Vì vậy ngay từ khi xây dựng kế hoạch đăng ký kiểm định CTĐT nhà Trường đã chọn Chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ngành Luật CTĐT trình độ ĐH ngành Luật là chương trình đ
Đặt vấn đề
a) Tóm tắt báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo
Trải qua một chặng đường phát triển, Trường ĐH Luật TP HCM đã và đang từng bước khẳng định vị trí, vai trò là trung tâm đào tạo, NCKH pháp lý và truyền bá pháp luật lớn nhất ở khu vực phía Nam Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Xây dựng Trường ĐH Luật Hà Nội và Trường ĐH Luật TP HCM thành hai trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật” Để thực hiện chủ trương nói trên của Bộ Chính trị, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới của công cuộc hội nhập, góp phần thực hiện chiến lược cải cách tư pháp và cải cách hành chính, Trường ĐH Luật TP HCM đã có những chiến lược, sách lược, kế hoạch tập trung hiệu quả mọi nguồn lực để trở thành trường đại học trọng điểm đào tạo về cán bộ pháp luật ở phía Nam
Trường ĐH Luật TP HCM luôn coi hoạt động đảm bảo chất lượng là yếu tố then chốt để giữ vững chất lượng đào tạo Vì vậy ngay từ khi xây dựng kế hoạch đăng ký kiểm định CTĐT nhà Trường đã chọn Chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ngành Luật (CTĐT trình độ ĐH ngành Luật) là chương trình đầu tiên trong các CTĐT của nhà trường có đào tạo tiến hành tự đánh giá để đăng ký kiểm định chất lượng
CTĐT trình độ ĐH ngành Luật có mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ căn bản về khoa học xã hội nói chung, có trình độ chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên ngành Luật nói riêng (luật hành chính, dân sự, hình sự, quốc tế, thương mại), đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về tư vấn/tham vấn, tố tụng nghiên cứu luật pháp và xây dựng pháp luật Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, để nâng cao chất lượng, từ đó tạo nguồn nhân lực cao cho xã hội không chỉ ở trong nước mà cả quốc tế, việc thẩm định, đánh giá lại CTĐT một cách toàn diện theo các chuẩn mực quốc gia, khu vực và quốc tế là hết sức cần thiết Vì thế, với vai trò là trung tâm đào tạo, NCKH pháp lý và truyền bá pháp luật lớn nhất ở khu vực phía Nam, Trường ĐH Luật TP HCM đã đăng ký kiểm định và đánh giá chất lượng CTĐT theo tiêu chuẩn ĐGCL CTĐT của
Bộ GD&ĐT Trường ĐH Luật TP HCM xem đây là cơ hội tốt để được kiểm định, đánh giá lại một cách hệ thống, toàn diện và khách quan toàn bộ CTĐT đại học ngành Luật, để thấy rõ vị trí nhà trường đang ở đâu trong tương quan với các CTĐT khác của quốc gia, khu vực và quốc tế; từ đó xác định những việc cần làm, nhằm nâng cao chất lượng của CTĐT, tiến tới đào tạo theo hướng chuẩn khu vực, quốc tế
Cấu trúc của báo cáo tự đánh giá CTĐT trình độ đại học ngành Luật bao gồm có 4 phần:
+ Phần I: Khái quát, bao gồm việc mô tả tóm tắt báo cáo tự đánh giá CTĐT; với các tiêu chí được đánh giá theo các tiêu chuẩn cụ thể, tổng quan chung về cơ sở giáo dục và đơn vị đào tạo là các Khoa Luật;
+ Phần II Tự đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí với các tiểu mục:
Mỗi Tiêu chuẩn có phần Mở đầu và phần Kết luận
+ Phần III Kết luận về những điểm mạnh, điểm cần phát huy của đơn vị đào tạo, được tổng hợp theo từng tiêu chuẩn, tóm tắt những tồn tại, cần cải tiến chất lượng, kế hoạch cải tiến chất lượng và tổng hợp kết quả tự đánh giá
+ Phần IV Phụ lục, bao gồm bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá CTĐT theo Thông tư số 04/2016, các bảng biểu bổ trợ phần nội dung Phần II, cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng CTĐT, các quyết định và văn bản liên quan khác, danh mục minh chứng Nội dung chính của Báo cáo tự đánh giá CTĐT trình độ ĐH ngành Luật theo bộ tiêu chuẩn ĐGCL CTĐT do Bộ GD&ĐT ban hành là phần tự đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí CTĐT trình độ đại học ngành Luật được đánh giá dựa trên 11 tiêu chuẩn, với 50 tiêu chí Trong đó, các Tiêu chuẩn 1, 2, 3, 4 tập trung vào mục tiêu, CĐR, bản mô tả CTĐT, cấu trúc, nội dung CTDH và phương pháp tiếp cận trong dạy và học; Tiêu chuẩn 5 đánh giá về kết quả học tập của người học; Tiêu chuẩn 6, 7 hướng đến việc tự đánh giá về đội ngũ cán bộ GV, nghiên cứu viên và đội ngũ nhân viên; Tiêu chuẩn
8 tập trung đánh giá các yếu tố liên quan đến người học và hoạt động hỗ trợ người học; Tiêu chuẩn 9 gắn với các vấn đề về CSVC và trang thiết bị; Tiêu chuẩn 10 giúp có những nhận định chính xác trong nâng cao chất lượng CTĐT và NCKH; Tiêu chuẩn 11 đưa ra các đánh giá về kết quả đầu ra của cả chương trình
Ngoài ra, ở phần tổng quan chung, Báo cáo tự đánh giá đã phác thảo một bức tranh tổng thể về Trường ĐH Luật TP HCM và các Khoa đào tạo Luật với những hoạt động và chính sách chất lượng cụ thể
Mỗi tiêu chí sẽ có một hệ thống các thông tin, minh chứng đi kèm Mã thông tin và minh chứng (Mã MC) được ký hiệu bằng chuỗi có ít nhất 11 ký tự, bao gồm 1 chữ cái, ba dấu chấm và 7 chữ số; cứ 2 chữ số có 1 dấu chấm (.) để phân cách theo công thức sau: Hn.ab.cd.ef; Trong đó:
- H: viết tắt “Hộp minh chứng” (Minh chứng của mỗi tiêu chuẩn được tập hợp trong
1 hộp hoặc một số hộp)
- n: số thứ tự của hộp minh chứng được đánh số từ 1 đến hết (trường hợp n ≥ 10 thì chuỗi ký hiệu có 12 ký tự trở lên)
- ab: số thứ tự của tiêu chuẩn (tiêu chuẩn 1 viết 01, tiêu chuẩn 10 viết 10)
- cd: số thứ tự của tiêu chí (tiêu chí 1 viết 01, tiêu chí 10 viết 10)
- ef: số thứ tự của minh chứng theo từng tiêu chí (thông tin và minh chứng thứ nhất viết 01, thứ 15 viết 15 )
Ví dụ: H1.01.01.01: là MC thứ nhất của tiêu chí 1 thuộc tiêu chuẩn 1, được đặt ở hộp 1; H3.03.02.15: là MC thứ 15 của tiêu chí 2 thuộc tiêu chuẩn 3, được đặt ở hộp 3 b) Mục đích, quy trình tự đánh giá, phương pháp đánh giá
Mục đích tự đánh giá: Đây là quá trình để Trường và các Khoa đào tạo ngành luật tự xem xét, nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành nhằm báo cáo về tình trạng chất lượng đào tạo, hiệu quả hoạt động đào tạo, NCKH, nhân lực, CSVC, cũng như các vấn đề liên quan khác; từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng đào tạo, từng bước xây dựng và khẳng định vị thế của Trường là một trong những đơn vị đào tạo, nghiên cứu về pháp lý đứng đầu cả nước, vươn tới tầm khu vực và quốc tế
Ngoài ra, hoạt động tự đánh giá còn thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của Trường và các Khoa đào tạo ngành luật trong toàn bộ hoạt động đào tạo, NCKH, dịch vụ xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với sứ mạng và mục tiêu của Nhà trường
Phạm vi tự đánh giá: Đánh giá tổng thể các hoạt động của Trường và các Khoa đào tạo ngành luật theo Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ GDĐH của
Bộ GD&ĐT, ban hành kèm theo Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/03/2016 của
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
Chu kỳ đánh giá 5 năm: Từ năm 2017 2021
Quy trình tự đánh giá: được thực hiện theo các bước chính sau:
Bước 1.Thành lập Hội đồng tự ĐGCL CTĐT trình độ ĐH ngành Luật
Bước 2 Lập kế hoạch tự đánh giá
Bước 3 Phân tích tiêu chí, thu thập thông tin và minh chứng
Bước 4 Xử lý, phân tích các thông tin, minh chứng thu được
Quá trình viết báo cáo tự đánh giá được thực hiện từ năm 2019 và đươc điều chỉnh trong các năm 2020, 2021 Phần tự đánh giá được trình bày theo thứ tự các tiêu chuẩn từ 1-11 Trong từng tiêu chuẩn, các nội dung được trình bày theo thứ tự các tiêu chí Trong mỗi tiêu chí lại trình bày theo các nội dung: 1 Mô tả hiện trạng; 2 Điểm mạnh;
3 Tồn tại; 4 Kế hoạch hành động; 5 Tự đánh giá
Tổng quan chung
2.1 Giới thiệu chung về Trường ĐH Luật TP HCM
Trường ĐH Luật TP HCM được thành lập vào ngày 30 tháng 3 năm 1996 với tư cách là một trường độc lập Tiền thân của Trường ĐH Luật TP HCM là những cơ sở đào tạo luật và cán bộ tư pháp hàng đầu của các tỉnh phía Nam, từ Trường Trung học Pháp lý TP HCM đến Phân hiệu Đại học Pháp lý TP HCM, sau đó là Phân hiệu ĐH Luật TP HCM và Khoa Luật – Trường Đại học Tổng hợp TP HCM với nhiệm vụ đào tạo cán bộ tư pháp, đặc biệt là cán bộ tòa án cho các tỉnh phía Nam
Ngày 04/04/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 549/QĐ-TTg xác định Trường ĐH Luật Tp HCM là một trong hai trường đại học trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật trong cả nước (cùng với Trường Đại học Luật Hà Nội)
Ngày 18/04/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành QĐ số 521/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường ĐH Luật Tp HCM
Trải qua một chặng đường phát triển, Trường ĐH Luật Tp HCM đã và đang từng bước khẳng định vị trí, vai trò là trung tâm đào tạo, NCKH pháp lý và truyền bá pháp luật lớn ở khu vực phía Nam Trong xu hướng đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, yếu tố cạnh tranh trong giáo dục và đào tạo nói chung và trong đào tạo ngành luật nói riêng đặt ra cho Trường ĐH Luật Tp HCM yêu cầu bắt buộc phải đổi mới để phát triển, phải đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và đủ các trình độ để đáp ứng nhu cầu của xã hội Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới, Trường ĐH Luật Tp HCM đã có những chiến lược, sách lược, kế hoạch tập trung mọi nguồn lực xây dựng Nhà trường trở thành trường đại học trọng điểm đào tạo về pháp luật ở phía Nam Trong những năm qua, Nhà trường đã cố gắng từng bước khẳng định thương hiệu trong quá trình xây dựng mô hình phát triển và nâng cao chất lượng của giáo dục đại học thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực ngành luật có chất lượng cao cho các cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp và các doanh nghiệp, kể cả các cơ sở giáo dục có đào tạo chuyên ngành luật và không chuyên luật; sớm hội nhập với giáo dục đại học trong khu vực và thế giới Theo đó, sẽ mở ra cơ hội tăng tốc đầu tư và phát triển Nhà trường trong giai đoạn trước mắt cũng như hướng phát triển lâu dài trong tương lai
Những định hướng trên của Trường ĐH Luật Tp HCM đã được khẳng định trong các văn bản của Đảng, Chính phủ Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Xây dựng Trường ĐH Luật Hà Nội và Trường ĐH Luật TP HCM thành các trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật” (Trích “Đề án xây dựng Trường ĐH Luật TP HCM thành trường trọng điểm đào tạo về pháp luật”)
Tầm nhìn: Trường ĐH Luật TP HCM là cơ sở đào tạo và NCKH đa ngành, hiện đại, góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng trong khoa học, nhất là khoa học pháp lý; có quan hệ quốc tế rộng rãi; giữ vai trò nòng cốt, là chỗ dựa đáng tin cậy trong quan hệ với các cơ sở đào tạo khác, đặc biệt là các cơ sở đào tạo Luật ở các tỉnh phía Nam
Mục tiêu: Để phát triển theo định hướng một đại học nghiên cứu, Nhà trường đã lập kế hoạch phát triển với những mục tiêu, định hướng, quy mô phát triển và quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ ưu tiên thể hiện rõ sứ mệnh và mục tiêu sắp tới của mình như sau:
Sứ mạng: Từ những năm đầu thành lập, Trường ĐH Luật TP HCM đã sớm xác định sứ mạng của mình tại “Kế hoạch chiến lược 1999-2005” của Trường Sau đó, Trường ĐH Luật TP HCM có sự sửa đổi bằng việc tuyên bố sứ mạng trong văn bản kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2006 – 2020 đó là “Xây dựng Trường ĐH Luật TP HCM trở thành một trong những trung tâm đào tạo và NCKH pháp lý có uy tín trong cả nước và trong khu vực, nhằm cung cấp nguồn lực có trình độ từ trung cấp đến đại học và sau đại học trong lĩnh vực pháp lý cho các địa phương và các bộ ngành; góp phần giải quyết các vấn đề quan trọng trong khoa học pháp lý của cả nước nói chung và của các tỉnh phía Nam nói riêng”
Về tổ chức, Trường có Hội đồng trường, Quyền Hiệu trưởng, 02 Phó Hiệu trưởng, 8 Khoa, 11 phòng ban, 12 trung tâm, Tạp chí Khoa học pháp lý và một số tổ chức Đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội
Về nhân lực, tổng số cán bộ cơ hữu hiện đang làm việc tại trường là 346 CBGV, trong đó có 229 GV cơ hữu, với 18 PGS, 48 TS, 160 ThS, 3 cử nhân đang theo học thạc sĩ
Về đào tạo: Trường ĐH Luật TP HCM là một cơ sở giáo dục có bề dày thành tích trong việc đào tạo Ngành Luật trong cả nước Từ những năm đầu mới thành lập (1996) Trường chỉ có một CTĐT là Ngành Luật ở trình độ đại học với hai loại hình đào tạo là chính quy và không chính quy CTĐT trình độ ĐH ngành Luật hiện nay được phân bổ về mặt quản lý cho 5 khoa chuyên ngành bao gồm: Khoa Luật Thương mại, Khoa Luật Dân sự, Khoa Luật Hình sự, Khoa Luật Hành chính và Khoa Luật Quốc tế Sau hơn 20 năm phát triển, hiện nay Trường đã có nhiều CTĐT luật ở tất cả cấp độ từ đại học, cao học và tiến sĩ luật; từ một trường đào tạo đơn ngành, Trường đã và đang chuyển sang đào tạo đa ngành, hiện có thêm CTĐT trình độ ĐH ngành Luật Thương mại quốc tế, ngành Quản trị Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Ngôn ngữ Anh Hệ đào tạo sau đại học bắt đầu được tuyển sinh cao học từ 1997 đối với Thạc sĩ và 2004 đối với đào tạo Tiến sĩ; đến nay, Trường đã đã cấp bằng thạc sĩ luật cho gần 2000 học viên và đào tạo được 107 NCS
Về cơ sở vật chất: Với vai trò là trung tâm đào tạo, NCKH pháp lý và truyền bá pháp luật lớn ở khu vực phía Nam, Trường ĐH Luật TP HCM đang dần từng bước mở rộng CSVC và trang bị các phương tiện dạy, học và trang thiết bị kỹ thuật cao tiên tiến
Hiện nay, Trường ĐH Luật TP HCM có 03 cơ sở ( Cơ sở Nguyễn Tất Thành, cơ sở Bình Triệu, và cơ sở Long Phước, TP Thủ Đức ) với tổng cộng 116 phòng học với tổng diện tích sử dụng là 14.233m 2
Ngoài các phòng học phục vụ cho công tác học tập, Trường còn có 03 hội trường lớn từ 200 chỗ ngồi đến 350 chỗ ngồi phục vụ cho các buổi hội thảo với quy mô lớn và một số phòng họp nhỏ, phục vụ cho các buổi Tọa đàm, tập huấn chuyên môn trong công tác giảng dạy, NCKH và các hoạt động khác của trường
- Năm 2018, Trường ĐH Luật TP HCM đã tiến hành khởi công xây dựng cơ sở mới tại Thành phố Thủ Đức (Quận 9 cũ), TP HCM với quy mô 30 ha dự kiến đến sẽ đưa SV về đây học tập trong thời gian gần nhất