1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần Thiên Phúc

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần Thiên Phúc
Tác giả Trần Thanh Duyên
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Thu Thủy
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 21,24 MB

Nội dung

1.1.2.1 Tài sản ngắn hạn TSNH của doanh nghiệp là những tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyểnhoặc thu hồi trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trong một năm tải chính dưới hoặcbằng 12 th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG -TÀI CHÍNH

Dé tai:

NANG CAO HIEU QUA SU DUNG TAI SAN TAI CONG TY

CO PHAN THIEN PHUC

Don vi thực tap : Công ty cỗ phần Thiên Phúc

Giảng viên hướng dẫn : TS D6 Thị Thu Thủy

Họ và tên : Trần Thanh Duyên

Mã sinh viên : 11151081

Lớp : Tài chính doanh nghiệp 57B

Hà Nội - 2018

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu, em đã hoàn thành được bài chuyên

đề thực tập với đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần ThiênPhúc ” Chuyên đề này không chỉ là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của

bản thân mà còn có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ một số cá nhân khác

Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể thầy, cô giáo trườngĐại học Kinh tế Quốc dân đã truyền đạt, cung cấp cho em những kiến thức quý báutrong thời gian được theo học tại trường Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô

TS Đỗ Thị Thu Thủy, người đã tận tình định hướng, hướng dẫn và giúp đỡ em trong

quá trình làm bài chuyên đề thực tập này

Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và đội ngũ công nhân viên công ty Cổ

phần Thiên Phúc đã luôn giúp đỡ em trong quá trình thực tập, tạo điều kiện thuận lợi

để em hoàn thành bài chuyên đề thực tập này

Trang 3

DANH MỤC BANG, BIEU DO -5- 5< 22s se se EssEEseEseEseEssersersersersserserssrse 1 DANH MỤC SO DO, HÌNH ẢNH 2 2° ©s£©sseEssevsstrsersserseersersserssersee 2

DANH MUC VIET 1000.2000010 3

LOT MO DAU ossessssssssssssssssssscssssosscsssssssssssecssssssessessssesssssssesssssssesssssssesssssssesssssnsesssssnsesesssnes 4 CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE HIEU QUA SU DUNG TAI SAN CUA DOANH NGHIỆCPP << << <3 TT 4 9 401 09 090000604006 4 6 1.1 Tổng quan về tài sản trong doanh nghiệp -5- 5 sssesssseseesessesse 6 1.1.1 Khái niệm tài sản của doanh nghiỆP - - 6 xe sEssssrsrsree 6 1.1.2 Phân loại tài sản của doanh nghi€p - 55 3+ + +svEseeersseeeeeee 6 1.1.2.1 Tài sản ngắn hạn ¿2-22 22+ 2EEt2EE2EEE2212212112712271211 21.2 re 8 1.1.2.2 Tai san dai han 8

1.1.3 Sự hình thành tai san trong doanh nghi€p 5 5 55+ +<*++se+seeresess 9 1.1.3.1 Phân loại ngu6n tài trỢ -2 2 sSx+E‡2E2EE2EEEEEEEEE2E1E1 2121 erkrrei 9 1.1.3.2 Phương pháp lựa chọn nguồn tài trợ -¿-5¿©++cs++cxzzxeex 11 1.2 Hiệu qua sử dung tài sản của doanh nghiÏỆp -. <5 << <5 5< «5< eesee 11 1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiỆp - 11

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả qua sử dụng tài sản - 12

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp 12

1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản 12

1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 14

1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn 17

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp 18

1.3.1 Nhân tố khách quan ¿+ + 9E EE+EE+E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrrkrex 18 1.3.2 Nhân tố chủ quan ¿- 2 2E +E£EE+EE+EEEEEEEE2EEEEEEEEE1712112112121 21111 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUA SỬ DỤNG TAI SAN TẠI CÔNG TY

CO PHAN THIÊN PHÚC °°°©©++#©©EE+E+4©E©SEE2A441E9022AAAderre 24

2.1 Khái quát về công ty cỗ phần Thiên Phúc -s- s- ssssssss=sess 24

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty ¿5 sec: 24

2.1.1.1 Thông tin cơ bản về công ty -¿- 2 +¿©++2+++£x++rxtzrxerxeerxesrxee 24 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triên - 2 2 s£+£zz+z++zx+zxezsez 24

Trang 4

2.1.2 Cơ cấu tổ CHUC eeeccccccesessssesessescsessesessussesesusscscsusacsesvsusatsvsusacsvsnsasatstsasavseeseaes 26

2.1.2.1 Bộ máy quản lý, điều hành công ty -. -¿-+++c++cx+zcx++zxe+ 272.1.2.2 Phòng Kế hoạch kinh doanh 2- 2 2 2 £+££+E££E+zxerxerxerszes 272.1.2.3 Phòng Kế toán - ¿52+ 12112112112121 211111 c0, 282.1.2.4 Phòng Sản XuẤT ¿ 2:©2+c 22k 2EE2EEE2112711221 21121 E1ecrxe 28

2.1.2.5 Phòng Hành chính nhân sự - s5 5 +1 vseeesrsereeserese 28

2.1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh - - ¿2+2 322 * 333 ++vE+vvEeeereesxeerrssrrss 29

2.1.4 Khái quát về tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của công

a7 30

2.1.4.1 Tình hình hoạt động sản xuất tại công ty -: -zcs+5cs+¿ 302.1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty - ¿z2 +52 31

2.1.4.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty . - «<< <++ss+ 33

2.1.4.4 Khái quát về tình hình tài chính công ty -222 s+zx=ss 35

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cỗ phần Thiên Phúc

2.2.1 Phân tích tình hình tài sản tại công ty cổ phần Thiên Phúc 38

2.2.1.1 Phân tích tình hình tài sản ngắn hạn 2-2 + £s£+£z+zx+zxeres 39

2.2.1.2 Phân tích tình hình tài sản dài hạn - -c +5 cScx+cssseesseres 44

2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dung tài sản tại công ty cô phần Thiên Phúc 47

2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng tổng tài sản -¿ 5¿©2+22+ccxc2zxrzrxerreerkeerkee 472.2.2.2 Hiệu qua sử dụng tài sản ngắn hane cecececescsssssesseseseseeseesesseesesseeeeees 51

2.2.2.3 Hiệu quả sử dung tài sản dài hạn - s5 +5 + +seEseeeeeseesrsers 59

2.3 Đánh giá hiệu quả sử dung tài sản tại công ty cỗ phần Thiên Phúc

2.3.1 Kết Ua 85:85 21127.77 ố 622.3.2 Hạn chế và nguyên nhân - 2-2 2 2 £+E£EE£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEerEerkrrkrrree 63

2.3.2.1 Hạn chế c+-222++tttE tt Treo 63

2.3.2.2 Nguyên nhân - - 6 2 E1 * ST TH HH HH 65

CHUONG 3: GIẢI PHAP NÂNG CAO HIỆU QUA SU DỤNG TÀI SAN TẠI

CÔNG TY CO PHAN THIÊN PHÚC 2° 2s s£ss£ssevssevssezsseevsee

3.1 Định hướng phát triển của công ty cổ phần Thiên Phúc

Trang 5

-3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dung tài sản tại công ty cổ phần Thiên

Phúc 69

3.2.1 Quản lý tiền của doanh nghiỆp - - 22 2 2 E£E£2E£+EE£EEeEEzEEzExerxerxee 70

3.2.2 Quan lý khoản phải thu của doanh nghiỆp - 5 55+ £<<<>sssessxs 72

3.2.3 Quản lý hàng ton kho - - + s5 E+EE+E2E£EEEEEEEEEEEEEE21121221 21112 Exe, 76

3.2.4 Quản lý tài sản cố định -: ¿+5s++x+EE£2E2E1EEEE711211221 7121.2111 E1 xe 78

3.2.5 Giải pháp về nguồn nhân IWC ccccccssscsssesssessesssecssecssessscssecssecssscsecssecssecseeeses 79

3.3 MOt S60 Kién o2 6 6

950000000757

TÀI LIEU THAM KHHẢO << 2£ 2£ s22 ES2£EsSESseESzeEssevsetrserssersserssesse

Trang 6

DANH MỤC BANG, BIEU DO

Bang 2.1: Danh mục thiết bị, máy móc, phụ tùng sản xuất nhập từ Dai Loan 30

Bảng 2.2: Danh mục thiết bị phụ trợ sản xuất trOnE TƯỚC - 5c ssecee 30 Bảng 2.3: Tình hình biến động kết quả kinh doanh của công ty -:: 31

Biểu đồ 2.1: Biến động về doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế (2015-2017) 32

Bang 2.4: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 33

Biểu đồ 2.2: Biến động của các chỉ tiêu ROE, ROA va ROS (2015-2017) 34

Bang 2.5: Chỉ tiêu đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của công ty 35

Bảng 2.6: Chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng thanh toán của công ty 37

Bảng 2.7: Co cau và quy mô tài sản của công ty cô phần Thiên Phúc (2015-2017) 38

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tài sản của công ty cô phần Thiên Phúc (2015-2017) 38

Bang 2.8: Cơ cau tài sản ngắn hạn của công ty cô phần Thiên Phúc 40

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần Thiên Phúc (2015-2017) 41

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tiền của công ty giai đoạn 2015-20117 ¿5z s+cs+cssceee 42 Bảng 2.9: Cơ câu hàng tồn kho của công ty cô phần Thiên Phúc - 44

Bảng 2.10: Cơ cấu tài sản dài hạn của công ty cô phần Thiên Phúc 45

Bảng 2.11: Hệ số hao mòn tai sản cô định của công ty cổ phần Thiên Phúc 46

Bang 2.12: Cơ cấu tài sản cố định hữu hình của công ty giai đoạn 2015-2017 46

Biểu đồ 2.6: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tong tài sản . - 48

Bang 2.14: Các chỉ tiêu trong phương trình DUPONÏT 555 S5<<++<<cxsseesssess 51 Bảng 2.15: Nhóm chi tiêu tổng quát phản ánh hiệu qua sử dung tài sản ngắn hạn 52

Bang 2.16: Nhóm chi tiêu phan ánh kha năng thanh toán - -«- -<<s<+s<+sx++ 54 Biéu đồ 2.7: Nhóm chỉ tiêu phan ánh khả năng thanh toán -2- 5z 5z: 55 Bảng 2.17: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động - 5 55555 ++<<++ss2 57 Bang 2.18: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dai hạn - 59

Biéu đồ 2.8: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu qua sử dụng tài sản đài hạn 61

Trang 7

DANH MỤC SO ĐỊ, HÌNH ANH

Sơ d6 2.1: Cơ cấu tổ chức của CON ty -¿-¿- 2 + +keSkeEkEEkEEEE 121121111121 21 E111 xe, 27

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình sản xuất giấy vàng mã -2-©2¿+cx++cxvrxeerxesrxee 31Hình 3.1: Tồn quỹ tiền mặt theo mơ hình Miller — Oïr - 2-2 5¿©5¿2<=++zxz+s+ 71

Sơ đồ 3.1: Mơ hình nới long chính sách bán chịu - 2 2 225£+s+E+£++£x+£s+xszss 74

Sơ đồ 3.2: Mơ hình thắt chặt chính sách bán chịu - -cccc¿c+ccvvccrerrrrerrrrre 74

Sơ đồ 3.3: Mơ hình mở rộng thời hạn bán chỊu 5+ 6+ + k++kEsseEeeseersserree 75

Sơ đồ 3.4: Mơ hình tơng quát dé ra quyết định quản trị khoản phải thu 75

Hình 3.2: Mơ hình EO( -.- Gà TT HH HH gu nọ TH HH Hà HH Hưng 78

Trang 8

DANH MỤC VIET TATTSNH Tài sản ngắn hạn

TSDH Tài sản dài hạn

TSCD Tài sản có định

HTK Hàng tồn kho

LNST Lợi nhuận sau thuế

BCTC Báo cáo tài chính

HQSDTS Hiéu qua su dung tai san TCDN Tai chinh doanh nghiép

VCSH Vốn chủ sử hữu

SXKD Sản xuất kinh doanh

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦUTrong thời điểm hiện nay, khi mà nền kinh tế đang bước vào thời kỳ mở cửa va

hội nhập, bên cạnh những thuận lợi, các doanh nghiệp sẽ gặp phải vô vàn những khó

khăn, thách thức Thuận lợi có thể đến từ những cơ hội được tiếp cận với nguồn tài trợdéi dao, công nghệ khoa học hiện đại, học hỏi từ những nén kinh tế phát trién, Tuynhiên, bên cạnh đó cũng phải kế đến những khó khăn không hề nhỏ do tiềm lực củacác doanh nghiệp còn yếu trong khi môi trường kinh tế lại vô cùng cạnh tranh không

chỉ với doanh nghiệp trong nước mà với cả những doanh nghiệp nước ngoài.

Trong hoạt động SXKD của mỗi doanh nghiệp, tài sản chính là một yếu tố vô

cùng quan trọng, là yếu tố tiền đề cho quá trình sản xuất và kinh doanh của hầu hết các

doanh nghiệp trong mọi ngành nghề Việc nâng cao HQSDTS được xem là nhiệm vụhàng đầu của các doanh nghiệp do nó không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm vốn đầu

tư mà còn giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp Theo tình hình hiện

nay, nhiều doanh nghiệp vẫn đang tồn tại vấn đề về hiệu quả kinh doanh chưa caothậm chí thua lỗ mà một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó chính là

sự yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng tài sản Chính vì vậy, việc nâng cao

HQSDTS đã trở thành một van dé mang tính cấp thiết cho chính đội ngũ các nha quan

trị doanh nghiệp.

Công ty cô phần Thiên Phúc chính thức được thành lập tại thành phố Hải Phòng

vào năm 2005, chuyên sản xuất giấy đế và một số sản phẩm vàng mã để phục thị

trường trong nước và chủ yếu xuất khẩu sang Đài Loan Mặc dù trong thị trườngngành hàng này đã có nhiều công ty lớn tuy nhiên công ty cô phần Thiên Phúc vẫn cónhiều lợi thế với tiềm năng xuất phát từ nội tại công ty và yếu tố thuận lợi từ cảng HảiPhòng Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Thiên Phúc, em nhận thấy ngoàinhững kết quả đạt được thì công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế trong công tác quản

lý và sử dụng tài sản Tính kém hiệu quả được biểu hiện thông qua sự bất hợp lý trong

cơ cấu tài sản, một số chỉ tiêu phản ánh HỌSDTS chưa được tốt Xuất phát từ thực tế

đó, em đã lựa chọn dé tài “Nâng cao HQSDTS tại công ty cô phần Thiên Phúc” làm

Trang 10

Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần Thiên Phúc

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phan

Thiên Phúc

Trang 11

CHUONG 1: CƠ SO LÝ LUẬN VE HIỆU QUA SỬ DỤNG TÀI SAN CUA

DOANH NGHIỆPChương mở đầu sẽ tập trung vào các nội dung liên quan đến lý thuyết về

HQSDTS của doanh nghiệp Chương này bao gồm hai nội dung chính Thứ nhất là

tổng quan về tài sản trong doanh nghiệp với nội dung cụ thể trình bày về khái niệm,phân loại và nguồn hình thành tài sản Thứ hai là HQSDTS trong doanh nghiệp chủyếu tập trung đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá về HQSDTS của doanh nghiệp

1.1 Tổng quan về tài sản trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm tài sản của doanh nghiệp

Theo Viện từ điển học và bách khoa thư Việt Nam, “Tdi sản là thuật ngữ kếtoán kinh doanh chỉ tất cả những gì có giá trị tiền tệ thuộc sở hữu của một cá nhân,một đơn vị hoặc của nhà Hước; có thể được dùng để trả nợ, sản xuất ra hàng hoá haytạo ra lợi nhuận bằng cách nao đỏ ”

Theo chuẩn mực kế toán số 01: Chuẩn mực chung (ban hành và công bé theo

quyết định số 165/2002/QD- BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng bộ tài chính) có

quy đỉnh, “Tai sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc,

thiết bị, vật tu, hàng hoa hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyên,bằng sáng chế nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyểnkiểm soát của doanh nghiệp ” hoặc “tai sản không thuộc quyền Sở hữu của doanh

nghiệp nhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế trong tương

lai”.

Theo những khái niệm đã nêu trên, có thé hiểu tài sản của doanh nghiệp là cácnguồn lực có giá trị kinh tế hữu hình hoặc vô hình, có khả năng mang lại lợi ích trongtương lai Bất ké doanh nghiệp nào đều không thể duy trì và phát triển được nếu không

có tài sản Trong một doanh nghiệp có rất nhiều loại tài sản khác nhau nhằm mục đíchphục vụ cho hoạt động SXKD Mỗi một loại tài sản đều có những đặc điểm riêng, có

rủi ro riêng và có khả năng tạo ra lợi nhuận khác nhau Chính vì vậy, các doanh nghiệp

cần có những kế hoạch cu thé dé sử dụng tài sản một cách hiệu quả dé mang lại lợi ích

cao nhất cho các chủ sở hữu doanh nghiệp

1.1.2 Phân loại tài sản của doanh nghiệp

Tài sản của doanh nghiệp có thể được phân loại thành nhiều nhóm tùy theo các

tiêu chí phân loại khác nhau.

Trang 12

e Theo hình thái biểu hiện thì tài sản chia thành hai loại:

—_ Tài sản hữu hình: Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 07 “Tài sản hữuhình là những tài sản có hình thái vật chất do chủ tài sản nắm giữ để sử dụng phục vụcác mục đích của mình Tài sản có hình thái vật chất cụ thé, ví dụ: đất đai, nhà cửa,công trình khác, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị sản xuất, thiết bị truyềndẫn Tài sản hữu hình có những đặc điểm nhận biết sau: Có đặc tính vật lý; Thuộc sởhữu của chủ tài sản; Có thể trao đôi được; Có thé mang giá tri vật chất hoặc tinh than.”

- Tài sản vô hình: Theo chuẩn mực kế toán IAS 38 “Tài sản vô hình là tài sản xácđịnh phi tiền tệ và không có hiện hữu mang tính vật lí ví dụ phần mềm, giấy phép đăng

ki, bằng sáng chế, bản quyên, thương hiéu, Tài sản vô hình có thé được ghi nhậnnếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau: Những tài sản có khả năng thu được lợi ích kinh tếtrong tương lai và sẽ được phân phối cho các tô chức; Giá gốc của tài sản được đánh

giá một cách đáng tin cậy.”

e Theo khả năng di dời thì tài sản được chia thành bắt động sản và động sản

- Bất động sản: Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 07 “Bat động sản cóđặc điểm là gan cố định với một không gian, vi trí nhất định, không di dời được, baogồm: Dat đai; Công trình xây dựng trên đất gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắnliền với công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; Các tài sản khác

theo quy định của pháp luật.”

- Đồng sản: Theo tiêu chuẩn thâm định giá Việt Nam số 07 “Động san là nhữngtài sản không phải là bất động sản Động sản có đặc điểm là không gắn cố định vớimột không gian, vị trí nhất định và có thể di đời được, ví dụ: máy, thiết bị, phương tiện

vận chuyên, dây chuyền công nghệ.”

e Theo thời hạn sử dụng thi tài sản chia thành TSNH và TSDH.

Có rất nhiều cách để phân loại tài sản của doanh nghiệp tuy nhiên tùy vào mục

đích hoạt động và cách thức quản lý của từng doanh nghiệp mà tài sản sẽ được phân

loại một cách phù hợp Trong phạm vi nghiên cứu của bài chuyên đề thực tập, em sẽ

tập trung về cách phân loại tài sản theo thời hạn sử dụng hay chính là cách phân loại

theo kết cau của bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Theo tiêu chí này, tài sản sẽ

được phân loại thành TSNH và TSDH và cách thức phân chia như vậy sẽ giúp phản

ánh rõ được tốc độ luân chuyền của các loại tài sản trong doanh nghiệp Nguyên tắc

Trang 13

sắp xếp các khoản mục tài sản trên bảng CDKT tuân thủ theo nguyên tắc tính thanh

khoản giảm dan

1.1.2.1 Tài sản ngắn hạn

TSNH của doanh nghiệp là những tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyểnhoặc thu hồi trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trong một năm tải chính (dưới hoặcbằng 12 tháng), gồm ba loại chính là tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho

và phải thu ngắn hạn Theo giáo trình TCDN, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân,

trang 212:

“Tiền và các khoản tương đương tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi

ngân hàng không kỳ hạn, vàng, bạc, kim khí, đá quý và tiền đang chuyền Ngoài ra,các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi (đáo hạn) không quá 3 tháng, có khảnăng chuyển đổi thành tiền dé dang được xem xét tương đương với tiền Trong cácloại tài sản tại doanh nghiệp, tiền có tính thanh khoản cao nhất, là phương tiện thanh

toán dam bao sự tồn tại của doanh nghiệp

Khoản phải thu: khoản mục này ghi nhận số tiền còn phải thu của khách hàng

và các đối tượng khác có liên quan hoặc tiền ứng trước cho người bán nhưng chưa

nhận sản phẩm Khi khoản phải thu được thu hồi, ngân quỹ của doanh nghiệp được bổsung Như vậy, hình thái tồn tại của hai khoản mục tiền và khoản phải thu có théchuyên hóa trực tiếp cho nhau nên hoạt động quản lý khoản phải thu và quản lý tiền cómối liên hệ mật thiết, đòi hỏi sự chú trọng đúng mức

Hàng tồn kho: mặc dù tên gọi là hàng tồn kho song khoản mục này bao gồmtoàn bộ giá tri của các loại hiện vật dự trữ cho quá trình SXKD của doanh nghiệp, gồm

hang mua đi đường, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dung cụ, chi phí SXKD do dang,

thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế (hàng hóa được lữu giữtrong kho chưa phải tính và nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế liên quan, thường áp

dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).”

1.1.2.2 Tài sản dài han

TSDH của doanh nghiệp là những tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyên, thuhồi trong nhiều kỳ kinh doanh hoặc dài hơn một năm tài chính (trên 12 tháng) TSDHbao gồm TSCD (hữu hình, vô hình, thuê tài chính), bat động sản đầu tư, các khoản đầu

tư tài chính dài hạn, các khoản phải thu dài hạn và các TSDH khác Sau đây là một số

loại TSDH cơ bản của doanh nghiệp:

Trang 14

- Tài sản cố định: là loại tài sản khác với tài sản ngắn hạn, có thời gian sử

dụng trong nhiều năm, chỉ được bán trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn vềtài chính, hoặc khi tài sản đã hết hạn sử dụng, lỗi thời Tài sản cố định được phản ánh

theo nguyên giá và giá trị sẽ được ghi giảm dần theo thời gian thông qua việc trích

khấu hao Tài sản cố định được phân thành:

TSCĐ hữu hình: là những TSCD phục vụ cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanhtồn tại dưới dang vật chất thỏa mãn các yêu cầu theo pháp luật như nhà cửa, máy móc,dây chuyền sản xuất, thiết bị, phương tiện vận tải,

TSCĐ vô hình: là những TSCĐ phục vu cho nhiều chu kỳ SXKD tôn tại dướidạng phi vật chat, thé hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các yêu cầu theopháp luật như chi phí về quyền phát hành, chi phí về quyền sử dụng đất, bằng phátminh, sáng chế, bản quyén,

TSCD thuê tài chính: là những TSCD mà được doanh nghiệp thuê dé sử dụng

từ các tổ chức cho thuê tài chính

- Bat động sản đầu tư: phản ánh toàn bộ giá trị của bất động sản đầu tư saukhi đã trừ đi hao mòn lũy kế thỏa mãn các điều kiện là sự đảm bảo về giá trị kinh tế

thu được trong tương lai và việc xác định nguyên giá của bất động sản đầu tư phải

đáng tin cậy.

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: phản ánh tổng giá trị các khoản đầu tưtài chính dài hạn của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo như: Đầu tư vào công tycon, góp von liên doanh, liên kết, cho vay dài hạn,

1.1.3 Sự hình thành tài sản trong doanh nghiệp

1.1.3.1 Phân loại nguồn tài trợ

Tài sản thường được tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau tùy vào hoạt đông củatừng doanh nghiệp Dé có thé phân loại được nguồn tài trợ cho tài sản của doanh

nghiệp, ta căn cứ vào cách phân loại nguồn vốn trong doanh nghiệp do tài sản được tài

trợ từ chính nguồn vốn theo các tiêu thức khác nhau

e Phân loại theo quyền sở hữu: theo tiêu chí này, nguồn vốn của doanhnghiệp được chia ra thành hai loại là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

- Nợ phải trả là các khoản vốn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán trong kỳ hạn nhấtđịnh cho các đối tác trong nền kinh tế (ngân hàng, nhà cung cấp, người lao động )

9

Trang 15

Việc doanh nghiệp huy động và sử dụng loại vốn này sẽ tạo ra áp lực về việc phải

hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi vay đúng hạn cho các chủ nợ, đồng thời làm tăng mức độrủi ro về mặt tài chính của doanh nghiệp Nợ phải trả, dựa theo yếu tố thời hạn, baogồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, còn theo yếu tố tính chất của khoản nợ, lại có théđược chia thành vốn chiếm dung hop pháp (ví du: các khoản nợ nhà cung cấp chưađến hạn trả, các khoản phải nộp ngân sách chưa đến hạn nộp, các khoản phải thanhtoán cho cán bộ công nhân viên chưa đến hạn thanh toán), và vốn vay

- Vốn chủ sở hữu là số vôn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp Vốn

chủ sở hữu là bộ phận vốn quan trọng, có tính ồn định cao, thể hiện mức độ độc lập về

tài chính của doanh nghiệp.

e Phân loại theo thời hạn huy động: theo tiêu chí này, nguồn vốn của doanhnghiệp được chia ra thành hai loại là vốn ngắn hạn và vốn dài hạn

- Vốn ngắn hạn là các khoản vốn có thời han trả dưới một năm hoặc trong một

chu kỳ kinh doanh Vốn ngắn hạn thường chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, giá trị

của nó được chuyên dịch toàn bộ trong một lần vào giá trị sản phâm Dé quan lý và sử

dụng có hiệu quả, thông thường vốn ngắn hạn được phân chia đưới một số hình thức:

Vay ngắn hạn ngân hàng hoặc các tô chức tín dụng: là các khoản vay ngân hànghoặc các tô chức tín dụng dưới hình thức vay vốn lưu động theo hạn mức tín dụng,

khoản vốn này thường để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động trong chu kỳ sản xuất kinh

doanh.

Các khoản phải trả, phải nộp: đây là các khoản vốn ngắn hạn được doanh

nghiệp chiếm dụng của những nhà cung cấp nguyên vật liệu, những khoản chậm trả

vốn chủ sở hữu hình thành vốn điều lệ (ghi trong điều lệ doanh nghiệp), lợi nhuận

chưa phân phdi,

10

Trang 16

Nợ dài hạn: là các khoản nợ có thời hạn trả trên một năm được doanh nghiệp

huy động thông qua các tổ chức tín dụng hoặc phát hành trái phiếu

1.1.3.2 Phương pháp lựa chọn nguồn tài trợ

Chiến lược tài trợ của doanh nghiệp phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường

vốn, thị trường chứng khoán, sự ổn định của nền kinh tế, uy tín của doanh nghiệp, vàkhả năng thích ứng của nhà quản lý trong từng tình huống cụ thé Tuy vậy, trên thực tế,người ta xem xét dé lựa chọn nguồn tài trợ theo các xu hướng cơ bản sau:

“Sử dụng toàn bộ nguồn tài trợ dài hạn dé tài trợ cho tổng tài sản của doanh

nghiệp Chiến lược này có độ rủi ro thấp nhưng chỉ phí vốn cao

Sử dụng nguồn tài trợ dai han cho toàn bộ tài sản dai han và nguồn tài trợ ngăn hạn

cho toàn bộ tài sản ngắn hạn Chiến lược này có độ rủi ro cao nhưng chỉ phí thấp

Sử dụng nguồn tài trợ dài hạn cho toàn bộ tài sản dài hạn và một phần tài sảnngắn hạn Chiến lược này có độ rủi ro trung bình và chi phí trung bình.” (Giáo trình

TCDN, trang 126)

Trong ba cách tài trợ này, không phải lúc nào cách thứ ba cũng là tốt nhất, mà

việc lựa chọn cách tài trợ nào là tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp trong từng thời kỳ

khác nhau.

1.2 Hiệu qua sử dụng tài sản của doanh nghiệp

1.2.1 Khái miệm hiệu quả sử dụng tài san của doanh nghiệp

Theo Hoàng Thị Duyên (2016), “HQSDTS của doanh nghiệp là phạm trù kinh

té phan ánh trình độ khai thác, sw dung tài san vào hoạt động SXKD cua minh nhằmmục tiêu sinh lợi tối da.”

Theo Viện từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, “HOSDTS được thể hiệndưới hình thức giá trị về tình hình và kết quả sử dụng tài sản trong một thời gian nhấtđịnh Trong sản xuất - kinh doanh, chỉ tiêu này là quan hệ so sánh giữa giá trị sản

lượng đã được tạo ra với giá trị tài sản sử dụng bình quân trong kì; hoặc là quan hệ

so sánh giữa lợi nhuận thực hiện với giá trị tài san sw dụng bình quân Nó được dùng

để đánh giá tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong các thời kì khác nhau,

hoặc trong quan hệ so sánh với các doanh nghiệp cùng loại ”

Như vậy, có thể hiểu HQSDTS của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế giúp

phản ánh khả năng, trình độ trong việc khai thác và sử dụng tài sản hiện có của doanh

nghiệp cho hoạt động SXKD nhăm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Trong đó, tải sản

II

Trang 17

của doanh nghiệp được hiểu chính là phần chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra dé thu vềkết quả là lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quả sử dụng tài sản

Các mục tiêu của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn có thé ké đến như tối

đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu, tối thiêu hóa chi phí, tối đa hóa năng suất laođộng, tuy nhiên mục tiêu lớn nhất bao trùm lên tất cả đó chính là “tối đa hóa giá tri

tài sản cho các chủ sở hữu” Do vậy, việc nâng cao HQSDTS trong mỗi doanh nghiệp

là một hoạt động vô cùng quan trọng Sự cần thiết phải nâng cao HQSDTS được thể

hiện thông qua những lợi ích mà chúng mang lại trong quá trình hoạt động SXKD của

doanh nghiệp cụ thể:

- Việc nâng cao HQSDTS sẽ giúp tăng kha năng sinh lời cho doanh nghiệp Ví

dụ về hàng tồn kho là một khoản mục tương đối quan trọng trong TSNH của doanhnghiệp, khi khoản mục này được quản lý một cách hiệu quả hơn thì nguồn vốn của

công ty sẽ không bị ứ đọng, công ty có thé sử dụng vốn dé đầu tư vào các hạng mục tài

sản có khả năng sinh lời cao hơn.

- Việc nâng cao HQSDTS sẽ giúp tăng khả năng thanh toán cho doanh nghiệp.

Ví dụ về các khoản phải thu của doanh nghiệp hay chính là các khoản vốn bị chiếm

dụng của doanh nghiệp trong quá trình SXKD Khi khoản mục này được quản lý một

cách chỉ tiết và cần thận hơn thì doanh nghiệp sẽ thu hồi tiền của mình nhanh hơn và

từ đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ được đảm bảo.

- Việc nâng cao HQSDTS sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

trên thị trường Trên thị trường hiện nay, trong bất cứ ngành nghề nào cũng đều tồn tại

sự canh tranh vô cùng khốc liệt Do vậy, các doanh nghiệp luôn phải quan tâm, chútrọng đến số lượng và chất lượng sản phâm dé nâng cao vị thé của doanh nghiệp so vớicác đối thủ cạnh tranh trên thị trường Việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản sẽ giúp

công ty có thể nâng cao năng suất trong quá trình sản xuất, đảm bảo về mặt số lượng

cũng như về chất lượng sản phẩm từ đó giúp cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh

hơn.

1.2.3 Các chỉ tiêu danh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản

e Số vòng quay tổng tài sản: trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh

nghiệp luôn mong muốn tài sản vận động không ngừng dé đây mạnh tăng doanh thu,

12

Trang 18

là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Số vòng quay của tài sản có thểxác định bằng công thức:

Doanh thu thuần

Tông tài sản bình quân

Sô vòng quay của tài sản =

Y nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết, dé tạo ra được lượng doanh thu thuần trong

kỳ, các tài sản trong công ty phải quay được bao nhiêu vòng “Chỉ tiêu này càng cao

chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu và là điều kiện nângcao lợi nhuận cho doanh nghiệp Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ các tài sản vận động

chậm làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm Tuy nhiên chỉ tiêu này phụ thuộc vào

đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thé của tài sản trong các doanh nghiệp.”

(Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, trang 246)

e Suất sinh lời của tài sản (ROA): cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về cáckhoản LNST được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản), phản ánh khả năng

tạo ra LNST của tài sản mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động SXKD ROA được xác định bởi công thức:

Suất sinh lời của tài sản (ROA) = Tổng ii sin bình qui

Ý nghĩa: “Chi tiêu này cho biết, doanh nghiệp dau tư vào 1 đồng tài san thì thu

được bao nhiêu đồng LNST trong kỳ phân tích Trị số của chỉ tiêu này càng cao chothấy HQSDTS của doanh nghiệp là tốt vì nó cho thấy doanh nghiệp đang kiếm đượcnhiều lợi nhuận hơn trên lượng đầu tư ít hơn.” (Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính,

Doanh thu thuân

Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần =

Ý nghĩa: “Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp muốn thu

được 1 đồng doanh thu thuần thì cần đầu tư vào bao nhiêu đồng tài sản Chỉ tiêu này

càng thấp chứng tỏ HQSDTS càng tốt, góp phần tiễn kiệm tài sản và nâng cao doanhthu thuần trong kỳ của doanh nghiệp.” (Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, trang

247)

e Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế:

13

Trang 19

Tông tài sản bình quân

Lợi nhuận sau thuê

Suất hao phí của tài sản so với LNST =

Ý nghĩa: “Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp muốn thu

được 1 đồng LNST thì cần đầu tư vào bao nhiêu đồng tài sản Chỉ tiêu này càng thấpthì hiệu quả sử dụng các tài sản càng cao, hấp dẫn các nhà đầu tư.” (Giáo trình Phân

tích báo cáo tài chính, trang 247)

e Phương trình DUPONT:

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

Doanh thu thuần ~* Tông tai sản bình quân

ROA = ROS x AU ROA =

Y nghĩa: Phương trình trên phản anh tác động của 2 nhân tố là hệ số doanh

lợi doanh thu và số vòng quay của tài sản đến suất sinh lời của tài sản (ROA) Phân

tích HQSDTS của danh nghiệp dựa vào mô hình tài chính DUPONT đã đánh giá đầy

đủ hiệu quả trên mọi phương diện đồng thời phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng đếnHQSDTS để từ đó có các biện pháp nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp

1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

e Số vòng quay của tài sản ngắn han: phản ánh hiệu quả hoạt động của tàisản ngắn hạn từ đó giúp doanh nghiệp có những điều chỉnh cần thiết trong việc đầu tư

vào tài sản Chỉ tiêu này được xác định bởi công thức:

Doanh thu thuần

TSNH bình quân

Số vòng quay của TSNH =

Y nghĩa: “Chỉ tiêu này cho biết trong ky phân tích, các TSNH quay được bao

nhiêu vòng hay cho biết 1 đồng giá trị TSNH đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng

doanh thu, thé hiện sự vận động của tài sản trong kỳ Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏTSNH vận động tốt, đó là nhân tô góp phần nâng cao lợi nhuận.” (Giáo trình Phân tích

báo cáo tài chính, trang 259)

e Suất sinh lời của tài sản ngắn hạn:

LNST TSNH bình quân

Suất sinh lời của TSNH =

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đầu tư 1 đồng TSNH thì tạo ra bao

nhiêu đồng LNST trong kỳ phân tích Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng

TSNH là tốt góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp

e Thời gian một vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn:

14

Trang 20

Thời gian một vòng luân chuyền TSNH = nan

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mỗi vòng quay của TSNH hết bao nhiêu ngày,

chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ các TSNH vận động nhanh, góp phần nâng cao doanhthu và lợi nhuận cho doanh nghiệp Từ đây ta có thé tính được việc tiết kiệm hay lãngphí thời gian do số vòng quay của TSNH nhanh hay chậm so với kỳ trước hoặc cácdoanh nghiệp cùng ngành nghề

e Hệ sô đảm nhiệm của tài sản ngăn hạn:

nk xo = TSNH bình quân

Hệ sô đảm nhiệm của TSNH = Tả TA T x

ông sô luân chuyên thuân

Y nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn tạo ra được 1 đồng luânchuyền thuần thì cần đầu tư bao nhiêu đồng TSNH Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả

sử dụng TSNH càng cao Thông qua chỉ tiêu này, các nhà quản trị doanh nghiệp xây

dựng kế hoạch về đầu tư TSNH một cách hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả kinhdoanh Tổng số luân chuyên thuần của doanh nghiệp bao gồm doanh thu thuần từ hoạtđộng bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính và thu nhập khác

e Mức tiết kiệm tài sản ngắn hạn: Nếu quy mô của hoạt động kinh doanh củacông ty được mở rộng, việc tăng tốc độ luân chuyền của TSNH sẽ giúp doanh nghiệpkhông cần phải đầu tư thêm TSNH hay có thê bỏ ra một số TSNH ít hơn so với trướcđây Khi tốc độ luân chuyên của TSNH thay đổi, số TSNH tiết kiệm hay lãng phí sẽ

được xác định băng:

Số TSNH tiết kiệm hay lãng phí = Thôi ho ly phan th

Trong đó: D; là tổng số luân chuyền thuần ky phân tích

T¡ là thời gian 1 vòng luân chuyên kỳ phân tích

To là thời gian 1 vòng luân chuyên kỳ gốc

Ý nghĩa: Nếu chỉ tiêu có giá trị lớn hơn 0 tức doanh nghiệp đang lãng phí mộtlượng TSNH còn nếu chỉ tiêu có giá trị nhỏ hơn 0 tức doanh nghiệp đang tiết kiệm

Trang 21

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh bằng

tổng giá trị thuần của TSNH hiện có Chỉ tiêu này càng cao khả năng thanh toán nợngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại

e Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

TSNH - Hàng tồn kho

Nợ ngăn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Y nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của

doanh nghiệp bằng TSNH mà không cần phải bán đi HTK Chỉ tiêu này càng cao thìkhả năng thanh toán công nợ càng cao và ngược lại Bên cạnh đó, nếu hệ số thanh toánnhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán ngắn hạn rất nhiều cho thấy, TSNH đang bị phụ thuộcnhiều vào HTK, tính thanh khoản của TSNH là tương đối thấp

e Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Tiền và tương đương tiền

Nợ ngăn hạn

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn

hạn bằng khoản tiền và tương đương tiền đang có của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cao

cho thay doanh nghiệp có dòng tiền mặt 6n định và đáp ứng được nhu cau thanh toántức thời nhưng nếu tỷ số này quá cao chứng tỏ doanh nghiệp đang dư thừa một lượngtiền mặt lớn mà không sử dung dé dau tư sinh lời như vậy cho thấy hiệu quả quản lý

và sử dụng tiền mặt của doanh nghiệp là chưa cao

e Số vòng quay hàng tồn kho:

Y nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong ky phân tích, HTK quay được bao nhiêu

vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ HTK vận động không ngừng đó là nhân tố dé

tăng doanh thu, góp phan tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

e© Thời gian 1 vòng quay hang tồn kho:

Thời gian của kỳ phân tích

Thời gian 1 vòng quay HTK = Số vòng quay HTK

Ý nghĩa: “Chỉ tiêu này cho biết cần bao nhiêu ngày để HTK hoàn thành một

vòng quay, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ HTK vận động nhanh Đó là nhân tố góp

phần tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Thời gian của kỳ phân tích có thể

16

Trang 22

là tháng, quý, năm tùy theo mục tiêu của việc phân tích.” (Giáo trình Phân tích báo cáo

tài chính, trang 263)

e Số vòng quay khoản phải thu:

Doanh thu thuần

Phải thu bình quân

Số vòng quay khoản phải thu =

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dé đạt được doanh thu tương ứng trong kỳ đó thì

các khoản phải thu phải quay được bao nhiêu vòng “Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ

tốc độ thu hồi các khoản phải thu là nhanh, khả năng chuyên đổi các khoản phải thusang tiền mặt cao, giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ độngtrong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất.” (Giáo trình Phân tích báo cáo tài

chính, trang 263)

e Kỳ thu tiền bình quân:

Thời gian của kỳ phân tích

Sô vòng quay khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân =

Y nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết số ngày bình quân can có dé chuyên các khoảnphải thu thành tiền Chỉ tiêu này càng thấp thì tốc độ thu hồi các khoản phải thu củadoanh nghiệp càng nhanh Hệ số này cũng giúp đưa ra những thông tin về chính sách

tín dụng của doanh nghiệp.

1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh gia hiệu qua sử dụng tài sản dài hạn

e Số vòng quay của tài sản dài hạn:

Doanh thu thuần

TSDH bình quân

Số vòng quay của TSDH =

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra được số doanh thu thuần trong kỳ thì

các TSDH phải quay được bao nhiêu vòng Mặt khác, chỉ tiêu này thể hiện sức sản

xuất của tài sản, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tài sản hoạt động tốt, đó là nhân tố góp

phan nâng cao hiệu quả của HDKD

e Suất sinh lời của tài sản dài hạn:

LNST TSDH bình quân

Suất sinh lời của TSDH =

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng giá trị TSDH bình quân sử dụng trong

kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng LNST Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụngTSDH của doanh nghiệp là tốt, hap dẫn các nhà dau tư

e Số vòng quay của tài sản cố định:

17

Trang 23

an , Doanh thu thuần

Sô vòng quay của TSCĐ = TSCD bình quân quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra được số doanh thu thuần trong kỳ thì

các TSCĐ phải quay được bao nhiêu vòng, thé hiện sức sản xuất của TSCD Chỉ tiêu

này càng cao chứng tỏ TSCD hoạt động tốt, đó là nhân tố góp phan nâng cao hiệu quảHDKD.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dung tài sản của doanh nghiệp

1.3.1 Nhân tố khách quan

a) Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý chính là tiền dé tao dựng một kinh tế 6n định, giúp cho các

doanh nghiệp có thể hoạt động một cách thuận lợi Trong đó, các chính sách kinh tế vĩ

mô chính là công cụ vô cùng quan trọng của Nhà nước dé quản lý thị trường, điều tiếtnền kinh tế Khi xảy ra bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách hiện hành, hệ thốngpháp lý thì sẽ gây ra những ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệptrong nền kinh tế nói chung và HQSDTS nói riêng Dé các doanh nghiệp có thé hoạchđịnh kế hoạch SXKD và có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao HQSDTS thì yếu

tố về sự nhất quán trong chủ trương, chính sách pháp lý của Nhà nước luôn là điều

kiện tiên quyết Các doanh nghiệp sẽ chỉ có thé hoạt động thuận lợi và ôn định khi cácchính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước được thực hiện một cách có hiệu quả Ngượclại, nếu môi trường pháp lý không thuận lợi sẽ gây ra những khó khăn cho doanh

nghiệp trong hoạt động SXKD.

b) Môi trường kinh tế

Các yếu tố trong nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá, sẽ có

những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp Nếu nền kinh tếđang trong giai đoạn phát trién tốt thì sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực giúp cho doanhnghiệp kinh doanh có hiệu quả đồng thời HQSDTS tăng lên Còn khi nền kinh tế đangphải đối mặt với khủng hoảng thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các doanhnghiệp như làm giảm giá trị của đồng tiền, sự tăng giá của các loại nguyên vật liệu vàthị trường đầu ra của hàng hóa bị thu hẹp Vì vậy, nếu doanh nghiệp không có nhữngbiện pháp dé ứng phó và điều chỉnh trong HDKD và trong việc sử dụng vốn dé đầu tư

cho tài sản thì sẽ dẫn đến tình trạng vốn bị ứ dong, tài san bi mat giá tri, từ đó làm

giảm HQSDTS.

18

Trang 24

c) Môi trường khoa học công nghệ

Trong thời điểm hiện nay, khoa học công nghệ với sự phát triển không ngừng

đã mang lại những thành tựu đáng kê giúp nâng cao năng lực sản xuất cả về chất lượng

và sản lượng góp phần tăng hiệu quả kinh doanh nói chung và nâng cao hiệu quả sửdụng TSDH nói riêng Tuy nhiên, những tiến bộ trong khoa học công nghệ cũng đãlàm cho các máy móc, thiết bị của doanh nghiệp bị lỗi thời, lạc hậu đi một cách nhanhchóng Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc đầu tư vốn vào tài sản của doanh

nghiệp trở nên kém hiệu quả hay nói cách khác là hiệu qua sử dụng TSCD của doanh

nghiệp là không cao Dé cải thiện tình trạng trên, doanh nghiệp cần phải chú trọng hơn

vào việc đôi mới liên tục các máy móc, thiết bị dé tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt,

nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường từ đó sẽ nâng cao HQSDTS của công ty.

đ) Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tangNhiều doanh nghiệp với mặt hàng kinh doanh, năng suất chất lượng sản pham

bị chịu ảnh hưởng bởi tính chất mùa vụ Do vậy, các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên

như: vị trí địa lý, thời tiết khí hậu, nguồn tài nguyên thiên nhiên, sẽ có những ảnh

hưởng nhất định tới các yếu tố trong quá trình SXKD như chi phí nguyên vật liệu,

nhiên liệu, chất lượng sản phẩm đầu vào đầu ra do đó ảnh hưởng tới hiệu quả SXKDcủa các doanh nghiệp Bên cạnh đó, các vần đề về môi trường, về xử lý phế thải, ônhiễm, đều có tác động nhất định đến chi phí kinh doanh, năng suất và chất lượng

sản phẩm Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế cũng là một yếu tố quyết định sự phát triển

của nền kinh tế cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp Cơ sở hạ tang bao gồm

hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng, mạnglưới điện quốc gia là những yếu tổ cốt lõi ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, công tácthu thập thông tin, khả năng huy động vốn và sử dụng tài sản, khả năng giao dịch

thanh toán của các doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả SXKD của

doanh nghiệp.

e) Những biến động và rủi ro bất thườngTrong quá trình hoạt động SXKD, các doanh nghiệp đều có thé gặp phải những

rủi ro không lường trước được như: các khoản nợ khó đòi, khủng hoảng nền kinh tế,

những rủi ro về thiên nhiên như bão lũ, động đất, hỏa hoạn, Những rủi ro trên đềukhông nằm trong dự tính của doanh nghiệp có thể gây ra thiệt hại về tài sản của doanhnghiệp, ảnh hưởng lớn đến HQSDTS của doanh nghiệp Bên cạnh đó, những biến

19

Trang 25

động khó lường về giá cả, thị hiếu, cung cầu trên thị trường, cũng gây nên những tác

động đến kế hoạch sử dụng tài sản của doanh nghiệp Ví dụ như nếu nhu cầu về sảnphẩm dau ra tăng trên thị trường thì công tác tiêu thụ san phâm sẽ diễn ra nhanh chóng,

doanh nghiệp sớm thu hồi được giá trị tài sản, vòng quay tài sản sẽ nhanh Ngược lại,

khi thị trường đầu ra có xu hướng giảm xuống thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ khó

tiêu thụ, tài sản của doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng, vòng quay tài sản sẽ chậm lại, HQSDTS bị giảm.

1.3.2 Nhân tô chủ quan

a) Đặc thù về ngành nghề kinh doanh

Đây là nhân tố có mức ảnh hưởng không nhỏ đến HQSDTS của doanh nghiệp

do mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau có đặc thù riêng như tính thời vụ, chu kỳ

SXKD Do những đặc thù riêng đó nên các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành

nghề khác nhau sẽ dùng vốn để đầu tư vào TSNH và TSDH khác nhau, thể hiện sự

khác biệt ở quy mô, cơ cấu tài sản Cụ thể khi các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực

khác nhau phân bổ vốn theo những cách riêng vào TSNH và dai hạn thì sẽ dẫn đến

hiệu quả sử dụng từng loại tài sản sẽ có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp Mỗi

ngành nghề kinh doanh sẽ có đặc điểm về hàng hóa và đối tượng khách hàng riêng nênchính sách bán hàng của từng ngành nghề cũng không giống nhau, tác động đến tình

hình các khoản phải thu của doanh nghiệp.

b) Trình độ, năng lực của nguồn lao động

Trong bat cứ hoạt động nao thì con người vẫn luôn là nhân tố quan trọng nhất

Do vậy, trình độ quản lý và năng lực của người lao động là yếu tô có ảnh hưởng ratlớn tới HQSDTS của doanh nghiệp Trình độ quản lý được thê hiện thông qua trình độchuyên môn, khả năng quản lý, tổ chức và ra quyết định Nếu trình độ quản lý tốt cụ

thể các cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao có năng lực trong việc tổ chức quản

lý và ra quyết định kịp thời đúng đắn trước những biến động từ thị trường thì sẽ giúp

nâng cao hiệu quả kinh doanh đặc biệt là HQSDTS Ngược lại, nếu trình độ quản lýkém sẽ dẫn đến việc thất thoát tài sản ảnh hưởng xấu đến hoạt động SXKD của doanh

nghiệp Như vậy, trình độ quản lý có một vai trò quan trọng trong việc nâng cao HQSDTS do vậy việc liên tục đánh giá và nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý là vô

cùng cần thiết Bên cạnh đó, trình độ tay nghề của người lao động, là những người trực

tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa, trực tiếp sử dụng tài sản của doanh

20

Trang 26

nghiệp cũng là nhân tố quyết định đến việc sử dụng tài sản có hiệu quả hay không Khi

người lao động có tay nghề cao sẽ có khả năng tiếp thu được các công nghệ mới, tăngtính hiệu quả trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất từ đó nâng cao HQSDTS

cho công ty.

c) Công tác tô chức sản xuất kinh doanhViệc lựa chọn phương án đầu tư SXKD hay chiến lược kinh doanh cũng là mộtyếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản của công ty Nếu doanh nghiệp

có một chiến lược kinh doanh tốt, luôn năm bắt được xu hướng thị trường và thị hiếungười tiêu ding và bên cạnh đó là phát huy tối đa được năng lực của ban thân doanhnghiệp thì khi đó, doanh nghiệp sẽ tìm được phương án SXKD mang lại nhiều doanh

thu, lợi nhuận và nâng cao HQSDTS của doanh nghiệp Ngoài ra, khi doanh nghiệp có

một quy trình SXKD phù hợp cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng chồng chéo lên nhau vềhoạt động của các khâu, góp phần tiết kiệm thời gian, nguồn lực, nâng cao năng suất

lao động từ đó việc sử dụng tài sản cũng trở nên hiệu quả hơn Khi tài sản bị sử dụng

một cách lãng phí hoặc không tận dụng hết các nguồn lực đều khiến cho đồng vốn củadoanh nghiệp trở nên vô nghĩa Nhưng nếu tận dụng quá mức mà không có phương ánhop lý để duy trì và nâng cao năng lực sản xuất thì doanh nghiệp cũng khó có thé tồntại và phát triển lâu dài được

d) Hoạt động quan lý tài san của doanh nghiệp

Năng lực quản lý tài sản của mỗi doanh nghiệp cũng là một trong những nhân

tố quyết định đến HQSDTS trong doanh nghiệp Cu thé, khi tài sản được quan lý mộtcách hợp lý, chặt chẽ sẽ góp phần làm tăng HQSDTS của doanh nghiệp Công tácquản lý tài sản của doanh nghiệp tập trung vào việc quản lý các TSNH bao gồm các

nội dung sau:

Quản lý tiền: Tiền va các khoản tương đương tiền là loại tài sản có tính thanhkhoản cao nhất Tuy nhiên tiền không thể tự sinh lời, chỉ khi chúng được đầu tư chomột mục đích nào đó thì khả năng sinh lời mới xuất hiện Yêu cầu cơ bản trong côngtác quản lý tiền của doanh nghiệp là phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong khâu

thanh toán, tuy nhiên sẽ luôn có sự đánh đổi với khả năng sinh lợi Khi doanh nghiệp

muốn dùng tiền để đầu tư thì yêu cầu phải mang lại khả năng sinh lời cao song vẫn

phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp Cụ thẻ,

khi có tiền mặt nhàn rỗi, doanh nghiệp có thé sử dụng chúng dé dau tư vào các chứng

21

Trang 27

khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn hay gửi vào ngân hàng đề tăng thu nhập, nhưng khicần tiền mặt, doanh nghiệp có thé rút tiền gửi ngân hang, bán chứng khoán ngắn hanhoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng dé có tiền mặt sử dụng Quản lý tiền mặt bao gồm các

nội dung chủ yếu như: dự báo dòng tiền của doanh nghiệp, xác định mức dự trữ tiền

mặt tối ưu, theo dõi và duy trì mức dự trữ tối ưu,

Quản lý các khoản phải thu: “Trong nền kinh tế thị trường việc mua bán chịu

là một việc không thể thiếu Tín dụng thương mại có thể làm cho doanh nghiệp đứngvững trên thị trường nhưng cũng có thé đem đến những rủi ro cho HDKD của doanhnghiệp” (Giáo trình TCDN, trang 222) do tín dụng thương mại có tác động đến doanhthu bán hàng, đến chi phí tồn kho của hàng hóa, chi phí đòi nợ và bù đắp sự thiếu hụt

ngân quỹ, Những tác động trên đã buộc các nhà quản lý phải so sánh giữa thu nhập

và chi phí tăng thêm dé từ đó quyết định có nên cấp tín dụng thương mại không và cácđiều khoản như thế nào cho phù hợp Quản lý khoản phải thu bao gồm các nội dung:

đánh giá khả năng tín dúng của khách hàng, xây dựng điều khoản tín dụng thương mại

phù hợp, theo dõi các khoản phải thu,

Quản lý HTK: Trong quá trình luân chuyên của vốn lưu động phục vụ cho

SXKD, việc tổn tại vật tư hàng hóa dự trữ (tồn kho) là bước đệm cần thiết cho quátrình hoạt động bình thường của doanh nghiệp Nếu dây chuyên sản xuất càng dài vàcàng có nhiều công đoạn sản xuất hay những doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ

và có quy trình chế tạo tốn nhiều thời gian thì tồn kho sẽ càng lớn Quản lý HTK bao

gồm các nội dung: dự báo nhu cầu HTK, xác định quy mô đặt hàng tối ưu, xác địnhđiểm đặt hàng mới,

22

Trang 28

Kết luận chương 1

Nội dung của chương | tập trung vào việc hệ thống hóa lại các kiến thức, cơ sở

lý luận liên quan đến tài sản và HQSDTS trong doanh nghiệp, từ việc xác định rõ kháiniệm về tài sản và phân loại tài sản, khái niệm về HQSDTS và các chỉ tiêu để đánh giá

HQSDTS của doanh nghiệp Ngoài ra, chương này cũng làm rõ các nhân tố ảnh hưởng

đến HQSDTS của các doanh nghiệp nói chung Những vấn đề lý luận được trình bày

trong chương này sẽ được vận dụng trong chương 2, tập trung vào việc phân tích

HQSDTS cụ thé tại công ty cô phần Thiên Phúc

23

Trang 29

CHUONG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUA SỬ DỤNG TÀI SAN TẠI CÔNG TY

CO PHAN THIÊN PHÚCChương tiếp theo sẽ bao gồm ba nội dung chính Phần thứ nhất sẽ tập trung vào

việc đưa ra các thông tin khái quát về công ty cô phần Thiên Phúc bao gồm các thông

tin cơ bản về công ty, phân tích khái quát về tình hình tài chính và hoạt động SXKDcủa công ty trong ba năm gần đây (2015-2017) Phần thứ hai sẽ đi sâu vào phân tíchtình hình tài sản tại công ty và từ đó tính toán, đưa ra nhận xét về các chỉ tiêu đánh giáHQSDTS tại công ty trong giai đoạn 2015-2017 Phần cuối cùng là những đánh giáchung về kết qua đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân dé từ đó đưa ra

các giải pháp để khắc phục

2.1 Khái quát về công ty cổ phần Thiên Phúc

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

2.1.1.1 Thông tin cơ bản về công ty

- Tên công ty: Công ty cô phần Thiên Phúc

THIEN PHÚC JOINT GTOCK COMPANY (THIEN

PHUC JSC)

- Ngày hoạt động: 15/08/2005

Trụ sở: Lô CNO8, cụm công nghiệp Tân Liên Xã Việt Tiến

-Huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng

- Mã số thuế: 0200639643

- Người đại diện: Nguyễn Quang Nhẫn

Chức danh: giám đốcDia chỉ: Số 63 Nguyễn Đức Cảnh, Phường An Biên,

Quận Lê Chân, Hải Phòng

- Ngành nghề chính Sản xuất các sản phâm khác từ giấy và bìa chưa được

phân vào đâu

- Loại hình doanh Công ty cô phần

nghiệp2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cô phần Thiên Phúc được ghi nhận đăng ký thành lập vào ngày 3 tháng

8 năm 2005, giấy phép kinh doanh được cấp vào ngày 10 tháng 8 năm 2005 và chính

thức bat đầu đi vào hoạt động từ ngày 15 tháng 8 năm 2005

24

Trang 30

Công ty cô phần Thiên Phúc ra đời khi mà thị trường sản xuất vàng mã ở ViệtNam đã tương đối phát triển Đặc biệt, trong giai đoạn đó, ngành hàng vàng mã ở ViệtNam chủ yếu được sản xuất theo mô hình thủ công, nhiều làng nghé, hộ gia đình sảnxuất vàng mã hoạt động phục vụ nhu cầu cúng lễ hàng năm của người dân cả nước.Bên cạnh đó, phải ké đến một số doanh nghiệp lớn cũng tham gia vào thị trường nàynhư Công ty cô phan lâm nông sản thực phẩm Yên Bái, Tập đoàn Hapaco đã thành lậpđược hơn 30 năm với thị phần lớn, kinh nghiệm dày dan hay Công ty cô phần Hàng

Kênh là một công ty mới bước chân vào thị trường không lâu những đã đạt được

những thành công nhất định Dù thị trường lúc đó cũng đang trong điều kiện cạnh

tranh tuy nhiên nhờ vào quá trình tìm hiểu thị trường một cách kỹ lưỡng, công ty đã

thấy được những cơ hội mới khi thị phần trên thị trường vẫn còn nhiều và có tiềmnăng phát triển trong tương lai Do vậy, khi đó giám đốc công ty thông qua ý kiến củađại hội đồng cổ đông đã ra quyết định thành lập doanh nghiệp

Vào thời điểm đó, công ty đã chọn không đi theo xu hướng kinh doanh của

phần lớn các cơ sở vàng mã trong nước là chỉ phục vụ thị trường nội địa mà lựa chọn

VIỆC xuất khẩu ra nước ngoài là hoạt động chủ lực của công ty bên cạnh HĐKD trong

nước Đài Loan chính là thị trường mà công ty nhắm đến, một thị trường tiêu thụ vàng

mã vô cùng tiềm năng Cũng như bao quốc gia trong khu vực Châu Á, người dân ĐàiLoan rat coi trọng việc cúng lễ và đặc biệt tục đốt vàng mã rat phổ biến ở quốc gia này.Tuy nhiên việc thiếu hụt về nguồn nguyên liệu và nhân công đã khiến cho lượng sảnxuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu của người dân Đài Loan Chính vì vậy,các công ty tại Dai Loan đã lựa chọn thị trường Việt Nam là nơi dé gia công sản xuất

và nhập khâu các loại giấy vàng mã bởi nguyên liệu chủ yếu dé sản xuất giấy từ tre,nứa có rất nhiều ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, nguồn lao động phổ thông dồi dào.Thấy được cơ hội lớn từ thị trường Đài Loan và tận dụng được ưu thế của cảng HảiPhòng, công ty đã chọn xuất khẩu làm hoạt động chủ lực và đã góp phần giải quyếtđược vấn đề việc làm cho người dân Hải Phòng lúc bấy giờ

Sau 13 năm hoạt động trong thị trường vàng mã, công ty tự hào đã mang đếnnhững sản phẩm vàng mã tinh tế, chat lượng đến tay người tiêu dùng trong nước vànước ngoài góp phần thúc đầy giá trị xuất khẩu của Việt Nam Trong quá trình SXKD,

công ty luôn đặt ra những mục tiêu hướng đến việc phát triển, nâng cao chất lượng giá

trị của sản phâm Bên cạnh đó, đối với nhân sự trong công ty, các cấp quản lý luôn tích

25

Trang 31

cực hoàn thiện, trau dồi kỹ năng chuyên môn và khả năng lãnh đạo, nhân viên trong

công ty luôn được dao tạo một cách bài ban dé nâng cao trình độ tay nghề Công tyluôn cố gắng duy trì một môi trường làm việc năng động, thoải mái phát triển khảnăng và thái độ làm việc tích cực của mỗi nhân viên Với khách hàng, công ty luôn cốgăng mang lại những sản phẩm đi kèm chất lượng dịch vụ tốt nhất do vậy trong nhữngnăm gần đây, công ty đã duy trì được một lượng đơn đặt hàng đều đặn và những mốiquan hệ hợp tác lâu dài Bên cạnh hoạt động SXKD, công ty còn đặt mục tiêu về giá trịtương lai của xã hội thông qua việc cam kết hài hòa lợi nhuận kinh tế xã hội, phát triểnmôi trường sinh thái theo hướng bền vững

Khi mới thành lập, trụ sở của công ty được đặt tại số 1 Bãi Sậy, Trại Chuối vớidiện tích mặt băng 1500 m? Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, vào tháng 7 năm

2012 công ty đã chuyên địa điểm sang lô CN08, cụm công nghiệp Tân Liên với diện

tích mặt bằng 15600 m? Từ việc mở rộng quy mô sản xuất đồng thời chuyên địa điểm

từ nội thành ra ngoại thành đã cho thấy quyết tâm phát triển hoạt động SXKD trong

tương lai của công ty Trụ sở mới với quy mô lớn hơn đã giúp cho công ty có thể đầu

tư xây dựng nhà xưởng lớn và hiện đại hơn góp phần tăng năng suất phục vụ cholượng đơn đặt hàng ngày càng tăng về cả số lượng và yêu cầu về chất lượng Bên cạnh

đó, việc mở rộng quy mô trụ sở cũng giúp công ty nâng cao chất lượng cơ sở vật chất

như xây dựng nhà ăn, nơi nghỉ ngơi cho nhân viên công ty, xây dựng văn phòng làm

việc riêng cho các phòng ban Tất cả đã góp phần cải thiện môi trường làm việc, tạo

động lực làm việc và nâng cao năng suất lao động của nhân viên trong công ty Ngoài

ra, việc đặt trụ sở tại địa điểm ngoại thành cũng giúp cho lao động phổ thông ở khu

vực này có thé có được việc làm đồng thời giúp công ty có được các biện pháp xử lý

chất thải công nghiệp bảo vệ môi trường gắn với định hướng hoạt động của công ty

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

26

Trang 32

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty

| Đại hội đồng cổ đông |

| Phógiámđốc `

`ở Ỷ Ỷ Ỷ

| Phong Ké hoach Phong Ké Phong San Phong Hanh

kinh doanh toán xuất chính nhân sự

|

Ỷ Ỷ Ỷ

| Phân xưởng gia công | | Phân xưởng giấy | | Kho

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự

2.1.2.1 Bộ máy quản lý, diéu hành công ty

- Đại hội đồng cổ đông: bao gồm tất cả các thành viên (cô đông) có quyền

biểu quyết, là cơ quan có thâm quyền cao nhất của công ty, quyết định những van đềquan trọng nhất liên quan đến sự tổn tại của công ty, làm việc theo chế độ tập thể, thựchiện chức năng nhiệm vụ của mình chủ yếu thông qua kỳ họp của Đại hội đồng cổ

đông được công ty tô chức mỗi năm một lần

- Ban giám đốc: Giám đốc chính là người đại diện theo pháp luật của công ty,

là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Đại hộiđồng cô đông về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Phó Giám đốc cónhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công tytheo sự phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả hoạt động của các

phòng ban.

2.1.2.2 Phòng Kế hoạch kinh doanh

a) Chức năng: Tham mưu, đề xuất cho Giám đốc về HDKD các sản phâm vàng

mã của công ty; Phát triển thị trường tiêu thụ vàng mã trong nước và lập kế hoạch, xúc

tiến các hoạt động xuất khẩu theo định hướng chung của công ty; Đảm bảo nguồn

nguyên liệu đâu vào cho quá trình sản xuât.

27

Trang 33

b) Nhiệm vụ: Lập kế hoạch kinh doanh, báo cáo thống kê, phân tích, đánh giá

tình hình SXKD vàng mã cua công ty theo tháng, quý, năm; Phân tích thị trường, tìm

kiếm khách hàng, đảm bảo lượng đơn hàng ôn định cho công ty; Làm các thủ tục, thựchiện việc xuất khẩu vàng mã cho đối tác theo đúng hạn; Lập kế hoạch về nhu cầunguyên vật liệu cần cho quá trình sản xuất trong kỳ

2.1.2.3 Phòng Kế toán

a) Chức năng: Tham mưu, dé xuất cho Giám đốc về việc thực hiện hoạt động

kế toán, công tác quản lý tài chính của công ty; Kêm soát bằng đồng tiền các hoạt

động kinh tế trong Công ty theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và của

Công ty.

b) Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn theo định hướngcủa công ty; Lập các báo cáo tài chính, báo cáo thuế hàng năm và thực hiện nghĩa vụnộp thuế và các khoản phải đóng góp khác theo quy định của pháp luật; Thực hiện

việc bảo quản, lưu trữ các chứng từ kế toán theo quy định của công ty; Lập báo cáo

định kỳ phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công ty.

2.1.2.4 Phòng Sản xuất

a) Chức năng: Tham mưu, đề xuất cho Giám đốc về hoạt động sản xuất vàng mãcủa công ty; Đảm bảo về sản phẩm đầu ra cả về số lượng và chất lượng

b) Nhiệm vụ: Quản lý việc xuất nhập nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ hàng

ngày cho quá trình sản xuất; Lập kế hoạch sản xuất hàng ngày, hàng tháng, hàng quý,

hàng năm; Quan lý việc xuất nhập thành pham theo kế hoạch của phòng Kế hoạch kinhdoanh; Thực hiện việc giám sát, quản lý hoạt động sản xuất đảm bảo sản lượng yêu cầu;Kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm từ đầu vào cho đến đầu ra theo quy định củacông ty; Kiểm tra thường xuyên tình hình máy móc thiết bị tại phân xưởng

2.1.2.5 Phòng Hành chính nhân sự

a) Chức năng: Tham mưu, đề xuất cho Giám đốc về hoạt động về công tác thủ

tục hành chính và hoạt động liên quan đến nhân sự trong công ty; Xây dựng chiến lược,

kế hoạch tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực và các chế độ chính sách nhân sự: Tổ

chức thực hiện công tác quản lý thủ tục hành chính.

b) Nhiệm vụ: Lập kế hoạch tuyển dụng hàng tháng, hàng qúy, hàng năm; Xây

dựng chính sách về nhân sự như: chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chính

sách an toàn lao động, chính sách về lương thưởng, ; Xây dựng quy trình đánh giá

28

Trang 34

thành tích, năng lực của nhân viên trong công ty theo các tiêu chuẩn đã được xây

dựng; Quản lý, lưu giữ, bảo mật các loại giấy tờ hành chính của công ty; Thực hiệncác công tác hành chính văn phòng như tiếp nhận, đánh máy, photocopy các loại công

văn, sắp xếp hồ sơ, tài liệu dé lưu trữ vào số sdch,

2.1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất các sản phâm khác từgiấy và bìa chưa được phân vào đâu (1709), sản xuất vàng mã các loại

Ngày nay, khi xã hội ngày một phát triển, đời sống của người dân ngày càngđược cải thiện hơn thì văn hóa tâm linh đặc biệt là việc thờ cúng tổ tiên cũng được chútrọng nhiều hơn Theo truyền thống cua người Việt Nam nói riêng hay một vài quốcgia trong khu vực nói chung, tục đốt vàng mã chính là một trong những cách để thểhiện lòng thành kính với tô tiên Do vậy, có thé thay, mặc dù hiện nay van đang tồn tạirất nhiều quan điểm trái chiều về tục đốt vàng mã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường

tuy nhiên nhu cầu của người dân về loại hàng hóa này vẫn ngày càng tăng và hướng

tới các sản phâm với chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn Chính vì vậy, không chỉ

công ty cô phần Thiên Phúc mà các công ty hay cơ sở sản xuất nhỏ lẻ khác vẫn duy trì

được lượng đơn hàng ồn định hàng năm Thị trường vàng mã tại Việt Nam tập trungvào hoạt động bán lẻ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu tới các thị trường như

Lào, Đài Loan Vàng mã tưởng chừng như chỉ là một mặt hàng bình thường nhưng

doanh thu từ vàng mã đem lại khiến nhiều người kinh ngạc Theo thống kê từ Hiệp hội

giấy và bột giấy Việt Nam (VPPA) cho biết, “Mỗi năm, Việt Nam xuất khâu 70.000 80.000 tấn giấy vàng mã, chủ yếu sang thị trường Đài Loan Xuất khâu giấy của ViệtNam hiện chủ yếu là giay vàng mã.”

-Công ty cô phần Thiên Phúc chuyên sản xuất các mặt hàng giấy vàng mã vớinguồn nguyên liệu chính từ 3 loại giấy là giấy Thái Bình, giấy Yên Bái và giấy Trúc

Bách Không giống với các cơ sở sản xuất vàng mã khác, công ty không sản xuất các

loại vàng mã thủ công mà chỉ tập trung vào hoạt động sản xuất giấy vàng mã Hiệncông ty vừa là nơi cung cấp sản phẩm giấy vàng mã cho các cơ sở thủ công trong nước

vừa tập trung cho hoạt động xuất khâu sang khu vực Đài Loan

29

Trang 35

2.1.4 Khái quát về tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

2.1.4.1 Tình hình hoạt động sản xuất tại công ty

Trụ sở của công ty có tông diện tích là 15600 m’, trong đó công ty có cho xâydựng một phân xưởng sản xuất lớn ở chính giữa khu đất Khu sản xuất được trang bị

hệ thống máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất phần lớn được nhập từ Đài Loan

Bang 2.1: Danh mục thiết bi, máy móc, phụ tùng sản xuất nhập từ Dai Loan

STT Tên Đơn vị tính Số lượng

1 Máy nghiền Vicol Cái 03

2 Máy in chạy quả lô Cái 04

3 Máy cắt Cái 06

4 Máy xeo Cái 04

5 Máy đóng đai Cái 07

6 Truc vang qua 02

7 Dao nghién dia bộ 02

8 Bơm Piston Cái 02

9 Chăn xeo Cái 10

Trang 36

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình sản xuất giấy vàng mã

Nguyên liệu giấy đầu vào

Các sân phẩm chính của công ty bao gồm:

- Sản phẩm từ giấy Yên Bái: TK 2 tac 2, TK 2 tac 4, TK 3 tac 0, TK 3 tac 8,

TK 4 tac 0, Phúc 2 tac 2, Phúc 2 tac 3,

- Sản pham từ giấy Thái Binh: CM 2 tắc 2, CM 2 tắc 3, CM 2 tac 4, CM 2 tắc

5, CM dai bạc 2 tac 1, CM đại bạc 2 tắc 8,

- Sản phẩm từ giấy Trúc Bách: TB 3 tắc 7, TR 3 tac 8, TB 9 tac 0, TBC 5 tắc0/30c, TBC 5 tac 0/15c,

2.1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty

Bảng 2.3: Tình hình biến động kết quả kinh doanh của công ty

hàng và cung cấp dich

vụ

Doanh thu hoạt động tài 119 166 180 47 39,64 61 50,88 chinh

Chi phi tai chinh 166 115 114 -51 | -30,55 | -52 | -31,17

- Trong đó: Chi phí lãi 155 100 104 -55 | -35,73 | -5I | -32,66

31

Trang 37

Chi phí bán hàng 1.720 | 1.628 | 1.521 | -93 | -5,39 | -200 | -11,61

Chi phí quan lý doanh 2.410 | 2.111 | 2.067 | -300 | -12,43 | -344 | -14,27

nghiệp

Lợi nhuận thuần 2.656 | 3.907 | 2.904 | 1.251 | 47,08 | 248 | 9,33

Tổng lợi nhuận kế toán | 2.693 | 3.836 | 2.779 | 1.143 | 42,44 | 86 | 3,21

35,000

30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000

Nguồn: Tinh toán từ BCTC

Biểu đồ 2.1: Biến động về doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế (2015-2017)

Trang 38

Trong năm 2016, kết quả HDKD của công ty khả quan hơn so với năm 2015,

các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận của công ty đều tăng Cụ thé, chỉ tiêu về doanh thu

thuần tăng 876 triệu tương đương tốc độ tăng 2,34%, lợi nhuận gộp tăng 760 triệu tốc

độ tăng 11,13% Có thể thấy tốc độ tăng của lợi nhuận gộp cao hơn của doanh thu

thuần là do chỉ tiêu giá vốn hàng bán tăng rất chậm so với doanh thu, chỉ ở mức 0,38%.Đặc biệt, chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ HDKD tăng đáng ké với mức tăng 1251 triệu tốc

độ tăng 47,08% Nguyên nhân chính của sự tăng mạnh này một phần là do sự tăng lên

của chỉ tiêu lợi nhuận gộp đã phân tích ở trên và bên cạnh đó là sự giảm của các loại

chi phí như chi phái tài chính, chi phí bán hàng va quản lý doanh nghiệp Cuối cùng làchỉ tiêu về LNST của doanh nghiệp cũng tăng mạnh với tốc độ tăng lên tới gần 50%.Nhìn chung, HĐKD của công ty trong năm 2016 là rất tốt nguyên nhân chủ yếu là do

công ty tập trung đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh giúp đem lại doanh thu lớn hơnđồng thời công ty đã có các biện pháp dé quản lý chi phí một cách hiệu quả hơn

Sang đến năm 2017, HDKD của công ty vẫn tương đối hiệu quả tuy nhiênkhông đạt được mức tăng trưởng về lợi nhuận như trong năm 2016 Cụ thể, doanh thuthuần trong năm 2017 tăng 2871 triệu so với năm 2015, tốc độ tăng 7,66% Mức tăngdoanh thu này là cao hơn gấp 3 lần so với mức tăng trong năm 2016 tuy nhiên lợinhuận gộp của công ty lại giảm 408 triệu tương đương tốc độ giảm 5,97% Nguyênnhân ở đây là do sự tăng lên đáng ké trong giá vốn hàng bán của công ty Trong năm

2017, tiếp tục duy trì mục tiêu mở rộng quy mô kinh doanh trong năm 2016, công ty

đã gặp phải khó khăn về việc chi phí nguyên liệu đầu vào tăng kết hop với chi phínhân công sản xuất cũng tăng lên do công ty phải thuê thêm một lượng lớn lao động dé

đáp ứng được lượng các đơn đặt hàng gia tăng Tuy nhiên, nhờ vào việc quản lý tốt

các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận thuần từ HDKD củacông ty có xu hướng tăng thay vì giảm như lợi nhuận gộp với tốc độ tăng 9,33% Theo

đó, LNST của doanh nghiệp cũng tăng lên với mức tăng là 10,61% so với năm 2015.

Nhìn chung, kết quả HDKD của công ty trong năm 2017 là tương đối tốt, công ty đã

có các biện pháp quản lý chi phí hiệu quả giúp cho những bat lợi từ chi phí nguồn

nguyên liệu đầu vào không gây anh hưởng tiêu cực đến HDKD

2.1.4.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công fy

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Don vị: triệu dong

33

Trang 39

Biểu đồ 2.2: Biến động của các chỉ tiêu ROE, ROA và ROS (2015-2017)

Trang 40

Trong năm 2016, tỷ suất sinh lời của VCSH của công ty tăng từ 11,46% năm

2015 lên 14,35% tốc độ tăng mạnh 25,22% Điều này cho thấy trong năm 2015, mộtđồng VCSH tạo ra 0,1146 đồng lợi nhuận thì năm 2016 tăng lên tạo ra được 0,1435đồng lợi nhuận cho thấy hiệu quả sử dụng vốn tăng lên Nguyên nhân chính của sựtăng mạnh này là do năm 2016 công ty kinh doanh tốt, doanh thu tăng, chi phí đượcquản lý một cách hiệu quả dẫn tới LNST tăng mạnh tới 46,78%% trong khi tốc độ tăngcủa VCSH chậm hơn ở mức 17,22% Bên cạnh đó, tỷ suất sinh lời của tài sản cũngtăng mạnh từ 6,16% năm 2015 lên 8,2% năm 2016 tương đương tốc độ tăng 33,05%.Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng tài sản được sử dụng trong SXKD sẽ tạo ra 0,082 đồngLNST cho doanh nghiệp Có thé thay, trong nam 2016, tốc độ tăng của lợi nhuận caohơn tốc độ tăng của tổng tài sản chứng tỏ trong năm doanh nghiệp đã sử dụng tài sảnmột cách có hiệu quả Tỷ suất sinh lời của doanh thu năm 2016 tăng mạnh so với năm

2015 tốc độ tăng lên tới 43,43%, cứ 1 đồng doanh thu thuần đem lại được 0,0823 đồng

LNST Sự tăng mạnh của chỉ tiêu này cho thấy công ty kinh doanh có hiệu quả, lợi

nhuận đang chiếm một tỷ trọng lớn hơn trong doanh thu, chi phi dang được quan lý tốt

Sang năm 2017, HDKD của công ty nhìn chung có phần kém hiệu quả hơn sovới năm 2015 biểu hiện thông qua sự giảm của các chỉ tiêu Cụ thẻ, chỉ tiêu tỷ suấtsinh lời trên VCSH giảm 1,49% so với năm 2015 tương đương tốc độ giảm 13,01%

Có thể thấy tốc độ tăng của VCSH lớn hơn gấp gần 3 lần so với tốc độ tăng của LNST

chứng tỏ việc tang VCSH chưa mang lại hiệu qua trong HDKD cho doanh nghiệp,

doanh nghiệp nên xem xét về việc sử dụng VCSH trong giai đoạn này Tương tự nhưchỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên VCSH, chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản cũng giảmxuống so với năm 2015, tốc độ giảm 5,49% Do tốc độ tăng của lợi nhuận thấp hơn tốc

độ tăng của tổng tài sản do vậy, trong những năm tới đây công ty cần quan tâm hơn

đến vần đề sử dụng tài sản sao cho hiệu quả giúp tao ra mức lợi nhuận cao hơn trên 1đồng tài sản được sử dụng cho HĐKD Riêng chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của doanh thu

là tăng lên nhưng mức tăng là rất thấp so với mức tăng năm 2016 chỉ 2,27% cho thấykhả năng tạo ra lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu của công ty chưa cao trong khi cả

doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng

2.1.4.4 Khái quát về tinh hình tài chính công ty

Bảng 2.5: Chỉ tiêu đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của công ty

Don vị: lan

35

Ngày đăng: 18/10/2024, 00:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty - Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần Thiên Phúc
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty (Trang 32)
Bảng 2.2: Danh mục thiết bị phụ trợ sản xuất trong nước - Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần Thiên Phúc
Bảng 2.2 Danh mục thiết bị phụ trợ sản xuất trong nước (Trang 35)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình sản xuất giấy vàng mã - Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần Thiên Phúc
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ quy trình sản xuất giấy vàng mã (Trang 36)
Bảng 2.3: Tình hình biến động kết quả kinh doanh của công ty - Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần Thiên Phúc
Bảng 2.3 Tình hình biến động kết quả kinh doanh của công ty (Trang 36)
Bảng 2.6: Chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng thanh toán của công ty - Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần Thiên Phúc
Bảng 2.6 Chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng thanh toán của công ty (Trang 42)
Bảng 2.7: Cơ cấu và quy mô tài sản của công ty cỗ phần Thiên Phúc (2015-2017) - Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần Thiên Phúc
Bảng 2.7 Cơ cấu và quy mô tài sản của công ty cỗ phần Thiên Phúc (2015-2017) (Trang 43)
Bảng 2.14: Các chỉ tiêu trong phương trình DUPONT - Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần Thiên Phúc
Bảng 2.14 Các chỉ tiêu trong phương trình DUPONT (Trang 56)
Bảng 2.17: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động - Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần Thiên Phúc
Bảng 2.17 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động (Trang 62)
Hình 3.1: Ton quỹ tiền mặt theo mô hình Miller — Orr - Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần Thiên Phúc
Hình 3.1 Ton quỹ tiền mặt theo mô hình Miller — Orr (Trang 76)
Sơ đồ 3.2: Mô hình thắt chặt chính sách bán chịu - Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần Thiên Phúc
Sơ đồ 3.2 Mô hình thắt chặt chính sách bán chịu (Trang 79)
Sơ đồ 3.3: Mô hình mở rộng thời hạn bán chịu - Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần Thiên Phúc
Sơ đồ 3.3 Mô hình mở rộng thời hạn bán chịu (Trang 80)
Hình 3.2: Mô hình EOQ - Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần Thiên Phúc
Hình 3.2 Mô hình EOQ (Trang 83)