1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cái bi, cái cao cả, cái Đẹp, cái hài Đại cương mỹ học

12 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cái bi, cái cao cả, cái Đẹp, cái hài
Chuyên ngành Mỹ học
Thể loại Đại cương
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 20,21 KB

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG MỸ HỌC BÀN VỀ CÁI BI, CÁI CAO CẢ, CÁI ĐẸP, CÁI HÀI CÁI BI Nếu cái đẹp có cả trong tự nhiên và xã hội thì cái bi như một phạm trù thẩm mĩ chủ yếu chỉ có trong nghệ thuật.. Vở ch

Trang 1

ĐẠI CƯƠNG MỸ HỌC BÀN VỀ CÁI BI, CÁI CAO CẢ, CÁI ĐẸP, CÁI HÀI

CÁI BI

Nếu cái đẹp có cả trong tự nhiên và xã hội thì cái bi như một phạm trù thẩm mĩ chủ yếu chỉ có trong nghệ thuật Cái đẹp có cả trong nội dung và hình thức của nghệ thuật, còn cái bi chủ yếu có trong nội dung tác phẩm Cái đẹp thì vui, hào hứng còn cái bi thì buồn, đau thương, mất mát Cái đẹp gắn liền với sự hài hòa, còn cái bi thì gắn với những xung đột Bản chất của cái bi là sự xung đột Nội dung cụ thể của xung đột này thay đổi qua các thời kì lịch sử và có trong biểu hiện độc đáo trong từng lĩnh vực khác nhau

Do cái bi là sự xung đột giữa “tự do” và “tất yếu” nên nó không

bị hạn chế trong phạm vi cá nhân Có những cái bi cá nhân trong tình yêu gia đình, như nỗi oan của Quan Âm Thị Kính trong vở chèo cùng tên Là sự hợp lưu ánh sáng từ quan niệm lành mạnh, khoẻ khoắn, táo bạo của dân gian; từ cái nền nếp khắt khe của Nho giáo nên tác phẩm

đã tạo ra nhân vật Thị Kính bị “lộn ngược” một cách triệt để nhất, đau đớn nhất Bi kịch cuộc đời nàng lại có nguyên nhân khởi đầu là lòng tốt, là tình vị tha Cái nguyên cớ bên ngoài là “hiểu nhầm” nhưng sâu

xa bên trong là tính cách yếu nhược, nông cạn của người chồng, là tính cách gia trưởng, độc đoán của nhà chồng cay nghiệt thiếu nhân tính Giả trai đi tu lại bị vu oan hại đời gái nhà lành Thị Mầu Lạ ở chỗ Thị Kính đành chịu miệng đời mỉa mai mà không đòi lại danh dự

Trang 2

cho mình Tại sao Thị Kính tốt, hiền lành cam chịu như thế mà bị oan tới hai ba lần? Công bằng hợp lý ở đâu? Cái ý bật thoát ra thật sâu sắc: Trong cái xã hội đầy tai ương, đầy mâu thuẫn, phi lý như thế thì người tốt, cái tốt không tồn tại được Mà muốn cho cái tốt, người tốt tồn tại thì phải thay đổi cả cái xã hội ấy Đó là việc không thể Vở chèo đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm,

bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến

Bên cạnh cái bi cá nhân còn có những cái bi lịch sử như sự thất bại trong cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1885-1913) do Hoàng Hoa Thám và Lương Văn Nắm lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Yên Thế khởi nguồn tại vùng Yên Thế Thượng Trước khi thực dân Pháp đặt chân đến vùng này, nơi đây đã là một vùng đất có một cư dân phức tạp, chủ yếu là nông dân lưu tán các loại Họ chọn nơi đây làm nơi cư trú và đã công khai chống lại triều đình Khi thực dân Pháp đến bình định vùng này, các toán vũ trang ở đây có thể cũng chống lại quân Pháp như đã từng chống lại triều đình nhà Nguyễn trước đó để bảo vệ miền đất tự do của họ Và vì Yên Thế là bình địa của Pháp khi chúng

mở rộng chiếm đóng Bắc Kì nên họ đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của mình Khởi nghĩa này đã thể hiện tinh thần yêu nước, quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cuộc chiến đấu về sau Thế nhưng bi kịch đã xảy ra, họ thất bại, chứng tỏ sự bất lực giai cấp lãnh đạo chưa với đường lối đúng đắn và hệ tư tưởng chưa vững vàng

Trang 3

Không phải xung đột nào dẫn đến mất mát đau khổ cũng đều mang tính bi Cái bi là sự mất mát nhưng là sự mất mát của lí tưởng, của cái cao cả, cái đẹp Bởi vậy, cái bi rất gần gũi với cái cao cả Việc thể hiện trong nghệ thuật những xung đột mang tính bi có ý nghĩa nhận thức và giáo dục rất sâu sắc Nó giúp chúng ta lĩnh hội cuộc sống trong sự phong phú phức tạp có thật của nó, đồng thời khơi dậy tình cảm cao cả lành mạnh kích thích những hành động mãnh liệt và

sự tham gia tích cực vào cuộc sống

Trang 4

CÁI CAO CẢ

Cái cao cả với tư cách là một phạm trù thẩm mĩ, nó có tầm vóc lớn lao, phi thường có thể gây ra ở con người cảm giác choáng ngợp, chiêm ngưỡng, kính phục, đôi khi pha lẫn chút bối rối, sợ hãi

Cái cao cả vĩ đại luôn làm cho ta thấy mình quá nhỏ bé khi đứng trước nó Ví như Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc là một trong những điểm tham quan du lịch lớn nhất thế giới - bức tường dài nhất thế giới, là một kỳ công của kiến trúc phòng thủ cổ xưa Con đường quanh co ôm trọn những ngọn núi dốc đứng khắc nghiệt tạo nên một khung cảnh vô cùng tuyệt vời Thật ra Vạn Lý Trường Thành là tập hợp nhiều thành lũy bằng đất đá được xây dựng từ khoảng 2500 năm trước kéo dài ngàn vạn cây số từ phía Đông sang Tây, có chức năng như một tuyến phòng thủ quân sự bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc xâm lược của các bộ tộc du mục Bởi vai trò quan trọng này mà nó được kéo dài liên tục trong suốt 2000 năm sau đó Hiện nay, nhiều phần của Vạn Lý Trường Thành đã bị tàn phá nghiêm trọng do cả tác động của chiến tranh, con người và thiên nhiên nhưng theo số liệu năm 2012, chiều dài của nó lên đến hơn 20.000km Vạn Lý Trường Thành như một bản trường ca gắn liền với ý chí bền bỉ, lịch sử bi tráng hào hùng của nhân dân Trung Hoa Bởi vậy, với những người đam mê nghiên cứu lịch sử không bao giờ bỏ qua nó Và kể cả bạn không quá am hiểu hay quan tâm đến lịch sử thì sự vĩ đại nơi đây cũng đủ khiến bạn choáng ngợp

Trang 5

Cái cao cả không chỉ có trong xã hội mà nó còn có cả trong nghệ thuật Như trong nền văn học dân gian chúng ta, cái cao cả luôn được nhân dân ta đề cao và hiện rõ qua từng nhân vật như Thánh Gióng chẳng hạn Chàng trai làng Gióng đứng lên ứng nghĩa, đáp lại lời kêu gọi của non sông đánh tan giặc Ân xâm lược Hình ảnh người con trai làng Gióng xông pha giữa rừng tên mũi giáo của giặc Ân, lúc thì vung roi sắt đánh giặc, lúc thì nhổ tre quật giặc đã thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí vô song và sức mạnh vô địch của người anh hùng dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước Đánh tan giặc, Gióng cùng ngựa sắt bay về trời Nhân dân ta đời đời ngưỡng mộ và biết ơn nên đã lập đền thờ để tưởng nhớ Những hình tượng lớn lao, vĩ đại ấy luôn là những gì cao cả nhất, vĩ đại nhất Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc và thắng giặc tượng trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt và sức mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam Thánh Gióng còn là một truyện cổ thần kì có hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp

Cái cao cả có những điểm gần gũi với cái đẹp Nét tương đồng là

cả hai đều gợi ra những cảm giác tích cực Cái đẹp là ước mơ lí tưởng gần gũi, dịu dàng Cái cao cả là lí tưởng cao siêu con người chủ yếu chiêm ngưỡng hướng tới nhưng dường như không dám mơ ước đạt tới Nó rất cần cho đời sống, nó làm cho cuộc sống không bị tầm thường và nhỏ bé đi, làm cho thế giới hiện ra lúc nào cũng to lớn, hùng vĩ, khó khăn nhưng cũng đầy cảm hứng về những thử thách, chiến công, sự phiêu lưu và những hành động phi thường Nghệ thuật

Trang 6

có nhiệm vụ quan trọng trong những bước ngoặt trọng đại của lịch sử,

là dấy lên ở con người những tình cảm cao cả, lớn lao

Nhìn chung cái thiện, cái ác, cái cao cả, cái thấp hèn là những phạm trù mĩ học mà tác phẩm văn chương nào cũng phải có Cuộc sống vốn đa dạng phong phú mà văn chương là sự phản ánh cuộc sống đó một cách có nghệ thuật Mỗi nhà vãn phải tả được cái xấu, cái đẹp trong tâm hồn con người Và cho dù miêu tả cái gì đi nữa, thì người đọc, người cảm thụ phải có cách nhìn cao cả

Trang 7

CÁI ĐẸP

Cái đẹp là một phạm trù trung tâm của mĩ học phản ánh quan hệ thẩm mĩ giữa con người và hiện thực dưới dạng hình tượng toàn vẹn cân xứng hài hòa gây được cảm khoái thẩm mĩ tích cực đối với chủ thể xã hội Cái đẹp gắn rất chặt với khái niệm về sự hoàn thiện, quan niệm về cái đẹp cũng mang sắc thái quan niệm rất rõ nét

Cái đẹp là một trong những hiện tượng thẩm mỹ vô cùng phong phú và phạm vi bộc lộ rộng rãi Thiên nhiên là nơi bắt đầu của mọi cái đẹp, ví như nét đẹp của biển Ninh Chử, Ninh Thuận Theo nghĩa chữ Hán, “ninh” là bình yên, thái hòa, “chử” là bờ bãi, vũng vịnh; “Ninh Chử” tức bãi đẹp, vùng vịnh yên bình Vẻ đẹp ở đây chỉ có thể được chiêm ngưỡng bằng mắt, chứ không một điện thoại thông minh hoặc máy ảnh nào có thể chụp lại được một cách trọn vẹn Bãi biển Ninh Chử quá rộng, quá mênh mông, cảm giác như kéo dài đến tận đường chân trời Biển Ninh Chử rất ít sóng, không có tiếng êm nhẹ rì rào như những bãi biển khác, nước biển có màu xanh thẫm và bầu trời xung quanh có màu xanh ngát Đặc biệt, Ninh Chử có một vườn dương sát biển, nó đẹp nhờ những nét cong của bờ biển Ngoài ra, Ninh Chử còn

có một kỳ quan đẹp vào mỗi buổi sáng là cảnh mặt trời dần dần nhô ra khỏi ngọn núi nhỏ, nhuộm cả góc trời trong tông màu rực rỡ tương phản hoàn toàn với màn đêm còn sót lại trên bãi biển, trên những dãy núi đá Từng phút một, mặt trời lại ló thêm một ít dần soi sáng một góc biển, một khoảng trời Sau đó cả vùng biển, núi như lung linh dưới ánh sáng hai mặt trời trên không trung và dưới biển, mờ ảo trong

Trang 8

những làn sương mai Sau những thời gian làm việc vất vả, về với Ninh Chử, ta sẽ cảm thấy rất thoải mái và dễ chịu, hòa mình vào dòng nước trong xanh, đùa vui với sóng biển sẽ làm cho bao nhiêu mệt mỏi, cực nhọc tan biến sẽ làm cho ai ai ghé nơi đây cũng không thể nào quên và muốn trở lại ngay khi có dịp

Cái đẹp còn là những sản phẩm do con người làm ra là “thiên nhiên thứ hai”; cái đẹp trong nghệ thuật là sự hoàn chỉnh tính gọt dũa, trau chuốt của các yếu tố hình thức trong tác phẩm nghệ thuật, là sự thống nhất giữa nội dung được thể hiện và hình thức thể hiện, mang sắc thái biểu cảm rất rõ, thể hiện tập trung nhất quan hệ thẩm mĩ của con người và hiện thực Cái đẹp còn thể hiện trong hoạt động của con người Và có lẽ nó luôn là thứ ám ảnh và mang lại nhiều nỗi nhớ kèm theo cảm xúc khó tả cho con người như hình ảnh cô H – giáo viên chủ nhiệm năm lớp 8 của tôi đội gió, đội mưa chở bạn đi bệnh viện, chẳng bao giờ có thể quên được cảm xúc ngày hôm ấy

Hôm đó là một ngày đầy gió, mưa to ầm ầm như núi đá sạt lở, đang trong giờ học thì bất ngờ bạn tôi ngất xỉu, cô vội vã bế bạn đến phòng y tế sơ cứu nhưng vẫn không tỉnh, cô quyết định nhanh chóng đưa bạn đến bệnh viện Từ trong lớp nhìn ra, hình ảnh một cô giáo trong tà áo dài bất chấp mưa gió, nhường áo mưa cho học trò mình, một tay lái xe, một tay cầm tà áo dài gấp rút đưa học sinh đến bệnh viện làm tôi nhớ mãi, nhớ như một nỗi ám ảnh về sự hi sinh, tận tụy của người làm nghề giáo Vẻ mặt lo âu, son phấn trôi theo từng hạt mưa nặng trĩu của cô luôn là gương mặt đẹp nhất Hình ảnh cô H ướt như chuột lột cùng nghĩa cử cao đẹp của cô cứ như những thước phim

Trang 9

được lưu giữ vĩnh viễn vào não bộ của tôi, mà giờ đây, mỗi khi nhớ lại tôi thấy bồi hồi, xúc động Cái đẹp đôi khi là những cái bình dị, giản đơn như thế mà tùy vào cách nhìn của mỗi người sẽ khác nhau

Cô H chính là thần tượng của lòng tôi Hình ảnh và hành động vô cùng đẹp đẽ cùng với tấm lòng yêu thương học sinh như chính con ruột của cô là một trong những động lực khiến tôi chọn nghề giáo, dấn thân vào sự nghiệp trồng người như cô Chính cô là hiện thân của cái đẹp, là những gì đẹp đẽ nhất, cao quý nhất, là bài học lớn lao về tấm lòng cao cả, nghĩa cử cao thượng của cái đẹp đối với tôi qua bao năm tháng, vĩnh viễn và mãi mãi!

Có vô vàn cách định nghĩa về cái đẹp Có thể đẹp với người này nhưng chưa chắc đã đẹp với người kia Cái đẹp nằm ngay nơi bản chất hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên, của những gì con người tạo

ra, trong từng hoạt động của con người và trong cả nghệ thuật Không cần cho là đẹp thì nó vẫn là đẹp Quan niệm về cái đẹp là vấn đề con người đặt ra và nói cho cùng sự vật dù đẹp đến mấy nhưng không có người chiêm ngắm, cảm nhận bằng tâm hồn thì cái đẹp cũng chẳng có

ý nghĩa gì

Trang 10

CÁI HÀI

Cái hài không phải là một phạm trù thẩm mĩ phổ biến mà trước hết là một phạm trù của nghệ thuật Nó thường gắn với cái cười Không thể hình dung cái hài nếu thiếu cái cười Cái cười mang tính đòi hỏi trước hết phải có một đối tượng cười Cái gây cười xét về bản chất là cái có mâu thuẫn kiểu như là sự đối lập, không cân xứng, không hài hoà Sau đó lại còn phải có chủ thể cười Bản thân đối tượng cười không thể gây nên tiếng cười nếu chủ thể không nhận thức được những mâu thuẫn chứa đựng trong nó Tiếng cười trong cái hài luôn mang khuynh hướng xã hội thể hiện không chỉ nhận thức mà còn

cả thái độ Cười là một hình thức chế ngự cái xấu, dám cười cái xấu là dám tự tin, tự khẳng định sự tốt đẹp Cái hài là một hình thức đánh giá thể hiện trình độ con người là chủ đối tượng, làm chủ bản thân mình Cái hài có nhiều loại: cái hài hài hước xuất phát từ những mâu thuẫn bên ngoài mang tính chất nhẹ nhàng, thoải mái Ví dụ như cái hài trong truyện cười “Tam đại con gà” Mâu thuẫn gây cười trong truyện là sự dốt nát và nghề dạy học của một ông thấy đồ “dốt đặc”

mà vẫn còn cố tình giấu dốt Dù có cố gắng giấu như thế nào đi nữa thì càng giấu lại càng lộ cái dốt ra Tuy tiếng cười đã nổ ra nhiều lần

từ khi thầy đồ dạy chữ “kê” thành chữ “dủ dỉ”, rồi giảng nghĩa “dủ dỉ

là con dù dì” nhưng phải đến lúc chủ nhà xuất hiện chỉ ra cái sai của thầy đồ và thầy nguỵ biện cãi lại thì truyện mới kết thúc một cách bất ngờ và độc đáo Cũng thông qua câu truyện này người dân muốn lên

án phê phán chê bai một tật xấu của một số người trong xã hội đó

Trang 11

chính là không chịu học hỏi trau dồi kiến thức mà lúc nào cũng tự cho

ta đây là tài giỏi nhất mặc dù bản thân không biết gì

Cái hài còn có cái hài dí dỏm có tính chất trí tuệ hơn những sự đối lập gây cười nằm sâu trong bản chất sự vật, hiện tượng hơn và tiếng cười thường có ý nghĩa nhận thức; cái hài châm biếm, mỉa mai mang đậm màu sắc phê phán nhưng thái độ còn nhẹ nhàng, không mang tính thù địch; cái hài đả kích thể hiện khuynh hướng xã hội mạnh mẽ nhất, sự phê phán ở đây mang tính chất phủ định Như truyện “Trạng chết Chúa cũng băng hà” trong chuỗi truyện Trạng Quỳnh chẳng hạn Chúa ghét Quỳnh nên bày yến tiệc có độc để hại Quỳnh, Trạng sớm đoán được nên dặn gia đình nếu ông chết không được phát tang, khi nào nghe tin chúa băng hà hãy làm đám ma, để giống như Quỳnh nằm đọc sách trên võng, mà không biết rằng cậu đã chết Tin lọt đến tai chúa Trịnh Chúa liền thử những món thịt đã cho Quỳnh ăn thì chúa trúng độc băng hà, nên có câu "Trạng chết, Chúa cũng băng hà – Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn” Cái hài trong truyện

là cái hài đả kích, phê phán xã hội theo yêu cầu của tinh thần dân tộc

và dân chủ Cái chết của Trạng Quỳnh và cái chết tiếp theo của Chúa

là một sự sáng tạo, độc đáo Đó là cái chết vừa chủ động, lại vừa bị động và bế tắc Sau khi chết, Quỳnh còn giết được kẻ thù của bản thân

và nhân dân Cái chết và cách chết của Quỳnh chính là cái hài đả kích

xã hội phong kiến thời bấy giờ, phản ánh quyết liệt của mâu thuẫn giai cấp trong xã hội Việt Nam thời Lê - Trịnh

Cái hài vượt ra ngoài khuôn khổ của nghệ thuật, nó thuộc lĩnh vực văn hoá chung của con người Nhưng nghệ thuật là nới tập trung

Trang 12

cao nhất của cái hài làm cho cái hài phong phú hơn rất nhiều Cái hài

sẽ đem lại niềm vui, sự sảng khoái và do đó cũng là sức khoẻ cho con người Hơn nữa, tiếng cười còn là một vũ khí phê phán các thói hư tật xấu và đấu tranh chống các lực lượng kìm hãm tự do và sự phát triển của con người

Cái hài được phản ánh trong nghệ thuật chính là sự phản ánh cái hài dưới các hình thức khác nhau của cuộc sống một cách sáng tạo Nghệ thuật hài xứng đáng giữ vai trò là vũ khí trong đấu tranh xã hội; giải quyết những xung đột; những mâu thuẫn luôn hướng con người đến với cái tốt; cái đẹp với niềm tin và khát vọng sống một cuộc sống tốt hơn; đẹp hơn

Ngày đăng: 17/10/2024, 18:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w