Với mong muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về các sản phẩm tóc xuất khẩu, Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh An đã mang đến những dòng sản phẩm chất lượng và chuyên nghiệp, phục vụ thị t
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Từ năm 2005, tiền thân là một cơ sở sản xuất tóc truyền thống theo hộ gia đình tại Bắc Ninh hoạt động với tổng số 15 công nhân Trong khoảng thời gian này công ty chủ yếu cung cấp tóc cho các công ty thương mại trong nước và xuất khẩu với quy mô nhỏ lẻ
Tới năm 2012, nhận thấy tiềm năng và cơ hội to lớn trong ngành xuất khẩu tóc, công ty đã quyết định tái cơ cấu và thành lập doanh nghiệp nhằm tập trung phát triển để đẩy mạnh xuất khẩu Công ty đã tối ƣu hóa quy trình sản xuất, quản lý và tiếp thị, nhằm đáp ứng được yêu cầu và tiêu chuẩn của thị trường quốc tế
Công ty bắt đầu xây dựng và truyền bá thương hiệu với tên Thanh An Hair và chính thức thành lập công ty vào ngày 24/09/2012, đƣợc cấp giấy phép hoạt động kinh doanh bởi Chi cục Thuế Quận Thanh Xuân
Năm 2013, Công ty đã tập trung xuất khẩu sang thị trường Châu Âu với các quốc gia chính là Nga, Đức, Pháp, Italy,
Tới T10/2015, công ty đã từng bước chiếm lĩnh thị trường Nam Mỹ và và đẩy mạnh xuất khẩu sang Bắc Mỹ Công ty bắt đầu đầu tư mạnh hơn vào nhà xưởng, máy móc và phát triển sản phẩm
Năm 2017, Công ty bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất và mở rộng thị trường ra các nước Châu Phi Tới năm 2022, chính thức xây dựng và phát triển Thương hiệu phụ Messi Hair dành riêng cho thị trường Châu Phi Tuy nhiên do còn mới nên Công ty vẫn hoạt động chính dưới tên Thương hiệu Thanh An Hair
Song song với hoạt động sản xuất và xuất khẩu, Công ty vẫn đang là nhà cung cấp cho các công ty thương mại trong nước
Sau gần 20 năm kinh nghiệm, công ty đã trở thành một thương hiệu với vị thế cao trong lĩnh vực cung cấp tóc tự nhiên tốt cho thị trường quốc tế Với cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm tuyệt vời trong thời gian ngắn nhất, công ty luôn tự hào là nhà cung cấp hàng đầu trên thị trường trong nhiều năm liên tiếp.
Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty
Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh An là nhà sản xuất và cung cấp số lƣợng tóc cho cả khách hàng nội địa lẫn khách hàng quốc tế Lĩnh vực kinh doanh chính là xuất khẩu tóc giả được chế biến, sản xuất từ 100% tóc người thật, với mã ngành 4649: bán buôn các sản phẩm tóc giả cho con người Theo đó, công ty tập trung thu mua, sản xuất và xuất khẩu tóc người Việt Nam ra thị trường nước ngoài, cụ thể nhƣ sau:
● Thương mại quốc tế: chuyên xuất khẩu tóc giả cho các khách hàng trên toàn thế giới Công ty đã thiết lập được mối quan hệ thương mại với nhiều đối tác lớn ở Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi
● Thương mại nội địa: công ty hoạt động như một đại lý bán buôn, cung cấp nguồn hàng và phát triển mối quan hệ với các khách hàng là công ty thương mại trong lĩnh vực buôn bán tóc giả hoạt động tại Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ tổ chức của Công ty đƣợc thể hiện một cách chuyên nghiệp với cơ cấu tổ chức các phòng ban cũng nhƣ phân chia trách nhiệm công việc ở các phòng ban rõ ràng và linh hoạt Sự phối hợp chặt chẽ giữa khối khối văn phòng và khối sản xuất giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả nhất
Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh An
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự
Tổng Giám đốc của Công ty: là người đại diện pháp nhân của Công ty, quản lý điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh và sản xuất của công ty Thiết lập mục tiêu chiến lƣợc chính trong hoạt động SXKD, giám sát, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, chính sách về chất lƣợng của sản phẩm của nhà máy
Phòng kinh doanh: thiết lập và quản lý mạng lưới bán hàng trong và ngoài nước; Chăm sóc khách hàng; tìm kiếm nguồn khách hàng mới Lập Invoice và booking trực tiếp với các đơn vị vận chuyển Ngoài ra còn có nhiệm vụ theo dõi tiến độ của đơn vị vận chuyển vận chuyển cho khách hàng
Phòng kế toán: tham mưu cho ban lãnh đạo các lĩnh vực: công tác tài chính, công tác kế toán, kiểm toán nội bộ, quản lý tài sản, kiểm soát các chi phí hoạt động của công ty, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn công ty, thực hiện các nhiệm vụ khác
Phòng Hành chính nhân sự
Bộ phận sản xuất Bộ phận
Phòng Marketing: Quảng bá thương hiệu của công ty ra thị trường trong nước và nước ngoài Lập các kế hoạch liên quan tới sản phẩm, giá và truyền thông cho thương hiệu Xây dựng và cải thiện các nền tảng truyền thông của công ty
Phòng hành chính – nhân sự: Triển khai và tổ chức thực hiện các công việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, chế độ chính sách, cho người lao động theo luật và quy chế công ty Thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ của công ty
Nhà máy: sản xuất các đơn hàng theo đơn đặt hàng của văn phòng đại diện
Bộ phận sản xuất: Quản lý và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong công ty, điều độ sản xuất, thống kê kế hoạch sản xuất kinh doanh Bộ phận sản xuất đƣợc chia thành các tổ với chức năng và nhiệm vụ riêng biệt để tối ƣu và chuyên môn hóa quy trình sản xuất
Bộ phận kiểm tra chất lƣợng sản phẩm (KCS) : Hỗ trợ giám đốc xây dựng, phát triển các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên
Bộ phận kho: Quản lý xuất nhập kho gồm kiểm tra, xác nhận nguyên vật liệu nhập về, phân bổ nguyên vật liệu theo kế hoạch sản xuất; tính toán lƣợng tồn kho, quản lý hàng thành phẩm Quản lý bảo quản hàng tồn kho gồm lập bảng theo dõi danh sách nguyên vật liệu và số lƣợng tồn kho.
Nguồn lực của công ty
Nhân lực luôn là yếu tố then chốt góp phần tạo nên sự thành công bền vững của Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh An trong suốt nhiều năm qua Tính đến ngày 10/09/2024, công ty hiện có khoảng 250 nhân viên, bao gồm đội ngũ làm việc tại các phòng ban chức năng cũng nhƣ các nhà máy sản xuất Cơ cấu nhân sự của công ty đƣợc phân bổ cụ thể nhƣ sau:
Bảng 1.2 Cơ cấu nguồn lực của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh An phân theo giới tính và độ tuổi giai đoạn 2021- T9/2024
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự) Bảng 1.3 Cơ cấu nguồn lực của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh An phân theo phân theo trình độ giai đoạn 2021 – T9/2024
Trình độ văn hóa Trình độ tiếng Anh
Trên đại học Đại học- Cao đẳng Trung cấp Lao động phổ thông Sơ cấp Trung cấp
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)
Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh An phản ánh một hệ thống đa dạng về trình độ chuyên môn và kỹ năng ngôn ngữ, tạo nên một đội ngũ linh hoạt và có khả năng đáp ứng nhu cầu phức tạp của thị trường Dựa trên dữ liệu của Phòng Hành chính - Nhân sự, cơ cấu nguồn lực của Thanh An đƣợc phân bổ theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, và kinh nghiệm làm việc và có thể rút ra một số đánh giá nhƣ sau:
● Về giới tính, trong những năm gần đây, nhân viên nữ tại công ty chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới, với phần trăm lần lƣợt là 69.2% và 30.8% Sự phân bổ này phản ánh yêu cầu đặc thù của ngành sản xuất và xuất khẩu tóc, nơi mà đức tính tỉ mỉ và cẩn thận là không thể thiếu Điều này giải thích tại sao đa số nhân viên trong các vị trí kinh doanh, kế toán, và hành chính nhân sự lại là phụ nữ Trong khi đó, tại các bộ phận sản xuất, đặc biệt là các tổ nhuộm và tổ ép, nam giới lại chiếm đa số do yêu cầu công việc cần sức khỏe và sử dụng sức lực nhiều hơn Tuy nhiên, ở các khu vực yêu cầu độ chính xác cao nhƣ dệt, xoăn, phòng kiểm định chất lƣợng và kho, nhân viên nữ vẫn đƣợc ƣu tiên bởi khả năng tập trung cao và sự tỉ mỉ trong công việc
Về t nh h c vấn, toàn bộ cán bộ quản lý và nhân viên của công ty đều có trình độ từ cao đẳng đại học trở lên, đảm bảo chất lƣợng chuyên môn cao trong mọi hoạt động của công ty Đặc biệt, trong số đó có 15 cán bộ quản lý chủ chốt với trình độ sau đại học, chiếm 6%, là nền tảng vững chắc giúp công ty phát triển và quản lý hiệu quả Phần lớn nhân viên trong các phòng ban nhƣ kinh doanh, marketing, và hành chính nhân sự, nắm giữ kiến thức chuyên môn sâu, góp phần tạo nên lực lƣợng lao động có năng lực và trình độ học thức cao Bên cạnh đó, lực lƣợng lao động phổ thông chiếm 26.8%, chủ yếu là nhân công sản xuất tại các xưởng, không yêu cầu cao về bằng cấp mà chú trọng đến kinh nghiệm và tay nghề Đây là những người dân địa phương và khu vực lân cận, với trình độ học vấn chủ yếu là tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông
● Về t nh ti ng Anh, do Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu quốc tế nên yêu cầu giao tiếp, làm việc với khách hàng bằng tiếng Anh là điểu kiện thiết yếu Chỉ tiêu này áp dụng đối với khối nhân viên văn phòng do họ là người làm việc trực tiếp với khách hàng Trình độ tiếng Anh trung cấp là nhóm đông đảo nhất với
135 người, chiếm 54% tổng số lao động, tương đương với trình độ B2, B3 quốc tế
● Về tuổi, công ty có đội ngũ nhân viên trẻ chiếm 74%, dưới 40 tuổi, đóng góp tích cực vào sự năng động, sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh với xu hướng thị trường mới Phần còn lại là nhân viên trên 40 tuổi, chủ yếu là công nhân tại xưởng sản xuất, có kinh nghiệm dày dặn trong gia công tóc tại Bắc Ninh Thanh An đang tập trung tuyển dụng thêm nhân sự trẻ, phù hợp với chiến lƣợc trẻ hóa đội ngũ Nhờ vào một đội ngũ nhân sự đa dạng và chất lƣợng cao, công ty không chỉ tự tin trong việc đảm bảo hiệu quả các hoạt động từ sản xuất đến bán hàng và giao hàng, mà còn liên tục nâng cao kỹ năng và chất lƣợng tay nghề của công nhân thông qua chương trình tuyển chọn và đào tạo bài bản Sự kết hợp giữa chuyên môn cao và tay nghề tốt này không chỉ củng cố vị thế của công ty trên thị trường xuất khẩu mà còn đảm bảo rằng mỗi sản phẩm đến tay khách hàng luôn đạt chất lƣợng tốt nhất.
Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới kinh doanh của công ty
Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh An hiện có văn phòng giao dịch tại
Hà Nội, đƣợc trang bị đầy đủ tiện nghi với 5 phòng chức năng khác nhau, mỗi nhân viên có góc làm việc riêng biệt cùng các thiết bị hỗ trợ kinh doanh hiện đại nhƣ máy tính, máy in, máy fax, và điện thoại
Về xưởng sản xuất, Thanh An Hair Việt Nam có nhà máy sản xuất với quy mô đáng kể đang hoạt động tại Yên Phong, Thành phố Bắc Ninh, Việt Nam với diện tích hơn 20000 m 2 Công ty luôn chú trọng đầu tƣ cơ sở vật chất an toàn lao động và dây chuyền sản xuất tiên tiến, ứng dụng công nghệ với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất, đóng gói và bảo quản sản phẩm với hơn máy may: máy may thường để may viền, máy may ba đầu; máy ép; hệ thống bồn nhuộm được xử lý điện đại; hệ thống thông gió; máy đóng gói;
Tài chính của công ty
Bảng 1.4 Tài chính công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh An giai đoạn
(Nguồn: Báo cáo Tài chính Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh An )
Trong giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 9/2024, công ty đã ghi nhận sự tăng trưởng đều đặn qua các năm, từ 6.6% vào năm 2022 lên đến 20.78% vào năm 2023 Điều này cho thấy công ty đã có những bước tiến vững chắc trong việc mở rộng và tăng cường hoạt động kinh doanh Tổng nguồn vốn, bao gồm cả tài sản ngắn hạn và dài hạn, đã tăng trưởng ổn định, với tổng cộng tăng 33.61% từ năm 2021 đến tháng 9/2024 Tài sản ngắn hạn đã tăng từ khoảng 6,200 triệu đồng lên gần 10,460 triệu đồng, phản ánh sự cải thiện trong quản lý dòng tiền và khả năng thanh khoản của công ty Điều này rất quan trọng trong việc duy trì sự linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế biến động
Bên cạnh đó, tài sản dài hạn cũng chứng kiến sự tăng trưởng từ khoảng 22,094 triệu đồng lên 26,129 triệu đồng, thể hiện rõ nỗ lực đầu tƣ mạnh mẽ vào các tài sản cố định nhƣ máy móc và thiết bị Điều này không chỉ củng cố cơ sở vật chất cho sản xuất mà còn mở rộng khả năng nghiên cứu và phát triển, góp phần vào sự tăng trưởng tổng thể và củng cố vị thế thị trường của công ty
Từ bảng trên, tính toán đƣợc chỉ số D/E (nợ trên vốn chủ sở hữu) nhƣ sau: +) Năm 2021: D/E = 0.52
Chỉ số D/E của cả 3 năm đều đƣợc duy trì ở mức nhỏ hơn 1, chứng tỏ đƣợc khả năng quản lý rủi ro từ các khoản nợ của công ty khá tốt, cho thấy đƣợc nguồn vốn từ vốn chủ sở hữu của công ty khá dồi dào, giảm bớt đƣợc áp lực tài chính cho công ty Đồng thời cho thấy đƣợc tình hình tài chính khả quan và ổn định của công ty.
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THANH AN
Tổng quan hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu
❖ Sản phẩm của công ty:
Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh An cung cấp các sản phẩm đƣợc làm từ 100% tóc thật của phụ nữ Việt Nam, không pha trộn sợi tổng hợp Các sản phẩm đều đa dạng màu tóc, độ dài, kiểu cách, cả về sản phẩm làm sẵn lẫn sản phẩm theo yêu cầu khách hàng, phục vụ 2 tệp khách hàng là khách mua buôn lẫn khách mua lẻ, bao gồm:
- Tóc thẳng tự nhiên (Natural straight hair) / Tóc ép màu tự nhiên (Bone Straight hair)
- Tóc xoăn (Curly/Wavy hair)
- Tóc nối / Bulk tóc / Hair extensions (Tip/Tape/Clip in/Ponytail)
❖ Hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2021 – T9/2024
Hiện nay, Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh An đã khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu tóc Công ty sở hữu các dây chuyền sản xuất hiện đại, tối ƣu hóa quy trình và có đội ngũ công nhân viên dày dạn kinh nghiệm và chuyên nghiệp Nhà máy của công ty có diện tích hơn 20.000 m² với trên
80 công nhân sản xuất, cho phép sản xuất hơn 3.000 sản phẩm mỗi ngày, tương đương khoảng 200 kg tóc các loại (theo báo cáo 9 tháng đầu năm 2024)
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH XNK Thanh An
Tăng trưởng (so với năm
Tăng trưởng (so với năm
Tăng trưởng (so với năm
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh An)
Dựa trên số liệu đƣợc trích trong Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh An giai đoạn 2021 – T9/2024 đƣợc thể hiện trên Bảng 2.1, có thể thấy:
Kể từ năm 2015, Thanh An đã mở rộng thành công vào các thị trường lớn ở Châu Âu, Nam và Bắc Mỹ, khẳng định vị thế và duy trì doanh thu ổn định Trong giai đoạn 2021-2023, doanh thu thuần của Công ty TNHH XNK Thanh An đã có sự tăng trưởng ổn định qua các năm Cụ thể, doanh thu năm 2022 đạt 90.475 triệu
VNĐ, tăng 8,66% so với năm 2021, cho thấy nỗ lực mở rộng thị trường của công ty Năm 2023, doanh thu tiếp tục tăng nhẹ lên 97.783 triệu VNĐ, tăng 8,08% so với năm trước, dù thị trường gặp nhiều thách thức Đặc biệt vào năm 2023, công ty đã đầu tư lớn mạnh hơn cả về cơ sở vật chất và nguồn lực lao động vào thị trường Châu Phi, nhờ đó góp phần duy trì mức tăng doanh thu
Năm 2021, thị trường kinh doanh chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-
19, gây ra nhiều thách thức đối với hầu hết các doanh nghiệp Công ty TNHH XNK Thanh An cũng không ngoại lệ khi phải đối mặt với các biện pháp giãn cách xã hội và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng Tuy nhiên, nhờ vào chiến lƣợc thích nghi linh hoạt, công ty đã nhanh chóng điều chỉnh mô hình hoạt động Việc triển khai cho nhân viên văn phòng làm việc tại nhà, cùng với chế độ làm việc luân phiên cho nhân viên xưởng, giúp công ty vừa tuân thủ các quy định từ Bộ Y tế vừa duy trì được quy trình sản xuất Mặc dù lợi nhuận trước thuế của công ty giảm nhẹ 5,2%, việc duy trì hoạt động kinh doanh và giảm thiểu thiệt hại là một thành công lớn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái
Sang năm 2022, với tình hình đại dịch dần đƣợc kiểm soát, Thanh An đã quyết định mở rộng quy mô hoạt động và đẩy mạnh đầu tư vào thị trường quốc tế, đặc biệt là hướng tới thị trường Châu Phi Sự đầu tư mạnh mẽ này nhằm mục tiêu tăng trưởng dài hạn, bao gồm việc xây dựng thương hiệu và phát triển các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường Tuy nhiên, việc mở rộng này dẫn đến sự gia tăng đột biến về chi phí, lớn hơn so với mức tăng doanh thu, do đó lợi nhuận trước thuế giảm 5,2% so với năm 2021 Điều này phản ánh sự mạo hiểm trong chiến lƣợc đầu tư của công ty, khi hoạt động xuất khẩu vào thị trường Châu Phi vẫn chưa đạt đƣợc kỳ vọng, trong khi chi phí sản xuất, vận chuyển và nhân sự lại tăng cao
Năm 2023 đánh dấu một bước ngoặt trong hoạt động của Công ty TNHH XNK Thanh An Sau khi trải qua giai đoạn đầu tƣ và đối mặt với những khó khăn ban đầu, hoạt động xuất khẩu của công ty bắt đầu ổn định Đặc biệt, thị trường Châu Phi dần mang lại những kết quả tích cực nhờ vào việc tối ƣu hóa các quy trình sản xuất, giảm chi phí vận hành, và tăng cường hiệu quả quản lý Đồng thời, sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của
Thanh An Nhờ những yếu tố này, lợi nhuận trước thuế của công ty tăng 12,42% so với năm trước, cho thấy sự thành công của chiến lược mở rộng và khả năng vượt qua khó khăn của doanh nghiệp
Tính đến tháng 9 năm 2024, mặc dù chƣa có đủ dữ liệu so sánh cụ thể với năm trước, Thanh An vẫn tiếp tục duy trì mức doanh thu và lợi nhuận ổn định, cho thấy rằng công ty đang đi đúng hướng trong chiến lược dài hạn Với những bài học rút ra từ các năm trước, Thanh An đã chủ động điều chỉnh hoạt động, kiểm soát chi phí tốt hơn và nắm bắt cơ hội từ thị trường quốc tế, đặc biệt là tại các khu vực đang phát triển nhƣ Châu Phi Điều này phản ánh sự vững vàng và khả năng thích nghi cao của công ty trước những biến động của thị trường.
Hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh An
Xuất khẩu là hoạt động chính mà doanh nghiệp tập trung đầu tƣ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trên khắp Thế giới
Bảng 2.2: Tổng sản lượng xuất khẩu tóc của Thanh An Việt Nam giai đoạn
2021 2022 2023 9 tháng đầu năm 2024 Sản lƣợng XK 8 542.6 9 100.2 11 165 8 692.43
Nguồn: Tổng hợp từ phòng k toán
Theo Bảng 2.2 ghi nhận, giai đoạn 2021 - 9 tháng đầu năm 2024, tổng sản lƣợng xuất khẩu của công ty đều có sự gia tăng qua các năm Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 tương đối cao, đạt 8.542,6 kg, đây là con số khá ấn tượng khi đây là một trong những năm đầy khó khăn do bị ảnh hưởng rất lớn của đại dịch tới cả nguồn cung và cầu trên toàn thế giới Đến năm 2022, mặc dù vẫn chịu tác động của đại dịch đến hầu hết các hoạt động của công ty, kim ngạch xuất khẩu của Thanh An vẫn tăng đều, với mức tăng trưởng 6,53% so với năm 2021 Sang năm 2023, sản lượng xuất khẩu đã tăng vượt bậc do công ty đã mở rộng đầu tư mạnh vào thị trường Châu Phi, tăng thêm 22,67% so với năm 2022, cao hơn nhiều so với mức tăng 6,53% của năm trước đó Năm 2023 là một năm vô cùng quan trọng và là bước đệm đà của Thanh An khi quy mô ngày càng lớn mạnh, cơ sở vật chất đƣợc đầu tƣ hiện đại, góp phần tối ƣu hóa chi phí và quy trình sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm Công ty cũng bổ sung nguồn nhân lực trẻ dồi dào, năng động và sáng tạo để kịp thời nắm bắt nhu cầu và xu thế thị trường, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang hồi phục sau đại dịch Tính tới hết 9 tháng đầu năm 2024, sản lƣợng đạt 8.692,43 kg, một con số ấn tượng, phản ánh sự tăng trưởng ổn định của công ty Đây là một kết quả nằm trong kế hoạch kinh doanh của Thanh An, khi thường sản lượng và doanh thu trong giai đoạn cuối năm thường tăng mạnh hơn so với các quý đầu năm
2.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính
Trong giai đoạn 2021 – hiện tại, Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh An vẫn tập trung đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng tóc chủ đạo của mình bao gồm tóc dệt màu tự nhiên thẳng và xoăn, tóc Bulk màu và nhóm các sản phẩm khác
Dưới đây là bảng sản lượng và doanh thu xuất khóc tóc được phân theo một số mặt hàng chính:
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu tóc của Thanh An theo từng mặt hàng giai đoạn
Tính đến 9 tháng đầu năm
Tóc xoăn tự nhiên 25 680 32.87 28 967 34.78 28 740 31.77 13 701 33.59 Tóc ép thẳng màu tự nhiên 6 790 8.69 7 964 9.56 10 241 11.32 4 526 11.09
Frontal/Wig 4 984 6.38 4 521 5.4 5 100 5.63 1 678 4.11 Các sản phẩm tóc khác
Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty giai oạn 2021-T9/2024
Nhìn chung trong ba năm gần đây, mặt hàng xuất khẩu chính của công ty là sản phẩm tóc thẳng và xoăn tự nhiên Đây là hai mặt hàng mũi nhọn và thế mạnh của Thanh An Vì tóc tự nhiên của phụ nữ Việt Nam là tóc đen thẳng Đặc biệt Việt Nam còn đƣợc biết đến là một trong những quốc gia có tóc tự nhiên đẹp, khỏe nhất
2 mặt hàng này có sự tăng trưởng lớn nhất về cả sản lượng và doanh thu Theo đó, doanh thu của 2 mặt hàng này đã chiếm hơn 1 nửa sản lƣợng tóc xuất khẩu, chiếm tới 60~70% sản lượng mỗi năm Có sự tăng trưởng mạnh mẽ này là do đây chính là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty, nó là sản phẩm tóc tự nhiên, tóc thô Với đặc trƣng chƣa từng qua xử lý hóa chất, tóc có thể tạo bất cứ kiểu mẫu hay tẩy lên các tông màu sáng theo yêu cầu của khách hàng Hơn hết nó cần ít thời gian chuẩn bị và làm hàng, giúp cắt giảm chi phí sản xuất và tối ƣu hóa thời gian ngắn nhất tới khách hàng đối tác
Bên cạnh đó, Công ty đã có rất nhiều cải tiến và nâng cao trong chất lƣợng của mỗi loại sản phẩm qua từng năm Các mặt hàng tóc khác cũng tăng đều cả doanh thu và sản lƣợng qua các năm Có thể thấy các mặt hàng thế mạnh tiếp theo là tóc ép thẳng màu và tự nhiên, đây là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất cho thị trường Châu Phi Dựa vào bảng số liệu thống kê, năm 2023 đánh dấu một năm tăng trưởng đáng kể về sản lƣợng của 2 mặt hàng này, với mức tăng trên 10% so với năm 2022 và so với mức sản lƣợng tổng thể của năm 2023
Tỷ trọng mặt hàng tóc ép thẳng màu tự nhiên tăng mạnh nhất trong 3 năm gần đây nhờ công ty mở rộng đầu tư vào thị trường Châu Phi, đây cũng là mặt hàng chủ lực cho thị trường này do giá thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng Năm 2023, tỷ trọng của sản phẩm này đạt 11.32%, tăng từ 9.56% năm 2022 Mặt hàng tóc ép thẳng màu cũng tăng trưởng theo từng năm, do màu tóc nhuộm mỗi năm thay đổi theo thị hiếu người tiêu dùng, khiến doanh thu biến động khó dự đoán Ngoài ra, tóc màu yêu cầu nhiều thời gian và chi phí sản xuất
Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Thanh An trong giai đoạn 2021-T9/2024:
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng các mặt hàng tóc xuất khẩu giai đoạn 2021- T9/2024 (%)
2.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Bảng 2.4 Cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ đạo của Công ty TNHH XNK Thanh
An giai đoạn 2021 – T9/2024 Đơn vị: T iệu VNĐ
Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty giai oạn 2021-T9/2024
Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Thanh An được thể hiện một cách rõ nét quan biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ lực của Thanh An giai đoạn
Dựa trên bảng số liệu và biểu đồ trên, có thể rút ra một số nhận xét chính về cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty TNHH XNK Thanh An như sau: Đầu tiên, Châu Âu là thị trường xuất khẩu lớn nhất và chủ lực của công ty, chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu Đây là một thị trường rộng lớn với khách hàng trung thành và sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm cao cấp Tuy nhiên, trong những năm gần đây, doanh thu từ châu Âu có xu hướng dao động nhẹ do tác động từ tỷ giá tiền tệ và các sự kiện nhƣ xung đột Nga - Ukraine Hoạt động vận chuyển tới các quốc gia nhƣ Đức và Hà Lan cũng gặp khó khăn, gây gián đoạn và ảnh hưởng đến doanh thu
Thứ hai, Bắc Mỹ, đặc biệt là Mỹ, là thị trường chủ lực thứ hai của công ty, đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu xuất khẩu Các sản phẩm xuất khẩu chính tại thị trường này đã ghi nhận mức tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây
Thứ ba, Châu Phi là thị trường tiềm năng sau 2 thị trường lớn kể trên Mặc dù công ty bắt đầu thâm nhập vào thị trường châu Phi từ năm 2017, nhưng kết quả kinh doanh ban đầu chƣa đạt đƣợc nhƣ kỳ vọng Tuy nhiên, kể từ năm 2022, công ty đã tăng cường đầu tư và thực hiện các chiến lược rõ ràng hơn, dẫn đến sản lượng xuất khẩu tăng mạnh Giá trị xuất khẩu đã tăng từ 6.100 triệu VNĐ lên 10.705 triệu
VNĐ, tăng 75,4% Điều này là nhờ vào nhu cầu ngày càng tăng của người dân châu Phi, sự gia tăng dân số, và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn của công ty Thị trường trọng điểm tại châu Phi gồm Nigeria và Congo, nơi có nhu cầu lớn về tóc giả do đặc điểm tóc tự nhiên của phụ nữ ở đây Sự tăng trưởng dự kiến vẫn sẽ tiếp tục trong năm 2023
Cuối cùng, bên cạnh các thị trường chủ lực, Thanh An cũng đang mở rộng hoạt động sang các thị trường lẻ khác trên toàn cầu Nhờ vào việc liên tục cải thiện sản phẩm, đẩy mạnh marketing và mở rộng phạm vi kinh doanh, doanh thu từ các thị trường này cũng ghi nhận sự gia tăng rõ rệt.
Quy trình nghiệp vụ xuất khẩu của Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu
Quy trình xuất khẩu mặt hàng tóc sang thị trường nước ngoài của công ty cũng giống với quy trình xuất khẩu chung của các công ty khác Cụ thể các bước của quy trình nhƣ sau:
Bước 1 Nghiên cứu thị trường
Công ty nghiên cứu đặc điểm và nhu cầu của các thị trường mục tiêu qua thông tin thứ cấp từ mạng xã hội và đối thủ cạnh tranh Trưởng phòng kinh doanh và Marketing phụ trách việc này để cập nhật xu hướng và điều chỉnh chiến lược
Bước 2 Tìm kiếm khách hàng và chào hàng
Tìm kiếm khách hàng là công việc quan trọng trong hoạt động kinh doanh, công việc này đƣợc bộ phận kinh doanh của công ty phụ trách Bộ phận kinh doanh tìm khách hàng qua Instagram, Alibaba và khách hàng cũ Sau khi tìm đƣợc khách hàng tiềm năng, công ty chào hàng qua mạng xã hội hoặc email với thông tin về sản phẩm và giá cả
Bước 3 Tư vấn, đàm phán, chốt đơn hàng Đàm phán về giá, kiểu dáng, thời gian giao hàng và các điều khoản khác qua email hoặc WhatsApp Sau khi thống nhất đƣợc các điều khoản trên, nhân viên kinh doanh sẽ tiến hành làm Invoice (hóa đơn) bản chính thức và gửi khách hàng xác nhận bao gồm các thông tin nhƣ: tên khách hàng, số điện thoại, địa chỉ, kênh thanh toán, sản phẩm tương ứng với số lượng, giá tiền, phí vận chuyển, khuyến mại (nếu có), tổng giá trị hóa đơn
Sau khi chốt đơn hàng, khách hàng sẽ thanh toán với yêu cầu đặt cọc trước 50% hoặc thanh toán 100% Công ty cung cấp nhiều kênh thanh toán quốc tế nhƣ: Western Union, Moneygram, Bank Transfer, Paypay Onepay, T/T Đối với khách hàng từ Nigeria, Ghana, công ty sử dụng đại lý trung gian để tiết kiệm chi phí và thời gian Với các quốc gia nhƣ CHDC Congo, Zambia, Ivory Coast, thanh toán chủ yếu qua MoneyGram và Western Union
Bước 5: Tổ chức giao hàng
- Xác nhận thanh toán: Sau khi nhận đƣợc minh chứng chuyển tiền, bộ phận kế toán xác nhận thanh toán
- Chuẩn bị hàng xuất khẩu: Bộ phận sản xuất lên kế hoạch và chuẩn bị nguyên liệu, máy móc để sản xuất đơn hàng
- Thuê vận chuyển: Công ty hợp tác với FedEx, DHL, UPS cho các thị trường trọng yếu Với Nigeria, Cameroon, Ghana, vận chuyển qua đại lý trung gian để tiết kiệm chi phí
- Giao hàng: Công ty sử dụng dịch vụ giao hàng từ đối tác vận chuyển
Bước 6: Giải quyết khiếu nại và tranh chấp
Công ty ưu tiên hòa giải và thương lượng để duy trì quan hệ Nếu không thành, sẽ nhờ sự can thiệp từ bên thanh toán hoặc Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).
MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 20 3.1 Đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại quốc tế của công ty
Một số hạn chế đang tồn tại trong hoạt động kinh doanh của công ty
Thứ nhất, lợi nhuận đạt đƣợc của công ty chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng doanh thu Tổng chi phí cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu chiếm tới 75-80% tổng doanh thu, cho thấy một tỷ lệ rất cao Nguyên nhân chủ yếu là do công ty phải chi nhiều cho quá trình sản xuất và đầu tƣ mở rộng quy mô cũng nhƣ thâm nhập vào thị trường mới Chiến lược giá thấp áp dụng tại một số thị trường để thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu cũng đã làm giảm lợi nhuận Thêm vào đó, việc tối ƣu hóa quy trình sản xuất, bán hàng và tiếp thị chƣa đạt hiệu quả kỳ vọng, và công ty chƣa khai thác tối đa các nguồn lực cơ sở vật chất hiện có
Thứ hai, công ty chưa khai thác triệt để các thị trường xuất khẩu và phụ thuộc quá nhiều vào sự biến động của các thị trường trọng điểm Dù việc tập trung vào các thị trường chính như châu Âu và Bắc Mỹ mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng tạo ra sự rủi ro lớn khi doanh thu bị ảnh hưởng bởi biến động từ các thị trường này Giai đoạn 2021 đến tháng 9 năm 2024 chứng kiến sự biến động lớn trong hoạt động xuất khẩu do các yếu tố bên ngoài Đầu tư vào thị trường châu Phi, dù có tiềm năng, vẫn chƣa mang lại hiệu quả cao để bù đắp chi phí đầu tƣ lớn Sự chênh lệch lớn giữa giá trị xuất khẩu từ các thị trường trọng điểm và thị trường châu Phi, chỉ khoảng 6-10% tổng kim ngạch xuất khẩu, cho thấy công ty chƣa đáp ứng đầy đủ yêu cầu và nhu cầu của thị trường khó tính này, đồng thời hạn chế năng lực tiếp thị và quảng cáo
Thứ ba, sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp cùng ngành đang tạo ra thách thức đáng kể Sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp mới và cạnh tranh khốc liệt trong ngành đòi hỏi công ty phải cải thiện liên tục chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ để duy trì lợi thế cạnh tranh Điều này yêu cầu công ty cần phải nâng cao chiến lược cạnh tranh, đổi mới sáng tạo và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường
Thứ tư, quy mô của nhà máy vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và tiêu thụ Dù công ty đang đầu tƣ mở rộng nhà máy với chi phí lớn, quy mô hiện tại không đủ đáp ứng nhu cầu đơn hàng Đội ngũ nhân công chủ yếu là lao động phổ thông với trình độ tay nghề chƣa cao, và chỉ một số ít nhân viên đƣợc đào tạo theo tiêu chuẩn Điều này làm giảm hiệu quả sản xuất và yêu cầu công ty cần cải thiện đào tạo và nâng cao chất lƣợng nhân lực để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.
Nguyên nhân gây ra những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của công
Thứ nhất, công ty đang gặp khó khăn trong việc nghiên cứu thị trường quốc tế một cách hiệu quả Các biến động liên tục trên thị trường, chẳng hạn như dịch bệnh, xung đột quốc gia và sự khó khăn trong việc tìm kiếm phương thức vận chuyển thay thế, đã làm hạn chế khả năng nghiên cứu và điều tra thị trường của công ty Điều này dẫn đến sự thiếu hụt trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất và xuất khẩu, đồng thời công ty còn phụ thuộc quá nhiều vào các đối tác lớn, dẫn đến sự thụ động trước những biến động không lường trước được của thị trường
Thứ hai, quy trình kiểm soát chất lƣợng của công ty hiện còn nhiều hạn chế
Sự lỏng lẻo trong kiểm soát chất lƣợng dẫn đến việc sản phẩm không đạt yêu cầu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu Khách hàng thường phản ánh và gửi khiếu nại qua các kênh thanh toán bên thứ ba, cho thấy sự cần thiết phải cải thiện quy trình sản xuất và kiểm soát chất lƣợng Công ty cũng chƣa có kế hoạch dài hạn và hệ thống để sản xuất các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu
Thứ ba, công ty đang đối mặt với hạn chế về nguồn vốn, trình độ sản xuất, khả năng đầu tƣ trang thiết bị công nghệ hiện đại và mở rộng quy mô nhà máy Những yếu tố này đã khiến sản phẩm của công ty chƣa thể chinh phục nhiều thị trường khó tính Mặc dù số lượng đối tác và đơn hàng đang tăng lên, quy mô hiện tại của công ty vẫn còn hạn chế, gây khó khăn trong việc sắp xếp ca làm việc và linh hoạt thời gian để kịp tiến độ giao hàng
Thứ tƣ, việc đào tạo nhân sự tại nhà máy còn chƣa đƣợc chú trọng đúng mức
Quy trình tuyển dụng còn đơn giản, chủ yếu là lao động địa phương với kỹ thuật cơ bản và trình độ chuyên môn thấp Số lƣợng công nhân lành nghề và có khả năng sử dụng máy móc công nghệ cao vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và chất lƣợng sản phẩm
Thứ năm, khả năng thâm nhập thị trường mới còn hạn chế Mặc dù công ty đã đầu tư vào thị trường châu Phi, một thị trường đầy tiềm năng, nhưng sự phát triển vẫn chƣa đạt kỳ vọng Công ty chƣa đáp ứng đầy đủ yêu cầu và nhu cầu của thị trường châu Phi, nơi có sự cạnh tranh khốc liệt và yêu cầu cao về sản phẩm Năng lực tiếp thị và quảng cáo tại khu vực này còn hạn chế, dẫn đến hiệu quả thấp trong việc khai thác tiềm năng của thị trường.
Đề xuất đề tài nghiên cứu
Qua quá trình thực tập, từ quan sát thực tế và đƣợc thực hiện các công việc tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh An, trước những thực trạng trên, để công ty có thể đạt được doanh thu và lợi nhuận cao hơn trong tương lai, em xin đề xuất hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp như sau:
Hướng đề tài 1: “Tối ưu hóa Quy Trình Nghiên Cứu Thị Trường Quốc Tế và Quản Lý Rủi Ro Cho Doanh Nghiệp Xuất Khẩu: Nghiên Cứu Tình Huống tại Công ty TNHH XNK Thanh An”
Lý do ch n ề tài: Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH XNK Thanh An, em nhận thấy rằng công ty đang gặp khó khăn trong việc nghiên cứu thị trường quốc tế và quản lý rủi ro Những vấn đề này không chỉ làm giảm hiệu quả xuất khẩu mà còn ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của công ty Đề tài này sẽ giúp em áp dụng các kiến thức đã học để đề xuất giải pháp cải thiện quy trình nghiên cứu thị trường và quản lý rủi ro, từ đó hỗ trợ công ty tối ưu hóa hoạt động xuất khẩu và giảm thiểu rủi ro
Hướng đề tài 2: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tóc sang thị trường châu Phi của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thanh An”
Lý do ch n ề tài: Qua quá trình thực tập và phân tích báo cáo, em nhận thấy công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh An đang gặp khó khăn trong việc gia tăng giá trị xuất khẩu mặt hàng tóc đến thị trường châu Phi, mặc dù đã đầu tư nhiều vào thị trường này Sự hạn chế trong năng lực tiếp thị và quảng cáo, cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ, là những yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu Thêm vào đó, các yếu tố kinh tế và chính trị nhƣ lạm phát và biến động tỷ giá tiền tệ cũng cản trở nhu cầu tiêu dùng Đề tài này sẽ tập trung vào việc đề xuất các giải pháp cụ thể để cải thiện hiệu quả xuất khẩu của công ty tại thị trường châu Phi, nhằm tận dụng tiềm năng của thị trường này và nâng cao doanh thu
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS.Doãn Kế Bôn (2010), Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính
[2] Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh An
[3] Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh An năm 2021, 2022, 2023, 9 tháng đầu năm 2024
[4] Báo cáo tài chính Công ty Xuất Nhập Khẩu Thanh An năm 2021, 2022,
[5] Báo cáo thường niên Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh An năm
[6] Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh An, năm 2021, 2022, 2023, 9 tháng đầu năm 2024, Báo cáo phòng nhân sự, Phòng Kế toán