1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Giải pháp phát triển hoạt động niêm yết trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam

101 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp phát triển hoạt động niêm yết trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả Nguyễn Ngụ Quang Thắng
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Minh Huệ
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Ngân hàng
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 53,26 MB

Nội dung

Nhằm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn qua thị trường trái phiếu, đặc biệt là vốn trung, dài hạn, giảm bớt

Trang 1

: ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DAN

TRINH CHAT LƯỢNG CAO

WATE nape TDiCesnortvawfTnswE-270210e ai S9 EN 080) 6452000600352 NhGHU ni 2202450552055

HNVONAi _)

ĐNVYH NVON

LOS IGT

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

CHƯƠNG TRÌNH CHÁT LƯỢNG CAO

DE TÀI: GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN HOẠT ĐỘNG NIEM YET

TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP TREN THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Sinh viên : Nguyễn Ngô Quang Thắng

Chuyên ngành : Ngân hàng

Lớp : Ngan hang CLC 56

Mã số SV : 11143903 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Minh Huệ

ĐẠI HỌCRtQo |

TE THONG TIN THUYIỆN | ONG UNA TƯUậ

HA NOI - 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của

trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là các thầy cô khoa Tài chính ngân hàng của

trường đã tạo diéu kiện cho em thực tập ở khoa để có nhiều thời gian cho chuyên đề tốt

nghiệp Đặc biệt, em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Minh

Huệ đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa thực tập.

Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm chuyên đề thực tập tốt

nghiệp, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua Đồng thời do trình độ

lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài chuyên đề thực tập tốt

nghiệp không thé tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng

góp thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn nữa

dé tài nghiên cứu.

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

DANH MỤC CÁC BANG, BIEU, SƠ ĐỎ, HÌNH VE

0908.0571005 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HOAT ĐỘNG NIÊM YET TRÁI PHIẾU

DOANH NGHIỆP NIÊM YET TREN THỊ TRUONG CHUNG KHOÁN 1

1.1 Tổng quan về trái phiếu doanh nghiệp ° s-s<s<ssccsecssessezscs 11.1.1 Khái niệm và đặc điểm - 2-22 +£+E£EEEEEEEEEEEEAEEEEErkerrkerkrrrsrrkerred |

Tư TH HH TC crema Bianca es a a asi tial imams 2

1.2 Trai phiếu doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán 5

1.2.1 Các yêu cầu cơ bản đối với trái phiếu doanh nghiệp niêm yết trên thị trường

Ghứng KhoĂN sec seerenarrnoieaninindiidokoiiidindg-G0IS63361611010/813350.388.8600E453036.15558g.0.ukmimmdmiol 5

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu của thị trái phiếu doanh nghiệp

của một số quốc gia trong khu vực ¬ h h 10

1.3 Phát triển giao dich trái phiếu công ty niêm yết trên thị trường chứng

khoán 9900030000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000900000000900000000900 231.3.1 Sự cần thiết phát triển hoạt động niêm yết trái phiếu doanh nghiệp trên thị

trưỜng chững: KHIỂN secsscccsarccesnccnaesacnssccn sca NN RAS RE HT 23

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển hoạt động niêm trái phiếu doanh

nghiệp trên thị trường chứng khoán 2 2 2s 2# EEZZ€ExZ£zZ+zee+rzecczeri 26

1.4 Các điều kiện phát triển niêm yết trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường

chứng khoán - 5 5< s 99 9 000 00090000000080.96008.006.00000906696 301.4.1 Trình độ phát triển của nền kinh tẾ - 2 2 2 2# +s#£EE#£Ex3£Es£xeerxerxerred 30

1.4.2 Cơ quan quản lí thị trường +++#+22EEEEE+++++222EEE2E222222222222222222x2esxed 30

1.4.3 Sở giao dịch và các tổ chức cung cấp dịch VU 2-5-2 ©csecsccsscrserseced 31

Fe 7 ä: À 31[4ð Nhà đêu Hxe«eeeseennneasirnirtennbannontterrmanitintrtineittitsnoiionaiereetsitlet0bosxgtetertziEsitene 32

CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NIÊM YET TRÁI PHIẾU

DOANH NGHIỆP TREN THỊ TRUONG CHUNG KHOÁN VIỆT NAM 34

Trang 5

Tổng quan về hoạt động niêm yết trái phiếu doanh nghiệp trên Thị

trường chứng khoán Việt Nam 5-5 555555 S5 sS 9s9565956986868880868080000% 34

Các loại trái phiếu doanh nghiệp niêm vết trên SGDCK Việt Nam 34

Đặc điểm trái phiếu công ty niêm yết trên SGDCK.VN . -+- 35

Thực trạng hoạt động niêm yết trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường

chứng khoán Việt Nam cccscisescessessccasessnossesenssonnsesssssuonnersunaenavensessensesnenvssonnvenenseves 37

Cơ sở pháp lý đối với hoạt động niêm yết trái phiếu doanh nghiệp 37 Hoạt động niêm yết trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam qua các chỉ tiêu

HH ÙI BÌN sua caannganiennnnnongoonnrittttrottiiatttntLgTHĐGAiS80 0006/00800X410ELNVIAIPUBIEEDXNINGTAONE.SVDOOLEGGQEESDTPSEE 44

Đánh giá thực trạng hoạt động niêm yết trái phiếu doanh nghiệp trên Thị

trường chứng khoán Việt Naim ccccsscscossscsssescsccssonssssccsscessessessssssssessnsenessens 50

Kết du Mgt [HQ caesenecereneranriediskotrsnnnnioisnotartrkosttitropcttna nulGIkakiỗisg0070LEEU900914010006610:20008591 50

Nguyên nhân của hạn chế ccscessessesssessessessessessnesssssssncssessesaessussuceaccaecseesscenceneesees 59

CHƯƠNG 3: MOT SO KHUYEN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIEN HOẠT DONG

NIÊM YET TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP TREN THỊ TRUONG CHUNG

$4:(790A⁄4i50 7) 77 72

3.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán và thúc đây hoạt động

niêm yết trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam 723.1.1 Về định hướng phát triển 2 2£ ©5£©5£+S£+x£E+tE+EEEeExeExerverrkrrkrrkrrsersree 72

3.1.2 Xuất phát từ thực tế phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp 73

3.2 Khuyén nghi nham phat trién hoạt động niêm yết trái phiếu doanh

nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt NÑam s 5-5 s<s=<sesssses 74

3.2.1 Khuyến nghị đối với UBCKNN -2- 5-©22©©++Sxettxeefxeerreerrxrrrrrrrrrrrrree 74 3.2.2 Khuyến nghị đối với SGDCK - 22 2 2+ +£tx#£+E£EEE+E.EE.EExeEkerkrrkrrkree 76

3.2.3 Khuyến nghị đối với các công ty cung cấp dich vụ trên thị trường 76

3.2.4 Khuyến nghị đối với các công ty niêm yet 2- + s++s+rvetreerrserxeered 77

3.2.5 Khuyến nghị đối với nhà đầu tư - 2 5° ©+++++£x+£ExeExe+xetrxerxerxrrserkree 78

KẾT ee 82 DANE MỤC TÀI LIEU THÁM KHẢ coaeionieeeeeaeerseneeỷiseieenỶŸễỶaỶrannnsen 83

PHU LUC 2 — ÔÔ 85

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề thực tập này là do tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đối không sao

chép từ bất kỳ một tài liệu nào

Hà Nội, ngàyÍŠ thángO5 năm 2018

Tác giả chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ | Sở GDCK TPHCM/HOSE

Trang 8

DANH MỤC CAC BANG, BIEU, SO DO, HINH VE

Bang

Bảng 1.1: Hệ số thanh khoản của các thị trường trong khu vực s««¿ 13

Bảng 2.1: _ Thực trạng niêm yết TPDN qua các năm 2 SE 34

Bang 2.2: Tình hình niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán HCM

c8 c8 g _ ˆ 35

Bang 2.3.: Quy mô giao dịch của Sở GDCK TP HCM về TPDN S1 1S2sz2 46

Bảng 2.4: Thông tin phát hành trái phiếu doanh nghiệp qua các năm 47 Bảng 2.5.: - Hệ thống hạ tang tại hai sở GDCK của Việt Nam HE 48

Biểu đồ |

Biểu đồ 1.1: Quy mô thị trường trái phiếu và phần trăm dư nợ TPDN/GDP 12

Biểu đồ 1.2: Khối lượng giao dịch TPDN qua các năm của ba nước 2-s- se 14

Biểu đồ 2.1: Quy mô thị trường TPDN từ năm 2013 ~ 2017 ccccccssseccssssssccccsssssssescccccccssse 45

Biểu đồ 2.2: Thị phần môi giới trái phiếu trên HOSE 2017 occcccccccccccccccccccccccccccccccoscececsce 50

Biểu đồ 2.3: Quy mô trái phiếu doanh nghiệp phát hành bốn năm gần nhắc 52

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cấu trúc của thị trường tài chính, thị trường trái phiếu là kênh dẫn vốn

trung và dài hạn và hỗ trợ cho thị trường cổ phiếu và thị trường tín dụng ngân hàng.

Thị trường trái phiếu cho phép huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền

kinh tế và giảm sự tập trung nhu cầu vốn vào hệ thống ngân hàng đặc biệt là vốn trung,

dài hạn, tạo sự cân xứng trong kỳ hạn huy động vốn và cho vay vốn của ngân hàng.

Đối với thị trường trái phiếu Việt Nam, thị trường trái phiếu Chính phủ có sự phát triển

mạnh mẽ trong giai đoạn vừa qua về cả quy mô, cấu trúc, cơ sở hạ tầng Trong khi đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa phát triển, quy mô còn quá nhỏ (đến hết năm 2017 chỉ chiếm 6,19% GDP), thanh khoản còn hạn chế, quy mô niêm yết đại chúng còn khiêm tốn so

với quy mô trái phiếu doanh nghiệp Điều này đã tác động đến khả năng huy động vốn của

doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam nói chung Trên

cơ sở rà soát, Quyết định 119 1/QD-Ttg năm 2017 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt lộ

trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 — 2020, tầm nhìn đến năm 2030, có thể

thấy về cơ bản mục tiêu và giải pháp dé phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) đã

đạt được Tuy nhiên, đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) hầu hết các mục tiêu và giải pháp vẫn đang trong quá trình hoàn thiện Chính vì vậy, việc phát triển và hoàn thiện thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là phát triển thị trường trái phiếu doanh

nghiệp niêm yết là một trong những ưu tiên hàng đầu trong phát triển thị trường trái phiếu

giai đoạn 2018-2020.

Nhằm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện thuận

lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn qua thị trường trái phiếu, đặc biệt là vốn trung,

dài hạn, giảm bớt áp lực cho kênh tín dụng ngân hàng, phù hợp với xu hướng và thông

lệ quốc tế, cần thiết phải có nghiên cứu toàn diện về thị trường trái phiếu doanh nghiệp

trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong

thời gian tới Vì vậy, việc lựa chọn Đề tài này có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, gắn chặt với nhiệm vụ chủ trương phát triển thị trường trái phiếu.

1 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về trái phiếu doanh nghiệp và thị trường

trái phiếu doanh nghiệp niêm yết, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong khu vực

châu Á về phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, từ đó rút ra bài học kinh

Trang 10

nghiệm đối với Việt Nam, đề xuất các giải pháp cụ thể để phát triển thị trường trái

phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận cơ bản vềtrái phiếu doanh nghiệp và thị trường trái phiếu doanh nghiệp; thực trạng thị trường trái

phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong giai

đoạn từ năm 2015 cho đến nay.

3 Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng các phương pháp tổng hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn trên cơ sở quán triệt quan điểm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác —

Lê nin.

4 Những đóng góp mới của đề tài:

- Nghiên cứu, phân tích có hệ thống và làm rõ thêm một số nội dung lý luận cơ

bản về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, vai trò, đặc điểm hoạt động của thị trường

trái phiếu doanh nghiệp niêm yết

- Trên cơ sở khảo sát kinh nghiệm của các nước, rút ra bài học kinh nghiệm để

phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp để phát triển thị

trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.

5 Kết cầu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3

chương, cụ thể như sau:

- Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động niêm yết trái phiếu doanh nghiệp trên thị

trường chứng khoán

- Chương II: Thực trạng hoạt động niêm yết trái phiếu doanh nghiệp trên Thị

trường chứng khoán Việt Nam

- Chương III: Một số khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động niêm yết trái phiếu

trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 11

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HOẠT ĐỘNG NIÊM YET

TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP NIÊM YÉT TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1.1 Tong quan về trái phiếu doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm

e Khái niệm Trái phiếu doanh nghiệp

Theo investopedia.com, Trái phiếu doanh nghiệp là một chứng khoán nợ được

phát hành bởi doanh nghiệp lớn và bán cho nhà đầu tư Cơ sở của trái phiếu là khả

năng trả nợ của doanh nghiệp, chủ yếu đến từ dòng tiền ở hoạt động kinh doanh sản

xuất trong tương lai Ở một số trường hợp, các công ty phát hành TPDN có thể dùng tàisản vật chất của công ty để làm vật thế chấp và đảm bảo khả năng trả nợ cho trái phiếu

Theo Nghị định số 90/2011/NĐ-CP, “Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng

khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả gốc, lãi, và các nghĩa vụ

khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu trái phiếu.

e Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp

Ngoài những đặc điểm của chứng khoán nợ, trái phiếu doanh nghiệp có những

đặc điểm sau:

- Chủ sở hữu trái phiếu (trái chủ) là người cho vay, được thanh toán lãi định kỳ

và thanh toán gốc khi trái phiếu đáo hạn Do đó, trái chủ không có quyền hạn tham

gia vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, không được tham

gia vào các quyết định liên quan đến việc sử dụng vốn vay từ phát hành trái phiếu

của doanh nghiệp.

- Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, đây là khoản thu cố định không chịu ảnh

hưởng vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp phát hành

trái phiếu bị phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động, trái chủ được ưu tiên thanh toán

nợ gốc lãi trái phiếu, sau đó mới xem xét đến các cổ đông nắm giữ cổ phiếu của doanh

nghiệp Do đó, trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có tính ổn định và ít rủi ro

hơn so với cô phiêu.

Trang 12

- Trái phiếu doanh nghiệp được phân loại theo nhiều cách khác nhau, căn cứ theo

chủ thể phát hành, theo lãi suất phát hành, theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu.

1.1.2 Phân loại

Khi doanh nghiệp quyết định phát hành trái phiếu để huy động vốn, vấn đề đầu

tiên cần xem xét là lựa chọn loại hình trái phiếu phát hành phù hợp với tình hình hoạt

động và khả năng tài chính của doanh nghiệp Đồng thời, doanh nghiệp phải thực hiện

khảo sát, đánh giá nhu cầu của nhà đầu tư, mức lãi suất trên thị trường để đảm bảo việc

phát hành trái phiếu thành công với chi phí vay nợ phù hợp Việc lựa chọn loại hình

trái phiếu phát hành sẽ liên quan đến chỉ phi trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng phát

hành, tính thanh khoản của trái phiếu

-Theo các cách phân loại khác nhau, có các loại hình trái phiếu khác nhau, trên

thực tế các loại trái phiếu doanh nghiệp lưu hành trên thị trường có sự kết hợp của

nhiều loại hình trái phiếu Về cơ bản, trái phiếu doanh nghiệp được phân loại theo các

tiêu chí cơ bản sau:

1.1.2.1 Phân loại theo hình thức trái phiếu

Theo hình thức trái phiếu, trái phiếu doanh nghiệp bao gồm trái phiếu ghi danh và

trái phiếu không ghi danh Trong đó:

- Trái phiếu ghi danh là loại trái phiếu có ghi tên của nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.

Doanh nghiệp phát hành chỉ thanh toán tiền lãi, gốc và thực hiện các quyền đối với nhà

đầu tư được ghi tên trên trái phiếu.

- Trái phiếu không ghi danh là loại trái phiếu không ghi tên của nhà đầu tư sở hữu

trái phiếu Nhà đầu tư sở hữu trái phiếu được nhận tiền lãi, gốc và các quyền lợi khác.

1.1.2.2 Phân loại theo lãi suất của trái phiếu

Theo lãi suất, trái phiếu được phân loại thành trái phiếu có lãi suất có định, trái

phiếu có lãi suất thả nồi và trái phiếu có lãi suất bằng 0 Trong đó:

- Trái phiếu có lãi suất cố định là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo tỷ

lệ phần trăm (%) cố định tính trên mệnh giá của trái phiếu Đây là loại trái phiếu truyền thống được phát hành phổ biến trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp Với đặc điểm

lãi suất cố định và lãi trái phiếu được trả định kỳ trong suốt thời gian lưu hành trái

phiếu nên loại trái phiếu này phù hợp với doanh nghiệp phát hành có dòng tiền đều ồn

định, đều đặn

Trang 13

- Trái phiếu có lãi suất thả nỗi là loại trái phiếu mà lãi suất được điều chỉnh theo

sự thay đổi của một mức lãi suất tham chiếu và gắn với biên độ điều chỉnh Căn cứ thờiđiểm phát hành và mức lãi suất cho vay trên thị trường, doanh nghiệp phát hành có thể

sử dụng lãi suất tham chiếu là lãi suất LIBOR, lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại cộng với biên độ điều chỉnh

và phải công bố công khai cho nhà đầu tư về lãi suất tham chiếu cũng như nguyên tắc

xác định biên độ điều chỉnh lãi suất Trong đó, biên độ điều chỉnh được xác định trên

cơ sở phản ánh khả năng tài chính, uy tín trên thị trường, mức độ hấp dẫn của trái phiếu

do doanh nghiệp đó phát hành.

- Trái phiếu có lãi suất bằng 0 là loại trái phiếu mà nhà đầu tư mua trái phiếu sẽ

không nhận được tiền lãi nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá của trái phiếu

(giá bán xác định theo tỷ lệ chiết khấu so với mệnh giá) và được thanh toán bằng mệnh

giá khi trái phiếu đáo hạn Doanh nghiệp phát hành loại trái phiếu này có lợi thế lớn

nhất là không phát sinh chỉ phí trả lãi định kỳ

1.1.2.3 Phân loại theo mức độ bảo đảm thanh toán

Theo mức độ bảo đảm thanh toán của trái phiếu, bao gồm trái phiếu được bảo

đảm thanh toán và trái phiếu không có bảo đảm thanh toán Trong đó:

- Trái phiếu bảo đảm thanh toán là loại trái phiếu có cam kết thanh toán tiền gốc, lãi cho nhà đầu tư ngay cả trong trường hợp doanh nghiệp phát hành không có khả

năng thanh toán.

- Trái phiếu không có bảo đảm thanh toán là loại trái phiếu được thanh toán

hoàn toàn dựa vào doanh thu của doanh nghiệp phát hành Các doanh nghiệp lớn, có

uy tín trên thị trường đều có thể phát hành trái phiếu thành công mà không cần bảo

đảm thanh toán.

1.1.2.4 Phân loại theo tính chất của trái phiếu

Theo tính chất của trái phiếu, bao gồm trái phiếu không được chuyển đổi, trái

phiếu chuyên đổi, trái phiếu kèm theo chứng quyền và trái phiếu có khả năng mua lại

Trong đó:

- Trái phiếu có thé chuyển đồi là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu

thường của doanh nghiệp với tỷ lệ chuyển đổi được xác định trước Đây là loại trái

phiếu rất được ưa chuộng bởi vì khi giá cỗ phiếu tăng cao trên thị trường người nắm

Trang 14

giữ trái phiếu này sẽ thực hiện việc chuyên đổi và thu được lợi nhuận do chênh lệch

giữa mức giá chuyên đôi và mức giá giao dịch trên thị asin Doanh nghiệp phát hành

trái phiếu chuyền đổi có một số lợi thế như sau:

+ Trái phiếu chuyên đổi có thể bán ra với lãi suất thấp hơn lãi suất của trái phiếu,

cô phiếu thường.

+ Số cổ phiều trong thị trường hiếm khi gia tăng nhanh vì sự chuyên đổi từ trái

phiêu thành cổ phiếu xảy ra trong khoảng thời gian dài (do đó ít gây ra pha loãng giá

các cô phiếu).

Tuy nhiên, doanh nghiệp phát hành cũng gặp phải những khó khăn khi phát hành

trái phiếu chuyên đổi, cụ thể như sau:

+ Cổ phiếu của doanh nghiệp bị pha loãng vào thời điểm chuyển đổi

+ Sự chuyển đôi sẽ làm thay đôi khả năng kiểm soát của sain ty (khi đó khả năng bỏ

phiếu tăng lên vì cổ phiếu thường tăng, do đó ảnh hưởng đến quyền kiểm soát công ty)

+ Số nợ của doanh nghiệp giảm có nghĩa là công ty mat đòn bẩy tài chính vì lúc

đó nợ đã trở thành vốn cô đông sau thời điểm chuyển đổi.

+ Thay đôi cơ câu vôn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

+ Đến hạn chuyên đổi, nếu giá cô phiếu trên thi trường thấp, nhà đầu tư sẽ không

thực hiện quyền chuyển đôi thành cổ phiếu Như vậy doanh nghiệp phải có nghĩa vụ

thanh toán tiền gốc và lãi cho người mua Điều này sẽ tạo áp lực về tiền mặt rất lớn cho

doanh nghiệp phát hành.

- Trái phiếu kèm theo chứng quyền là loại trái phiếu cho phép nhà đầu tư được

quyền mua một số lượng cô phiếu nhất định của doanh nghiệp với mức giá xác định và

tại những thời điểm nhất định Chứng quyền mang lại quyền được mua cổ phiếu với

một mức giá quy định nhưng không được hưởng quyền nhận lợi tức cổ phần trả cho

chủ sở hữu cổ phiếu Vì vậy, việc sử dụng trái phiếu kèm theo chứng quyền giúp doanh

nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu tăng vốn kinh doanh nhưng vẫn bảo vệ lợi ích cho các cổ

đông Tuy vậy, việc sử dụng trái phiếu này có thể dẫn tới việc giảm thu nhập trên một

cô phần Nếu tông lợi nhuận sau thuế của công ty không tăng khi chứng quyền được

thực hiện thì lợi nhuận sẽ bị phân tán và thu nhập trên mỗi cô phần sé giảm xuống.

- Trái phiếu có khả năng mua lại là loại trái phiếu cho phép doanh nghiệp phát

hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trái phiếu trước khi đến hạn thanh toán.

4

Trang 15

Giá mua lại thường cao hơn mệnh giá Doanh nghiệp phát hành trái phiếu này trongmột số trường hợp cụ thể như:

+ Khi doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính hoặc cần huy động vốn nhanh cho

các dự án đầu tư, doanh nghiệp có thé phát hành trái phiếu với lãi suất cao hơn mức lãi

suất phù hợp với mức độ tín nhiệm Trong trường hợp này, doanh nghiệp dự trù sẽ thu

hồi vốn và lãi phát sinh sau một thời gian, nên đưa ra điều khoản mua lại trái phiếu

trước kỳ đáo hạn dé tránh cho doanh nghiệp gánh nặng phải trả lãi quá cao.

+ Với tính chu kỳ của nền kinh tế, doanh nghiệp có thể dự đoán trước được lãi

suất thị trường sẽ giảm di sau một thời gian Vì vậy hiện nay doanh nghiệp phát hành

trái phiếu với lãi suất tương đối cao, nên kèm theo điều khoản mua lại trái phiếu, lúc đó

lãi suất thị trường giảm đi, điều này tránh cho doanh nghiệp thiệt hại về chỉ phí trả lãi

quá cao.

1.2 Trái phiếu doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán

1.2.1 Các yêu cầu cơ bản đối với trái phiếu doanh nghiệp niêm yết trên thị

trường chứng khoán

1.2.1.1 Yêu cầu về minh bạch hóa thông tin

Quá trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhằm mục đích huy động vốn đòi

hỏi phải minh bạch hóa và công khai thông tin, trường hợp không có đầy đủ thông tin,

nhà đầu tư không thể năm rõ được thông tin về mức độ tín nhiệm, mức độ rủi ro, khả

năng sinh lời, các cơ hội đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp phát

hành Trong hoàn cảnh đó, sự không đầy đủ về thông tin sẽ làm cho quá trình huy động

vốn trái phiếu gặp nhiều khó khăn, cụ thể là doanh nghiệp phát hành trái phiếu khôngthé tìm kiếm được nhà đầu tư do (i) nhà đầu tư lo ngại về khả năng tài chính của doanh

nghiệp phát hành (ii) nhà đầu tư không thé đánh giá được tiềm năng, triển vọng và hiệu quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành (iii) nhà đầu tư

không tin tưởng vào khả năng chỉ trả nợ của doanh nghiệp phát hành Trong các trường

hợp này, mặc dù khả năng tài chính của doanh nghiệp phát hành tốt nhưng sự thiếu

thông tin dẫn đến nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào những dự án tốt và có mức sinh

lời cao Vấn đề không có đầy đủ về thông tin cũng là một trong các nguyên nhân khiến

cho nhà đầu tư cá nhân không đủ cơ sở và tự tin để đưa ra quyết định đầu tư trực tiếp

vào trái phiếu doanh nghiệp mà sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi để gửi tiết kiệm tại hệ

thống các ngân hàng thương mại Do vậy, để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát

5

Trang 16

triển, đón nhận sự quan tâm và thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường thì vấn đề

công khai, minh bach và tăng cường công bồ thông tin có vai trò rất quan trọng.

1.2.1.2 Yêu cầu về thông tin doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp là một kênh đầu tư tài chính đối với các nhà đầu tư Vì

vậy, việc công bố các tài liệu liên quan đến cổ đông, chính sách, tài chính doanh nghiệp và lộ trình thực hiện đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề

hết sức quan trọng Ở trên thế giới, tiêu chuẩn niêm yết trái phiếu doanh nghiệp thường

phải đảm bảo đầy đủ các hồ sơ sau:

e Báo cáo tài chính và kết quả hoạt động của công ty

Thông qua báo cáo tài chính đã được kiểm toán, có thể thấy hiệu quả kinh tế,

cũng như tình hình tài chính của một công ty Chính vì vậy, nhờ báo cáo tài chính, các

cô đông có thể theo dõi tình hình vốn đầu tư của mình; các nhà đầu tư bên ngoài xác

định cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp; người cho vay, nhà cung ứng xác định khả năng

thanh toán của công ty mà họ giao dịch; nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá năng lực

thực hiện và xác định các lĩnh vực cần can thiệp Do đó, đây được xem là nguồn thông

tin về doanh nghiệp được sử dụng rộng rãi nhất

Thông thường, báo cáo tài chính gồm có: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,

bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Người sử dụng có thể so sánh việc kinh doanh giữa hai doanh nghiệp, nhờ những mặt

cơ bản giống nhau ở các báo cáo tài chính Tuy nhiên, các báo cáo tài chính cũng có

thé khác nhau về một số hạng mục tùy theo đặc điểm kinh doanh của mỗi công ty

Ngoài ra, nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến thông tin mà qua đó họ nắm rõ hiệu quả

kinh tế của doanh nghiệp trong tương lai Báo cáo và phân tích hoạt động của Ban

Giám đốc thường kèm báo cáo thường niên, rất hữu ích nếu xem cùng báo cáo tài

chính đi kèm.

Báo cáo tài chính năm, báo cáo tài chính bán niên và báo cáo tài chính quý là các

báo cáo tài chính mà những công ty đại chúng thường phải công bố Bên cạnh đó,

thông lệ quốc tế yêu cầu báo cáo tài chính năm cần kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ

chức kiểm toán được chấp thuận.

Giao dịch liên quan tới toàn bộ tập đoàn cần thiết được công bố cùng các tiêu chuẩn chất lượng cao theo điều kiện quốc tế, trong đó có thông tin về các bộ phận của

công ty có nhiệm vụ đặc biệt, thông tin giao dịch tài khoản ngoại bảng, các khoản nợ

6

Trang 17

dự phòng Bởi lẽ, việc quản trị công ty thường gặp thất bại vì không công bố “bức

tranh toàn cảnh”, nhất là khi tài khoản ngoại bảng được sử dụng cho việc cung cấp bảo

lãnh, hay hành động tương tư giữa công ty trong cùng một tập đoàn.

e Thông tin về các cỗ đông lớn và quyền biểu quyết của công ty

Nắm thông tin về cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp, cũng như quyền của mỗi nhà

đầu tư so với các người sở hữu khác là một trong những quyền cơ bản của nhà đầu tư

Ngoài ra, họ còn có thê tiếp cận thông tin về cơ cấu tập đoàn, quan hệ giữa các công ty

trong tập đoàn Đề thực hiện, cần xác định rõ định hướng, bản chất, cũng như cơ cấu

của một tập đoàn Có thể công bố thông tin về số liệu việc sở hữu (khi vượt qua một

ngưỡng cụ thé), số liệu về cổ đông đa số, cổ đông trực tiếp hay gián tiếp kiểm soát,

hoặc kiểm soát công ty thông qua quyền biểu quyết đặc biệt, thỏa ước cổ đông, sở hữu

cổ phần kiểm soát hay số lượng lớn cổ phan, các quan hệ sở hữu cổ phần chéo và đảm

bảo chéo.

Khả năng thâu tóm của một cỗ đông lớn khi tham gia thị trường chứng khoán là

rat lớn, có thé gây ảnh hưởng rõ rệt đến các cổ đông nhỏ và chính doanh nghiệp Chính

vì thế, công ty đại chúng cần thực hiện công bố thông tin về những cổ đông nay và

quyền biểu quyết công ty Đồng thời, cần có cơ chế CBTT đến cổ đông lớn, giúp doanh

nghiệp và cô đông nhỏ tự bảo vệ mình Không những thế, cổ đông lớn có ảnh hưởng

đến giá cả và giao dịch toàn thị trường, vì thế, cả thị trường cũng cần thiết biết đến các

động thái của họ Theo thông lệ quốc tế, cá nhân, tổ chức là cổ đông lớn của doanh

nghiệp cần báo cáo với cơ quan quản lý, cũng như công bố thông tin trên thị trường

chứng khoán Mặt khác, cá nhân, tô chức đó phải báo cáo cơ quan quản lý khi thay đổi

các ngưỡng về tỷ lệ sở hữu chứng khoán của công ty đại chúng, nếu đạt hay vượt quá

một ngưỡng nhất định sẽ cần chào mua công khai

e Thông tin về cỗ đông nội bộ

Cổ đông nội bộ là thành viên Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám

đốc/Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc/Phó Giám đốc và Kế toán trưởng Để thực hiệnđánh giá kinh nghiệm, trình độ của từng thành viên Hội đồng Quản trị, cũng như xem

xét xung đột lợi ích tiềm tàng, từ đó đưa ra phân tích và quyết định, nhà đầu tư yêu cầu

thông tin về cổ đông nội bộ Không những thế, nhà đầu tư cần biết thông tin về những

giao dịch của cô đông nội bộ Vì đây là các đối tượng nắm giữ thông tin doanh nghiệp

nhanh và chính xác nhất, dễ thực hiện giao dịch nội gián.

Fy

Trang 18

Thông tin về thành viên Hội đồng Quản trị cần xác định rõ trình độ, sở hữu cổ

phần doanh nghiệp, có tham gia Hội đồng Quản trị của công ty khác hay không, và có

được coi là thành viên độc lập hay không Sự công khai về việc tham gia Hội đồng

Quản trị khác là cần thiết, bởi lẽ, bên cạnh việc thể hiện kinh nghiệm, trình độ, yếu tố

này còn ảnh hưởng đến áp lực về thời gian, cũng như những xung đột lợi ích tiềm tàng giữa các cá nhân, tô chức.

e Thông tin về giao dịch giữa các bên liên quan

Việc công ty công bố day đủ giao dịch với các bên liên quan cho thị trường là cần

thiết, trong đó, bao gồm thông tin những giao dịch có tuân thủ pháp luật và dựa trên

nguyên tắc thị trường thông thường hay không Bởi lẽ, thị trường cần nắm rõ doanh

nghiệp có hoạt động vì lợi ích của tất cả các nhà đầu tư hay không Đặc biệt, đây được

xem là quy định pháp luật ở một số quốc gia Các bên liên quan gồm có: các tổ chức

kiểm soát hoặc đưới sự kiểm soát chung cùng với công ty, các cô đông lớn kể cả thành

viên gia đình họ và các cán bộ quản lý chủ chốt.

Thông thường, loại giao dịch khó kiểm soát nhất là giao dịch của các cô đông đa

số, hoặc gia đình và họ hàng thân cận của họ, một cách gián tiếp hay trực tiếp Không

ít quốc gia quy định cổ đông sở hữu từ 5% cô phần trở lên cần báo cáo giao dịch Các

yêu cầu về công bố thông tin gồm bản chất mối quan hệ như quyền kiểm soát nội tại,

số lượng giao dịch và bản chất giao dịch với các bên có liên quan Tính không minhbạch có hữu của một số giao dịch buộc người thụ hưởng phải thông báo giao dịch choHội đồng Quản trị và công bố cho thị trường Đây là nhiệm vụ quan trọng của Hộiđồng Quản trị, và không miễn trừ trách nhiệm tự giám sát của công ty

s Thông tin về Hệ thống giám sát và quản lý rủi ro của công ty

Dé người sử dung thông tin tài chính cũng như các bên tham gia thị trường có thể

tiên liệu một cách hợp lý, các rủi ro quan trọng cần được thông tin đến thị trường Những rủi ro này bao gồm: sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu; rủi ro cụ thể của

ngành kinh doanh, khu vực đại lý mà công ty hoạt động: rủi ro thị trường tài chính như

biến động lãi suất, rủi ro chứng khoán phái sinh, rủi ro tiền tệ và một số rủi ro liên quanđến trách nhiệm

Ngoài ra, nội dung trên không yêu cầu công bố thông tin đến thị trường quá chỉ

tiết Khi công bố rủi ro được tiến hành phù hợp với bản chất của mỗi ngành kinh doanh

cụ thể, nó sẽ đạt hiệu quả cao nhất Hiện nay, công bố thông tin về Hệ thống giám sát

và quản lý rủi ro đang được xem là thông lệ tốt.

Trang 19

e Thông tin về các van đề liên quan đến người lao động và các bên có quyền

lợi liên quan khác

Công bố thông tin về những vấn đề then chốt liên quan đến người lao động và cácbên có quyền lợi khác bao gồm: quan hệ giữa Ban Giám đốc, người lao động, quan hệ

với các bên có quyền lợi khác như nhà cung cấp, chủ nợ, cộng đồng địa phương Việc

công bồ thông tin này được khuyến khích ở mỗi doanh nghiệp và có ảnh hưởng quan

trọng Thậm chí, tại không ít quốc gia, đây là quy định bắt buộc.

Bên cạnh đó, không ít quốc gia yêu cầu thông tin liên quan đến nguồn nhân lực,

gồm các chính sách như: chương trình phát triển và đào tạo nguồn nhân lực, tỷ lệ lao

động 6n định, chương trình sở hữu cỗ phần của người lao động, một số thông tin quantrọng về sức cạnh tranh của công ty tới các bên tham gia thị trường Mặt khác, người

lao động cũng cần được thông báo về Nghị quyết Đại hội đồng cô đông, Điều lệ công

không ít quốc gia, đây được xem là một phần trong báo cáo định kỳ Các việc được coi là thiết yếu để đánh giá chất lượng quản trị công ty là công bố thông tin về cơ

cấu, chính sách quản lý, phân định quyền lực giữa cổ đông, Ban Giám đốc và thành

viên Hội đồng Quản trị Đối với một số quốc gia, công ty phải thực hiện bộ nguyên

tắc quản trị hay bị cơ quan có thẩm quyền niêm yết yêu cầu công bố bắt buộc trên

cơ sở “tuân thủ giải trình”

e Những thông tin khác

Bên cạnh một số nội dung trên, công ty đại chúng cần công bố thông tin ảnh

hưởng đến giá và giá trị chứng khoán như:

- CBTT khi có ý định thâu tóm, sáp nhập một hay nhiều công ty khác hoặc CBTT

khi bị thâu tóm, sáp nhập;

- CBTT khi có ý định chào mua công khai hoặc bị một tổ chức khác chào mua

công khai;

Trang 20

- CBTT thay đổi vốn điều lệ: mua lại cổ phiếu quỹ, chia tách cổ phiếu, phát hành

riêng lẻ hay chào bán chứng khoán ra công chúng, thực hiện chuyên đổi trái phiếu

thành cổ phiếu, dau giá :

- CBTT khi tiến hành Đại hội đồng cô đông;

- CBTT khi thay đổi đăng ký của công ty về địa chỉ, số điện thoại, fax

1.2.1.3 Vêu cầu về trái phiếu doanh nghiệp phát hành

e Trái phiếu doanh nghiệp phát hành cần đảm bảo day đủ các yếu tố về thông tin

như mệnh giá, lãi suất danh nghĩa, thời hạn của trái phiếu, kỳ trả lãi, giá phát hành

Ngoài ra, ở các thị trường TPDN phát triển như Hàn Quốc hay Malaysia thì các trái

phiếu trước khi niêm yết phải được các tổ chức định mức tín nhiệm đánh giá về khả năng hoàn trả nghĩa vụ tài chính trên trái phiếu, các rủi ro liên quan đến trái phiếu.

e Về phương thức trả lãi, trả gốc, doanh nghiệp phát hành sử dụng các nguồn vốn

hợp pháp của doanh nghiệp để bố trí cho thanh toán gốc, lãi trái phiếu Đối với trái

phiếu được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ

ba, khi đến hạn, các tài sản bảo đảm sẽ được phát mại để thanh toán gốc, lãi trái phiếu

theo quy định của pháp luật hiện hành trong trường hợp doanh nghiệp phát hành không

cân đối được nguồn trả nợ gốc, lãi trái phiếu Đối với trái phiếu được các tô chức tín

dụng, tổ chức tài chính bảo lãnh thanh toán, khi doanh nghiệp phát hành không cân đối

được nguồn trả nợ gốc và lãi trái phiếu, các tổ chức bảo lãnh thanh toán có trách nhiệm

dam bảo nguồn vốn dé thanh toán gốc, lãi cho chủ sở hữu trái phiếu theo hợp đồng

thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành và tô chức bảo lãnh thanh toán.

e Định mức tín nhiệm là vô cùng quan trọng vì các doanh nghiệp phải luôn cố

gang đáp ứng cao nhất các tiêu chuẩn doanh nghiệp tốt nhất có thể, vì đó là yếu tố tác

động đến lãi suất mà doanh nghiệp áp dụng, cũng như là biện pháp giúp các nhà đầu tư

phòng ngừa các rủi ro khi đầu tư trái phiếu.

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu của thị trái phiếu doanh

nghiệp của một số quốc gia trong khu vực

Thị trường TPDN là một kênh huy động vốn quan trọng đối với các doanh nghiệp

nhằm huy động nguồn vốn ôn định trong dài hạn Xét về quy mô của thị trường TPDN

phát hành bằng đồng nội tệ của các nước trong khu vực ASEAN+3, thị trường trái

phiếu doanh nghiệp đã có những bước phát triển nhanh trong giai đoạn 2000 — 2017,

tăng 425%, từ 60 tỷ USD (tháng 12/2000) lên tới 350 USD theo số liệu từ ADB.

10

Trang 21

Sau khủng hoảng tài chính năm 1998, hầu hết các các thị trường trái phiếu khu

vực ASEAN+3 được tái cấu trúc lại Đối với TPCP, xu hướng chung là tập trung

hoạt động đấu thầu TPCP về một đầu mối và áp dụng mô hình cải cách phát hành dựa trên cơ chế Primary Dealer do tổ chức IMF khuyến nghị Đối với TPDN, tùy

thuộc đặc điểm của hệ thống tài chính mỗi quốc gia, các thị trường khu vực phát

triển theo các đặc tính riêng về tô chức, tuy nhiên các nguyên tắc cơ bản thì khá

tương đồng nhau.

Từ năm 2012, diễn dan thi trường Trái phiếu ASEAN+3 (ABMF) được thành lập

trong khuôn khô sáng kiến thị trường trái phiếu châu Á (ABMI) Diễn đàn đã thực hiện

phân tích các thị trường trái phiếu khu vực Đồng thời, diễn đàn thực hiện hoạch định

một lộ trình định hướng dé giảm thiểu cách biệt và tiến tới mục tiêu kết nối thị trường

_ trái phiếu ASEAN +3.

Trong bối cảnh đó và trong phạm vi đề án này, 3 thị trường được lựa chọn để

thực hiện nghiên cứu bao bồm gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia Lý do lựa chọn

3 thị trường này vì đây là những thị trường đã phát triển, có cơ sở hạ tang hiện đại, các

quy trình, quy tắc trên các thị trường này phù hợp với thông lệ chung quốc tế Ngoài ra,

các báo cáo giảm thiểu cách biệt thị trường Asean+3 (ABMF harmonization reports) cũng được tận dụng dé dé phân tích và nhận định xu hướng phát triển chung của khối

thị trường trái phiếu khu vực ASEAN+ 3 tới năm 2020 với mục tiêu tìm giải pháp đi tắt

đón đầu cho thị trường Việt nam và tận dung cơ hội để hội nhập kết nối ngay khi các

sáng kiến ABMF được triển khai.

Sau khi thực hiện nghiên cứu, kết quả nghiên cứu tông hợp của 3 thị trường này

có thê được tóm tắt lại ở các nội dung chính như sau:

1.2.2.1 Quy mô thị trường

Quy mô thị trường TPDN của các nền kinh tế trong khu vực ASEAN+3 tăng

trưởng không đồng đều và có sự chênh lệch lớn giữa các thị trường Vào thời điểm

năm 2017, quy mô bình quân gia quyền của thị trường TPDN trong khu vực đạt

khoảng 21.7% GDP Chỉ tiết tăng trưởng của từng thị trường được mô tả theo biêu đồ

dưới đây.

li

Trang 22

8000 7000

Biểu đồ 1.1: Quy mô thị trường trái phiếu và phan trăm dư nợ TPDN/GDP

Kết quả từ cuộc khảo sát từ tổ chức Ngân hàng phát triển châu á cho thấy, thị

trường trái phiếu Nhật Bản có quy mô rat lớn, chiếm hon 10000 tỷ USD Theo sau đó,

hai cường quốc kinh tế hàng đầu châu Á là Trung Quốc và Hàn Quốc cũng có quy mô

khá lớn lần lượt là 8200 tỷ USD và 1900 tỷ USD

Ở trong các nước được khảo sát, thị trường trái phiếu chính phủ có quy mô lớnhơn nhiều lần so với thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở từng khu vực Cụ thể, ở các

quốc gia phát triển như Trung Quốc và Nhật Bản, tỉ trọng TPCP cao gấp từ ba đến chín

lần so với TPDN Ở các thị trường mới noi như Indonesia, Philippines và Thái Lan,

TPCP có quy mô cao gấp khoảng 3 lần so với TPDN.

Trong khu vực, Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia là 3 thị trường trái phiếu phát

triển nhất khu vực Châu Á và Đông Nam Á Tính tới tháng 9/2017, tổng giá trị thị

12

30% —#@—% với GDP

Trang 23

trường TPDN tại Hàn Quốc đạt 1,105 tỷ USD, chiếm 58.3% tổng giá trị thị trường trái

phiếu Tại Malaysia, tổng giá trị thị trường TPDN đạt 140 tỷ USD, chiếm 46.9% giá trị

thị trường trái phiếu Giá trị thị trường TPDN tai Nhật Bản dat 695 ty USD, chiếm

6.8% tông giá trị thị trường trái phiếu

So sánh với GDP của từng quốc gia, tính tới tháng 9/2017, giá trị của thị trường

TPDN của Nhật Bản đạt 14.5% GDP, của Hàn Quốc đạt 75.4% GDP và của Malaysia

đạt 46.6% GDP Số liệu cho thấy tầm vóc và sự quan trọng của thị trường TPDN trong

sự phát triển của thị trường vốn nói riêng và nền kinh tế nói chung.

1.2.2.2 Tính thanh khoản

Về tính thanh khoản, hệ số thanh khoản của thị trường TPDN khá thấp nếu so

sánh với thị trường TPCP Hệ số quay vòng (turnover ratio) giao dịch trên quy mô

niêm yết bình quân thé hiện tính thanh khoản của giao dịch trái phiếu trên thị trườngthứ cấp được tính theo công thức:

Giá trị giao dịch TP

(Outright)

Hé số thanh khoản = Trung bình khối lượng TPNY

Hệ số thanh khoản (Turnover Ratio) tính cả năm 2017 của TPDN bình quân thấp

hơn TPCP khá nhiều Hệ số này của tất cả các thị trường trong khu vực đều ở mức

dưới 1 lần Ngay cả trên thị trường Hàn Quốc, quốc gia được coi là có thị trường

TPDN phát triển nhất, theo ghi nhận của ADB, hệ số thanh khoản cả năm 2014 của

TPDN chỉ đạt ở mức 0.17 lần, thấp hơn tương đối đáng kể nếu so sánh với TPCP.

Bảng sau thống kê tỷ lệ thanh khoản trên quy mô thị trường TPDN có so sánh

tương quan với thị trường TPCP của các quốc gia trong khu vực cho năm 2017:

Bảng 1.1: Hệ số thanh khoản của các thị trường trong khu vực

Thị trường Hệ số thanh khoản TPDN

Indonesia 0.54

Nguôn: asianbondsonline.adb org

Trang 24

Xét về tông giá trị giao dịch TPDN toàn thị trường trong giai đoạn 2015-2017, thị

trường Hàn Quốc và Nhật Bản có khối lượng giao dịch giảm nhẹ vào năm 2016 nhưng

có xu hướng tăng vào năm 2017 Ngược lại, sau khi chứng kiến sự tăng trưởng tốt vào

năm 2016 thì trong năm 2017 thị trường TPDN Malaysia lại đón nhận sự sụt giảmđáng kể về khối lượng giao dịch Tại thời điểm cuối năm 2017, tông giá trị giao dịch

TPDN thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia lần lượt đạt 125.81 tỷ USD, 27.13

Trên ba thị trường được nghiên cứu đều có chung một đặc điểm về cơ cấu cơ

quản lý là việc quản lý thị trường được giao cho 1 cơ quan quan lý chính làm đầu mối.

Trên thị trường Nhật Bản, cơ quan quản lý được giao làm đầu mối là cơ quan dịch vụ

tài chính Nhật bản (Financial Services Authority —- FSA) Cơ quan này thực hiện chứcnăng cấp phép phát hành trái phiếu doanh nghiệp, xây dựng khung pháp lý và giám sátthực thi các dịch vụ trên thị trường tài chính nói chung.

14

Trang 25

Các dịch vụ liên quan đến đầu tư tài chính và hoạt động thị trường được quản lý

bởi Ủy ban dịch vụ tài chính (Financial Service Commission) trên thị trường HànQuốc Ngoài việc là cơ quan đầu mối điều hành thị trường, cơ quan này thực hiện banhành các hành lang pháp lý quy định trên thị trường phát hành TPDN.

Trên thị trường Malaysia, UBCK Malaysia là đơn vị đầu mối thực hiện quản lý chính Bên cạnh đó, UBCK Malaysia thực hiện ban hành các văn bản quy định về phát

hành và giao dịch TPDN Ngoài ra, UBCK Malaysia cũng đồng thời là cơ quan tiếpnhận đăng ký và cấp phép phát hành TPDN

Các nghiệp vụ liên quan đến việc đăng ký phát hành cũng như cấp phép pháthành TPDN tại 3 quốc gia trên đều được thực hiện qua hệ thống đăng ký và cấp phép

điện tử Tại các thị trường này, cơ quan quản lý là đơn vị vận hành hệ thống đăng ký

điện tử và cấp phép phát hành đối với TPDN

Ngoài các quy định chung về phát hành, các cơ quan quản lý này còn thực hiện

ban hành các quy định về giao dich và công bố thông tin liên quan đến các TPDN phát hành trên thị trường thứ cấp Dé tăng tinh minh bạch trên thị trường, trên thị trường Nhật

Bản, Hàn Quốc và Malaysia còn có các quy định danh mục sở hữu trái phiếu Các TPDN

của nhà đầu tư tổ chức phải được định giá theo giá trị thị trường (mark to market) tại thờiđiểm chốt báo cáo tài chính hoặc hàng ngày tùy theo thị trường quy định

Quy định định giá theo giá trị thị trường mark to market được coi là quan trọng

do nó định hướng về việc tô chức thị trường trái phiếu Các thị trường hình thành mộttrong 02 thông lệ về báo cáo giao dịch dé giúp định giá trái phiếu Thông lệ thứ nhất là

giao dịch trái phiếu trên thị trường OTC phải báo cáo một đơn vị được chỉ định nhận

báo cáo giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định Trên thị trường Hàn Quốc và

Nhật Bản, giao dịch phải được thực hiện báo cáo sau khi thực hiện 30 phút về Hiệp hội

đầu tư chứng khoán Ngoài ra quy định giao dịch trái phiếu trên thị trường OTC phải

được báo cáo và thanh toán tập trung qua một hệ thống cơ sở Trên thị trường

Malaysia, báo cáo giao dịch sẽ được gửi về Hệ thống Rentas của Ngân hàng Trung

ương Malaysia để thực hiện thanh toán Đối với TPDN niêm yết, lệnh thanh toán sẽđược chuyển tự động

e Tô chức định mức tín nhiệm

Việc áp dụng định mức tín nhiệm trên thị trường TPDN đã trở thành tiêu chuẩn

trên các thi trường đã phát triên Song song với sự có mặt của các tô chức xép hang tín

15

Trang 26

nhiệm quốc tế như Standard & Poor’s, Moody’s, Fitch, các tổ chức định mức tín nhiệm

trong nước cũng đã được thành lập từ rất sớm Nhằm tăng tính minh bạch hóa của thị

trường, việc áp dụng định mức tín nhiệm đối với việc phát hành TPDN đã trở nên bắt

buộc trên một số thị trường.

Trên thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, khi doanh nghiệp có nhu cầu phát hành

trái phiếu, doanh nghiệp cần phải được đánh giá định mức tín nhiệm Mức tín nhiệmcủa trái phiếu doanh nghiệp có thể được dùng như một tiêu chí đối với nhà đầu tư khidoanh nghiệp có nhu cầu phát hành trái phiếu Các mức tín nhiệm này còn có thể được

dùng để thực hiện mark-to-market đối với các trái phiếu

Trên thị trường Malaysia trước đây, định mức tín nhiệm là điều kiện bắt buộc để thực hiện phát hành Do thị trường đã phát triển đến trình độ tương đối, Malaysia dự

kiến sẽ bỏ điều kiện định mức tín nhiệm bắt buộc sau năm 2017

Các tô chức định mức tín nhiệm sử dụng các công thức và tính toán khác nhau

Tuy nhiên, trái phiếu thường được đánh giá bằng bằng 10 cấp bậc khác nhau từ AAA

đến D tùy theo mức độ rủi ro Mức tín nhiệm trong khoảng AAA đến BBB được coi là

mức an toàn, trong đó mức dưới BB là mức có rủi ro cao.

Mặc dù việc áp dụng định mức tín nhiệm đã trở thành tiêu chuẩn dé phát triển thị

trường, tuy nhiên, đối với các thì trường mới nổi, chưa có tổ chức tin nhiệm, thì nên

cân nhắc về điều kiện cần thiết để phát hành TPDN Xét lịch sử phát triển của thị

trường TPDN Hàn Quốc, trước giai đoạn 1998, việc phát hành TPDN không yêu cầu

định mức tín nhiệm vì hầu hết TPDN được bảo lãnh Tại thời điểm này, thị trường Hàn

Quốc cũng rất phát triển Và sau đó, khi TPDN không còn được bảo lãnh thì thị trường

mới yêu cầu định mức tín nhiệm Ngoài ra, sau một thời gian áp dụng định mức tín

nhiệm, thị trường Malaysia đang cân nhắc trong việc loại bỏ định mức tín nhiệm đối

với TPDN.

e Nhà dau tư tổ chức

Nhà đầu tư trên thị trường TPDN hau hết là đầu tư có tổ chức Tổ chức đầu tư

trên thị trường TPDN thường rat đa dạng Trên các thị trường phát triển, khối t6 chức

đầu tư chủ đạo trên thị trường thường là công ty bảo hiểm, quỹ, ngân hàng thương mại

và công ty chứng khoán Đây là những tô chức có kiến thức chuyên sâu và kinh

nghiệm về đầu tư chứng khoán

16

Trang 27

1.2.2.4 Thị trường sơ cấp

Trên thị trường sơ cấp, hình thức phát hành được áp dụng trên thị trường Hàn

Quốc, Nhật Bản và Malaysia là phát hành riêng lẻ và phát hành đại chúng Tuy nhiên,

phần lớn TPDN phát hành trên các thị trường này được phát hành qua hình thức đại

chúng Chỉ một phần nhỏ được phát hành qua hình thức riêng lẻ Đối với việc phát

hành riêng lẻ, doanh nghiệp chỉ cần báo cáo tới cơ quan quản lý thị trường.

Trên các thị trường này, mục tiêu của cơ quan quản lý là bảo vệ nhà đầu tư và

minh bạch hóa thông tin trên thị trường Do đó, việc phát hành TPDN theo hình thứcđại chúng rất được khuyến khích vì TPDN phát hành sẽ được minh bạch hóa về mặt

thông tin trên thị trường Mặt khác, trái phiếu được phát hành đưới hình thức riêng lẻ

thì được quy định rất chặt chẽ Trên thị trường Hàn Quốc, TPDN được phát hành riêng

lẻ được chứng nhận đích danh tới chủ sở hữu Ngoài ra, trên thị trường Nhật Bản, thị

trường giao dịch đối với loại TPDN được phát hành riêng lẻ gần như không có.

Đối với hình thức phát hành đại chúng, quy trình phát hành được điện tửhóa trong hầu hết các bước Các quy định về phát hành trên các thị trường đều có

những điểm khác nhau nhất định, tuy nhiên, thủ tục phát hành TPDN được chia

làm 3 giai đoạn bao gồm giai đoạn trước phát hành, giai đoạn phát hành và giai

đoạn sau phát hành.

e Trước phát hành

Trước khi thực hiện phát hành, doanh nghiệp có nhu cầu phát hành phải thực hiện đăng ký phát hành với cơ quan quản lý thị trường Hồ sơ đăng ký phát hành của doanh

nghiệp được quy định tùy theo từng thị trường khác nhau.

Sau khi hoàn thiện đăng ký, doanh nghiệp thực hiện lấy định mức tín nhiệm Các

quy định về mức tín nhiệm thường khác nhau đối với từng thị trường Các doanhnghiệp muốn phát hành trên thị trường Hàn Quốc phải thực hiện định mức tín nhiệm

với 2 tổ chức, trong khi trên thi trường Nhật Bản và Malaysia, doanh nghiệp phải thực

hiện định mức tín nhiệm với 1 tô chức.

Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ thực hiện lựa chọn tổ chức thanh toán TPDN phát

hành và đơn vị bảo lãnh phát hành Tùy theo điều kiện thị trường cho phép, các đơn vị

bảo lãnh phát hành sẽ thực hiện thăm dò thị trường (áp dung cơ chế dựng sổ) dé xác định lãi suất-củ iêu và nhà đầu tư Sau đó, doanh nghiệp sẽ gửi thông tin liên

quan tới TP n RAL che toni trên lý liên quan.

PHÒNG LUẬN ÁN -TƯ Liệu | 17 26 ba

CLC

Trang 28

e Phát hành

Sau khi thâm định hồ sơ, cơ quan quản lý sẽ thực hiện cấp phép phát hành đối với

doanh nghiệp có hồ sơ đạt yêu cầu Đợt phát hành sẽ được thực hiện thông qua hệ

thống điện tử của cơ quan quản lý

Dữ liệu về đợt phát hành sẽ được gửi cho trung tâm lưu ký để thực hiện niêm yết

TPDN phát hành, đồng thời dữ liệu cũng được gửi qua Sở GDCK để thực hiện niêm

yết Việc thanh toán trái phiếu sẽ được thực hiện song song khi chuyển giao TPDN

e Sau phát hành

Sau khi phát hành, thông tin về phát hành sẽ được công bố ra thị trường trên

website của cơ quan quản lý và phương tiện truyền thông của tổ chức phát hành.

Thông tin phát hành

Về kênh thông tin sơ cấp, Thông tin phát hành TPDN trên 3 thị trường Hàn Quốc,

Nhật Bản và Malaysia đều được tổ chức theo chiều hướng thông tin tập trung Do đã áp

dụng mô hình đăng ký điện tử, thông tin về hoạt động phát hành luôn rất minh bạch và

công bố đầy đủ tại website của cơ quan quản lý.

1.2.2.5 Thị trường thứ cấp

Tổ chức giao dịch

Giao dịch TPDN có thể được thực hiên qua các hình thức Single dealer, dealer và Multi-dealer Tuy nhiên, vì giao dịch trái phiếu thường là những giao dịch có

Inter-giá trị lớn, do đó, trên thị trường trái phiếu nói chung và thị trường TPDN nói riêng,

giao dịch trên thị trường thứ cấp phần lớn được giao dịch qua hình thức thỏa thuận

(inter-dealer và multi-dealer) Giao dịch khớp lệnh tuy vẫn được thực hiện nhưng khối

lượng giao dịch thường khá thấp.

Trên thị trường Hàn Quốc, 16.4% giao dịch trái phiếu được giao dịch khớp lệnh

tại Sở GDCK Hàn Quốc (KRX) trong khi 83.6% giao dịch được thực hiện theo hình

thức thỏa thuận Các giao dịch này sau đó phải báo cáo qua hệ thống FreeBond do

KOFIA quản lý Trên thị trường Nhật Bản, hầu như tất cả giao dịch (99%) được thực

hiện qua hình thức thỏa thuận và rất hiếm giao dịch được thực hiện qua hình thức khớp

lệnh Tại Malaysia chưa tới 10% giao dịch được thực hiện dưới hình thức khớp lệnh.Điều này cho thấy, giao dịch thỏa thuận trên thị trường TPDN vẫn chiếm chủ đạo do

tính phức tạp của giao dịch và do khối lượng giao dịch thường là rất lớn.

18

Trang 29

Trên thị trường Hàn Quốc, TPDN có thê được giao dịch qua Sở GDCK KRX nếu

trái phiếu được niêm yết Tuy nhiên, TPDN có thể được giao dịch qua hệ thống

inter-dealer và báo cáo giao dịch về KOFIA trong vòng 15 phút.

Trên thị trường Nhật Bản, TPDN cũng được thực hiện niêm yết va giao dich qua

Sở GDCK Tokyo Tuy nhiên, TPDN được giao dịch phần lớn qua hệ thống Interdealer.

Số lượng giao dịch này chiếm trên 50% quy mô giao dịch toàn thị trường trái phiếuNhật Bản.

Trên thị trường Malaysia, TPDN được thỏa thuận giao dịch trên thị trường OTC.

Sau đó, giao dịch được báo cáo về hai hệ thống Rentas (do Ngân hàng Trung ương vận hành) và ETP (do Sở GDCK Bursa vận hành) Cả hai hệ thống này có chức năng thanh toán TPDN Hai hệ thống này được kết nối với nhau qua công giao tiếp riêng, trong đó

FAST của ngân hàng trung ương đóng vai trò là trung tâm tập trung kết quả giao dịch

của trái phiếu chưa niêm yết Kết quả giao dịch TPDN sau đó được chuyên tiếp và thực

hiện thanh toán tại hệ thống Rentas do công ty MyClear cũng thuộc ngân hàng trung ương thực hiện Với cách tô chức như vậy, dữ liệu giao dịch TPDN bị phân tán.

Trên hầu hết các thị trường đều có hai hệ thống vận hành song song, bao gồm hệthống giao dịch tại Sở GDCK và hệ thống trên thị trường OTC Các giao dịch thực hiện

trên hệ thống giao dịch tại Sở GDCK thường được chuyên tự động qua trung tâm lưu

ký dé thanh toán, trong khi đó, các giao dịch trên OTC thì không được chuyển tự động

Việc áp dụng 2 hệ thống song song cũng có những hạn chế nhất định về mặt thông tin

như thông tin dàn trải và không tập trung.

Hiện tại, các thị trường đều cố gắng trong việc xây dựng mô hình giao dịch cơ sở

đồng bộ nhằm chuẩn hóa về thông tin và hỗ trợ nhà đầu tư trong giao dịch, từ đó hình

thành các hệ thống giao dịch và thông tin cấp độ quốc gia Việc lựa chọn mô hình, vận

hành hệ thống giao dich và thông tin tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử phát triển của các

thị trường khác nhau.

Lưu ký và thanh toán

Việc lưu ký điện tử tập trung là một trong những một trong những điều kiện cần

thiết để đơn giản hóa trong khâu thanh toán và giao dịch Trên các thị trường đã phát

triển, việc lưu ký điện tử đã trở thành thông lệ chung Hệ thống lưu ký bao gồm trung

tâm lưu ký chứng khoán thực hiện nghiện vụ lưu ký và các thành viên lưu ký Tại các

nước có thị trường TPDN phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia, hầu như tất

19

Trang 30

cả TPDN đều được đăng ký và lưu ký ghi số tập chung tại Trung tâm lưu ký chứng

khoán Sau khi được phát hành, thông tin về TDPN sẽ được chuyển qua trung tâm lưu

ký và sẽ được đăng ký lưu ký và gán mã ISIN.

Nguyên tắc thanh toán DVP cũng được coi là thông lệ Nếu giao dịch trên thị

trường OTC thường sử dụng nguyên tắc thanh toán DVP 1(song phương tién-song

phương chứng khoán), Nếu giao dịch trên thị trường niêm yết thưởng sử dụng nguyên

tắc DVP 2 hoặc 3 (bù trừ đa phương về chứng khoán, song phương hoặc đa phương về

tiền) Xu thế hiện đại là sử dụng tiêu chuẩn thanh toán ISO 20022 (SWIFT); Cấp mã

ISIN ngay từ khi phát hành hoặc khi niêm yết Hình thức thanh toán tiền không cố

định, có thê là thanh toán liên ngân hàng, thanh toán qua ngân hàng trung ương; thanh

toán qua Sở.

Tuy thanh toán đang thực hiện thanh toán theo hình thức DVP, tuy nhiên các thịtrường phát triển này đều hướng đến hình thức thanh toán cao hơn là thanh toán

chuyên trực tiếp (Straight-through processing — STP) và thanh toán theo thời gian thực

(Real-time gross settlement - RTGS) Nếu áp dụng các hình thức thanh toán này, khi

giao dịch được thực hiện, tiền và chứng khoán sẽ được chuyên tự động theo thời gian

thực ngay sau đó Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi, các hệ thống từ phát hành,

giao dịch và thanh toán phải được kết nối và thông suốt

Tổ chức thông tin

e Niêm yết trái phiếu doanh nghiệp

Nhằm mục đích minh bạch hóa thông tin, hoạt động niêm yết thường đượckhuyên khích tối đa trên các thị trường Tỷ lệ niêm yết TPDN thường rất cao trong các

thị trường phát triển Điển hình là trên thị trường Hàn Quốc, tỷ lệ TPDN niêm yết đạt

đến 99%

Đối với hoạt động niêm yết trái phiếu doanh nghiệp trên các sở GDCK, điều kiện

niêm yết đều được áp dụng Điều này là để lựa chọn các mã trái phiếu tốt để đảm bảo

tính thanh khoản và chất lượng niêm yết Ngoài ra, tat cả các trái phiếu phát hành quốc |

tế thường được niêm yết tại các sở GDCK

Ngoài ra, các thị trường đều có phí niêm yết Tuy mất phí nhưng doanh nghiệp

thường chọn hình thức niêm yết TPDN phát hành của mình Điều này cho thấy tạo tính

minh bạch hóa và tạo lòng tin đối với nhà đầu tư rất được doanh nghiệp chú trọng.

20

Trang 31

Dé khuyến khích hoạt động niêm yết, các Sở GDCK phải có cơ sở hạ tầng tốt dé

hỗ trợ thực hiện các nghiệp vụ niêm yết Ngoài ra, các Sở GDCK cũng phải có chínhsách niêm yết linh hoạt và kèm theo đó là chính sách phí tương ứng Hệ thống hỗ trợ

tính toán cũng cần phải đạt được sự linh hoạt và đa dạng nhất định.

e Công bồ thông tin

Về thông tin niêm yết, thông tin phát hành TPDN chỉ là đầu vào của hệ thống

thông tin sơ cấp Ngoài ra, điều kiện cần thiết để hoàn chỉnh hệ thống thông tin về quy

mô thị trường TPDN là thông tin về hoạt động sau phát hành phải được xây dựng Các

quốc gia ASEAN+3 đã thực hiện triển khai khái niệm “niêm yết danh mục” (hay còn

gọi là “profile listing”) nhằm mục đích niêm yết thông tin về toàn bộ vòng đời của trái

phiếu Hệ thống thông tin này được tô chức tại Sở GDCK với các biến thể khác nhau:

- Thị trường Hàn Quốc và thị trường Nhật bản: Hệ thống niêm yết đặt tại tại Sở

KRX và TSE TPDN có thể được niêm yết về thông tin nhưng không bắt buộc phải

thực hiện qua Sở mà có thé thực hiện trên OTC và báo cáo giao địch trực tiếp qua

Trung Tam Luu ký;

- Thị trường Malaysia: TPCP và TPDN có thê được niêm yết thông tin trên hệ

thống Exemp Regime của Bursa Sự khác biệt so với Hàn Quốc là, nếu TP niêm yết

thông tin trên Exemp Regime và niêm yết giao dịch trên Bursa, TP bắt buộc phải thực

hiện giao dịch và thanh toán qua Bursa.

Về thông tin giao dịch, các quốc gia đều nỗ lực xây dựng hệ thống thông tin đầy

đủ về tình hình giao dịch TP Tuy nhiên hầu như chưa quốc gia nào thành công (trừ

VN với thị trường TPCP) Chang hạn tại Hàn Quốc, thông tin giao dich TP niêm yết do

KRX sở hữu, thông tin về TP giao dịch trên OTC báo cáo về Kofia Tương tự, tại

Malaysia, Thông tin về giao dịch TP niêm yết do Bursa quản lý Thông tin về giao dịch

OTC không phải báo cáo về hiệp hội nhưng phải thanh toán qua Rentas Do vậy, hệ

thống Infohub được coi là trung tâm thông tin về giao dịch TP của Malaysia cũng chỉ

có dữ liệu của 90% giao dịch trên thị trường.

Ngoài các kênh thông tin chính thống Trên các thị trường còn có các hệ thống thông tin dịch vụ do doanh nghiệp phát triển như hệ thống Check expert do Koskom

phát triển dé hỗ trợ cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư trên thị trường

Nguyên tắc tô chức chung cho các hệ thống thông tin là sắp xếp trái phiếu theobảng mã trái phiếu hoặc bảng định mức tín nhiệm Trong đó, bảng giá trái phiếu tô

21

Trang 32

chức theo mức định mức tín nhiệm có giá trị tham khảo cao hơn và được xây dựng

dưới sự kết hợp của các Sở, hiệp hội và các công ty định giá trái phiếu Tuy nhiên là

giá trị tham khảo nhưng thông tin này có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường.

1.2.2.6 Bài học kinh nghiệm đối với thị trường Việt Nam

Sau khi thực hiện nghiên cứu các thị trường TPDN đã phát triển trong khu vực,

một số các bai-hoc về đặc điểm thị trường có thể được rút ra đẻ phát triển thị trường

Việt Nam bao gồm:

> Về cơ cấu quản ly: Trên các thị trường được nghiên cứu, việc điều hành thị

trường được đưa về một đầu mối cơ quan quản lý để tránh việc thông tin về TPDN bị

dàn trải và không tập trung.

> Về hàng hóa: Trên các thi trường đã phát triển, trái phiếu phát hành trên các

thị trường thường rất đa dạng, tùy theo nhu cầu riêng của mỗi doanh nghiệp phát hành Tuy nhiên, đối với thị trường chưa phát triển, cần tập trung vào các trái phiếu đơn giản,

tránh các trái phiếu đặc biệt dé đơn giản hóa khâu định giá và định mức tín nhiệm.

> Về cách thức phát hành: Trên các thị trường phát triển, việc phát hành riêng lẻ

được quy định rất chặt chẽ Do đó, hình thức phát hành đại chúng luôn chiếm chủ đạo

và chiếm đa số Việc khuyến khích TPDN phát hành theo phương thức đại chúng giúp

minh bạch hóa théng tin _

> Vé mô hình giao dịch: Hình thức giao dich thỏa thuận là chủ đạo Mô hình tổ

chức thị trường thứ cấp TPDN ở các quốc gia nghiên cứu cho thấy: có hai mô hình tổ

chức chủ đạo được áp dụng là: (i) mô hình multidealer và (ii) mô interdealer Việc lựa

chọn mô hình nào sẽ phụ thuộc vào điều kiện, mục tiêu phát triển, lịch sử của mỗi quốc gia Việc đồng thời tồn tại cả 2 mô hình không phải là cá biệt Tuy nhiên, khi

đồng thời tồn tại hoạt động của hai mô hình, thị trường sẽ bị phân tán, thiếu tập trung.

Và thực tế ở các quốc gia nghiên cứu cho thấy luôn có một mô hình nổi lên, chiếm ưuthế, định hướng thị trường phát triển

> Vé niêm yết và lưu ký: Việc niêm yết TPDN trên các thị trường thường không

bắt buộc Tuy nhiên, nhằm minh bạch hóa thông tin, các thị trường đều khuyến khích

việc niêm yết TPDN Trên các thị trường phát triển, tỷ lệ niêm yết TPDN thường rất

cao Minh bạch hóa thông tin là tiền đề dé các thị trường TPDN phát triển Việc áp

dụng cơ chế niêm yết có điều kiện là cơ sở để thực hiện mục tiêu minh bạch hóa thị

trường này Ngoài ra, cơ chế niêm yết profile listing được ASEAN+3 đề xuất là xu

hướng và biện pháp chuẩn hóa, minh bạch hóa thông tin về TPDN Việc niêm yết

22

Trang 33

thông tin TPDN thường được thực hiện tại các Sở GDCK Khác với niêm yết, Các

TPDN được cấp mã định danh và lưu ký tập trung là một điều kiện để giám sát, theo

dõi hoạt động của thị trường này

> Về lưu ký và thanh toán: Lưu ký tập trung đều được thực hiện trên các thịtrường phát triển và thanh toán được thực hiện theo hình thức DVP

> Về áp dụng định mức tín nhiệm: Việc có các tô chức định mức tín nhiệm là

một tiền đề để thị trường TPDN phát triển Tuy nhiên, để phát triển thị trường TPDN

cần tạo ra nhiều lớp và tùy từng giai đoạn cần cân nhắc về việc áp dụng định mức tín

nhiệm hay không

1.3 Phát triển giao dịch trái phiếu công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán

1.3.1 Sự cần thiết phát triển hoạt động niêm yết trái phiếu doanh nghiệp trên thịtrường chứng khoán

1.3.1.1 Đối với sự phát triển của nền kinh tế

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một nguồn quan trọng giúp doanh nghiệp

huy động vốn trung và dai hạn với mục tiêu tài trợ, cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với sự lớn mạnh của các doanh

nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung Từ đó, thông qua việc cung cấp nguồnvốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thịtrường trái phiếu doanh nghiệp góp phần điều hòa, nâng cao chất lượng của việc phânphối và tái phân phối các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế, cùng với tác động làmgiảm sức ép huy động đối với kênh huy động vốn qua hệ thống Ngân hàng thương mại

Từ sau những cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua và đặc biệt là từ những biến

động bat ồn trên thị trường tài chính - tiền tệ trong thời gian vừa qua giúp chúng tathấy được một cách rõ ràng hơn ý nghĩa của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đối với

việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp trong nén kinh tế

Từ góc độ vĩ mô, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tác động phân tán sự phụ

thuộc vào hệ thống ngân hàng, nhờ vậy gánh nặng huy động và cung ứng vốn của các

ngân hàng thương mại được giảm đi, đồng nghĩa với việc một phần rủi ro trong hoạt

động của các ngân hàng thương mại đã được san sẻ sang các nhà đầu tư trái phiếudoanh nghiệp Qua đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thê thu hút được nguồn

vốn nhàn rỗi trên thị trường dé đáp ứng được những dự án đầu tư sản xuất kinh doanh

có nhu cầu von lớn, có thời gian dau tư dài hạn

23

Trang 34

Việc phát trién thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tạo ra một công cụ điều tiếtvốn trung và dài hạn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc phân phối và táiphân phối các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế Để làm được điều này thì cần phải

có một thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, thanh khoản cao, khi đó, cung và

cau vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ dé dang gặp nhau Do vậy, phát triển

thị trường trái phiếu doanh nghiệp là cần thiết để đáp ứng nhu cầu huy động vốn của

doanh nghiệp và nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư Đồng thời, việc phát triển thị

trường trái phiếu doanh nghiệp cũng góp phần làm giảm bớt nguy cơ khủng hoảng bất

cân xứng giữa kỳ hạn huy động vốn và kỳ hạn sử dụng vốn của các NHTM, giúp thịtrường tín dụng ngân hàng hoạt động ổn định, bền vững, qua đó giúp 6n định và bền

vững nền kinh tế Việc các doanh nghiệp huy động vốn tại thị trường trong nước thông

qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp còn hạn chế bớt việc đi huy động vốn từ nướcngoài, làm hạn chế được sự ảnh hưởng của những biến động tỷ giá hối đoái đến cácdoanh nghiệp và cả nền kinh tế

1.3.1.2 Đối với các doanh nghiệp

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn linh hoạt, hiệu quả và

phù hợp cho các doanh nghiệp, đặc biệt là huy động vốn trung và dài hạn Thay vì chỉ

có thể vay vốn từ nguồn tín dụng của ngân hàng, các doanh nghiệp có thể phát hành

trái phiếu ra thị trường dé huy động vốn khi có nhu cầu về vốn dé đầu tư phát triển, mởrộng sản xuất kinh doanh Nguồn vốn từ phát hành TPDN sẽ giúp doanh nghiệp khôngphải chịu sức ép về thời gian hoàn trả vốn vay như khi vay vốn ngân hàng, bởi lẽ vốn

vay ngân hàng thông thường là những khoản vay ngắn hạn và có điều kiện trong khi

vốn huy động trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp là những khoản vay trung, dài

hạn phù hợp với tiến độ sử dụng vốn của doanh nghiệp

Đặc biệt, đối với các dự án đầu tư dài hạn, doanh nghiệp phải đầu tư khối lượngvốn lớn trong rất nhiều thời gian, trường hợp này các ngân hàng thương mại khó có thể

đáp ứng được nhu cầu vốn cho doanh nghiệp; trong khi đó, doanh nghiệp có thé phát

hành trái phiếu kỳ hạn dài để huy động vốn qua thị trường trái phiếu Nếu doanh

nghiệp có phương án sử dụng vốn huy động một cách khả thi, hiệu quả đồng thời

chứng minh được khả năng trả nợ lãi, gốc trái phiếu khi đáo hạn, việc huy động vốnthông qua phát hành trái phiếu sẽ không bị hạn chế về quy mô, điều này có thể giúpdoanh nghiệp chủ động thực hiện được các dự án, kế hoạch đầu tư của mình Để huyđộng vốn thông qua phát hành trái phiếu thành công, doanh nghiệp phải chủ động

24

Trang 35

không ngừng củng cố bộ máy tổ chức và quản lý, điều hành, nâng cao tính cạnh trạnh

và hiệu quả kinh doanh và nâng cao mức độ tín nhiệm đối với nhà đầu tư.

Mặt khác, nếu doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi và chưa có ý định sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể đầu tư vào trái phiếu để

tìm kiếm lợi nhuận Đối với việc nắm giữ những trái phiếu này, doanh nghiệp có thẻ

chuyển đổi thành tiền mặt thông qua hoạt động giao dịch trên thị trường thứ cấp khi

1.3.1.3 Đối với nhà đầu tư

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là kênh cung cấp các sản phẩm đầu tư dài hạn,

theo cấu trúc thời hạn của lãi suất các khoản đầu tư có thời hạn phát hành càng dài thìlãi suất yêu cầu càng cao và ngược lại Hơn thế nữa, trong điều kiện thị trường cổphiếu và thị trường tín dụng ngân hàng có nhiều biến động thì thị trường trái phiếu

doanh nghiệp nếu ôn định hơn cũng là kênh đầu tư an toàn.

Như vậy, nhà đầu tư có thê đa dạng hóa danh mục đầu tư khi tham gia đầu tư vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhằm mang lại thu nhập ổn định, tính rủi ro thấp hơn Khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư trở thành chủ nợ của doanh

nghiệp phát hành trái phiếu, được doanh nghiệp phát hành thanh toán gốc, lãi trái phiếu

mà không cần xem xét đến kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.3.1.4 Đối với thị trường vốn

Có thé nói thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã làm đa dạng hóa các hình thức

huy động vốn trên thị trường vốn, giảm thiểu tình trạng tập trung quá vào thị trường

cô phiếu hoặc thị trường tin dụng ngân hàng gây mất cân bằng giữa các thị trường này Hơn thế nữa, trái phiếu doanh nghiệp còn được xem như là một công cụ tài

chính hữu hiệu trong việc “ kết nói” giữa thị trường trái phiếu với thị trường tiền tệ

-tín dụng, trong đó thị trường TPDN đóng vai trò là kênh huy động vốn trung và dài

hạn của doanh nghiệp, thị trường tiền tệ -tín dụng đóng vai trò là kênh huy động vốn

ngắn hạn của doanh nghiệp, theo đó giữa hai thị trường này có sự liên thông để thịtrường vốn phát triển cân bằng, ổn định và bền vững, tránh tình trạng mất cân bằnggiữa hai thị trường.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, xu thế phát triển cân bằng giữa

thị trường tiền tệ và thị trường vốn được đề caỏ, vì vậy phát triển thị trường trái phiếu

doanh nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu đặt ra để vừa tạo thế cân bằng giữa thị

25

Trang 36

trường tiền tệ và thị trường vốn, vừa giảm bớt áp lực huy động vốn lên thị trường côphiếu và tín dụng, nhất là khi những thị trường này gặp nhiều biến động.

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển hoạt động niêm trái phiếu doanh

nghiệp trên thị trường chứng khoán 7

Dé đánh giá mức độ phát triển của thị trường trái phiếu nói chung, thị trường trái

phiếu doanh nghiệp nói riêng, Ngân hàng thế giới (WB) đã xây dựng bộ chỉ tiêu đánh

giá mức độ phát triển của thị trường (Financial sector development indicators - FSDI)

bao gồm 4 tiêu chí sau đây:

1.3.2.1 Quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Quy mô của thị trái phiếu doanh nghiệp nói riêng được tính theo tỷ lệ phần trăm

(%) giữa dư nợ của thị trường (khối lượng trái phiếu đang lưu hành) so với GDP trong

năm Theo đó, tỷ lệ phần trăm giữa dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp so với

GDP càng lớn thì quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.

Ở các nước có thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, quy mô thị trường

TPDN chiếm khoảng 30-40%GDP Các nước trong khu vực ASEAN + 3, quy mô của

thị trường trái phiếu doanh nghiệp vào khoảng 24,8% GDP Theo số liệu công bố bởi

WB, Ngân hàng Phát triển châu A (ADB), các quốc gia có thị trường tài chính càng

phát triển thì quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp lớn, điển hình là các quốc giaphát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Anh Ngoài ra, đối với các quốc gia đang phát triển, có

thể thấy rằng quy mô thị trường trái phiếu nói chung và thị trường trái phiếu doanh

nghiệp nói riêng thấp hơn của các quốc gia phát triển Chẳng hạn, quy mô thị trường

trái phiếu doanh nghiệp của Mỹ chiếm khoảng 46,5% GDP, Hàn Quốc khoảng 73,6%

GDP; Thái Lan chiếm 17,6%, Trung Quốc chiếm 18,1% Ngoài ra, các nghiên cứu của

World Bank cũng cho thấy quy mô của thị trường trái phiếu nói chung và thị trường

trái phiếu doanh nghiệp nói riêng cũng có mối quan hệ chặt chẽ với quy mô của thị

trường tín dụng ngân hàng Theo đó, quy mô thị trường tín dụng ngân hàng càng lớn thì quy mô của thị trường trái phiếu nhỏ và ngược lại Điều này cho thây mối quan hệ

chặt chẽ giữa thị trường vốn và thị trường tín dụng Bên cạnh đó, quy mô của thị

trường trái phiếu doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi khung khổ pháp lý bảo vệ nhà

đầu tư Theo báo cáo của WB, khi khung khổ pháp lý bảo vệ nhà đầu tư càng chặt chẽ

thì quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp càng tăng.

26

Trang 37

1.3.2.2 Tính dễ dàng tiếp cận

Khả năng tiếp cận với dòng vốn từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng là một

chỉ tiêu quyết định mức độ phát triển của thị trường Với tiêu chí này, có 2 tiêu chuẩn

dé đánh giá như sau:

- Chi phí vốn: Chi phí vốn sẽ ảnh hưởng đến mức độ tham gia thi trường của các

doanh nghiệp phát hành (phía cung) Mức chỉ phí vốn càng thấp chứng tỏ các doanh

nghiệp càng dễ dàng tiếp cận được thị trường, thông qua việc huy động vốn giá rẻ từ

việc phát hành trái phiếu Tại các quốc gia có thị trường TPDN phat trién, lãi suất phat

hành trái phiếu doanh nghiệp ở mức tương đối thấp; ngược lại ở các quốc gia thị trường TPDN kém phát triển thì lãi suất phát hành ở mức cao hơn, cụ thé lãi suất phát

hành TPDN Mỹ kỳ han 5 năm ở mức khoảng 2,7%/năm, Nhật Bản ở mức khoảng0,45%/năm; trong khi lãi suất phát hành trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn 5 năm của ViệtNam nam trong khoảng 8-10%

- Ty lệ giữa dư ng thị trường trái phiếu doanh nghiệp và du nợ toàn thị trường trái

phiếu: tỷ lệ này cho thấy khả năng tiếp cận với kênh trái phiếu doanh nghiệp của nhàđầu tư (phía cầu) và quy mô của thị trường TPDN so với quy mô của cả thị trường trái

phiếu Tại thị trường vốn của các quốc gia phát triển, tỷ lệ này cao hơn so với các quốc

gia có thị trường vốn đang phát triển (ở Hàn Quốc, tỷ lệ này vào khoảng 58,4%,Singapore khoảng 40,5%; Indonesia khoảng 13,4%, Philipines khoảng 19,1%).

1.3.2.3 Tính thanh khoản

Tính thanh khoản của thị trường trái phiếu nói chung và thị trường trái phiếu

doanh nghiệp nói riêng được đánh giá thông qua thanh khoản của thị trường Theo đó, tính thanh khoản được đánh giá thông qua 2 tiêu chí sau:

- Độ chênh giữa giá mua và giá bán (bid-ask spread): Độ chênh càng nhỏ chứng

tỏ thanh khoản của thị trường càng cao.

- Tỷ lệ xoay vòng vốn: Tỷ lệ này được tính bằng tỷ lệ của giá trị giao dịch trái

phiếu chia cho dư nợ của trái phiếu Tỷ lệ càng cao chứng tỏ thanh khoản của thị

trường càng cao, các trái phiếu trên thị trường được giao dịch nhiều

Thị trường giao dịch quyết định tính thanh khoản của trái phiếu phát hành, qua đó

giúp nhà đầu tư có thể chủ động hơn trong việc cân đối nhu cầu nắm giữ trái phiếu của

mình (nắm giữ đến hạn hoặc giao dịch trước khi đáo hạn)

27

Trang 38

1.3.2.4 Tính ôn định

Thị trường hoạt động thiếu ôn định sẽ khiến chi phí vốn tăng cao và các nhà đầu

tư cũng như các tổ chức phát hành trái phiếu sẽ khó khăn hơn trong việc tham gia thị

trường Các yếu tố dé đánh giá tính ôn định của thị trường như sau:

- Biến động lãi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp: Biến động lãi suất được

tính bằng độ lệch chuẩn của lãi suất giao dịch hàng ngày của trái phiếu Độ lệch chuẩncủa lãi suất càng lớn chứng tỏ thị trường trái phiếu càng thiếu tính ổn định

- Kỳ hạn: Trái phiếu phát hành trên thị trường có kỳ hạn càng dài thì độ ổn địnhcủa thị trường càng cao.

- Độ tương quan với các thị trường trái phiếu của các quốc gia khác: Nếu thị

trường trái phiếu có độ tương quan cao với thị trường trái phiếu của các quốc gia khác

chứng tỏ thị trường kém ổn định, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài (ví dụ thị

trường trái phiếu nước ngoài giảm điểm cũng dẫn đến thị trường trái phiếu trong nước giảm điểm).

1.3.2.5 Các chỉ tiêu khác đánh giá mức độ phát triển của thị trường TPDN

Ngoài các tiêu chí nêu trên, mức độ phát triển của thị trường TPDN còn được

đánh giá qua các tiêu chí sau đây:

- Một là, sự đa dạng của các sản phẩm trên thị trường: Trình độ phát triển của

thị trường trái phiếu cũng được đánh giá thông qua sự đa dạng của sản phẩm hàng hóa

trên thị trường Tuy nhiên, sự đa dạng của sản phâm trên thị trường chỉ là điều kiện

cần, chưa phải điều kiện đủ để đánh giá mức độ phát triển của thị trường TPDN Thực

tế tại một số đất nước, mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa thực sự pháttriển nhưng sản phẩm trên thị trường tương đối day đủ và đa dạng , bao gồm tat cả cácloại trái phiếu như: trái phiếu không chuyền đổi, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèmchứng quyền; trái phiếu có bảo đảm, trái phiếu không có bảo đảm; trái phiếu có thể

mua lại trước han, trái phiếu có thé bán lại trước hạn; trái phiếu có lãi suất cố định, trái

phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu có xếp hạng tín nhiệm Ngoài ra, kỳ hạn của các

loại trái phiếu phát hành cũng đánh giá mức độ phát triển của thị TPDN, vì kỳ hạn phát hành trái phiếu được đa dạng hóa chứng tỏ nhu cầu và sự quan tâm và hứng thú của

nhà đầu tư đối với trái phiếu Thông thường, trái phiếu doanh nghiệp có kỳ hạn đa dạng

từ 1 năm đến 10 năm, kỳ hạn phổ biến là từ 3-5 năm

28

Trang 39

- Hai là, số lượng doanh nghiệp tham gia huy động von trên thị trường

Mức độ phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng được thể hiện

thông qua số lượng doanh nghiệp tham gia phát hành trái phiếu và loại hình doanh

nghiệp Ở các các thị trường phát triển, số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu đẻ

huy động vốn có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt là trong các giai đoạn nền kinh tế

có tốc độ tăng trưởng và phát triển ổn định

- Ba là, sự đa dạng cấu trúc nhà đầu tư: Sự da dạng cấu trúc của nhà đầu tư trên

thị trường cũng thé hiện mức độ phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Trên

thị trường trái phiếu doanh nghiệp, các nhà đầu tư chủ yếu bao gồm ngân hàng thương

mại, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và các nhà đầu tư cá nhân.

Căn cứ vào số lượng nhà đầu tư, tỷ trọng nắm giữ của từng loại hình nhà đầu tư trong

tong khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành, chúng ta có thể đánh giá mức

độ phát triển cơ sở nhà đầu tư của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

- Bốn là, sự phát triển về cơ sở hạ tầng của thị trường trái phiếu doanh

nghiệp: Cơ sở hạ tầng của thị trường trái phiếu doanh nghiêp cũng là một trong cácyếu tố để quyết định mức độ phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Theo

thông lệ quốc tế, để phát triển thị trường một cách hoàn chỉnh cần một số điều kiệnnhất định như hệ thống đăng ký, lưu ký, hệ thống cấp phép tự động, trung tâm thông

tin về trái phiếu doanh nghiệp, hệ thống giao dịch điện tử

- Năm là, sự phát triển về số lượng của các định chế tài chính trung gian: Su

phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp gắn liền với sự hình thành và phát

triển của các định chế tài chính trung gian có chức năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho thị

trường TPDN như: tô chức cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, tổ chức bảo lãnh phát

hành, tổ chức cung cấp dịch vụ thực hiện quyền của nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.

Bằng việc thông qua các tổ chức trung gian, giữa doanh nghiệp phát hành và nhàđầu tư có sự kết nối, đảm bảo cho đợt phát hành trái phiếu được thành công Vì vậy, sự

đa dạng và chuẩn mực của các tô chức trung gian là một trong các nhân tố đóng gópvào sự thúc đây phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

29

Trang 40

1.4 Các điều kiện phát triển niêm yết trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường

chứng khoán

1.4.1 Trình độ phát triển của nền kinh tế

Ở các nước đang phát triển, thu nhập và mức độ tích luỹ, tiết kiệm trong nền kinh

tế còn thấp, các cá nhân ưa thích gửi tiền tiết kiệm với thời gian đầu tư ngắn và lợi ích

dễ nhìn thấy Bên cạnh đó, nếu các quỹ hưu trí và các doanh nghiệp bảo hiểm chưaphát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế thì việc

huy động vốn qua các Ngân hàng thương mại vẫn là chủ đạo do hệ thống ngân hàng là

kênh cung ứng vốn quan trọng cho nền kinh tế, theo đó việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu được thực hiện với các doanh nghiệp lớn và

có uy tín Như vậy, tùy thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế, hệ thống ngân

hàng có thé duy trì sự thống trị trong hệ thống tài chính do thị trường vốn còn chưa

phát triển, khi đó chỉ có số ít doanh nghiệp lớn, có uy tín mới có thể huy động vốn

thông qua phát hành trái phiếu.

Ở các nước kinh tế phát triển, thu nhập của người dân và tỷ lệ, tiết kiệm tích lũy

trong nền kinh tế cao, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có nhiều cơ sở và điều kiện thuận lợi dé phát triển do các tổ chức và cá nhân thường có nhiều tiền nhàn rỗi và có

nhu cầu đa dạng hóa danh mục đầu tư Hơn nữa, ở các quốc gia này, số lượng doanh

nghiệp có quy mô lớn, có phạm vi hoạt động rộng nên nhu cầu huy động vốn cao, các

doanh nghiệp này có thé phát hành trái phiếu doanh nghiệp đều đặn trên thị trường với

khối lượng lớn Trong điều kiện này cung và cầu trái phiếu doanh nghiệp đã gap nhau,

là nền tảng tốt để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp

1.4.2 Cơ quan quản lí thị trường

Việc quản lý, điều hành thị trường trái phiếu doanh nghiệp cần phải do một đầu

mối thống nhất thực hiện để tránh việc thông tin về trái phiếu doanh nghiệp bị phân

tán, theo đó năng lực giám sát thực thi sẽ được nâng cao.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lí, điều phối thị trường cũng cần phải xây dựng

một hệ thống hành làng pháp lý chuẩn mực và chặt chẽ trên thị trường vốn, thị trường

trái phiếu để nhằm đảm bảo niềm tin cho các chủ thể khi tham gia hoạt động trên thịtrường bằng cách thúc đây minh bạch hóa và tăng cường cung cấp thông tin kịp thờicho nhà đầu tư Do đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chỉ đón nhận được sự tham

gia của nhà đầu tư khi thị trường được vận hành theo khuôn khổ pháp lý rõ ràng, công

30

Ngày đăng: 18/10/2024, 00:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w