1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa kinh tế quốc tế Đại học thương mại công ty tnhh hệ thống truyền tải và phân phối toshiba (việt nam)

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập tổng hợp
Tác giả Trần Minh Duy
Người hướng dẫn TS. Phạm Văn Kiệm
Trường học Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 619,82 KB

Nội dung

- Công ty chuyên sản xuất, gia công và lắp đặt thiết bị điện, hệ thống truyền tải và phân phối điện mang thương hiêu “TOSHIBA” - Logo công ty: - Thành lập tại Việt nam từ năm 2008, với h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Đơn vị thực tập:

CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG TRUYỀN TẢI

VÀ PHÂN PHỐI TOSHIBA (VIỆT NAM)

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Trần Minh Duy

Mã Sinh Viên: 20D300011

Hà nội, tháng 09 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty: 1 1.2 Ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực thị trường: 2 1.2.1 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh 2 1.2.2 Đặc điểm thị trường 2

1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: 3 1.3.2 Chức trách các bộ phận tại công ty: 3 1.4 Các nguồn lực của công ty: 5 1.4.1 Nguồn lực tài chính: 5 1.4.2 Mạng lưới tài sản và các điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật 5

1.5 Một số kết quả kinh doanh chủ yếu: 6 1.6 Vị trí và nhiệm vụ của sinh viên tại đơn vị thực tập: 7 CHƯƠNG 2

2.1 Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động Logistics của công ty 8 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty 9 2.3 Thực trạng quản trị Logistics và chuỗi cung ứng trong sản xuất của công ty 11 2.3.1 Thực trạng chuỗi cung ứng trong sản xuất: 11 2.3.2 Thực trạng hoạt động Logistics của công ty 12 CHƯƠNG 3

3.1 Đánh giá về thực trạng hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng của công ty 15 3.2 Định hướng đề tài khóa luận 16

BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI

CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT

NGHIỆP

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

2.3 Một sản phẩm rơ le của công ty đang sản xuất 9

2.5 Tình hình kinh doanh mặt hàng rơ le qua từng năm 11

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Trang 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty:

- Tên công ty là Công ty TNHH hệ thống truyền tải và phân phối Toshiba (Việt nam), có địa chỉ tại lô P1A, KCN Thăng long, Huyện Đông Anh, TP Hà nội Tên giao dịch tiếng Anh là Toshiba Transmission & Distribution Systems (Vietnam) Ltd Là doanh nghiệp FDI, 100% vốn Nhật bản Được thành lập tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 9841020433 ngày 27/06/2008 do Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất cấp Công ty được 2 công ty đầu tư góp vốn thành lập là Toshiba Corporation tại Nhật bản và Toshiba Asian Pacific PTE LTD Singapore

- Công ty chuyên sản xuất, gia công và lắp đặt thiết bị điện, hệ thống truyền tải và phân phối điện mang thương hiêu “TOSHIBA”

- Logo công ty:

- Thành lập tại Việt nam từ năm 2008, với hơn 15 năm tồn tại và phát triển, các sản phẩm và dịch vụ của công ty ban đầu chỉ phục vụ nhu cầu cho các khách hàng trong nước sau đó là các công trình trọng điểm của tổng công ty Điện lực Việt nam, bao gồm các dự án cung cấp và lắp đặt thiết bị nhất thứ và thiết bị nhị thứ cho các trạm điện 500KV như: trạm điện Dung quất-Hòa phát, trạm Sơn la, Lai châu… Hiện tại, các sản phẩm này đã vươn ra thị trường quốc tế như Châu Âu, Châu Á, Trung đông, bao gồm: Đức, Pháp, Ireland, UK, Jordan, Hongkong, Malaysia, Singapore, Nhật bản…

- Với nhân sự ban đầu là 10 nhân viên với 1 nhà xưởng nhỏ Đến nay, nhân sự công

ty tăng lên đến hơn 150 cán bộ công nhân viên Nhà xưởng được mở rộng gấp 3 lần ban đầu

Trang 6

1.2 Ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực thị trường:

1.2.1 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

- Công ty chuyên sản xuất, gia công và lắp đặt thiết bị điện, hệ thống truyền tải và phân phối điện và các linh kiện cho các thiết bị trên (bao gồm các hoạt động thiết

kế, sửa chữa, bảo hành các sản phẩm do công ty sản xuất ra)

- Ngoài lĩnh vực sản xuất, công ty còn được phép thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu và quyền phân phối (bán buôn) các sản phẩm điện, điện tử liên quan đến các sản phẩm công ty sản xuất

- Thêm nữa, công ty còn thực hiện dịch vụ tư vấn đầu tư, dịch vụ tư vấn quản lý, dịch vụ tư vấn kỹ thuật và dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế

- Hiện công ty chú trọng vào sản xuất các sản phẩm nhị thứ là Rơ-le bảo vệ quá tải đường dây kỹ thuật số, chuyên dùng cho truyền tải điện cao áp, các trạm điện 500KV… và thự hiện quyền nhập khẩu và quyền phân phối thông qua đấu thầu các dự án cung cấp và lắp đặt các máy biến áp từ 110KV đến 500KV có công suất

từ 100MVA đến 300MVA cho các dự án trọng điểm của nhà nước và các dự án nước ngoài

- Trong lĩnh vực vận chuyển, logistics, công ty thực hiện hoạt động thuê tàu hàng, vận chuyển các máy biến áp siêu trường, siêu trọng từ nước ngoài về Việt nam và vận chuyển nội địa đến chân công trình và thuê công ty vận chuyển cho các nguyên vật liệu sản xuất của công ty về nhà máy công ty

1.2.2 Đặc điểm thị trường:

- Thị trường mục tiêu: Công ty đặt mục tiêu hướng đến các thị trường mới, chưa phát triển trên thế giới như các nước Lào, Campuchia… cũng như cạnh tranh với các thị trường đã phát triển như Pháp và các nước trung đông (Jordan, Ả Rập…)

- Công ty cũng tập trung vào các thị trường truyền thống sẵn có như châu Âu (UK, Ireland, Đức…), các nước Trung đông

Trang 7

1.3 Cơ cấu tổ chức

1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp:

- Công ty có 8 phòng ban chính và các bộ phận với các chức năng khác nhau, bao gồm:

Bảng 1.1 Sơ đồ tổ chức công ty

1.3.2 Chức trách các bộ phận tại công ty:

- Sơ đồ tổ chức của công ty đã hoạt động ổn định nhiều năm và mang lại hiệu quả cao trong các công tác quản lý điều hành

- Đứng đầu công ty là Tổng Giám đốc là người đại diện trực tiếp pháp nhân của công

ty, chịu toàn bộ trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định hiện hành Bên cạnh đó, Tổng giám đốc là người trực tiếp quản lý và có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công

ty theo nguyên tắc gọn nhẹ đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả Tổng Giám đốc đóng vai trò quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước Hội đồng quản trị, Nhà nước và pháp luật

Bộ phận Văn phòng

- Phòng kinh doanh: Tham gia giao dịch và đàm phán với các đối tác để phát triển sản phẩm mới, hoàn thiện hợp đồng, chuẩn bị hồ sơ đấu thầu và soạn thảo các thỏa thuận

Trang 8

thương mại quốc tế; chịu trách nhiệm về các khía cạnh kỹ thuật của các sản phẩm của công ty

- Phòng kế toán: Quản lý, kiểm tra và hướng dẫn thực hiện tất cả các chế độ kế toán và thống kê; Quản lý tài chính và tài sản theo Pháp lệnh của Nhà nước, các điều lệ và quy chế tài chính của công ty; Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về tài chính cho

mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng kế hoạch, bảo toàn và phát triển vốn của công ty

tế, Bảo hiểm Xã hội Tham gia hỗ trợ công tác thi đua khen thưởng

Bộ phận Nhà máy:

- Phòng kế hoạch: Xây dựng chiến lược cũng như kế hoạch sản xuất của công ty

- Phòng sản xuất: Quản lý nhân viên về năng suất lao động, đảm bảo số lượng sản phẩm sản phẩm và những vấn đề liên quan đến nhân sự trong phòng sản xuất

Trang 9

- Phòng chất lượng: Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và thành phẩm; Nghiên cứu cải tiến đổi mới thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đề xuất sản phẩm không phù hợp

1.4 Các nguồn lực của công ty:

1.4.1 Nguồn lực tài chính:

Tổng vốn đầu tư của công ty Toshiba là 160.000.000.000 đồng (Một trăm sáu mươi

tỷ đồng Việt Nam), tương đương 10.000.000 USD (Mười triệu đô la Mỹ), trong đó vốn góp là 30.400.000.000 đồng (Ba mươi tỷ bốn trăm triệu đồng), tương đương 1.900.000 USD (Một triệu chín trăm nghìn đô la Mỹ), chiếm tỉ lệ 19% tổng vốn đầu tư

Bao gồm:

- TOSHIBA CORPORATION góp 27.360.000.000 đồng, tương đương 1.710.000 USD, chiếm 90% vốn góp

- TOSHIBA ASIA PACIFIC PTE LTD Góp 3.040.000.000 đồng, chiếm 10% vốn góp

Vốn huy động đạt tới 129.600.000.000 đồng, tương đương 8.100.00 USD, được Nhà đầu tư huy động theo nhu cầu và tiến độ thực hiện

1.4.2 Mạng lưới tài sản và các điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật:

Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty Toshiba có 2 văn phòng đại diện chính tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, với văn phòng đại diện tại Hà Nội nằm trên đường Kim Mã, quận Ba Đình Ngoài ra, công ty Toshiba cũng có một nhà máy sản xuất chính cùng hai nhà kho chính, bao gồm một nhà kho bảo quản nguyên vật liệu đầu vào

và một nhà kho để lưu trữ thành phẩm đầu ra; một phòng lạnh chuyên dụng để bảo quản các linh kiện điện tử đặc biệt nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm Tất cả đều nằm trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Đông Anh, Hà nội

Vì công ty thực hiện việc bán hàng theo hình thức bán buôn cho các doanh nghiệp nên không sở hữu cửa hàng bán lẻ Về phương thức vận tải và bốc dỡ hàng hóa, Công ty Toshiba chủ yếu thuê các nhà thầu phụ chuyên về vận chuyển đảm nhiệm chức năng vận tải và bốc dỡ hàng hóa đến các cảng vận chuyển hoặc đến trực tiếp đến khách hàng

Trang 10

1.4.3 Nguồn nhân lực:

- Tổng số lao động của doanh nghiệp: 154 người (bao gồm 3 người Nhật)

Trong đó, số lượng nhân viên, kỹ sư là 85 người, số lượng công nhân là 69 người

- Số lượng và tỷ lệ lao động theo các tiêu chí:

+ Độ tuổi: từ 22 đến 60 tuổi

+ Giới tính: Nam/ nữ là 95/59 người

+ Trình độ học vấn/ chuyên môn: 95% từ trình độ cao đẳng trở lên

+ Kinh nghiệm: 90% từ 3 năm trở lên

1.5 Một số kết quả kinh doanh chủ yếu:

Bảng 1.2: Kim ngạch xuất khẩu (Số liệu theo năm tài chính từ 1/4 năm trước đến 31/3 năm sau)

Đơn vị: triệu VNĐ

Năm tài chính 2021 2022 2023 Tốc độ tăng %

Kim ngạch xuất khẩu 138 178 258 28,98% 44,94%

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

Qua kim ngạch xuất khẩu từ năm 2021-2023 ta thấy:

Kim ngạch xuất khẩu tăng trong năm 2022 (tăng 28,98%) do trong năm 2022, tình hình dịch bệnh đã dần được kiểm soát Các công ty trên thế giới bắt đầu mở cửa hoạt động trở lại Lượng hàng đặt mua tăng, nên tổng kim ngạch xuất khẩu tăng hơn so với năm

2021

Ngoài ra, sang năm 2023, đánh dấu cho việc đại dịch Covid 19 kết thúc, từ đó kim ngạch hàng xuất khẩu có sự tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2022 (tăng 44,94%) nhờ sự phát

Trang 11

triển các dự án điện nước ngoài bên cạnh sự hồi phục của các công ty điện tử về lĩnh vực truyền tải điện trên thế giới và sự tập trung phát triển các thị trường và dự án mới của công ty tại nước ngoài

1.6 Vị trí và nhiệm vụ của sinh viên tại đơn vị thực tập:

- Trong quá trình thực tập 4 tuần tại Công ty TNHH Hệ thống truyền tải và phân phối Toshiba (Việt Nam), em đã có cơ hội được thực tập tại phòng Logistics của công ty và được phân công thực tập khai báo hải quan về xuất nhập khẩu hàng hóa

- Những nhiệm vụ cụ thể được giao liên quan đến chuyên ngành đào tạo tại đơn vị thực tập:

+ Khai báo hải quan trên phần mềm ECUS

+ Kiểm tra chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa

+ Theo dõi, cập nhật và lưu trữ tiến độ, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa

+ Kiểm tra tình trạng hàng hóa ở nước ngoài

+ Kiểm tra, báo cáo tình trạng hàng hóa được lưu trữ trong kho

-

Trang 12

CHƯƠNG 2 BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ

CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY 2.1 Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động Logistics của công ty

- Trong những năm gần đây, số lượng các công ty sản xuất linh kiện điện tử tại Việt Nam đã không ngừng tăng lên, đánh dấu bước phát triển mới đối với nền kinh tế Việt Nam do các chính sách ưu đãi đầu tư về thuế, về cơ sở hạ tầng của Chính phủ Việt nam Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia vào các tổ chức và các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương quốc tế (FTA) như: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định thương mại xuyên Thái bình dương, Hiệp định thương mại Việt nam -EU, VN-Trung quốc Đây là một trong những điều kiện thuận lợi đối với các công ty sản xuất linh kiện điện tử cũng như công ty có thêm cơ hội quảng bá đưa các sản phẩm của mình vươn ra thị trường khu vực và thế giới

- Một yếu tố khác là do các doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam là các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ, công nghệ chưa cao, ít chủng loại hàng hóa Giá cả không cạnh tranh Khó đáp ứng được yêu cầu khắt khe của khách hàng về chất lượng linh kiện nên phần lớn nguyên vật liệu công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài gây lãng phí nguồn lực trong nước và tăng chi phí logistics, tăng chi phí sản xuất làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế

- Trong các năm 2020 đến 2022, do ảnh hưởng của dịch Covid19, các hoạt động kinh doanh các công ty, không riêng tại Việt nam mà trên toàn thế giới bị ảnh hưởng nặng nề Các hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành hàng điện tử tăng trưởng âm, Các hoạt động vận tải các cảng biển khó khăn do thiếu nhân viên và nhân công tại cảng dẫn đến nhiều cảng biển, cảng hàng không gần như tê liệt Việc này dẫn đến các hoạt động logistics bị ách tắc, không thông suốt ảnh hưởng tới tiến độ giao hàng của công ty Hơn nữa, chi phí vận tải thời gian này đặc biệt tăng cao, có những thời điểm tăng từ 5 đến 10 lần so với trước dịch làm chi phí của doanh nghiệp tăng đột biến trong khi giá bán thì

Trang 13

không thay đổi dẫn đến thua lỗ trong giai đoạn này, ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong các kỳ tiếp theo

- Ngoài ra, các chính sách pháp luật, qui định của Nhà nước, các cơ quan quản lý của nhà nước như cơ quan Hải quan, Bộ Công thương… chưa được đồng bộ, nhất quán và

ổn định Các qui định chưa thật rõ ràng, bao quát và hay thay đổi, dẫn đến khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các thủ tục hải quan và tính tuân thủ pháp luật của công ty Cũng làm phát sinh chi phí và tiến độ hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng của công

ty

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty

- Hoạt động sản xuất của công ty chủ yếu là sản xuất rơ le cho xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và một phần bán trong nước theo các dự án đấu thầu

Hình ảnh 2.3: một sản phẩm rơ le của công ty đang sản xuất

Trang 14

Bảng 2.5 Tình hình kinh doanh mặt hàng rơ le qua từng năm

ty, chiếm tỉ trọng 72% trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của công ty

Nhìn vào bảng tổng kết tính theo doanh thu mặt hàng rơ le bên trên, ta nhận thấy rằng hoạt động bán hàng xuất khẩu của rơ le tăng trưởng rất mạnh mẽ qua các năm 2022 và đặc biệt là năm 2023 Mức tăng lần lượt là 27,38 % và 73,83% Điều này chứng tỏ rằng, ngoài việc Dịch Covid19 về cơ bản đã được kiểm soát khiến việc mở cửa và phục hồi lại của các nước trên thị trường quốc tế, nhưng với mức tăng ấn tượng hơn 73% của năm

2023 so với năm 2022 chỉ ra một việc rằng, công ty đã không ngừng nỗ lực cải tiến sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng, mở rộng nghiên cứu thị trường quốc tế, phát triển thị trường vươn xa, rộng đến các thị trường mới như mới đây

là thị trường Jordan với gói thầu cung cấp một lượng lớn rơ le cho các trạm điện của Jordan

Tuy nhiên, với hoạt động tiêu thụ bán rơ le cho các dự án thầu trong nước, mức tăng trưởng qua các năm rất nhỏ, thậm chí mức tăng âm (giảm) lần luợt là 4.17% và -12% Nguyên nhân là do thị trường trong nước bị thu hẹp nhu cầu do năm 2023, EVN tạm dừng các dự án đầu tư trong nước để tập trung đẩy mạnh cải tổ lại cơ cấu danh mục các

Trang 15

dự án đầu tư của EVN Mặt khác do tính đặc thù của sản phẩm relay chuyên dung cho các trạm điện áp cao thế, thị trường chỉ tập trung vào EVN và các gói thầu của nhà nước Nên khi có bất cứ thay đổi nào từ khách hàng này Doanh thu lập tức sụt giảm Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể, doanh thu cho mặt hàng này vẫn tăng trưởng ấn tượng với mức tăng hàng năm lần lượt là 18.94% và 46.50%, góp phần giúp công ty đạt mức tăng trưởng kỳ vọng và tiếp tục phát triển trong tương lai

2.3 Thực trạng quản trị Logistics và chuỗi cung ứng trong sản xuất của công ty 2.3.1 Thực trạng chuỗi cung ứng trong sản xuất:

Bảng 2.6 Sơ đồ chuỗi cung ứng và logistics

- Phòng kinh doanh nghiên cứu thị trường, chào hàng và ký Hợp đồng bán sản phẩm với khách hàng Lên kế hoạch bán hàng chuyền đến phòng mua hàng và phòng logistics

- Phòng mua kết hợp với phòng kế hoạch sản xuất tính lượng nguyên vật liệu cần

có và tiến độ sản xuất giao hàng gửi nhà cung ứng nguyên liệu đặt hàng và thông báo phòng Logistics tiến độ hàng cần theo yêu cầu

- Phòng Logistics tiến hành vận chuyển, theo dõi tiến độ và thực hiện nhập khẩu nguyên vật liệu theo tiến độ nhập kho công ty Sau đó, phòng Logistics nhận

Ngày đăng: 16/10/2024, 15:15