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa kinh doanh quốc tế, Trường Đại

học Kinh tế quốc dân, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho em suốt

trong thời gian học tập vừa qua.

Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn các bác, các chú và anh chị trong Công ty

Cổ phần dịch vụ kỹ thuật đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại

công ty, cũng như cũng cấp cho em những tài liệu cần thiết để em có thể hoàn thiện

chuyên đề một cách tốt nhất.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Trần Mỹ Hoa

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TU VIET TAT

DANH MUC CAC BANG

DANH MUC CAC HiNH

LOT MO ĐÀ U 2° St EE+d#€EV+t€EV+€EEEeEE22242E225829222222222Sssrre 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VE HOAT ĐỘNG NHẬP KHAU VÀ

SỰ CAN THIẾT HOÀN THIỆN HOAT ĐỘNG NHAP KHẢU 3

1.1 Tổng quan về hoạt động nhập khẩu - 2 << se s£ss+zsezse 3

1.1.1 Khái niệm nhập khâu - - =©+*+txt+EE+EEE+EEEt2EEEEEEE2ES22222222e222zee 3

1.1.2 Các hình thức nhập khẩu chủ yếu -2- 2 2+E+2EE2EE£EE+EE+EEEEzczzzzzee 3

1.1.2.2 Nhập khẩu uỷ thác - 2-2 k+EkSEkEEEEE112111121122112211211e222cee 41.1.2.3 Nhập khẩu đối lưu ©©t+++k+SEESEEE+EEECEEEEEEEEEeEEErrerrscee 5

1.1.2.5 Nhập khẩu gia công -2- 2Sxt+EEEEEEEEE122112211221512222252222xceE 5

1.1.3 Vai trò của hoạt động nhập khẩu - 2s ScxSSt E1 E122 21121125EEeEEecre 5

1.1.3.1 Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dan 6 1.1.3.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với doanh nghiệp 7 1.1.3.3 Vai trò hoạt động nhập khẩu đối với người tiêu dùng 7 1.2 Nội dung của hoạt động nhập khẩu hàng hoá s se se 5s 8

1.2.1 Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch nhập khẩu - 2s 9

1.2.1.1 Nghiên cứu thị trường trong nước s2 scs sex £zszs£cxe 9 1.2.1.2 Nghiên cứu thị trường nước ngoài 5-5 s sc +xex+ecxsezvcx 10

1.2.1.3 Lên kế hoạch nhập khẩu - 2 +s+2EE+2+2EEE+2EE2zt2E2ztEzzzczr 13

1.2.2 Lựa chọn đối tác giao dịch -s-csc+xt+ExvEEEt2EEeCEEEEEEEvEEeerrsrrrscee 14

1.2.3 Đàm phán và ký kết hợp đồng 2-2 s++E+EES+EEtEEtEEerEerreererer 15

1.2.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương 2- 2+22+22zz22zzez 17

1.2.4.1 Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có) 2 2¿22zz+2czzzczzzzzzsc2 18

1.2.4.2 Xác nhận thanh toán - G- << S1 SH ng gen nsry 18

1.2.4.3 Thuê tàu (nếu có) ‹s ¿-©+xeEkEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEECEEEerrrrerrreed 191.2.4.4 Mua bảo hiểm hàng hoá (nếu C6) ccscscscecssessesssecssessecssecsecssecseseseen 19

Trang 6

1.2.4.5 Lam thủ tục Hải quan để nhập hàng - 2-5552 55+z 19

1.2.4.7 Khiếu nại và xử lý khiếu nại 2- se t+xxe+xerxevreerxeerxee 20 1.2.5 Kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập khẩu 2-2 sex 21 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá 21

1.3.1 Yếu tố bên ngoài 2-2 + +keEk#EkEEEEEkEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrerrkrred 32

1.3.1.1 Thị trường quốc tẾ 2 «¿2+ E£+EE+EE££Ek£EEEEEeEEverkerrkerked 22

1.3.1.2 Thị trường trong nưỚc ¿- ¿2s 2 2 2 ©z+E£SEEz£££x£kexexrxckee 22

1.3.2 Yếu tố bên trong - ¿22 +z+++e+ExeEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEECEEkrrrkrrrkree 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOAT ĐỘNG NHẬP KHAU HÀNG HOÁ

CUA CÔNG TY CO PHAN DỊCH VỤ KỸ THUAT (TSC), 26

2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cỗ phan dịch vụ kỹ thuật 26

2.1.1 Thông tin chung về Công ty cỗ phan dịch vụ kỹ thuật - 262.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty - 2-2 26

2.1.3 Cơ cấu 16 chức -¿ :- 22 ©s+SkSEx+EEeEEEEEEEEEEEEXE1111171111111e Lee, 27

2.1.4 Nguồn nhân lực của công ty 2-22 ++tEk£EEkvEEktEksErsrkerrxed 28

2.1.5 Ngành nghé va đặc điểm té chức hoạt động kinh doanh 30

2.1.5.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 30

2.1.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần TSC giai đoạn

2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của Công ty

Cô phan dich vụ kỹ thuật TSC giai đoạn 2015-2018 - << 34

2.2.1.1 Thị trường quốc tế -cc++++2EE2E2222222222.22222212222212222222.-ce 34

2.2.1.2 Thi trường trong NUGC oe eecsecseeseseeseesessessesesccsesscsesscecseeesseeecseeaes 36

2.2.2 Yếu tố bên trong ccecccscsssssecsssessssessssesssseessssesssseessseessaseessuscessesenseecsseees 37

2.3 Tinh hình hoạt động nhập khẩu của công ty Cô phan Dịch vụ ky thuật.40

2.3.1 Kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật giai

đoạn 2015-2018 ccccsceseessecsesssecsssesecsessecssessecssessecsssssuessessucsscsseessesnecauesaesaseness 40

2.3.1.2 Nhập khẩu theo mặt hàng - 2s ++Ex++Ek£+Et+EkezEevExecrxrzr 422.3.1.3 Kết quả nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu 442.4 Quá trình tô chức hoạt động nhập khẩu công ty Cô phần dịch vụ kỹ

71111100017 44

2.4.1 Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch nhập khẩu 45

Trang 7

2.4.1.1 Nghiên cứu thi trường trong nước - ¿2 sec scseexcsxrxes 45 2.4.1.2 Nghiên cứu thị trường nước ngoài - 5 5 «sex £zx=zes+ 47

2.4.3.3 Thuê tàu- Luu cước và mua bảo hiểm hàng hoá 2 +: 54

2.4.3.4 Thủ tục thông quan Hải quan và vận chuyền hàng hoá 55

2.4.4 Kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập khẩu 2- 2 s22 56

2.5 Đánh giá hoạt động nhập khẩu của công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật

TESA ViĂ4i X74 tos sebseteecctien seems meeps NCES RI EERE NWA NSCOR |

2.5.1 Kết quả đạt được trong hoạt động nhập khẩu của công ÉW ; « 57

2.5.2 Những mặt hạn chế trong hoạt động nhập khẩu của công ty 58

2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế 2 s s+zx+Ee+Ee+Ezzzezszcse2 59

CHUONG 3: DINH HUONG GIAI PHAP NHAM HOAN THIEN HOAT

DONG NHAP KHAU HANG HOA CUA CONG TY CO PHAN DICH VU61

KY THUAT (TSC) w.csesssssessessssssssssssssssessssssesssessessscssuscusssscsuscusesueceseusenscsasesasssaces 613.1 Định hướng phát triển hoạt động nhập khẩu của công ty đến năm 2022 61

3.1.1 Về nguồn vốn kinh doanh - 2+ +k++E++£EEEEEtEEEE++EEEct2EErecrr 62

3.1.2 Về chỉ tiêu nhập khẩu 2© ++2EEt+EEE+EEEE+EEEEEEEtEEEeerrserrrseee 62

3.1.3 Tình hình nộp ngân sách Nhà nước 2-2 + + s+ss+s£ssesczxexeeecxi 63

3.1.4 Về chất lượng sản phẩm: - 2© +e+E+++SEEt+EEEEEEEtEEEE2EEEecrrrcee 63

3.1.5 Công tác thị trường và quan hệ với khách hàng . - - - 63

3.2 Các giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phan dịch

3.3 Kiến nghị một số giải pháp với Nhà nước -2 «sec 66

KET LUAN 2-2 ©£ €4 €EEeEExVESeeEESeeEVsevEvsevcvseccez 70 TÀI LIEU THAM KHẢO - «+ +®£€Ee€EE+££ESe£ se 22s 71

PHU LLỤCC 2° ©©+®°€E++#*€CEV+td€EEEEeteEEE2etEE2228dE222562E2222222tE222szee 72

Trang 8

DANH MỤC TU VIET TAT

World Trade Organization Tổ chức Thuong mại Thế giới

Technology Service Company

; Công ty cỗ phan dịch vụ kỹ thuật

— Joint Stock Company

_=— Cost, Insuarance and Freight Giá thành, Bảo hiểm và Cước

International Commercial Các điêu khoản thương mại quôc tê

Terms

Ss

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2015 - 2018 33

Bảng 2.2 : Vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật TSC giai đoạn

Bảng 2.8 So sánh kế hoạch va tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu của Công ty

TSC giai đoạn 2016-2018 2 2222222222225112110211ne 56

Bang 3.1: Chỉ tiêu vốn vay của Công ty TSC từ năm 2021 đến 2022 62

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương 17

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức tại Công ty cổ phan dịch vụ kỹ thuật 27

Hình 2.2 Chu trình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phan dich vu kỹ thuat 31

Hình 2.3 : Giá dầu trên thế giới trong giai đoạn 2015-2018 v cccccsccccseccsesesesessesesseeee 34 Hình 2.4 Số lượng nhựa nhập khẩu ở một số quốc gia đầu năm 2018 35

Hình 2.5 Số lao động phòng Xuất nhập khẩu giai đoạn 2015 — 2019 38

Hình 2.6 Tổng giá trị cơ sở vật chất kỹ thuật tại Công ty TSC giai đoạn 2015-2018 39

Hình 2.8 Dam phán qua email của công ty TSC và hãng WaVin - +: 50

Hình 2.9 Ban draft mở L/C của công ty TSC ceeeccccesesesesssesscssscscscscscecscececeetseseees 54 Hình 3.1 So đồ bình én thị trường công ty là các tổng công ty - 74

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày càng phát triển và nhu cầu

mở rộng và hội nhập ngày càng tăng Điều này tạo ra một môi trường cạnh tranh

mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế Các ngành công nghiệp

được mở ra với rất nhiều loại hàng hóa, mô hình và chủng loại, vì vậy chúng ta có

thể phủ nhận sự cần thiết của các hoạt động nhập khẩu đối với sự phát triển của đất

nước.

Việc nhập khẩu phụ kiện dân dụng và công nghiệp, đặc biệt là ống nước, ống

nhựa là vật dụng không thể thiếu trong các hoạt động xây dựng, sản xuất và kinh

doanh, đóng một phần quan trọng trong hệ thống cấp nước của từng dự án, nhà ở.

Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật TSC dựa trên phòng kế hoạch và đầu tư,

được thành lập vào năm 2002 Với 16 năm kinh nghiệm, doanh nghiệp dần dần mở

rộng và đảm bảo uy tín Công ty nhập khẩu các sản phẩm như ống nhựa, ống nước

và các phụ kiện từ Hà Lan và sau đó phân phối cho các nhà bán lẻ trên khắp các

tỉnh của Việt Nam Công ty này tập trung vào việc cung cấp các phụ kiện ống

nước, vật tư thiết bị giúp các hộ gia đình hỗ trợ cho đường ống nước và hệ thống

thoát nước Công ty cam kết cung cấp hàng chính hãng, giá cả hợp lý và dịch vụ tốt

nhất cho nhà bán lẻ của chúng tôi.

Với tất cả những điều trên, chủ đề của luận án của tôi là: “Hoàn thiện hoạt

động nhập khẩu tại Công ty Cỗ phan dịch vụ kỹ thuật (TSC)” làm đề tài chuyên

đề thực tập tốt nghiệp của em.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu, đề tài đi nghiên cứu quy trình

nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cỗ phan dịch vụ kỹ thuật TSC, đồng thời qua đó rút

ra được những ưu điểm cũng như các nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong hoạt động

nhập khẩu Từ đó đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt

động nhập khẩu hàng hoá Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật (TSC) đến năm 2022

2.2 Nhiệm vụ nghiên cửu

- Tim hiểu cơ sở lý luận chung về hoạt động nhập khẩu, quy trình nhập

khẩu, từ đó thấy được vai trò của nhập khẩu đối với công ty.

- Tim hiểu về lich sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của công ty

Cổ phần dịch vụ kỹ thuật.

Trang 12

- Tim hiểu về các mặt hàng nhập khẩu của công ty: ống cấp thoát nước,

thiết bị cơ điện tử, phân tích, môi trường và thị trường nhập khẩu.

- Phan tích thực trạng nhập khẩu của Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật giai

Hoạt động nhập khâu của Công ty cổ phần dich vụ kỹ thuật (TSC).

3.2 Pham vi nghiên cứu

Pham vi thời gian: Nghiên cứu về thực trạng hoạt động nhập khâu của công

ty giai đoạn 2015 - 2018 và đề xuất định hướng giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt

động nhập khẩu ống cấp thoát nước và phụ kiện đến năm 2022.

Phạm vi không gian: Chuyên đề nghiên cứu về hoạt động nhập khẩu ống cấp thoát nước và phụ kiện của Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật TSC bao gồm các

thiết bị chuyên ngành cơ điện, ống nước

4 Kết cấu chuyên đề

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục

các bảng, hình, Danh mục các từ viết tắt, chuyên đề được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1 : Cơ sở lý luận chung về hoạt động nhập khẩu và sự cần thiết hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại công ty.

Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hoá của công ty Cổ

phan dịch vụ kỹ thuật ( TSC) giai đoạn 2015-2018.

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập

khẩu hàng hoá của Công ty Cổ phan dịch vụ kỹ thuật (TSC) đến năm 2022

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VE HOAT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ SỰ

CAN THIẾT HOÀN THIỆN HOAT ĐỘNG NHẬP KHẨU

1.1 Tổng quan về hoạt động nhập khẩu

1.1.1 Khái niệm nhập khẩu

Thương mại quốc tế là một trong những hình thức chủ yếu trong hoạt động kinh

doanh quốc tế hay được hiéu theo cách khác là hoạt động mua — ban và trao đôi hàng hoá

vượt qua biên giới của một quốc gia Hai bộ phận chính của TMQT là Xuất khẩu và

Nhập khẩu — hai bộ phận này có quan hệ mật thiết với nhau, bổ dung lẫn nhau để mở ra

những cơ hội mới cho tất cả các công ty, doanh nghiệp trên thế giới có thé giao thương

với nhau.

“Nhập khâu là quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ của nước ngoài được một nước

mua dé phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh dé thu lại lợi nhuận cho quốc Øla nói

chung và cho doanh nghiệp, công ty nói riêng” Đây cũng là hoạt động của ngoại thương,

đặc biệt với tình hình hiện nay, Việt Nam là quốc gia đang trên đà phát triển rất cần các

mối quan hệ hợp tác với nước ngoài

Nhập khẩu có tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến quá trình sản xuất, kinh

doanh trong nước, nó bổ sung các mặt hàng trong nước không thể sản xuất được

hoặc sản xuất trong nước nhưng không đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.Đôi khi sản pham, mặt hàng trong nước nếu sản xuất sẽ tốn chỉ phí cao hơn là nhập

khẩu thì nhập khẩu là biện pháp tối ưu nhất cho các công ty, doanh nghiệp XNK lựa

chọn.

Như vậy, bản chất của Nhập khẩu là việc mua bán hàng hoá, dịch vụ từ thị

trường nước ngoài để tiêu thụ ở trong nước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa hoặc tái xuất nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.

1.1.2 Các hình thức nhập khẩu chủ yếu

1.1.2.1 Nhập khẩu trực tiếp

Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động độc lập của công ty, khi tiến hành nhập

khẩu theo phương thức này doanh nghiệp phải tự mình nghiên cứu thị trường trong

và ngoài nước, tính toán chi phí, đảm bảo kinh doanh nhập khẩu có lợi nhuận Tuân

Trang 14

thủ theo chính sách pháp luật quốc gia và quốc tế Hình thức nhập khâu trực tiếp

hai bên (bên nhập khẩu và bên xuất khẩu) trực tiếp giao dịch với nhau, việc mua

bán không ràng buộc lẫn nhau.

Trong đó bên nhập khẩu phải:

- Phai chiu trach nhiém phap ly vé moi hoat động, phải tự nghiên cứu thi

trường, chịu mọi chi phí giao dich, giao nhận, lưu kho, chi phí quảng cáo, chi phí

tiêu thụ hàng hoá và thuế giá trị gia tăng.

- Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp được tính hạn ngạch nhập khẩu và khi

tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu sẽ được tính vào doanh số và phải chịu thuế gid tri gia

tang.

- Để tiến tới ký kết hợp đồng hai bên thường phải qua một quá trình giao

dịch, thương lượng với nhau về điều kiện giao dịch.

- Độ rủi ro của hoạt động nhập khẩu này thường cao hơn các hoạt động nhập

khẩu khác nhưng lợi nhuận lại cao hơn.

1.1.2.2 Nhập khẩu uy thác

Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu phải thông qua trung gian Bên

trung gian nhận sự uỷ thác của doanh nghiệp tiến hành giao dịch, đàm phán với đối

tác nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác Nhập khẩu

uỷ thác có những đặc điểm chủ yếu sau:

Bên nhận uỷ thác không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch, không phải

nghiên cứu thị trường công việc này thuộc bên uỷ thác Bên nhận sự uỷ thác chỉ

đứng ra đại diện cho bên uỷ thác để tìm và giao dịch với bên đối tác nước ngoài, ký

kết hợp đồng và làm thủ tục nhập hàng, thay mặt bên uỷ thác khiếu kiện, đòi bồi

thường với đối tác nước ngoài khi có sự vi phạm hợp đồng gây thiệt hại.

Quyền lợi mà bên nhận uỷ thác có được từ bên uỷ thác là phí uỷ thác Thông

thường doanh nghiệp nhận uỷ thác được hưởng một khoản thù lao trị giá 0,5% đến

1,5% tổng giá trị hợp đồng và phải nộp thuế thu nhập trên nguồn thu này, khi

tiến hành nhập khẩu doanh nghiệp nhận uỷ thác chỉ tính kim ngạch xuất nhập khẩu

chứ không tính vào doanh số và nộp thuế gia tri gia tăng

Việc sử dung trung gian giúp cho doanh nghiệp giảm được mức độ rủi ro do

những người trung gian thường hiểu biết về thị trường, pháp luật và tập quán địa phương Do đó họ có khả năng đây mạnh việc buôn bán giảm rủi ro cho người uỷ thác.

Mặt khác các nhà trung gian thường có cơ sở vật chất nhất định nên khi sử dụng họ,

người uỷ thác đó phải đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Tuy nhiên khi sử dụng doanh

nghiệp uỷ thác họ bị chia rẽ lợi nhuận, mat sự liên lạc trực tiếp với thị trường

Trang 15

1.1.2.3 Nhập khẩu đối lưu

“Nhập khẩu đối lưu là hình thức trao đổi hàng hoá trong đó hoạt độn NK gắn

liền với hoạt động XK” Ở hình thức này có điểm đặc biệt hơn các hình thức khác,

phương thức giao dịch không dùng tiền mặt mà dùng hàng hoá có gia tri tương

- đương dé thanh toán

- Loại hình nhập khẩu này có những đặc điểm sau:

w Trong mỗi hợp đồng có những điều kiện ràng buộc lẫn nhau khiến cho

người nhập khâu cũng đồng thời là người xuất khẩu

Y Điều kiện cân bằng phải cân băng về mặt hàng, về giá cả, cân bằng về mặt

tổng giá trị hàng giao cho nhau và cân bằng về điều kiện giao hàng.

*« Người nhập khẩu cùng một lúc thu lãi từ hai hoạt động: nhập khẩu và xuất

khẩu điều này làm lợi cho cả hai bên

* Trong quá trình trao đổi hàng hoá dich vụ hai bên phải quy định thống nhất

lấy một đồng tiền làm vật ngang giá chung cho quá trình trao đổi.

1.1.2.4 Nhập khẩu tái xuất

Hình thức nhập khẩu tái xuất là hoạt động mua hàng hóa từ nước ngoài với mục

đích không phải là tiêu dùng trong nước, mà là xuất khẩu từ Việt Nam sang nước thứ

ba để tạo ra một ngoại tệ lớn hơn số tiền bỏ ra ban đầu Mặt hàng này sẽ không được

xử lý tại quốc gia của mình mà xuất khâu trực tiếp sang nước thứ ba Do đó, hoạt độngnày liên quan đến ba quốc gia: xuất khẩu, tái xuất khẩu và nhập khẩu

Khi tiến hành nhập khâu tạm thời để tái xuất, các doanh nghiệp tái xuất phải

ký đồng thời hai hợp đồng riêng biệt, bao gồm hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu không bao gồm thuế xuất nhập khẩu Hàng hóa có thể được vận chuyển

trực tiếp từ nước nhập khẩu sang nước xuất khâu nhưng nước tái xuất nhận tiền từnước nhập khẩu và trả tiền cho nhà xuất khẩu Về phương thức thanh toán, nhiều

hợp đồng yêu cầu thanh toán theo hạn mức tín dụng dự phòng Kinh doanh theo

cách này đòi hỏi sự nhạy cảm về thị trường và giá cả, chính xác và nghiêm ngặt

trong hợp đồng mua bán

Thực tế, có những trường hợp hàng hóa được xuất khẩu từ nước bán sang

nước mua hàng hóa mà không phải làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và cũng

không làm thủ tục xuất khẩu rời khỏi Việt Nam Đó còn được gọi là chuyển

nhượng

1.1.2.5 Nhập khẩu gia cong

Nhập khẩu gia công được hiểu là bên nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành

phẩm của bên đặt gia công dé chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công

và nhận thù lao.

Trang 16

Trên đây là một số hình thức nhập khẩu cơ bản trong đó ta dễ dàng nhận thấy hình thức nhập khẩu trực tiếp đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp và các

công ty nên đây là hình thức NK phổ biến và tồn tại lâu đời Các hình thức khác tuy cũng được sử dụng bởi sự thay đổi của nhu cầu trong xã hội, việc áp dụng hình thức nào còn tuỳ thuộc vào quan hệ đối tác, năng lực của doanh nghiệp, của mỗi quốc gia

dé chọn hình thức phù hợp nhất

1.1.3 Vai trò của hoạt động nhập khẩu

Từ những khái niêm cơ bản vê nhập khẩu, ta có thể thấy đây là hoạt động quan

trọng của ngoại thương và thương mại quốc tế, tác động trực tiếp đến sản xuất và đời

sống trong nước Trong hoạt động nhập khâu, người ta chia ra thành ba loại vai trò: vai

trò đối với nền kinh tế; vai trò đối với doanh nghiệp và vai trò đối với người tiêu dùng

1.1.3.1 Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nên kinh tế quốc dân.

Đối với một nền kinh tế, hoạt động nhập khẩu thường nhắm đến hai mục đích:

thứ nhất là cung cấp hàng hóa không được sản xuất hoặc sản xuất trong nước ở một

quốc gia nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu; Thứ hai, dé thay thế hàng hóa được sản

xuất trong nước sẽ không có lợi nhuận như hàng nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu

nếu được quản lý tốt, phù hợp với nhu cầu và năng lực trong nước sẽ tác động tích

cực đến sự phát triển cân bằng của nền kinh tế quốc dân.

* Tác động tích cực

Vai trò quan trọng của nhập khẩu được thể hiện thông qua những điểm sau:

Ngày nay, nhu cầu của xã hội ngày càng tăng, bao gồm cả chất lượng, thiết kế,

giá cả, do đó hàng hóa nhập khẩu sẽ đáp ứng nhu cầu xã hội Sản phẩm càng đa

dạng, cơ hội đáp ứng nhu cầu của xã hội càng cao Vô hiệu hóa nhập khẩu có thể là

cách tốt nhất để nâng cao mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và tăng mức sống của họ, dẫn đến tăng thu nhập quốc dân Hơn nữa, nó cũng giúp mở rộng khả

năng tiêu thụ trong nước.

Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tích cực

đến hoạt động sản xuất và kinh doanh dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế Sự gia tăng nhập khẩu sẽ làm cho hàng hóa nội địa trong nước cải tiến công nghệ, sử dụng các hình thức thuận lợi hơn, mô hình đẹp mắt để cạnh tranh với các hàng hóa nước

ngoài khác Trong khi đó, dịch vụ trong nước cũng sẽ phát triển khi các sản phẩm cung cấp cho doanh nghiệp dịch vụ được cung cấp đầy đủ hơn, thoải mái và hiện

đại hơn Hoạt động này cũng làm tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước thông qua

việc thanh toán thuế nhập khẩu.

Hoạt động nhập khẩu tạo ra chuyển giao công nghệ, dễ dàng tái xuất hàng hóa

một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và tiền bạc Hơn nữa, nó còn tạo ra sự phát

triển đồng nhất của đất nước.

Trang 17

* Tác động tiêu cực

Nhập khẩu có thể mang lại tác động tiêu cực cho nền kinh tế quốc gia Nếu nó

không được định hướng theo cách đúng đăn, nó sẽ dễ dàng gây ra khủng hoảng

hoặc thiêu khủng hoảng, hủy hoại nên kinh tê Nêu các công ty có định hướng

không rõ ràng, họ có thê tạo ra dư thừa hoặc thiêu hụt cho nên kinh tế Khủng hoảng

sản xuất thừa là trường hợp doanh nghiệp dự đoán nhiều hơn sức mua của thị

trường và hàng hóa nhập khâu ô ạt sẽ khiên hàng hóa không được bán do cung lớn

hơn câu.

Ngược lại, tác động của việc thiếu khủng hoảng có thể tạo ra các khía cạnh

tiêu cực cho nền kinh tế Khi các nhà nhập khẩu không tính toán rõ ràng nhu cầu

của thị trường, hàng hóa nhập khâu ít hơn sẽ khiên giá cả leo thang rất nhanh vì nguôn cung không đáp ứng đủ nhu câu.

1.1.3.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu đôi với doanh nghiệp.

* Tác động tích cực

Hoạt động nhập khâu giúp doanh nghiệp tang them doanh thu, lợi nhuận vàdam bảo công việc ôn định với mức thu nhập cho nhân viên Hàng hoá nhập khẩu

được tiêu thụ làm tăng doanh thu cho công ty để từ đó đưa ra cách tính toán hợp lý

giữa chi phí và doanh thu và tính được lợi nhuận của công ty Từ đó, doanh nghiệp

sẽ có một khoản dự phòng để trang bị vật chất, máy móc cho công ty, trả lương cho nhân viên và công nhân dé đảm bảo chất lượng cuộc sống của họ.

Hoạt động nhập khẩu sẽ đảm bảo mục tiêu cho doanh nghiệp Việc nhập khẩu

hàng hóa chất lượng sẽ tạo uy tín và sự hài lòng của khách hàng, điều này sẽ mang

lại mối quan hệ lâu dài và chặt chế trong kinh doanh.

Nhập khâu sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng mối quan hệ với các đối tác trong và

ngoài nước Ké từ đó, các doanh nghiệp có thể tìm thấy các đối tác liên doanh trong

sản xuất và kinh doanh

* Tác động tiêu cực

Nếu doanh nghiệp không thể xác định nhu cầu, chủng loại và số lượng hàng

hóa thì rất dễ dẫn đến lợi nhuận âm Tại thời điểm này, hoạt động nhập khẩu trở

thành gánh nặng cho các doanh nghiệp Nguyên nhân có thể là do sản phẩm dư

thừa, được lưu trữ quá lâu nhưng không thể tiêu thụ khác do nhập khâu nguyên liệu không phù hợp với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước Nhập khẩu

rộng rãi sẽ làm suy yếu sản xuất trong nước.

Nếu doanh nghiệp không xác định rõ nhu cầu của khách hàng trên thị trường

thì nó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Vào thời điểm này, khi

doanh nghiệp nhập khẩu chậm hơn các doanh nghiệp khác, việc nhập khẩu hàng

hóa sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp khi lượng sản phẩm nhập khẩu không

Trang 18

được tiêu thụ nhiều trên thị trường Kết quả khiến hoạt động nhập khẩu khiến doanhnghiệp trở nên cạnh tranh khốc liệt, do đó tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh

nghiệp và chịu một số áp lực nhất định

1.L3.3 Vai trò hoạt động nhập khẩu đối với người tiêu dùng.

* Tác động tích cực

Kinh doanh nhập khẩu giúp đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng Người

tiêu dùng có thể chọn các mặt hàng như mong muốn của họ Họ có thể có nhiều lựa

chọn hơn và họ cũng có thể mua các mặt hàng tốt nhất với giá tốt.

Ví dụ, người tiêu dùng mua sản phẩm là áo sơ mi, khi đến mặt hàng A, có giá

350.000 đồng nhưng đến cửa hàng B, cùng mẫu và chất liệu, giá chỉ 250.000 đồng

Vào thời điểm đó, khách hàng chắc chắn sẽ mua áo từ cửa hàng B Nếu hàng hóacủa A tự thiết kế, giá sẽ đắt hơn hàng nhập khẩu Ngoài ra, doanh nghiệp nhập khẩu

sẽ tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng Không phải ai cũng có cơ hội và có thể

đủ khả năng để đi du lịch hoặc ra nước ngoài để mua Do đó, các công ty hoặc cửa hàng nhập khẩu sẽ giúp khách hàng mua hàng nước ngoài ở trong nước Do đó, điều

này vừa thuận tiện vừa tiết kiệm cho người tiêu dùng.

* Tác động tiêu cuc

Đôi khi khách hàng phải trả giá cao nếu đó là một hàng nhập khẩu độc quyền.

Một ví dụ của hiện tượng này, trong các doanh nghiệp nhập khẩu là: Nếu có SAT,

thi bat ky doanh nghiệp nào nhập khẩu trước đều có thể tăng chi phí Trong trường

hợp này, nguồn cung sẽ không thể đáp ứng nhu cầu, sẽ khiến giá tang đột ngột.

Người tiêu dùng sẽ phải trả nhiều tiền hơn so với thực tế họ phải trả để có được

những lợi ích họ cần.

1.2 Nội dung của hoạt động nhập khẩu hàng hoá

Hoạt động nhập khẩu hàng hoá có nhiều nhiệm vụ phức tạp so với hoạt động

kinh doanh trong nước vì có sự cách biệt về địa lý cũng như chủ thé kinh doanh Do

đó, để thực hiện hoạt động nhập khẩu thì các DN, công ty cần xác định rõ các quy

trình trong quá trình hoạt động nhập khẩu để năm rõ và thực hiện đầy đủ, tránh những sai sót không đáng có Mỗi nghiệp vụ phải được nghiên cứu chi tiết, được

giao cho từng bộ phận cụ thể để tận dụng mọi lợi đem lại lợi nhuận cao nhất cho

hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dung trong nước.

Bước đầu tiên của tất cả các nhà nhập khẩu đó là nghiên cứu và lên kế hoạch

nhập khẩu cho riêng mình Dưới dây em xin trình bày một số bước cơ bản của nội

dung này.

Trang 19

1.2.1 Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch nhập khẩu

Nếu xét theo nhiều góc độ thì thị trường có nhiều khái niệm khác nhau Theo kinh tế học thì: “Thị trường là tổng thể cung — cầu đối với một loại hàng hoá nhất

định trong thời gian và không gian cụ thể”

Nếu đứng ở góc độ là một nhà quản lý doanh nghiệp thì khái niệm về thị

trường lại hoàn toàn khác, nó phải được gắn liền với tác tác nhân kinh tế tham gia

trực tiếp hoạt động mua bán như người bán, người mua, nhà phân phii

Từ hai khái niệm trên, ta nhận thấy khái niệm về thị trường từ góc độ nhà

quản ký DN không dựa theo lý thuyết hành vi của người mua, người bán Nói theo

cách hàng, đứng trên góc độ của nhà quản lý doanh nghiệp thì “Thị trường là tập

hợp những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp”

Từ khái niệm cơ bản về thị trường trên ta có thể đưa ra khái niệm thị trường

quốc tế của doanh nghiệp “Thị trường quốc tế là tập hợp những khách hàng nước

ngoài tiềm năng của doanh nghiệp”

Thị trường quốc tế có nhiều vấn đề phức tạp hơn so với thị trường nội địa vì

có sự khác biệt về hệ thống chính trị - văn hoá - luật pháp và các yếu tố do môi

trường địa lý Chính vì vậy, cá thể, tập thể tham gia vào thị trường quốc tế chứa

đựng nhiều rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu

nói riêng.

Vì vậy, khi đã tham gia vào thị trường quốc tế thì các doanh nghiệp phải am

hiểu luật pháp, văn hoá cũng hệ thống chính trị nhằm hạn chế những rủi ro, sai lầm

không đáng có.

1.2.1.1 Nghiên cứu thị trường trong nước

Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá, ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì ở đó xuất hiện khái niệm về

thị trường.

Công việc đầu tiên của các doanh nghiệp đều phải làm là nghiên cứu thị

trường trong nước, đây là bước rat quan trọng với bat kỳ một doanh nghiệp sản xuất

hay kinh doanh và dĩ nhiên không ngoại trừ các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá

XNK Dé hiểu rõ hơn về nghiên cứu thị trường trong nước, em xin nghiên cứu các

công đoạn của nghiệp vụ này như sau:

* Nghiên cứu nhu cầu của thị truong

Trước hết doanh nghiệp cần nắm được nhu cầu tiêu dùng, sử dụng hàng hoá

trong nước, lập bảng dự báo mua hàng của khách hàng, nghiên cứu xem những

9

Trang 20

hàng hoá khách cần có những đặc điểm như thế nào Rồi từ đó đưa ra đánh giá về

đặc tính của sản phẩm đó

Một doanh nghiệp chỉ thành công trong kinh doanh khi hiểu được: Khách

hàng cần gì? Muốn gì ? Muốn sản phẩm có đặc điểm ra sao? Điểm đặc trưng của

sản phẩm đó là gì? Mức giá bán ra thị trường là bao nhiêu?

* Nghiên cứu cơ cấu mat hàng nhập khẩuSong song với nghiên cứu nhu cầu thị trường thì nghiên cứu cơ cấu mặt

hàng nhập khẩu cũng đóng vai trò rất cần thiết đối với doanh nghiệp tiến hànhkinh doanh nhập khẩu

Khi nghiên cứu vấn đề này cần xem xét mặt hàng hiện tại trong nước về

các khía cạnh như: tình hình tiên dùng mặt hàng đó ra sao, số lượng các nhà

cung ứng nước ngoài hiện nay như thế nào, tình hình sản xuất trong nước, chính sách mà nhà nước áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu đó, để lựa chọn lĩnh vực

kinh doanh tiềm năng, thu hút nhiều khách hàng nhất.

* Nghiên cứu giá hàng

Quan trọng nhất đối với khách hàng về một sản phẩm không chỉ là chất lượng

mà bên cạnh đó họ còn quan tâm đến giá cả trên thị trường Chính vì vậy việc

nghiên cứu giá cả hàng hoá cũng là một phần trong nghiên cứu thị trường trong

nước.

Giá hàng hoá có ảnh hưởng trực tiếp tới sự quyết định hành về mua hàng Bêncạnh đó, giá cả hàng hoá chịu nhiều tác động của bên trong và bên ngoài doanh

nghiệp.

* Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Ảnh hưởng của cạnh tranh có thể xem xét phân tích khía cạnh sau:

e Tương quan so sánh giữa giá thành giữa công ty và đối thủ cạnh tranh

trong cùng lĩnh vực hoạt động

e Mức độ ảnh hưởng của đối thủ và hang hoá cung ứng sẽ áp dụng cácchính sách, chiến lược như thế nào?

e _ Luôn theo dõi sát sao các động thái kinh doanh của đối thủ nhằm có sách

lược đối phó kịp thời với những thay đổi đó của đối thủ, biết được họ đang kinh

doanh ở thị trường nào?

1.2.1.2 Nghiên cứu thị trường nước ngoài

Nếu như so sánh với công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài với nghiên

cứu thị trường trong nước thì công tác này có phần phức tạp và khác biệt hơn cả.

10

Trang 21

Thị trường nước ngoài vốn di có sự khác biệt về hệ thống kinh tế, cơ cấu tổ chức, hệ

thống pháp lý, chính trị, văn hoá — phong tục tập quán Chính sự khác biệt này đòi

hỏi những người trực tiếp chuẩn bị công tác này phải thành thạo nghiệp vụ chuyên

môn Dưới đây là một số vấn đề quan trọng khi nghiên cứu thị trường nước ngoài

cần lưu ý:

* Nghiên cứu khả năng cung ng của thị trường nước ngoài:

Khả năng cung ứng là chỉ tiêu có vai trò quan trọng, nó có tác động đến sự ổn

trong trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các nhà cung ứng đều có rất

nhiều đối tác chính vì vậy doanh nghiệp cần tìm hiểu và lựa chọn nhiều đơn vi cung

cấp khác nhằm tránh những rủi ro trong quá trình nhập khẩu hàng hoá; đa dạng

nguồn hàng, đảm bảo đầu vào của hàng hoá phục vụ cho sản xuất và kinh doanh

Để chọn được nhà cung ứng có triển vọng ta cần xét đến khía cạnh số lượng

hàng hoá, giá cả hàng hoá nhập khẩu Điều này phản ánh sự phát triển của các nhà

cung ứng trong tương lai để doanh nghiệp có thể xác định và lựa chọn đúng đắn.

* Nghiên cứu các nhân tô thuộc môi trường kinh tế - chính trị - luật pháp

- văn hoá và phong tục tập quán của mỗi quốc gia

Khi nghiên cứu thị trường của các nhà cung ứng nước ngoài doanh nghiệp

phải tiến hành nghiên cứu các nhân tố trên Vì mỗi nước có luật pháp, hệ thống vănhoá kinh tế chính trị riêng áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu nhằm khuyến khíchhay hạn chế hàng hoá nhập khẩu đó nó ảnh hưởng đến quan hệ giao dịch giữa các

bên.

Sự khác biệt về văn hoá sẽ ảnh hưởng đến cách thức giao dịch sẽ được tiến

hành thí dụ như một số nước trong giao dịch thanh toán bằng tiền mặt, một số nước thanh toán băng thẻ Điều này sẽ gây cản trở cho hoạt động XNK và doanh

nghiệp cần phải thích nghỉ với môi trường văn hoá mà định tiến hành nhập khẩu

Nhân tố thuộc môi trường chính trị - luật pháp cần phải tập trung vào một sốvẫn đề chủ yếu sau:

e Sự ổn định chính trị: Mỗi một quốc gia khi thay đổi thể chế chính trị có

thể kéo theo mọi sự thay đổi khác như áp dụng chính sách thương mại mới hay mức

thuế mới

e Sự điều tiết về tiền tệ: Những quy định về quản lý ngoại hối sẽ gây khó

khăn cho hoạt động XNK nói riêng và hoạt động thương mại nói chung.

e Tính hiệu lực của bộ máy chính quyền: Tức là mức độ mà chính

quyền nước xuất khẩu điều hành hệ thống hữu hiệu để hỗ trợ các doanh

nghiệp tiền hành xuất khẩu

11

Trang 22

e Các quy định mang tính chất pháp lý bắt buộc và quản lý cần phải được xem xét kỹ lưỡng như: Cấm đoán hoặc kiểm soát đối với một số hàng hoá va dịch vụ, cắm

một số phương thức hoạt động thương mại, cắm kiểu kiểm soát gid cả

* Nghiên cứu giá cả hàng hoá quốc tế

Việc nghiên cứu giá cả hàng hoá trong nước dường như có sự dễ dàng hơn so

với nghiên cứu giá cả hàng hóa quốc tế.

Doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh với mục tiêu đề ra: Lợi nhuận

đạt được là bao nhiêu? Nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận có tác động đến trong giá

cả hàng hoá hay khôgn Nếu doanh nghiệp nhập hàng giá cao đồng nghĩa với chỉ

phí sẽ tăng lên và tất nhiên lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm xuống Tuy nhiên

nếu doanh nghiệp muốn có lãi thì doanh nghiệp phải tăng giá bán nhưng điều này

làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp nghiên cứu giá cả hàng hoá quốc tế lànăm được tình hình biến động giá cả hàng hoá quốc tế để đưa ra mức giá nhập

khẩu phù hợp, tránh tình trạng tăng giá cao quá mức so với giá bán trên thị

trường Các nhân tố ảnh hưởng tới hàng hoá quốc tế gồm có các nhân tố cơ bản sau:

e Cung về cầu hàng hoá đó trên thi trường thế giới: Đây là yếu tố lớn ảnhhưởng đến giá cả hàng hoá Nếu cầu thị trường lớn trong khi nguồn cung lại khan

hiếm sẽ đây mức giá lên cao theo quy luật cung cầu

e Cạnh tranh: Trạng thái cạnh tranh trên thị trường cung ứng giúp cho việc

xác định mức giá, nó ảnh hưởng đến lượng bán của nhà cung ứng vì vậy tuỳ theo

mức độ cạnh tranh đến đâu mà giá cả sẽ được quy định.

e Trong điều kiện địa lý khác nhau, đồng tiền thanh toán khác nhau và phương

thức thanh toán khác nhau đều ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá Đặc biệt là sự suy

yếu của một số ngoại tệ mạnh như USD làm ảnh hưởng tới mậu dịch toàn cầu.

e Lam phát: Lam phát ảnh hưởng đến giá cả hang hoá của một quốc gia thé

hiện sự mắt giá của đồng tiền quốc gia đó

e _ Luật pháp và chính trị: Một số quốc gia nhằm khuyến khích xuất khẩu

hàng hoá ra nước ngài họ sẽ tiến hành hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước Khi

chính phủ can thiệp vào thị trường tiền tệ thì tình hình cạnh tranh cũng thay đổi mặt

khác biểu thuế xuất nhập khẩu cũng sẽ khác nhau giữa các quốc gia điều này ảnh

hưởng đến giá cả hàng hoá sản phẩm giữa các nước

Nói tóm lại doanh nghiệp khi nghiên cứu giá cả hàng hoá quốc tế cần phải

biết kết hợp các nhân tố của thị trường quốc tế và mục tiêu của doanh nghiệp nhằm

tìm ra một mức giá tối ưu đối với loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ đó.

12

Trang 23

1.2.1.3 Lên kế hoạch nhập khẩuSau bước tiến hành nghiên cứu giá cá thị trường trong nước và thị trường quốc

tế, các doanh nghiệp cũng gần như năm được khả năng cung ứng, giá cả và các nhân tố tác động bên ngoài như môi trường, luật pháp, phong tục tập quán Từ

những nghiên cứu đó, doanh nghiệp đưa ra các phương án kinh doanh để thực hiện

mục tiêu của mình Dưới đây là các công việc cần làm trong công tác lên kế hoạch

nhập khẩu:

Công việc cần làm trong khâu này là:

I Phân tích đánh giá tình hình thị trường và nhà cung tng nước ngoài.

Mục tiêu của bước này là thông qua so sánh nhiều thị trường nhà cung ứng để

chọn ra một số nhà cung ứng hấp dẫn đối với doanh nghiệp Trước hết để tiết kiệm

thời gian và chi phi cần giới hạn việc đánh giá bằng cách loại bỏ ngay một số thị

trường hiển nhân là không hap dẫn đối với doanh nghiệp vì nhiều nguyên nhân thuộc

về bản thân sản phẩm cũng là tiêu chuẩn loại bỏ ngay một số thị trường cung ứng

Sau khi loại bỏ những thị trường cung ứng hoàn toàn không có triển vọng, các

nhà cung ứng còn lại được đánh giá một cách khái quát theo những khía cạnh sau:

- Môi trường chính trị

- Môi trường kinh tế - môi trường văn hoá

- Môi trường cạnh tranh 2._ Phân tích kha năng của doanh nghiệp

Đứng trước đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp cần thiết lập được bản đánhgiá tương đối về điểm mạnh và điểm yếu của mình Một mặt doanh nghiệp có năng

lực nào vượt trội, tình trạng hiện tại hoặc tiềm năng của doanh nghiệp như thế nào,

nguồn lực mà doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh có thể huy động từ bản thân hoặc

từ nguồn nào khác bên ngoài doanh nghiệp

3 Lua chon mặt hàng nhập khẩu phù hop với điều kiện kinh doanh.

Mặt hàng này phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu đề ra mà hai bên thoả

thuận: giá cả, chất lượng, bao bì đóng gói

4 Xác định đối tượng tiễn hành giao dịch bao côm:

- Địa điểm và thời gian giao dịch

- Tên công ty đại diện giao dịch

Lộ

Trang 24

- Khối lượng và giá cả giao dịch

- Hình thức giao hang và phương thức thanh toán

5 Xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường là tổng thể luôn gồm một số lượng rất lớn các khách hàng với

những nhu cầu đặc tính mua và khả năng tài chính rất khác nhau vì vậy doanhnghiệp cần xác định đoạn thị trường để tiêu thụ sản phẩm sao cho có hiệu quả nhất

cần chú ý các điểm sau:

- Khách hàng mà doanh nghiệp nhằm vào phải rõ ràng cụ thể

- Phải đo lường được có nghĩa là quy mô và hiệu quả của thị trường phải

đo lường được tính khả thi

- Doanh nghiệp phải nhận biết và phục vụ đoạn thị trường đã phân chia theo

tiêu thức nhất định.

6 Xác định giá giao dịch

Giá cả hàng hoá nhập khâu do hai bên tự thoả thuận Nhưng bên nhập khẩu phải căn cứ vào các yếu tố sau đây để đưa ra mức giá tối thiểu nhằm tối đa hoá lợi ích:

- Phân tích giá hàng hoá cùng chủng loại trên thị trường trong nước và quốc

tế tại thời điểm hiện tại hoặc giá cả có thể tham khảo của đối thủ cạnh tranh đã

nhập về.

- Giá phải đảm bảo được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra như: mục tiêu lợi nhuận đạt được sau khi trừ các khoản chi phí, thuế

7 Đánh giá hiệu quả mang lại và khắc phục những hạn chế làm giảm hiệu

quả kinh doanh

Hàng hoá nhập về kinh doanh trên thị trường kết quả thu được có thể lỗ hoặc lãi

do có nhiều yếu tố phát sinh trong quá trình kinh doanh Sau khi tiêu thụ hàng hoá cuối

kỳ cần tổng kết đánh giá hiệu quả kinh doanh, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến

tình hình kinh doanh của doanh nghiệp dé dé ra các biện pháp khắc phục.

1.2.2 Lựa chọn đối tác giao dịch

Sau khi nghiên cứu thị trường, nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp là phải

tìm được nhà cung ứng, phân phối phù hợp và đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi

nhuận nhất

Một nhà cung cấp được lựa chọn nhiều nhất là người cung cấp luôn đáp ứngcác nhu cầu của khách hàng, nhà cung ứng này sẽ cung cấp hàng với chất lượng rõ

ràng, giao hàng đúng hẹn với giá cả hợp lý, đáp ứng được những đòi hỏi không

lường trước ví dụ như khối lượng buôn bán tăng — giảm đột ngột, các thay đổi về

14

Trang 25

tiêu chuẩn kỹ thuật, các vấn đề về dịch vụ và các yêu cầu khác Người cung cấp tốt

sẽ thường xuyên có đề xuất trong việc phục vụ, chăm sóc khách hàng ngày một tốt

hon và có gắng tìm ra các cách mới trong việc mở rộng các sản phẩm

Người cung cấp tốt sẽ thông báo trước về thời điểm khan hiếm nguyên liệu,

các cuộc đình công và tất cả những gì ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh mua bán

Cụ thê các yêu tô có thé dùng dé xác định một nhà cung cấp có triển vọng là:

* Tình hình sản xuất kinh doanh của đối tác: lĩnh vực sản xuất kinh doanh; phạm vi kinh doanh, chất lượng sản phẩm; giá cả; khả năng cung cấp lâu dài, thường xuyên; chất lượng của dịch vụ phục vụ khách hàng

* Thái độ, quan điểm, văn hoá kinh doanh của đối tác uy tín và mối quan hệ

với bạn hàng khác của đối tác

* Khả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của đối tác cho thấy ưu thế của

đối tác trên thương trường, thực trạng khả năng cung cấp của họ

¥ Tình hình chính trị của nước đối tác: đây là vấn đề khá quan trọng, nhất là

trên thế giới xảy ra nhiều biến động và xung đột lớn về chính trị, nó làm ảnh hưởng

không tốt đến hoạt động nhập khẩu

1.2.3 Đàm phán và ký kết hợp đồng

1.2.3.1 Dam phan

Đàm phán là việc các chủ thể kinh doanh trao đổi ý kiến nhằm đi tới thống

nhất các nhận định, thống nhất các quan điểm, thống nhất cách sử dụng những vấn

đề nảy sinh trong quan hệ buôn bán giữa hai hay nhiều bên Nhờ vậy, đàm phán

thực chất là việc thoả thuận để phân chia lợi ích giữa các bên trên cơ sở thoả thuận

các vấn đề sau: Tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, thanh toán, địa điểm và thời

gian nhận hàng.

Ngoài ra, để tránh những thiệt hại không mong muốn cho cả hai bên, hợp đồngthương mại cần có thêm các điều khoản về: Điều khoản bao bì, đóng gói; Điều khoản bảo hiểm; Điều khoản phạt; Điều khoản bắt khả kháng: Điều kiện trọng tài.

Trong đảm phán kinh doanh quốc tế, người ta có thể áp dụng ba hình thức là :

1 Đàm phán giao dịch qua thư tín: Ngày nay thư từ và điện tín vẫn còn là

phương tiện chủ yếu dé giao dịch quốc tế những cuộc tiếp xúc ban đầu nhằm thiết

lập mối quan hệ làm ăn thường thông qua thư tín và sau này duy trì mối quan hệ

giữa các bên cũng phải thông qua thư tín thương mại.

15

Trang 26

Ưu điểm: tiết kiệm chỉ phí, một lúc có thể tiếp xúc với nhiều đối tác

Nhược điểm: đòi hỏi nhiều thời gian chờ đợi, đôi khi bỏ lỡ cơ hội kinh doanh

2 Đàm phán qua các phương tiện truyền thông:

- Giao dịch qua điện thoại : Giao dịch này được sử dụng trong nhiều trường

này có thể được thực hiện khi các bên thực hiện hỏi hàng, đặt hàng, chào hàng,

hoàn giá, chấp nhận và xác nhận Cùng với việc sử dụng điện thoại và fax, các bên

có thể sử dụng kết hợp các phương thức khác như giao dịch qua thư tín thông

thường hay gửi đảm bảo.

Y Ưu điểm: nhanh, tiết kiệm thời gian, có thời gian chuẩn bị các điều khoản

của hợp đồng ngoại thương trước khi kí kết |

Nhược điểm: không quan sát được thái độ và cử chỉ hành vi của đối tác Các bên chỉ dựa vào sự cảm quan và kinh nghiệm đánh giá đối với đối tác của mình.

- Ngoài phương thức giao dich qua điện thoại thì giao dịch còn diễn ra qua

các diễn đàn, e-mail, skype, viber, facebook, Ưu điểm của phương thức giao dịch

này là có cơ hội đưa ra nhu cầu mua và khả năng bán của đơn vị mình để tiện lợi

cho các đối tác tiềm năng lựa chọn Giao dịch qua e-mail thường ngắn gọn, nhanh

chóng nhưng nhược điểm là không chắc chắn về đối tác giao dịch, do đó cần phải

kiểm tra thông qua các phương thức giao dịch khác.

3.Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp: là việc các bên gặp trực tiếp nhau

tại một thời gian và địa điểm nhất định dé thoả thuận, trao đổi vấn đề liên quan dé di

đến ký kết và thực hiện hợp đồng ngoại thương

* Ưu điểm: đây nhanh tốc độ giải quyết vấn đề, tạo điều kiện cho việc hiểu

biết và duy trì mối quan hệ giữa các bên tốt hơn

* Nhược điểm: chi phí cao, tốn kém thời gian

Các bước đàm phán qua thư tín: Dam phán qua thư tín là phương thức phổ

biển trong các doanh nghiệp hiện nay vì nó đem lại nhiều ưu điểm và tiết kiệm chi

phí cho doanh nghiệp Dưới dây là các bước đàm phán qua thư tín:

"Chao mua (Buy offer): La lời dé nghị bước vào giao dich mua ban được người mua đưa ra các yêu cầu người bán báo cho mình giá cả và các điều kiện mua

bán hàng hoá.

Chào mua có hai loại hình thức chính là chào mua tự do và chào mua cố định.

Chào mua tự do còn được gọi là hỏi hàng (Inquyry) và chào mua cố định thường

gọi là đặt hàng (Order)

16

Trang 27

"Chao bán (Sale offer): là lời đề nghị bán hang do người bán đưa ra nhằm

chuyền tới người mua những thông tin cần thiết để thiết lập quan hệ mua bán

" Hoàn giá (Counter-offer): là sự mặc cả về giá cả hoặc về các điều kiện giao

dịch, thông thường hoàn giá bao gồm nhiều sự trả giá.

"Chap nhận (acceptance) là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện chào

hàng (hoặc đặt hang) dé kết thúc quá trình hoàn giá.

" Xác nhận (Confirmation): là văn bản thống nhất những điều đã thoả thuận

mua bán có các bên tham gia ký xác nhận.

1.2.3.2 Ký kết hợp đông ngoại thương

Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc kí kết hợp đồng mua

bán ngoại thương ở các nước tư bản phát triển, hợp đồng có thể được lập dưới hình

thức văn bản hoặc hình thức miệng, hoặc hình thức mặc nhiên Nhưng ở nước ta

hợp đồng nhất thiết phải làm dưới hình thức văn bản

1.2.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thươngSau khi tất cả các công việc từ khâu nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác,đàm phán các điều khoản của hợp đồng ký kết nói lên được phần nào triển vọng về

kết quả kinh doanh Dé đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp cần có khả

năng tô chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu Một yêu cầu nữa là quá trình thực hiện

hợp đồng nhập khẩu là phải tuân thủ đúng pháp luật (luật pháp quốc gia và luật

pháp quốc tế mà nước nhập khẩu tham gia) và các thông lệ quốc tế

Đối với các đơn vị kinh doanh nhập khẩu, nội dung của quá trình tổ chức thực

Trang 28

1.2.4.1 Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có)

Giấy phép nhập khẩu là một công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý hoạt

động nhập khẩu, vì thế sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu Doanh nghiệp nhập

khẩu phải tiến hành xin giấy phép nhập khẩu để thực hiện hợp đồng đó Việc cấp

giấy phép nhập khẩu do 2 cơ quan có thẩm quyền cấp: Bộ Thương mại và Tổng

cục Hải quan.

e Bộ Thương mai cấp giấy phép nhập khâu những mặt hàng mậu dịch

e Tổng cục Hải quan cấp giấy phép nhập khâu những mặt hàng phi mậu dịch

1.2.4.2 Xác nhận thanh toán

Hiện nay có nhiều phương thức thanh toán trong ngoại thương như : thanh

toán L/C tín dụng chứng từ, nhờ thu, chuyền tiền bằng điện, nhưng được sử dụng

phổ biến nhất là phương pháp tín dụng chứng từ L/C.

Phương pháp thanh toán này đảm bảo quyên lợi cho các bên NK va XK Khi

thực hiện phương thức thanh toán này, nhà NK có nghĩa vụ phải thực hiện các

nghiệp vụ sau:

e Chuẩn bị mẫu đơn xin mở thư tín dụng L/C - nơi mở tài khoản ngoại tệ thanh

toán

e Ký đơn xin mở L/C kèm theo hợp đồng nhập khẩu của công ty.

© Thanh toán phí mở thư tín dụng L/C cho ngân hang và lấy ban đó dé thông báo

cho đối tác

Trong mỗi hợp đồng ngoại thương quy định phương thức thanh toán là tín dụng chứng từ thì việc đầu tiên là phải mở L/C theo đúng như quy định trong hợp

đồng Thời gian mở L/C phụ thuộc thời gian giao hàng, nếu như hợp đồng không

quy định thời gian cụ thể thì thông thường thời gian này là 15-20 ngày trước khi

giao hàng Cơ sở để mở L/C phụ thuộc vào các điều khoản của hợp đồng Đơn vị

nhập khẩu dựa vào cơ sở đó làm đơn xin mở L/C theo mẫu ngân hàng

Tom lại, nghiệp vụ xác nhận thanh toán trong ngoại thương thực chat là chứng minh việc thanh toán hay cam kết thanh toán để nhà xuất khẩu thực hiện hợp đồng.

Những hợp đồng lớn có thể kết hợp nhiều phương thức thanh toán khác nhau nên

nghiệp vụ xác nhận thanh toán sẽ không đơn thuần là thư tín dụng hay lệnh chuyển

tiền đặt cọc Trên thực tế, các phương thức thanh toán khác nhau sẽ có những

18

Trang 29

nghiệp vụ chứng minh khác nhau Chính vì vậy, nghiệp vụ xác nhận thanh toán làrất quan trọng và cần thiết đối với cả người xuất khẩu và nhập khẩu.

1.2.4.3 Thuê tàu (nếu có)

Trong quy trình thực hiện hợp đồng, ai thuê tàu, thuê tàu tính theo hình thức

nào được tiến hành dựa trên ba căn cứ:

Điều khoản hợp đồng giữa các bên

VY Đặc điểm hàng hoá

v Điều kiện vận tải

Nghiệp vụ thuê tàu hầu như do bên NK chịu trách nhiệm và thực hiện khi mua

hàng theo điều kiện giao hàng thuộc nhóm E, F của điều khoản quốc tế Incoterm

2010 Với điều khoản này, người NK là người có trách nhiệm đi thuê tàu, liên hệ

với hãng tàu hay đơn vị vận chuyển nên phải có nghĩa vụ chỉ định hãng tàu cho

người XK biết như: thông báo số hiệu tàu, mã vận đơn, thông báo hàng đã lên tàu,

ngày dự kiến tàu rời đi và ngày tàu cập bến

Việc chỉ định tàu có thể chỉ đơn thuần là yêu cầu bên xuất khẩu về việc phải

thuê hang tàu do bên nhập khẩu chọn và trao đổi trước về cước phí khi những hang

tàu hay đại lý vận tải có đại diện và quen thuộc với cả hay bên Nghiệp vụ chỉ định

tài do bên giành quyền thuê vận chuyến chỉ định Thông thường, người nhập khẩu

lựa chọn hang hay đại lý vận tải cũng cân nhắc đến các yếu tố thuận lợi cho bên

xuất khâu liên hệ và giao hang

Nếu điều kiện giao hang CIF thì bên nhập khẩu không có nghĩa vu đi thuê tau

chở hàng mà nghĩa vụ đó thuộc về phía nhà XK.

Tuỳ theo đặc điểm hàng hoá kinh doanh của doanh nghiệp mà người phụ trách

nghiệp vụ XNK chọn phương thức thuê tàu hợp lý: thuê tàu chợ, tàu chuyé, đường

hàng không, đường bộ, đường bién

1.2.4.4 Mua bảo hiểm hàng hoá (nếu có)

Vận chuyền bằng đường biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất về hàng hoá Vì

vậy, bảo hiểm hàng hoá đường biển là bảo hiểm phổ biến, được sử dụng nhiều nhất

trong các hợp đồng ngoại thương.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm loại A, B, C, D Để chon duoc diéu kiện hợp ly nhất thì công ty lại phải căn cứ vào

tính chất, đặc điểm hàng hoá, thời tiết và khả năng vận chuyển bốc dỡ, đặc điểm của

quãng đường vận chuyền hàng hoá,

Trong trường hợp bên nhập khẩu mua bảo hiểm thì việc lựa chọn loại hình

bảo hiểm cho hang hoá không nhất thiết phải quy định chặt chẽ Khac với bên xuấtkhẩu mua bảo hiểm cho hàng hoá là bên nhập khẩu không phải xuất trình chứng từ

cho ngân hàng và người hưởng quyền đòi bồi thường do bên nhập khẩu trực tiếp

19

Trang 30

thực hiện Việc mua bảo hiểm và đòi bồi thường sẽ thuận tiện hơn vì người mua và

người hưởng là như nhau Các nghiệp vụ mua bảo hiểm do bên NK thực hiện cũng

tương tự như trường hợp do bên XK thực hiện Đặc biệt là người hưởng lợi và nơi

gửi đơn và trả tiền bồi thường chính là quốc gia nhập khẩu

1.2.4.5 Làm thủ tục Hải quan để nhập hàng Thủ tục thông quan hàng hoá nhập khẩu cũng được thực hiện tương tự như

khai báo hàng nhập khẩu Hơn nữa, việc quản lý hàng hoá nhập khẩu luôn có sự

kiểm soát chặt chẽ hơn nên việc kê khai yêu cầu phải thật chính xác Đặc biệt là kê

khai mã số hàng hoá, mức thuế phải nộp là bao nhiêu Việc sử dụng mã số hàng hoá

có thể bị Hải quan phạt hành chính và quy vào tội gian lận thuế.

Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp sẽ uỷ quyền cho các công ty chuyên làm

nghiệp vụ đó thực hiện Khi làm thủ tục thông quan hàng NK, các công ty NK có

thể xin nợ một số chứng từ và xin giải phóng hàng sớm nếu được sự đồng ý của Hải

quan Bên cạnh đó, việc cải cách hành chính ở các cơ quan hải quan cũng đã đây

nhanh nghiệp vụ từ kiểm sang hậu kiểm nhằm giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời

gian và chi phí cho hàng hoá NK.

1.2.4.6 Nhận hàng và kiểm tra chất lượng hàng hoá Khi nhận được hàng hoá nhập khẩu, các đơn vị nhập khẩu phải thực hiện các

quy trình nhận hàng sau:

- Thực hiện việc ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải về việc nhận

hàng

- Xác nhận với cơ quan vận tải về việc tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu, từng

quý, từng năm, cơ cấu hàng hoá, lịch tàu, điều kiện kỹ thuật khi bốc đỡ, vận chuyền,

giao nhận.

- Cung cấp tài liệu kỹ thuật cho việc giao hàng (vận đơn, lệnh giao hang )

- Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập biên bản (nếu cần) về

hàng hoá và giải quyết, khiếu nại trong phạm vi của mình trong những vấn đề xảy

ra trong việc giao nhận hàng hoá.

- Thanh toán cho cơ quan vận tải những khoản phí tổn về giao nhận, bốc xếp,

bảo quản, vận chuyền hàng hoá NK.

- Thông báo cho các đối tác và khách hàng chuẩn bị tiếp nhận hàng hoá.

- Chuyén hàng hoá về kho của doanh nghiệp hoặc giao trực tiếp cho các đơn vị

đối tác của doanh nghiệp.

Sau khâu nhận hang, đơn vị nhập khẩu cũng cần hết sức lưu ý đến bước kiểm

tra hàng hoá:

Hàng hoá nhập khẩu về qua cửa khẩu được kiểm tra Mỗi cơ quan tiến hành

kiểm tra theo từng chức năng, quyền hạn của mình Nếu phát hiện lô hàng có sự bat

20

Trang 31

thường thì lập tức mời cơ quan giám định đến lập biên bản giám định Cơ quan vận

tải kiểm tra niêm phong trước khi giỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải Đơn vị NK

với tư cách là đơn vị đứng tên trong vận đơn cũng phải kiểm tra hàng hoá và lập thư

dự kháng nếu nghỉ ngờ hoặc hàng hoá có tốn thất, thiếu hụt hoặc không đúng

chủng loại, số lượng như trong hợp đồng

Khi nhận hàng bằng đường biển, các doanh nghiệp phải căn cứ vào hình thức

gửi hàng của bên XK để thực hiện nghiệp vụ tương ứng Hàng XK gửi theo hình

thức hàng lưu kho hay không lưu kho, hàng nguyên công hay hàng lẻ sẽ quyết định cách nhận hàng của bên NK.

1.2.4.7 Khiếu nại và xử lý khiếu nại

Khi thực hiện hợp đồng nhập khâu, nếu chủ hàng XNK thấy hàng hoá NK bị tổn

thất, đô vỡ, thiếu hụt, mat mát thì cần lâph hồ sơ khiếu nại Đối tượng khiếu nại có thể

là bên bán, người vận tải, cơ quan bảo hiểm tuỳ theo nguyên nhân của từng tốn thất

Bên Nhập khẩu phải viết đơn khiếu nại và gửi cho bên bị khiếu nại trong thời

hạn quy định Đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về tổn thất như: biên

bản giám định hàng hoá, hoá đơn thương mại, vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm

Tuỳ theo nội dung khiếu nại mà các bên có cách giải quyết khác nhau Nếu

không tự giải quyết được thì làm đơn gửi trọng tài kinh tế hoặc toà án kinh tế xét xử

theo luật pháp hiện hành.

1.2.5 Kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập khẩuNghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập khẩu được thực hiện đồng thời

với nghiệp vụ nhận hàng hoá Nghiệp vụ kiểm soát hoạt động NK này gồm các

bước sau đây:

Bước 1: Liên hệ và mời cơ quan giám định

Bước 2: Tổ chức kiểm tra hàng hoá theo yêu cầu

Bước 3: Lập biên bản và ký xác nhận biên bản kiểm định

Bước 4: Thanh toán và lấy giấy chứng nhận kiểm định.

Trong trường hợp nhà NK tự kiểm tra và nhận hàng khi có dấu hiện bất

thường về hàng hoá NK Thời điểm kiểm tra hàng NK tốt nhất là lúc nhận hàng tại

cảng biển và ngay sau khi thông quan hàng hoá Trường hợp nhà NK tự kiểm tra

hàng hoá sau khi nhận hàng tại cảng thường khó khan khi khiếu nại với khách hàng

khi đòi bồi thường Tuy nhiên đối với hàng hoá có giá trị nhỏ và khách quen thuộc

cho phép, nhà NK có thể tự thực hiện nghiệp vụ này tại kho của mình.

21

Trang 32

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá

1.3.1 Yéu tỗ bên ngoài

Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm ba loại chính: môi trường

kinh doanh quốc tế, môi trường kinh doanh quốc gia và môi trường cạnh tranh.

Nghiên cứu môi trường bên ngoài giúp các doanh nghiệp nhập khâu giải

quyết các vân đê như các công ty nhập khâu phải đôi mặt với những thách thức và

khó khăn, từ đó cung cap cơ sở và phương tiện dé chong lại tác động của môi

trường bên ngoài đối với nhà nhập khẩu.

1.3.1.1 Thị trường quốc tế

Trong vài thập kỷ qua, xu hướng toàn cầu hóa rất mạnh mẽ và sự hình thành

các liên minh và liên minh kinh tế đã góp phan gia tăng thương mại, đầu tu, XK và

NK giữa các quốc gia, làm giảm tỷ lệ các quốc gia không phải là thành viên Để

khắc phục những hạn chế này, các quốc gia trong liên minh thường ký các thỏa

thuận với các quốc gia ngoài liên minh để xác nhận các thỏa thuận nhằm xóa bỏ dan

các rào cản, bất khả xâm phạm, tạo điều kiện tốt cho các hoạt động quốc tế phát

triển Kinh doanh quốc tế bao gồm các hoạt động xuất nhập khẩu.

Ngoài các kết nối kinh tế quốc tế, các hiệp định song phương và đa phương,

các tổ chức kinh tế đặc biệt như Ngân hàng Thế giới WB, Quỹ Tiền tệ Quốc tế

-IMF, Ngân hàng Phát triển Châu A -ADB cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạtđộng kinh doanh quốc té, đặc biệt là hoạt động nhập khẩu Đó là các tổ chức cung

cấp vốn, cơ sở hạ tầng, cảng, đường để tạo điều kiện cho các hoạt động NK được

nhanh chóng và thuận tiện Điều đó cung cấp các khoản vay kích thích thương mại

và đầu tư

1.3.1.2 Thị trường trong nước+ Yếu tô kinh tế.

Hoạt động NK đặt trong bối cảnh lớn là nền kinh tế thế giới, thị trường quốc tế

với nhiều đối tác nước ngoài Họ có thể tạo điều kiện thuận lợi để tham gia vào thịtrường Các yếu tố về kinh tế có tác động đến sức mua, sự thay đôi nhu cầu của

người tiêu dùng hay xu hướng phát triển hàng hoá Thị trường kinh tế chủ yếu được

phản ánh dựa vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cầu kinh tế và cơ cấu khu vuc,

Khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ làm phát hay tăng thuê cũng có ảnh hưởng đến

thu thập và tiêu dùng làm hạn chế đầu tư Các doanh nghiệp NK lưỡng lự khi phải

chọn có nhập khẩu hay không Vì điều này có thể ảnh hưởng đến giá thành sản

phẩm, tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.”

22

Trang 33

Ngoài ra, xu hướng mở của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến cơ hội phát triển

của các nhà NK, khả năng sử dụng lợi thế quốc gia về công nghệ và vốn cũng có cơ

hội phát triển hơn Thay đổi cơ cấu kinh tế có ảnh hưởng đến xu hướng phát triểncủa các thành phan kinh tế, dẫn đến sự thay đổi hướng phát triển của doanh nghiệp.

+ Yếu t6 chính trị và pháp luật.

Các yếu tố của môi trường chính trị và pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ đến

việc khai thác các cơ hội kinh doanh và đạt được các mục tiêu của công ty Sự én

định chính trị là tiền đề quan trọng cho doanh nghiệp, có thể có tác động có lợi cho

doanh nghiệp hoặc kìm hãm sự phát triển của một doanh nghiệp khác.

Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và thực thi nghiêm ngặt luật pháp sẽ tạo ra một

môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh gian lận và buôn lậu.

Một nhà nhập khẩu hoạt động theo luật Nhà nước phải chịu sự điều chỉnh của luật

quốc gia và luật pháp quốc tế, trong đó các doanh nghiệp nhập khẩu được phép

nhập khẩu hàng hóa, mẫu mã, phương thức vận tải, số lượng Nếu có vi phạm luật

pháp quốc gia hoặc quốc tế, doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận hình phạt tùy thuộc

vào sự kiêu ngạo của họ.

Mức độ ổn định chính trị và pháp lý ở một quốc gia cho phép các nhà nhập

khẩu đánh giá mức độ rủi ro của môi trường kinh doanh, thậm chí môi trường nhậpkhẩu và ảnh hưởng của nó đối với doanh nghiệp Do đó, nghiên cứu các yếu tố

chính trị và pháp lý là một yêu cầu không thé thiếu khi doanh nghiệp tham gia thị

trường.

+ Yếu tố văn hóa xã hội

Các yếu tố văn hóa xã hội như dân sé, phân phối thu nhập, thu nhập, xu hướng dichuyển dân số, đặc điểm văn hóa, tôn giáo có tác động lớn đến hoạt động nhập khẩu

thông qua thị trường, đối với khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đó là yếu tố hình thành thị hiếu tâm lý và người tiêu dùng Điều này cho phép các doanh nghiệp hiểu ở các cấp độ dịch vụ khác nhau, từ đó lựa chọn phương pháp

phù hợp Ví dụ, khi dân số tăng lên, nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên, do đó, nhu

cầu nhập khẩu hàng hóa cũng sẽ tăng và giảm sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Thu nhập bình quân của khách hàng có ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm

và chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Quan điểm và cách sử dụng sảnphẩm phản ánh tính cách cá nhân và cơ hội để đa dạng hóa khả năng đáp ứng nhu

cầu của doanh nghiệp.

chế

Trang 34

¢ Yếu tô khoa học và công nghệ.

Các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ trong thiết bị, khả

năng sản xuất các sản phẩm có chất lượng khác nhau, năng suất lao động và khả

năng cạnh tranh, lựa chọn và cung cấp công nghệ Đây là yếu tố quan trọng nhất tạo

ra cơ hội và thách thức cho các nhà nhập khẩu, bởi vì nó ảnh hưởng mạnh đến chỉ

phí sản xuất, năng suất lao động, các biện pháp thương mại trong hoạt động kinh

doanh quốc tế và hoạt động nhập khẩu nói riêng

Các doanh nhân nói chung và các nhà nhập khẩu nói riêng cần nắm bắt môi

trường thay đổi của công nghệ để kịp thời đưa ra giải pháp cho chính họ Ví dụ, ởnước xuất khẩu, một công nghệ mới được phát minh và trở nên hiện đại hơn, chấtlượng sản phẩm sẽ được cải thiện, khi đó các nhà nhập khẩu sẽ phải đối mặt với chỉ

phi cao hơn khi nhập khâu hàng hóa của nước xuất khẩu đó

* Môi trường cạnh tranh.

Cạnh tranh được định nghĩa là động lực thúc đây sự phát triển trong nền kinh

tế thị trường với nguyên tắc ai giỏi hơn, ai thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và hiệu quả mà

người đó sẽ tồn tại và phát triển Trong các điều kiện này, cơ hội đã được thiết lập

cho các nhà nhập khẩu dé hoàn thiện hoạt động của họ và yêu cầu các doanh nghiệp

luôn luôn tiến về phía trước "hơn đối thủ" Các nhà nhập khẩu phải luôn xác định

cho mình một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo Chiến lược cạnh tranh cần phản ánh

các yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh xung quanh doanh nghiệp

Các yếu tố của môi trường cạnh tranh bao gồm:

- Điều kiện chung của cạnh tranh trên thị trường

Lập trường khuyến khích hoặc kiềm chế của chính phủ, vai trò và khả năng

kiểm soát cạnh tranh, các quy tắc cạnh tranh và tác động của nó đối với các hoạt

động kinh doanh liên quan đến việc đánh giá cơ hội kinh doanh và lựa chọn các giải

pháp cạnh tranh.

- Số lượng đối thủ

+ Đối thủ cạnh tranh chính: Tiêu thụ một loại sản phẩm

+ Đối thủ cạnh tranh thứ cấp: Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thay thế.

Đây là cơ sở để xác định mức độ nghiêm trọng của cạnh tranh trên thị trường

bằng cách đánh giá trạng thái cạnh tranh của thị trường mà công ty tham gia.

- Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ

24

Trang 35

Nó liên quan đến các thế mạnh cụ thể của từng đối thủ trên thị trường: quy

mô, thị phần, tiềm lực tài chính, công nghệ kỹ thuật, tổ chức quản lý, lợi thế cạnh

tranh từ đó xác định vị thế của Đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

- Chiến lược kinh doanh của các đối thủ |

Đó là mục tiêu và giải pháp của phương pháp cạnh tranh trong mỗi doanh

nghiệp trên thị trường, mỗi doanh nghiệp có thể chọn chiến lược kinh doanh của

riêng mình được xây dựng theo vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.

1.3.2 Yéu tố bên trong

* Tổ chức hoạt động kinh doanh

Tổ chức hoạt động kinh doanh là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến điều kiện kinh

doanh của các doanh nghiệp XNK Nếu như doanh nghiệp có chức năng, nhiệm vụ

phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường thì sẽ góp phần hoàn thiện hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Tổ chức bô máy quản lý doanh nghiệp:

Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động

nhập khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung Việc tổchức một hệ thống quản lý hợp lý, nhỏ gọn và hiệu quả sẽ tạo điều kiện nâng cao

hiệu quả kinh doanh Việc thiết lập và cải thiện cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp là

rất quan trọng trong kinh doanh xuất nhập khẩu.

* Yếu t6 con Hgười:

Yếu tố con người cũng là một yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công hay

thất bại của hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng Nếu

doanh nghiệp có một đội ngũ nhân viên năng động và có năng lực, trình độ chuyên

môn cao, nhiệt tình và tích cực kết hợp với phân bổ nguồn nhân lực theo "đúng

người", vào đúng thời điểm "doanh nghiệp chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến

hiệu quả kinh doanh.

- Vốn kinh doanh:

Đó là yếu tố quan trọng nhất, một thành phan không thể thiếu trong kinh

doanh, nó là cơ sở cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

* Cơ sở vật chat và uy tín kinh doanh của doanh nghiệp:

Nếu công ty có cơ sở vật chất hiện đại hơn, điều kiện thuận lợi hơn để kinh

doanh như bảo quản Hàng hóa tốt hơn, tiết kiệm chỉ phí vận chuyền, nâng cao chất

lượng dịch vụ

25

Trang 36

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNG

TY CO PHAN DỊCH VỤ KỸ THUAT (TSC)

2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cé phan dịch vụ kỹ thuật

2.1.1 Thông tin chung về Công ty cỗ phan dịch vụ kỹ thuật

Tên đầy đủ của công ty: CÔNG TY CÔ PHÀN DỊCH VỤ KỸ THUẬT với

tên giao dịch đầy đủ bằng tiếng anh là TECHNOLOGY SERVICE JOINT STOCK

COMPANY (TSC.JSC)

Công ty được thành lập ngày 12/08/2003 với giám đốc công ty là Ông Lê

Tuấn Cường cùng 62 nhân viên trong công ty Công ty đặt trụ sở chính ở số nhà 37,

11B đường Trung Yên, phường Trung Hoà, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội Văn

phòng chính của công ty ở toà N07.B2 đường Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội.

Số điện thoại liên lạc của công ty (024)37830537

Email: info@tscvietnam.com.vn

Fax : (024) 37830539

Mã số thuế: 0101397873

Website của công ty: www.tscvietnam.com.vn

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật (Technology Service Joint Stock

Company) được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

0103002721, ngày 12/08/2003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp với chức năng nhiệm vụ chính là nhà cung cấp vật tư, thiết bị cấp thoát nước, nhà thầu cơ điện và

nhà thầu hệ thống cấp thoát nước

Với chức năng nhiệm vụ chính như trên, Công ty đã được tập đoàn WAVIN

-Hà Lan, một trong những nhà cung cấp các hệ thống ống hàng đầu Châu Âu có

doanh thu năm 2008 khoảng 1,8 tỷ Euro, 27 nhà máy san xuất tại Châu Âu, hơn 90

nhà phân phối và đại lý trên toàn thế giới, lựa chọn là đơn vị đại diện thương mại và

là nhà phân phối độc quyền cho các sản phẩm của tập đoàn WAVIN từ năm 2003

tại thị trường Việt Nam.

Từ những ngày đầu mới thành lập, Công ty đã gặp phải không ít khó khăn

Đó là sự tiếp cận sản phẩm trong ngành vật liệu xây dựng vào Việt Nam Thêm

vào đó, việc mở cửa nền kinh tế cũng tạo ra những thách thức đối với Công ty khi

phải cạnh tranh với những hàng hoá nhập khẩu khác Xét về bản thân Công ty, do

26

Trang 37

mới được thành lập, kinh nghiệm thực tiễn ít nên còn nhiều bỡ ngỡ trong việc tiếp

cận thị trường, đội ngũ nhân viên bán hàng chưa quen với cách làm việc trong nền

kinh tế thị trường cũng như công tác điều hành, quản lý các hoạt động kinh doanh

của Công ty đôi lúc còn tỏ ra lúng túng Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng

của tập thể ban lãnh đạo cùng nhân viên công ty đã dần vượt qua những thách

thức, khó khăn ban đầu.

Trải qua 16 năm hình thành và phát triển hàng hoá của Công ty đã có mặt ở

hầu khắp các thị trường Bắc - Trung — Nam Số vốn điều lệ ban đầu của Công ty chỉ

là 30 tỷ đồng, đến nay đã lên tới 50 tỷ đồng Kết quả tuy chưa phải là lớn song đó là

sự nỗ lực làm việc của toàn thể các thành viên trong Công ty.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Bộ máy hoạt động của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, khoa học phù hợp với

đặc điểm kinh doanh và điều lệ hoạt động của Công ty Mỗi phòng đều có chứcnăng và quyển hạn rõ ràng song có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình

hoạt động kinh doanh sao cho toàn bộ các hoạt động đều diễn ra nhịp nhàng ăn

khớp, nhằm thực hiện thống nhất các mục tiêu của doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức bộmáy Công ty gồm có: Hội đồng quản trị, Giám đốc và 5 phòng bao gồm phòng kếhoạch tổng hợp, phòng dự án, phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật thi công và phòng

Trang 38

Ban giám đốc

Ban giám đốc là những người đứng đầu công ty, có vai trò điều hành mọi hoạt

động kinh doanh Đây là những người chịu trách nhiệm về pháp lý và sử dụng, phát

triển nguồn vốn của công ty

Phó giám đốc cho vai trò hỗ trợ cho giám đốc về các hoạt động chung trong

công ty và hoạt động kinh doanh sản xuất Người này có trách nhiệm điều hành công ty trong thời gian giám đốc đi công tác hoặc vắng mặt (trong trường hợp được

giám đốc uỷ quyền)

Phòng kinh doanh và phát triển thị trường

Phòng kinh doanh và phát triển thị trường có trách nhiệm đây mạnh nguồn khách hàng, phát triển thị trường, tìm các đại lý để tiêu thụ sản phẩm cho công ty.

Nhân viên phòng kinh doanh có nhiệm vụ gặp gỡ khách hàng và các đại lý, để

đánh giá và xem xét nhu cầu của các khách hàng, đại lý Đồng thời duy trì mối quan

hệ tốt với các đại lý, thuyết phục các đại lý giới thiệu sản phẩm của WAVIN cho

các khách hàng :

Cung cấp đầy đủ chủng loại, số lượng hàng hoá đủ theo yêu cầu của khách

hàng, đại lý trong thời gian nhanh nhất Các mẫu mã luôn được cập nhật kịp thời,

nhanh chóng Các sản phẩm ống nước, ống nhựa và phụ kiện phải được đảm bảo

luôn sạch sẽ, rõ rang và được trưng bày ở vị trí khách hàng có thể đễ dàng nhìn

thấy.

Ngoài ra phòng kinh doanh và phát triển thị trường còn đảm nhận công việc quảng cáo các sản phẩm công ty hay còn gọi là hoạt động marketing.

Phòng dau thâu & Quan ly - kinh doanh du an

Tông hợp các thông tin về các dự án và tìm kiếm các dự án có liên quan đến

việc cung cấp ống nước, ống nhựa và phụ kiện

Có trách nhiệm ghi lại nhật ký thi công hàng ngày của nhân viên để bắt kịp

tiến độ đưới công trường

Tạo lập mối quan hệ giao lưu tốt với công ty Tư van thiết kế, các công ty lắp

máy điện nước, các công ty xây dựng nhà ở, chung cư để giới thiệu sản phẩm của công ty.

Chuẩn bị và làm hồ sơ dự thầu đối với các dự án yêu cầu phải đấu thầu và tổ

chức triển khai thực hiện các dự án, hội thảo giới thiệu sản phẩm tới khách hàng

28

Trang 39

Phòng Xuất nhập khẩuLên kế hoạch nhập khẩu hàng hoá theo yếu cầu của công ty Tìm kiếm các đơn

vị vận chuyền, hãng vận tải chuyên chở hàng hoá có năng lực và uy tín để vận

chuyền hàng hoá cho các đối tác

Đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu và thực hiện các nghiệp vụ ngoại thương liên quan về hoạt động này Chuẩn bị hồ sơ và các chứng từ hàng hóa cần

thiết liên quan, tờ khai hải quan để làm thủ tục thông quan các hàng hóa nhập khẩu.

Bên cạnh đó, phòng XNK cũng phải phối hợp với phòng Kinh doanh, dự án để

xuất hàng tại kho theo các đơn hàng của khách hàng, đại lý và đối tác Phối hợp vớiphòng kế toán tài chính để theo dõi số lượng và giá trị hàng hoá đã giao cho khách

hàng.

Phòng tài chính - kế toán.

Kiểm tra chứng từ tài chính, các hoá đơn đầu vào để đảm bảo đúng quy định

luật pháp hiện hành Bên cạnh đó phòng tài chính kế toán có trách nhiệm thu tiền

của khách hàng, chỉ trả cho các nhà cung cấp, thanh toán các khoản phí phát sinh

trong công ty (tiền lương nhân viên, tiền thưởng nhân viên hàng quý, tiền thăm hỏi quan tâm đời sống của nhân vién, ) |

Giao dịch với ngân hàng, làm hồ sơ vay và phải theo dõi việc thực hiện hợp

đồng vay, làm bảo lãnh ngân hành khi có yêu cầu từ bộ phận kinh doanh và phòng

dự án

Quản lý chặt chẽ và và trong sạch về nguồn tài chính, kiểm soát các khoản chỉ

tiêu của các bộ phận trong công ty, tránh chi tiêu các khoản lãng phí không cần

thiết Quản lý công nợ phải thu của khách hàng

Có trách nhiệm nộp thuế nhà nước đầy đủ cho công ty.

Hàng tháng sẽ báo cáo tình hình tài chính của công ty cho Ban giám đốc và đề

xuất các phương án tài chính sao cho hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả

tôt hơn.

Tóm lại, ở Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật dịch vụ TSC thì phòng Xuất

nhập khẩu đóng vai trò chủ yếu quản lý hoạt động nhập khẩu của Công ty để rút ra

được những ưu điểm, hạn chế trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hoá hàng tháng, hàng

năm.

2.1.4 Nguồn nhân lực của công ty

Trong những năm qua, Công ty-luôn quan tâm đặc biệt đến công tác tuyến

dụng, đào tạo, bồi đưỡng nguồn nhân lực, tạo nên một đội ngũ nhân viên năng động,

29

Trang 40

nhạy bén, tâm huyết với nghề, giàu kinh nghiệm, đủ khả năng hội nhập kinh tế quốc

tế.

Công ty cũng đã ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác văn

phòng và kế toán, đặc biệt là trong chuyên ngành kỹ thuật Với việc chuyển giao

công nghệ và hỗ trợ từ WAVIN, Công ty đã nhanh chóng thiết lập được vị trí trên

thị trường cơ điện và trở thành nhà thầu của nhiều dự álớn trên cả nước.

Công ty xây dựng và thiết lập được một mạng lưới đại lý phân phối toàn quốc

với hệ thống các cửa hàng bán lẻ ở khắp các tỉnh, thành phố lớn tại Việt Nam Mạng

lưới này cùng với bốn kho hàng đã cho phép TSC trở thành “Trung tâm phân phối”các sản phẩm cơ điện để mang lại sự tiện dụng cho khách hàng có thể mua sắm sản

phẩm cần thiết tại nơi gần nhất.

2.1.5 Ngành nghề và đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh

2.1.5.1 Ngành nghề kinh doanh

Công ty được thành lập va hoạt động trong lĩnh vực thi công lắp đặt và kinh

doanh vật tư thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước Công ty là đại diện thương mại,nhà phân phối độc quyền ống và phụ kiện PPR của tập đoàn WAVIN - Hà Lan tại

Việt Nam Ngoài ra, Công ty cũng hoạt động với chức năng là nhà thầu cơ điện, nhà

thầu các hệ thống cấp thoát nước, nhà cung cấp vật tư ngành nước; xây dựng công

trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng; buôn bán

và cho thuê các phương tiện thi công cơ giới, thiết bị máy móc, phương tiện vận

tải, vật tư thiết bị xây dựng, thiết bị điện nước

Bằng uy tín, chất lượng và dịch vụ của mình, Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ

thuật đã cung cấp và lắp đặt hệ thống cấp thoát nước cho hàng loạt các công trình,

dự án lớn trên ba miền đất nước như: The Manor, Toà nhà T ổng Công ty vật tu

Nông nghiệp Việt Nam ở Hà Nội, khách sạn Nacimex Hải Dương, Trung tâm

thương mại tổng hợp Hải phòng, Tháp đôi TD Plaza Hải phòng, Căn hộ cao cấp

Syrena, các chung cư khách sạn cao cấp Canival, Amada, Avalon, , Tì rung tâm hội

nghị Quốc Tế Furama Đà Nẵng, Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai Đà Nẵng,

2.1.5.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh cua công ty

Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là buôn bán: đại lý mua, bán, ký gửi

hàng hoá Có thể khái quát chu trình hoạt động kinh doanh của Công ty theo sơ đồ

sau:

30

Ngày đăng: 18/10/2024, 00:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN