Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực tiễn, đề án đề xuất giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè,
Trang 1PHẠM THỊ CẨM NGỌC
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP
VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG, LỀ ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024
Trang 2PHẠM THỊ CẨM NGỌC
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP
VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG, LỀ ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
MÃ SỐ: 8380102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TIẾN SĨ NGUYỄN KHÁNH LY
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024
Trang 3Tôi cam đoan đề án tốt nghiệp đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Khánh Ly Đề
án đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này
Tác giả
Phạm Thị Cẩm Ngọc
Trang 4Sau hai năm học tập tại trường Học viện Hành chính quốc gia, hôm nay
em có thể hoàn thành Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ chính là nhờ công sức dạy dỗ tận tình, nhiệt huyết của các Thầy/Cô Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy/cô đã truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian qua
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công chức thuộc Phòng quản lý
Đô thị quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ cho em thu thập thông tin, số liệu liên quan đến đề tài của mình
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Tiến sĩ Nguyễn Khánh Ly, Giảng viên trường Học viện Hành chính Quốc gia, đã nhiệt tình hướng dẫn cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này
Trang 5Danh mục viết tắt
Nghị định 100/2019/NĐ-CP Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của
Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Trang 6MỤC LỤC
6 Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn 7
1.1 Khái quát chung về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng
1.1.3 Trình tự, thủ tục, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính 181.1.4 Vai trò của xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép
1.2 Nội dung xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép
1.2.1 Đối tượng và nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử
Trang 71.2.1.1 Đối tượng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép
1.2.3 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi sử dụng trái
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi
sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường 28
Chương 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG, LỀ ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 342.1 Khái quát chung về quận Gò Vấp và tình hình xử phạt vi phạm hành chính đối với vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường trên địa bàn
2.1.3 Tình hình vi phạm hành chính về sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề
2.2 Công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí
Trang 82.2.2 Về thẩm quyền và mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ
2.3.2 Những bất cập, hạn chế và nguyên nhân vi phạm hành chính đối với hành
vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành
Trang 93.2 Lộ trình hoàn thiện công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với hành
vi đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường trên địa bàn
Trang 10mỹ quan đô thị mà còn là một trong những lý do gây cản trở, tắc ngẽn giao thông và nguyên nhân tiềm ẩn gây ra các vụ tai nạn giao thông đường bộ Hiện nay trên vỉa hè, lòng đường khắp nơi thường xuyên bị lẫn chiếm thành nơi trông giữ xe, đặt biển hiệu quảng cáo, bảng hiệu, các sạp hàng, rau
củ, hoa quả, tạp hóa, vật liệu, máy móc đặt lên trên nắp đậy của rãnh thoát nước; lòng đường trở thành điểm kinh doanh của các xe đẩy, hàng rong và người mua hàng đỗ xe Xuất phát từ sự tiện lợi của việc mua bán trên vỉa hè, lòng đường đó là cần tấp xe ở lề đường là có thể nhanh chóng lựa chọn và mua ngay những hàng hóa, thực phẩm Cảnh người mua, người bán bát nháo, nhất
là khu vực các chợ tự phát dường như trở thành hình ảnh trở nên bình thường
và việc mua bán ở lòng, vỉa hè cũng dần trở thành một thói quen ăn sâu vào nếp sống sinh hoạt của người dân
Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh là một quận nội thành với diện tích đứng thứ ba của thành phố, giáp ranh với quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Hóc Môn và Quận 12 Là nơi nối liền trung tâm thành phố với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh Đây cũng là nơi tập trung nhiều trường học, nhà máy với lượng dân nhập cư đông như học sinh, sinh viên, công nhân…, số lượng người học tập, sinh sống và làm việc trên địa bàn ngày càng nhiều, do
đó, nhu cầu về sinh hoạt, giải trí với phân khúc tầm trung, bình dân là lựa chọn
Trang 11số tiền hơn 1,5 tỷ đồng; tịch thu và tạm giữ nhiều phương tiện, tang vật vi phạm Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, một số vấn đề phức tạp trong quá trình xử lý đã phát sinh như: Nhiều đối tượng còn trẻ, đặc biệt là ở
độ tuổi thiếu niên có những hành động, thái độ quá khích, thách thức các lực lượng cơ quan chức năng Tình trạng các đối tượng đứng sau cho thuê vỉa hè, lòng đường diễn ra phức tạp, có khi nằm rải rác hoặc tập trung liên kết nhiều nơi trên địa bàn Nhiều điểm kinh doanh vật liệu xây dựng lấn chiếm lòng lề đường đã được nhắc nhở Ngoài ra còn có nhiều nhóm gây mất trật tự, an toàn,
mỹ quan đô thị, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè như các nhóm xe kéo, xe đẩy, xe
ba gác buôn bán; nhóm các cửa hàng, địa điểm kinh doanh để xe quá đông…
Do đó, lý do tác giả lựa chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường trên địa bàn quận
Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh” để làm rõ hơn những khó khăn nội tại trong
Trang 123
công tác quản lý trật tự đô thị, xử lý các hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường trên địa bàn quận Gò Vấp, từ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần giải quyết những vướng mắc hiện tại, nâng cao chất lượng, hiệu quả về quản lý vỉa hè tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề án
Đề tài tác giả lựa chọn là một vấn đề cấp thiết, mang tính thời sự, được
cả cộng đồng quan tâm Về nội dung liên quan đến đề tài này, đã có công trình,
đề tài nghiên cứu, có thể liệt kê một số đề tài sau:
Trần Hoàng Anh, (2016), Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân phường trong quản lý lòng đường, hè phố, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật Hành chính và Hiến pháp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Công trình nghiên cứu một số vấn đề về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân phường trong công tác quản lý lòng đường, hè phố Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả, vai trò của Ủy ban nhân dân phường trong công tác quản lý lòng đường,
hè phố [17]
Lê Ngọc Nguyên Phương, (2017), Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi lấn chiếm trái phép hè phố đô thị từ thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh [2]
Nguyễn Mai Anh, (2017), Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả tham khảo các phân tích về thực trạng
sử dụng các tuyến đường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; các nhóm giải pháp quản lý và sử dụng hè phố, tập trunh vào vai trò, chức năng quản lý của
cơ quan nhà nước về xác định các đoạn đường được phép sử dụng tạm thời ngoài mục đích giao thông; quy định về trưng bày hàng hóa, bàn ăn trên vỉa
Trang 13Lê Trọng Khái, (2022), Quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố, Luận văn Thạc
sĩ chuyên ngành Luật Hành chính và Hiến pháp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Công trình nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với việc sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố với đối tượng nghiên cứu có đặc điểm là vừa bị điều chỉnh bởi những quy định của pháp luật có liên quan cũng đồng thời bị chi phối theo hiện trạng đặc thù của thành phố [3]
Đề tài Giải pháp quản lý vỉa hè trên địa bàn Quận 3 trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình, Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Trung Lâm Công trình nghiên cứu, đánh giá thực trạng về sử dụng, quản lý vỉa hè Quận 3 Qua đó đánh giá khó khăn, vướng mắc của Ủy ban nhân dân Quận 3 về công tác quản
lý vỉa hè, tham khảo pháp luật của một số nước, từ đó đề ra một số giải pháp quản lý vỉa hè có hiệu quả [9]
Các công trình, đề tài nghiên cứu nói trên đề cập đến những hạn chế, thiếu sót của Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành, những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng trên thực tiễn Riêng về với vấn đề xử phạt vi phạm hành đối
Trang 145
với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường trên địa bàn quận
Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh thì chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện Qua thực tiễn tìm hiểu về tình hình xử phạt vi phạm hành chính cũng như diễn biến vi phạm đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chưa có sự cải thiện nhiều Vậy nên, đề tài sẽ là một nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu đối với các hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án
- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Từ năm 2019 đến năm 2023
+ Về không gian: quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Nội dung nghiên cứu: Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
4 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực tiễn, đề án đề xuất giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh được hiệu quả, góp phần hoàn hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh
Để thực hiện mục tiêu như đề xuất, Đề án sẽ tập trung để giải quyết các
Trang 156
nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận và pháp lý về vi phạm hành chính và công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường
Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình vi phạm hành chính và công tác
xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường trên địa bàn quận Gò Vấp Trên cơ sở đó, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong công tác này
Đề xuất phương hướng, giải pháp đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường trên địa bàn quận Gò Vấp, vi phạm hành chính trong thời gian tới
5 Phương pháp nghiên cứu đề án
Phương pháp phân tích và tổng hợp là hai phương pháp nghiên cứu quan trọng, được áp dụng nhằm mục đích phân tích sâu sắc các vấn đề lý luận cũng như những quy định pháp luật liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường và lề đường Qua việc vận dụng phương pháp này, chúng ta có thể xem xét các khía cạnh pháp lý từ thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó đưa ra những đánh giá khách quan về hiệu quả và tính khả thi của các quy định hiện hành Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi các quy định pháp luật sẽ giúp làm rõ các vấn đề còn tồn tại, đồng thời làm nổi bật những khoảng trống trong hệ thống pháp luật, từ đó đưa
ra các giải pháp điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác xử
lý vi phạm hành chính, bảo đảm an toàn giao thông và mỹ quan đô thị
Phương pháp thống kê: được sử dụng để thu thập các quy định pháp luật như Luật, Nghị định liên quan về xử phạt vi phạm hành chính để đưa ra đánh giá tổng quát và chi tiết góp phần nhìn nhận vấn đề nghiên cứu chính xác hơn
Trang 167
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết được sử dụng để phân loại lý thuyết như Luật, Nghị định của các lĩnh vực sẽ được phân loại cụ thể với các tư liệu nghiên cứu, góp phần quan trọng giúp cho việc tổng hợp, phân tích pháp luật và tư liệu thu thập
6 Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn
Vỉa hè, lòng đường là dành cho người đi bộ di chuyển, không thuộc quyền sở hữu của riêng ai Tuy nhiên, công dụng vốn có của nó ngày càng bị
sử dụng trái với mục đích ban đầu, điều này không chỉ làm mất chỗ đi dành cho người đi bộ mà còn làm bộ mặt đô thị nhếch nhác, mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường và nguy cơ mất an toàn giao thông
Hàng loạt chiến dịch ra quân dẹp lại trật tự vỉa hè, lòng lề đường đã được thực hiện với nhiều hình thức, quy mô khác nhau Tuy nhiên, thực trạng tái lấn chiếm, sử dụng vỉa hè một cách tùy tiện, tràn lan, tự phát của người dân ngày càng nhiều đã làm giảm hiệu quả của các chiến dịch này Mâu thuẫn về vỉa hè dành cho người đi bộ và bài toán kinh tế vỉa hè vẫn là câu chuyện chưa có hồi kết ở những thành phố phát triển và mức sống cao
Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường và tìm hiểu các nguyên nhân của những bất cập, tác giả đề xuất những kiến nghị, góp phần khắc phục tình trạng tái lấn chiếm và có thể mang lại một số hiệu quả như: Thứ nhất, phát huy công năng vốn có của vỉa hè, lòng đường là phần đất dành cho người đi bộ, phục vụ người đi bộ, hạn chế sự va quẹt với các phương tiện giao thông khác, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người dân
Trang 178
Thứ hai, hạn chế hành vi xâm lấn vỉa hè, lòng đường giúp mỹ quan đô thị được đảm bảo; tạo nên nét đẹp cho Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong mắt người dân cũng như bạn bè quốc tế
Thứ ba, nó tạo nên mỹ quan cho giao thông, hạn chế tình trạng mất trật
tự công cộng, an ninh an toàn, ngăn chặn đối tượng xấu chuộc lợi từ tài sản công cộng
Chương 3: Phương hướng, giải pháp và kiến nghị bảo đảm xử phạt vi phạm hành đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 189
Phần NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI SỬ DỤNG
TRÁI PHÉP VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG, LỀ ĐƯỜNG
1.1 Khái quát chung về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành
vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường
Vi phạm hành chính là một trong số các hành vi vi phạm pháp luật, là loại vi phạm pháp luật thường gặp nhất trong đời sống xã hội hiện nay Nhằm mục đích răn đe, giáo dục các chủ thể nghiêm chỉnh chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật, thì việc xây dựng các quy định về xử phạt cũng cần được chú trọng và pháp luật về điều chỉnh các vi phạm hành chính cũng không ngoại lệ Việc nghiên cứu khái niệm vi phạm hành chính bên cạnh có ý nghĩa
lý luận thì còn mang tính thực tiễn sâu sắc Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, vi phạm hành chính được định nghĩa là hành vi có lỗi, được thực hiện bởi cá nhân hoặc tổ chức, trong đó hành
vi này vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước Vi phạm hành chính không được coi là tội phạm theo quy định của pháp luật, và
do đó, các hành vi này sẽ phải chịu các hình thức xử phạt cụ thể theo chế tài của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính [4] Do vậy, để một hành vi được xác định là vi phạm hành chính, nó cần phải đáp ứng đầy đủ ba đặc điểm sau đây: (i) Hành vi đó phải là hành vi có lỗi, tức là phải có yếu tố chủ quan trong hành vi, thể hiện qua sự nhận thức hoặc không nhận thức được hành vi sai trái của cá nhân hoặc tổ chức; (ii) Hành vi đó phải vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước, nhưng chưa đạt đến mức độ nghiêm trọng để bị truy
Trang 1910
cứu trách nhiệm hình sự, nghĩa là không cấu thành tội phạm theo quy định của
Bộ luật Hình sự; và (iii) Hành vi vi phạm đó phải chịu sự xử lý theo quy định của pháp luật hành chính, bao gồm các biện pháp như cảnh cáo, phạt tiền, hoặc
áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả Việc phân tích và làm rõ những đặc điểm này không chỉ giúp xác định chính xác bản chất của hành vi mà còn tạo
cơ sở vững chắc cho việc áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp nhằm duy trì trật tự và kỷ cương trong xã hội
Trên cơ sở quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Mục II Phần 1 Thông tư 04/2008/TT-BXD được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 16/2009/TT-BXD đã đưa ra khái niệm đường vỉa hè, lòng đường như sau:
- Hè (hay vỉa hè, hè phố): là bộ phận của đường đô thị, phục
vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đô thị dọc tuyến.”
- … Lòng đường là bộ phận của đường đô thị, được giới hạn bởi phía trong hai bên bó vỉa, có thể bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến khi cần thiết [18]
Theo quy định tại Nghị định 100/2013/NĐ-CP, việc sử dụng tạm thời một phần hè phố cho các mục đích không liên quan đến giao thông chỉ được phép thực hiện trong một số trường hợp cụ thể Cụ thể, các trường hợp này bao gồm: (i) Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về các vấn đề quan trọng; (ii) Tổ chức đám tang, bao gồm cả việc thiết lập các điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình, nhằm đảm bảo việc tổ chức tang lễ được diễn ra một cách trang trọng và thuận lợi; (iii) Tổ chức đám cưới, với các điểm trông, giữ xe phục vụ cho sự kiện này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách mời tham dự; (iv) Điểm trông, giữ xe phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành và lễ hội, qua đó góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh
Trang 2011
thần của cộng đồng; và (v) Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng phục
vụ cho việc thi công công trình của hộ gia đình, nhằm giảm thiểu sự cản trở đến giao thông và đảm bảo an toàn trong quá trình thi công Những quy định này nhằm quản lý hiệu quả việc sử dụng không gian công cộng, bảo đảm quyền lợi cho người dân và duy trì trật tự an toàn giao thông [8]
Tại nhiều địa phương, việc sử dụng lề đường và vỉa hè để đỗ xe tạm thời (bao gồm xe đạp, xe máy và ô tô) đã trở thành một thói quen phổ biến trong cộng đồng Dù đây là một thực tế không thể phủ nhận, nhưng hành vi này lại
vi phạm các quy định của pháp luật về sử dụng không gian công cộng Hiện nay, chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về khái niệm lề đường này, có thể hiểu lề đường là phần mép ở hai bên đường Lề đường không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mặt đường mà còn là một không gian thiết yếu dành riêng cho người đi bộ Trước hết, lề đường giúp ngăn cách khu vực giao thông dành cho phương tiện với khu vực đi bộ, từ đó đảm bảo an toàn cho người
đi bộ khi tham gia giao thông Bên cạnh đó, việc duy trì lề đường cũng góp phần bảo vệ mặt đường khỏi sự hư hại do phương tiện giao thông, giảm thiểu tác động tiêu cực từ các lực tác động lên bề mặt đường Hơn nữa, lề đường còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động xã hội, như việc đi bộ,
đỗ xe tạm thời, hay tổ chức các hoạt động thương mại hợp pháp Do đó, việc bảo vệ và duy trì lề đường không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thông mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với quyền lợi và an toàn của người đi bộ trong cộng đồng Việc quản lý và sử dụng lề đường không phải là một quyền tự nhiên mà mọi
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đều có thể thực hiện theo ý muốn Mỗi địa phương đều ban hành quy định riêng về lề đường tối thiểu, tùy thuộc vào quy hoạch giao thông cụ thể của từng khu vực Tuy nhiên, các quy định này cần tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu được quy định trong Quyết định 4927/QĐ-BGTVT năm 2014 về Tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường theo các cấp A, B,
Trang 2112
C và D Cụ thể, chiều rộng lề đường tối thiểu phải đạt 1,50 mét (hoặc 1,25 mét) đối với đường cấp độ A, trong khi đường cấp độ B yêu cầu chiều rộng lề đường tối thiểu là 0,75 mét (hoặc 0,5 mét) Những quy định này không chỉ nhằm bảo đảm an toàn giao thông mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức và quản
lý giao thông đô thị một cách hiệu quả, tránh tình trạng lấn chiếm không gian công cộng và góp phần nâng cao mỹ quan đô thị [13]
Trên cơ sở khái niệm vỉa hè, lòng đường, lề đường và khái niệm vi phạm hành chính đã được trình bày ở trên, có thể hiểu “Vi phạm hành chính đối với hành vi vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường là hành vi có lỗi, do
cá nhân hay tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của nhà nước về trật tự vỉa hè, lòng, lề đường mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính”
Vi phạm hành chính liên quan đến việc sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường và lề đường không chỉ mang những đặc điểm chung của các hành vi vi phạm hành chính mà còn thể hiện những đặc điểm riêng biệt, giúp phân biệt với các loại vi phạm khác Trước hết, các hành vi này đều vi phạm các quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, cũng như quyền lợi của những người tham gia giao thông khác Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây là các hành vi sử dụng trái phép này thường mang tính chất lặp lại và kéo dài, thường diễn ra trong bối cảnh thiếu quy hoạch và quản lý chặt chẽ từ các cơ quan chức năng Hơn nữa, các hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến an toàn giao thông mà còn tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân, dẫn đến việc hình thành các thói quen không đúng đắn trong việc
sử dụng không gian công cộng Nhờ những đặc điểm này, việc xác định và xử
lý các vi phạm liên quan đến lấn chiếm vỉa hè, lòng đường và lề đường trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết Cụ thể:
Trang 22Thứ hai, vi phạm hành chính đối hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường xâm phạm quản lý nhà nước về trật tự vỉa hè, lòng đường, lề đường
Vi phạm pháp luật không những là hành vi nguy hiểm cho xã hội, mà nó còn trái pháp luật, xâm phạm tới trật tự xã hội được pháp luật bảo vệ Bất kỳ một hành vi vi phạm hành chính nào cũng xâm phạm tới các quy định pháp luật nói chung được các quy phạm pháp luật hành chính bảo vệ, dựa vào những quy định của pháp luật về giao thông, đô thị, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà để xem xét về một hành vi cụ thể Khi một cá nhân, tổ chức có những việc mà pháp luật cấm hoặc không làm những việc mà pháp luật yêu cầu
sẽ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước trật tự vỉa hè, lòng đường,
lề đường Do đó, vi phạm pháp luật về trật tự lòng, lề đường là hành vi không thực hiện những việc mà pháp luật yêu cầu, làm những việc mà pháp luật cấm hoặc tiến hành hoạt động vượt quá giới hạn, phạm vi cho phép của pháp luật về trật tự vỉa hè, lòng đường, lề đường
Trang 2314
Thứ ba, vi phạm hành chính về sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường là hành vi có lỗi, đều ở dạng cấu thành hình thức, thiệt hại xảy ra không phải là dấu hiệu bắt buộc
Chủ thể có hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường đều trên cơ sở có nhận thức, điều khiển, kiểm soát và được thể hiện ra bên ngoài thông qua hành vi của mình Dấu hiệu trái pháp luật này cần được xác định dấu hiệu về mặt chủ quan, đó chính là xác định lỗi của chủ thể thực hiện hành vi Lỗi là trạng thái tâm lý, là ý chí chủ quan của con người đối với hành vi
và hậu quả do hành vi của họ gây ra được thực hiện một các cố ý hoặc vô ý Vì vậy phải xét yếu tố lỗi chính xác để xác định được hình thức xử lý phù hợp với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường được thực hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan như có liên quan như những sự kiện xảy ra ngoài ý chí và khả năng của người thực hiện hành vi trái pháp luật như trong tình thế cấp thiết hay sự kiện bất ngờ , thì chủ thể hành vi đó không bị coi là có lỗi
và hành vi đó không liên quan đến xâm phạm trật tự quản lý nhà nước về vỉa hè, lòng đường, lề đường Và khi các chủ thể cố ý hay vô ý có hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường đều vi phạm pháp luật hành chính, dù cho có hậu quả xảy ra hay không, đều không phải là dấu hiệu bắt buộc
Để không vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý vỉa hè, lề đường, lòng đường, việc nắm rõ các quy định này chính là cơ sở để các cá nhân, tổ chức có thể hiểu đúng và chấp hành pháp luật một cách tốt nhất Việc xử phạt
vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy phạm pháp luật
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này được áp dụng một cách có hiệu quả trong cuộc sống, tạo ra hành lang pháp lý để các cá nhân, tổ chức tuân thủ, từ đó ngăn chặn được tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này, đảm bảo ổn định trật tự quản lý nhà nước về vỉa hè, lòng đường, lề đường
Trang 2415
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi
sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Văn bản hợp nhất số 31/VBHN-VPQH ngày 07 tháng 12 năm 2020, xử phạt vi phạm hành chính được hiểu như sau:
“Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính” [21]
Tiếp nhận lý luận trên, trong thực tiễn, nhà nước ta thực hiện các hoạt động “xử phạt vi phạm hành chính” “để đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước” (Phần mở đầu của Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính 2002)
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính” Tương tự các pháp lệnh trước kia, Luật cũng quy định 3 nhóm biện pháp có thể được áp dụng đối với vi phạm hành chính: Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp khắc phục hậu quả; và các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính
Áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả chính là hai nhóm biện pháp trách nhiệm hành chính theo lý luận nêu trên Còn các biện pháp ngăn chặn vi phạm và đảm bảo việc xử phạt
Trang 25Thứ nhất, các biện pháp ngăn chặn trong xử phạt VPHC
Theo Điều 119 Luật xử lý VPHC 2012, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm
xử phạt VPHC đó là: Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời VPHC hoặc để bảo đảm việc xử lý VPHC, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp như: Tạm giữ người; Áp giải người vi phạm; Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Khám người; Khám phương tiện vận tải, đồ vật; Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất; Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp
xử lý hành chính; Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn
Thứ hai, các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt VPHC
Trong Luật xử lý VPHC năm 2012 quy định: Đối với mỗi VPHC, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức VPHC có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt VPHC bao gồm: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; tháo
dỡ công trình trái phép; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm có hại; cải chính thông tin; nộp lại số lợi bất hợp pháp,…
Trang 2617
Từ khái niệm xử phạt VPHC và một số vấn đề lý luận đã trình bày ở trên,
có thể hiểu xử phạt VPHC đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường,
lề đường “là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường và theo quy định của pháp luật về xử phạt
vi phạm hành chính” và có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Điều này có nghĩa là cơ sở để xử phạt hành chính đối hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường là có hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường Cơ sở pháp lý được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020; Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: xác định các hành vi vi phạm, hình thức, biện pháp xử phạt áp dụng với các
tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường
Thứ hai, xử phạt hành chính trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường được tiến hành bởi chủ thể có thẩm quyền theo quy định pháp luật Chính vì tầm quan trọng của việc xác định thẩm quyền xử phạt, nếu một khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính không đúng thẩm quyền sẽ dẫn đến phải huỷ bỏ toàn
bộ nội dung của quyết định xử phạt vi phạm hành chính Tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020; Nghị định số 100/2019/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, các chủ thể có thẩm quyền gồm: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát trật tự, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành,…
Trang 2718
Thứ ba, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường được tiến hành theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục nhất định Đây là căn cứ quan trọng để xác định được cá nhân, tổ chức
có hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường hay không, cơ sở pháp lý ở đâu, chủ thể áp dụng có đúng thẩm quyền không, mức phạt đã đúng hay chưa,… nhằm nâng cao tính hiệu quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính
Thứ tư, kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đối với hành
vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường thể hiện ở quyết định xử phạt hành chính Đây là văn bản ghi nhận chủ thể có thẩm quyền đã căn cứ vào quy định của pháp luật, áp dụng hình thức xử phạt đối với cá nhân, tập thể có hành
vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường Việc áp dụng quyết định xử phạt vi phạm hành chính thể hiện sự trừng trị nghiêm khắc của pháp luật đối với chủ thể vi phạm cũng như ngăn chặn, giáo dục các chủ thể khác trong xã hội không vi phạm, có ý thức tôn trọng pháp luật
1.1.3 Trình tự, thủ tục, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính
* Trình tự các bước xử phạt hành chính được quy định như sau:
- Khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý, người có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm hành chính và lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản
- Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết vụ việc vi phạm hành chính và ra quyét định xử phạt vi phạm hành chính
- Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến chủ thể bị áp dụng và đối tượng bị xử phạt có trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt
* Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính
Trang 2819
- Thời hạn chủ thể có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 07 ngày làm việc, kể từ ngày biên bản vi phạm hành chính được lập; đối với trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn này là 10 ngày làm việc
- Khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc cơ quan, người có thẩm quyền nhận thấy cần phải xác minh các tình tiết có liên quan thì thời hạn ra quyết định là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính
- Đối với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần
có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính
1.1.4 Vai trò của xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường
Có thể nói, “Văn hóa vỉa hè” với nhiều loại hình như hàng gánh, xe đẩy, quán cóc đã hình thành và xuất hiện từ lâu, không chỉ dành cho người đi bộ mà còn liên quan đến nhiều yếu tố như sinh hoạt, lối sống, thói quen, việc kết nối giữa nhà ở với đường phố, là nguồn kinh tế, kiếm sống của rất nhiều người bán hàng rong nói chung Bởi vì giá cả của những sản phẩm, hàng hóa này phù hợp với người có thu nhập thấp, mặt bằng chung của xã hội, nếu như không có loại hình này thì người mua hàng phải vào các quán có dịch vụ đắt đỏ thì khi đó, thu nhập sẽ không thể đáp ứng nhu cầu cuộc sống hằng ngày của người dân Chính vì thế, với mỗi đợt ra quân quản lý và xử phạt lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường luôn có hai luồng ý kiến giữa việc ủng hộ để góp phần làm đẹp
bộ mặt thành phố Ngược lại, cũng có những câu hỏi về sự ảnh hưởng đến cuộc sống cho nhóm yếu thế, những người sống dựa vào vỉa hè hay nét văn hoá của vỉa hè
Trang 2920
Câu chuyện lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè vẫn đang là bài toán nhức nhối của Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Gò Vấp nói riêng Không khó để thấy sự xuất hiện của các xe đẩy, gánh hàng rong dọc khắp các con đường, thậm chí là các ngõ nhỏ Bàn ghế, bảng hiệu, mái che lấn hết cả đường đi Người
đi bộ gần như không được đi trên vỉa hè, lối đi vốn chỉ dành cho người đi bộ mà phải đi dưới lòng đường, lẻn qua các phưng tiện giao thông rất nguy hiểm Trong khi đi đó, Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố kinh tế, thương mại bậc nhất cả nước, thu hút đông đảo người dân nhập cư vào đây mưu sinh, kiếm sống và bài toán kinh tế vỉa hè cũng cần được giải quyết triệt để
Đường sá tạo nên mỹ quan đô thị ở từng địa phương Do đó, việc hạn chế hành vi xâm lấn vỉa hè, lòng đường giúp mỹ quan đô thị được đảm bảo; tạo nên nét đẹp cho Việt Nam trong mắt người dân cũng như bạn bè quốc tế Mỗi năm, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh đều có những đợt ra quân nhằm
ổn định vỉa hè, lòng, lề đường Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với việc
sử dụng không đúng chức năng của vỉa hè, lòng đường, lề đường trước hết chính là sự răn đe của pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm nhằm xác lập lại trật tự đô thị, không gian công cộng và trả lại lối đi cho người đi bộ
Về mặt chính trị, Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể về việc xử
lý hành vi lấn chiếm lòng lề đường, lấn chiếm vỉa hè và mức phạt đối với nó Những biện pháp xử phạt này mang tính chất răn đe, để các cá nhân, tổ chức không còn vi phạm Sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường không những gây nên nguy cơ về an toàn giao thông mà còn làm mất an ninh, trật tự
xã hội Các hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường như ban ngày thì hàng hoá, xe cộ giành hết, ban đêm thì bàn ăn, xe đẩy, dịch vụ ăn uống, bán hàng rong nở rộ, lấn chiếm hết cả vỉa hè và thường xuyên lấy một phần, thậm chí là nửa mặt đường để làm nơi buôn bán, giữ xe… Bên cạnh đó, người bán hàng rong còn trang bị loa chuyên dụng, bật âm thanh lớn gây ra sự ồn ào,
Trang 30Về mặt kinh tế, các hành vi trái quy định của pháp luật được thực hiện trên vỉa hè, lòng đường, lề đường vì lợi ích riêng đều không được Nhà nước thừa nhận vì vỉa hè, lòng đường, lề đường là tài sản công, vì lợi ích chung của cộng đồng Đó là nguyên nhân mà các hoạt động kinh tế diễn ra ở đây nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật Ngược lại, Nhà nước không thu được bất kỳ khoản nào từ các hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường và lề đường, trong khi đó lại phải chi tiêu một khoản ngân sách đáng kể để khắc phục các hệ lụy phát sinh từ những hành vi này Những hệ lụy này bao gồm việc mất
an toàn giao thông, làm xáo trộn bộ mặt đô thị, gây ra tình trạng nhếch nhác, cũng như tiềm ẩn nguy cơ về an toàn thực phẩm Sự thiếu hụt về nguồn thu từ các hoạt động buôn bán không chính thức này đồng nghĩa với việc ngân sách nhà nước phải gánh chịu nhiều chi phí hơn cho việc quản lý, kiểm soát và khắc phục các tác động tiêu cực, tạo ra một gánh nặng tài chính cho cộng đồng và chính quyền Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết về việc điều chỉnh các chính sách pháp luật để có thể thu hút nguồn thu từ các hoạt động thương mại một cách hợp pháp và hiệu quả hơn Ngoài ra còn đưa đến nhiều rủi ro cho người bán, như phải chấp nhận mất một khoản phí “ngầm” để kinh doanh, “phí bảo kê” để thực hiện các hoạt động này
Về mặt xã hội, hiện nay, có rất nhiều trường hợp tai nạn giao thông do người đi bộ phải đi xuống lòng đường do không có lối đi; các phương tiện bị
Trang 3122
va quẹt do sự xâm lấn lòng đường, nguy cơ mất an toàn về tính mạng luôn tiền ẩn Do đó, những biện pháp xử lý mà Nhà nước đưa ra sẽ góp phần giáo dục, răn đe các chủ thể có hành vi vi phạm Từ đó, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân
Về mặt văn hóa, Khi các hoạt động thương mại diễn ra trên vỉa hè được quản lý và đưa vào khuôn khổ pháp lý, điều này không chỉ góp phần đảm bảo trật tự và mỹ quan đô thị mà còn tạo ra cơ hội chia sẻ lợi ích kinh tế và xã hội giữa chính quyền và cộng đồng dân cư Việc quy hoạch và kiểm soát các hoạt động này sẽ giúp duy trì một môi trường đô thị văn minh, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân Đồng thời, chính quyền cũng sẽ thu được nguồn thu từ thuế và các khoản phí liên quan, từ đó có thêm ngân sách để đầu tư cho các dịch vụ công cộng, phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện đời sống nhân dân
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và cộng đồng sẽ thúc đẩy tinh thần hợp tác, đồng thời tạo ra một không gian đô thị hài hòa, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh của người dân
Việt Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, đang đặt ra mục tiêu xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại và đầy nghĩa tình, nơi mà các giá trị văn hóa, xã hội được tôn trọng và phát huy Mục tiêu này không chỉ nhằm cải thiện chất lượng sống cho người dân mà còn thể hiện khát vọng xây dựng một môi trường đô thị an toàn, thân thiện và phát triển bền vững Để đạt được điều này, các chính sách và quy hoạch đô thị cần được thiết lập một cách đồng bộ và hợp
lý, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng, đồng thời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống Thành phố cũng cần chú trọng đến việc nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự đô thị, từ đó tạo ra một không gian sống hài hòa, phát triển kinh
tế đi đôi với công bằng xã hội
Trang 3223
Có thể khẳng định rằng, Nhà nước đưa ra những quy định cụ thể về việc
xử lý hành vi lấn chiếm lòng lề đường, lấn chiếm vỉa hè và mức phạt đối với
nó Những biện pháp xử phạt này mang tính chất răn đe, để cá nhân, tổ chức không còn vi phạm Vỉa hè là phần đường dành cho người đi bộ, nó tạo nên mỹ quan cho giao thông Việt Nam Việc lấn chiếm để phục vụ cho lợi ích cá nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc di chuyển của người dân, gây rối loạn trật tự công cộng Hơn hết, nếu không đưa ra những biện pháp kịp thời, nghiêm khắc,
sẽ khiến những đối tượng xấu chuộc lợi từ tài sản công cộng này
1.2 Nội dung xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường
1.2.1 Đối tượng và nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường
1.2.1.1 Đối tượng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường
Xử phạt vi phạm hành chính là một trong những biện pháp pháp lý quan trọng mà Nhà nước áp dụng nhằm răn đe và điều chỉnh hành vi của các đối tượng vi phạm hành chính Biện pháp này không chỉ mang tính chất trừng phạt
mà còn thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ trật tự xã hội, duy trì an toàn và công bằng trong cộng đồng Thông qua việc xử phạt, Nhà nước
có thể nhấn mạnh sự nghiêm minh của pháp luật, từ đó tạo ra tác động tích cực đến nhận thức và hành vi của người dân, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, văn hóa và có ý thức pháp luật cao Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính cần được thực hiện một cách công khai, minh bạch và khách quan, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các cá nhân và tổ chức trong quá trình thi hành pháp luật Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, đã được sửa đổi và bổ sung năm 2020, đối tượng bị xử phạt vi phạm
Trang 3324
hành chính bao gồm cả cá nhân và tổ chức Cụ thể, những quy định này chỉ rõ rằng: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm do cố ý thực hiện; trong khi đó, những người từ đủ
16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm hành chính mà
họ thực hiện Đặc biệt, đối với cán bộ, công chức, viên chức, nếu họ thực hiện hành vi vi phạm trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc về công vụ, nhiệm vụ được giao, họ cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính Ngoài ra, các tổ chức cũng sẽ chịu trách nhiệm xử phạt về mọi hành vi
vi phạm hành chính do chính họ gây ra Điều này thể hiện rõ sự nghiêm minh của pháp luật trong việc bảo vệ trật tự xã hội và tính công bằng trong việc xử
lý vi phạm
Tại khoản 3 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008, hành vi sử dụng lòng đường, lề đường và hè phố một cách trái phép là một hành vi bị nghiêm cấm Điều này được khẳng định nhằm bảo vệ trật tự an toàn giao thông và đảm bảo quyền lợi của người tham gia giao thông Hơn nữa, Điều 35 của Luật này quy định rõ rằng lề đường và lòng đường chỉ được sử dụng cho mục đích tham gia giao thông Việc vi phạm quy định này không chỉ làm giảm hiệu quả lưu thông mà còn gây ra những rủi ro tiềm ẩn cho an toàn của người đi bộ và các phương tiện giao thông khác Do đó, việc tuân thủ các quy định này là rất cần thiết nhằm bảo đảm một môi trường giao thông an toàn và văn minh
1.2.1.2 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường
Việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến việc sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường và lề đường phải được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm
2012, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020 Cụ thể, mọi hành vi sử dụng trái
Trang 3425
phép các không gian công cộng này cần phải được phát hiện và ngăn chặn một cách kịp thời, đồng thời phải chịu sự xử lý nghiêm minh nhằm bảo đảm tính răn đe và sự nghiêm túc của pháp luật Tất cả hậu quả phát sinh từ các vi phạm hành chính phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật
Ngoài ra, quy trình xử phạt cần được thực hiện một cách nhanh chóng, công khai, khách quan và đúng thẩm quyền, đồng thời bảo đảm công bằng và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành Việc quyết định hình thức và mức
độ xử phạt cần dựa trên các yếu tố như tính chất, mức độ và hậu quả của hành
vi vi phạm, cũng như các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng liên quan đến đối tượng vi phạm Quan trọng hơn, người có thẩm quyền xử phạt phải có trách nhiệm chứng minh rõ ràng hành vi sử dụng trái phép các không gian công cộng này, nhằm bảo đảm sự chính xác và hợp lý trong việc thi hành pháp luậtĐối với cùng một hành vi sử sụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
1.2.2 Các hình thức xử phạt
Việc buôn bán trên vỉa hè và lòng đường với mục đích cá nhân, khi gây ảnh hưởng và cản trở đến người tham gia giao thông cũng như các hoạt động bình thường khác, được coi là hành vi lấn chiếm không gian công cộng Hành
vi này không chỉ làm mất trật tự an toàn giao thông mà còn vi phạm các quy định của pháp luật Các quy định liên quan đến hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật, cụ thể là Luật Xử lý
vi phạm hành chính năm 2012, đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2020, cũng như các nghị định của Chính phủ hướng dẫn chi tiết về các hành vi vi phạm hành chính và mức xử phạt cụ thể Điều này thể hiện sự nghiêm túc của Nhà nước trong việc quản lý và bảo vệ trật tự an toàn giao thông, đồng thời nhấn mạnh rằng mọi hành vi lấn chiếm đều cần phải bị xử lý kịp thời và nghiêm
Trang 3526
minh nhằm duy trì an toàn cho cộng đồng Đối với các vi phạm hành chính và các biện pháp xử phạt, khắc phục hậu quả cụ thể trong từng lĩnh vực được quy định rải rác ở rất văn bản chuyên ngành, trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trật tự giao thông đường bộ, lòng, lề đường, chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện
1.2.2.1 Hình thức phạt chính
Thứ nhất, hình thức cảnh cáo Cảnh cáo là hình thức xử phạt được áp dụng đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với chủ thể vi phạm là người chưa thành niên từ đủ 14 tưổi đến dưới 16 tuổi thực hiện
Thứ hai, hình thức phạt tiền Hình thức phạt tiền mang tính nghiêm khắc hơn cảnh cáo vì hình thức xử phạt này gây thiệt hại về vật chất đối với người
bị xử phạt Đây là hình thức được áp dụng nhiều nhất để xử phạt hầu hết các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ hiện nay Trong thực tế thì hình thức xử phạt này có tác dụng to lớn đối với công tác phòng, chống vi phạm cũng như mang tính chất răn đe, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong xã hội Khi áp dụng hình thức xử phạt này, mức xử phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó, có thể áp dụng tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ
1.2.2.2 Hình thức phạt bổ sung
Ngoài việc bị áp dụng hình phạt chính, cá nhân, tổ chức còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi VPHC
Trang 36lề đường Những quy định này được thể hiện rõ trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, đã được sửa đổi và bổ sung vào năm 2020 Cụ thể, Nghị định
số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cùng với Nghị định 123/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, tạo thành bộ khung pháp lý đầy đủ và rõ ràng trong việc xử
lý các hành vi vi phạm Những quy định này không chỉ xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan chức năng trong việc xử lý vi phạm mà còn nêu rõ mức xử phạt cụ thể đối với các hành vi lấn chiếm không gian công cộng, từ đó góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân [7] Hiện nay, tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cho thấy sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, bao gồm: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát trật tự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, và Thanh tra chuyên ngành Sự đa dạng này, tuy góp phần tăng cường hiệu quả quản lý và bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhưng cũng đồng thời tạo ra sự lúng túng cho người dân Nhiều người không rõ thẩm quyền và
Trang 3728
trách nhiệm cụ thể của từng lực lượng trong việc xử lý các vi phạm, dẫn đến tâm lý khó chịu và bối rối Sự không nhất quán trong việc thực thi pháp luật cũng như thiếu thông tin về thẩm quyền của các cơ quan chức năng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác xử lý vi phạm, và từ đó cản trở việc nâng cao
ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 5.000.000 đồng (cấp xã), phạt đến 37.500.000 đồng (cấp huyện) và đến 75.000.000 đồng (cấp tỉnh); áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Buộc tháo
dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép,…
Cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và điểm a khoản 8 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (đối với Cảnh sát giao thông Cảnh sát giao thông), trừ các hành vi sau: Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ; khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt
Trưởng Công an xã có thẩm quyền đối với 02 hành vi: Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố
có quy định cấm bán hàng và Xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường
Vỉa hè, lòng đường là nơi dành cho người đi bộ di chuyển Nó vừa đảm bảo an toàn cho người đi bộ, vừa tránh tình trạng chen lấn, gây ách tắc giao
Trang 3829
thông Công dụng chính của vỉa hè là làm lối đi riêng cho người đi bộ Việc sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, lề đường gây ảnh hưởng lớn đến mỹ quan
đô thị và trật tự an toàn xã hội Hàng loạt các cuộc ra quân, dẹp lại trật tự vỉa
hè, lòng đường, lề đường đã được thực hiện, tuy nhiên, tình trạng tái diễn vẫn thường xuyên, đâu lại vào đó Chính vì thế, công tác quản lý trật tự công cộng, siết chặt hoạt động kinh doanh, sử dụng vì lợi ích cá nhân đối với vỉa hè, lòng đường, lề đường của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, xuất phát từ các yếu tố sau:
Thứ nhất, về pháp luật Tình trạng “lách luật” của một số cán bộ, người thi hành công vụ Đâu đó vẫn có tình trạng cán bộ bảo kê, nhiều trường hợp chỉ cần chi trả các khoản “lệ phí ngoài” thì mua được vị trí vỉa hè làm khu để xe cho khách hàng, tình trạng các đối tượng đứng sau cho thuê vỉa hè, lòng đường diễn
ra phức tạp, có khi nằm rải rác hoặc tập trung liên kết nhiều nơi trên địa bàn khiến việc quản lý hay ra quân lập lại trật tự vỉa hè không đạt được hiệu quả Thứ hai, về chính trị Cấp có thẩm quyền, người được trao quyền xử lý thực hiện chức năng của mình chưa thực sự triệt để, thiếu đồng bộ, nhất quán Vấn đề xử lý vi phạm đã được thực hiện rất nhiều, song vẫn chưa quyết liệt và nghiêm khắc Qua thực tiễn thực hiện có thể thấy, việc ra quân dẹp lại trật tự được tiến hành nhiều đợt, tăng cường công tác xử lý Tuy nhiên, công tác quản
lý tình hình vi phạm sau đó lại không được chú trọng, nên đâu lại vào đấy, vi phạm vẫn tái diễn
Thứ ba, về điều kiện thực thi nhiệm vụ Lực lượng cán bộ, công chức, người làm việc không chuyên trách giảm trong khi khối lượng công việc ngày càng tăng mức lương của nhân viên trật tự đô thị rất thấp, thâm niên dưới 5 năm khoảng hơn 2 triệu đồng, từ 5 - 10 năm được khoảng 2,6 triệu đồng, trên 10 năm được hơn 2,9 triệu đồng/tháng và giữ nguyên chứ không được tăng thêm
Trang 39Thứ tư, về cơ sở hạ tầng Đó là sự quá tải, thiếu quy hoạch, kết nối đồng
bộ giữa đường giao thông, vỉa hè với các khu vực xung quanh Tại quận Gò Vấp có các tuyến đường như Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Khối, Lê Đức Thọ, Lê Văn Thọ với rất nhiều hàng quán xây dựng, bày bán sát đường, do đó lấy vỉa hè để làm nơi đỗ xe cho khách, thậm chí còn đỗ ngay dưới lòng đường Việc lập thiết kế đô thị thiếu sự cân bằng trong 3 hoạt động: Xây dựng hoàn chỉnh các quy chế quản lý lòng đường, vỉa hè trong đô thị, nhất là các quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị bao gồm lòng đường, vỉa hè; kiện toàn việc quản lý theo quy hoạch; tuyên truyền vận động để cộng đồng nắm rõ và cùng thực hiện
Thứ năm, về yếu tố con người Đối với nhận thức của người dân, dù hầu hết người dân đều biết rằng được hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường là sai quy định nhưng họ vẫn cố tình xem thường pháp luật Nhiều người mặc nhiên xem vỉa hè, lòng đường, lề đường là của riêng mình, tự do buôn bán, bày bán hàng hóa, làm điểm giữ xe, thậm chí người đi bộ đi ngang qua cũng bị quát tháo, bắt họ phải di chuyển dưới lòng đường Người bán tràn ra đường mời gọi khách, những người đi bộ thì lẳng lặng chọn lòng đường làm lối đi trong cam chịu Nhiều đối tượng còn trẻ, đặc biệt là ở độ tuổi thiếu niên có những hành động, thái độ quá khích, thách thức các lực lượng cơ quan chức năng Đối với cán bộ xử phạt, nặng chữ tình trong công tác xử phạt vi phạm hành chính Hầu