1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bất cân xứng thông tin về chương trình Đào tạo Đại học giữa các bên liên quan nghiên cứu trường hợp các trường Đại học công lập tự chủ Ở việt nam

273 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bất cân xứng thông tin về chương trình Đào tạo Đại học giữa các bên liên quan: Nghiên cứu trường hợp các trường Đại học công lập tự chủ Ở Việt Nam
Tác giả Bùi Đức Dũng
Người hướng dẫn GS.TS Trần Thị Vân Hoa
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Quản Lý Kinh tế
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 273
Dung lượng 2,46 MB

Cấu trúc

  • 1. Sự cần thiết của đề tài luận án (12)
  • 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của luận án (16)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (18)
  • 5. Những đóng góp mới của luận án (21)
  • 6. Kết cấu của luận án (22)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (23)
    • 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến đào tạo đại học và chương trình đào tạo (23)
    • 1.2. Nghiên cứu về các bên liên quan đến chương trình đào tạo (26)
    • 1.3. Nghiên cứu về bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo (30)
    • 1.4. Khoảng trống nghiên cứu (34)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN (37)
    • 2.1. Chương trình đào tạo đại học (37)
      • 2.1.1. Khái niệm (37)
      • 2.1.2. Nguyên tắc và nội dung xây dựng chương trình đào tạo (39)
      • 2.1.3. Các bên liên quan đến chương trình đào tạo đại học (40)
    • 2.2. Thông tin về chương trình đào tạo đại học (41)
      • 2.2.1. Nội dung thông tin về chương trình đào tạo đại học (41)
      • 2.2.2. Hình thức và nguồn cung cấp thông tin về chương trình đào tạo đại học (42)
    • 2.3. Bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan (43)
      • 2.3.1. Nội hàm (43)
      • 2.3.2. Đặc điểm và hệ quả của bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học (44)
      • 2.3.3. Tiêu chí đánh giá bất cân xứng thông tin trong chương trình đào tạo đại học (47)
      • 2.3.4. Phương pháp và cách thức giải quyết bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan (49)
      • 2.3.5. Nhân tố ảnh hưởng đến bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học đối với các bên liên quan (52)
    • 2.4. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong quản lý giảm thiểu bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học (57)
      • 2.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới (57)
      • 2.4.2. Bài học cho Việt Nam (63)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (65)
    • 3.1. Bối cảnh nghiên cứu (65)
      • 3.1.1. Thực trạng đào tạo đại học tại Việt Nam giai đoạn 2013-2023 (65)
      • 3.1.2. Thực trạng về tự chủ đào đạo đại học ở các trường đại học công lập (65)
      • 3.1.3. Yêu cầu cung cấp thông tin về chương trình đào tạo đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo (68)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (72)
      • 3.2.1. Quy trình điều tra (72)
      • 3.2.2. Thiết kế phiếu điều tra (73)
      • 3.2.3. Phương pháp chọn mẫu (76)
      • 3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu (77)
  • CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN VỀ THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM (82)
    • 4.1. Mô tả mẫu điều tra và kiểm định thang đo (82)
      • 4.1.1. Mô tả mẫu điều tra (82)
      • 4.1.2. Kiểm định thang đo (84)
      • 4.2.1. Nội dung thông tin công khai (86)
      • 4.2.2. Hình thức và thời gian công khai thông tin (90)
      • 4.2.3. Sử dụng các phương tiện để cung cấp thông tin (91)
    • 4.3. Thực trạng bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan tại các trường đại học công lập tự chủ ở Việt Nam (92)
      • 4.3.1. Thực trạng bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo giữa trường đại học và sinh viên (92)
      • 4.3.2. Thực trạng bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo giữa trường đại học và nhà tuyển dụng (99)
      • 4.3.3. Thực trạng bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo giữa trường đại học và cán bộ quản lý và giảng viên (105)
      • 4.3.4. Thực trạng bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo giữa trường đại học và phụ huynh học sinh (109)
    • 4.4. Tác động nghịch của bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo giữa trường đại học với các bên liên quan (120)
      • 4.4.1. Thực trạng tỷ lệ SV chậm tốt nghiệp, thôi học (120)
      • 4.4.2. Mức độ hài lòng chung của các bên liên quan về cung cấp thông tin chương trình đào tạo tại các trường đại học công lập tự chủ (122)
    • 4.5. Nguyên nhân ảnh hưởng đến bất cân xứng thông tin giữa các bên liên quan về chương trình đào tạo đại học tại trường đại học công lập tự chủ ở Việt Nam (125)
      • 4.5.1. Nguyên nhân thuộc về các trường đại học (125)
      • 4.5.2. Nguyên nhân thuộc bên ngoài trường đại học (129)
  • CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG, GI ẢI PHÁP GIẢM THIỂU BẤT CÂN XỨNG THÔNG (134)
    • 5.1. Xu hướng ảnh hưởng đến phát triển giáo dục đại học và bất cân xứng thông (134)
      • 5.1.1. Xu hướng quốc tế (134)
      • 5.1.2. Xu hướng trong nước (137)
      • 5.2.1. Quan điểm (139)
      • 5.2.2. Mục tiêu (139)
    • 5.3. Định hướng phát triển giáo dục đại học và giảm bất cân xứng thông tin về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại các trường đại học công lập tự chủ (141)
    • 5.4. Giải pháp giảm bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan tại các trường đại học công lập tự chủ ở Việt Nam (143)
      • 5.4.1. Đổi mới tư duy lãnh đạo của trường đại học về cung cấp thông tin chương trình đào tạo đại học với các bên liên quan (144)
      • 5.4.2. Khai thác có hiệu quả hệ thống quản trị thông tin chương trình đào tạo (145)
      • 5.4.3. Nâng cao năng lực truyền thông trong cung cấp thông tin về chương trình đào tạo với các bên liên quan (146)
      • 5.4.4. Tăng cường đầu tư nguồn lực cho quản trị thông tin chương trình đào tạo (149)
      • 5.4.5. Chuẩn hoá, đa dạng hóa nội dung và hình thức cung cấp thông tin chương trình đào tạo phù hợp với từng bên liên quan (149)
    • 5.5. Khuyến nghị (155)
      • 5.5.1. Khuyến nghị với Bộ GD&ĐT (155)
      • 5.5.2. Khuyến nghị nhà tuyển dụng (157)
      • 5.5.3. Khuyến nghị học sinh, sinh viên (157)
      • 5.5.4. Khuyến nghị cán bộ quản lý và giảng viên (158)
  • KẾT LUẬN ...................................................................................................................................... 158 (160)
  • PHỤ LỤC ......................................................................................................................................... 173 (175)

Nội dung

BÙI ĐỨC DŨNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢ

Sự cần thiết của đề tài luận án

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển Lý thuyết về vốn con người từ thập niên 60 chỉ ra rằng vốn con người là yếu tố chính tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc nâng cao chất lượng và năng suất lao động (NSLĐ) Cụ thể: (i) Giáo dục là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế và năng suất nhân tố tổng hợp, nhờ vào việc thực hiện và đổi mới công nghệ (Benhabib và Spiegel, 1994) (ii) Giáo dục bổ sung cần thiết cho đầu tư vào vốn vật chất Thiếu vốn nhân lực có thể cản trở phát triển kỹ thuật và khả năng sử dụng hoặc tạo ra công nghệ mới, giải thích vì sao đầu tư vào vốn vật chất không chuyển từ nước giàu sang nước nghèo (Lucas, 1990)

Chính vì nhận thức được vai trò của giáo dục nói chung và giáo dục đại học (GDĐH) nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, coi đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho phát triển nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao Chính sách phát triển GDĐH được thể hiện thông qua: Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020; Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Luật GDĐH sửa đổi 2018; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020; Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 Chính vì vậy thời gian qua GDĐH Việt Nam đạt được nhiều thành tựu: (i) Quy mô đào tạo liên tục tăng lên với 242 trường đại học (ĐH) và 1,73 triệu sinh viên đại học chính quy, 61.413 học viên học thạc sĩ và 6.434 nghiên cứu sinh trong năm học 2022-2023 (ii) Đội ngũ giảng viên gia tăng về số lượng và chất lượng với 82.474 giảng viên, trong đó 31,94% có trình độ tiến sĩ trở lên, 0,93% và 6,41% người có học hàm giáo sư và phó giáo sư; Tỷ lệ sinh viên/giảng viên đại học đạt 27,4 người (iii) Chất lượng giáo dục đại học ngày càng tăng Tính đến cuối năm 2023, Việt Nam có 261 cơ sở đào tạo hoàn thành đánh giá ngoài và 194 cơ sở được kiểm định theo tiêu chuẩn trong nước, cùng với 9 cơ sở được kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế Các cơ sở GDĐH Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí trên các bảng xếp hạng quốc tế, với 6 cơ sở trong danh sách THE WUR 2023, 3 cơ sở trong QS Sustainability Rankings 2023, và 11 cơ sở trong QS Asia University Rankings

2023 Ngoài ra, 9 cơ sở được xếp hạng trong bảng xếp hạng tầm ảnh hưởng của Times Higher Education, tăng 2 cơ sở so với năm 2022 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2023) (iv)

Tự chủ trong GDĐH đã có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua Các cơ sở GDĐH ở Việt Nam được trao quyền tự chủ và phải chịu trách nhiệm giải trình về chất lượng đào tạo và chuẩn đầu ra để đáp ứng nhu cầu của người học và xã hội Trách nhiệm này được thực hiện công khai, minh bạch theo quy định của Luật Giáo dục đại học năm

2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018), Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở GDĐH do Hội đồng trường ban hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan, cụ thể:

Tự chủ trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, công bố công khai các chỉ tiêu này, chất lượng đào tạo, điều kiện đảm bảo chất lượng, tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp, và thông tin tài chính của trường

Tuy nhiên GDĐH Việt Nam còn nhiều bất cập như: (i) Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngày càng giảm khi chênh lệch giữa sinh viên tuyển mới và sinh viên tốt nghiệp ngày càng tăng, đặc biệt giai đoạn 2017-2022, xu hướng này thể hiện rõ nét nhất (ii) Cơ cấu đào tạo bất hợp lý, chưa gắn với thị trường lao động Việt Nam đứng thứ 137/140 quốc gia được đánh giá trong Báo cáo Chỉ số Năng lực Cạnh tranh năm 2018 về mức độ phù hợp kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học dựa trên khảo sát với các nhà tuyển dụng ở mỗi quốc gia (Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 2018) (iii) Chất lượng đào tạo còn hạn chế, nhiều trường đại học chưa xây dựng được chương trình đào tạo có chất lượng (iv) Mức độ bao phủ thấp và bất bình đẳng trong tiếp cận GDĐH (WB, 2020) (iii) Quá trình tự chủ GDĐH công lập còn chậm và chưa hiệu quả… Nguyên nhân của tình trạng trên là do: Thứ nhất, thiếu vốn đầu tư phát triển GDĐH Năm 2016, tỷ lệ chi tiêu công cho GDĐH chiếm 0,33% GDP, thấp hơn so với một số nước trong khu vực và trên thế giới (Trung Quốc: 0,87%; Thái Lan: 0,64%; Singapore: 1%, Phần Lan: 1,89%; Anh: 1,29%) (WB, 2020) Đến năm 2020, tỷ lệ chi tiêu công cho GDDH còn 0,23% GDP (Bộ Tài chính, 2023) Thứ hai, hiệu quả quản lý và quản trị GDĐH còn yếu Thứ ba, bất cân xứng thông tin trong GDĐH còn lớn… Để đạt được mục tiêu trong dự thảo chiến lược phát triển GDĐH đến năm 2030, tầm nhìn 2045 “Phát triển nền GDĐH chất lượng, hiệu quả, công bằng, minh bạch và hiện đại, đáp ứng yêu cầu và dẫn dắt phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân Đến năm 2030, Việt Nam nằm trong 4 quốc gia có hệ thống GDĐH tốt nhất khu vực Đông Nam Á” đòi hỏi hệ thống GDĐH Việt Nam cần phải có những giải pháp khắc phục nguyên nhân gây ra hạn chế trong phát triển GDĐH thời gian qua Trong đó việc nghiên cứu “B ấ t cân x ứ ng thông tin v ề ch ươ ng trình đ ào t ạ o đạ i h ọ c gi ữ a các bên liên quan: Nghiên c ứ u tr ườ ng h ợ p các tr ườ ng đạ i h ọ c công l ậ p t ự ch ủ ở Vi ệ t Nam” là rất cần thiết bởi những lý do sau:

Thứ nhất, bất cân xứng thông tin (BCX TT) về chương trình đào tạo đại học (CTĐT ĐH) gây ra nhiều tổn thất cho xã hội

BCX TT trong CTĐT ĐH sẽ dẫn đến 2 hệ quả: (i) Lựa chọn nghịch và (ii) Rủi ro về đạo đức Trong đó lựa chọn ngịch sẽ dẫn đến hậu quả gây nhiều tổn thất cho xã hội, cụ thể: (i) Chất lượng lao động thấp, không đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng do đào tạo không phù hợp với thị trường lao động (TTLĐ) (ii) Tỷ lệ bỏ học giữa chừng cao (iii) Tỷ lệ thất nghiệp cao và NSLĐ thấp (iv) Tốn chi phí đào tạo nhân lực khi đào tạo không hiệu quả do thiếu thông tin

Thứ hai, chưa có nhiều nghiên cứu về tình trạng BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại Việt Nam

Các nghiên cứu đã thực hiện trong lĩnh vực đào tạo đại học (ĐTĐH) tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào hai vấn đề lớn là: chất lượng đào tạo trong mối liên hệ với sự hài lòng và trung thành (Nguyễn Thành Long, 2008; Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2013; Nguyễn Việt Hùng, Hà Quỳnh Hoa, 2014) và tự chủ tài chính (Vũ Thị Thanh Thủy và Vũ Duy Hào, 2012; Đặng Thị Lệ Xuân, 2015) Các nghiên cứu riêng về hệ thống quản lý thông tin được thực hiện đơn lẻ theo từng cơ sở đào tạo nhằm phục vụ quá trình tác nghiệp cụ thể (Nguyễn Thanh Tuấn, 2014; Nguyễn Quỳnh Mai và cộng sự, 2016; Phạm Thảo và Nguyễn Quỳnh Mai, 2016)

Hiện nay có nghiên cứu của Phan Hồng Mai (2020) đã chỉ ra hiện trạng BCX TT trong ĐTĐH tại Việt Nam khi sử dụng bộ dữ liệu điều tra 5 trường ĐH (bao gồm cả trường tự chủ và chưa tự chủ) và đối tượng điều tra là sinh viên, doanh nghiệp, cán bộ giảng viên và cơ quan chủ quản của 5 trường ĐH Nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng BCX TT là do “các trường ĐH thổi phồng kết quả, chạy theo thành tích xếp hạng, không chú tâm đến điều kiện bảo đảm chất lượng…” Bên cạnh đó nghiên cứu mới dừng lại ở tính xác xuất trung thành của đối tượng nghiên cứu mỗi khi nhóm thông tin được cải thiện để chỉ ra tầm quan trọng của cải thiện thông tin Nghiên cứu chưa tính tầm quan trọng và mức độ dễ tiếp cận các nhân tố tới sự hài lòng của thông tin được cung cấp về CTĐT để từ đó chỉ ra nhóm thông tin nào ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của các bên liên quan Đối với các trường ĐH công lập tự chủ ở Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu thường tập trung nghiên cứu về: Mô hình tự chủ, tự chủ tài chính, thực trạng của tự chủ, chính sách tự chủ Đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu về BCX TT về CTĐT ở các trường ĐH công lập tự chủ để khẳng định vai trò trách nhiệm giải trình của trường ĐH với các bên liên quan từ khi thực hiện cơ chế tự chủ ĐH

Thứ ba, các trường ĐH thực hiện triển khai minh bạch thông tin là tất yếu

Trong giai đoạn 2012-2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở GDĐT thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Thông tư là cơ sở để các trường ĐH tăng cường thực hiện trách nhiệm giải trình và công khai, minh bạch thông tin để người học và toàn xã hội giám sát hoạt động

Bên cạnh đó, trong Luật Giáo dục Đại học 2018, sửa đổi bổ sung Điều 32 (Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH), trong đó có nhấn mạnh các nội dung thể hiện công khai thông tin như: (i) Tại Mục 2 điểm d: Công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và thông tin khác theo quy định của pháp luật (ii) Tại Mục 6 điểm b: Công khai báo cáo hằng năm về các chỉ số kết quả hoạt động trên trang thông tin điện tử của cơ sở GDĐH; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với chủ sở hữu và cơ quan quản lý có thẩm quyền (iii) Tại Mục 6 điểm d: Thực hiện công khai trung thực báo cáo tài chính hằng năm và nội dung khác trên trang thông tin điện tử của cơ sở GDĐH theo quy định của

Như vậy, vai trò trách nhiệm giải trình của trường ĐH với các bên liên quan trong giai đoạn hiện nay là tất yếu Do đó, các trường ĐH nhất là trường ĐH công lập tự chủ cần có những giải pháp để khẳng định vai trò trách nhiệm giải trình của mình với các bên liên quan từ khi thực hiện cơ chế tự chủ ĐH

Thứ tư, trong Dự thảo Xây dựng Khung Chiến lược phát triển GDĐH giai đoạn

2021-2030, tầm nhìn 2045 đã xác định 4 chiến lược phát triển: (i) Chiến lược văn hóa chất lượng (ii) Chiến lược tối ưu hóa hệ thống (iii) Chiến lược tài chính đòn bảy và (iv) Chiến lược giáo dục ĐH số Trong đó chiến lược ĐH số đều nhấn mạnh đến các nội dung: Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về GDĐH; Phát triển hệ thống thông tin quản lý toàn ngành kết nối liên thông với phần mềm quản trị nhà trường tại các cơ sở GDĐH; Phát triển và tích hợp các công cụ đánh giá, phân tích dữ liệu; Hệ thống phản hồi, lấy ý kiến các bên liên quan; hệ thống kiểm định chất lượng GDĐH…

Trên cơ sở đó cho thấy việc hoàn thiện hệ thống thông tin về CTĐT và hệ thống phản hồi của các bên liên quan là cần thiết để thực hiện chiến lược ĐH số trong bối cảnh mới

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của luận án

Luận án nhằm góp phần hoàn thiện thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về BCX

TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại các trường ĐH công lập tự chủ ở Việt Nam, và đề xuất định hướng giải pháp nhằm giảm thiểu BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan trong thời gian tới

- Hệ thống hóa các mô hình nghiên cứu về BCX TT trên cơ sở đó làm rõ nội hàm và các biểu hiện của BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan

- Phân tích rõ thực trạng và nguyên nhân của BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan hiện nay tại các trường ĐH công lập tự chủ ở Việt Nam Đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp nhằm giảm thiểu BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại các trường ĐH trong thời gian tới

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án hướng tới trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:

Nội hàm và các biểu hiện BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan như thế nào? Thực trạng BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại các trường ĐH công lập tự chủ ở Việt Nam ra sao?

Giải pháp nào để giảm thiểu BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại các trường ĐH công lập tự chủ ở Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

4.1 Ph ươ ng pháp ti ế p c ậ n Để thực hiện được yêu cầu đề ra, luận án đã sử dụng các cách tiếp cận sau:

Cách tiếp cận của góc nhìn của khoa học quản lý và tiếp cận kết hợp lý luận với thực tế, cụ thể: (i) Tổng quan các tài liệu trong nước và ngoài nước để xây dựng khung lý thuyết về BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan (ii) Phân tích thực trạng bất cân xứng thông tin về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại các trường ĐH công lập tự chủ tại Việt Nam thời gian qua để rút ra những nhận định đánh giá về thành công, hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế Trên cơ sở đó để đề xuất giải pháp giảm BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan trong thời gian tới

Cách ti ế p c ậ n đị nh tính : Luận án sử dụng cách tiếp cận này trong (i) Xác định mức độ BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan (ii) Phân tích quan điểm của các chuyên gia cũng như nhà quản lý xác định BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan và nhân tố ảnh hưởng đến BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan

Cách ti ế p c ậ n đị nh l ượ ng : Cách tiếp cận cuối cùng mà luận án sử dụng phương pháp tiếp cận định lượng làm nền tảng trong quá trình thu thập và phân tích dữ liệu, từ đó đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp

Theo đó, luận án đã sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để thu thập dữ liệu về thực trạng BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan Việc thu thập dữ liệu với cỡ mẫu lớn và nhiều biến số được thực hiện nhằm đảm bảo tính đại diện, khách quan và đúng thực tế của các con số thống kê

Trên cơ sở nguồn dữ liệu đó, luận án sẽ vận dụng các công cụ phân tích thống kê định lượng như phân tích nhân tố khám phá (EFA), hồi quy, so sánh trung bình để xử lý dữ liệu Qua đó, chỉ ra được chênh lệch tiếp cận thông tin về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan

4.2 Quy trình nghiên c ứ u Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án đã thực hiện quy trình nghiên cứu như sau:

- Bước 1: Tổng quan tài liệu để tìm khoảng trống nghiên cứu

- Bước 2: Trên cơ sở tổng quan tài liệu cũng như tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực GDĐH, luận án hoàn thiện khung nghiên cứu BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan

- Bước 3: Thu thập thông tin để đánh giá BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại các trường ĐH công lập tự chủ Thông tin luận án thu thập từ nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp

- Bước 4: Phân tích thực trạng BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại các trường ĐH công lập tự chủ Trên cơ sở đó rút ra những bất cập trong cung cấp thông tin về CTĐT ĐH giữa trường ĐH công lập tự chủ và các bên liên quan

- Bước 5: Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp giảm BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan

4.3 Ph ươ ng pháp thu th ậ p d ữ li ệ u

Luận án sử dụng cả nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp Việc thu thập các dữ liệu này được thực hiện như sau:

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua phương pháp kế thừa, tổng hợp các tài liệu nghiên cứu trước bao gồm các tài liệu sau:

(i) Các nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân và nhóm nghiên cứu có liên quan đến BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan (ii) Báo cáo của Bộ GD&ĐT, của các trường ĐH công lập tự chủ để phục vụ đánh giá thực trạng BCX TT về CTĐT ĐH giữa

Phát hiện vấn đề thực trạng bất cân xứng thông tin về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan Đề xuất định hướng và giải pháp giảm bất cân xứng thông tin về

CTĐT ĐH giữa các bên liên quan Khung lý thuyết về bất cân xứng thông tin về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan các bên liên quan như: Báo cáo số liệu thống kê về GDĐH qua các năm; Báo cáo 3 công khai của các cơ sở GDĐH công lập tự chủ, Chương trình đào tạo; Báo cáo về quy mô đào tạo tại các trường ĐH công lập; Trang thông tin của các trường (iii) Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Các tài liệu này đều được trích dẫn đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo

- Số liệu sơ cấp: Luận án sử dụng số liệu sơ cấp từ nguồn sau: Điều tra bảng hỏi bằng để có thêm thông tin phân tích thực trạng BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan, cụ thể:

Về đối tượng khảo sát: Luận án khảo sát 5 nhóm đối tượng bao gồm: sinh viên; học sinh (THPT); phụ huynh; cán bộ quản lý, giảng viên và nhà tuyển dụng

Về phạm vi khảo sát: (i) Sinh viên, cán bộ và giảng viên của các trường đại học thuộc đối tượng nghiên cứu là: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, trường ĐH Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và Trường ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (ii) Học sinh THPT, phụ huynh học sinh, nhà tuyển dụng thuộc 3 địa phương có 3 trường ĐH thuộc đối tượng nghiên cứu là: Thành phố Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh

Những đóng góp mới của luận án

Luận án có những đóng góp mới sau:

Nh ữ ng đ óng góp m ớ i v ề m ặ t h ọ c thu ậ t, lý lu ậ n

Thứ nhất, luận án dựa trên 2 lý thuyết để xây dựng nội hàm về BCX TT giữa các bên liên quan về CTĐT ĐH, cụ thể: (i) Lý thuyết các BLQ của Freeman (1984) và các nghiên cứu của Amaral và Magalhães (2002), Marić (2013), Nguyễn Văn Đường (2014), Slaba

(2015), và Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) về bên liên quan đến CTĐT Trên cơ sở đó, luận án đã thảo luận vai trò của các bên liên quan đến xây dựng CTĐT ĐH (ii) Lý thuyết BCX

TT của Akerlof (1970) và nghiên cứu của Joseph Stiglitz (2001) và Joseph và cộng sự (2010) về đặc điểm của BCX TT Do đó, nội hàm của BCX TT trong CTĐT ĐH giữa các bên liên quan được luận án tiếp cận theo 2 nội dung: Một là, BCX trong nội dung thông tin, bao gồm cả tính đầy đủ và tính cập nhật của thông tin Hai là, BCX trong hình thức cung cấp thông tin

Thứ hai, luận án dựa trên mô hình 5 khoảng cách của Parasuraman và cộng sự (1985) và nghiên cứu của Philip Kotler (2021) về sự hài lòng của khách hàng để đưa ra hai nhóm tiêu chí đánh giá sự BCX TT trong CTĐT ĐH giữa các bên liên quan: (i) BCX giữa nhu cầu và khả năng tiếp cận thông tin của các bên liên quan (ii) Sự hài lòng của các bên liên quan về mức độ cập nhật và mức độ đầy đủ của thông tin

Nh ữ ng đ óng góp và đề xu ấ t m ớ i v ề th ự c ti ễ n

Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra 5 đặc điểm về BCX TT trong quá trình cung cấp thông tin của các trường ĐH công lập tự chủ ở Việt Nam với các bên liên quan trong thời gian qua, cụ thể: (i) Mức độ tiếp cận thông tin về CTĐT ĐH của các bên liên quan còn thấp hơn so với nhu cầu thông tin, trong đó nhóm cán bộ quản lý và giảng viên (CBQL&GV) có sự BCX TT thấp nhất (ii) Có sự khác biệt về sự BCX TT theo địa bàn nghiên cứu, trong đó địa bàn TP Đà Nẵng được đánh giá có mức độ BCX TT ít hơn so với TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (iii) Mức độ cập nhật, mức độ đầy đủ và sự hài lòng về thông tin từ CTĐT ĐH được đánh giá khác nhau giữa các bên liên quan, trong đó CBQL&GV có điểm trung bình chung cao nhất và Phụ huynh học sinh là đối tượng có điểm thấp nhất trên cả 3 khía cạnh về thông tin trong CTĐT ĐH (iv) Các nhân tố đánh giá Tầm quan trọng và Mức độ dễ tiếp cận có tác động tích cực đến Sự hài lòng của thông tin được cung cấp về CTĐT ĐH Trong đó nhóm đối tượng phản ánh được thay đổi

Sự hài lòng nhất của CTĐT ĐH là Nhà tuyển dụng (v) Có sự khác biệt giữa các bên liên quan về ảnh hưởng của các nhân tố đến Sự hài lòng về thông tin CTĐT ĐH được cung cấp

Thứ tư, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất 5 giải pháp để giảm tình trạng

BCX TT trong CTĐT ĐH thời gian tới với chủ thể thực hiện là các trường ĐH công lập tự chủ ở Việt Nam Các giải pháp này là: (i) Đổi mới tư duy lãnh đạo của trường ĐH về cung cấp thông tin CTĐT ĐH với các bên liên quan; (ii) Khai thác có hiệu quả hệ thống quản trị thông tin CTĐT; (iii) Nâng cao năng lực truyền thông trong cung cấp thông tin về CTĐT với các bên liên quan; (iv) Tăng cường đầu tư nguồn lực cho quản trị thông tin CTĐT ĐH; và (v) Chuẩn hoá, đa dạng hóa nội dung và hình thức cung cấp thông tin phù hợp với từng bên liên quan.

Kết cấu của luận án

Ngoài lời mở đầu, danh mục bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bất cân xứng thông tin chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng bất cân xứng thông tin về thông tin chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan tại các trường đại học công lập tự chủ ở Việt Nam

Chương 5: Định hướng, giải pháp giảm thiểu bất cân xứng thông tin về thông tin chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan tại các trường đại học công lập tự chủ ở Việt Nam.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu liên quan đến đào tạo đại học và chương trình đào tạo

GDĐH bao gồm tất cả giáo dục sau trung học, đào tạo và tiến hành nghiên cứu tại các tổ chức giáo dục như các trường ĐH được công nhận được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép là cơ sở GDĐH (World Conference on Higher Education, 1998)

Chức năng của các cơ sở GDĐH bao gồm: (i) Đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội (ii) Nghiên cứu và đóng góp giá trị khoa học cho xã hội Nghiên cứu làm cho trình độ học vấn cao hơn trở nên khả thi và giáo dục, ngược lại, phát triển nguồn nhân lực để thực hiện nghiên cứu (iii) Thực hiện trách nhiệm xã hội

Tại Việt Nam, GDĐH đào tạo trình độ ĐH, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ Cơ sở GDĐH”là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của GDĐH, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng gồm các hình thức: ĐH, trường ĐH và cơ sở GDĐH có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật” (Quốc Hội, 2019)

Từ đầu thế kỉ 21, trong bối cảnh mới về toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 diễn ra mạnh mẽ đã tạo ra những thách thức mới trong đào tạo đại học (ĐTĐH) Mục đích ĐTĐH theo quan điểm truyền thống đã thay đổi Bên cạnh quan điểm ĐTĐH là tiếp thu kiến thức mới và chuẩn bị một cho lực lượng lao động có trình độ để nâng cao NSLĐ cho nền kinh tế thì cũng có quan điểm lập luận luận rằng các tổ chức GDĐH nên hướng tới sự thịnh vượng chung, sự phát triển bền vững của nền kinh tế (Shapiro, 2005, Abowitz, 2008; Dungy, 2012; Levine, 2014; Brighouse và Mcpherson, 2015) Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự mâu thuẫn trong lựa chọn cách đi và phương thức đào tạo đối với các cơ sở GDĐH trong thế kỷ 21

Bên cạnh đó, GDĐH đang phải đối mặt với những thách thức khác, bao gồm: học phí tăng nhanh, phân bổ ngân sách nhà nước giảm dần, các mối quan hệ quản trị giáo dục thay đổi và bối cảnh mới đòi hỏi sinh viên tốt nghiệp ĐH phải có nhiều kỹ năng và năng lực hơn (Bastedo, Altbach và Gumport, 2016; Goodchild, Jonsen, Limerick, và Longanecker, 2014) Đáng chú ý, do yêu cầu của TTLĐ, hệ thống giáo dục công lập và giáo dục tư thục đều phải liên tục chứng minh giá trị của họ trong xã hội đương đại (Bok, 2003; Suspitsyna, 2012)

Do đó, các trường ĐH ngày nay được yêu cầu phải chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm đạo đức để đáp ứng lực lượng lao động trong tương lai nhu cầu của xã hội và tham gia đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu mới Từ những những thay đổi sâu sắc trên đã dẫn đến xu hướng tư nhân hóa GDĐH trên toàn thế giới (Filippakou và Williams, 2014; Pusser, 2006), theo đó các cơ sở GDĐH đã bắt đầu hoạt động như một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giáo dục tuân theo nguyên tắc của thị trường (Gumport, 2000; Kerr, 1994; Thompson, 2014)

Vai trò kép của GDĐH đã dẫn đến sự thay đổi mô hình giáo dục, đó là xu hướng tư nhân hóa, thương mại hóa và tập đoàn hóa trong GDĐH ngày càng phát triển Bên cạnh đó, nhiệm vụ của GDĐH và các cơ sở đào tạo trong hệ thống GDĐH cũng thay đổi theo hướng tăng cường đào tạo sinh viên phát triển toàn diện, đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng và luôn phát triển bản thân Do vậy, sinh viên tốt nghiệp ra trường cần có năng lực về chuyên môn, có kĩ năng và thái độ làm việc tốt, luôn sáng tạo trong công việc và khẳng định vị trí của bản thân trong môi trường làm việc (Kezar, 2004; Lambert, 2014) Để đáp ứng nhu cầu xã hội hiện tại các cơ sở GDĐH phải cấu trúc lại chương trình giảng dạy ĐH, phương pháp giảng dạy, và các chính sách đánh giá để đảm bảo rằng tất cả sinh viên đều có các đặc điểm và năng lực mong muốn để tham gia vào TTLĐ một cách hiệu quả nhất, đóng góp cho sự phát triển bền vững nền kinh tế (Fein, 2014; Kirst và Stevens, 2015) Theo nghiên cứu của Hart Research Associates (2015) đã kết luận rằng 91% nhà tuyển dụng của Mỹ cho rằng khả năng tư duy phản biện, giao tiếp và giải quyết vấn đề quan trọng hơn chuyên ngành đại học của một nhân viên tiềm năng Hơn một nửa số người đã sử dụng lao động vẫn báo cáo có gặp khó khăn trong việc tìm ứng viên đủ tiêu chuẩn cho vị trí tuyển dụng và hơn một phần ba nói rằng gần đây sinh viên tốt nghiệp rất thiếu sự chuẩn bị cho việc tìm kiếm việc làm của họ (Carnevale, Jayasundera và Repnikov, 2014; Hanson và Gulish, 2013; Ficher, 2014; McKinsey

Nghiên cứu về GDĐH tại Việt Nam hiện nay đang theo hướng là:

(i) Chất lượng đào tạo trong mối liên hệ với sự hài lòng và trung thành (Nguyễn Việt Hùng, Hà Quỳnh Hoa, 2014; Nguyễn Thành Long, 2008; Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2013)

(ii) Tự chủ trong GDDH gồm các nghiên cứu: Thứ nhất, nội hàm về tự chủ ĐH và mức độ giải trình cũng như những thách thức trong bối cảnh tự chủ (Bùi Thùy Loan, 2013; Đặng Ứng Vận và Trần Thu Hiền, 2019; Pham Le Cuong và cộng sự, 2020; Đào Trọng Thi, 2020; Lê Thanh Hà, 2022; Nguyễn Tài Hoa, 2022) Thứ hai, mô hình tự chủ đại học (Ngô Thu Giang, 2020) Thứ ba, tự chủ tài chính trong GDĐH

(Đặng Thị Lệ Xuân, 2015; Vũ Thị Thanh Thủy và Vũ Duy Hào, 2012; Lê Trung Thành và cộng sự, 2017; Nguyễn Tiến Dũng và Nguyễn Đình Hưng, 2019) Thứ tư, tự chủ về học thuật và đảm bảo chất lượng (Nguyễn Công Ước và Nguyễn Đức Huy, 2019; Tạ Thị Thu Hiền và cộng sự, 2022; Phạm Thị Tuyết Nhung và cộng sự, 2022)

(iii) Kiểm định chất lượng giáo dục thường tập trung vào các phương pháp đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục nhằm đảm bảo các cơ sở giáo dục đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định

Bên cạnh đó còn có nghiên cứu tổng hợp nhiều khía cạnh, cụ thể trong nghiên cứu của World Bank (2020) về “Hiệu quả Giáo dục Đại học tại Việt Nam” Trong nghiên cứu này, WB đã đánh giá hiện trạng hệ thống GDDH Việt Nam từ nhiều khía cạnh như: Tiếp cận và công bằng trong giáo dục, chất lượng đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, quản trị và quản lý giáo dục, cũng như huy động và phân bổ nguồn lực trong giáo dục Nghiên cứu cũng đề xuất một số chính sách như mở rộng hệ thống đào tạo, đa dạng hóa cơ sở đào tạo, đổi mới chương trình và phương pháp sư phạm, sử dụng công nghệ kỹ thuật số, và gắn kết với nền kinh tế và xã hội

Nghiên c ứ u v ề ch ươ ng trình đ ào t ạ o

Theo Hollis và Campbell (1935) thì CTĐT được xem là một chuỗi những kinh nghiệm được phát triển nhằm giúp người học tăng cường tính kỉ luật, phát triển năng lực tư duy và hành động

Theo Wheeler (1976), CTĐT có nghĩa là những trải nghiệm đã được lập từ trước và được đưa ra cho người học dưới sự hướng dẫn của cơ sở giáo dục Hay Tanner (1975) định nghĩa CTĐT như những trải nghiệm học tập được xây dựng từ trước và kết quả học tập được đề ra ngay từ đầu thông qua việc cung cấp các kiến thức và trải nghiệm một cách có hệ thống nhằm phát triển người học không ngừng, nâng cao được tri thức, năng lực cá nhân và năng lực xã hội của người học

CTĐT là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo Bản thiết kế tổng thể đó cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì người học có thể đạt được sau khi tham gia chương trình (Wentling, 1993) Bên cạnh đó CTĐT còn phác họa ra qui trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất cả được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ

Tại Việt Nam, theo tác giả Phạm Thị Huyền (2011), CTĐT được hiểu theo cách tiếp cận “đào tạo theo nhu cầu xã hội” Khi đó, CTĐT có thể được định nghĩa là một tập hợp tất cả các hoạt động gắn kết với nhau nhằm đạt đến mục tiêu giáo dục của nhà trường, bao gồm các yếu tố đầu vào để thực hiện CTĐT và mục tiêu đào tạo trên cơ sở kết quả đầu ra, để phát triển khả năng của người được đào tạo, giúp họ có được kiến thức, kỹ năng cũng như cải thiện năng lực tư duy trong thực hiện những yêu cầu công việc ở trình độ được đào tạo Còn tác giả Trần Thị Hiền (2018) cho rằng CTĐT được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau nhưng về cơ bản đều xem CTĐT chính là bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo để đạt được mục tiêu đào tạo trong một khuôn khổ thời gian

Nghiên cứu về các bên liên quan đến chương trình đào tạo

Quản lý các bên liên quan là một phần mở rộng của lý thuyết các bên liên quan, được phát triển bởi Freeman (1984) Lý thuyết đề xuất rằng thành công của tổ chức không chỉ phụ thuộc vào tối đa hóa lợi nhuận mà còn phụ thuộc vào việc đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của các bên liên quan khác nhau Chính xác hơn, các bên liên quan được định nghĩa là bất kỳ cá nhân hoặc nhóm nào hơn có thể ảnh hưởng, hoặc bị ảnh hưởng bởi, các hoạt động của một tổ chức Còn theo Freeman và cộng sự (2020) cho rằng bên liên quan là các cá nhân hoặc nhóm cá nhân có cổ phần trong tổ chức có vai trò tác động đến tổ chức để tạo ra giá trị cho khách hàng, nhà cung cấp, chủ sở hữu, nhân viên và cộng đồng địa phương Lý thuyết các bên liên quan cũng cho rằng mối quan hệ đối ứng giữa các bên liên quan càng tốt thì giá trị của tổ chức tạo ra cho xã hội càng nhiều (Harrison và Bosse, 2013) Đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về bên liên quan đến CTĐT Cách tiếp cận liên quan đến CTĐT có thể phân loại theo: Bên trong và bên ngoài; chủ động và thụ động; trực tiếp hoặc gián tiếp (Slaba, 2015) Theo quan điểm của Amaral và Magalhães

(2002), Jongbloed và cộng sự (2008), Watty (2003), Marić (2013) và Slaba (2015) các bên liên quan đến GDĐH bao gồm cả học sinh, sinh viên; cựu sinh viên; nhà tài trợ; bố mẹ; các tổ chức hoặc nhà cung cấp khác; cơ quan kiểm định; nhà tuyển dụng; các cơ quan và tổ chức của chính phủ; các tổ chức phi chính phủ… Các bên liên quan trong GDDH có thể được phân chia là bên liên quan bên trong và bên liên quan bên ngoài (Amaral & Magalhães, 2002) Trong đó, bên liên quan bên trong được hiểu là sinh viên, giảng viên, nhân viên và nhà quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tổ chức và hoạt động đào tạo của trường Bên liên quan bên ngoài là các nhân và tổ chức quan tâm đến trường ĐH như: người sử dụng lao động; phụ huynh học sinh, cơ quan quản lý, xã hội nói chung, các cá nhân và tổ chức trong nước và quốc tế quan tâm đến trường

Ngoài ra Clarkson (1995) phân loại bên liên quan theo hai nhóm là tự nguyện và không tự nguyện Mitchell và cộng sự (1997) phân loại dựa vào tính quyền lực, tính hợp pháp, và tính cấp bách của bên liên quan tác động lên trường ĐH Còn trong nghiên cứu của Scholes (2002) và Reed (2008) phân loại dựa vào quyền lực, sự tham gia và mức độ quan tâm của bên liên quan

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Văn Đường (2014) đã tổng hợp các bên liên quan đến GDĐH bao gồm: Cơ quan quản lý nhà nước (Bộ GD &ĐT, các Bộ, ngành có liên quan); Quản lý nhà trường (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các cán bộ quản lý phòng ban/khoa viện); Người làm công/làm thuê (giảng viên, nhân viên); Khách hàng (sinh viên, cha mẹ học sinh, học sinh, người sử dụng lao động); Nhà tài trợ, nhà đầu tư; Cộng đồng; các tổ chức, cơ quan khác; Tổ chức trung gian tài chính; Các liên doanh

Còn theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), các bên liên quan đến cơ sở giáo dục bao gồm người học, giảng viên, nhân viên, đội ngũ lãnh đạo và quản lý, nhà sử dụng lao động, các đối tác, gia đình người học, nhà đầu tư, cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, tổ chức, cá nhân có liên quan khác

Tổng kết các nghiên cứu về thành phần của bên liên quan đến CTĐT theo bảng dưới đây:

Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu về bên liên quan đến CTĐT ĐH

Tác giả Bên liên quan

Sinh viên, nhân viên, giảng dạy và các nhân viên khác, chính phủ và các cơ quan tài chính, nhà cung cấp dịch vụ công nhận, kiểm toán viên và đánh giá

Sinh viên hiện tại và tiềm năng, quản lý và nhân viên học tập, người sử dụng lao động, chính phủ, gia đình, cơ quan công nhận, quỹ, các công ty chuyên nghiệp, cộng đồng địa phương, xã hội nói chung

Cựu sinh viên, sinh viên tương lai, sinh viên hiện tại, phụ huynh học sinh, địa phương cộng đồng, công chúng, phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan lập pháp và chính phủ, giảng viên, người được ủy thác, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, doanh nghiệp, cộng đồng, tổ chức tài trợ và nhà tài trợ

Watty (2003) Chính phủ, các cơ quan chất lượng, các học giả cá nhân, sinh viên, nhà tuyển dụng, xã hội nói chung Matlay (2009)

Giảng viên giảng dạy và nghiên cứu, quản trị viên, quản lý, cha mẹ, doanh nhân cũng như các đại diện khác nhau của các công ty, thương mại, tổ chức nghề nghiệp, chính phủ

Sinh viên, phụ huynh, nhân viên, giảng viên, nhân viên hành chính, tiểu bang và liên bang chính phủ, cộng đồng, trung gian tài chính, phi chính phủ cơ quan quản lý (quỹ, cơ quan kiểm định thể chế, chuyên nghiệp hiệp hội), cơ quan quản lý chính phủ, Bộ Giáo dục, cựu sinh viên, Đối thủ cạnh tranh

Slaba (2015) Ủy ban công nhận, cựu sinh viên, cộng đồng, đối thủ cạnh tranh, sinh viên, nhà tài trợ và các tổ chức tài trợ, người sử dụng lao động, khoa và nhân viên, cơ quan chính phủ, trường trung học, chính quyền địa phương, Phòng Quản lý, Tiếp thị và Quan hệ công chúng, Truyền thông, Bộ quản lý giáo dục, phụ huynh, học sinh tương lai

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các bên liên quan đến cơ sở giáo dục bao gồm người học, giảng viên, nhân viên, đội ngũ lãnh đạo và quản lý, nhà sử dụng lao động, các đối tác, gia đình người học, nhà đầu tư, cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, tổ chức, cá nhân có liên quan khác

Nguồn: NCS tổng hợp từ tài liệu tổng quan

Vai trò của từng bên liên quan

Sinh viên được cho rằng là bên liên quan tác động trực tiếp đến các trường ĐH Sinh viên bỏ ra một khoản chi phí đào tạo và cả chi phí cơ hội khi tham gia học tập tại trường ĐH để nhận được lợi ích từ hoạt động đào tạo của trường ĐH (Mahoney, Park, và Smyth, 2013) Nếu coi trường ĐH hoạt động như một doanh nghiệp vì lợi nhuận thì sinh viên chính là khách hàng của trường ĐH (Sharrock, 2000) Số lượng khách hàng gia tăng thì chứng tỏ hoạt động đào tạo của trường ĐH được đánh giá cao, phù hợp với nhu cầu của khách hàng Như vậy sinh viên được coi là đối tác, là tác nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của trường ĐH (Kay, Dunne và Hutchinson, 2010)

Trong khi đó Chapman (1981) cho rằng sự lựa chọn trường ĐH bị tác động bởi một nhóm các nhân tố đặc điểm cá nhân trong sự kết hợp với hàng loạt các ảnh hưởng bên ngoài, đó là: (1) sự ảnh hưởng của những người quan trọng; (2) những đặc điểm cố định của cơ sở đào tạo; và (3) những nỗ lực truyền thông của cơ sở đào tạo đến sinh viên tiềm năng Còn Rocca (2005) lại cho rằng danh tiếng của trường ĐH và của CTĐT ảnh hưởng đến lựa chọn ngành học của sinh viên

Tại Việt Nam, Trần Văn Quý và cộng sự ( 2009) và Nguyễn Thanh Phong (2013) cho rằng quyết định lựa chọn học ĐH của người học do tác động bởi các nhân tố sau:

Nghiên cứu về bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo

BCX TT được hiểu là “sự không ngang bằng về những thông tin sẵn có mà mỗi bên tham gia vào một giao dịch biết được” (Akerlof, 1970, trang 489) Cách tiếp cận định lượng chủ yếu dựa trên quan điểm của Erdem và Swait (1998) coi tính không hoàn hảo và BCX TT của thị trường là một nhân tố ảnh hưởng đến thái độ, hành vi của người tiêu dùng

Theo McPherson và Winston (1993), các sinh viên - “khách hàng” - thường nhận được thông tin “tồi hơn” về đặc tính của CTĐT hơn là trường ĐH Điều này dẫn tới hệ lụy sinh viên có nhu cầu tham gia CTĐT ĐH có chất lượng nhưng không thể kết nối với những trường cung cấp dịch vụ tương ứng hoặc sinh viên phải trả giá cao hơn cho dịch vụ đào tạo tồi Tương tự các thị trường khác, khi thông tin về CTĐT ĐH không đầy đủ, không chính xác, không kết nối đúng đối tượng và không cập nhật kịp thời cũng gây nên cả hai hệ quả lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức Cụ thể:

L ự a ch ọ n ngh ị ch : vì không nắm bắt đầy đủ, rõ ràng các thông tin về nội dung

CTĐT ĐH, đội ngũ giáo viên giảng dạy, chi phí đào tạo và dịch vụ hỗ trợ, cơ sở vật chất và các điều kiện lao động, thị trường lao động liên quan… dẫn tới việc sinh viên của trường ĐH lựa chọn CTĐT ĐH không phù hợp với nhu cầu học tập của bản thân (về nội dung, hình thức, chất lượng, chi phí…) từ đó làm lãng phí nguồn lực, thời gian, “kết quả đầu ra” không như mong muốn Thậm chí, sinh viên phải ra quyết định lại (bỏ học, thi chuyển sang trường khác)

Về lâu dài, sinh viên có xu hướng e ngại, đánh giá thấp chất lượng các CTĐT ĐH của các trường ĐH dẫn tới việc tuyển sinh trở nên khó khăn Chi tiết hơn, Chapman

(1981) còn khẳng định chất lượng thông tin và sự sẵn sàng của thông tin trong tài liệu có sẵn như website hay các tài liệu in khác sẽ hỗ trợ đáng kể quyết định chọn trường, chọn CTĐT ĐH của học sinh Theo Dick và Basu (1994) khi không thể tìm hiểu chính xác về chất lượng sản phẩm, khách hàng sẽ có xu hướng không trung thành với doanh nghiệp, tương đương người học không trung thành với cơ sở đào tạo

Trong nghiên cứu của Marianne Bertrand và cộng sự (2019) đã chỉ ra rằng sinh viên nhận được thông tin đầy đủ có tỷ lệ duy trì học tập cao hơn và khả năng hoàn thành chương trình học cũng cao hơn so với nhóm đối chứng Điều này cho thấy rằng việc giảm bớt sự BCX TT có thể cải thiện đáng kể kết quả học tập của sinh viên Nghiên cứu Kelly Hallberg và cộng sự (2022) cho thấy việc cung cấp thông tin đầy đủ và rõ ràng đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ tuyển sinh ĐH Cụ thể, tỷ lệ tuyển sinh ban đầu tăng 12% và tỷ lệ đạt được bằng cấp tăng 8%

Trong nghiên cứu của Murray Scottvà David A Savage (2021) đã điều tra tác động của thông tin đối với việc lựa chọn môn học Áp dụng lý thuyết về BCX TT vào một cuộc khảo sát 413 sinh viên ĐH, các tác giả đã xác định được chất lượng và tính hữu ích của thông tin có tác động đến quá trình lựa chọn khóa học Kết quả cho thấy rằng khi sinh viên có nhiều khả năng nhận được thông tin khóa học đầy đủ thì tỷ lệ chấp nhận đăng kí ngành học sẽ tăng lên Điều này chứng tỏ cung cấp thông tin kịp thời và chính xác hơn sẽ giúp số lượng sinh viên bỏ học sớm có thể giảm Đối với nhà tuyển dụng, căn cứ đầu tiên khi quyết định tuyển dụng lao động là dựa vào những thông tin từ hồ sơ của ứng viên tham gia tuyển dụng Nguyên nhân là do nhà tuyển dụng không biết được năng suất và hiệu quả làm việc của người lao động (Spence, 1970) Do vậy, các trường ĐH cần cung cấp đầy đủ thông tin về CTĐT cho nhà tuyển dụng để họ làm căn cứ đánh giá ứng viên Nếu thông tin về CTĐT không được cung cấp đầy đủ và chính xác dẫn đến chọn ứng viên không phù hợp với vị trí việc làm Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ tốn một khoản chi phí để đào tạo lại, hoặc hiệu quả làm việc không cao của người lao động dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm sút Mặt khác, sự bất cân xứng thông tin giữa trường ĐH và nhà tuyển dụng gia tăng sẽ dẫn đến hậu quả các nhà tuyển dụng không tin tưởng vào kết quả đào tạo, không hợp tác với trường ĐH trong cả lĩnh vực đào tạo và các lĩnh vực khác

Theo nghiên cứu của Esteban M Aucejo (2020) nhà tuyển dụng và người tìm việc có sự chênh lệch lớn về thông tin Nhà tuyển dụng khó đánh giá chính xác năng lực thực sự của ứng viên, trong khi ứng viên có xu hướng “tô hồng” bản thân để có được công việc tốt Bên cạnh đó, tác giả Wang Congcong, Shen Zhouyao (2019) còn cho rằng các trường ĐH cung cấp nền tảng tư vấn thông tin nhưng chưa chú trọng đến việc bồi dưỡng năng lực tìm kiếm việc làm cho sinh viên, dẫn đến việc sinh viên thiếu năng lực và gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm Các trường cần cung cấp thông tin việc làm chính xác và có thẩm quyền để giảm thiểu tác động tiêu cực của thông tin bất cân xứng Nghiên cứu này cũng có quan điểm giống nghiên cứu của Michelle Jiang và Kai Zen

(2023), khi ông phân tích kết quả phân tích thực nghiệm từ 1.100 sinh viên tốt nghiệp của trường Đại học California và có kết luận sinh viên bị ảnh hưởng bởi bất cân xứng thông tin thường gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp và có mức lương thấp hơn so với những sinh viên có thông tin đầy đủ

R ủ i ro đạ o đứ c : Rủi ro đạo đức trong GDĐH xảy ra khi các trường ĐH lợi dụng lợi thế thông tin để tập trung vào quảng bá hình ảnh hơn là cải thiện chất lượng thực sự Điều này dẫn đến việc các trường không nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo khi việc tuyển sinh còn thuận lợi và kiểm định chất lượng còn dễ dãi Một số trường thổi phồng năng lực đào tạo và đưa ra các chương trình hỗ trợ hấp dẫn để thu hút sinh viên, nhưng không thực hiện đúng cam kết sau khi sinh viên nhập học Do tính phức tạp của vấn đề, theo Mause (2009) cần áp dụng đồng thời các giải pháp mang tính thị trường, điển hình là: những tín hiệu từ phía trường ĐH, sự chứng nhận của bên thứ ba, sự tham gia của các trung gian cung cấp thông tin tư nhân và sự sàng lọc của sinh viên, cụ thể:

Cơ chế phát tín hiệu sàng lọc: Để giảm thiểu bất cân xứng thông tin về CTĐT ĐH, các bên đều cần áp dụng những biện pháp thích hợp dựa trên cơ chế phát tín hiệu và sàng lọc Chính phủ tham gia giám sát thông tin và kiểm soát chất lượng, cung cấp tài liệu hướng dẫn và thông tin đáng tin cậy về các chương trình đào tạo đại học (Shapiro, 1983; Franck và Schửnfelder, 2000; Eaton, 2003) Quan điểm trờn cũng được Wang Congcong, Shen Zhouyao (2019) thống nhất khi cho rằng chính phủ cần thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và bên ngoài trong các trường ĐH để giảm bớt tình trạng bất cân xứng thông tin tại các trường ĐH Bên cạnh đó về phía trường ĐH cần chủ động cung cấp thông tin quảng bá, xây dựng thương hiệu và cải thiện thứ hạng trong các bảng xếp hạng uy tín (McDonough và cộng sự, 1998; Argenti, 2000;)

Chứng nhận của bên thứ ba: Trước tiên, các trường ĐH cần chủ động cung cấp thông tin quảng bá cho CTĐT ĐH để tìm kiếm những sinh viên phù hợp Tự gắn nhãn hiệu/xây dựng thương hiệu cho từng CTĐT ĐH là một cách hữu ích để thu hút những sinh viên có xu hướng lựa chọn dựa trên sự đánh giá của cộng đồng (Argenti, 2000)

Khi thị trường thông tin quá phong phú, các tổ chức trung gian cung cấp, tư vấn cho cả hai phía cơ sở đào tạo và sinh viên trở nên cần thiết, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí thiết kế hay chọn lọc thông tin (Volkwein và Grunig, 2005) Bản thân các tổ chức này cũng cần tạo uy tín, chứng minh sự khách quan, đúng đắn cho những đề xuất của mình Trên cơ sở nguồn thông tin đa dạng từ phía cơ sở đào tạo, các tổ chức xếp hạng, tư vấn thông tin, sinh viên lại một lần nữa “tự bảo vệ” mình bằng “cơ chế sàng lọc” loại bỏ những thông tin đáng ngờ và chọn lọc trong những thông tin đại trà những gì hữu ích nhất với đặc điểm riêng của bản thân

Tại Việt Nam, Phan Hồng Mai (2020) đã nghiên cứu và phát hiện một số điểm: Trường ĐH không cung cấp đủ thông tin mà sinh viên quan tâm; Các thông tin doanh nghiệp quan tâm nhưng trường ĐH không cung cấp một cách chính thức và rõ ràng; Các yêu cầu báo cáo với Bộ GD&ĐT với số liệu thống kê phức tạp và bị trùng lặp, chồng chéo; Một bộ phận sinh viên không trung thành với nhà trường; khoảng cách về thông tin giữa nhà trường và doanh nghiệp cản trở sự hợp tác của hai bên Bên cạnh đó nghiên cứu cũng tính xác suất trung thành của đối tượng nghiên cứu mỗi khi nhóm thông tin được cải thiện để chỉ ra tầm quan trọng của cải thiện thông tin Trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất 2 nhóm giải pháp để khắc phục: giải pháp bổ trợ và giải pháp trực tiếp.

Khoảng trống nghiên cứu

Qua tổng quan nghiên cứu, luận án rút ra một số nhận xét sau:

- Những hướng nghiên cứu chính của các tác giả trong phần tổng quan: (1) Từ lý thuyết bất cân xứng thông tin của Akerlof (1970), các nghiên cứu đều khẳng định về sự tồn tại của trạng thái BCX TT với các mức độ khác nhau trên từng thị trường hàng hóa cụ thể (2) Bất cân xứng thông tin sẽ dẫn đến 2 hệ quả: (i) Lựa chọn nghịch và (ii) Rủi ro về đạo đức

- Đối với thị trường giáo dục, thị trường này vốn có đặc thù BCX TT, thêm nữa người mua khó chuyển đổi nhu cầu nên người bán dường như có quyền lực lớn hơn Đồng thời, trường ĐH dù hoạt động vì lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận, phi lợi nhuận thì tổ chức hoạt động vẫn không giống như doanh nghiệp thuần túy

Tuy nhiên thì các nghiên cứu còn tồn tại một số những vấn đề sau:

Thứ nhất, các nghiên cứu đã thực hiện trong lĩnh vực đào tạo ĐH tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào những vấn đề lớn là: (i) Xây dựng CTĐT, (ii) Chất lượng đào tạo, (iii) Tự chủ đại học trong đó nhấn mạnh về mô hình tự chủ và tự chủ tài chính, (iv) Hệ thống quản lý thông tin trong đào tạo Tình trạng BCX BTT của CTĐT chưa được xem xét một cách toàn diện trên lợi ích, nhu cầu của từng bên tham gia thị trường

Thứ hai, đối với các trường ĐH công lập tự chủ ở Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu thường tập trung nghiên cứu về: Mô hình tự chủ, tự chủ tài chính, thực trạng của tự chủ, chính sách tự chủ Chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu sâu về BCX TT trong CTĐT ĐH tại các trường ĐH công lập tự chủ ở Việt Nam Trong khi đó, ảnh hưởng của BCX TT trong CTĐT ĐH sẽ dẫn đến hậu quả gây nhiều tổn thất cho xã hội: (i) Chất lượng lao động thấp, không đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng do đào tạo không phù hợp với TTLĐ (ii) Tỷ lệ bỏ học giữa chừng cao (iii) Tỷ lệ thất nghiệp cao và NSLĐ thấp (iv) Tốn chi phí đào tạo nhân lực khi đào tạo không hiệu quả do thiếu thông tin…

Thứ ba, đã có nghiên cứu của Phan Hồng Mai (2020) về bất cân xứng thông tin trong đào tạo ĐH Tuy nhiên nghiên cứu mới dừng lại ở tính xác suất trung thành của đối tượng nghiên cứu mỗi khi nhóm thông tin được cải thiện để chỉ ra tầm quan trọng của cải thiện thông tin Nghiên cứu chưa tính Tầm quan trọng và Mức độ dễ tiếp cận các nhân tố tới Sự hài lòng của thông tin được cung cấp về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan để từ đó chỉ ra nhóm thông tin nào ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của các bên liên quan

Từ những kết quả tổng quan nghiên cứu nêu trên, có thể thấy:

- Công trình nghiên cứu về BCX TT riêng về CTĐT ĐH mà các trường ĐH cung cấp cho các bên liên quan còn ít, do đó vẫn tạo ra nhiều bất cập trong chọn ngành, chọn trường và CTĐT ĐH cho học sinh và phụ huynh cũng như có sự khác biệt trong tư vấn tuyển sinh của các trường và thực tế của sinh viên khi tham gia học tập tại trường dẫn đến nhiều tổn thất cho xã hội Bên cạnh đó, hiện nay chưa công trình nghiên cứu nào khai thác các nội dung và hình thức thông tin về CTĐT ĐH theo các quy định của Bộ GD&ĐT theo quy định 3 công khai và theo tiêu chuẩn kiểm định CTĐT còn chưa nhiều

- Hiện nay vẫn còn khoảng trống lớn trong nghiên cứu về BCX TT về CTĐT ĐH ở các trường ĐH công lập tự chủ để khẳng định vai trò trách nhiệm giải trình của trường ĐH với các bên liên quan từ khi thực hiện cơ chế tự chủ ĐH Đặc biệt, nội dung đánh giá về mối quan hệ của Tầm quan trọng và Mức độ tiếp cận thông tin đến sự hài lòng của các bên liên quan để làm cơ sở đưa ra giải pháp giảm tình trạng BCX TT trong CTĐT ĐH tại các trường ĐH công lập tự chủ ở Việt Nam hiện nay chưa được nghiên cứu

Với các khoảng trống đó, NCS quyết định lựa chọn nghiên cứu để làm rõ hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại các trường ĐH công lập tự chủ ở Việt Nam Mục tiêu là hoàn thiện khung nghiên cứu về BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan, bao gồm nội hàm, kênh cung cấp/nhận diện thông tin, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng Luận án tiếp cận xây dựng CTĐT theo mô hình phát triển có sự tham gia của các bên liên quan, tập trung vào hai nội dung chính của BCX TT: (i) Nội dung thông tin (tính đầy đủ và cập nhật) và (ii) Hình thức cung cấp thông tin Nghiên cứu phân tích thực trạng BCX TT tại các trường ĐH công lập tự chủ, làm rõ mối quan hệ giữa tầm quan trọng và mức độ dễ tiếp cận của các nhân tố tới sự hài lòng của các bên liên quan

Từ đó, đề xuất các giải pháp hạn chế BCX TT, góp phần nâng cao chất lượng GDĐH và đạt mục tiêu trong Chiến lược phát triển GDĐH của Việt Nam đến năm 2030.

Nội dung chính của Chương 1 tập trung làm rõ các nghiên cứu liên quan đến 3 nhóm vấn đề: (i) Các nghiên cứu liên quan đến đào tạo đại học và CTĐT; (ii) Các nghiên cứu về các bên liên quan đến CTĐT ĐH; (iii) Các nghiên cứu về BCX TT về CTĐT Kết quả tổng quan nghiên cứu cho thấy: BCX TT sẽ dẫn đến 2 hệ quả: (i) Lựa chọn nghịch và (ii) Rủi ro về đạo đức Trong khi đó, không thể vận dụng luôn các kết quả nghiên cứu sẵn có ở bất kì thị trường hàng hóa nào vào thị trường đào tạo ĐH tại Việt Nam, đặc biệt là các CTĐT ĐH Mặt khác, các nghiên cứu đã thực hiện trong lĩnh vực ĐTĐH tại Việt Nam lại tập trung vào hai vấn đề lớn: tự chủ tài chính và chất lượng đào tạo trong mối liên hệ với sự hài lòng và trung thành Bên cạnh đó, các nghiên cứu riêng về hệ thống quản lý thông tin chỉ được thực hiện đơn lẻ theo từng cơ sở đào tạo nhằm phục vụ quá trình tác nghiệp cụ thể nhưng chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về bất cân xứng thông tin về CTĐT ĐH tại Việt Nam

Tuy nhiên, trên cơ sở tổng quan một số nghiên cứu, luận án rút ra một số khoảng trống nghiên cứu gồm: (i) Lý luận: nội hàm về BCX TT trong CTĐT ĐH vẫn chưa được thống nhất, thiếu các tiêu chí đánh giá BCX TT trong CTĐT ĐH (ii) Thực tiễn: Thiếu các nghiên cứu bao quát hết BCX TT trong CTĐT ĐH giữa các bên liên quan trên hai nội dung (i) BCX trong nội dung thông tin, bao gồm cả tính đầy đủ của thông tin và tính cập nhật của thông tin (ii) BCX trong hình thức cung cấp thông tin Bên cạnh đó chưa có đánh giá về mối quan hệ của Tầm quan trọng và Mức độ tiếp cận thông tin đến sự hài lòng của các bên liên quan Các khoảng trống này sẽ lần lượt được giải quyết trong các chương tiếp theo của luận án.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN

Chương trình đào tạo đại học

CTĐT được hiểu là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo Một CTĐT sẽ biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những mục tiêu mà người học sau khóa đào tạo cần đạt được, quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các phương pháp đào tạo và các thức kiểm tra đánh giá quá trình học tập trong một khoảng thời gian cụ thể (Wentling,1993)

Cũng cùng quan điểm về CTĐT, Tyler (1949) cho rằng cấu trúc của CTĐT cơ bản gồm 4 phần, đó là: (i) Mục tiêu đào tạo (ii) Nội dung đào tạo (iii) Phương pháp hay quy trình đào tạo (iv) Cách đánh giá kết quả đào tạo

Theo quan điểm của Predrag Matkovic và cộng sự (2015), CTĐT bao gồm định nghĩa về mục tiêu khóa học, lập kế hoạch bài học, nội dung chủ đề, đào tạo phương pháp luận, phương pháp trình bày và phương tiện truyền thông, bài tập của người học và tiêu chí đánh giá, cấu trúc có hệ thống trong một khóa học Hoạt động quan trọng nhất của quá trình thiết kế CTĐT là xác định năng lực của người học và kết quả của hoạt động này tạo ra một đội ngũ lao động có chất lượng, phù hợp với thị trường

Tại Việt Nam, Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 nêu: “CTĐT bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam; CTĐT được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, bao gồm các loại chương trình định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng, định hướng nghề nghiệp; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ, ngành đào tạo; bảo đảm quy định về chuẩn chương trình đào tạo”

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) cho rằng: “CTĐT là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng GDĐH cho người học CTĐT bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam”

CTĐT GDĐH gồm các phần chính như mục tiêu, chuẩn đầu ra; nội dung, phương pháp và hoạt động đào tạo; cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ; và hoạt động học thuật CTĐT sẽ xác định hệ thống các kiến thức, kỹ năng, năng lực và nhân cách cần được trang bị cho sinh viên khi tốt nghiệp Sự phù hợp hay không phù hợp, sự hiện đại, cập nhật hay lạc hậu của CTĐT sẽ ảnh hưởng đến kết quả đầu ra sinh viên

CTĐT tốt sẽ nhân thêm giá trị cho nỗ lực của giảng viên và sinh viên, tạo thêm động lực cho người dạy và người học, tạo cơ sở để có chất lượng CTĐT phù hợp CTĐT lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn, sinh viên tốt nghiệp sẽ không có năng lực để thích ứng với thực tiễn, kết quả ĐTĐH sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu của TTLĐ, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của quốc gia và TTLĐ toàn cầu trong bối cảnh toàn cầu hoá CTĐT phù hợp với mong đợi và kỳ vọng của người học sẽ là một điều kiện quan trọng để kết quả đào tạo đầu ra sinh viên được đảm bảo

Vì vậy, các CTĐT ĐH thường được xây dựng trong bối cảnh: Chiến lược phát triển của trường; Lĩnh vực ưu tiên đào tạo và nghiên cứu; Khả năng cạnh tranh về chất lượng của các cơ sở giáo dục… với mục tiêu là tăng cường vốn con người cho nền kinh tế (EEA Financial Mechanism and Norwegian Financial, 2021) Để đạt được mục tiêu này, các cơ sở GDĐH cần: Hợp tác chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục và người học cũng như nhà tuyển dụng; Nâng cao chất lượng và sự phù hợp của giáo dục đối với đối tượng thụ hưởng (người học và nhà tuyển dụng), bao gồm trao đổi kiến thức và thực tiễn giữa các bên liên quan (Mạng lưới giáo dục chuyên nghiệp; Thực tập sinh, học nghề; Trung tâm giới thiệu việc làm; Thanh niên khởi nghiệp; Giảng viên )

Như vậy, một chương trình GDĐH là nội dung tổng thể về ĐTĐH mà cơ sở đào tạo muốn hướng tới Nó được tạo thành từ các khóa học, mỗi khóa học được gán cho một giá trị đơn vị Người học sẽ đạt được các giá trị bằng cách hoàn thành thành công các khóa học được chỉ định theo các quy tắc của chương trình học tập

Một CTĐT sẽ khác với môn học được đào tạo Môn học là một mục giáo trình được cung cấp bởi các trường đại học (tương tự như một chủ đề mà sinh viên có thể đã học ở trường) Sinh viên thực hiện học các môn học để hoàn thành các yêu cầu chương trình đào tạo Các môn học được xác định theo lĩnh vực chủ đề và số danh mục trong chương trình học

Tín chỉ (Đơn vị): Mỗi khóa học được cung cấp một giá trị tín chỉ (đơn vị học trình) và mỗi CTĐT yêu cầu tổng số đơn vị phải hoàn thành

Chuẩn CTĐT của một trình độ GDĐH là những yêu cầu chung, tối thiểu đối với tất cả CTĐT của các ngành (các nhóm ngành, lĩnh vực) ở trình độ đó; bao gồm yêu cầu về mục tiêu, chuẩn đầu ra (hay yêu cầu đầu ra), chuẩn đầu vào (hay yêu cầu đầu vào), khối lượng học tập tối thiểu, cấu trúc và nội dung, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập, các điều kiện thực hiện chương trình để bảo đảm chất lượng đào tạo

Chất lượng của CTĐT là một trong những căn cứ để xác định chất lượng giáo dục, uy tín và vị thế của cơ sở giáo dục Chất lượng của CTĐT trình độ GDĐH được xác định là sự đáp ứng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra của CTĐT, đáp ứng các yêu cầu theo quy định của hệ thống văn bản pháp luật

Luận án sẽ tiếp cận CTĐT ĐH theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) tại Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT ngày 21/06/2021

2.1.2 Nguyên t ắ c và n ộ i dung xây d ự ng ch ươ ng trình đ ào t ạ o

Các chương trình giáo dục phải được thiết kế và thực hiện phù hợp với các nguyên tắc sau: (i) Quản lý dựa trên kết quả (ii) Có sự hài hòa lợi ích của các bên (iii) Đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo (EEA Financial Mechanism and Norwegian Financial, 2021)

Theo Terengini và Pascarella (1994), xây dựng một CTĐT cần đảm bảo 12 nguyên tắc: 1) Sự kì vọng 2) Tôn trọng các tài năng và phong cách học tập đa dạng

3) Chú trọng vào những năm học đầu tiên 4) Sự liên kết chặt chẽ 5) Khả năng tổng hợp 6) Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng đã tiếp thu được 7) Kết hợp đào tạo với kinh nghiệm 8) Tích cực học tập 9) Đánh giá và có thông tin phản hồi kịp thời 10) Sự hợp tác 11) Có đủ thời gian học tập thích hợp và 12) Tiếp xúc ngoài giờ với giảng viên

Thông tin về chương trình đào tạo đại học

2.2.1 N ộ i dung thông tin v ề ch ươ ng trình đ ào t ạ o đạ i h ọ c

Trên cơ sở quan điểm: Thứ nhất, CTĐT ĐH sẽ xác định hệ thống các kiến thức, kỹ năng, năng lực và nhân cách cần được trang bị cho sinh viên khi tốt nghiệp Thứ hai, cấu trúc một CTĐT ĐH phải có đủ các nội dung: Mục tiêu, chuẩn đầu ra; nội dung, phương pháp và hoạt động đào tạo; cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ; và hoạt động học thuật thì luận án xác định nội dung thông tin về CTĐT ĐH như sau:

Một là, những thông tin chung: Đó là những thông tin về chương trình được hiểu một cách chung nhất là tại đó, người học biết được: Tên ngành đào tạo bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài; Mã số ngành đào tạo là gì; Trình độ đào tạo; Thời gian đào tạo; Tên văn bằng sau tốt nghiệp và Đơn vị cấp bằng

Hai là, thông tin giúp người học ra quyết định lựa chọn CTĐT ĐH: Trên cơ sở nội dung thông tin về CTĐT ĐH, cũng như các thị trường khác, người học cần có những thông tin cần thiết để ra quyết định lựa chọn CTĐT và trường ĐH để học tập Trong các nghiên cứu liên quan đến bất cân xứng thông tin, các tác giả Chapman (1981), Burns

(2006), Joseph (2010) đều nhất trí rằng quyết định chọn trường ĐH của người học chịu sự ảnh hưởng của “Nhóm yếu tố các đặc điểm cố định của trường ĐH” gồm: vị trí địa lý; CTĐT; danh tiếng; đội ngũ giảng viên; cơ sở vật chất; chi phí học tập và hỗ trợ tài chính; cơ hội việc làm Trong đó, người học đặc biệt quan tâm đến sự phù hợp và tính linh hoạt của CTĐT, thứ hạng của trường ĐH trong các bảng xếp hạng uy tín đào tạo và chi phí đào tạo sẽ giúp sinh viên đưa ra những quyết định lựa chọn trường và ngành đào tạo (Kolpin & Stater, 2013) Bên cạnh đó, khả năng định hướng nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên (Ismail, 2009), sự đầy đủ, hiện đại của các trang bị tại phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, mức học phí và cơ hội nhận hỗ trợ tài chính khác, kết quả việc làm, mức độ thành công của các sinh viên đã tốt nghiệp từ trường ĐH (Joseph, 2010) Khi một trường ĐH cung cấp các thông tin nêu trên ở mức độ tích cực, người học sẽ có xu hướng lựa chọn trường ĐH đó Ngoài ra, các nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng nếu trường ĐH có nhiều hình thức cung cấp thông tin, truyền thông tới người học, khả năng người học chọn các trường đại học đó để học tập cũng tăng lên (Chapman, 1981; Burns, 2006;

Joseph, 2010) Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những hình thức tryền thông được các trường ĐH ứng dụng hầu hết bằng các hình thức quảng cáo (trên website, TV, radio, mạng xã hội ), tư vấn tuyển sinh (trực tiếp/trực tuyến), giao lưu tại các trường phổ thông, và tổ chức các sự kiện mời học sinh và phụ huynh đến thăm cơ sở đào tạo của trường ĐH

2.2.2 Hình th ứ c và ngu ồ n cung c ấ p thông tin v ề ch ươ ng trình đ ào t ạ o đạ i h ọ c

Các nghiên cứu chỉ ra rằng quá trình ra quyết định có theo học một CTĐT tại một trường ĐH nào đó của người học hay không thường bắt đầu từ việc học sinh và phụ huynh quan tâm và bắt đầu thu thập, tìm kiếm nhiều thông tin khác nhau, từ nhiều nguồn khác nhau có thể có về CTĐT và về trường ĐH cung cấp CTĐT đó Việc tìm kiếm các thông tin càng dễ, đến từ những nguồn càng tin cậy thì việc ra quyết định càng nhanh và chính xác hơn Hiểu được vấn đề đó, trong những năm gần đây, các trường ĐH đã chú trọng truyền thông và đa dạng hóa các hình thức cung cấp thông tin về CTĐT nhằm mục đích quảng bá và nâng cao uy tín của mình để có thể thu hút được người học đúng mục tiêu và đối tượng của mình

Các trường ĐH sử dụng hai hình thức chính để cung cấp thông tin về CTĐT ĐH: trực tiếp và gián tiếp

+ Cung cấp thông tin trực tiếp: Thông tin về CTĐT ĐH được các trường ĐH cung cấp trực tiếp đến các bên liên quan thông qua các trang website chính thức của trường Các trường ĐH sử dụng website để: (1) Xây dựng mối quan hệ trực tuyến với các tổ chức và cá nhân liên quan (2) Công khai và minh bạch thông tin theo quy định hiện hành (3) Cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin chính thống trên các trang tin điện tử

Ngoài ra, phụ huynh và học sinh còn được cung cấp thông tin về CTĐT ĐH thông qua các buổi tư vấn tuyển sinh, tư vấn hướng nghiệp, lựa chọn ngành và giải đáp thắc mắc tại các trường ĐH Đây được coi là hình thức ưa chuộng vì thông tin được cung cấp trực tiếp từ các trường ĐH

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các trường ĐH đã tối ưu hóa việc cung cấp thông tin về CTĐT ĐH thông qua nhiều cách khác nhau Đối với hình thức cung cấp thông tin qua sóng truyền hình, qua radio mặc dù là hình thức ít được các trường ĐH lựa chọn do phải trả phí cao, bị giới hạn về thời lượng và nội dung các thông tin về CTĐT ĐH cũng không phải là một mảng tin quan trọng mà các nhà đài cần tập trung khai thác

+ Cung cấp thông tin gián tiếp: Các trường ĐH thường sử dụng hình thức truyền thông gián tiếp thông qua những tờ rơi, thông qua các buổi tư vấn trả lời trên báo chí, truyền hình (Mause, 2010) Mặc dù là hình thức cung cấp thông tin quan trọng nhưng trong bối cảnh hiện tại khi tốc độ thông tin và nguồn thông tin ngày càng phong phú thì hình thức truyền thông gián tiếp này ít được các trường sử dụng trong việc cung cấp thông tin về CTĐT ĐH Bên cạnh đó, thông qua thông tin từ người thân, bạn bè hoặc những người đã có trải nghiệm trước tại trường ĐH cụ thể nào đó cũng là cách thức tìm hiểu của nhiều phụ huynh và học sinh hiện nay Độ tin cậy và tính toàn diện của thông tin về CTĐT ĐH là hai vấn đề quan trọng để giảm thiểu thông tin bất cân xứng Tuy nhiên, không có bất kỳ sự đảm bảo nào về tính chính xác và trung thực của thông tin được cung cấp trên các trang website tốt hơn thông tin được cung cấp từ tờ rơi hoặc từ kinh nghiệm tư vấn từ gia đình và bạn bè (Kivistử & Hửlttọ, 2008)

Còn dựa theo nguồn gốc của thông tin về CTĐT ĐH theo: (i) Nguồn chính thức:

Là những thông tin được cung cấp và phát hành bởi chính cơ sở có CTĐT ĐH hoặc cơ quan quản lý trực tiếp của các cơ sở ĐH (ii) Nguồn không chính thức: là những thông tin về CTĐT không được cung cấp, phát hành từ trường ĐH hoặc cơ quan quản lý Thông tin không chính thức có được thông qua những cuộc trò chuyện với đồng nghiệp hoặc bạn bè, là những có hiểu biết về cơ sở có CTĐT ĐH.

Bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan

Lý thuyết BCX TT lần đầu tiên được đề xuất bởi Akerlof vào năm 1970 Bất cân xứng (Asymmetric) là sự không ngang bằng, không cùng một kích cỡ, hình thức (Oxford Advanced Learner’s Dictionary) BCX TT được hiểu là “sự không ngang bằng về những thông tin sẵn có mà mỗi bên tham gia vào một giao dịch được biết” (Akerlof, 1970, trang 489)

BCX TT xảy ra khi có ít nhất hai bên tham gia giao dịch và phải chia sẻ thông tin để ra quyết định Spense A Michael (2001) cho rằng đây là một dạng thất bại của thị trường, khi một bên không có đủ thông tin cần thiết Joseph và cộng sự (2010) coi đây là trạng thái không cân bằng về thông tin giữa các bên giao dịch Keynes (1939) cho rằng BCX TT gây ra sự không hoàn hảo của thị trường, ảnh hưởng đến quyết định mua bán Tình trạng này có thể xảy ra trước hoặc trong khi giao dịch Nếu thông tin không đầy đủ, bên còn lại có thể đưa ra quyết định sai lầm Joseph Stiglitz (2001) cho rằng nguyên nhân là do các chủ thể kinh tế có mức độ nắm bắt thông tin khác nhau và có thể cố tình che giấu thông tin để đạt lợi thế

Như vậy dưới cách tiếp cận về CTĐT ĐH, BCX TT thì quan điểm của luận án về BCX TT trong CTĐT ĐH giữa các bên liên quan được hiểu như sau:

BCX TT trong CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại các trường ĐH công lập tự chủ là tình trạng thông tin về CTĐT do các trường ĐH không cung cấp đầy đủ và không cập nhật cho các bên liên quan Đồng thời hình thức cung cấp không phù hợp dẫn đến hệ quả lựa chọn nghịch và rủi ro về đạo đức trong thị trường GDĐH

Với quan điểm như trên, biểu hiện của BCX TT trong CTĐT ĐH tại các trường ĐH công lập tự chủ được thể hiện:

Thứ nhất, không cung cấp đầy đủ và không cập nhật: Nội dung thông tin cung cấp nhưng (1) khó tiếp cận theo nhu cầu của các bên liên quan, (2) nội dung đã cung cấp nhưng các bên liên quan không biết đến, (3) nội dung cung cấp thông tin có mức độ đầy đủ không cao,

Thứ hai, hình thức cung cấp không phù hợp thể hiện: (1) Hình thức cung cấp thông tin và khả năng tiếp cận thông tin thấp hơn nhu cầu của các bên liên quan và (2) Hình thức công khai thông tin chưa đúng, đủ theo quy định pháp luật hiện hành

2.3.2 Đặ c đ i ể m và h ệ qu ả c ủ a b ấ t cân x ứ ng thông tin v ề ch ươ ng trình đ ào t ạ o đạ i h ọ c

2.3.2.1 Đặc điểm của bất cân xứng thông tin

Joseph Stiglitz (2001) cũng chỉ ra 3 đặc điểm của BCX TT trên thị trường đó là: (i) các bên giao dịch nhận được lượng thông tin cần thiết khác nhau, ví dụ như trên thị trường chứng khoán, những nhà đầu tư sẽ không thể nắm được tất cả các thông tin liên quan tới cổ phiếu, biết được những cổ phiếu nào là uy tín vì chất lượng và giá trị thực của một công ty chỉ có công ty đó mới thật sự biết; (ii) các bên tham gia giao dịch gặp cản trở trong việc truyền thông và trao đổi thông tin do các bên tiếp cận cùng một thông tin nhưng theo mục đích khác nhau nên phân tích và nhận thức về thông tin đó khác nhau hoặc khi thông tin được truyền qua khâu trung gian hoặc do lỗi kỹ thuật xảy ra trong quá trình truyền đạt thông tin; (iii) thông tin được cung cấp cho các bên là thiếu chính xác hoặc không có tính xác thực dẫn đến sự nghi ngờ của bên nhận thông tin

Thực tế một sinh viên khi ra trường muốn có một công việc tốt và mức lương cao nhưng thất nghiệp do không có chuyên môn Ngược lại nếu được đào tạo nhưng sinh viên không hiểu biết về nhu cầu của người tuyển dụng và không hiểu vị trí công việc như thế nào?

Về mặt lý thuyết, trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, sẽ luôn tồn tại thông tin hai chiều giữa trường ĐH, người học và nhà sử dụng lao động Tuy nhiên thực tế cho thấy trong thị trường GDĐH lại tồn tại BCX TT giữa các đối tượng này Sự BCX này tạo ra khoảng cách giữa các bên và tạo ra những hạn chế trong quá trình đào tạo, cụ thể:

- Người sử dụng lao động không cung cấp thông tin về nhu cầu sử dụng lao động của họ Do sai lệch thông tin nên các trường ĐH không cập nhật và thay đổi nội dung đào tạo và không trang bị được cho người học những kĩ năng cần thiết giúp họ có những kiến thức và kĩ năng để thành công trong TTLĐ Nếu không có các kỹ năng công việc cơ bản, những người lao động về cơ bản sẽ thất nghiệp và nền kinh tế không sử dụng hiệu quả đầu vào

- Người sử dụng lao động không chỉ ra cơ hội nằm ở đâu trong thị trường việc làm cho người lao động, hoặc đặc điểm TTLĐ đang có thiếu lao động (cung lao động nhỏ hơn cầu lao động) và các trường ĐH cũng không nắm rõ được thông tin này thì những người học sẽ đưa ra những lựa chọn nghề nghiệp sai và không hiểu biết sự lựa chọn ngành nghề hiện tại có phù hợp với thị trường không?

Trong quá trình tuyển sinh, CTĐT ĐH được ví như là một loại dịch vụ được các trường ĐH cung cấp trên thị trường Học sinh và phụ huynh sẽ là bên ra quyết định lựa chọn CTĐT ĐH nào, của trường ĐH nào để học tập và nâng cao trình độ, năng lực của mình trước khi chính thức tham gia TTLĐ BCX TT xảy ra khi học sinh và phụ huynh không được cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết về CTĐT ĐH dẫn đến ra quyết định chọn trường không phù hợp với nhu cầu của học sinh và của TTLĐ Để hạn chế điều này, các trường ĐH cần dạy cho SV bối cảnh và phương pháp thực hành nghề nghiệp: Thứ nhất, các trường ĐH có thể mời nhà tuyển dụng vào lớp học, hoặc trong chương trình học có nội dung thực hành nghề nghiệp (đưa người học tiếp xúc thường xuyên với thế giới việc làm) Thứ hai, người sử dụng lao động và các trường ĐH cần truyền đạt cho những người học những thông tin về thị trường việc làm hiện nay và xu hướng trong tương lai Trên cơ sở những thông tin đó, người học sẽ đưa ra quyết định sáng suốt và có tư duy thị trường trước khi chọn nghề nghiệp

Qua đó cho thấy xây dựng CTĐT ĐH có chất lượng cũng là giải pháp hạn chế BCX TT trong giáo dục Bên cạnh đó, thông qua CTĐT ĐH, người lao động được cung cấp kiến thức hiểu biết về thế giới việc làm và tiềm năng công việc nằm ở đâu

2.3.2.2 Hệ quả của bất cân xứng thông tin

BCX TT dẫn tới việc hàng hóa tốt không bán được cho đúng người có nhu cầu, hàng hóa xấu lại bán với giá cao Theo quan sát trên thị trường ô tô cũ của Akerlof (1970), đây được coi là một thất bại của thị trường, nếu tình trạng này diễn ra lâu dài, với mức độ ngày càng nghiêm trọng, thị trường có thể đổ vỡ Điều này xuất phát từ 2 hệ quả trực tiếp của BCX TT là lựa chọn nghịch (adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral hazard)

Một học sinh tốt nghiệp trung học không thể được mong đợi có kiến thức về CTĐT ĐH của các trường ĐH, do đó có thông tin BCX về trình độ của các trường ĐH giữa các nhà cung cấp GDĐH (quản trị trường ĐH) và người nhận (sinh viên) Sự hiện diện của sự BCX TT trong GDĐH đã trở thành một trong những thất bại thị trường của lý thuyết lựa chọn công cộng của J Buchanan và được coi là lý do để lực lượng công cộng này can thiệp vào sự cố này

Thứ nhất, lựa chọn nghịch

Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong quản lý giảm thiểu bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học

2.4.1 Kinh nghi ệ m c ủ a m ộ t s ố n ướ c trên th ế gi ớ i

Khu vực ĐH đóng vai trò quan trọng trong tương lai của Úc, không chỉ đào tạo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn mà còn nâng cao kiến thức và kỹ thuật cho nền kinh tế Chính phủ Úc đã khẳng định rằng GDĐH rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và NSLĐ trong tương lai Số lượng sinh viên đại học Úc tăng nhanh, với hơn 1,3 triệu sinh viên vào năm 2015, trong đó gần 1 triệu là sinh viên trong nước (DET, 2016i)

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cử nhân tăng từ 2% năm 1971 lên gần 19% năm

2011 (Parr, 2015) Các trường ĐH không chỉ đào tạo sinh viên trong độ tuổi học ĐH mà còn cả những người ngoài độ tuổi sinh viên Tỷ lệ người từ 30-34 tuổi có bằng cử nhân ngày càng tăng, nhanh hơn so với sinh viên đúng độ tuổi (ABS, 2016) GDĐH cũng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Úc, với doanh thu dịch vụ đóng góp lên đến 19,2 tỷ USD năm 2015 (DET, 2016f)

Chính phủ Úc đã đưa ra các chính sách mới để khắc phục các thất bại của thị trường, bao gồm BCX TT trong giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo và đảm bảo mọi người dân được tiếp cận với giáo dục, nhằm thực hiện tốt 17 mục tiêu phát triển bền vững Đứ ng v ề phía chính ph ủ

Chính phủ cắt giảm bớt các tài trợ cho các trường ĐH, để các trường tự chủ dần trong giáo dục đối với hệ thống trường công lập Các trường ĐH phải xây dựng CTĐT đáp ứng theo quy định của Khung bằng cấp quốc gia Úc (Australia Qualifications Framework - AQF) Đây cũng là cách thức giúp các trường ĐH nâng cao được chất lượng, thể hiện thông qua tỷ lệ sinh viên có việc làm sau ra trường ngày càng tăng, giảm lựa chọn nghịch trong bất cân xứng thông tin về CTĐT.

Chính phủ Úc cung cấp tài trợ nghiên cứu để nâng cao chất lượng đào tạo

Như vậy trong bối cảnh đổi mới giáo dục cùng với việc trợ cấp hoàn toàn cho hệ thống GDĐH chưa hiệu quả đứng về mặt kinh tế thì chính phủ Úc đã có những chính sách mới, trong đó là chính sách tài trợ nghiên cứu để nâng cao chất lượng đào tạo ĐH

Chính phủ Úc cung cấp tài trợ nghiên cứu thông qua hệ thống tài trợ kép, bao gồm các khoản tài trợ cạnh tranh và các khoản tài trợ khối không bị ràng buộc Các khoản tài trợ khối nghiên cứu (RBG) được thiết kế để trang trải các chi phí gián tiếp cho nghiên cứu và đào tạo nghiên cứu Năm 2017, Commonwealth phân bổ gần 1,9 tỷ USD cho RBG, chia thành hai chương trình: hơn 1 tỷ USD cho Chương trình Đào tạo Nghiên cứu và gần 900 triệu USD cho Chương trình Hỗ trợ Nghiên cứu (DET, 2016g, 2016h, 2017b; DIIS, 2016)

Các khoản tài trợ cạnh tranh chỉ tài trợ cho chi phí trực tiếp của các dự án nghiên cứu và được đánh giá ngang hàng Hội đồng Nghiên cứu Úc (ARC) và Hội đồng Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia (NHMRC) quản lý phần lớn các khoản tài trợ cạnh tranh, với tổng trị giá gần 1,4 tỷ USD trong năm 2016-2017, bao gồm 740 triệu USD từ ARC và 630 triệu USD từ NHMRC (DET, 2016g, 2016h, 2017b; DIIS, 2016)

Nâng cao chất lượng đào tạo là một yếu tố quan trọng giúp giảm BCX TT về CTĐT Khi chất lượng đào tạo được cải thiện, các trường ĐH có thể cung cấp thông tin minh bạch và đáng tin cậy hơn về chương trình của mình Điều này giúp người học, nhà tuyển dụng và xã hội có cơ sở để đánh giá và lựa chọn CTĐT tạo phù hợp, từ đó giảm thiểu sự BCX TT Đứ ng v ề các tr ườ ng đạ i h ọ c

Thứ nhất, các trường ĐH chủ động trong việc xây dựng chương trình phù hợp với bối cảnh mới

Các trường ĐH ở Úc đã chủ động xây dựng CTĐT nhằm chuẩn bị nguồn lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong bối cảnh mới Theo ARC (2015), các trường đại học đã thực hiện tốt hoạt động nghiên cứu theo tiêu chuẩn toàn cầu Trong năm học 2013-2014, tổng chi tiêu cho nghiên cứu của các trường ĐH chiếm khoảng 30% tổng chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) của Úc, đạt khoảng 10 tỷ USD, tăng 129% so với mức 4,3 tỷ USD trong năm 2004-2005 (ABS, 2015; Watt và cộng sự,

2015) Chính phủ Úc cung cấp kinh phí trực tiếp, chiếm gần 50% tổng chi của các trường ĐH cho R&D Trong năm 2013-2014, tài trợ trực tiếp từ Khối thịnh vượng chung cho nghiên cứu GDĐH đạt khoảng 3,5 tỷ USD, tương đương một phần ba tổng chi tiêu nghiên cứu của các trường ĐH (DIIS, 2016)

Thứ hai, các trường ĐH chủ động tham gia vào đánh giá xếp hạng ĐH trên thế giới, và coi đây là một hình thức để công bố chất lượng đào tạo

Các bảng xếp hạng ĐH quốc tế đánh giá chất lượng đào tạo của các trường, tập trung nhiều vào hiệu quả nghiên cứu và đào tạo Chất lượng nghiên cứu được đánh giá qua số lượng xuất bản và trích dẫn, chiếm trọng số từ 60 đến 80%, trong khi chỉ số giảng dạy chỉ chiếm từ 10 đến 30% (Dawkins, 2014; QS, 2016)

Khảo sát Strachan và cộng sự (2012) thấy 67% giảng viên Úc muốn có thêm thời gian nghiên cứu, trong khi chỉ 15% muốn thêm thời gian giảng dạy Bexley, James và Arkoudis (2011) cũng nhận thấy khoảng 80% giảng viên muốn nâng cao hồ sơ xuất bản hoặc tìm thêm thời gian nghiên cứu, trong khi ít hơn 30% muốn tập trung vào giảng dạy Bentley, Goedegebuure và Meek (2014) tìm thấy rằng 38% giảng viên tập trung vào giảng dạy có mối quan tâm lớn hơn đến nghiên cứu, so với 8% giảng viên tập trung vào nghiên cứu muốn giảng dạy nhiều hơn Các vị trí tập trung vào giảng dạy thường bị coi là con đường sự nghiệp lương thấp, tiến bộ thấp và giá trị thấp (Bennett, Roberts và Ananthram, 2017; Bentley, Goedegebuure và Meek, 2014)

Thứ ba, các trường ĐH đều làm đánh giá kiểm định chất lượng đào tạo

AUN-QA là bộ tiêu chuẩn với các quy tắc chất lượng khắt khe, có tiêu chí cụ thể, rõ ràng, tập trung đánh giá những điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo của toàn bộ CTĐT chứ không chỉ dựa trên những đặc trưng riêng của từng chuyên ngành

Bộ tiêu chuẩn AUN đánh giá toàn diện CTĐT từ nhiều khía cạnh như chuẩn đầu ra, khung chương trình, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, công tác đảm bảo chất lượng, kết nối giữa nhà trường, sinh viên, và doanh nghiệp với 18 tiêu chuẩn với 74 tiêu chí Mỗi tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đều có trọng số như nhau, điểm đánh giá của toàn bộ chương trình là điểm trung bình cộng của cả 74 tiêu chí là 4.0, đây là ngưỡng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của AUN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bối cảnh nghiên cứu

3.1.1 Th ự c tr ạ ng đ ào t ạ o đạ i h ọ c t ạ i Vi ệ t Nam giai đ o ạ n 2013-2023

Giai đoạn 2013-2023, số lượng các trường ĐH và quy mô sinh viên ĐH cũng liên tục gia tăng Đến năm học 2021-2022, Việt Nam có 242 trường ĐH với quy mô số sinh viên tuyển mới đã đạt 568.856 người, tăng 28 trường ĐH và 90.960 sinh viên so với năm học 2013-2014

Quy mô giảng viên ĐH liên tục gia tăng cả về số lượng và chất lượng Quy mô giảng viên và cán bộ quản lý đạt 90.615 người, trong đó có 27,9% có trình độ tiến sĩ, 51,8% có trình độ thạc sĩ Tỷ lệ giảng viên đạt chức danh giáo sư và phó giáo sư lần lượt là 0,66% và 5,08%

Trái ngược với xu hướng sinh viên tuyển mới tăng thì số lượng sinh viên tốt nghiệp có xu hướng giảm Tính đến năm học 2021-2022, tỷ lệ sinh viên tuyển tốt nghiệp chỉ chiếm 59,3% so với sinh viên đầu vào

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của người có trình độ đại học trở lên luôn cao hơn so với mức trung bình của cả nước (Năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp của người có trình độ lao động từ ĐH trở lên đạt 3,16%, cao hơn 0,82% so với mức bình quân của cả nước)

Tính đến cuối năm 2021, tại Việt Nam có 261 cơ sở đào tạo hoàn thành đánh giá ngoài theo tiểu chuẩn trong nước; 194 cơ sở đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn trong nước; 9 cơ sở đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn nước ngoài (Chi tiết tại Phụ lục 1).

3.1.2 Th ự c tr ạ ng v ề t ự ch ủ đ ào đạ o đạ i h ọ c ở các tr ườ ng đạ i h ọ c công l ậ p

Quá trình tự chủ trước năm 2015

Trên thế giới, mô hình ĐH tự chủ được nhìn nhận là phương thức quản trị ĐH tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo Ở Việt Nam, tự chủ ĐH đã có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua Sự chuyển biến này xuất phát từ đòi hỏi khách quan, xu thế phát triển của GDĐH và được thúc đẩy bởi chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước ta Năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 về việc thành lập ĐH Quốc gia Hà Nội và Nghị định số 16/CP ngày 27/01/1995 về việc thành lập ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Hai ĐH Quốc gia (ĐHQG) là mô hình tự chủ toàn phần thực hiện theo quy định của Chính phủ; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành khác theo lĩnh vực chuyên môn và ủy ban nhân dân thành phố nơi ĐH Quốc gia đặt địa điểm; trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và pháp luật Năm 1994, Chính phủ thành lập 3 ĐH vùng gồm có ĐH Huế, ĐH Thái Nguyên và ĐH Đà Nẵng Lãnh đạo của ĐH vùng do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT bổ nhiệm Hiệu trưởng các trường ĐH và giám đốc các trung tâm nghiên cứu khoa học thuộc các ĐH vùng do Giám đốc ĐH vùng đề nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT bổ nhiệm ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng được phân cấp quản lý và giao quyền tự chủ theo Quyết định số 3360/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 21/6/2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Có thể thấy, mô hình hai ĐH Quốc gia và 3 ĐH vùng đã cho thấy cơ chế quản lý mới đối với cơ sở GDĐH công lập; làm tiền đề cho việc hình thành, phát triển chính sách tự chủ ĐH ở Việt Nam

Luật Giáo dục năm 1998 đã quy định một số quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường cao đẳng, trường ĐH và được cụ thể hóa tại Điều lệ trường ĐH ban hành kèm theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ Điều lệ trường ĐH quy định Hội đồng trường (HĐT) là cơ quan quản trị của trường đại học; HĐT quyết nghị các chủ trương lớn để thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường ĐH được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật Luật Giáo dục năm 2005 tiếp tục khẳng định chủ trương của Nhà nước về tự chủ tại các cơ sở GDĐH công lập khi Nhà nước tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục Tiếp đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ GD&ĐT đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị, quy định để đổi mới quản lý GDĐH; trong đó, có hướng dẫn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo Các chính sách này là khâu đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn diện của GDĐH Luật Giáo dục đại học năm 2012 một lần nữa khẳng định quyền tự chủ của các cơ sơ GDĐH tại Việt Nam; cụ thể tại Điều 32: “Cơ sở

GDĐH tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng GDĐH Cơ sở GDĐH thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục” Chủ trương tự chủ ĐH là chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI (Nghị quyết 29) yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế với những định hướng, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong từng lĩnh vực Chủ trương tự chủ được khẳng định tại Nghị quyết: “Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; phát huy vai trò của hội đồng trường” Trên cơ sở Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09/8/2012, Nghị quyết 29, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/20146, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017 Nghị quyết cụ thể hoá các nội dung về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường ĐH trong khuôn khổ pháp lý được quy định của pháp luật hiện hành Đồng thời, Nghị quyết số 77/NQ-CP có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động tự chủ đại học tại Việt Nam

Quá trình triển khai tự chủ đại học từ 2015 - đến nay

Theo Nghị quyết số 77/NQ-CP, 23 cơ sở GDĐH công lập trình Thủ tướng Chính phủ và được phê duyệt Đề án cho phép thí điểm cơ chế tự chủ, cam kết tự bảo đảm kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư sẽ được tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện về: Đào tạo và nghiên cứu khoa học; tổ chức bộ máy và nhân sự; tài chính; chính sách học bổng, học phí đối với đối tượng chính sách; đầu tư, mua sắm (các trường bắt đầu thực hiện thí điểm tự chủ từ năm 2015) Nghị quyết số 77/NQ-CP được Chính phủ cho phép kéo dài sau giai đoạn 2014-2017 tại Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 09/10/2017 tại phiên họp thường kỳ chính phủ tháng 10 năm 2017

Tư tưởng nhất quán tại Nghị quyết số 77/NQ-CP đã tạo điều kiện cho các trường ĐH công lập được quyền tự chủ cao, được thí điểm thực hiện những việc pháp luật chưa quy định, các thủ tục hành chính với cơ quan quản lý nhà nước được giảm bớt, cơ chế thí điểm bảo đảm cho trường hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng vẫn chịu sự giám sát và có sự can thiệp ở một mức độ nhất định của cơ quan quản lý nhà nước Ngày 30/01/2015, Điều lệ trường ĐH ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành Điều lệ một lần nữa xác định nhiệm vụ, quyền hạn, quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường ĐH; bổ sung thêm quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình vào quy định tại Điều

28 và Điều 32 Luật Giáo dục đại học năm 2012 Văn kiện Đại hội XII của Đảng năm

2016 và các Nghị quyết của Đảng năm 2016 và 2017 cũng khẳng định chủ trương, đường lối giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đào tạo, nhất là các trường ĐH

Kế thừa các quy định đã phát huy hiệu quả, thực tiễn triển khai Nghị quyết số 77/NQ-CP, Quốc hội ban hành Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34) Luật số 34 là cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy các cơ sở GDĐH trong cả nước thực hiện quyền tự chủ sâu và rộng hơn nữa Đồng thời, quyền tự chủ của cơ sở GDĐH phải gắn liền với trách nhiệm giải trình để các bên liên quan và xã hội giám sát Tiếp theo Luật số 34 đến nay, Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành về cơ bản đầy đủ các chính sách để thực thi Luật Giáo dục đại học theo hướng đẩy mạnh quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDĐH Đặc biệt là Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

Kết quả triển khai tự chủ đại học mạnh mẽ, mang lại hiệu quả tích cực trong toàn hệ thống GDĐH (Chi tiết tại Phụ lục 2)

3.1.3 Yêu c ầ u cung c ấ p thông tin v ề ch ươ ng trình đ ào t ạ o đạ i h ọ c c ủ a B ộ Giáo d ụ c và Đ ào t ạ o

Căn cứ vào các quy định của Bộ GD&ĐT như: Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT về thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thay thế Thông tư 09/2009; Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT về ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH; Thông tư 15/2018/TT-BGDĐT về quy định tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và trang thông tin điện tử của các cơ sở GDĐH, các trường cao đẳng sư phạm… thì yêu cầu cung cấp thông tin ĐTĐH của trường Đại học như sau:

3.1.3.1 Về công khai thông tin

Dựa vào các văn bản chính sách của Bộ GD&ĐT thì mục tiêu thực hiện việc công khai là để: (1) người học, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội tham gia giám sát và đánh giá các cơ sở giáo dục và đào tạo theo quy định của pháp luật và (2) nhằm nâng cao tính minh bạch, phát huy dân chủ, tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và đào tạo trong quản lý nguồn lực và đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo Nguyên tắc thực hiện công khai là: (1) Đảm bảo đầy đủ các nội dung, hình thức và thời điểm công khai quy định tại Quy chế này Và (2) Thông tin được công khai tại các cơ sở giáo dục và đào tạo và trên các trang thông tin điện tử theo quy định tại Quy chế này phải chính xác, đầy đủ, kịp thời và dễ dàng tiếp cận Riêng đối với trường ĐH, nội dung công khai (điều 7) tập trung vào 3 vấn đề chính: Cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế; Điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và Thu chi tài chính Cụ thể:

+ Về cam kết chất lượng giáo dục: Cam kết chất lượng giáo dục bao gồm điều kiện tuyển sinh, mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ theo từng mã ngành đào tạo cấp IV (Biểu 17), cùng với các chính sách hỗ trợ học tập và sinh hoạt cho người học Chất lượng giáo dục thực tế được thể hiện qua thông tin công khai về quy mô đào tạo hiện tại và tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm ra trường Các thông tin này bao gồm quy mô nghiên cứu sinh, thạc sĩ và sinh viên ở các trình độ đào tạo, cũng như tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm hoặc đang học nâng cao (Biểu 18)

Phương pháp nghiên cứu

Quy trình điều tra khảo sát và phân tích dữ liệu được mô hình hóa như trong hình 3.2.

Bước 1: Tổng quan lý thuyết xây dựng bảng hỏi

Bước 4: Xử lý và làm sạch phiếu để phân tích

Bước 3: Thu thập thông tin từ các đối tượng nghiên cứu thông qua khảo sát bằng bảng hỏi

Bước 2: Khảo sát thử để điều chỉnh nội dung của bảng hỏi

Bước 5: Thống kê mô tả và kiểm tra độ tin cậy thang đo

Bước 6: Đo lường mức độ ảnh hưởng của nhu cầu thông tin tới sự hài lòng của đối tượng được khảo sát

Hình 3.1 Quy trình điều tra khảo sát và phân tích dữ liệu

Với quy trình nghiên cứu này, cách làm và mục đích của từng bước nghiên cứu cụ thể như sau:

- Bước 1: Tổng quan lý thuyết và xây dựng bảng hỏi

- Bước 2: Khảo sát thử để điều chỉnh bảng hỏi cho phù hợp với đối tượng điều tra và phù hợp với nhu cầu khai thác thông tin của luận án

- Bước 3: Khảo sát chính thức bằng cách phát phiếu điều tra (gửi phiếu trực tiếp, google form…) đến đối tượng khảo sát: Sinh viên, học sinh THPT, phụ huynh học sinh, CBQL&GV, và nhà tuyển dụng

- Bước 4: Làm sạch phiếu điều tra sau khi thu hồi phiếu

- Bước 5: Thống kê mô tả và kiểm tra độ tin cậy của thang đo, trong đó:

(1) Thống kê mô tả mẫu điều tra để phân tích tỷ lệ các đối tượng điều tra trả lời các câu hỏi phân tích theo: Giới tính, địa bàn và đối tượng được hỏi

(2) Thống kê mô tả để đo lường, sắp xếp thứ tự mức độ tầm quan trọng về nội dung thông tin và mức độ dễ tiếp cận thông tin của đối tượng được khảo sát Luận án sẽ phân tích tầm quan trọng và mức độ dễ tiếp cận theo từng nhóm đối tượng được khảo sát và theo từng nhóm thông tin khảo sát biết được nhu cầu nội dung thông tin của từng nhóm đối tượng cần là gì và thực tế họ được tiếp cận ở mức độ nào? Trên cơ sở đó luận án cũng xác định được mức độ bất cân xứng thông tin về CTĐT ĐH cho từng nhóm đối tượng được khảo sát

(3) Phân tích nhân tố khám phá nhằm kiểm chứng các thang đo: (i) Tầm quan trọng và mức độ dễ tiếp cận của thông tin về CTĐT (ii) Mức độ đầy đủ, mức độ cập nhật và sự hài lòng đối với thông tin được cung cấp về CTĐT Việc kiểm chứng các thang đo giúp lựa chọn được thang đo tốt nhất để phân tích hồi quy

(4) Thống kê mô tả đo lường mức độ đầy đủ, mức độ tiếp cận và sự hài lòng về thông tin Việc xác định tần suất các phương án trả lời theo mức điểm là cơ sở để đánh giá sự hài lòng của từng nhóm đối tượng được khảo sát Trên cơ sở đó là căn cứ để xác định mối liên hệ giữa tình trạng BCX TT với sự hài lòng của đối tượng được khảo sát

- Bước 6: Hồi quy bội để đo lường các nhân tố ảnh hưởng tới Mức độ đầy đủ, Mức độ cập nhật và Sự hài lòng của thông tin được cung cấp về CTĐT ĐH Việc hồi quy này sẽ là cơ sở để luận án đưa ra các giải pháp hạn chế BCX TT trong CTĐT ĐH giữa các bên liên quan

Bảng hỏi được thiết kế dựa trên tài liệu tham khảo và các khảo sát được thực hiện trước đây theo mô hình nghiên cứu được lựa chọn Nội dung bảng hỏi được chia làm 2 phần chính: phần 1 là thông tin về đối tượng được khảo sát (giới tính, địa bàn và nhóm đối tượng khảo sát) được khảo sát và phần 2 là thông tin về CTĐT mà đối tượng được khảo sát biết, bao gồm: (i) Tầm quan trọng và mức độ dễ tiếp cận của thông tin về CTĐT (ii) Mức độ đầy đủ, mức độ cập nhật và sự hài lòng đối với thông tin được cung cấp về CTĐT

Phần 1 được thiết kế các câu trắc nghiệm một lựa chọn Phần 2 được xây dựng trên thang đo Likert 5 điểm, đánh giá các mệnh đề với các mức độ từ (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Bình thường; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý

Những căn cứ để xác định các biến số (thang đo) trong phiếu khảo sát được luận án dựa vào các căn cứ sau đây:

Thứ nhất, tổng hợp và kế thừa từ tổng quan nghiên cứu về thông tin CTĐT ĐH có chất lượng

Một CTĐT ĐH cần phải đảm bảo những nội dung thông tin sau: Mục tiêu của chương trình đào tạo, chuẩn đầu vào và đầu ra của chương trình đào tạo, khối lượng học tập và nội dung của chương trình, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập, đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ, cơ sở vật chất, cụ thể:

Bảng 3.1: Tổng quan nội dung thông tin của chương trình đào tạo

Luật Giáo dục đại học 2018, Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT, Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT, Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT, ESG (2015), AUN (2015, 2020), Tạ Thị Thu Hiền và các cộng sự (2021), Higher Education Standards Framework (Threshold Standards) (2021)

Luật Giáo dục đại học 2018, Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT, Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT, Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT, ESG (2015), AUN (2015, 2020), Tạ Thị Thu Hiền và các cộng sự (2021), Higher Education Standards Framework (Threshold Standards) (2021)

Tim Wentling (1993), White (1995), Higher Education Standards Framework (Threshold Standards) (2021), ESG (2015), AUN (2015,

2020), Luật Giáo dục đại học 2018, Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT, Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT, Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT, Tạ Thị Thu Hiền và các cộng sự, (2021) Đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ

Higher Education Standards Framework (Threshold Standards) (2021), ESG (2015), AUN (2015, 2020), Tạ Thị Thu Hiền và các cộng sự (2021), Luật Giáo dục đại học 2018, Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT, Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT, Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT

Higher Education Standards Framework (Threshold Standards) (2021), ESG (2015), AUN (2015, 2020), Tạ Thị Thu Hiền và các cộng sự (2021), Luật Giáo dục đại học 2018, Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT

Higher Education Standards Framework (Threshold Standards) (2021), ESG (2015), AUN (2015, 2020), Tạ Thị Thu Hiền và các cộng sự (2021), Thông tin về thị trường lao động

AUN (2015, 2020), Higher Education Standards Framework (Threshold Standards) (2021), ESG (2015), Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT

AUN (2015, 2020), Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT, Higher Education Standards Framework (Threshold Standards) (2021), ESG (2015), Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT

Thứ hai, căn cứ đánh giá CTĐT ĐH có chất lượng phải đảm bảo các tiêu chuẩn kiểm định Theo qui định tại Thông tư 04/2016 về kiểm định CTĐT của Bộ GD&ĐT và yêu cầu của Bộ GD&ĐT về công khai thông tin đối với các cơ sở GDĐH tại Việt Nam, cụ thể: Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT; Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT Trong đó, các nội dung thông tin sẽ thuộc 3 “trụ cột” là: Cam kết chất lượng giáo dục và Chất lượng giáo dục thực tế; Điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; Thu chi tài chính Các biến số về tiếp cận thông tin được lựa chọn dựa trên quy định tại Thông tư 15/2018/TT-BGDĐT yêu cầu trường ĐH Việt Nam sử dụng website để cung cấp các thông tin chính thống của trường ĐH trên môi trường mạng và dựa trên thực tế tổ chức quản lý và cung cấp thông tin của các trường ĐH trong mẫu nghiên cứu còn có một số kênh khác là email, mạng xã hội, nhóm trò chuyện (chatting group)…

THỰC TRẠNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN VỀ THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM

Mô tả mẫu điều tra và kiểm định thang đo

Sau khi thu phiếu về và thực hiện sàng lọc, loại bỏ những phiếu không hợp lệ, vi phạm như không điền đủ câu hỏi khảo sát thì số phiếu hợp lệ được sử dụng phân tích như sau:

4.4.1.1 Mẫu điều tra sinh viên

Xét về cơ cấu trường đại học được điều tra thì thấy có sự tương đồng về số sinh viên trả lời khảo sát, cụ thể Trong 1.127 phiếu trả lời có 366 phiếu do sinh viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân trả lời, chiếm 32,5% Tiếp đến là trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh (46,6%) và trường Đại học Kinh tế - ĐH Đà Nẵng chiếm 20,9% Như vậy, mẫu phiếu của sinh viên trả lời đảm bảo tính phù hợp và đại diện theo quy mô sinh viên đại học của các trường này

Bảng 4.1: Quy mô mẫu điều tra sinh viên Địa bàn Sinh viên

Số lượng Tỷ lệ ĐH Kinh tế Quốc dân 366 32,5% ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng 236 20,9% ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh 525 46,6%

Nguồn: NCS xử lý kết quả điều tra 4.1.1.2 Mẫu điều tra nhà tuyển dụng

Xét về cơ cấu địa bàn nhà tuyển dụng được điều tra hoạt động thì thấy có sự tương đồng về số nhà tuyển dụng ở trên 3 địa bàn trả lời khảo sát, cụ thể Trong 201 phiếu trả lời có 70 phiếu của doanh nghiệp thuộc địa bàn TP Hà Nội trả lời, chiếm 34,8% Tiếp đến là địa bàn TP Hồ Chí Minh chiếm 33,8% và cuối cùng là địa bàn TP Đà Nẵng (31,3%) Như vậy, mẫu phiếu của nhà tuyển dụng trả lời đảm bảo tính phù hợp giữa 3 địa bàn

Bảng 4.2: Quy mô mẫu điều tra nhà tuyển dụng Địa bàn Nhà tuyển dụng

Nguồn: NCS xử lý kết quả điều tra 4.1.1.3 Mẫu điều tra cán bộ và giảng viên

Xét về cơ cấu theo trường ĐH thể hiện địa bàn nghiên cứu thì thấy: Trong 485 phiếu trả lời có 197 phiếu của trường ĐH Kinh tế Quốc dân thuộc địa bàn TP Hà Nội, chiếm 40,6% Tiếp đến là trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng trên địa bàn TP Đà Nẵng chiếm 30,3% và cuối cùng là trường ĐH Kinh tế TP HCM địa bàn TP Hồ Chí Minh chiếm 29,1% Như vậy, mẫu phiếu của CBQL&GV trả lời đảm bảo tính phù hợp giữa 3 trường đại học tự chủ ở 3 địa bàn

Bảng 4.3: Quy mô mẫu điều tra cán bộ và giảng viên

Trường Số cán bộ và giảng viên Tỷ lệ (%)

Cơ cấu theo trường S ố l ượ ng T ỷ l ệ ĐH Kinh tế Quốc dân 197 40,6% ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng 147 30,3% ĐH Kinh tế TP HCM 141 29,1%

Nguồn: NCS xử lý kết quả điều tra 4.1.1.4 Mẫu điều tra học sinh và phụ huynh học sinh

Mẫu điều tra học sinh THPT và phụ huynh học sinh (PHHS) có cơ cấu như sau: (i) Đối với học sinh, trong 566 phiếu thu về và làm sạch có 40,6% học sinh THPT trả lời thuộc địa bàn TP Hà Nội, 31,4% học sinh thuộc địa bàn TP Hồ Chí Minh và 27,9% học sinh thuộc địa bàn TP Đà Nẵng (ii) Đối với PHHS thì tỷ lệ trả lời khảo sát cũng tuương tự như học sinh THPT với 455 phiếu thu về và có 176 phụ huynh thuộc địa bàn

TP Hà Nội trả lời khảo sát, chiếm 38,7%, tiếp đến là địa bàn TP Hồ Chí Minh có 154 phụ huynh trả lời khảo sát (chiếm 33,8%) và địa bàn TP Đà Nẵng có 125 phụ huynh trả lời khảo sát, chiếm 27,5%

Bảng 4.4: Quy mô mẫu điều tra học sinh và phụ huynh học sinh Địa bàn Học sinh Phụ huynh học sinh

Nguồn: NCS xử lý kết quả điều tra 4.1.2 Ki ể m đị nh thang đ o

4.1.2.1 Kiểm định thang đo tầm quan trọng và mức độ dễ tiếp cận của các nhóm thông tin

Luận án sử dụng phần mền SPSS22 để kiểm định thang đo với từng nhóm thông tin về tầm quan trọng và mức độ dễ tiếp cận của các nhóm thông tin

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo tầm quan trọng

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo mức độ tiếp cận

Kết luận chất lượng thang đo

1 CTDT 10 Không có biến bị loại 0,865 0,855 Chất lượng tốt

2 CSVC 4 Không có biến bị loại 0,862 0,831 Chất lượng tốt

3 KQDT 4 Không có biến bị loại 0,85 0,888 Chất lượng tốt

4 CPDT 15 Không có biến bị loại 0,846 0,87 Chất lượng tốt

5 TTLD 5 Không có biến bị loại 0,836 0,851 Chất lượng tốt

Nguồn: NCS xử lý kết quả điều tra

Kết quả kiểm định thang đo của thông tin chung về CTĐT (CTDT), thông tin về cơ sở vật chất và uy tín của trường (CSVC), thông tin về kết quả đào tạo và uy tín của CTĐT (KQDT), thông tin liên quan đến chi phí đào tạo và các dịch vụ hỗ trợ (CPDT) và thông tin liên quan đến TTLĐ gắn với CTĐT (TTLD) thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng được minh họa tại bảng 4.5

4.1.2.2 Kiểm định thang đo mức độ cập nhật, mức độ đầy đủ và sự hài lòng

Kết quả kiểm định thang đo của thông tin về mức độ đầy đủ, mức độ cập nhật và sự hài lòng thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng như sau:

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

Số lượng biến Biến bị loại Hệ số Cronbach’s

Kết luận chất lượng thang đo

1 DD 5 Không có biến bị loại 0,876 Chất lượng tốt

2 CN 5 Không có biến bị loại 0,888 Chất lượng tốt

3 HL 5 Không có biến bị loại 0,88 Chất lượng tốt

Nguồn: NCS xử lý kết quả điều tra

Chi tiết kết quả kiểm định tại Phụ lục 6

4.2 Thực trạng cung cấp thông tin về chương trình đào tạo đại học tại các trường đại học công lập tự chủ

Theo quan điểm của luận án, việc xem xét các cơ sở GDĐH công lập tự chủ cung cấp thông tin về CTĐT dựa theo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT bao gồm cả trong 3 công khai và tiêu chuẩn kiểm định Do vậy, phần này luận án sẽ đánh giá thực trạng cung cấp thông tin tại các trường ĐH công lập tự chủ

Căn cứ để đánh giá thực trạng cung cấp thông tin hiện nay, luận án dựa vào quy định của Bộ về công khai thông tin như sau: Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về chuẩn CTĐT; xây dựng, thẩm định và ban hành CTĐT các trình độ của GDĐH; Thông tư 15/2018/TT-BGDĐT quy định tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và trang thông tin điện tử của các cơ sở GDĐH, các trường cao đẳng sư phạm của Bộ GD&ĐT; Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT về Ban hành quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non thay thế cho Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Những đánh giá chung về thực trạng cung cấp thông tin ở 3 trường ĐH công lập đã tự chủ tại Việt Nam trong mẫu nghiên cứu như sau:

4.2.1 N ộ i dung thông tin công khai

Theo Điều 7 của của Thông tư 36/2017/TT-Bộ GDĐT, các trường ĐH phải công khai các thông tin sau:

(i) Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, bao gồm: Biểu mẫu 17 (Cam kết chất lượng giáo dục); Biểu mẫu 18 (Chất lượng giáo dục thực tế); Chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo theo trình độ đào tạo, hình thức đào tạo, ngành, chuyên ngành đào tạo; Các môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, đồ án, khóa luận, luận văn, luận án tốt nghiệp Ngoài ra, còn có thông tin về việc in và cấp văn bằng, chứng chỉ, hoạt động đào tạo theo nhiệm vụ, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, liên kết đào tạo, hội nghị, hội thảo khoa học và kiểm định cơ sở đào tạo và CTĐT

(ii) Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, bao gồm: Công khai thông tin về cơ sở vật chất (Biểu mẫu 19); Công khai đội ngũ giảng viên cơ hữu, cán bộ quản lý và nhân viên (Biểu mẫu 20)

(iii) Công khai thu chi tài chính, bao gồm: Công khai tài chính theo các quy định hiện hành, bao gồm dự toán, quyết toán thu chi tài chính, và các khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; Công khai mức thu học phí và các khoản thu khác theo từng năm học và dự kiến cho 2 năm học tiếp theo (Biểu mẫu 21); Công khai các khoản chi theo từng năm học: Bao gồm chi lương, chi bồi dưỡng chuyên môn, chi hội họp, hội thảo, tham quan học tập, mức thu nhập của giáo viên và cán bộ quản lý, chi thường xuyên trên mỗi học sinh, và chi đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị; Công khai chính sách và kết quả thực hiện hàng năm về trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học thuộc diện chính sách xã hội

Bên cạnh đó, theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT, Bộ GD&ĐT cũng quy định về nội dung thông tin tuyển sinh trong đó có yêu cầu về thông tin như: (i) Cơ sở đào tạo thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình về công tác tuyển sinh, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật (ii) Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát (iii) Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân Như vậy, với những quy định tại Thông tư 08 sẽ giúp giảm bớt tình trạng bất cân xứng thông tin về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại Việt Nam hiện nay Đánh giá chung về nội dung công khai của 3 trường ĐH thuộc đối tượng nghiên cứu của luận án cụ thể như sau:

Thứ nhất, cả 3 trường ĐH đều có mục “Ba công khai” được đăng tải chính thức trên Website của nhà trường

Thực trạng bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan tại các trường đại học công lập tự chủ ở Việt Nam

4.3.1 Th ự c tr ạ ng b ấ t cân x ứ ng thông tin v ề ch ươ ng trình đ ào t ạ o gi ữ a tr ườ ng đạ i h ọ c và sinh viên

4.3.1.1 Nhu cầu thông tin về chương trình đào tạo của sinh viên a Nhu cầu về nội dung thông tin

Nhu cầu về nội dung thông tin được sinh viên đánh giá thông qua tầm quan trọng của thông tin Từ số liệu khảo sát điều tra có thể thấy:

Thứ nhất, 36/38 thang đo thông tin trong CTĐT (chiếm 94,7%) được sinh viên cho rằng có tầm quan trọng mức cao và rất cao khi điểm trung bình đều đạt trên 3,41 điểm Số thang đo còn lại (2 thang đo) đều được sinh viên đánh giá ở mức tầm quan trọng trung bình (điểm trung bình từ 2,61-3,4) Trong số 36 thang đo ở mức cao và rất cao, có 8 thang đo ở mức tầm quan trọng rất cao (chiếm 22,2%) rải đều cho 4 nhóm thông tin, cụ thể: Thông tin chung về CTĐT có 2 thang đo (CTDT 1.8 và CTDT1.10; kết quả đào tạo có 2 thang đo (KQDT 1.3 và KQDT 1.4), Chi phí đào tạo có 1 thang đo (CPDT 1.1) và Thị trường lao động có 3 thang đo (TTLD 1.1, TTLD 1.2, TTLD 1.3)

Thứ hai, xét điểm trung bình chung về tầm quan trọng từng nhóm thông tin thì thấy nhóm thông tin về liên quan đến kết quả đào tạo và uy tín của CTĐT có tầm quan trọng cao nhất (4,19 điểm), tiếp đến là thông tin chung về CTĐT (4,14 điểm), thông tin về cơ sở vật chất và uy tín của trường (4,05 điểm) Thông tin liên quan đến TTLĐ gắn với CTĐT và thông tin về chi phí đào tạo và dịch vụ hỗ trợ được đánh giá với mức điểm thấp với con số lần lượt là 3,99 điểm và 3,64 điểm

Thứ ba, xét cho từng nhóm thông tin Đối với thông tin chung về CTĐT: thang đo mà sinh viên đánh giá có tầm quan trọng rất cao là CTDT1.8 (4,62 điểm) và CTDT 1.10 (4.46 điểm), còn lại 8/10 thang đo đánh giá ở mức tầm quan trọng cao với mức điểm lần lượt là: CTDT1.1 (4,17 điểm), CTDT1.2 (4,13 điểm), CTDT1.3 (4,19 điểm) Thang đo có điểm thấp nhất là: CTDT1.6 (3,81 điểm) và CTDT1.7 (3,97 điểm) Đối với thông tin về cơ sở vật chất và uy tín của trường: 100% thang đo được sinh viên đánh giá ở mức tầm quan trọng cao, trong đó thang đo có điểm trung bình về tầm quan trọng cao nhất là CSVC1.3 (4,15 điểm), tiếp đến là CSVC1.4 (4,12 điểm) và CSVC1.1 và CSVC 1.2 có cùng mức điểm là 3,96 điểm Đối với thông tin về kết quả đào tạo và uy tín của CTĐT: 2/4 thang đo được sinh viên đánh giá ở mức tầm quan trọng rất cao là KQDT 1.4 và KQDT 1.3 với điểm trung bình lần lượt là 4.31 và 4.27 điểm, 2 thang đo còn lại được đánh giá ở mức tầm quan trọng cao là KQDT 1.1 (4,16 điểm) và KQDT 1.2 (4.04 điểm) Đối với thông tin về liên quan đến chi phí đào tạo và các dịch vụ hỗ trợ: có 1 thang đo duy nhất sinh viên cho điểm mức tầm quan trong rất cao, đó là CPDT 1.1 (4,23 điểm), 2/15 thang đo sinh viên đánh giá ở mức trung bình, đó là CPDT1.4 (3.23 điểm) và CPDT 1.11 (3,41 điểm); Số thang đo còn lại (13/15 thang đo chiếm 86,7% được sinh viên đánh giá ở mức tầm quan trọng cao Đối với thông tin liên quan đến TTLĐ gắn với CTĐT: 3/5 thang đo (chiếm 80%) được sinh viên đánh giá có tầm quan trọng rất cao với mức điểm trung bình lớn hơn và bằng 4,21 điểm (TTLD1.1, TTLD1.2 và TTLD1.3), còn 2 tiêu chí còn lại được đánh giá ở mức cao là TTLD1.4 và TTLD1.5 với mức điểm lần lượt là 3,62 và 3,66 điểm

Thứ tư, xét cho từng địa bàn nghiên cứu

Tại địa bàn TP Hà Nội có 100% thang đo khảo sát đều được sinh viên đánh giá là có tầm quan trọng ở mức cao và rất cao Trong khi địa bàn TP Hồ Chí Minh có 11/38 thang đo được đánh giá ở bình thường và đều tập trung ở nhóm thông tin về chi phí đào tạo và dịch vụ hỗ trợ (10 thang đo) và 1 thang đo ở nhóm thông tin TTLĐ (TTLD 1.4) Địa bàn TP Đà Nẵng có 10/36 thang đo cũng được sinh viên đánh giá ở mức độ bình thường và là những thang đo nằm trong nhóm thông tin về Chi phí đào tạo và dịch vụ hỗ trợ

Như vậy, với kết quả khảo sát về nhu cầu thông tin của CTĐT, các trường ĐH công lập tự chủ có thể sử dụng để làm căn cứ xây dựng nội dung và hình thức cung thông tin về CTĐT ĐH cho sinh viên tìm hiểu Trong đó tập trung vào các thông tin mà sinh viên rất quan tâm là: Sự phù hợp của CTĐT với yêu cầu thị trường lao động (CTDT 1.10); Thông tin về cách thức và phương pháp học tập trong CTĐT(CTDT 1.8); Thông tin chi tiết về kết quả kiểm định của CTĐT và xếp hạng của trường (KQDT 1.3); Thông tin về sự thăng tiến của cựu sinh viên của CTĐT (KQDT 1.4); Thông tin chi tiết về học phí, kinh phí đào tạo (CPDT 1.1); Chi tiết vị trí việc làm khi ra trường (TTLD 1.1); Tỷ lệ sinh viên có việc làm (TTLD 1.2); Thu nhập bình quân của nhân sự trong ngành được đào tạo (TTLD 1.3) và; Thông tin chi tiết về số lượng, diện tích, trang bị tại phòng tự học, thư viện (CSVC 1.3) Chi tiết tại Phụ lục 7 b Mức độ tiếp cận

Qua số liệu khảo sát có thể thấy thông tin đều được sinh viên đánh giá tầm quan trọng ở mức cao và rất cao (chiếm trên 94,4% tổng thang đo) nhưng thực tế mức độ tiếp cận của sinh viên lại thấp hơn so với nhu cầu, cụ thể:

Thứ nhất, 26/38 thang đo (chiếm 68,4%) được đánh giá ở mức độ dễ tiếp cận;

12 tiêu chí còn lại được đánh giá ở mức độ tiếp cận trung bình

Thứ hai, thứ tự mức độ dễ tiếp cận của các nhóm thông tin xét theo điểm trung bình chung như sau: Nhóm thông tin về kết quả đào tạo và uy tín của CTĐT dễ tiếp cận nhất với mức điểm trung bình chung đạt 3,69 điểm; tiếp đến là nhóm thông tin về CTĐT chung (3,61 điểm); Thông tin về cơ sở vật chất và các dịch vụ hỗ trợ (3,59 điểm); Thông tin về TTLĐ gắn với CTĐT (3,51 điểm) Cuối cùng là thông tin liên quan đến chi phí đào tạo và các dịch vụ hỗ trợ (3,43 điểm)

Như vậy, các nhóm thông tin có vị trí xếp hạng giống nhau ở việc đánh giá tầm quan trọng và mức độ tiếp cận

Thứ ba, từ kết quả khảo sát cho thấy: (i) sinh viên quan tâm rất cao về nhóm thông tin kết quả đào tạo và uy tín của CTĐT bao gồm: Thông tin chung về đội ngũ giảng viên, nhà khoa học của trường; Thông tin chung về kết quả đào tạo của nhà trường; Thông tin chi tiết về kết quả kiểm định của CTĐT và xếp hạng của trường và Thông tin về sự thăng tiến của cựu sinh viên của CTĐT Trong khi đó 3/4 thông tin cũng được đánh giá ở mức độ dễ tiếp cận Còn thông tin về sự thăng tiến của cựu sinh viên của CTĐT được sinh viên đánh giá tiếp cận ở mức độ bình thường (ii) 100% nhóm thông tin về TTLĐ gắn với CTĐT được sinh viên đánh giá là rất quan trọng và quan trọng đều được đánh giá là dễ tiếp cận (iii) Trong nhóm thông tin về CTĐT chung thì có những thông tin sinh viên đánh giá là quan trọng ở mức cao nhất như: Thông tin về cách thức và phương pháp học tập trong CTĐT (CTDT 2.8); Sự phù hợp của CTĐT với yêu cầu TTLĐ (CTDT 2.10) thì được sinh viên đánh giá mức độ tiếp cận trung bình Điều này cho thấy nhiều thông tin quan trọng liên quan đến quyết định chọn CTĐT của người học được Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường cung cấp trên trang thông tin Ba công khai lại chưa được người học quan tâm đúng mức (iv) Đối với nhóm thông tin liên quan đến chi phí đào tạo và các dịch vụ hỗ trợ có một số thông tin được đánh giá quan trọng nhưng chỉ tiếp cận ở mức độ trung bình, đó là: Thông tin chi tiết về học phí, kinh phí đào tạo (CPDT 2.1); Thông tin chi tiết về chi phí giáo trình, học liệu (CPDT 2.2); Thông tin chi tiết về chương trình học bổng (CPDT 2.3); Thông tin về trao đổi sinh viên trong nước (CPDT 2.7) và Thông tin về trao đổi sinh viên quốc tế (CPDT 2.8)

Bảng 4.9: Xếp hạng điểm trung bình của các thang đo về tầm quan trọng và mức độ tiếp cận của thông tin về CTĐT đối với sinh viên Điểm TB chung về mức độ quan trọng

Xếp hạng mức độ Điểm trung bình chung về mức độ tiếp cận

Thông tin chung về CTĐT 4,14 Cao 3,61 Cao

Thông tin về CSVC và uy tín của trường 4,05 Cao 3,59 Cao

Thông tin về KQĐT và uy tín của CTĐT 4,19 Cao 3,69 Cao

Các thông về CPĐT và DVHT 3,64 Cao 3,43 Cao

Thông tin về TTLĐ gắn với CTĐT 3,99 Cao 3,51 Cao

Nguồn: NCS xử lý kết quả điều tra

Thứ tư, xét theo địa bàn nghiên cứu: Tỷ lệ sinh viên trả lời các thông tin ở mức độ dễ tiếp cận và rất dễ tiếp cận của ĐH Kinh tế Quốc dân cao hơn so với ĐH Kinh tế TP HCM và Đại học Kinh tế - ĐH Đà Nẵng, cụ thể: Trong 38 thang đo về thông tin thì có 3 thang đo ĐH Kinh tế Quốc dân có tỷ lệ sinh viên tiếp cận ở mức dễ và rất dễ thấp hơn 2 trường còn lại, đó là: CSVC2.4, KQDT2.3 Riêng thang đo CPDT2.1 thì cao hơn ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng và thấp hơn ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh c Mức độ đầy đủ, mức độ cập nhật và sự hài lòng đối với thông tin được cung cấp về Chương trình đào tạo

Kết quả đánh giá cho thấy các thông tin được cung cấp có mức độ cập nhật, mức độ đầy đủ và sự hài lòng chỉ ở mức độ cao khi điểm trung bình nằm trong khoảng 3,41-4,2 Như vậy đa số sinh viên hài lòng với tính cập nhật và tính đầy đủ của CTĐT của các trường ĐH công lập tự chủ ở cả 5 nhóm thông tin Tuy nhiên điểm trung bình của mức độ đầy đủ cao hơn so với mức độ cập nhật (Chi tiết tại bảng dưới)

Trong 5 nhóm thông tin thì điểm đánh giá về mức độ đầy đủ và mức độ cập nhật của Thông tin về kết quả đào tạo và uy tín của CTĐT cao nhất và Thông tin liên quan đến TTLĐ gắn với CTĐT thấp nhất Điều này cũng phù hợp với thực tế vì hiện nay cả

3/3 trường ĐH công lập tự chủ trong diện khảo sát đều cung cấp 9 loại thông tin trong mục Báo cáo 3 công khai theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT (Biểu 18) Ngoài ra các thông tin về đội ngũ giảng viên, nhà khoa học của trường; Thông tin chung về kết quả đào tạo của nhà trường; Thông tin chi tiết về kết quả kiểm định của CTĐT và xếp hạng của trường được công bố công khai trên trang Web của trường và các trang Web cấp 2 của các Phòng/Khoa/Viện trong trường Đây là cơ sở để sinh viên tiếp cận với các thông tin về kết quả đào tạo và uy tín của CTĐT Đối với các thông tin về CTĐT chung, cả 3 trường ĐH tự chủ trong mẫu nghiên cứu đều công bố các thông tin trong báo cáo Ba công khai (Biểu 17) Tuy nhiên chỉ có trường ĐH KTQD là công bố đủ, ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng và ĐH Kinh tế TPHCM đều công bố thiếu 1 tiêu chí Ngoài ra các trường còn công bố thông tin về CTĐT trên trang Web trường và trang Web cấp 2 của các Phòng/Khoa/Viện, trên mạng xã hội (Facebook), tờ rơi

Bảng 4.10: Điểm trung bình về mức độ đầy đủ, mức độ cập nhật và sự hài lòng đối với thông tin được cung cấp về CTĐT đối với sinh viên

Sinh viên đánh giá Mức độ đầy đủ Mức độ cập nhật

Tác động nghịch của bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo giữa trường đại học với các bên liên quan

4.4.1 Th ự c tr ạ ng t ỷ l ệ SV ch ậ m t ố t nghi ệ p, thôi h ọ c

Về lý thuyết, BCX TT dẫn tới lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức Nhưng trong khuôn khổ luận án, NCS chưa có điều kiện để kiểm chứng tính đúng/sai của thông tin cũng như hành vi của các CTĐT tại các trường ĐH nên sẽ loại trừ hệ quả rủi ro đạo đức Dựa vào nội dung phân tích về sự BCX TT giữa các CTĐT ĐH trường ĐH với SV tại mục 4.3, luận án chứng minh bằng số liệu thứ cấp về hiện trạng BCX TT sẽ dẫn tới lựa chọn bất lợi cho sinh viên Và trên thực tế, số liệu về tỷ lệ sinh viên chậm tốt nghiệp, thôi học tại các trường ĐH trong mẫu nghiên cứu cũng chứng minh nhận định đó là có căn cứ tin cậy

Bảng 4.20: Tỷ lệ SV chậm tốt nghiệp, thôi học tại các trường Đại học trong mẫu nghiên cứu Đơn vị: người, %

Chỉ tiêu ĐH Kinh tế

Quốc dân ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng ĐH Kinh tế

Tỷ lệ Tốt nghiệp/Tuyển vào 71% 63.95% 77,73%

Tỷ lệ chậm TN, thôi học/Tuyển vào 12% 36.05% 22,27%

Tỷ lệ sinh viên TN có việc làm 95,17% 92.10% 94,65%

Tỷ lệ Tốt nghiệp/Tuyển vào 74% 71.57% 73,95%

Tỷ lệ chậm TN, thôi học/Tuyển vào 17% 28.43% 26,05%

Tỷ lệ sinh viên TN có việc làm 90,15% 93.10% 96,65%

Chỉ tiêu ĐH Kinh tế

Quốc dân ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng ĐH Kinh tế

Tỷ lệ Tốt nghiệp/Tuyển vào 74% 75.75% 77,30%

Tỷ lệ chậm TN, thôi học/Tuyển vào 11% 24.25% 22,70%

Tỷ lệ sinh viên TN có việc làm 96,82% 94.10% 96,65%

Tỷ lệ Tốt nghiệp/Tuyển vào 73% 69.35% 57,42%

Tỷ lệ chậm TN, thôi học/Tuyển vào 4% 30.65% -

Tỷ lệ sinh viên TN có việc làm 96,21% 94.90% -

(*): chưa xét TN sinh viên ngành Kế toán, Kiểm toán, Cử nhân tài năng

Nguồn: Báo cáo Ba công khai đăng tải trên website các trường ĐH

Trong giai đoạn 2016-2023, tỷ lệ chậm tốt nghiệp/thôi học của 3 trường ĐH nêu trên có xu hướng giảm giữa các khóa học Điều này cho thấy, việc công khai thông tin và mức độ đầy đủ và cập nhật của thông tin về CTĐT càng tăng thì tỷ lệ sinh viên chậm tốt nghiệp và bỏ học càng giảm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên chậm tốt nghiệp, chủ yếu do năng lực của sinh viên Tuy nhiên, việc học ĐH tại Việt Nam là quyết định quan trọng của cả gia đình và không dễ đạt được, nên ban đầu SV đều kỳ vọng hoàn thành đúng hạn Với tỷ lệ chậm tốt nghiệp hoặc thôi học từ 11-29%, có thể suy đoán rằng một số SV đã chọn sai trường/ngành học hoặc các trường ĐH đã tuyển SV không phù hợp

Nguyên nhân chính là sinh viên thiếu thông tin về quá trình đào tạo, dẫn đến chọn trường và chương trình đào tạo không phù hợp với năng lực và sở thích Sau một thời gian, sinh viên nhận thấy chất lượng không như mong đợi, dẫn đến chán nản và quyết định thôi học hoặc học cầm chừng, kết quả sa sút, không thể tốt nghiệp đúng hạn, gây lãng phí thời gian và kinh phí

Ngược lại, các trường ĐH thiếu thông tin về năng lực cần thiết của SV như tự học, tư duy phản biện, kỹ năng thuyết trình, lập kế hoạch nghiên cứu, làm việc nhóm, dẫn đến tiêu chuẩn đầu vào không phù hợp và chọn sai đối tượng Hệ quả là tỷ lệ tốt nghiệp và có việc làm thấp, lãng phí nguồn lực đào tạo và giảm uy tín của trường

4.4.2 M ứ c độ hài lòng chung c ủ a các bên liên quan v ề cung c ấ p thông tin ch ươ ng trình đ ào t ạ o t ạ i các tr ườ ng đạ i h ọ c công l ậ p t ự ch ủ Để xem xét các yếu tố nào tác động đến sự hài lòng chung của các bên liên quan về cung cấp thông tin CTĐT ĐH của các trường ĐH công lập tự chủ, luận án đã đề xuất

9 mô hình hồi quy Sử dụng phần mền SPSS22, kết quả hồi quy chi tiết tại Phụ lục 8:

Sau khi chạy 9 mô hình, luận án rút ra được những kết quả sau:

Một là, các nhân tố đánh giá Tầm quan trọng, Mức độ dễ tiếp cận tác động tích cực tới Mức độ đầy đủ của thông tin được cung cấp về CTĐT Trong mô hình hồi quy về ảnh hưởng của Tầm quan trọng và Mức độ dễ tiếp cận các nhân tố tới Mức độ đầy đủ của thông tin được cung cấp về CTĐT: Nhà tuyển dụng phản ánh được 98,01% sự thay đổi của Mức độ đầy đủ của thông tin được cung cấp về CTĐT trong sự tác động của các nhân tố Đối với nhóm PHHS mức độ giải thích của mô hình chỉ là 54,14%, thấp nhất trong các bên liên quan

Hai là, các nhân tố đánh giá Tầm quan trọng và Mức độ dễ tiếp cận tác động tích cực tới Mức độ cập nhật của thông tin được cung cấp về CTĐT Trong mô hình hồi quy về ảnh hưởng của Tầm quan trọng và Mức độ dễ tiếp cận các nhân tố tới Mức độ cập nhật của thông tin được cung cấp về CTĐT: Nhóm đối tượng ảnh ánh được thay đổi Mức độ cập nhật nhất của CTĐT là Nhà tuyển dụng (95,13%), tiếp đến là Học sinh (89,9%), CBQL&GV (89,71%), Nhóm ảnh hưởng thấp nhất đến sự thay đổi của Mức độ cập nhật về thông tin CTĐT trong các bên liên quan là PHHS (55,23%)

Ba là, các nhân tố đánh giá Tầm quan trọng và Mức độ dễ tiếp cận tác động tích cực của tới Sự hài lòng của thông tin được cung cấp về CTĐT Trong mô hình hồi quy ảnh hưởng của Tầm quan trọng, Mức độ dễ tiếp cận các nhân tố tới Sự hài lòng của thông tin được cung cấp về CTĐT: Nhóm đối tượng ảnh ánh được thay đổi Sự hài lòng nhất của CTĐT là Nhà tuyển dụng (98,15%), tiếp đến là Học sinh (90,36%), CBQL&GV (86,42), Nhóm ảnh hưởng thấp nhất đến sự thay đổi của Mức độ cập nhật về thông tin CTĐT trong các bên liên quan là PHHS (54,05%)

Bốn là, có sự khác biệt giữa các bên liên quan về ảnh hưởng của các nhân tố đến

Sự hài lòng về thông tin CTĐT được cung cấp bởi các trường ĐH công lập tự chủ, cụ thể:

(i) Sinh viên cho rằng Mức độ dễ tiếp cận của nhóm thông tin thị trường lao động gắn với CTĐT ảnh hưởng lớn nhất đến Sự hài lòng về thông tin được cung cấp về CTĐT

Tiếp đến là yếu tố thuộc nhóm thông tin Cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trơ, thông tin chung về CTĐT

Nhóm yếu tố được đánh giá có vai trò thấp nhất ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên là Tầm quan trọng của thông tin về chi phí đào tạo và các dịch vụ hỗ trợ

(ii) Nhà tuyển dụng cho rằng Tầm quan trọng của nhóm thông tin Cơ sở vật chất và uy tín của trường ảnh hưởng lớn nhất đến Sự hài lòng về thông tin của CTĐT; tiếp đến là ảnh hưởng của Tầm quan trọng nhóm thông tin về Kết quả đào tạo và uy tín của chương trình đào tạo, nhóm thông tin chung về CTĐT Trong khi đó, yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng thấp nhất đến Sự hài lòng về thông tin là Tầm quan trọng của nhóm thông tin liên quan đến TTLĐ gắn với CTĐT

(iii) Nhóm CBQL&GV cho rằng tầm quan trọng của nhóm thông tin chung về CTĐT ảnh hưởng lớn nhất đến Sự hài lòng về thông tin được cung cấp về CTĐT Tuy nhiên quan điểm của PHHS cho rằng Tầm quan trọng của thông tin về chi phí đào tạo và các dịch vụ hỗ trợ là ảnh hưởng lớn nhất đến Sự hài lòng; còn học sinh cho rằng Mức độ dễ tiếp cận về thông tin chung của CTĐT ảnh hưởng lớn nhất đến Sự hài lòng về thông tin CTĐT

Chi tiết phân tích 9 mô hình kiểm định có ở Phụ lục 9

Kết quả phân tích của mô hình 9 này cũng hoàn toàn phù hợp với những phân tích của Luận án trong nội dung mục 4.3 Những phát hiện từ việc kiểm định 9 mô hình này sẽ là một trong những căn cứ để luận án đề xuất giải pháp ở chương 5

Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ phân tích thực trạng tại mục 4.3 và 4.4 như sau

Thứ nhất, trên 70% thang đo về thông tin trong CTĐT được các bên liên quan đánh giá là rất quan trọng và quan trọng mà các trường ĐH công lập tự chủ cần cung cấp Trong đó 100% thang đo thuộc nhóm thông tin về cơ sở vật chất và uy tín của trường và thang đo thuộc nhóm thông tin kết quả đào tạo và uy tín của CTĐT được các bên liên quan đánh giá là quan trọng và rất quan trọng

Nguyên nhân ảnh hưởng đến bất cân xứng thông tin giữa các bên liên quan về chương trình đào tạo đại học tại trường đại học công lập tự chủ ở Việt Nam

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng BCX TT về CTĐT giữa trường ĐH và các bên liên quan được luận án chia thành 2 nhóm nguyên nhân sau:

4.5.1 Nguyên nhân thu ộ c v ề các tr ườ ng đạ i h ọ c

Từ phía các trường ĐH có những nguyên nhân sau:

Một là, quan điểm của trường đại học về cung cấp thông tin còn nhiều bất cập

Theo phân tích tại mục 4.2 của chương 4 thì thấy: cả 3 trường ĐH đều có mục “Ba công khai” được đăng tải chính thức trên Website của nhà trường nhưng chi tiết các nội dung thông tin được đăng tải có sự khác biệt giữa các trường trong mục “Ba công khai” Trong 3 trường thì chỉ có trường ĐH Kinh tế Quốc dân và trường ĐH kinh tế

- ĐH Đà Nẵng đăng tải đầy đủ biểu mẫu theo yêu cầu của nội dung “Ba công khai” trong giai đoạn 2016-2023, chỉ riêng ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh chỉ đăng tải biểu mẫu từ của năm học 2022-2023, không có các năm trước để người truy cập xem có thể so sánh và đánh giá

Bên cạnh đó, các thông tin khác được công bố trên trang wesite chính thức của các trường cũng có sự khác nhau về: (i) Thiết kế các đầu mục nội dung thông tin (đã phân tích chi tiết tại mục 4,2) (ii) Đối tượng thông tin muốn cung cấp Các trường chủ yếu đăng tải các thông tin đầy đủ chủ yếu phục vụ cho đối tượng sinh viên, học viên và NCS đang theo học tại trường Tuy nhiên việc cung cấp thông tin gắn với quá trình cung cấp dịch vụ đào tạo cũng chưa đầy đủ, chưa đến đích như đã phân tích mục 4.2

Các thông tin phục vụ cho các đối tượng khác như: Cựu sinh viên, nhà tuyển dụng và phụ huynh học sinh và sinh viên tương lai (học sinh THPT) còn chưa đầy đủ và cập nhật như mong muốn của các bên liên quan Cụ thể:

Tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân, tại trang chủ của website chính thức có mục dành cho: Sinh viên tương lai, Cựu học sinh, sinh viên, cán bộ và đối tác Khi tìm kiếm chi tiết vào các mục này sẽ có một số vấn đề: (i) Các mục thông tin này chỉ đăng những tin về hoạt động của cựu sinh viên (mục cựu sinh viên); Thông báo về tuyển dụng và các chế độ chính sách và cơ hội phát triển Một số thông tin nội bộ phải sử dụng tài khoản của cán bộ nhân viên của trường mới vào được (mục cán bộ); Thông báo về các hoạt động kí kết của trường với các đơn vị (mục đối tác)

Những nội dung thông tin khác về: Chương trình đào tạo, Chi phí đào tạo và cơ sở vật chất, kết quả đào tạo, TTLĐ… sẽ tìm tại mục khác (Đào tạo, Hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và tuyển sinh… tại trang chủ), không có link liên kết trong từng mục của các bên liên quan (trừ bên liên quan là sinh viên)

Tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng: Ngoài mục sinh viên, cựu sinh viên, cán bộ - giảng viên, tổ chức - doanh nghiệp thì có thêm mục PHHS Trong phần này trường thiết kế rất chi tiết những nội dung: CTĐT, dịch vụ (Lưu trú - Kí túc xá, thể thao, ăn uống), chương trình học bổng Như vậy, về cơ bản trường có những đầu mục thông tin phục vụ cho PHHS tìm hiểu về CTĐT ĐH và những dịch vụ đi kèm

Mục cựu sinh viên và tổ chức - doanh nghiệp các thông tin cũng dừng lại là những tin tức hoạt động như: Trao học bổng, Thông báo về sự thăng tiến của cựu sinh viên…, chưa có những thông tin kết nối về thị trường lao động gắn với CTĐT

Tại trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Ngoài mục người học, cựu sinh viên, UEHer thì có thêm mục Tân sinh viên Mục dành cho tổ chức và nhà tuyển dụng trong mục Hợp tác Mục cựu sinh viên chỉ dừng lại ở giới thiệu ban điều hành cựu sinh viên, sau đó có đường link dẫn đến trang wesite hoạt động của UEH Alumni Trong trang này có đăng tải những thông tin về hoạt động của hội: Tin tức sự kiện, Câu lạc bộ, thành viên, tiện ích (Việc làm, khóa học đào tạo, việc làm và chia sẻ ý tưởng) Như vậy các thông tin trong mục cựu sinh viên khá phong phú Đối với mục UEHer thì cần phải có tài khoản của trường mới khai thác được thông tin

Như vậy có thể thấy, cách phân loại thông tin và nhóm đối tượng được ưu tiên trong cung cấp thông tin là khác nhau tại các trường ĐH Điều này tùy thuộc vào quan điểm của trường ĐH về cung cấp thông tin Do đó, những bên liên quan nào không được ưu tiên trong cung cấp thông tin sẽ mất nhiều thời gian hơn để thu thập thông tin về CTĐT Từ đó dẫn đến sự khác biệt trong đánh giá cung cấp thông tin về mức độ đầy đủ, mức độ cập nhật và sự hài lòng khác nhau giữa các bên liên quan và giữa các

TP trong mẫu khảo sát

Hai là, hệ thống quản trị thông tin chưa hiệu quả trong cung cấp thông tin

Hiện nay tại trường ĐH, các thông tin được tạo ra, sử dụng hàng ngày rất nhiều, đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau: Từ phòng ban chuyên môn, từ các khoa /viện, từ cơ quan quản lý, hay nhưng phản hồi từ người học, đơn vị hợp tác và cựu sinh viên Bên cạnh đó, các thông tin tồn tại dưới nhiều dạng như: tài liệu bản cứng, thư điện tử, tin nhắn trên mạng xã hội, các trang tin từ báo điện tử, biên bản họp và thảo luận của các đơn vị chức năng… Do vậy, quá trình phân loại và quản lý thông tin đang gây áp lực đối với các trường ĐH Các trường mới chỉ dừng lại ở kiểm soát bằng hệ thống an ninh và chính sách kiểm soát truy cập Việc cung cấp thông tin trên wesite chính thức của trường thường có độ trễ từ 2-3 ngày, đôi lúc có thông tin có độ trễ đến 1 tuần so với thực tế xảy ra

Bên cạnh đó, các trường quản lý thông tin rời rạc, nhỏ lẻ, phân tán tại tất cả các đơn vị trong trường Cách thức quản lý thông tin chưa thống nhất, chưa có căn cứ đối chiếu, kiểm tra lại nên nhiều thông tin không chính xác, không kịp thời Mặt khác cả 3 trường đều chưa có quy trình phối hợp trong cung cấp thông tin giữa các đơn vị chức năng Điều này dẫn đến việc quản trị thông tin không hiệu quả

Ngoài ra, kinh phí đầu tư cho máy tỉnh chủ (Server) hiện đại còn han hẹp Do vậy năng lực lưu trữ, cung cấp và xử lý thông tin của các trường ĐH còn chậm dẫn đến đôi lúc bị mất kết nối và không truy cập được thông tin qua mạng LAN hoặc Internet, gây cản trở cho các bên liên quan khi khai thác thông tin trên trang website chính thức của trường

Ba là, hoạt động của bộ phận truyền thông chưa hiệu quả trong việc cung cấp thông tin về CTĐT, mới dừng ở quảng bá thương hiệu, hướng ra công chúng nói chung

Hiện nay trong 3 trường ĐH nghiên cứu chỉ có trường ĐH Kinh tế Quốc dân và ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh có phòng chức năng về truyền thông (Phòng Truyền thông của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Phòng Marketing – Truyền thông của trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh) Nhiệm cụ chính của phòng tập trung vào các nội dung: (i) Quảng bá thương hiệu của trường thông qua truyền thông hoạt động sự kiện của trường, truyền thông định vị thương hiệu (ii) Truyền thông về hoạt động tuyển sinh (iii) Theo dõi các thông tin của trường trên internet và xử lý khủng hoảng truyền thông (iv) Thiết lập và quản lý hệ thống dữ liệu truyền thông của trường (v) Quản lý, xây dựng nội dung và phát triển các mối quan hệ giữa trường với các bên liên quan…

ĐỊNH HƯỚNG, GI ẢI PHÁP GIẢM THIỂU BẤT CÂN XỨNG THÔNG

Xu hướng ảnh hưởng đến phát triển giáo dục đại học và bất cân xứng thông

Tác động của cách mạng khoa học lần thứ tư

Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 là xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất Bản chất của CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy bao gồm các hệ thống không gian mạng, internet vạn vật và điện toán đám mây Qua đó, tạo ra những nhà máy thông minh với hệ thống máy móc tự kết nối với nhau, tự tổ chức và quản lý

Cuộc CMCN lần thứ tư sẽ tác động tới chuyển dịch sản xuất công nghiệp quốc gia theo hướng từ nền kinh tế năng suất thấp sang nền kinh tế năng suất cao; làm thay đổi mạnh mẽ phương thức quản trị toàn cầu; tạo ra những thay đổi lớn trong cơ cấu của các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp cũng như đóng góp của mỗi ngành trong tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế của nước ta thời gian tới Đây là thách thức và cũng là cơ hội để lĩnh vực GDĐH Việt Nam tận dụng được các lợi ích của CMCN lần thứ tư, tổ chức đào tạo linh hoạt, theo hướng cầu của nền kinh tế

Tác động của chuyển đổi số

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty

Chuyển đổi số sẽ thay đổi nhu cầu nguồn nhân lực cả về yêu cầu trình độ đào tạo, lĩnh vực ngành nghề và năng lực nghề nghiệp Không kể các vị trí lao động giản đơn, trình độ thấp của các ngành nghề truyền thống sẽ bị thay thế bởi các hệ thống tự động, ngay cả người lao động có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp tốt vẫn phải liên tục học tập để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao và luôn thay đổi Vì vậy, nguồn nhân lực cần được trang bị kiến thức nền tảng chuyên môn vững chắc, năng lực tự học và khả năng thích ứng trong môi trường quốc tế Mặt khác, chuyển đổi số cũng sẽ làm thay đổi các phương thức sản xuất, mô hình kinh doanh và cung ứng dịch vụ, cách làm việc và cách sống của con người, kéo theo thay đổi cả môi trường văn hóa và liên kết xã hội Mạng internet vạn vật kết hợp với trí tuệ nhân tạo đang giúp chúng ta vận hành các hệ thống tự động và giải quyết hiệu quả hàng loạt bài toán phức tạp, nhưng cũng tạo ra những rủi ro chưa thể lường hết cho an toàn của cả xã hội và mỗi cá nhân Đứng trước các thách thức này, xã hội tương lai cần những con người được giáo dục toàn diện với những năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu mới trong kỷ nguyên số

Do vậy, phát triển con người toàn diện phải được đặt là mục tiêu quan trọng hàng đầu của giáo dục đào tạo trong đó có GDĐH

Chuyển đổi số làm thay đổi mô hình và phương thức cung cấp dịch vụ, trong đó có cả các dịch vụ trong lĩnh vực GDĐH Chuyển đổi số giúp người học được tiếp cận nguồn tri thức gần như vô tận của nhân loại, được chọn học lúc nào và ở đâu tiện lợi nhất, thậm chí còn có thể chọn được giảng viên như ý Công nghệ cho phép sinh viên được trải nghiệm nhiều hơn qua tương tác trên môi trường số, được hướng dẫn học theo lộ trình cá thể hóa phù hợp với bản thân Dựa trên dữ liệu và công nghệ, các các trường ĐH, CTĐT tổ chức quản lý tốt hơn, ra quyết định đúng đắn hơn, có điều kiện nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đồng thời mở rộng quy mô đào tạo, tăng khả năng tiếp cận cho người học Điều này đồng nghĩa với việc các cơ sở GDĐH cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyển đổi số; Xây dựng nền tảng học tập trực tuyến và kho học liệu số quốc gia, tối ưu hóa việc phát triển và khai thác tài nguyên giáo dục số, mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học chất lượng tốt cho mọi người thay đổi CTĐT cho phù hợp; Phát triển và tích hợp các công cụ đánh giá, phân tích dữ liệu; hệ thống phản hồi, lấy ý kiến các bên liên quan; hệ thống kiểm định chất lượng GDĐH, giám sát hoạt động và kết quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu và cung cấp dịch vụ của các trường ĐH, CTĐT dựa trên cơ sở dữ liệu; Hoàn thiện chuẩn CTĐT của các ngành, lĩnh vực đào tạo; Đổi mới phương pháp dạy và học gắn với ứng dụng công nghệ giáo dục, tăng cường thực hành, trải nghiệm và tương tác cho người học trên môi trường số

Tác động của xu hướng toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và là một xu thế tất yếu đối với sự phát triển của thế giới ngày nay Vai trò của nó đang ngày càng được khẳng định trong việc thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và an ninh mà không một quốc gia nào nằm ngoài xu thế đó

Quá trình toàn cầu hóa yêu cầu nền giáo dục tri thức cao với những đòi hỏi: sự sáng tạo (sản xuất) ra tri thức diễn ra với tốc độ nhanh, quy mô lớn; việc sử dụng kiến thức khoa học, công nghệ vào sản xuất trở thành nhu cầu thường nhật của xã hội; việc xử lý chuyển giao kiến thức và thông tin diễn ra nhanh chóng, rộng khắp, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của hệ thống công cụ hiện đại, trong đó công nghệ thông tin có vai trò quyết định Điều này đòi hỏi các trường ĐH, CTĐT cần đổi mới về tư duy, hướng cộng đồng về một xã hội học tập với nền kinh tế tri thức Đồng thời, cần làm cho những quan niệm về văn hóa của nhân loại thay đổi, chủ động hội nhập và đối thoại giữa các nền văn hóa, để có thể sống bao dung với các giá trị văn hóa của cộng đồng khác Những thành quả của khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật, y học, thể thao… nói chung là những thành tựu văn hóa của nhân loại, đòi hỏi con người phải học tập suốt đời mới thích nghi với nền văn hóa hiện đại của thế giới Để vượt qua được những thách thức, tận dụng cơ hội này, mỗi con người, mỗi cộng đồng, quốc gia, dân tộc đều phải tăng cường giáo dục, học tập để nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển đất nước, giao lưu hội nhập quốc tế Đối với GDĐH trong xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi các cơ sở GDĐH cần tiệm cận các chuẩn mực chung của GDĐH thế giới Điều này thể hiện ở các chương trình GDĐH phải có sự thay đổi từ tôn chỉ đào tạo, nội dung và hình thức đào tạo để ngày càng nâng cao chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Tác động của đại dịch COVID-19 Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu, trong đó có lĩnh vực giáo dục Trong thời gian đại dịch COVID-19, ngành giáo dục đã phải đối mặt với những hệ quả nghiêm trọng do đại dịch để lại Học tập vốn là một quá trình để người học được liên tục tích lũy kiến thức, tuy nhiên trải qua bốn “làn sóng” của đại dịch, việc dạy và học của tất cả các cấp nói chung đã không ít lần bị gián đoạn

Tuy vậy, đại dịch COVID-19 cũng tạo ra những cơ hội trước thềm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương: (i) Dịch bệnh buộc trường học phải tạm đóng cửa, thì thầy và trò chuyển từ dạy học trực tiếp sang dạy online Trên cơ sở đó, ngành giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng đã hình thành hệ thống nhà trường, lớp học không giới hạn về không gian, thời gian (ii) Đội ngũ giảng viên không bị bó buộc trong một cơ sở giáo dục để giảng dạy, từ đó cơ sở giáo dục đại học sẽ sử dụng hiệu quả đội ngũ giảng viên viên cả về số lượng lẫn chất lượng (iii) Sinh viên cũng học tập chủ động hơn về không gian, thời gian (iv) Sự thay đổi mạnh mẽ về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, đổi mới tư duy, cách thức lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo các cơ sở giáo dục… trong bối cảnh mới

5.1.2 Xu h ướ ng trong n ướ c Đảng đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW, ”Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” khẳng định: đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân Đến nay những nội dung này vẫn là định hướng cho việc phát triển và đổi mới hệ thống giáo dục, đào tạo nước ta trong thời gian tới Đại hội Đảng lần thứ XIII đã thông qua Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2030, định hình mô hình phát triển đất nước theo hướng trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại (năm 2030) và là nước phát triển (năm 2045), trong đó một lần nữa nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược và đã nêu rõ định hướng xây dựng hệ thống GDĐT mở và linh hoạt Đây là cơ sở, là tiền đề rất quan trọng cho phát triển giáo dục và đào tạo của nước ta trong thời gian tới Việc đổi mới mô hình tăng trưởng nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, gắn với phát triển bền vững (tăng trưởng xanh, tăng trưởng bao trùm) là cơ hội để thúc đẩy phát triển lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đổi mới phương thức và nội dung giáo dục hướng tới mục tiêu đào tạo nhân lực chất lượng cao góp phần thúc đẩy năng suất lao động; Thúc đẩy các cơ sở giáo dục nâng cao năng lực không chỉ đáp ứng về quy mô mà còn đáp ứng về chất lượng Đồng thời tạo điều kiện để mở rộng cơ hội cho các nhóm đối tượng yếu thế được tiếp cận với giáo dục, góp phần đảm bảo an sinh xã hội

Bên cạnh đó việc thực hiện Luật Giáo dục Đại học năm 2018 cũng tạo nhiều cơ hội cho các các cơ sở GDĐH đổi mới công tác quản lý nhà nước trong điều kiện thực hiện tự chủ ĐH, cụ thể: (i) Giảm dần sự can thiệp của Nhà nước Nhà nước sẽ quản lý ở tầm vĩ mô để điều tiết trong toàn hệ thống; các cơ sở giáo dục đại học tự chủ hoạt động theo các điều kiện, tiêu chuẩn chất lượng do pháp luật quy định (ii) Luật Giáo dục Đại học

2018 bổ sung 6 điều (33, 34, 35, 36, 37, 38) quy định về Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học, Mở ngành đào tạo, Thời gian đào tạo, Tổ chức và quản lý đào tạo (iii) Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục (các điều 49, 50, 52) quy định về bảo đảm chất lượng, GDĐH, mục tiêu, nguyên tác và đối tượng kiểm định chất lượng GDĐH Về trách nhiệm của cơ sở GDĐH trong việc bảo đảm chất lương GDĐH (iv) Quy định về học phí (điều 65) và quản lý tài chính của cơ sở GDĐH (điều 66)

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 về “Đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới” và Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 21/5/2021 về “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng” Theo đó, trong giai đoạn tới đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 và hội nhập quốc tế Triển khai có hiệu quả hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện đa dạng hóa phương thức đào tạo dựa theo mô hình giáo dục mở, khung trình độ quốc gia, gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số để phát triển xã hội số Phát triển nhân lực có kỹ năng nghề; tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến, chú trọng đào tạo lại và đào tạo thường xuyên lực lượng lao động; bảo đảm người học có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng sáng tạo - khởi nghiệp và Ngoại ngữ… thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế

Việc phát triển giáo dục và đào tạo gắn với giảm nghèo và an sinh xã hội để thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển KT-XH (2021-2025), chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (2021-2030) và các cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đây là cơ hội để GDĐH bao phủ rộng hơn và giảm bất bình đẳng trong tiếp cận GDĐH ở Việt Nam khi các cơ sở GDĐH thiết kế chương trình đào đạo da dạng hơn, phù hợp với mục tiêu của người học và người sử dụng lao động

5.2 Quan điểm và mục tiêu phát triển giáo dục đại học và giảm bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan tại các trường đại học công lập tự chủ

Định hướng phát triển giáo dục đại học và giảm bất cân xứng thông tin về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại các trường đại học công lập tự chủ

về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan tại các trường đại học công lập tự chủ

Hoàn thiện cơ chế, chính sách tự chủ ĐH theo hướng mở rộng phân cấp, phân quyền gắn với thống nhất QLNN, tăng cường giám sát của cơ quan QLNN và của xã hội

Thực hiện chiến lược GDĐH số theo hướng: (i) Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về GDĐH, kết nối thời gian thực với cơ sở dữ liệu của các cơ sở GDĐH và kết nối liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác (ii) Phát triển hệ thống thông tin quản lý toàn ngành kết nối liên thông với phần mềm quản trị nhà trường tại các cơ sở GDĐH (iii) Phát triển và tích hợp các công cụ đánh giá, phân tích dữ liệu; hệ thống phản hồi, lấy ý kiến các bên liên quan; hệ thống kiểm định chất lượng GDĐH, giám sát hoạt động và kết quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu và cung cấp dịch vụ của các cơ sở GDĐH dựa trên cơ sở dữ liệu (iv) Xây dựng nền tảng học tập trực tuyến và kho học liệu số quốc gia, tối ưu hóa việc phát triển và khai thác tài nguyên giáo dục số, mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học chất lượng tốt cho mọi người

Thực hiện chiến lược tối ưu hóa hệ thống GDĐH, cụ thể: (i) Hoàn thiện cơ chế, chính sách tự chủ đại học theo hướng mở rộng phân cấp, phân quyền gắn với thống nhất QLNN, tăng cường giám sát của cơ quan QLNN và của XH (ii) Xây dựng môi trường minh bạch và chính sách đối xử công bằng giữa các cơ sở GDĐH, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống (iii) Xây dựng chính sách thúc đẩy phát triển đội ngũ giảng viên cả về số lượng và trình độ, thu hút người giỏi trong và ngoài nước về công tác trong các cơ sở GDĐH Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý trong các cơ sở GDĐH (iii) Bồi dưỡng nâng cao năng lực QLNN cho đội ngũ công chức trong các cơ quan quản lý GDĐH

Xây dựng và phát triển CTĐT theo hướng tiên tiến, đáp ứng chuẩn đầu ra, nâng cao kiến thức, kỹ năng và đạo đức cho người học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội

Phát triển các CTĐT nhóm khoa học - công nghệ như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo…; các ngành kỹ thuật ứng dụng như điện - điện tử, công nghệ nano, vật lý kỹ thuật… để đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Xây dựng các chương trình, kế hoạch đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các ngành, các lĩnh vực mũi nhọn, có lợi thế của Việt Nam để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam sớm đạt được khát vọng 2035 Đầu tư thích đáng cho một số ngành mũi nhọn, trọng điểm, chuẩn hóa CTĐT theo Khung trình độ quốc gia Xây dựng các ngành mang tính liên ngành và xuyên ngành; tập trung nguồn lực dùng chung để mở các ngành mới, mang tính thí điểm, đón đầu nhu cầu xã hội Đẩy mạnh việc liên thông giữa các ngành trong cùng đơn vị hay giữa các đơn vị trong phạm vi vùng Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, điều chỉnh phương pháp đánh giá theo hướng tập trung phát triển năng lực và hội nhập với quốc tế

Nội dung chương trình và giáo trình cần được tổ chức xây dựng và triển khai theo hướng mở (cho phép cập nhật thường xuyên về kiến thức trong và ngoài nước, sử dụng giáo trình, học liệu trong nước hoặc ngoài nước một cách linh hoạt để giảng dạy cho người học), nội dung giảng dạy phải gắn chặt và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành nghề mà người học đang theo đuổi Về phương pháp, cho phép sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học theo nguyên tắc “lấy người học là trung tâm”, giảm tải tối đa giờ giảng trên lớp để người học có thời gian tự học và tự nghiên cứu Đổi mới phương pháp dạy và học gắn với ứng dụng công nghệ giáo dục, tăng cường thực hành, trải nghiệm và tương tác cho người học trên môi trường số

Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bảo đảm chất lượng GDĐH, cụ thể: (i) Triển khai kế hoạch kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, kiểm định CTĐT cấp quốc gia, quốc tế (ii) Triển khai tự đánh giá và kiểm định CTĐT ĐH, sau ĐH và cơ sở giáo dục chu kỳ 2 theo chuẩn quốc gia và quốc tế, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu xếp hạng đại học quốc tế hướng đến đạt Top 300 châu Á, 1.000 thế giới (iii) Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu xếp hạng cho một số ngành học mũi nhọn, trọng điểm theo từng nhóm ngành đào tạo (iii) Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tập trung đào tạo kiểm định viên thực hiện công tác bảo đảm, kiểm định chất lượng giáo dục và xếp hạng ĐH

Tăng cường các hoạt động, các quan hệ hợp tác quốc tế trong công tác bảo đảm chất lượng giáo dục (i) Tăng cường, thúc đẩy hợp tác quốc tế để nhập khẩu các

CTĐT ĐH tiên tiến, đã được kiểm định của các trường (ii) Đẩy mạnh hợp tác chiến lược với các đối tác truyền thống, tích cực hợp tác với các nước ASEAN, mở rộng và đa dạng hóa quan hệ với các đại học Châu Âu và các tổ chức quốc tế khác (iii) Chú trọng trao đổi sinh viên, giảng viên với các trường ĐH trong khu vực và trên thế giới

Tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (i) Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng thí nghiệm, cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu và đào tạo có trọng điểm (ii) Phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, nhóm nghiên cứu trẻ có tiềm năng giải quyết những nhiệm vụ trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (iii) Hình thành các trung tâm nghiên cứu xuất sắc trên cơ sở hợp tác lâu dài giữa các tổ chức nghiên cứu khoa học và đối tác nước ngoài (iv) Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, tăng cường công tác sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ phục vụ thiết thực sự phát triển bền vững của các địa phương và cả nước (v) Hợp tác NCKH, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn trong xây dựng các cơ sở GDĐH trọng điểm quốc gia và cơ sở GDĐH định hướng nghiên cứu đẳng cấp quốc tế

Tạo môi trường thuận lợi để thu hút sự đầu tư phát triển giáo ĐH ngoài công lập từ các tập đoàn trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển GDĐH Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý để khuyến khích doanh nghiệp hợp tác đào tạo và nghiên cứu với các cơ sở GDĐH.

Giải pháp giảm bất cân xứng thông tin về chương trình đào tạo đại học giữa các bên liên quan tại các trường đại học công lập tự chủ ở Việt Nam

Giải pháp giảm BCX TT trong CTĐT đại học ở Việt Nam giữa các bên liên quan được hiểu là hành vi (hay hành động) của trường ĐH nhằm giảm tình trạng cung cấp thông tin không đầy đủ và không cập nhật cho các bên liên quan, hạn chế hệ quả lựa chọn nghịch và rủi ro về đạo đức trong thị trường GDĐH

Hiện tượng BCX TT trong CTĐT ĐH là do trường ĐH cung cấp thông tin không đầy đủ, không cập nhật, không chính xác so với nhu cầu của các bên liên quan Do vậy, cơ sở đưa ra giải pháp giảm BCX TT trong CTĐT ĐH ở Việt Nam giữa các bên liên quan sẽ căn cứ vào:

- Các nhân tố ảnh hưởng tới giảm BCX TT trong CTĐT ĐH ở Việt Nam giữa các bên liên quan (đã trình bày ở mục 2.3.5 của chương 2 )

- Kinh nghiệm giảm BCX TT trong CTĐT ĐH giữa các bên liên quan được khảo cứu (tại mục 2.4 chương II)

- Nguyên nhân gây ra tình trạng BCX TT trong CTĐT ĐH ở Việt Nam giữa các bên liên quan đã được xác định trong mục 4.6 của chương 4

- Quan điểm và định hướng phát triển GDĐH và giảm BCX TT về CTĐT ĐH đã được xác định mục 5.2 của chương 5

Quan điểm của luận án, các giải pháp sẽ đứng trên góc độ nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng BCX TT về CTĐT ĐH từ góc độ của trường ĐH Còn những nguyên nhân từ phía ngoài trường ĐH, luận án sẽ đề xuất giải quyết ở mục kiến nghị

Những giải pháp sẽ tập trung giải quyết để khắc phục những tình trạng thông tin BCX theo nguyên tắc: (i) Đảm bảo thông tin công khai đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của Bộ GD&ĐT (ii) Đảm bảo thông tin cung cấp đúng, phù hợp với nhu cầu của các bên liên quan (iii) Đảm bảo thông tin cung cấp đa dạng về hình thức để các bên liên quan tiếp cận được nhiều hơn

Giải pháp giảm thiểu BCX TT về CTĐT ĐH giữa các bên liên quan ở các trường ĐH công lập tự chủ tại Việt Nam được Luận án đề xuất như sau:

5.4.1 Đổ i m ớ i t ư duy lãnh đạ o c ủ a tr ườ ng đạ i h ọ c v ề cung c ấ p thông tin ch ươ ng trình đ ào t ạ o đạ i h ọ c v ớ i các bên liên quan

Thay đổi tư duy lãnh đạo của trường ĐH về cung cấp thông tin CTĐT ĐH với các bên liên quan cần dựa trên quan điểm sau: Thứ nhất, cung cấp thông tin về CTĐT phải phù hợp với chiến lược phát triển của trường, góp phần thực hiện thành công sứ mệnh và tầm nhìn của trường Thứ hai, cung cấp thông tin về CTĐT đảm bảo chính xác, cập nhật và phù hợp với các bên liên quan Cung cấp thông tin CTĐT đảm bảo tính công bằng trong tiếp cận thông tin của các bên liên quan Thứ ba, cung cấp thông tin về CTĐT phải tạo được hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường

Thay đổi tư duy lãnh đạo trong cung cấp thông tin về CTĐT ĐH thể hiện:

Một là, các trường cần được thể hiện quan điểm về cung cấp thông tin về CTĐT ĐH trong sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của chiến lược phát triển của trường Đặc biệt trong nội dung của chiến lược đào tạo của trường ĐH nhấn mạnh đến vai trò của các bên liên quan cũng như cung cấp thông tin đến các bên liên quan là cách thức nâng cao chất lượng đào tạo

Hai là, xây dựng và ban hành quy chế rõ ràng trong thu thập và cung cấp thông tin về CTĐT Trong quy chế đề cập rõ đến: (i) Loại thông tin về CTĐT cụ thể mà các đơn vị chức năng trong trường cần cung cấp; (ii) Quy trình phối hợp giữa các đơn vị trong trường trong vấn đề cung cấp thông tin về CTĐT; (iii) Thời gian sẽ thu thập các loại thông tin về CTĐT

Ba là, lãnh đạo trường ĐH công lập tự chủ cần có quan điểm rõ ràng về đối tượng bên liên quan nào sẽ được ưu tiên nhất trong dịch vụ đào tạo của trường Trên cơ sở đó sẽ xác định được: Loại thông tin về CTĐT cần cung cấp; Hình thức cung cấp thông tin cũng như các hoạt động truyền thông để cung cấp thông tin cho đối tượng ưu tiên đó

Bốn là, lãnh đạo trường ĐH công lập tự chủ cũng như lãnh đạo quản lý các đơn vị chức năng trong trường cần liên tục cập nhật xu hướng và bối cảnh của CTĐT (bối cảnh chính sách, bối cảnh thị trường lao động, bối cảnh thị trường GDĐH ) để đưa ra những dự đoán và thay đổi về CTĐT Trên cơ sở đó đưa ra những phản ứng chính sách về đạo tạo và hỗ trợ đào tạo kịp thời và có hiệu quả, cụ thể: (i) Chính sách đổi mới nội dung CTĐT cho phù hợp với thị trường và hướng đạt tiêu chuẩn kiểm định quốc tế; (ii) Chính sách mở ngành đào tạo mới; (iii) Chính sách tuyển sinh và thu học phí đối với các ngành đào tạo; (iv) Chính sách đổi mới khoa học công nghệ và phương thức đào tạo

5.4.2 Khai thác có hi ệ u qu ả h ệ th ố ng qu ả n tr ị thông tin ch ươ ng trình đ ào t ạ o

Xây dựng quy trình chuẩn hóa thu thập và cung cấp thông tin CTĐT

Xây dựng quy trình phối hợp trong cung cấp thông tin giữa các đơn vị chức năng trong trường ĐH sẽ khắc phục được tình trạng thông tin về CTĐT rời rạc, nhỏ lẻ, phân tán tại tất cả các đơn vị trong trường Trên cơ sở đó, trường ĐH quản lý thông tin thống nhất, có căn cứ đối chiếu và kiểm tra lại, góp phần giảm thiểu những thông tin không chính xác, không kịp thời

Quy trình cung cấp thông tin giữa các bộ phận chức năng cần đảm bảo các yêu cầu sau: (i) Quy trình rõ ràng; (ii) Trong quy trình cần quy định rõ thời gian và nội dung cung cấp thông tin từ các đơn vị chức năng; (iii) Quy trình phân nhiệm rõ bộ phận chức năng đóng vai trò chính trong thu thập thông tin và quản lý thông tin cũng như truyền thông thông tin về CTĐT đến các bên liên quan

Xây dựng và hình thành bộ dữ liệu thông tin về CTĐT tối thiểu 5 năm liên tục để làm căn cứ đối sánh Bên cạnh đó xây dựng các biểu mẫu thu thập thông tin thống nhất Trên cơ sở đó, bộ phận quản trị thông tin sẽ hình thành được nhiều trường thông tin khác nhau, phục vụ cho việc khai thác thông tin nhanh, hiệu quả phù hợp với từng đối tượng bên liên quan hơn Đầu tư đồng bộ hệ thống phương tiện quản lý thông tin

Phương tiện quản lý thông tin bao gồm: hệ thống máy tính, trang web và các dạng phương tiện truyền thông xã hội Để truyền thông thông tin về CTĐT hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của các bên liên quan thì đầu tư hệ thống phương tiện quản lý thông tin đồng bộ, hiện đại là cần thiết, cụ thể: Đối với hệ thống Website chính thức của trường ĐH và web cấp 2 của các đơn vị chức năng: Cập nhật và nâng cấp hệ thống các dạng trang web của trường để giao diện thân thiện và dễ dàng tìm hiểu thông tin về CTĐT hơn, cụ thể: (i) Phân nhóm nội dung về CTĐT thành thư mục cấp 1 (hoạt động đào tạo, hoạt động NCKH, hoạt động hợp tác, hoạt động đoàn thể….) để các bên liên quan dễ dàng tra cứu Trong đó thông tin trong các nội dung luôn đảm bảo công khai, minh bạch và liên tục; (ii) Tạo đầy đủ thư mục cấp 1 về các bên liên quan (Sinh viên, CBQL&GV, Doanh nghiệp, PHHS học sinh, Học viên và nghiên cứu sinh) Trong các thư mục đó thiết kế những nội dung thông tin chính, ngắn gọn và được sắp xếp dựa trên nhu cầu tìm hiểu thông tin về CTĐT của các bên liên quan Các thông tin chi tiết sẽ được hướng dẫn tìm hiểu thông qua các link đính kèm trong thư mục Đối với hệ thống phần mềm: bao gồm hệ thống máy tính, các phần mềm hệ thống, các phần mềm chuyên dụng và các thủ tục dành cho người sử dụng Các trường ĐH cần đầu tư đồng bộ các phầm mền chức năng (chuyên dụng) của các đơn vị phòng ban để tăng cường kết nối thông tin giữa các đơn vị chức năng Bên cạnh đó phát triển hệ thống các Application cài đặt trên diện thoại thông minh cho các bên liên quan, đặc biệt cho người học, CBQL&GV để cung cấp thông tin về CTĐT nhanh nhất Đối với hệ thống máy chủ và mạng LAN: Đầu tư đồng bộ hệ thống máy chủ máy (Server) và mạng LAN để nâng cao khả năng truy cập và lưu trữ thông tin Đối với hệ thống các trang mạng xã hội: Xây dựng các trang thông tin trên mạng xã hội với phương châm truyền tin nhanh, chính xác đến các bên liên quan Khi thiết kế các trang mạng xã hội cần chú ý đến nội dung thông tin chính đưa lên để các bên liên quan nắm thông tin nhanh nhất nhưng đồng thời luôn gắn link trang website chính thức của trường để các bên liên quan tìn hiểu chi tiết hơn

5.4.3 Nâng cao n ă ng l ự c truy ề n thông trong cung c ấ p thông tin v ề ch ươ ng trình đ ào t ạ o v ớ i các bên liên quan

Từ phân tích nguyên nhân gây ra tình trạng BCX TT ở mục 4.6 của chương 4 thì thấy: (i) Chỉ 2 trong 3 trường ĐH của mẫu nghiên cứu có phòng chức năng về truyền thông riêng Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng chưa có phòng truyền thông để thực hiện nhiệm vụ chức năng chuyên nghiệp về truyền thông Công tác truyền thông được nhân viên của trung tâm Công nghệ thông tin - Truyền thông phụ trách; (ii) Chưa có chiến lược truyền thông gắn với sứ mệnh và tầm nhìn phát triển của trường Đặc biệt nội dung truyền thông về CTĐT chưa cụ thể và phù hợp nhu cầu với từng nhóm đối tượng bên liên quan; (iii) Hoạt động tương tác cũng chủ yếu thực hiện với nhóm người đang học (Sinh viên học viên và nghiên cứu sinh) Do đó, để nâng cao năng lực truyền thông trong cung cấp thông tin về CTĐT với các bên liên quan cần tập trung các giải pháp sau:

Khuyến nghị

Với tư cách là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý giáo dục trong đó có GDĐH về các nội dung: CTĐT, tuyển sinh và cấp văn bằng chứng chỉ, phát triển đội ngũ GV&CBQL, cơ sở vật chất, đảm bảo chất lượng và kiểm định chương trình…

Do vậy, để hạn chế tình trạng bất cân xứng thông tin trong CTĐT ĐH giữa các bên liên quan thì vai trò của Bộ thực hiện giám sát, kiểm tra và tổ chức đánh giá thông tin CTĐT công khai minh bạch là rất cần thiết và phải tăng cường hơn nữa Trong giai đoạn 2013-2022, Bộ đã thực vai trò quản lý của mình trong việc hạn chế bất cân xứng thông tin trong CTĐT ĐH giữa các bên liên quan như: Thông tư

04/2016/TT-BGDĐT; Thông tư 36/2017/TT-BGDDT; Thông tư 15/2018/TT- BGDĐT, Nhưng trong việc quản lý thông tin của Bộ còn nhiều hạn chế (phân tích chi tiết tại muc 4.6.2 của chương 4)

Do vậy, để hạn chế những bất cập trong quản lý về thông tin, luận án kiến nghị những nội dung sau

Thứ nhất, Bộ xây dựng bộ tiêu chí giám sát và đánh giá quá trình thực hiện công khai thông tin của các trường ĐH theo Thông tư 36/2017/TT-BGDDT, và Thông tư 15/2018/TT-BGDDT Bộ tiêu chí giám sát và đánh giá này là cơ sở để đánh giá quá trình thực hiện công khai thông tin của các trường ĐH xem có đúng, đủ nội dung theo Thông tư không Đồng thời bộ tiêu chí này cũng giúp Bộ có căn cứ để thực hiện các chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy chế công khai thông tin Qua đó, các trường ĐH cũng chủ động và chấp hành nghiêm chỉnh thực hiện Thông tư hơn

Thứ hai, hiện nay Thông tư 36 năm 2017/TT-BGDĐT không còn phù hợp với thực tế vì hiện nay các căn cứ của Thông tư này đều đã thay đổi (chi tiết phân tích thay đổi tại mục 4.6.2 của chương 4) Do vậy, Bộ cần thay đổi sửa đổi bổ sung Thông tư 36 này

Thứ ba, Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT quy định về “tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH” có 11 tiêu chuẩn và 50 tiêu chí đánh giá Trong

50 tiêu chí này có một số tiêu chí đề cập đến công khai thông tin Tuy nhiên để tăng cường tính minh bạch và công khai thông tin về CTĐT, Bộ nên tách tiêu chí đánh giá trách nhiệm công khai và tính minh bạch thông tin thành một tiêu chuẩn trong đánh giá kiểm định CTĐT ĐH

Thứ tư, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu cho GDĐH phục vụ thống kê ngành và tuyển sinh đại học (phần mềm HEMIS) Đặc biệt chuẩn hóa các báo cáo về số liệu từ các đơn vị phụ trách như: Vụ Giáo dục đại học, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Quản lý chất lượng để giảm thiểu tình trạng chồng chéo trong cung cấp thông tin và thời gian thu thập số liệu từ các trường ĐH Bên cạnh đó, thực hiện chiết xuất, chia sẻ dữ liệu cho các trường ĐH, phục vụ công tác đánh giá, đối sánh, dự báo của mỗi trường và đặc biệt phải công khai cho xã hội để các bên liên quan làm căn cứ đối sánh với thông tin các trường đã công bố

Thứ năm, Bộ tạo hành lang pháp lý thông qua thể chế hóa mối quan hệ hợp tác nhà trường - doanh nghiệp trong, trong đó quy định cụ thể về: (i) Quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên (ii) Hình thức hợp tác (iii) Chế tài xử lý khi xảy ra tranh chấp và mâu thuẫn lợi ích

5.5.2 Khuy ế n ngh ị nhà tuy ể n d ụ ng

Thứ nhất, nhà tuyển dụng cần chủ động nhận thức được vai trò của hợp tác giữa doanh nghiệp với trường ĐH cũng có lợi cho doanh nghiệp Để từ đó, nhà tuyển dụng chủ động kết nối hợp tác với các trường ĐH trong các lĩnh vực như: Đào tạo, NCKH, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất

Thứ hai, nhà tuyển dụng tích cực tham gia các buổi tọa đàm trong xây dựng CTĐT để phản ánh những xu thế thay đổi của TTLĐ cũng như nhu cầu mong muốn của doanh nghiệp về nhân lực Đây là cơ sở để trường ĐH điều chỉnh CTĐT cho phù hợp với thực tế từ CĐR cho đến nội dung của CTĐT Bên cạnh đó nhà tuyển dụng có thể tham gia thêm trong: hội đồng tuyển chọn tài liệu học tập, buổi tọa đàm về phương pháp giảng dạy, hội đồng nghiệm thu kết quả NCKH các loại, các cấp khác nhau… nhằm góp ý hoàn thiện “sản phẩm”, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động giảng dạy và NCKH của các trường ĐH

Ngoài ra, nhà tuyển dụng có thể chủ động phối hợp, đặt hàng với các trường ĐH nghiên cứu và chuyển giao KHCN Điều này cũng giúp các trường ĐH gắn lý thuyết với thực tiễn và là cơ sở để đổi mới CTĐT, nâng cao chất lượng đào tạo

Thứ ba, nhà tuyển dụng chủ động tìm hiểu các thông tin về CTĐT trên hệ thống các Wesite chính thức của trường, Web cấp 2 của các phòng ban và khoa/viện, email, các trang mạng xã hội

Thứ tư, nhà tuyển dụng nên cùng tham gia tư vấn tuyển sinh của nhà trường để cung cấp thêm thông tin về CTĐT và nhu cầu về TTLĐ Điều này giúp PHHS, HSPT tránh được hiện tượng lựa chọn nghịch, góp phần giảm tình trạng bất cân xứng thông tin trong CTĐT

5.5.3 Khuy ế n ngh ị h ọ c sinh, sinh viên

Thứ nhất, học sinh THPT và sinh viên cần chủ động hiểu biết về năng lực của bản thân và nhu cầu mong muốn của bản thân trong tương lai để định hướng lựa chọn ngành học cho phù hợp Bên cạnh đó tham gia các buổi tư vấn tuyển sinh của trường dưới nhiều hình thức: Tư vấn trực tiếp tại trường, tư vấn online trên các nền tảng xã hội

Ngày đăng: 17/10/2024, 06:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng hỏi - Bất cân xứng thông tin về chương trình Đào tạo Đại học giữa các bên liên quan nghiên cứu trường hợp các trường Đại học công lập tự chủ Ở việt nam
Bảng h ỏi (Trang 72)
Bảng 3.3: Quy mô mẫu điều tra - Bất cân xứng thông tin về chương trình Đào tạo Đại học giữa các bên liên quan nghiên cứu trường hợp các trường Đại học công lập tự chủ Ở việt nam
Bảng 3.3 Quy mô mẫu điều tra (Trang 77)
Hình  thức và - Bất cân xứng thông tin về chương trình Đào tạo Đại học giữa các bên liên quan nghiên cứu trường hợp các trường Đại học công lập tự chủ Ở việt nam
nh thức và (Trang 91)
Hình 4.1: Chênh lệch thông tin giữa nhu cầu đào tạo và mức độ tiếp cận giữa các - Bất cân xứng thông tin về chương trình Đào tạo Đại học giữa các bên liên quan nghiên cứu trường hợp các trường Đại học công lập tự chủ Ở việt nam
Hình 4.1 Chênh lệch thông tin giữa nhu cầu đào tạo và mức độ tiếp cận giữa các (Trang 98)
Hình 4.2: Chênh lệch thông tin giữa nhu cầu đào tạo và mức độ tiếp cận giữa các - Bất cân xứng thông tin về chương trình Đào tạo Đại học giữa các bên liên quan nghiên cứu trường hợp các trường Đại học công lập tự chủ Ở việt nam
Hình 4.2 Chênh lệch thông tin giữa nhu cầu đào tạo và mức độ tiếp cận giữa các (Trang 104)
Hình 4.3: Chênh lệch thông tin giữa nhu cầu đào tạo và mức độ tiếp cận giữa các - Bất cân xứng thông tin về chương trình Đào tạo Đại học giữa các bên liên quan nghiên cứu trường hợp các trường Đại học công lập tự chủ Ở việt nam
Hình 4.3 Chênh lệch thông tin giữa nhu cầu đào tạo và mức độ tiếp cận giữa các (Trang 108)
Hình 4.5: Chênh lệch thông tin giữa nhu cầu đào tạo và mức độ tiếp cận giữa các - Bất cân xứng thông tin về chương trình Đào tạo Đại học giữa các bên liên quan nghiên cứu trường hợp các trường Đại học công lập tự chủ Ở việt nam
Hình 4.5 Chênh lệch thông tin giữa nhu cầu đào tạo và mức độ tiếp cận giữa các (Trang 119)
Bảng 1.1: Quy mô ĐTĐH của Việt Nam giai đoạn 2013-2022 - Bất cân xứng thông tin về chương trình Đào tạo Đại học giữa các bên liên quan nghiên cứu trường hợp các trường Đại học công lập tự chủ Ở việt nam
Bảng 1.1 Quy mô ĐTĐH của Việt Nam giai đoạn 2013-2022 (Trang 176)
Bảng 1.2: Quy mô sinh viên đại học tuyển mới và tốt nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2013-2022 - Bất cân xứng thông tin về chương trình Đào tạo Đại học giữa các bên liên quan nghiên cứu trường hợp các trường Đại học công lập tự chủ Ở việt nam
Bảng 1.2 Quy mô sinh viên đại học tuyển mới và tốt nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2013-2022 (Trang 177)
Hình 1.1. Quy mô giảng viên đại học và tỷ lệ sinh viên/giảng viên giai đoạn 2013-2023 - Bất cân xứng thông tin về chương trình Đào tạo Đại học giữa các bên liên quan nghiên cứu trường hợp các trường Đại học công lập tự chủ Ở việt nam
Hình 1.1. Quy mô giảng viên đại học và tỷ lệ sinh viên/giảng viên giai đoạn 2013-2023 (Trang 178)
Bảng 1.3: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động phân theo trình độ - Bất cân xứng thông tin về chương trình Đào tạo Đại học giữa các bên liên quan nghiên cứu trường hợp các trường Đại học công lập tự chủ Ở việt nam
Bảng 1.3 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động phân theo trình độ (Trang 179)
Hình 2.1: Cơ sở đào tạo hoàn thành đánh giá ngoài, được kiểm định theo tiêu - Bất cân xứng thông tin về chương trình Đào tạo Đại học giữa các bên liên quan nghiên cứu trường hợp các trường Đại học công lập tự chủ Ở việt nam
Hình 2.1 Cơ sở đào tạo hoàn thành đánh giá ngoài, được kiểm định theo tiêu (Trang 182)
Hình 2.2: Chương trình đào tạo hoàn thành đánh giá ngoài, được kiểm định theo - Bất cân xứng thông tin về chương trình Đào tạo Đại học giữa các bên liên quan nghiên cứu trường hợp các trường Đại học công lập tự chủ Ở việt nam
Hình 2.2 Chương trình đào tạo hoàn thành đánh giá ngoài, được kiểm định theo (Trang 182)
Hình 2.3: Mở ngành đào tạo các trình độ - Bất cân xứng thông tin về chương trình Đào tạo Đại học giữa các bên liên quan nghiên cứu trường hợp các trường Đại học công lập tự chủ Ở việt nam
Hình 2.3 Mở ngành đào tạo các trình độ (Trang 183)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w