9 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THIÊN PHÚC .... Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công t
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THIÊN PHÚC
Quá trình hình thành và phát triển
-Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THIÊN PHÚC
- Tên quốc tế: THIEN PHUC SERVICES TRADING & PRODUCTION COMPANY LIMITED
- Địa chỉ: Số 46, ngõ 81, Phố Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
- Đại diện pháp lý:NGUYỄN THỊ THÚY
- Địa chỉ website: https://www.dienmaythienphuc.com.vn/
- Vốn điều lệ: 3 tỷ VNĐ
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại dịch vụ Thiên Phúc được thành lập vào ngày 5 tháng 6 năm 2009 Từ khi thành lập, công ty đã không ngừng phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối máy bơm tại Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển của Thiên Phúc gắn liền với sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ đội ngũ nhân viên và ban lãnh đạo Công ty tập trung vào các sản phẩm và dịch vụ chất lƣợng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Với sự quyết tâm phát triển bền vững, Thiên Phúc đã mở rộng quy mô và xây dựng mạng lưới khách hàng rộng khắp, đồng thời không ngừng cải tiến công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất
Trong suốt quá trình phát triển, công ty đã từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần Nhờ vào chiến lƣợc kinh doanh linh hoạt và tầm nhìn xa, Thiên Phúc đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, khẳng định được uy tín trên thị trường Đồng thời, công ty cũng chú trọng phát triển nguồn nhân lực, với đội ngũ nhân viên đƣợc đào tạo bài bản và có kinh nghiệm, góp
Công ty Thiên Phúc đã và đang khẳng định vị thế của mình trên thị trường nhờ vào chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ uy tín Với tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng, công ty hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Phương châm và Giá trị cốt lõi
Với phương châm “Sắm tiện nghi,sống hiện đại” , Công Ty TNHH SX & TM
DV Thiên Phúc đã và đang và luôn xây dựng hình ảnh của mình là một thương hiệu có uy tín trên thị trường với sự tin yêu và mến mộ của khách hàng
+ Cam kết cung cấp các mặt hàng chính hãng, có thương hiệu uy tín với giá cả cạnh tranh nhất
+ Luôn mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất và sản phẩm chất lƣợng cao, luôn mong ý kiến phản hồi từ khách hàng để công ty ngày càng vững bước trên con đường phát triển
+ Để ngày càng mang đến cho quý khách sự hài lòng cao nhất với dịch vụ hậu mãi sau bán hàng tốt nhất thì song song với việc mang lại cho quý khách hàng những sản phẩm với chất lƣợng tốt nhất, chúng tôi còn chú trọng tới việc phát triển và quản lý đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
Mục tiêu
Mục tiêu Công Ty Thiên Phúc trong những năm tới sẽ không ngừng đẩy mạnh phát triển thị trường sâu rộng khu vực miền Nam Việt nam, không chỉ dừng lại ở đó mà xu hướng sẽ phát triển lớn hơn xây dựng xưởng sản xuất quy mô với thương hiệu APIO, phong phú về hàng hóa, hoàn hảo về dịch vụ để theo kịp sự phát triển và nhu cầu của thị trường
Với triết lý kinh doanh lấy chữ Tín và sự hài lòng của khách hàng đặt lên hàng đầu cùng song hành với sự tồn tại và phát triển của Thiên Phúc.
Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty TNHH sản xuất và thương mại dịch vụ Thiên Phúc hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối các dòng máy bơm và bơm cứu hỏa, cụ thể là: Máy bơm SHINIL, Máy bơm APP, Máy bơm PENTAX, Máy bơm SHINING, Bơm cứu hỏa Diesel LOMBARDINI, Bơm cứu hỏa Diesel TOHATSU, Các sản phẩm này chủ yếu phục vụ cho các ngành công nghiệp, xây dựng và hệ thống phòng cháy chữa cháy
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Chức năng của các phòng ban: Các phòng ban trong công ty đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững Mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là thúc đẩy sự phát triển toàn diện của công ty Tất cả các phòng ban đều phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo công ty hoạt động hiệu quả và đạt đƣợc các mục tiêu đề ra
Ban giám đốc: là người trực tiếp tổ chức và điều hành những hoạt động của công ty theo đúng luật, đúng điều lệ của công ty Đồng thời xác định mục tiêu, xây dựng phương hướng phát triển của công ty ở mọi lĩnh vực công tác kế hoạch, tài chính, đầu tư phát triển Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý thuộc thẩm quyền của mình Quyết định lương, phụ cấp đối với người lao động trong Công ty, kể cả cán bộ quản lý dưới quyền bổ nhiệm của mình
Phòng Kinh doanh: Là phòng chịu trách nhiệm chuyên về tổ chức hoạt động kinh doanh, phân phối và xúc tiến bán hàng, hoạt động của phòng kinh doanh chủ yếu là:
Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, dài hạn của công ty Thực hiện các nghiệp vụ liên hệ với khách hàng, chào hàng, bán hàng, tƣ vấn cho khách hàng về máy móc thiết bị,…
Tổ chức quản lý công tác thông tin kinh tế, báo cáo thống kê theo định kỳ lên giám đốc Tổ chức quản lý thị trường và hệ thống các phương án đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Công ty, đáp ứng nhu cầu thị trường và đạt hiệu quả ngày càng cao
Nghiên cứu tình hình thị trường trong nước để có phương án và kế hoạch tổ chức với phòng nhập khẩu thực hiện đặt máy móc thiết bị, số lƣợng máy để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước
Phòng tài chính- kế toán: Là phòng tham mưu cho giám đốc về quản lý hoạt động tài chính, hoạch toán kinh tế, hoạch toán kế toán trong toàn công ty Quản lý, kiểm soát các thủ tục thanh toán, hạch toán, đề xuất giúp công ty thực hiện các chỉ tiêu tài chính Tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm chủ động trong kinh doanh và tự chủ trong tài chính Lập báo cáo nghiệp vụ và các báo cáo kế toán định kỳ theo quy định, phục vụ tốt các yêu cầu kiểm toán, thanh tra, kiểm tra về tài chính Chịu trách nhiệm trước giám đốc về sự chính xác, trung thực của số liệu báo cáo
Điều hành và giám sát toàn bộ hoạt động của bộ phận Kho và giao hàng để đảm bảo các công việc nhập – xuất trong kho theo đúng quy trình
Quản lý và kiểm tra việc soạn hàng, đóng gói đúng số lƣợng và sản phẩm theo chủng loại của đơn hàng
Đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng, và sắp xếp hàng hóa hợp lý trong kho
Điều phối giao hàng đúng tiến độ, cũng nhƣ đảm bảo chất lƣợng hàng hóa trong quá trình vận
Chịu trách nhiệm về các số liệu và báo cáo của kho;
Phòng Hành chính – nhân sự: Phòng hành chính nhân sự của công ty chịu trách nhiệm về:
Thực hiện công tác về nhân sự, hợp đồng lao động, thực hiện nội quy, quy định của công ty Lên kế hoạch và triển khai các công tác về tuyển dụng, đào tạo nhân viên, điều chuyển nhân viên, sắp xếp kỳ nghỉ phép hàng năm
Đề xuất giải quyết các vấn đề về chính sách đãi ngộ, thực hiên phân công công việc, đề bạt thăng chức Tổ chức thực hiện và thống kê tình hình thực hiện các quy định về định mức lao động, năng suất lao động, kế hoạch lao động, tiền lương
Thực hiện các hoạt động mang tính chất quản trị tiếp tân, văn thƣ, quản lý, bảo vệ công ty
Phòng nhập khẩu: Phòng nhập khẩu chịu trách nhiệm chuyên về các hoạt động liên quan đến nhập khẩu nhƣ:
Kết hợp với các phòng ban khác, đặc biệt là phòng kinh doanh để tiếp nhận đơn đặt hàng, làm thủ tục chứng từ, đảm bảo thủ tục hợp lệ để giao nhận hàng hóa, phòng nhập khẩu có nhiệm vụ làm việc với các cơ quan chức năng liên quan (Hải quan, Bộ công thương, …)
Tiến hành các hoạt động nhằm chăm sóc và duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp hiện tại, đồng thời lập kế hoạch khai thác và tìm kiếm những nhà cung cấp tiềm năng khác
Trực tiếp đàm phán, giao dịch với các đối tác; Trực tiếp thực hiện tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị từ khâu tìm hiểu thị trường tới khâu nhận máy về kho
Phòng Kỹ Thuật trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động kỹ thuật
Tƣ vấn kỹ thuật hỗ trợ phòng kinh doanh, phòng nhập khẩu để nhân viên biết về tính năng, cách vận hành máy móc, cũng nhƣ ƣu điểm và nhƣợc điểm của máy móc, thiết bị khi nhập khẩu
Nhân lực của công ty
Bảng 1.1: Nguồn nhân lực của công ty Thiên Phúc
Tổng số lao động trong công ty
Phân theo trình độ lao động Đại học và trên đại học 18 60,00% 21 60,00% 25 59,52% Cao Đẳng,
Nhân sự Phòng Tài chính - Kế toán
Nguồn: Thống kê của phòng nhân sự
Thông qua số liệu của 2 bảng cơ cấu lao động trên, ta có nhận xét nhƣ sau:
Số lao động nữ và số lao động nam có tỷ lệ tương đương nhau Lao động nữ hầu hết ở các bộ phận hành chính do cần sự khéo léo và tỉ mỉ nhƣ công việc chứng từ, kinh doanh, marketing, kế toán Trong khi đó, ở phòng kỹ thuật và bộ phận kho vận thì tỷ lệ lao động nữ ít hơn rất nhiều so với lao động nam, bởi tại nhà máy các công việc cần sức lao động lớn nên nhân viên nam chiếm số lƣợng lớn nhân sự
Độ tuổi chiếm phần đông là nhân sự từ 30-45 tuổi ( luôn chiếm hơn 50%) và có xu hướng tăng lên từ 17 người (năm 2021) lên 22 người (năm 2023) Vì đây là độ tuổi mà nhân viên có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, họ có khả năng đóng góp hiệu quả nhất vào hoạt động sản xuất và kinh doanh Hơn nữa, những nhân viên trong độ tuổi này thường ổn định hơn về mặt gia đình và tài chính, khiến họ ít có xu hướng thay đổi công việc hơn so với nhóm trẻ hơn
Nhóm nhân sự dưới 30 chiếm tỷ lệ thấp hơn, tuy nhiên có sự tăng lên rõ rệt Nhân sự trong độ tuổi này là những người ít có kinh nghiệm hơn, chủ yếu làm ở những vị trí: kinh doanh, kho vận,
Nhóm nhân sự trên 45 tuổi chiếm số lƣợng nhỏ và không có nhiều biến động, thường là giám đốc hoặc các quản lý đã có nhiều kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng
Số lƣợng nhân viên trình độ đại học trở lên chiếm khoảng 60% tổng cán bộ công nhân viên của công ty Lực lƣợng này tập trung chủ yếu ở vị trí trong Ban Giám đốc, các Trưởng phòng, phòng kế toán, phòng kinh doanh Số lượng nhân viên có trình độ Cao đẳng thường là nhân viên nhà máy và phòng kho vận, các kỹ thuật viên, nhân viên thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong sản xuất hoặc vận hành thiết bị Có thể thấy đƣợc rằng ban lãnh đạo và phần lớn nhân viên của công ty đều đƣợc đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao phù hợp với công việc.
Cơ sở vật chất của doanh nghiệp
Để đảm bảo chất lƣợng và hiệu suất hoạt động của các sản phẩm cung cấp, công ty đầu tƣ vào cơ sở vật chất hiện đại và đầy đủ, phù hợp với quy mô hoạt động
- Kho bãi và hệ thống lưu trữ : Công ty sở hữu 2 kho bãi ở Long Biên- Hà
Nội, Cả 2 đều rộng rãi và đƣợc bố trí khoa học, đảm bảo các sản phẩm máy bơm được lưu trữ trong điều kiện tốt nhất Kho bãi được trang bị hệ thống kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm phù hợp nhằm bảo quản máy móc và linh kiện không bị hƣ hỏng trong quá trình lưu trữ
- Trang thiết bị vận chuyển : Để hỗ trợ quá trình nhập khẩu và phân phối, công ty đầu tƣ vào hệ thống xe nâng và xe tải chuyên dụng nhằm đảm bảo việc bốc dỡ hàng hóa đƣợc thực hiện nhanh chóng và an toàn Điều này giúp đảm bảo các sản phẩm đƣợc vận chuyển đến tay khách hàng một cách hiệu quả và đúng thời gian cam kết
- Phòng bảo dưỡng và kiểm tra kỹ thuật : Thiên Phúc còn có một phòng bảo dưỡng chuyên dụng, nơi các máy bơm được kiểm tra và bảo trì định kỳ trước khi phân phối ra thị trường Đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm đảm bảo mọi sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất trước khi đến tay khách hàng
- Tại các văn phòng: công ty đã trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị kỹ thuật cần thiết bao gồm: Hệ thống máy tính hiện đại và các phần mềm quản lý thông tin tiên tiến, máy in, máy photo, máy fax, và điện thoại bàn nhằm phục vụ cho hoạt động giao dịch và xử lý thông tin, Hệ thống bàn ghế, điều hòa, ánh sáng đƣợc bố trí khoa học nhằm mang lại môi trường làm việc thoải mái, hiệu quả và chuyên nghiệp cho nhân viên.
Tài chính doanh nghiệp
Bảng 1.2 : Cơ cấu tài sản của công ty TNHH sản xuất và thương mại dịch vụ
Tổng tài sản 5.500.000 5.665.000 6.118.200 Tài sản ngắn hạn 4.675.000 4.843.575 5.261.652
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại dịch vụ Thiên Phúc
Xét về tổng tài sản : Tài sản của công luôn có sự tăng trưởng qua các năm trong giai đoạn 2021 - 2023 Mặc dù đối mặt với thách thức từ COVID-19, công ty TNHH Thiên Phúc vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tổng tài sản từ 5.500 triệu VND vào năm 2021 lên 5.665 triệu VND vào năm 2022( tăng khoảng 3%), và tiếp tục tăng
8% trong năm 2023 Điều này cho thấy quy mô tài sản của công ty đang mở rộng, thể hiện khả năng gia tăng về nguồn lực tài chính qua từng năm
Tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản của công ty (khoảng 85%) do doanh nghiệp cần nhập khẩu số lƣợng máy bơm và các thiết bị khác đáng kể để đảm bảo có đủ hàng cung cấp cho khách hàng, đặc biệt trong trường hợp có biến động về nhu cầu hoặc thời gian vận chuyển kéo dài, đảm bảo sự linh hoạt về tài chính và khả năng duy trì nguồn cung cấp hàng hóa liên tục
Từ bảng số liệu có thể thấy, tổng nguồn vốn của công ty luôn đạt trên 5,5 tỷ và luôn tăng trưởng qua các năm (lần lượt là 3% giai đoạn 2021-2022 và 8% giai đoạn 2022-2023)
Trong đó, vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ lệ ƣu thế hơn so với nợ phải trả, tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu qua các năm luôn chiếm hơn 56% so với tổng nguồn vốn công ty Đây là một dấu hiệu tốt bởi lẽ việc sở hữu phần lớn vốn giúp công ty tự chủ hơn trong việc ra quyết định kinh doanh và đầu tƣ Không phải phụ thuộc nhiều vào các khoản vay từ ngân hàng hay các tổ chức tài chính.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thương mại dịch vụ Thiên Phúc
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt độnginh doanh năm 2021- 2023 của công ty
TNHH sản xuất và thương mại dịch vụ Thiên Phúc
1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 30.479.600,00 31.851.182,00 34.399.276,56
3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.392.917,72 1.592.559,10 1.788.762,38
4 Doanh thu hoạt động tài chính 0,00 0,00 0,00
6 Chi phí quản lý doanh nghiệp 330.403,00 420.405,00 480.039,00
7 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 498.484,72 551.659,10 628.233,38
11 Tổng lợi nhuận trước thuế 498.484,72 551.659,10 628.233,38
12 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 99.696,94 110.331,82 125.646,68
13 Tổng lợi nhuận sau thuế 398.787,78 441.327,28 502.586,70
Nguồn: Phòng kế toán công ty
Từ bảng số liệu có thể thấy: a Doanh thu và lợi nhuận
Doanh thu thuần của công ty tăng đều qua 3 năm (2021: 30,48 tỷ VNĐ, 2022: 31,85 tỷ VNĐ, 2023: 34,39 tỷ VNĐ), với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 4,5% (2022 so với 2021) và 8% (2023 so với 2022)
Mặc dù năm 2021 dịch bệnh Covid gây ra nhiều khó khăn, công ty Thiên Phúc đã không chỉ duy trì mà còn đạt được mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận khá ổn định Sự tăng trưởng đều đặn về doanh thu qua từng năm không chỉ cho thấy nhu cầu về sản phẩm máy bơm nhập khẩu của công ty đang dần mở rộng trong bối cảnh cạnh tranh thị trường, ngoài ra còn phản ánh khả năng thích ứng tốt với thị trường và phát triển các chiến lược kinh doanh hiệu quả để duy trì sự tăng trưởng của công ty
Tăng trưởng doanh thu sau Covid-19 là một trong những điểm sáng lớn nhất của công ty Năm 2021, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.479,6 triệu VND, cho thấy công ty đã duy trì đƣợc một phần lớn hoạt động kinh doanh mặc dù đại dịch đang bùng phát Tới năm 2022, doanh thu tiếp tục tăng lên 31.851,182 triệu VND và đặc biệt bứt phá trong năm 2023 với mức 34.399,276 triệu VND
Sự tăng trưởng này có thể được giải thích bởi các yếu tố sau:
Chiến lược tiếp cận thị trường hợp lý: Thiên Phúc đã nhanh chóng thích ứng với các điều kiện thị trường thay đổi trong đại dịch, bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ và mở rộng mạng lưới phân phối để tiếp cận nhiều khách hàng hơn
Nhu cầu sản phẩm máy bơm tăng sau đại dịch: Sau giai đoạn Covid-19, các ngành công nghiệp tái khởi động và xây dựng cơ sở hạ tầng đã tạo ra nhu cầu tăng cao đối với các thiết bị máy móc, trong đó có máy bơm Công ty Thiên Phúc có thể đã tận dụng đƣợc cơ hội này để mở rộng quy mô kinh doanh
Lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng trưởng tích cực theo doanh thu Mức tăng của lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế thường cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu, đặc biệt là:
Lợi nhuận gộp năm 2022 tăng 14,4% và năm 2023 tăng 12,3%, cao hơn tốc độ tăng doanh thu
Lợi nhuận sau thuế năm 2022 tăng 10,7%, và năm 2023 tăng 13,9%, cũng cao hơn mức tăng doanh thu
Sự tăng trưởng lợi nhuận cho thấy công ty đã làm tốt việc kiểm soát các chi phí liên quan đến sản xuất, tài chính và quản lý doanh nghiệp Công ty đã cải thiện hiệu quả hoạt động thông qua việc tối ƣu hóa quy trình sản xuất, phân phối, và quản lý chi phí nhƣ việc tối ƣu hóa sử dụng nguồn lực hoặc nâng cao hiệu suất lao động giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao lợi nhuận Kết quả này thể hiện sự thành công của chiến lƣợc kinh doanh cũng nhƣ nỗ lực không ngừng của toàn bộ đội ngũ Thiên Phúc trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra b Về chi phí
Chi phí tài chính của công ty tăng dần qua các năm ( với 564.030.000 VND năm 2021 lên 680.490.000 năm 2023 Nguyên nhân là do trong các năm sau COVID-19, tình trạng lãi suất tăng cao đã ảnh hưởng đến chi phí vay vốn của doanh nghiệp Ngoài ra việc doanh nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh đã khiến công ty vay vốn nhiều hơn để đầu tƣ và phát triển.Tuy nhiên, mức tăng của chi phí tài chính vẫn khá ổn định, không có biến động mạnh, điều này cho thấy công ty đang quản lý khá tốt các khoản vay và chi phí lãi vay Ngoài chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và các chi phí khác của công ty cũng tăng dần qua các năm
Nguyên nhân đến từ việc công ty mở rộng hoạt động kinh doanh, tốn nhiều chi phí để trả cho các nhà cung cấp, đầu tƣ thêm trang thiết bị, tuyển thêm nhân lực mới, Việc tối ưu hóa chi phí và duy trì tăng trưởng doanh thu ổn định giúp công ty tiếp tục đạt đƣợc lợi nhuận tốt trong các năm tới.
Hoạt động thương mai quốc tế của công ty
2.2.1 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng
Bảng 2.2 Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng chủ yếu của công ty tnhh sản xuất và thương mại dịch vụ thiên phúc (đơn vị: nghìn vnđ)
Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty liên tục tăng qua các năm: từ 20.360.678 (nghìn VND) (năm 2021) lên 21.181.036 nghìn VND (năm 2022) và 22.827.360 nghìn VND ( năm 2023) Tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch nhập khẩu giữa các năm cho thấy công ty không chỉ giữ vững mà còn phát triển ổn định trong mảng nhập khẩu
Máy bơm APIO, APP, SHINIL là ba mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn và luôn giữ vị trí quan trọng trong kim ngạch nhập khẩu của công ty Trong đó, Máy bơm APIO luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này liên tục tăng nhẹ qua từng năm, từ 21,86% năm 2021 lên 22,2% năm 2023 Điều này cho thấy sản phẩm máy bơm APIO có nhu cầu rất ổn định và tăng trưởng, đóng vai trò quan trọng trong chiến lƣợc nhập khẩu của công ty và đƣợc xem là một trong những mặt hàng chủ lực Các mặt hàng nhập khẩu nhƣ: máy bơm APP, máy bơm HANIL, bơm cứu hỏa Diesel TOHATSU, cũng đều tăng trưởng qua các năm Mặc dù kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị, nhưng vẫn luôn tăng trưởng tích cực, từ 751.008.000VND năm 2021 lên 877.507.000 VND năm 2023 Điều này cho thấy công ty đang có xu hướng đa dạng hóa danh mục sản phẩm nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của thị trường
Công ty đã duy trì tốc độ tăng trưởng đều đặn qua các năm, thể hiện sự ổn định trong hoạt động nhập khẩu Việc tổng giá trị nhập khẩu tăng lên không chỉ cho thấy sự phát triển của công ty mà còn phản ánh nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm mà công ty nhập khẩu Mặc dù các mặt hàng chủ lực chiếm phần lớn tổng kim ngạch nhập khẩu, công ty vẫn không ngừng đa dạng hóa danh mục sản phẩm Điều này thể hiện sự nỗ lực của công ty trong việc giảm phụ thuộc vào một số mặt hàng chính, đồng thời mở rộng sang những sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường và giảm thiểu rủi ro kinh doanh
2.2.2 Cơ cấu thị trường nhập khẩu
Bảng 2.3 Kim ngạch nhập khẩu phân theo thị trường nhập khẩu chủ lực giai đoạn 2021-2023
Nguồn: Phòng tài chính-kế toán
Công ty Thiên Phúc chủ yếu nhập khẩu từ các thị trường quốc tế phát triển nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan, Ý, Trung Quốc, và Nhật Bản Đây đều là những quốc gia có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất máy móc, thiết bị công nghiệp và động cơ, đảm bảo chất lƣợng cao cho các sản phẩm nhập khẩu của công ty
Trong đó, thị trường công ty nhập khẩu nhiều nhất là Hàn Quốc Máy bơm Shinil và Máy bơm Hanil là hai thương hiệu phổ biến đến từ Hàn Quốc Thị trường Hàn Quốc chiếm tỉ trọng 25,03% vào năm 2021 và tới năm 2023 thì tăng lên 25,51% Các sản phẩm từ Hàn Quốc thường có chất lượng cao, công nghệ tiên tiến và khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, từ xây dựng đến sản xuất và dịch vụ Hơn nữa, quan hệ thương mại Việt-Hàn đang ngày càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc đƣợc Đứng thứ hai là Trung Quốc với 22,11% năm 2021 và tăng lên 22,36% năm Mặc dù thấp hơn Hàn Quốc một chút, Trung Quốc vẫn là một đối tác quan trọng nhờ vào lợi thế về chi phí sản xuất và gần gũi về vị trí địa lý Trung Quốc cung cấp các sản phẩm máy bơm với giá cả cạnh tranh, phù hợp với những nhu cầu cơ bản của thị trường Việt Nam Các mặt hàng từ Trung Quốc không chỉ có giá thành thấp mà còn ngày càng cải thiện về chất lƣợng, điều này giúp công ty đa dạng hóa nguồn cung và tối ƣu hóa chi phí
Nhật Bản và Đài Loan và Ý lần lượt là các thị trường lớn tiếp theo mà công ty nhập khẩu Các sản phẩm từ Nhật Bản:(Máy bơm Shirai, Bơm cứu hỏa Diesel Tohatsu), Đài Loan (máy bơm APP) và Italia (bơm cứu hỏa Diesel Lombardini) được biết đến với độ bền, hiệu suất cao, và khả năng hoạt động trong môi trường khắc nghiệt Điều này phù hợp với yêu cầu của công ty trong việc cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao, đáng tin cậy cho thị trường Việt Nam
Bên cạnh đó, công ty còn nhập khẩu sản phẩm từ các thị trường khác Tuy nhiên các thị trường này có sự giảm qua từng năm từ 27%(năm 2021) xuống còn 2,62% năm 2023 Sự sụt giảm này phản ánh chiến lƣợc của công ty Thiên Phúc trong việc tập trung nguồn lực và sự phụ thuộc vào các thị trường nhập khẩu chủ chốt, bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Ý Các đối tác lớn này có ƣu thế về chất lƣợng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, và khả năng cung cấp ổn định, do đó công ty đã giảm bớt tỷ lệ nhập khẩu từ các quốc gia nhỏ hơn
2.2.3 Cơ cấu doanh thu theo thị trường
Bảng 2.4 Cơ cấu doanh thu theo thị trường khách hàng trong nước giai đoạn
Có thể thấy, miền Bắc luôn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của công ty với 65,8% vào năm 2021 Tuy nhiên, doanh thu từ thị trường Miền Bắc có xu hướng giảm qua các năm( giảm còn 55,5% năm 2023) do công ty giảm bớt sự tập trung vào thị trường Miền Bắc để đầu tư vào các khu vực khác, đặc biệt là Miền Trung và Miền Nam, nơi có tiềm năng phát triển cao hơn
Trong khi đó, thị trường Miền Trung có mức tăng trưởng ổn định qua các năm từ 15,3% (2021) lên 16,5% (2022) và 17,9% (2023) Lý giải cho điều này bởi Miền Trung là khu vực có tiềm năng phát triển lớn, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và cơ sở hạ tầng Với sự phát triển kinh tế nhanh chóng, nhu cầu về sản phẩm máy bơm công ty Thiên Phúc đã tăng lên đáng kể
Miền Nam là thị trường có sự tăng trưởng nhanh nhất trong ba năm qua, với tỷ trọng tăng liên tục từ 18,9% năm 2021 lên tới 26,6% năm 2023 Sự phát triển mạnh mẽ này đến từ việc công ty mở rộng hoạt động kinh doanh tại Miền Nam để khai thác tốt tiềm năng kinh tế của khu vực này do đây là trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam.
Quy trình mua hàng nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại dịch vụ Thiên Phúc
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình mua hàng nhập khẩu
Nguồn: Báo cáo của phòng nhập khẩu Bước 1: Thực hiện bước đầu khâu thanh toán
Thiên Phúc là công ty đối tác của nhiều nhà cung cấp máy bơm nước ngoài Đa số hợp đồng nhập khẩu của công ty áp dụng điều khoản thanh toán chuyển tiền trả 100% giá trị hóa đơn sau 90 ngày kể từ khi giao hàng Với một số ít nhà cung công ty sẽ thực hiện thanh toán bằng L/C Lúc này Phòng Nhập khẩu sẽ mang các chứng từ cần thiết đến Ngân hàng để làm đơn đề nghị/giấy yêu cầu phát hành L/C hoặc thực thi ký quỹ để mở L/C
Bước 2: Thuê phương tiện vận tải
Hầu hết các sản phẩm của công ty được chuyên chở bằng đường biển Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực XNK, công ty luôn chủ động trong vấn đề thuê PTVT, đa phần hợp đồng NK của công ty theo điều khoản FOB
Tùy vào giá trị lô hàng kết hợp với điều kiện FOB, EXW, phòng NK sẽ tự mua gói bảo hiểm phù hợp hoặc chọn theo gợi ý của Forwarder
Bước 4: Làm thủ tục hải quan
Công ty sẽ chuẩn bị một số chứng từ cần thiết như Hợp đồng thương mại, Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói, B/L, CO đặc biệt là CO Form E để khai tờ khai dành cho hàng nhập
Bước 5: Nhận hàng từ PTVT
Khi hàng về đến cảng Hải Phòng, cảng sẽ thông báo cho công ty biết để sắp xếp kế hoạch nhận hàng Phòng tài chính- kế toán sẽ thanh toán các phí để nhận D/O và lấy hàng
Bước 6: Kiểm tra hàng nhập khẩu
Sau khi hàng hóa đã thông quan, hàng đã sẵn sàng vận chuyển về kho, công ty sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa theo phương thức trực tiếp mở container để đối soát Trong trường hợp kiểm tra thấy hàng hóa không có vấn đề gì thì hoàn tất việc nhận hàng
Bước 7: Hoàn tất thanh toán
Công ty sẽ tiến hành thanh toán các khoản còn lại cho nhà cung cấp theo thời hạn nhƣ trong hợp đồng đã ký
Bước 8: Khiếu nại (nếu có) Nếu phát hiện mất mát, hƣ hỏng, lỗi hàng, sai hàng, công ty sẽ tiến hành khiếu nại với bên bán hoặc bên bảo hiểm tùy từng trường hợp
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ
Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại dịch vụ Thiên Phúc
3.1.1.Những thành tựu đạt được
- Về kết quả kính doanh:
Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Thiên Phúc trong giai đoạn 2021 - 2023, có thể thấy rằng công ty đang phát triển ổn định và đạt đƣợc những thành tựu đáng kể Tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận đều có sự gia tăng qua các năm, đặc biệt là trong giai đoạn hồi phục hậu covid, cho thấy công ty không chỉ duy trì mà còn mở rộng quy mô hoạt động Điều này góp phần khẳng định vị thế của Thiên Phúc trong lĩnh vực kinh doanh
Công ty đã xây dựng đƣợc một nền tảng khách hàng ổn định, nhờ vào việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lƣợng Sự uy tín ngày càng đƣợc củng cố, giúp thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng
- Về chiến lược kinh doanh :
Ngoài ra, với chiến lƣợc lãnh đạo hiệu quả và tầm nhìn dài hạn, ban lãnh đạo công ty đã điều chỉnh kịp thời các chiến lƣợc kinh doanh, tối ƣu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động Điều này giúp công ty kiểm soát tốt các khoản chi phí, giảm thiểu tình trạng lãng phí và đảm bảo lợi nhuận tăng trưởng ổn định qua các năm
Sự gia tăng về số lƣợng nhân viên và việc đào tạo bài bản cũng đóng góp quan trọng vào sự phát triển của công ty Nhờ vào đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm và được đào tạo kỹ lưỡng, công ty Thiên Phúc không chỉ duy trì mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trong ngành, đảm bảo hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng và bền vững
- Về thị trường nhập khẩu :
Thị trường nhập khẩu của Thiên Phúc vô cùng đa dạng tại nhiều quốc gia phát triển như:Trung Quốc, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Việc này giúp tăng cường sự đa dạng hóa sản phẩm, giảm thiểu rủi ro cho danh nghiệp, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường và mở rộng các mối quan hệ kinh doanh cho công ty
Là một doanh nghiệp đang trong quá trình phát triển, Thiên Phúc vẫn gặp phải một số thách thức lớn
- Thị trường trong nước ngày càng cạnh tranh:
Mặc dù đã có những thành tựu nhất định, nhƣng công ty vẫn chƣa thực sự khẳng định được vị thế vững chắc trên thị trường Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, nhiều đối thủ đã có đƣợc sự uy tín lâu năm và các ƣu thế về giá thành cũng nhƣ thời gian cung cấp dịch vụ Điều này khiến cho việc mở rộng tệp khách hàng mới trở nên khó khăn, buộc Thiên Phúc phải tập trung nhiều hơn vào các chiến lƣợc ƣu đãi và nâng cao trải nghiệm khách hàng
- Công ty cũng gặp một số khó khăn trong việc quản lý chi phí, đặc biệt là chi phí tài chính và quản lý doanh nghiệp:
Chi phí tài chính gia tăng do lãi vay lớn, trong khi đó chi phí vận hành chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến lợi nhuận không đạt đƣợc mức tối ƣu Điều này gây ra áp lực lớn trong việc duy trì sự tăng trưởng lợi nhuận bền vững, đặc biệt trong bối cảnh công ty đang cần vốn để mở rộng
- Về công tác tổ chức hoạt động nhập khẩu
Công ty vẫn còn sơ hở, vẫn xảy ra hiện tƣợng sai sót, nhầm lẫn, đặc biệt là trong thủ tục chuẩn bị hồ sơ chứng từ Một số trường hợp ký kết hợp đồng nhập khẩu khi còn chƣa nghiên cứu kỹ pháp lệnh hợp đồng kinh tế và các văn bản pháp quy có thể dẫn tới tổn thất cho công ty
- Ngoài ra, khả năng cạnh tranh về giá cả cũng là một thách thức lớn:
Trong khi nhiều đối thủ đang tối ƣu chi phí và đƣa ra mức giá cạnh tranh hơn, Thiên Phúc cần hoàn thiện quy trình vận hành, đặc biệt trong việc quản lý giá vốn hàng bán và chi phí vận chuyển để không bị lạc hậu trong cuộc đua giành khách hàng
3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế
- Biến động của tỷ giá hối đoái:
Biến động tỷ giá hối đoái: Do Thiên Phúc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, sự biến động của tỷ giá ngoại tệ (đặc biệt là USD, EUR, JPY, KRW, CNY) có thể làm tăng chi phí nhập khẩu Khi tỷ giá biến động bất lợi, chi phí nhập khẩu các sản phẩm như máy bơm và bơm cứu hỏa tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty
- Sự phức tạp của chính sách nhập khẩu:
Các chính sách pháp luật, nghị định của Chính phủ về nhập khẩu thiết bị công nghiệp nhƣ máy bơm và bơm cứu hỏa vẫn còn nhiều phức tạp Các chính sách về việc xin giấy phép nhập khẩu cũng có nhiều thay đổi, có nhiều phức tạp gây nhiều khó khăn cho công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu
- Thiên tai và thời tiết xấu:
Trong quá trình vận chuyển quốc tế, hàng hóa có thể gặp rủi ro do thiên tai nhƣ bão, lũ lụt, hoặc biến đổi khí hậu Điều này có thể dẫn đến việc hàng bị chậm trễ hoặc hƣ hỏng trong quá trình vận chuyển, gây ra các tổn thất cho công ty Đặc biệt, với những sản phẩm nhƣ máy bơm công nghiệp cần đƣợc bảo quản cẩn thận, rủi ro về môi trường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm
- Nhân sự chưa đủ kinh nghiệm và kỹ năng:
Mặc dù đội ngũ nhân viên của công ty có năng lực trẻ trung và năng động, nhƣng kinh nghiệm trong quản lý quy trình nhập khẩu và xử lý rủi ro còn hạn chế Điều này dẫn đến việc sai sót trong quy trình nhập hàng, nhầm lẫn trong thủ tục hải quan hoặc hợp đồng, gây thiệt hại về thời gian và chi phí cho công ty
- Chiến lược quản lý chi phí chưa hiệu quả:
Chi phí tài chính và vận hành của công ty chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ Việc lãi vay cao và chi phí quản lý doanh nghiệp không đƣợc tối ƣu hóa đã làm tăng gánh nặng tài chính, giảm khả năng duy trì lợi nhuận ổn định Điều này đòi hỏi công ty phải có kế hoạch rõ ràng hơn trong quản lý nguồn vốn và chi phí vận hành
- Quản lý nhà cung cấp chưa chặt chẽ:
Việc chọn lựa và quản lý các nhà cung cấp quốc tế chƣa đƣợc tối ƣu hóa Một số nhà cung cấp có thể gửi nhầm hàng hoặc không đáp ứng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, dẫn đến chậm trễ trong giao hàng và giảm uy tín của công ty trên thị trường Điều này có thể xuất phát từ việc kiểm soát chất lƣợng sản phẩm nhập khẩu chƣa đƣợc thực hiện một cách triệt để
- Khả năng cạnh tranh về giá và chất lượng dịch vụ:
Đề xuất vấn đề nghiên cứu
Dựa trên kết quả nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại dịch vụ Thiên Phúc và những đánh giá của bản thân về hạn chế đang tồn tại của công ty, em xin đề xuất 2 đề tài nghiên cứu làm khóa luận nhƣ sau: Đề tài 1: Cơ hội và thách thức đối với Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại dịch vụ Thiên Phúc khi thực hiện hoạt động nhập khẩu mặt hàng máy bơm từ Trung Quốc trong bối cảnh thực thi Hiệp định ACFTA Đề tài 2: Nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy bơm từ thị trường Hàn
Quốc của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại dịch vụ Thiên Phúc