Kết quả đánh giá sẽ được Thành phố sử dụng để lập kế hoạch cải thiện công tác quản lý các dịch vụ công, đồng thời hỗ trợ Thành phố và các Đối tác Phát triển trao đổi với chính quyền trun
THÔNG TIN BỐI CẢNH QUỐC GIA VÀ ĐỊA PHƯƠNG
Tình hình kinh tế
1.1.1 Tình hình kinh tế quốc gia
1 Việt Nam là quốc gia ở Đông Nam Á với dân số lên đến 96,2 triệu người vào năm 2019 Công cuộc cải cách kinh tế và chính trị ‘Đổi mới’ từ năm 1986 đã chuyển đổi từ đất nước từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành quốc gia thu nhập trung bình thấp Trong 30 năm qua, cải cách kinh tế và thể chế kết hợp với đầu tư về vật chất và con người đã đem lại kết quả ngoạn mục, tăng thu nhập đầu người của Việt Nam lên sáu lần, lên đến trên 2.700 USD vào năm 2019 Trên 45 triệu người được thoát nghèo Tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ trên 70% xuống còn dưới 6% (theo chuẩn 3,2 USD/ngày tính ngang giá sức mua)
2 Hàng triệu người Việt Nam đã di cư từ làng quê ra các vùng đô thị, từ sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp sang làm việc hưởng lương ở các ngành công nghiệp và dịch vụ trong vài chục năm kể từ khi Đổi mới Trên khắp đất nước Việt Nam, hạ tầng xây mới và được cải tạo đã kết nối người dân với việc làm, thị trường, dịch vụ và thông tin Đầu tư cho giáo dục và y tế không chỉ cải thiện chất lượng sống của hàng triệu người, mà còn tạo điều kiện cho họ tham gia hiệu quả vào quá trình phát triển của Việt Nam Trong giai đoạn 2016-
2019, nền kinh tế tăng trưởng 6,5-7% mỗi năm Tỷ trọng đóng góp ngành nông lâm và ngư nghiệp giảm từ 17% năm 2015 xuống còn 14% năm 2018, trong khi đó đóng góp của ngành dịch vụ tăng từ 39,7% năm
2015 lên 41,2% năm 2018 và 41,6% năm 2019, còn đóng góp của ngành công nghiệp và xây dựng vẫn ổn định ở mức 33-34% từ năm 2015 đến 2019 Tỷ lệ lạm phát theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm từ 4,7% năm
2016 xuống còn 3,5% năm 2018 và 2,8% năm 2019
3 Việt Nam đã từng bước chuyển mình từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung gần như đóng cửa sang nền kinh tế theo định hướng thị trường và hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế toàn cầu Năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa lên đến 500 tỷ USD, đem lại thặng dư 9,9 tỷ USD, phá vỡ kỷ lục năm 2017 là 9,0 tỷ USD Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lên đến 38,2 tỷ USD năm 2019, tăng 7,2% so với năm 2018, chiếm tỷ lệ ổn định ở mức 23,3 - 23,8% tổng đầu tư toàn xã hội từ năm 2015 đến năm 2019 Đầu tư của Nhà nước tăng 2,6% so với 2018 nhưng tỷ lệ so với tổng đầu tư toàn xã hội giảm từ 38% năm 2015 xuống còn 31% năm 2019, nhưng lại được bù đắp nhiều hơn bởi đầu tư của khu vực tư nhân, tăng từ 38,7% năm 2015 lên đến 46% năm 2019 Tổng đầu tư toàn xã hội năm tăng 10,2%, nâng mức đóng góp từ 32,6% GDP năm
4 Để duy trì bền vững tốc độ tăng trưởng cao và đồng đều đến thời điểm này, Việt Nam phải xử lý nhiều thách thức Mặc dù dân số trong độ tuổi lao động và lực lượng lao động vẫn tiếp tục tăng trong hai thập kỷ thới, nhưng tốc độ tăng sẽ giảm dần xuống còn khoảng 1% mỗi năm, thấp hơn nhiều so với mức tăng bình quân 2,5% trong giai đoạn 1990-2013 Dân số đang già đi nhanh chóng, trong khi tăng năng suất là động lực chính cho tăng trưởng GDP trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế ban đầu của Việt Nam vẫn chưa mạnh Tuy đã đạt những thành tựu đáng kể về chất lượng và kết quả giáo dục, đặt biệt ở các cấp tiểu học và trung học, nhưng kỹ năng của người lao động còn chưa tương xứng với nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng
5 Công nghiệp hóa, đô thị hóa và tăng trưởng cao đang ngày càng tàn phá môi trường Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu nhất trên thế giới Việt Nam cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng để giảm áp lực với môi trường Xu hướng thương mại toàn cầu đang chuyển dịch, công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, và biến đổi khí hậu đem lại cả cơ hội cũng như những rủi ro mới cho Việt Nam Tất cả những thách thức trên đang đặt áp lực cho nền tài chính công của quốc gia, khiến cho nhu cầu cải thiện hiệu quả quản lý tài chính công trở nên bức thiết về mặt chính sách.
6 Nền kinh tế Việt Nam vượt qua dịch COVID-19 tương đối tốt năm 2020, với tốc độ tăng trưởng đạt 2,91% và xuất khẩu đạt thặng dư 19,1 tỷ USD Nhờ có dư địa tài khóa do đảm bảo kỷ luật củng cố ngân sách trong những năm trước đó, Chính phủ có khả năng triển khai gói hỗ trợ tổng thể kết hợp với giãn cách nghiêm túc Mặc dù vậy, số thu từ thuế bị ảnh hưởng nặng nề và có những quan ngại được nêu ra về hệ thống đảm bảo xã hội Quốc gia thực sự bị COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề trong Quý III, 2021, đặc biệt ở các vùng công nghiệp phía nam trong và quanh thành phố Hồ Chí Minh, dẫn đến hàng loạt người lao động nhập cư rời bỏ các tỉnh thành công nghiệp để về quê Điển hình, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Tp Cần Thơ chỉ tăng trưởng 1,03% trong năm 2020 (so với 7,29% năm 2019) và giảm -2,79% trong năm 2021 Sau chiến dịch tiêm vắc-xin nhanh chóng và thành công của Chính phủ, nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục toàn diện trong Quý IV năm 2021
Bảng 2: Một số chỉ tiêu kinh tế quốc gia (%)
Tài khoản quốc gia (% thay đổi)
GDP theo giá so sánh 6,7 6,9 7,2 7,2 2,9 2,6
Cân đối tài khoản vãng lai 0,2 -0,6 1,9 3,7 3,7 -1,1
Toàn dụng nhân công và lạm phát (% thay đổi)
Chỉ số giá tiêu dùng (bình quân kỳ) 2,7 3,5 3,5 2,8 3,2 1,8
Chỉ số giảm phát GDP 1,8 4,4 3,4 1,9 1,6 2,8
Tỷ lệ thất nghiệp (ILO) 1,9 1,9 1,2 2,0 2,4 2,9
Cân đối tài khóa tổng thể -3,2 -2,0 -1,0 -0,4 -3,9 -3,8
Cân đối tài khóa cơ bản -1,6 -0,4 0,5 1,0 -2,6 -2,5
Nợ công và được khu vực công bảo lãnh 47,6 46,3 43,7 41,3 41,7 40,2
1.1.2 Thông tin và những chỉ số kinh tế chính của địa phương
7 Tp Cần Thơ được coi là thủ phủ của miền Tây Nam bộ Với vị trí ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km và cách các tỉnh lân cận trong vùng đồng bằng từ 60-190 km, thành phố là cửa ngõ quan trọng của cả khu vực Thành phố được kết nối bằng một số quốc lộ quan trọng, có Sân bay quốc tế Cần Thơ được mở vào năm 2008, cảng sông Cần Thơ có thể đón tầu 10.000 DWT và cảng biển Cái Cui có thể đón tàu 20.000 DWT với lưu lượng từ 4 đến 5 triệu tấn mỗi năm Một số thông tin và chỉ số kinh tế của địa phương được tổng hợp trong các Bảng 3 và 4 dưới đây
Bảng 3: Tổng hợp thông tin về Tp Cần Thơ Địa phương Chi tiết
Việt Nam có cơ cấu 04 cấp chính quyền từ trên xuống dưới (trung ương, tỉnh, huyện và xã), nhưng quan trọng là mối quan hệ giữa chính quyền trung ương với 63 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, được gọi chung là chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương Tp Cần Thơ bao gồm chính quyền thành phố, 5 quận và 4 huyện Dưới cấp huyện có 85 xã (nông thôn), phường (đô thị), thị trấn Đánh giá PEFA này chỉ thực hiện ở phạm vi cấp chính quyền thành phố
Dân số 1.235.171 người vào ngày 01/04/2019 Dân số đô thị chiếm 69,7%. Đặc điểm chính
Tp Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, được coi là đầu tàu tăng trưởng của Đồng bằng sông Cửu Long Thành phố là trung tâm hậu cần cho các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản, đồng thời là trung tâm y tế, giáo dục, thương mại và kinh tế cho 12 tỉnh còn lại của Đồng bằng sông Cửu Long.
Tổng sản phẩm trên địa bản của TP.Cân Thơ (GRDP) năm 2019 ước đạt 3,856 tỷ USD Năm 2019, sản lượng nông lâm thủy sản đóng góp 9,62%; công nghiệp và xây dựng đóng góp 33,17%; ngành dịch vụ đóng góp 50,03%
Các dịch vụ của địa phương Tp Cần Thơ cung cấp các dịch vụ y tế, dạy nghề và vận tải không chỉ trong địa phương mà cả cho các tỉnh khác của Đồng bằng Sông Cửu Long (khu vực Tây Nam bộ).
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Tp Cần Thơ
Bảng 4: Một số chỉ tiêu kinh tế của Cần Thơ (2017-2019)
Các chỉ số kinh tế 2017 2018 2019
Tỷ lệ đóng góp các ngành (%)
GRDP đầu người (nghìn USD) 2,64 2,94 3,12
Tốc độ tăng trưởng GRDP 6,28 8,15 5,38
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Tp Cần Thơ.
8 Cần Thơ có 9 đơn vị hành chính, bao gồm 5 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong Điền) Các quận huyện có 83 phường, xã và thị trấn Thành phố nằm dọc 65 km bờ tây của sông Hậu trên diện tích tự nhiên 1.401 km 2 Dân số có 1.237.171 người, tương đương 7,2% Đồng bằng sông Cửu Long và 1,3% toàn quốc, trong đó người Kinh là nhóm dân đa số tại Việt Nam chiếm 97,5% Dân số đô thị chiếm 69,7% Mật độ dân số là 858 người/m 2 , cao gấp đôi so với mật độ bình quân đồng bằng sông Cửu Long Dân số đô thị đạt 69,7%.
Xu hướng tài khóa và ngân sách của Tp Cần Thơ
13 Cần Thơ là chính quyền cấp tỉnh duy nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng tự cân đối và đóng góp cho ngân sách trung ương hàng năm 12 tỉnh còn lại trong khu vực là các tỉnh nhận bổ sung cân đối hàng năm từ ngân sách trung ương Nguồn thu ngân sách chủ yếu là các nguồn thu được phân chia với ngân sách trung ương, bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và thuế bảo vệ môi trường (BVMT) Nguồn thu được hưởng 100% chỉ chiếm chưa đến 30% trong tổng thu được hưởng qua phân cấp Nguồn thu được hưởng 100% quan trọng nhất của thành phố là thu từ xổ số kiến thiết, có thể được sử dụng để phát triển hạ tầng, chủ yếu trong lĩnh vực y tế và giáo dục Ngoài ra, Cần Thơ cũng được nhận bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương, chủ yếu qua các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình mục tiêu của các ngành, như tất cả các tỉnh thành khác
14 Về chi ngân sách, một phần ba được dùng để bổ sung cho ngân sách cấp dưới (chi tiêu của chính quyền quận huyện phụ thuộc 70% vào ngân sách thành phố) Chi đầu tư chiếm khoảng 50% tổng chi Thành phố đầu tư mạnh mẽ vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, thủy lợi, sản xuất thủy sản và ứng phó biến đổi khí hậu Về chi thường xuyên, chi giáo dục và đào tạo chiếm khoảng 25%, trong đó một phần ba dành cho đào tạo và dạy nghề Chi quản lý nhà nước chiếm 20% tổng chi thường xuyên Chi y tế chiếm khoảng 15%, trong đó một phần năm dành hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, sinh viên và học
Bảng 5 Dữ liệu tài khóa tổng thể của chính quyền địa phương (triệu VND)
Thu bổ sung ngân sách 1.090.102 2.310.634 2.391.395
Chi tiêu trừ chi trả lãi 10.238.385 11.879.112 11.423.578
Tổng bội chi (tính cả thu bổ sung ngân sách) 1.438.802 3.153.034 2.861.395
Bội chi cơ bản (không tính chi trả lãi) 348.700 842.400 470.000
Nguồn: Sở Tài chính Cần Thơ.
Quan hệ tài khóa giữa các cấp chính quyền
15 Việt Nam có cơ cấu gồm bốn cấp chính quyền từ trên xuống dưới (trung ương, tỉnh, huyện và xã) Quốc gia được chia thành 63 tỉnh thành Tp Cần Thơ là một trong 05 thành phố quan trọng (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ) tương đương cấp tỉnh, được gọi là thành phố trực thuộc trung ương Mặc dù Việt Nam là quốc gia có mô hình ngân sách đơn nhất, nhưng Luật Ngân sách Nhà nước năm
2002 đã quy định về hệ thống quan hệ tài khóa giữa các cấp chính quyền có nhiều điều đặc điểm của mô hình ngân sách liên bang Luật giao nhiều quyền tự chủ cho chính quyền cấp tỉnh trong việc bố trí ngân sách cho các cấp chính quyền cấp dưới
16 Ngân sách của toàn bộ chính phủ, được gọi là ngân sách Nhà nước, bao gồm ngân sách của chính quyền trung ương và ngân sách của 63 địa phương Ngân sách của địa phương tại một tỉnh được tổng hợp từ ngân sách của chính quyền cấp tỉnh và toàn bộ ngân sách của các quận huyện tại địa phương đó Ngân sách quận huyện được tổng hợp từ ngân sách của chính quyền cấp huyện và toàn bộ xã và/hoặc phường và/hoặc thị xã dưới đó Hệ thống ngân sách này được gọi là ngân sách lồng ghép hoặc mô hình búp bê Ma-tri-ốt-xka
17 Theo Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi số 83/3015/QH13, mỗi tỉnh đều có nguồn thu riêng (được hưởng 100%) và nguồn thu được phân chia giữa trung ương và từng địa phương Tỷ lệ phân chia nguồn thu được xác định qua ba bước để đảm bảo công bằng: Bước 1 - xác định nhu cầu chi của từng tỉnh trên cơ sở định mức phân bổ ngân sách, chủ yếu dựa trên tiêu chí dân số; Bước 2 - xác định nguồn thu riêng của tỉnh đó và tổng số thu được hưởng qua phân chia; Bước 3 - xác định số thu được phân chia theo công thức: số thu từ các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% + số thu được hưởng từ khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%)= nhu cầu chi Bổ sung cân đối được thiết kế để bù đắp phần còn thiếu (nếu có) Luật cũng cho phép cấp tỉnh được vay cho chi đầu tư
18 Nhằm tăng cường tự chủ cho chính quyền cấp tỉnh, đồng thời giảm thời gian và công sức thảo luận ngân sách, Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 đã quy định về thời kỳ ổn định ngân sách 5 năm Trong thời kỳ ổn định, số thu được hưởng qua phân chia (dựa trên nhu cầu chi) được ổn định giữa các cấp ngân sách, còn số bổ sung cân đối có thể tăng, tùy vào năng lực tài khóa của ngân sách trung ương Theo đó, năm đầu tiên của thời kỳ ổn định ngân sách có vai trò hết sức quan trọng, là thời điểm định mức phân bổ chi và tỷ lệ phân chia các khoản thu được Quốc hội xác định lại, dựa trên đề xuất của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư
19 Trong phạm vi một tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền lập pháp nhằm quyết định quan hệ tài khóa nội tỉnh Trên cơ sở nguồn thu và nhiệm vụ chi của chính quyền địa phương theo quy định, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp cụ thể nguồn thu và nhiệm vụ chi cho chính quyền cấp tỉnh, cấp quận huyện và chính quyền cấp xã Một số tỉnh có thể quy định phân cấp một số lĩnh vực chi (như y tế) cho ngân sách cấp huyện Trong khi một số lĩnh vực chi như giáo dục phổ thông có cơ cấu phân cấp ngân sách đồng nhất giữa các tỉnh, một số tỉnh có thể quyết định quản lý tập trung một số lĩnh vực chi, như y tế, cho ngân sách cấp tỉnh Trong trường hợp Cần Thơ, chính quyền thành phố quản lý tập trung hầu hết các sự nghiệp y tế của cả cấp thành phố, quận huyện và cấp xã Trong lĩnh vực giáo dục, chính quyền thành phố quản lý các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông và trung học phổ thông & cơ sở, cùng một số cơ sở giáo dục quan trọng Chính quyền cấp quận huyện chủ yếu phụ trách các trường phổ thông cơ sở và tiểu học Chính quyền cấp xã phụ trách các cơ sở tiền tiểu học
1.3.1 Phân giao nhiệm vụ chi
20 Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương còn chung chung và thiếu rõ ràng Theo ngôn ngữ của các văn bản quy phạm pháp luật, dường như cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đều đảm nhiệm 13 lĩnh vực chi giống nhau 4 Trong thực tế, ngân sách trung ương phụ trách các dự án quan trọng của quốc gia và các dự án đầu tư lớn tầm khu vực, cũng như các lĩnh vực chi sự nghiệp như ngoại giao, an ninh và quốc phòng, trong khi ngân sách địa phương cũng phụ trách một phần cùng các lĩnh vực đó (v.d an ninh và quốc phòng) Trong các lĩnh vực chi sự nghiệp công, các địa phương có sự hiện diện lớn hơn trong ngân sách Nhà nước so với trung ương Chẳng hạn, trong lĩnh vực giáo dục, hầu như toàn bộ chi tiêu cho giáo dục tiền tiểu học, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đều thuộc về địa phương Mặc dù vậy, phân giao nhiệm vụ chi từ cấp tỉnh trở xuống lại không đồng nhất giữa các tỉnh (đề nghị tham khảo ví dụ về Tp Cần Thơ ở mục trên).
1.3.2 Phân chia nguồn thu từ thuế
21 Ngân sách trung ương và các địa phương đều có nguồn thu riêng (được hưởng 100%) và nguồn thu được hưởng qua phân chia Nguồn thu được phân giao theo nguyên tắc khả năng kiểm soát của cấp ngân sách Trong khi ngân sách trung ương được hưởng toàn bộ nguồn thu từ xuất, nhập khẩu và thu dầu thô, hầu hết các nguồn thu nội địa quan trọng đều được phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, bao gồm thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế TTĐB hàng trong nước và thuế BVMT trên cơ sở tỷ lệ phân chia nguồn thu được ổn định trước trong vòng 5 năm theo quyết định của Quốc hội Nguồn thu riêng của chính quyền địa phương bao gồm thuế tài nguyên (không bao gồm dầu thô), các nguồn thu liên quan đến đất, các nguồn thu liên quan đến tài sản và đầu tư, toàn bộ phí và lệ phí của địa phương Nguồn thu riêng quan trọng nhất thường là nguồn thu một lần từ đất và nguồn thu thường xuyên qua hoạt động xổ số kiến thiết.
22 Chính quyền trung ương chịu trách nhiệm hành thu hầu hết các nguồn thu, ngoại trừ một số phí và lệ phí của địa phương Cả nguồn thu được phân chia và được phân cấp đều được hach toán vào tài khoản ngân sách của từng cấp chính quyền hàng ngày Đặc trưng của cơ chế phân chia nguồn thu ngân sách ở Việt Nam là các tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu được áp dụng khác nhau cho các tỉnh khác nhau, nhưng được áp dụng đồng nhất cho tất cả các khoản thu phân chia Sau đó từng địa phương tự quyết định về tỷ lệ phân chia nguồn thu với các quận huyện của họ (tham khảo ví dụ ở dưới) Theo mục 4, Điều 18, Nghị định số 163, tỷ lệ phân chia được áp dụng chung đối với tất cả các khoản thu phân chia của một địa phương Tiếp theo, cấp tỉnh được tự quyết định cụ thể tỷ lệ phân chia ngân sách cho các quận huyện trong tỉnh Số
25 vậy, bất cân đối theo chiều dọc vẫn tồn tại Năm 2019, chỉ có 16 địa phương có khả năng tự cân đối và/hoặc có đóng góp cho ngân sách trung ương Còn lại 47 địa phương được giữ lại toàn bộ số thu được hưởng qua phân chia và được nhận bổ sung cân đối của ngân sách trung ương
Ví dụ về tỷ lệ phân chia nguồn thu tại Tp Cần Thơ 5
Các nguồn thu được phân chia
Quận Ninh Kiều 6 Các quận huyện khác Trung ương
Thành phố Quận Trung ương
1 Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
- Thuế giá trị gia tăng 9% 59% 32% 9% 4% 87%
- Thuế thu nhập doanh nghiệp 9% 41% 50% 9% 4% 87%
- Thuế tiêu thụ đặc biệt 9% 41% 50% 9% 4% 87%
2 Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa sản xuất trong nước 9% 91% 0% 9% 91% 0%
3 Thuế thu nhập cá nhân 9% 6% 85% 9% 4% 87%
1.3.3 Bổ sung ngân sách giữa các cấp chính quyền
23 Như đã nêu trên, bổ sung cân đối được xác định theo công thức nhằm mục đích điều hòa cân đối Các tỉnh khá giả không nhận bổ sung cân đối Nhưng khác với nguồn thu được hưởng qua phân chia được ổn định cho địa phương, số bổ sung cân đối dành cho địa phương có thể tăng lên trong ‹thời kỳ ổn định ngân sách› tùy vào năng lực tài khóa của ngân sách trung ương Bổ sung có mục tiêu được sử dụng cho (i) các chính sách mới ban hành và chưa có nguồn đảm bảo của trung ương; (ii) các chương trình mục tiêu hoặc các chương trình, dự án khác của trung ương; (iv) dự án quan trọng của địa phương (nhưng không quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của trung ương Bổ sung cân đối có thể tiên liệu được trong ‘thời kỳ ổn định ngân sách’ còn bổ sung có mục tiêu theo các chương trình của trung ương về cơ bản cũng trong khả năng dự liệu
24 Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, chỉ có chính quyền địa phương cấp tỉnh mới được vay để bù đắp bội chi ngân sách và vay để trả nợ gốc Chính quyền cấp huyện và cấp xã không được phép bội chi Các địa phương được phép vay bằng nội tệ trên thị trường trong nước, vay tồn ngân của Kho bạc Nhà nước và từ Quỹ Dự trữ Tài chính của địa phương, hoặc vay qua phát hành trái phiếu địa phương, nhưng không được phép vay nước ngoài trực tiếp mà chỉ được vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ Luật quy định về hạn mức dư nợ của địa phương trong khoảng 20-30% số thu được hưởng qua phân cấp của hầu hết các địa phương, tùy vào năng lực tài khóa của từng địa phương, nhưng cao hơn ở một số thành phố được áp dụng quy chế đặc thù (v.d Cần Thơ, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) 7 Ngoài ra, Quốc hội còn quyết định hạn mức vay nợ hàng năm cho từng địa phương Theo quy định, nợ chỉ được phép sử dụng cho chi đầu tư
5 Nghị quyết số 11/2017/NQ-HĐND, ngày 07/12/2017, của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ, về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017-2020.
6 Ninh Kiều là quận nội đô quan trọng nhất của thành phố Cần Thơ.
7 Theo Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội, thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ.
Cơ chế thể chế liên quan đến QLTCC
1.4.1 Cơ chế thể chế chung liên quan đến QLTCC
25 Hiến pháp (sửa đổi năm 2013) quy định về thể chế tổng quan của Việt Nam, gồm ba cơ quan (cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp) và bốn cấp chính quyền (trung ương, tỉnh, huyện và xã) Hiến pháp cũng quy định về mô hình nhất thể của hệ thống QLTCC tại Việt Nam, trong đó ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách trung ương đóng vai trò chủ đạo Toàn bộ thu, chi ngân sách cần được đưa vào dự toán ngân sách được cơ quan lập pháp quyết định mới được coi là hợp pháp
26 Ở cấp trung ương, thẩm quyền lập pháp thuộc về Quốc hội Theo Điều 70 của Hiến pháp, Quốc hội (i) quyết định các vấn đề tài chính và tiền tệ quan trọng của quốc gia; (ii) quy định sửa đổi hoặc bãi bỏ các sắc thuế; (iii) quyết định về phân chia nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; (iv) quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; và (v) phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm y Vì Quốc hội chỉ họp hai lần một năm và hầu hết các đại biểu không phải là đại biểu chuyên trách, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội được thành lập để đưa ra các quyết định lập pháp quan trọng, bao gồm về QLTCC Ủy ban Thường vụ Quốc hội bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các đại biểu quan trọng của Quốc hội Ủy ban có thẩm quyền giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, bãi bỏ các quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bên cạnh các thẩm quyền khác y Quốc hội còn có Ủy ban Tài chính và Ngân sách, hoạt động thông qua 4 Tiểu ban: (i) Thẩm tra và Điều phối Dự toán; (ii) Thu Ngân sách và Thị trường Tài chính; (iii) Đầu tư Công; và (iv) Quyết toán và Kiểm toán
27 Trong cơ quan hành pháp, Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ quốc gia Sau khi ngân sách năm được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao ngân sách cho các bộ, ngành trung ương và 63 tỉnh, thành phố Tại cấp ngân sách trung ương, các bộ ngành được gọi là đơn vị dự toán cấp 1, các đơn vị đó phân bổ ngân sách của mình cho các đơn vị dự toán cấp 2 và cấp 3, là các đơn vị trung gian và/hoặc đơn vị sử dụng ngân sách Các cấp ngân sách khác cũng theo cơ cấu như vậy Báo cáo tình hình thực hiện và quyết toán ngân sách được lập từ cấp thấp nhất lên đến các đơn vị dự toán cấp 1, được tổng hợp cho từng cấp ngân sách, và cuối cùng cho toàn bộ chính phủ.
28 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 quy định về phạm vi, cơ cấu, quy trình, trách nhiệm về ngân sách, các nguyên tắc và quy tắc và hệ thống quản lý ngân sách, bao gồm cả cơ chế phân cấp tài khóa Luật 2015 lần đầu tiên quy định về tầm nhìn trung hạn trong lập ngân sách qua yêu cầu lập kế hoạch tài chính 5 năm cố định và kế hoạch tài chính và ngân sách nhà nước 3 năm cuốn chiếu, bên cạnh dự toán ngân sách hàng năm Tương tự như dự toán ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính 5 năm cố định (và kế hoạch đầu tư công 5 năm được lập trong khuôn khổ kế hoạch tài chính 5 năm) được các cơ quan lập pháp quyết định ở cả trung ương và địa phương, còn kế hoạch tài chính và ngân sách nhà nước 3 năm cũng được trình lên các cơ quan lập pháp nhưng chỉ là thông tin tham khảo
29 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 cũng lần đầu tiên chính thức cho phép chính quyền địa phương riêng ở cấp tỉnh được phép bội chi và được bù đắp bội chi bằng vay nợ trong phạm vi hạn mức dư nợ và vay nợ
27 bao gồm Luật Đầu tư Công (sửa đổi năm 2019); Luật Quản lý Nợ Công (sửa đổi năm 2017); Luật Quản lý và
Sử dụng Công sản (2017); Luật Đấu thầu (ban hành năm 2013); Luật Kế toán (2013); và Luật Kiểm toán Nhà nước (2015), cùng nhiều Nghị định cấp chính phủ, Thông tư cấp bộ và các văn bản quy định khác hướng dẫn thi hành luật
30 Việt Nam có hệ thống ngân sách kép Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) phụ trách về ngân sách đầu tư, còn
Bộ Tài chính phụ trách khung tài khóa tổng thể và ngân sách thường xuyên Bộ Tài chính điều hành 3 hệ thống ngành dọc được tin học hóa ở cấp độ cao, bao gồm Thuế, Hải quan và Kho bạc, cùng với hệ thống phần mềm đăng ký tài sản công và hệ thống ghi chép nợ công tập trung Các hệ thống ngành dọc của Bộ Tài chính tiếp cận cấp tỉnh và cấp huyện thông qua các cơ quan tại địa phương hoạt động theo cơ chế song trùng trực thuộc (nghĩa là họ cũng có trách nhiệm giải trình với chính quyền địa phương) Bộ Kế hoạch và Đầu tư phụ trách 2 nền tảng công nghệ thông tin tập trung (hệ thống theo dõi dự án đầu tư và hệ thống đấu thầu quốc gia) ngoài các lĩnh vực chuyên môn khác không hoạt động theo ngành dọc, bao gồm lập kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội.
31 Về thực hiện ngân sách và kiểm soát, Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm đăng ký cam kết chi lớn và kiểm soát số dư dự toán của từng đơn vị sử dụng ngân sách Để thực hiện điều đó, họ sử dụng hệ thống kho bạc tự động hóa (TABMIS) Ngoài ra, họ còn thực hiện kiểm soát cam kết chi trong quá trình xử lý đề nghị thanh toán của các đơn vị chi tiêu Vì toàn bộ các khoản thanh toán ngân sách đều phải qua các thủ tục kiểm soát chi thủ công và kiểm tra số dư dự toán của Kho bạc, Kho bạc Nhà nước tin tưởng rằng không có nợ đọng thanh toán phát sinh Kho bạc Nhà nước cũng chịu trách nhiệm thu hầu như toàn bộ số thu nộp vào các tài khoản chuyên thu của họ mở tại các ngân hàng thương mại, để đối chiếu hằng ngàyvới các hệ thống quản lý thu (Thuế và Hải quan), đồng thời chịu trách nhiệm phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường trong nước Kho bạc thiết lập hệ thống Tài khoản kho bạc tập trung (TSA) vào năm 2019 và đang tiến tới quản lý ngân quỹ chủ động
32 Chức năng kiểm toán nội bộ hầu như chưa tồn tại ở Việt Nam ngoại trừ ở một vài cơ quan như Bộ Tài chính Thay vào đó là một hệ thống phức tạp các cơ quan thanh tra hoạt động theo định hướng kiểm soát nhiều hơn, bao gồm (i) Thanh tra Chính phủ, (ii) Thanh tra Bộ; (iii) Thanh tra Tỉnh; (iv) Thanh tra Sở, (v) Thanh tra Chuyên ngành khác, cùng với Ban Thanh tra Nhân dân được thành lập ở các tổ chức ở cơ sở 8 Ở cấp đơn vị, kiểm soát chủ yếu được thực hiện theo quy định của Luật Kế toán và nhiều chế độ kế toán áp dụng cho các loại hình đơn vị khác nhau (như đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan thuế, quỹ ngoài ngân sách) Bên cạnh hệ thống kế toán của Kho bạc, mỗi đơn vị ngân sách đều có hệ thống kế toán riêng để hạch toán không chỉ các hoạt động trong ngân sách của họ mà cả các hoạt động ngoài ngân sách và có tính chất ngân sách trong phạm vi hoạt động của họ
33 Chức năng kiểm toán bên ngoài thuộc về cơ quan Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (KTNN) KTNN hoạt động theo Hiến pháp và Luật Kiểm toán Nhà nước KTNN báo cáo kết quả kiểm toán và hoạt động của họ lên Quốc hội Hiến pháp quy định KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập để kiểm tra độc lập việc quản lý và sử dụng tài chính công và tài sản công Tổng kiểm toán Nhà nước là người đứng đầu cơ quan KTNN, do
8 Mục tiêu của thanh tra là (i) phát hiện lỗ hổng về cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị các cấp có thẩm quyền; (ii) hỗ trợ các tổ chức và các nhân tuân thủ pháp luật; (iii) khuyến khích hoạt động hiệu quả và hiệu quả trong bộ máy Nhà nước; (iv) bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân Thanh tra Nhà nước thiết lập ra các bộ phận chức năng để thực hiện các hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành Các cơ quan thanh tra hỗ trợ cho Chính phủ, Bộ ngành, Ủy ban Nhân dân, Sở và các cơ quan chủ quản khác trong các hoạt động thanh tra và giám sát thực hiện, xử lý khiếu nại, chống tham nhũng Thanh tra Nhân dân được thành lập ở các phường, xã và thị trấn, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước dưới sự chỉ đạo của Công đoàn nhằm hỗ trợ đánh giá tuân thủ luật pháp cách thức giải quyết khiếu nại và thực hiện dân chủ cơ sở.
Quốc hội bầu Quốc hội được tham vấn về kế hoạch kiểm toán hàng năm Báo cáo kiểm toán được các Hội đồng nhân dân sử dụng để thực hiện chức năng giám sát của họ
1.4.2 Thể chế liên quan đến QLTCC tại địa phương
34 Tp Cần Thơ có ba cấp chính quyền sử dụng ngân sách (cấp ngân sách), bao gồm (i) ngân sách thành phố,
(2) ngân sách quận huyện, và (3) ngân sách phường, xã và thị trấn, tất cả gộp lại hình thành nên ngân sách địa phương của Tp Cần Thơ 9 Thể chế liên quan đến QLTCC tại địa phương gần giống với của trung ương Chính quyền địa phương bao gồm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 10
35 Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đảm nhiệm thẩm quyền cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương, bao gồm ban hành cơ chế phân cấp phạm vi địa phương, định mức phân bổ ngân sách và định mức chi tại địa phương, các nguồn thu của địa phương, các kế hoạch phát triển, dự toán ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, cùng các thẩm quyền khác Tương tự như cơ quan Quốc hội, Hội đồng nhân dân cũng có Thường trực và Ban Kinh tế & Ngân sách phụ trách các chức năng quan trọng về QLTCC
Cơ chế hoạt động sự nghiệp
Bối cảnh quốc gia - Văn bản pháp luật và quy định
39 Các hoạt động sự nghiệp công của địa phương chủ yếu được thực hiện thông qua cơ chế phân cấp Địa phương là các đầu mối quan trọng cung cấp hạ tầng và các dịch vụ công cho một tỷ lệ ngày càng lớn dân số và các hoạt động kinh tế Chi tiêu của địa phương chiếm trên 55% tổng chi tiêu, 70% tổng chi đầu tư công, 60% chi cho giao thông, 90% chi cho giáo dục và 80% chi cho y tế Các bộ ngành trung ương không có các cơ quan ngành dọc để theo đuổi các mục tiêu của quốc gia nên họ phải dựa vào các cấp địa phương khác nhau để triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, như Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, hoặc các ‘chương trình mục tiêu’ như Chương trình xây trường học Các bộ ngành trung ương thường thiết kế và đảm bảo vốn cho các chương trình đó, còn các địa phương phụ trách việc triển khai và đôi khi còn đóng góp kinh phí cho chương trình.
40 Cải cách về hoạt động sự nghiệp công được bắt đầu với Quyết định số 136/QĐ-TTg, ngày 17/09/2001, phê duyệt Chương trình tổng thể về quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2020, trong đó yêu cầu phân biệt rõ ràng giữa cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập Kể từ đó, đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là những đơn vị do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước Theo đó, cơ quan hành chính đảm nhiệm các chức năng chính sách cùng với các chức năng hành chính và quản lý nhà nước Các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ sự nghiệp công chung cho người dân và các nhóm đối tượng cụ thể, bao gồm giáo dục, đào tạo, y tế, đảm bảo xã hội Các Ban QLDA được thành lập để quản lý xây dựng kết cấu hạ tầng Các dịch vụ công ích như viễn thông, điện, nước, quản lý chất thải chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 được sửa đổi theo hướng không quy định cán bộ làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập là công chức.
41 Cải cách trong các đơn vị sự nghiệp công lập có đặc trưng chủ yếu bao gồm (i) chính sách xã hội hóa hoạt động sự nghiêp công lập (chính sách xã hội hóa) và (ii) chế độ tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập (chế độ tự chủ) Chính sách xã hội hóa được chính thức quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, ngày 30/05/2008, của Chính phủ, quy định về chính sách đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và bảo vệ môi trường Nghị định quy định về ưu đãi trong giao đất, cho thuê đất, ưu đãi thuế, hỗ trợ tín dụng, và cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập được huy động vốn của người lao động và các bên khác, được tham gia liên doanh và liên kết nhằm thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công
42 Chính sách xã hội hóa hoạt động sự nghiệp công nhằm giảm thiểu vai trò của Nhà nước trong cung cấp dịch vụ công Theo đó, Nhà nước chỉ đóng vai trò điều tiết để đảm bảo dịch vụ công được cung cấp thay vì đóng vai trò người cung cấp dịch vụ, theo tư duy quản lý công mới Tại Việt Nam, Nhà nước chịu trách nhiệm cuối cùng về các dịch vụ sự nghiệp công, nhưng chính sách xã hội hóa được hiểu là chuyển các hoạt động cung cấp dịch vụ công sang các đơn vị cung cấp ngoài nhà nước, nhằm huy động nguồn lực của mọi người dân, các tổ chức xã hội và nghề nghiệp Chính sách xã hội hóa được thực hiện qua (1) đặt hàng nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công cho các đơn vị cung cấp phi lợi nhuận hoặc tư nhân có năng lực (chẳng hạn trong quản lý và thu gom rác thải); (2) giao các đơn vị cung cấp dịch vụ công theo hướng phi lợi nhuận ngoài nhà nước theo cơ chế thị trường (ví dụ giáo dục và y tế); và (3) tư nhân hóa một số dịch vụ công khác trong khi Nhà nước tiếp tục giám sát và quản lý nhà nước về dịch vụ theo quy định pháp luật
43 Cơ chế tự chủ áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập được chính thức hóa thông qua Nghị định số 16/2015/NĐ-CP (Nghi định 16) của Chính phủ, quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên chế và tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập Nghị định số 16 là Nghị định khung, trong đó yêu cầu các bộ quản lý ngành phải xác định cơ chế cho từng ngành, nhưng tiến độ đến nay còn chậm Nghị định số 16 lần đầu tiên phân nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSN) thành (i) ĐVSN tự chủ toàn bộ chi đầu tư và chi thường xuyên; (ii) ĐVSN tự chủ toàn bộ chi thường xuyên; (iii) ĐVSN tự chủ một phần chi thường xuyên; và (iv) ĐVSN do ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ Đồng thời, Nghị định 16 cũng yêu cầu các bộ quản lý ngành phải xây dựng lộ trình tính giá theo cơ chế thị trường cho các dịch vụ công Các đơn vị sự nghiệp công lập không sử dụng ngân sách Nhà nước có thể thu giá theo cơ chế thị trường, được quyết định các khoản thu và mức thu để đảm bảo thu hồi chi phí và một phần lợi nhuận phù hợp theo quy định pháp luật
44 Những cải cách trên một mặt nhằm khuyến khích mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp công, nhằm nâng cao hiệu quả và tinh thần làm việc của viên chức, mặt khác nhằm chuyển từ cấp ngân sách cho đơn vị cung cấp dịch vụ sang cấp ngân sách cho người sử dụng dịch vụ Năm 2019, Bộ Y tế qua áp dụng ‘chính sách xã hội hóa’ và cơ chế ‘tự chủ’ cho biết đã tiết kiệm được 8.889 tỷ VND (0.4 tỷ USD) tại 55 trên 63 tỉnh thành, có thể được dùng để hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác
Hoạt động sự nghiệp công tại Tp Cần Thơ
45 Với vị trí đặc thù là thành phố quan trọng nhất của đồng bằng sông Cửu Long, Tp Cần Thơ cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh và giáo dục sau phổ thông không chỉ cho người dân địa phương mà cả cho các tỉnh lân cận Là trung tâm khám chữa bệnh của khu vực, thành phố có 12 bệnh viện đa khoa, 12 bệnh viện chuyên khoa và trên 90 cơ sở y tế khác Là trung tâm về giáo dục sau phổ thông, dạy nghề, nghiên cứu và phát triển, thành phố có 5 trường đại học, 10 trường cao đẳng, 14 trường trung học chuyên nghiệp, 1 viện nghiên cứu quốc gia và 73 cơ sở dạy nghề, chiếm 41% các cơ sở dạy nghề của khu vực Thành phố cũng là trung tâm hậu cần và vận tải của toàn bộ khu vực với một cảng hàng không có nhiều hoạt động, 3 cảng biển (Trà Nóc, Hoàng Diệu và Cái Cui), 2 tuyến đường thủy nội địa kết nối các tỉnh trong khu vực với thành phố Hồ Chí Minh, 1 đường cao tốc và 6 đường quốc lộ kết nối với các tỉnh khác trong khu vực.
46 Trong giai đoạn đánh giá PEFA này, chính quyền thành phố phụ trách 131 trên 582 đơn vị sự nghiệp công lập của toàn bộ chính quyền địa phương (chính quyền quận huyện phụ trách 451 đơn vị) 12 Trong đó, Ủy ban nhân dân thành phố phụ trách 12 ĐVSN, các sở chuyên ngành phụ trách 107 ĐVSN (30 đơn vị ngành giáo dục, 35 ngành y tế và 45 ngành khác), các chi cục phụ trách 12 ĐVSN Sau đây là phân loại các đơn vị theo mức độ tự chủ tài chính:
31 ĐVSN trực thuộc UBND thành phố ĐVSN trực thuộc các sở của thành phố ĐVSN trực thuộc các chi cục của thành phố ĐVSN trực thuộc các quận và huyện
Tổng số ĐVSN ĐVSN tự đảm bảo toàn bộ chi đầu tư và thường xuyên 0 0 0 0 0 ĐVSN tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và dựa vào NSNN cho chi đầu tư 4 19 02 14 39 ĐVSN tự đảm bảo một phần chi thường xuyên và dựa vào NSNN cho phần còn lại 7 45 1 11 64 ĐVSN phụ thuộc hoàn toàn vào NSNN 1 43 9 426 479
VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
TRỤ CỘT về chính quyền địa phương: Quan hệ tài khóa với chính quyền cấp trên
HLG-1 Bổ sung ngân sách từ chính quyền cấp trên
47 Chỉ số HLG-1 đánh giá về mức độ đầy đủ và kịp thời của bổ sung ngân sách của chính quyền cấp trên cho chính quyền địa phương Chỉ số này có ba nội dung đánh giá và áp dụng phương pháp M2 (tính điểm bình quân (AV)) để tổng hợp điểm số cho các nội dung đánh giá, 13 qua xem xét số liệu các năm 2017, 2018 và 2019.
CHỈ SỐ/ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
HLG-1 Bổ sung ngân sách của chính quyền cấp trên (M2) C
HLG-1.1: Số bổ sung ngân sách của chính quyền cấp trên D
Số bổ sung thực nhận đạt 78%, 84% và 86% dự toán gốc trong ba năm từ 1017-2019, nghĩa là không có năm nào trong ba năm qua đáp ứng các yêu cầu để đạt điểm “C” với các tỷ lệ trong khoảng từ 92-116%
HLG-1.2: Cơ cấu bổ sung có mục tiêu thực nhận D
Chênh lệch trong cơ cấu bổ sung ngân sách cho các năm 2017, 2018 và
2019 lần lượt là 22%, 16% và 14% Chỉ có năm 2019 đáp ứng các yêu cầu để đạt điểm “C” nghĩa là chênh lệch dưới 15%.
HLG-1.3: Mức độ kịp thời của bổ sung ngân sách từ chính quyền cấp trên
Bộ Tài chính thông báo giao dự toán ngân sách giao thành phố vào khoảng tháng 11 hàng năm, trước khi bắt đầu năm ngân sách mới.
HLG-1.4: Khả năng tiên liệu về số bổ sung ngân sách D
Bộ Tài chính chỉ thông báo về số bổ sung ngân sách cho năm dự toán và hai năm tiếp theo, nhưng không thuyết minh rõ ràng về thay đổi giữa năm hiện tại và năm trước.
48 Theo Hướng dẫn Đánh giá PEFA cấp địa phương, thu bổ sung từ chính quyền cấp trên bao gồm toàn bộ số thu bổ sung dưới hình thức bổ sung cân đối và có mục tiêu, cùng với số thu từ các nguồn thu được phân chia không do chính quyền địa phương hành thu Chính vì vậy, phạm vi đánh giá ở đây bao gồm (i) toàn bộ số thu từ nguồn thu được phân chia, (ii) thu bổ sung cân đối và (iii) thu bổ sung có mục tiêu Điều quan trọng cần ghi nhận là số thu từ nguồn thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm chiếm 63% tổng số thu được hưởng theo phân cấp của ngân sách địa phương Là địa phương tự cân đối, TP Cần Thơ về nguyên tắc không nhận bổ sung cân đối Thành phố chỉ nhận bổ sung có mục tiêu, ở mức khoảng 27% số thu được hưởng theo phân cấp
49 Số thu từ nguồn thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường theo quy định cụ thể tại khoản 2, điều 35 của Luật NSNN Về phần mình, chính quyền địa phương chia sẻ phần được hưởng theo tỷ lệ cố định giữa ngân sách thành phố và ngân sách các quận huyện (tham khảo mục 22) Đó là các nguồn thu quan trọng nhất và tỷ lệ phân chia do Quốc hội quyết định căn cứ vào thảo luận ngân sách giữa Bộ Tài chính và Tp Cần Thơ Tỷ lệ phân chia nguồn thu 9/91 được áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách từ 2017-2020 14
13 Tham khảo Phụ lục 1 giải thích về cách tính điểm cho các chỉ số đánh giá kết quả đạt được.
KẾ LUẬN QUA PHÂN TÍCH CÁC HỆ THỐNG QLTCC
Đánh giá tổng hợp chung cho các chỉ số (PI)
3.1.1 Quan hệ tài khóa với chính quyền cấp trên
331 Tp Cần Thơ không nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương, toàn bộ ngân sách bổ sung cho thành phố đều là bổ sung có mục tiêu Khi tính cả số thu từ các nguồn thu được phân chia vào số bổ sung của ngân sách cấp trên theo Hướng dẫn Đánh giá PEFA cấp địa phương, số bổ sung thực tế lần lượt bằng 78%, 84% và 86% dự toán gốc trong ba năm giai đoạn 2017-2019 (PI-HLG, điểm ‘C’) Theo thông tin báo cáo, số bổ sung có mục tiêu thực nhận được bằng 100% dự toán bổ sung ban đầu trong cả ba năm theo thông báo của Bộ Tài chính vào khoảng tháng 11 của năm trước năm tài khóa mới Tuy nhiên, thông tin giải trình về thay đổi giữa năm ngân sách và năm hiện tại chưa được trình bày.
3.1.2 Độ tin cậy của ngân sách
332 Về tổng mức, thực chi trong ba năm qua chênh khá lớn so với dự toán ngân sách gốc (PI-1, điểm ‘D’) Nguyên nhân có thể do tình trạng thiếu tiên liệu về số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương và các vấn đề về dự báo thu cho các nguồn thu được hưởng qua phân chia của địa phương Phần lớn số thu của địa phương do các cơ quan cấp trung ương quản lý, nên điểm số chỉ số về thực thu không áp dụng (N/A) Tuy nhiên, mặc dù tổng thu được dự báo ở mức hợp lý (PI-3.1, điểm ‘B’), nhưng nhìn sâu vào cơ cấu thu, chênh lệch rơi vào khoảng từ 20-36% trong ba năm qua (PI-3.2, điểm ‘D’) Điều cần lưu ý là hầu hết số thu được hưởng qua phân chia được dự toán ở mức rất thấp theo dự toán ngân sách ban đầu Nguyên nhân có thể do thương thảo ngân sách với trung ương, trong điều kiện quản lý thu (PI-20, điểm ‘N/A’) và quản lý ngân quỹ (PI-21, điểm ‘A’) đều tập trung ở trung ương Phần lớn các nguồn thu được hưởng qua phân chia có số thực thu thấp hơn, nhưng lại được bù đắp bằng nguồn thu địa phương được hưởng 100%, nhất là nguồn thu từ đất được cho là không bền vững
333 Cơ cấu chi cũng chênh lệch lớn theo phân loại đơn vị hành chính (PI-2.1, điểm ‘D’) chủ yếu do chi đầu tư thấp hơn nhiều so với dự toán trong ba năm qua, cũng có thể vì lý do thiếu tiên liệu về số bổ sung có mục tiêu và nguồn thu được hưởng qua phân cấp Phân bổ vốn đầu tư của trung ương còn chậm Nguồn thu được phân chia bị ảnh hưởng do trung ương điều chỉnh chính sách thuế, trong khi nguồn thu được hưởng 100% (nguồn thu từ đất) lại dễ bị ảnh hưởng bởi biến động trên thị trường Trong thực tế, chi tiêu phân loại theo nội dung kinh tế chi tiết chỉ được trình bày trên báo cáo quyết toán ngân sách nhưng không được trình bày trên dự toán ngân sách gốc (PI-2.2, điểm ‘N/A’), nhưng điều đó không thực sự ảnh hưởng đến độ tin cậy của ngân sách, vì chi cho con người, chi mua hàng hóa và dịch vụ đều dựa trên định mức đối với hầu hết các đơn vị chi tiêu, trong khi địa phương có các cơ quan chuyên trách phụ trách về chi trả lãi (Sở Tài chính), chi phúc lợi xã hội (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) và chi cho nội dung kinh tế khác (Sở Tài chính, các Ban QLDA tỉnh, ) Chi tiêu từ nguồn dự phòng được quản lý có quy củ (PI-2.3, điểm ‘A’) Hiện không có quan ngại về nợ đọng chi (PI-22.2, điểm ‘A’).
3.1.3 Minh bạch về tài chính công
334 Thông tin trong văn bản ngân sách năm đáp ứng hai (02) nội dung cơ bản và ba (03) nội dung bổ sung so với 12 tiêu chí về nội dung thông tin yêu cầu Các biểu mẫu dự toán ngân sách trình bày thông tin ở cấp độ tổng hợp 54 không có phân loại chi tiết theo nội dung kinh tế (PI-5, điểm ‘D’) Chính vì vậy, phân loại ngân sách trong kỳ đánh giá 55 chỉ đạt điểm ‘D’ Nhưng điều cần lưu ý là hệ thống phân loại ngân sách hiện hành
54 Nghị định số 31/2017/NĐ-CP, ngày 23/03/2017.
55 Thông tư số 324/2016/TT-BTC, ngày 21/12/2016. vẫn phù hợp với chuẩn Thống kê tài chính chính phủ 1986 (GFSM1986), và phân loại theo ngành/lĩnh vực rất phù hợp với Chuẩn phân loại các lĩnh vực chức năng của chính phủ (COFOG)
335 Mức độ kịp thời được nhận định là điểm yếu trong đánh giá về cơ hội tiếp cận thông tin tài khóa của công chúng (PI-9, điểm ‘D’) Mặc dù chính quyền yêu cầu công khai hầu hết các thông tin cơ bản, nhưng thủ tục xem xét và phê duyệt khiến cho thông tin bị công bố chậm trễ Tham vấn với công chúng gặp trở ngại là thiếu thời gian để tham vấn một cách có ý nghĩa và người dân chưa hiểu nhiều về các văn bản ngân sách (PI-9B, điểm ‘D+’)
336 Thu và chi của chính quyền địa phương nằm ngoài báo cáo quyết toán lần lượt bằng 26% và 23% (PI-6.1 và PI-6.2, đều đạt điểm ‘D’) Báo cáo quyết toán của các đơn vị ngoài ngân sách chỉ được nộp cho Sở Tài chính mỗi khi có yêu cầu, chứ không được nộp hằng năm (PI-6.3, điểm ‘D’) Phần lớn (73,5%) bổ sung ngân sách của cấp thành phố cho cấp quận huyện được thực hiện dựa trên quy tắc minh bạch (PI-7.1, điểm ‘B’) Bổ sung ngân sách hằng năm cho các quận huyện được thông báo 10 ngày trước khi bắt đầu năm tài khóa
337 Điểm đáng chú ý là chỉ tiêu về kết quả hoặc đầu ra thực hiện nhiệm vụ đã được áp dụng cho một số dịch vụ sự nghiệp công, nhưng kế hoạch và báo cáo theo kết quả đầu ra lại chưa được chi tiết theo từng chương trình hoặc chính sách cụ thể (PI-8, điểm ‘D+’) Đó chỉ là những chỉ tiêu kế hoạch cho toàn ngành, một số chỉ số về đầu ra và đầu vào cho toàn ngành Vì vậy, những kế hoạch đó chưa thể hiện được các chỉ số về đầu ra hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ dựa trên chính sách hoặc chương trình, chưa kết nối được chặt chẽ với kế hoạch theo kết quả đầu ra ở cấp đơn vị tuyến cơ sở Ngoài ra, kế hoạch và kết quả thực hiện nhiệm vụ dù sao cũng chưa được công bố công khai Ở các đơn vị sự nghiệp tuyến cơ sở, đánh giá về đầu ra hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ có thể được thực hiện theo nhu cầu riêng của đơn vị đó, chứ chưa có hệ thống hoàn chỉnh (v.d để phục vụ kiểm định chất lượng), và chưa có văn bản hướng dẫn kỹ thuật về đánh giá đầu ra hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ một cách có hệ thống
3.1.4 Quản lý tài sản có và tài sản nợ
338 Hiện chưa có cơ chế để xác định và theo dõi có hệ thống các nghĩa vụ dự phòng và những rủi ro tài khóa khác (PI-10.3, điểm ‘D’) Cả chín quận huyện đều đã lập và nộp báo cáo quyết toán ngân sách hằng năm, nhưng chỉ chưa đến một nửa trong đó được kiểm toán bên ngoài Lại một lần nữa, thời gian xem xét và phê duyệt kéo dài khiến cho việc công bố báo cáo bị chậm trễ (PI-10.2, điểm ‘C’) Mặc dù các doanh nghiệp nhà nước đều có báo cáo tài chính được kiểm toán và được Sở Tài chính tổng hợp, nhưng báo cáo hợp nhất và một số báo cáo của doanh nghiệp nhà nước chưa được công bố công khai (PI-10.1, điểm ‘C’)
339 Kế hoạch nợ trung hạn đã được lập, nhưng chưa dựa trên những cân nhắc về chi phí - rủi ro (PI-13.3, điểm
‘D’) Ghi chép về nợ vẫn còn bị phân tán, nhưng Sở Tài chính có khả năng báo cáo về nợ của địa phương ít nhất sáu tháng một lần (PI-13.1, điểm ‘C’) Nợ được phê duyệt theo các thủ tục rõ ràng được quy định trong các văn bản pháp luật về quản lý nợ do trung ương ban hành (PI-13.2, điểm ‘A’)
340 Các đề xuất dự án đầu tư lớn đều cần phải phân tích kinh tế, nhưng chưa có hướng dẫn phương pháp luận rõ ràng do trung ương ban hành để phân tích kinh tế chặt chẽ và có căn cứ Kết quả phân tích và thẩm định chưa được công bố công khai (PI-11.1, điểm ‘C’) Các dự án đầu tư được xác định ưu tiên qua quy trình lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm trước khi được đưa vào ngân sách (PI-11.2, điểm ‘A’) và theo
341 Thành phố ghi chép tài sản tài chính đang nắm giữ và báo cáo hằng năm về tình hình và kết quả nắm giữ tài sản tài chính, nhưng chưa áp dụng giá trị hợp lý (PI-12.1, điểm ‘C’) Hiện đã có cơ sở dữ liệu đăng ký tài sản công của quốc gia cho mọi tài sản phi tài chính trị giá trên 500 triệu VND (20.000 USD), có thể lập báo cáo công bố hằng năm, nhưng chưa bao gồm toàn bộ tài sản hạ tầng, tài nguyên, di sản và tài sản dưới lòng đất (PI-12.2, điểm ‘C’) Các thủ tục chuyển giao hoặc xử lý tài sản và báo cáo thực hiện đã được quy định rõ ràng (PI.12.3, điểm ‘B’)
3.1.5 Lập ngân sách và chiến lược tài khóa dựa trên chính sách
342 Dự báo làm căn cứ lập ngân sách trung hạn chưa được phân tích nhạy cảm tài khóa - vĩ mô (PI-14.1, điểm
‘C’) Thành phố cũng chưa nắm rõ về tác động tài khóa của các chính sách đề xuất vì hầu hết các chính sách thuế và chi tiêu quan trọng đều được quyết định ở cấp trung ương và thay đổi liên tục Quy hoạch và kế hoạch trung hạn của ngành có được lập nhưng chưa được dự toán kinh phí trong phạm vi hạn mức tài khóa (PI-14.2, điểm ‘D’) Chớnh vỡ vậy, dự toỏn thu và chi tiờu trung hạn vẫn được lập theo cỏch tăng dần và ôcú đõu chi vậyằ (PI-14.3, điểm ‘B’) đồng thời dự toỏn ngõn sỏch năm chưa nhất quỏn với dự toỏn trung hạn của năm trước đó (PI-14.4, điểm ‘D’).
343 Lịch biểu ngân sách đã được quy định, nhưng khá chặt chẽ để mọi đơn vị dự toán có thể hoàn thành dự toán chi tiết của đơn vị kịp thời Ngoài ra, lịch biểu ngân sách đó chưa được cấp trung ương tuân thủ chặt chẽ nên dẫn đến chậm trễ ở cấp địa phương (PI-17.1, điểm ‘B’) Hướng dẫn lập ngân sách được ban hành nhưng không đưa ra mức trần (PI-17.2, điểm ‘D’) Ủy ban nhân dân trình dự toán ngân sách tổng hợp lên Hội đồng nhân dân trong vòng một tháng trước khi bắt đầu năm tài khóa tại từng năm trong ba năm vừa qua (PI-17.3, điểm ‘C’)
344 Hội đồng nhân dân Tp Cần Thơ thẩm tra dự toán ngân sách kèm theo đầy đủ tài liệu bổ trợ (PI-18.1, điểm
‘A’) Thủ tục thẩm tra giám sát ngân sách của cơ quan lập pháp có yêu cầu tham vấn với các Ủy ban của Hội đồng nhưng chưa chính thức yêu cầu tham vấn với công chúng (PI-18.2, điểm ‘B’) Hội đồng nhân dân luôn phê duyệt ngân sách trước khi bắt đầu năm tài khóa (PI-18.3, điểm ‘A’) và có quy tắc rõ ràng về cho phép Ủy ban Nhân dân tự điều chỉnh ngân sách (PI-18.4, điểm ‘A’).
3.1.6 Khả năng tiên liệu và kiểm soát tình hình thực hiện ngân sách
Điểm mạnh và điểm yếu của các hệ thống QLTCC
354 Kỷ cương tài khóa tổng thể bị cản trở do kiểm soát yếu về tổng ngân sách, dự báo thu và kinh tế vĩ mô quá lạc quan, quản lý rủi ro chưa đầy đủ Thực chất vì Tp Cần Thơ là địa phương tự đảm bảo ngân sách nên dễ thu ngân sách trở nên bất định hơn Thành phố không còn nhận bổ sung cân đối dựa trên công thức và phải bù đắp cho nguồn thu được hưởng qua phân chia không đầy đủ bằng cách tăng những nguồn thu tự thu, nhất là thu từ đất và thu xổ số kiến thiết Chính vì vậy, chi đầu tư của thành phố được thực hiện thấp hơn nhiều so với dự toán do phụ thuộc vào nguồn thu tự thu và bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương
355 Quy trình lập ngân sách trung hạn chưa thực sự hữu ích để hỗ trợ cho khả năng tiên liệu và độ tin cậy của ngân sách Mặc dù kế hoạch T&NSNN ba năm mới được ban hành gần đây, nhưng dự báo và phân tích tài khóa của các đề xuất chính sách làm căn cứ cho dự toán trung hạn chưa đủ vững chắc để đưa ra dự toán và mức trần trung hạn đảm bảo tin cậy Hơn nữa, chi đầu tư trung hạn được chốt cố định qua một quy trình lập kế hoạch đầu tư năm năm khác mà chưa cân nhắc về tác động đến chi thường xuyên, thay đổi về nguồn lực có thể huy động và tiến độ triển khai giữa các năm Chính vì vậy, dự toán ngân sách năm chưa nhất quán với dự toán trung hạn năm trước đó và chênh lệch trong dự toán trung hạn giữa các năm chưa được đối chiếu và thuyết minh đầy đủ.
356 Trên góc độ tích cực, kỷ cương tài khóa được hỗ trợ qua các biện pháp kiểm soát tương đối vững chắc về chi lương và chi ngoài lương, dẫn đến không có nợ đọng chi Kho bạc Nhà nước đăng ký thông tin cam kết chi và xác nhận toàn bộ chi tiêu đều được quyết định đúng thẩm quyền và được đơn vị chi tiêu kiểm soát tốt trước khi xử lý thanh toán Hiệu quả hành thu từ thuế và ngoài thuế, cũng như quản lý ngân quỹ, không phải là vấn đề quan ngại của thành phố Điều chỉnh ngân sách trong năm được diễn ra theo các quy tắc và thủ tục rõ ràng, trong đó chi phúc lợi xã hội, chi cho con người và chi hoạt động luôn đảm bảo chắc chắn
Báo cáo về các hoạt động ngoài ngân sách đang được cải thiện thông qua hoạt động gần đây về triển khai báo cáo tài chính Nhà nước Thành phố đăng ký thông tin về tài sản công theo yêu cầu và có quan điểm thận trọng về vay nợ
3.2.2 Phân bổ nguồn lực theo chiến lược
357 Phân bổ nguồn lực theo chiến lược trong giai đoạn này gây quan ngại khi nhìn vào chênh lệch đáng kể trong cơ cấu chi phân loại theo đơn vị hành chính Thực chi thấp hơn rất nhiều so với dự toán ở một số đơn vị dự toán, nhất là các đơn vị tham gia chi đầu tư công, có thể vì không đảm bảo khả năng tiên liệu trong phân bổ nguồn lực trong năm do nguyên nhân là cơ cấu thu bị chênh lệch lớn Điều chỉnh ngân sách ở mức lớn trong năm và xu hướng chi chuyển nguồn tăng lên theo từng năm cho thấy dự toán ngân sách năm chưa phải là tấm gương phản chiếu đáng tin cậy về kế hoạch và chính sách
358 Mặc dù tầm nhìn trung hạn đã được ban hành thời gian qua, nhưng chưa giúp gắn kết được giữa chính sách, kế hoạch và ngân sách Các hệ thống và quy trình còn bị phân tán, trong đó hoạch định chính sách, lập kế hoạch đầu tư và lập ngân sách được thực hiện riêng rẽ với nhau Cụ thể, kế hoạch đầu tư và ngân sách thường xuyên được lập theo các quy trình riêng rẽ trong hệ thống ngân sách kép cố hữu Kế hoạch đầu tư công trung hạn đã cam kết trước phần lớn chi đầu tư, trong khi chi thường xuyên chủ yếu được phân bổ theo các chính sách của trung ương, nên dư địa còn lại để địa phương chủ động phân bổ ngân sách theo chiến lược không còn nhiều.
359 Mặc dù văn bản ngân sách được coi là đáp ứng toàn bộ các yêu cầu ‹cơ bản›, nhưng giả định kinh tế vĩ mô làm căn cứ cho dự toán chỉ được lập một lần cho từng ‹thời kỳ ổn định ngân sách› năm năm một lần Kế hoạch đầu tư công trung hạn cũng được lập theo kỳ năm năm (2016-2020) Theo đó, toàn bộ các dự án đầu tư công lớn được xác định ưu tiên tập trung căn cứ vào các tiêu chí chuẩn công khai, qua đó một mặt giúp xử lý nợ đầu tư xây dựng cơ bản đọng từ trước Nhưng mặt khác, kế hoạch đầu tư công trung hạn nhanh chóng trở nên không sát thực tế để phân bổ ngân sách hằng năm do các giả định tài khóa - vĩ mô không được cập nhật, dự toán kinh phí cho dự án đầu tư công trở nên không sát thực tế vì áp dụng định mức chi không cập nhất, và thiếu cân nhắc về tác động đến chi thường xuyên Kết quả là các sở ngành có xu hướng lập dự toán và chi tiêu theo yêu cầu nhiệm vụ hằng năm.
360 Thẩm tra và giám sát của cơ quan lập pháp được hỗ trợ bởi thông tin về ngân sách toàn diện và minh bạch, nhưng có thể được cải thiện hơn nữa với định hướng theo kết quả Bổ sung ngân sách cho các quận huyện được thực hiện dựa trên quy tắc minh bạch, nhưng được thực hiện rất muộn trong các năm tài khóa Tổng chi tiêu của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách chỉ chiếm khoảng 1% tổng chi ngân sách của địa phương Chính sách ‘xã hội hóa’ và cơ chế ‘tự chủ’ khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo ít nhất một phần chi thường xuyên qua sử dụng phí dịch vụ và các phương tiện khác, bao gồm liên kết đối tác với khu vực tư nhân, theo chính sách ‘xã hội hóa’ và cơ chế ‘tự chủ’ Ngân sách của thành phố chỉ phân bổ cho phần còn lại nhằm duy trì các dịch vụ công tối thiểu theo yêu cầu.
3.2.3 Sử dụng nguồn lực cho các hoạt động đảm bảo hiệu quả
361 Hiệu quả sử dụng nguồn lực cho các hoạt động được nâng cao nhờ những cải thiện trong hệ thống đấu thầu mua sắm, cải thiện về kiểm soát chi lương và chi ngoài lương Hệ thống TABMIS cung cấp thông tin tài khóa đáng tin cậy hơn và thông tin tài chính được báo cáo với dữ liệu được đối chiếu quy củ và thường
127 hơn qua Luật Đấu thầu mới và hệ thống đấu thầu điện tử mới của Chính phủ (http://muasamcong.mpi.gov. vn/), mặc dù trong giai đoạn đánh giá, môt phần vẫn được thực hiện theo quy trình thủ công, trên giấy
362 Tuy nhiên, cơ cấu chi vẫn chênh lệch lớn Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách trong năm và quyết toán ngân sách năm chưa cho phép so sánh trực tiếp giữa ngân sách gốc và thực chi do thông lệ ‘chuyển nguồn’ Thực chi được phân loại chi tiết theo đơn vị hành chính, ngành/lĩnh vực và nội dung kinh tế, nhưng dự toán gốc chưa trình bày chi tiêu theo nội dung kinh tế Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách trong năm được lập chính xác và kịp thời, nhưng chỉ trình bày thông tin về chi tiêu ở khâu thanh toán Báo cáo quyết toán năm vẫn được lập trên cơ sở kế toán dòng tiền, nên chưa có thông tin về tài sản có, tài sản nợ, nghĩa vụ dự phòng và rủi ro tài khóa (dự kiến những thông tin này sẽ được công bố trong tương lai thông qua triển khai báo cáo tài chính Nhà nước) nhưng báo cáo được bổ sung bằng thuyết minh về các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và chi chuyển nguồn
363 Do dự báo thu chưa sát thực tế và kế hoạch chi tiêu trung hạn chưa đáng tin cậy, bổ sung ngân sách cho cấp quận huyện chủ yếu dựa trên quy tắc, nhưng chưa được thực hiện kịp thời và phân bổ nguồn lực chưa đảm bảo khả năng tiện liệu cao, nhất là cho các dự án đầu tư Ngân sách được phân bổ và giao cho các đơn vị chi tiêu ngân sách trực tiếp theo dòng mục hoặc đầu vào cho các nhiệm vụ, vì vậy chưa hỗ trợ so sánh giữa đầu ra và kết quả thực hiện nhiệm vụ và nguồn lực thực nhận Một số chỉ tiêu về kết quả đầu ra đã được xác định nhưng chưa được trình bày có hệ thống và gắn kết với ngân sách, vì vậy gây hạn chế trong việc đánh giá đầu ra và kết quả thực hiện nhiệm vụ Thiếu thông tin về đầu ra và kết quả, thiếu cơ hội tiếp cận thông tài khóa đầy đủ và kịp thời cho công chúng cũng là trở ngại để chính quyền địa phương các cộng đồng theo dõi về hiệu quả thực hiện các hoạt động dịch vụ công
364 Cơ chế phản hồi về kiểm soát nội bộ dựa trên hoạt động kiểm tra tuân thủ của hệ thống thanh tra, còn chức năng kiểm toán nội bộ chưa được thành lập Kiểm toán bên ngoài đóng vai trò chính trong việc xác định những yếu tố chưa đảm bảo hiệu quả trong khu vực công Kiểm toán bên ngoài được thực hiện độc lập và định kỳ Phát hiện của kiểm toán được thảo luận với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và đơn vị được kiểm toán trước khi công bố báo cáo kiểm toán Hội đồng nhân dân sử dụng báo cáo kiểm toán để phục vụ điều trần ở phiên toàn thể và các đoàn giám sát nhưng chưa thẩm tra báo cáo kiểm toán cũng như chưa ban hành báo cáo thẩm tra và/hoặc kiến nghị riêng.
Thay đổi về hiệu quả hoạt động kể từ lần đánh giá trước đó
365 Đây là lần đánh giá đầu tiên.
CẢI CÁCH QLTCC CỦA CHÍNH PHỦ IV
CẢI CÁCH QLTCC CỦA CHÍNH PHỦ
Cách tiếp cận cải cách QLTCC của quốc gia
366 Cải cách QLTCC của quốc gia dựa trên Quyết định số 450/QĐ-TTg, ngày 18/04/2012, của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược phát triển ngành tài chính giai đoạn 2010-2020 Tiếp theo, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 224/QĐ-BTC, ngày 30/01/2013, ban hành chương trình hành động triển khai Chiến lược phát triển ngành tài chính Chương trình hành động đề ra 82 hành động cải cách, phần lớn tập trung vào cải cách QLTCC Cả Chiến lược và Chương trình hành động đều chịu ảnh hưởng và sử dụng thông tin của Đánh giá PEFA cấp quốc gia lần đầu tiên, được khởi động vào ngày 17-18/03/2011, tiếp theo là một Đánh giá chi tiêu công toàn diện (PER) Cả hai đánh giá đều do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Đánh giá PEFA trên kéo dài hơn so với dự kiến vì đòi hỏi nhiều trao đổi tương tác để tìm hiểu và đối chiếu với các thông lệ quốc tế tốt theo Hướng dẫn PEFA nhằm so sánh với các thông lệ ở Việt Nam Báo cáo đánh giá PEFA được công bố vào năm 2013 và Báo cáo đánh giá chi tiêu công (PER) được công bố vào năm 2017 Tuy nhiên, giai đoạn xây dựng Chiến lược và Chương trình hành động đều phản ánh những nghiên cứu thực địa ban đầu của đánh giá PEFA và đánh giá chi tiêu công (PER)
367 Chiến lược và Kế hoạch hành động tập trung vào sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, đồng thời ban hành và sửa đổi nhiều văn bản luật liên quan đến QLTCC 56 Mặc dù các văn bản luật mới và được sửa đổi có thể xử lý một số vấn đề trước mắt, nhưng một số lại đòi hỏi phải nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực và nỗ lực triển khai trên toàn chính phủ Cải cách QLTCC cũng được các Đối tác Phát triển hỗ trợ tích cực thông qua các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, như của Ngân hàng Thế giới (HNTG), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), và Liên minh Châu Âu (EU) (được triển khai qua Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức “GIZ” 57 ) Chương trình của GIZ hỗ trợ về dự báo thu và triển khai rộng mô hình kế hoạch chi tiêu trung hạn Ngân hàng Phát triển Châu Á hỗ trợ soạn thảo các quy định về quản lý nợ, nợ nước ngoài của quốc gia và quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách Ngân hàng Thế giới chủ yếu hỗ trợ về phân tích quản lý nợ và phân tích rủi ro thiên tai qua các chương trình GRRM và DRFI, đáng chú ý là Chương trình Hỗ trợ Phân tích và Tư vấn về Quản lý Tài chính Công (Chương trình AAA) sử dụng quỹ tín thác của SECO và Bộ Ngoại giao Ca-na-đa (GAC)
Chương trình AAA được xây dựng dựa trên đánh giá PEFA, bao gồm bốn lĩnh vực kết quả, và một số hoạt động khác (ở cấp cơ quan lập pháp và cấp địa phương), bao gồm: y y Cải thiện sự gắn kết giữa kế hoạch và ngân sách: Hỗ trợ thiết kế mô hình Kế hoạch ngân sách trung hạn, và các hoạt động tiếp theo của Đánh giá chi tiêu công (PER); y y Cải thiện hiệu quả kiểm soát thực hiện ngân sách: Hỗ trợ quản lý và báo cáo cam kết chi, hỗ trợ kỹ thuật nâng cấp TABMIS; quản lý ngân quỹ (quản lý ngân quỹ chủ động và dự báo dòng tiền); theo dõi kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp (tập trung vào các chỉ số KPI phi tài chính); y y Cải thiện lập và cung cấp thông tin tài chính có chất lượng: Hỗ trợ phân tích về phân loại ngân sách, báo cáo ngân sách và hài hòa với chuẩn mực GFSM2014; minh bạch và ngân sách mở (Cổng thông tin công khai ngân sách; Kho dữ liệu thu chi ngân sách); ban hành Chuẩn mực kế toán công Việt Nam; lập báo cáo tài chính Nhà nước y y Cải thiện các hệ thống đảm bảo ổn định tài khóa và quản lý rủi ro: Hỗ trợ báo cáo về tình hình tài chính và rủi ro của DNNN (tập huấn về phân tích báo cáo tài chính và xây dựng hệ thống thông tin báo cáo cho DNNN): tăng cường báo cáo tài chính của DNNN (báo cáo theo bộ Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế); theo dõi rủi ro tài khóa của địa phương; lập báo cáo rủi ro tài khóa của quốc gia.
56 Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi năm 2015); Luật Đầu tư Công (ban hành năm 2014, sửa đổi năm 2019); Luật Quản lý Nợ Công (ban hành năm 2009, sửa đổi năm 2017); Luật Quản lý và Sử dụng Tài sản Công (ban hành lần đầu năm 2008, sửa đổi năm 2017); Luật Kế toán (ban hành năm 2015); Luật Quản lý Thuế (sửa đổi năm 2019); Luật Đấu thầu (2013); Luật Kiểm toán Nhà nước;
57 Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit GmbH
368 Những cải cách chính và những kết quả ban đầu trong giai đoạn đánh giá bao gồm:
Về độ tin cậy của ngân sách
Luật NSNN năm 2015 đã đưa ra cách tính bội chi ngân sásh theo thông lệ quốc tế, trong đó chi trả nợ gốc không còn là nội dung chi, qua đó xác định ra chỉ tiêu chính xác hơn về tác động của chính sách tài khóa đối với nền kinh tế, nâng cao khả năng đánh giá tình hình tài khóa
Luật sửa đổi cũng chính thức cho phép địa phương được bội chi và Quốc hội sẽ phê duyệt mức bội chi cho các tỉnh thành
Luật sửa đổi cũng nỗ lực hạn chế thông lệ chuyển nguồn tràn lan (chuyển nguồn số vượt thu và chưa chi hết) sang năm tài chính tiếp theo Việc chuyển nguồn số chi chưa thực hiện hết chỉ được phép thực hiện cho (i) mua sắm trang thiết bị, (i) chi cải cách lương, (iii) ngân sách khoán chi cho các đơn vị hành chính sự nghiệp tự chủ, (iv) ngân sách bổ sung được phân bổ sau ngày 30/09, ngân sách phân bổ cho nghiên cứu, và (v) một số nội dung chi đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư Công Luật NSNN (điều 59) quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định về sử dụng số vượt thu đồng thời báo cáo lên Quốc hội trong kỳ họp gần nhất
Về mức độ minh bạch và toàn diện của ngân sách
Luật NSNN yêu cầu văn bản ngân sách phải toàn diện hơn, với một danh mục tăng cường các tài liệu trình kèm theo với dự toán ngân sách hằng năm, bao gồm báo cáo chi tiết về nợ công, báo cáo về các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách của trung ương, thông tin về miễn giảm thuế
Quốc hội có thêm hai tuần trong lịch biểu ngân sách để thẩm tra dự toán ngân sách do cơ quan hành pháp trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt định mức phân bổ ngân sách vào đầu thời kỳ ổn định ngân sách và phân bổ số vượt thu trong quá trình thực hiện ngân sách.
Phương thức phân loại chi tiêu theo lĩnh vực mới được ban hành gồm 13 lĩnh vực Luật yêu cầu chi đầu tư cho các dự án cũng phải phân loại theo lĩnh vực, để báo cáo đầy đủ hơn về chi tiêu của Chính phủ theo lĩnh vực Cải cách đó nhằm tạo điều kiện có được bức tranh tổng hợp về chi tiêu trong một ngành hoặc lĩnh vực cụ thể, là thông tin trước đây Việt Nam chưa có Việt Nam cũng đang ánh xạ mục lục ngân sách theo chuẩn mực GFS từ năm 2013 đến nay và đã công bố được cuốn Sổ tay Thống kê tài chính Chính phủ của Việt Nam, được xây dựng theo Cẩm nang GFSM2014
Luật NSNN sửa đổi cũng tăng cường công khai và giám sát ngân sách Luật mở rộng phạm vi công khai bao gồm dự thảo dự toán ngân sách, dự toán ngân sách, báo cáo tình hình thực hiện và báo cáo quyết toán ngân sách cũng như các báo cáo thuyết minh, và thủ tục hành chính Trong vấn đề này, Bộ tài chính cũng hỗ trợ Quốc hội sửa đổi các yêu cầu báo cáo dự toán ngân sách (Nghị quyết số 387)
Tài liệu ngân sách dành cho công dân cũng đã được lập từ năm 2018 cho dự toán được phê duyệt của Chính phủ Cổng thông tin công khai ngân sách được ra mắt vào năm 2020 Kho dữ liệu thu, chi ngân sách được ra mắt vào năm 2019 nhằm cung cấp thông tin cho các bộ ngành và chính quyền địa phương về tình hình thực hiện ngân sách Hệ thống báo cáo tài chính của DNNN cũng được thiết lập để theo dõi rủi ro tài khóa của DNNN
Về lập ngân sách dựa trên chính sách
131 tài chính 5 năm cố định và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm cuốn chiếu (ở cả trung ương và địa phương) Luật Đầu tư Công gần đây nhất yêu cầu lập kế hoạch đầu tư công trung hạn trong khuôn khổ của kế hoạch tài chính trung hạn 05 năm Quá trình triển khai hiện đang diễn ra
Về khả năng dữ liệu và kiểm soát tình hình thực hiện ngân sách
Luật Quản lý Thuế sửa đổi (2019) ban hành nhiều yếu tố tích cực về quản lý hóa đơn, hợp tác quốc tế về thuế, hỗ trợ người nộp thuế và truyền thông với người nộp thuế Các thủ tục hành chính được cải thiện đáng kể thông qua triển khai và áp dụng Hệ thống thông tin quản lý thuế tập trung (TMS) vào năm 2015, thay thế cho 16 hệ thống thuế phi tập trung Quyền của người nộp thuế được tăng cường đáng kể, bao gồm được tiếp cận trực tiếp đến thông tin đầy đủ trong mọi khía cạnh về nghĩa vụ thuế và thủ tục hành chính thuế Để cải thiện hiệu quả đăng ký và tính thuế, Luật nỗ lực kiểm soát tốt hơn các hoạt động thương mại điện tử và chuyển giá Ngoài ra còn có những nỗ lực nhằm khuyến khích các hộ kinh doanh đăng ký thành lập doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ hỗ trợ kế toán thuế cho các doanh nghiệp vi mô Phương thức quản lý dựa trên rủi ro đã được áp dụng trong lập kế hoạch thanh tra và kiểm tra thuế Cơ quan quản lý doanh nghiệp nộp thuế lớn với đầy đủ chức năng đang được thành lập
Kho bạc Nhà nước mở các tài khoản chuyên thu tại hầu hết tất cả các ngân hàng thương mại hoạt động trên toàn quốc để hỗ trợ nộp thuế Thuế có thể được nộp 24/7, chẳng hạn thông qua ngân hàng internet, máy ATM và máy POS 58 Toàn bộ số thuế nộp được kết chuyển vào hệ thống Tài khoản thanh toán tập trung(TSA) của Kho bạc Nhà nước và được đối chiếu với dữ liệu tính thuế của cơ quan Thuế và Hải quan hàng ngày Cơ quan Thuế và Hải quan có thông tin theo thời gian thực cho hầu hết tất cả các khoản nộp thuế qua một giao diện với Kho bạc Nhà nước
Kho bạc Nhà nước (KBNN) cũng thành công trong việc hợp nhất số dư ngân quỹ từ tài khoản ngân hàng của 700 cơ quan Kho bạc vào hệ thống Tài khoản thanh toán tập trung(TSA) Cải cách này được hoàn thành năm 2017
Những hành động cải cách QLTCC hiện hành và trong thời gian qua có tác động đến chính quyền địa phương
369 Mặc dù hầu hết cải cách QLTCC đều đã được thực hiện thành công ở cấp trung ương, nhưng một số hành động cải cách lại tác động nhiều đến chính quyền địa phương trong khâu triển khai Một số cải cách chưa đến được với chính quyền địa phương Cũng có khi chính quyền địa phương được hưởng lợi qua cải cách của trung ương mà không phải tiến hành các hoạt động triển khai Sau đây là một số hành động cải cách chính đã, đang và sẽ được triển khai ở cấp địa phương:
Cải cách được CQĐP triển khai Những diễn biến tích cực và một số yếu tố cần tiếp tục xử lý
Triển khai lập kế hoạch ngân sách trung hạn
CQĐP được yêu cầu lập kế hoạch tài chính năm năm cố định, kế hoạch đầu tư công 05 năm cố định và kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước ba năm cuốn chiếu, nhưng cần phải nâng cao chất lượng để các kế hoạch đó trở nên hữu ích
Kế hoạch TC&NSNN hiện mới chỉ được lập cho chi thường xuyên, chưa được kết nối với quy trình lập kế hoạch chi đầu tư Phân tích về chi tiêu cơ sở và chi tiêu mới cũng cần được cải thiện thông qua tăng cường năng lực và học hỏi qua kinh nghiệm
Sử dụng Kho dữ liệu thu, chi ngân sách của Bộ Tài chính
Kho dữ liệu thu, chi ngân sách có nhiều khả năng hỗ trợ tăng cường quản lý và báo cáo ngân sách ở cấp địa phương Cán bộ địa phương cần được đào tạo về các công cụ cơ bản, sau cơ bản và nâng cao để khai thác đầy đủ kho dữ liệu Nâng cao nhận biết về Cổng công khai thông tin ngân sách và Tài liệu ngân sách dành cho công dân Địa phương chưa lập Tài liệu ngân sách dành cho công dân Người dân cần được nâng cao nhận biết về Cổng công khai ngân sách và Tài liệu ngân sách dành cho công dân để đẩy mạnh sự tham gia của công chúng trong quy trình ngân sách Đăng nhập cam kết chi Kho bạc Nhà nước ở Trung ương hiện đang xây dựng các thủ tục để các đơn vị chi tiêu ngân sách đăng ký cam kết chi trong năm và nhiều năm Các đơn vị chi tiêu ngân sách hiện chưa ghi chép về cam kết chi và cũng chưa rõ về lợi ích của thông tin cam kết chi trong thực tế.
Dự báo dòng tiền Kho bạc Nhà nước ở Trung ương hiện đang xây dựng các thủ tục để thu thập thông tin nhằm hỗ trợ dự báo dòng tiền tập trung.
Quản lý nợ công Chính quyền địa phương chưa thực sự có bộ phận chức năng về quản lý nợ
Chiến lược nợ chưa được xây dựng dựa trên phân tích chi phí - rủi ro Thông tin nợ công còn nằm rải rác ở các Ban QLDA sử dụng nợ do chưa có hệ thống ghi chép nợ đầy đủ
Quản lý tài sản công Chính quyền địa phương đang dựa vào cơ sở dữ liệu tài sản công quốc gia để có được thông tin nhưng chưa đầy đủ Địa phương sẽ hưởng lợi khi có được thông tin tốt về tài sản công nhằm thực hiện trách nhiệm của mình để xây dựng ra các chiến lược sử dụng tài sản vừa hiệu quả vừa tạo được nguồn thu phục vụ phát triển địa phương
Chức năng kiểm toán nội bộ Việc xây dựng chức năng kiểm toán nội bộ đang gặp thách thức do Chính phủ đang hạn chế gia tăng số lượng cơ quan đơn vị và biên chế của Nhà nước, kỹ năng về kiểm toán nội bộ cũng cần được tăng cường
Lập và hợp nhất báo cáo tài chính Nhà nước cấp địa phương Địa phương đã lập báo cáo tài chính cho các năm tài khóa 2018 và 2019 Nhưng chất lượng cần được cải thiện dần theo thời gian để các báo cáo đó trở nên hữu ích Một vấn đề nữa cần đặt ra là cách thức sử dụng các báo cáo đó.
Cân đối giữa giao tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập và đảm bảo trách nhiệm giải trình của các đơn vị đó về nguồn lực và kết quả
Hiện đang có nhu cầu xử lý tình trạng bất cân xứng giữa giao tự chủ cho các ĐVSN công lập và đảm bảo trách nhiệm giải trình về số phí thu được, sản phẩm đầu ra và kết quả được thực hiện Điều quan trọng là CQĐP cần theo dõi và quản lý được chất lượng và số lượng các dịch vụ sự nghiệp ở tuyến cơ sở dựa trên cả thông tin tài chính và phi tài chính.
Thông tin về rủi ro tài khóa mà CQĐP phải đối mặt
CQĐP cần học kinh nghiệm của trung ương và tự tăng cường năng lực của địa phương để thu thập và phân tích thông tin về rủi ro tài khóa.
Cân nhắc về yếu tố thể chế
370 Các hoạt động cải cách về tổng thể phản ánh tinh thần làm chủ và sự chỉ đạo của chính phủ, như được thể
135 văn bản pháp luật với sự tham gia đầy đủ của cấp chính trị và được lấy ý kiến rộng rãi trước khi triển khai Tiến độ cải cách được báo cáo hằng năm và kết quả triển khai được sơ kết năm năm một lần (cho giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020) Mặc dù vậy, một số bài học có thể được rút ra qua kinh nghiệm triển khai trong thời gian qua
371 Trong điều kiện chiến lược chỉ đưa ra định hướng tổng thể, các chương trình hành động cải cách cụ thể hơn được thiết kế cục bộ ở từng bộ, ngành và cơ quan liên quan, cách làm như vậy đôi khi ảnh hưởng đến khả năng phối hợp chung trong toàn bộ chính phủ Nhiệm vụ được xác định rõ ràng cho cơ quan chủ trì, nhưng các cơ quan tham gia không phải lúc nào cũng dành thời gian và tâm huyết ở mức cao nhất cho các nhiệm vụ đó Ngoài ra, các yếu tố đảm bảo thành công và các chỉ số theo dõi kết quả không phải lúc nào cũng được xác định rõ ràng, gây khó khăn trong việc quản lý kỳ vọng nhằm duy trì động lực và tránh mệt mỏi trong cải cách Một nhận định nữa là trong giai đoạn hiện tại, một số cải cách được áp đặt qua ban hành hoặc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia mà chưa có thử nghiệm trước về năng lực triển khai của địa phương.
372 Khi một chương trình tham vọng được ban hành với rất nhiều cải cách diễn ra song song trong cùng một giai đoạn, điều quan trọng là phải xác định trình tự cải cách từng cải cách cho sát thực tế Mặc dù chương trình cải cách hiện nay có ràng buộc về thời gian, nhưng trình tự cải cách không phải lúc nào cũng rõ ràng hoặc sát thực tế Một số ý tưởng cải cách phải mất thời gian để thuyết minh và tạo sự đồng thuận ở cấp trung ương, nhưng công tác triển khai ở cấp địa phương còn mất thời gian và gặp nhiều thách thức hơn Nhiều hành động cải cách do các cơ quan trung ương chủ trì, nhưng gánh nặng triển khai lại dồn cho các cơ quan khác và chính quyền địa phương Ngoài ra, kinh phí triển khai rộng một số hành động cải cách cũng chưa được ước tính cho trung hạn, có xét đến nhu cầu nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực rất lớn ở cấp địa phương
373 Tóm lại, chính quyền địa phương nhận được lợi ích qua các chương trình cải cách QLTCC của trung ương, những chương trình đó cần phải quản lý thận trọng Chính quyền trung ương cần thử nghiệm ý tưởng cải cách trước khi triển khai ở quy mô rộng Sau khi cải cách đã được đưa vào luật để triển khai rộng trên toàn quốc, công tác nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực là điều kiện ban đầu quan trọng để triển khai thành công ở địa phương Hỗ trợ năng lực có thể đem lại giá trị gia tăng đáng kể trong triển khai Ngoài ra, việc xác định trình tự và phân bổ nguồn lực đầy đủ cho các hoạt động đó cũng nên được cân nhắc.
Khuyến nghị một số khía cạnh chính trong cải cách QLTCC cụ thể của địa phương
cụ thể của địa phương
374 Chương trình CCQLTCC cấp địa phương đề xuất cho Tp Cần Thơ nhằm tăng cường các chức năng quản lý tài chính công cốt lõi của thành phố thông qua năm hợp phần như sau: 1) chiến lược tài khóa trung hạn dựa trên chính sách; 2) kế hoạch tài chính và ngân sách trung hạn; 3) báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ tài chính và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp; 4) quản lý đầu tư công và công sản; và 5) sự tham gia của công chúng trong hoạch định chính sách tài khóa, lập kế hoạch đầu tư và các hoạt động sự nghiệp Đánh giá PEFA cấp địa phương này là căn cứ để lựa chọn những lĩnh vực ưu tiên nêu trên Cải cách đề xuất cũng căn cứ vào ưu tiên của thành phố nhằm phục hồi xanh và đảm bảo khả năng chống chịu sau COVID-19 đồng thời cải thiện những dịch vụ công bị đại dịch bùng phát gây ảnh hưởng
Phụ lục 1 Tính điểm trong đánh giá PEFA cấp địa phương
Khung đánh giá PEFA cấp địa phương xem xét các chỉ số hiệu quả cho tất cả các hoạt động QLTCC của chính quyền Các chỉ số được nhóm theo tám trụ cột dưới đây
Quan hệ tài khóa giữa các cấp chính quyền Độ tin cậy của ngân sách
Minh bạch về tài chính công
Quản lý tài sản có và tài sản nợ
Lập ngân sách và chiến lược tài khóa dựa trên chính sách
Khả năng tiên liệu và kiểm soát tình hình thực hiện ngân sách
Kế toán và báo cáo
Kiểm toán và giám sát bên ngoài
Tính điểm cho các chỉ số kết quả là trọng tâm của quá trình đánh giá PEFA Điểm số cho mỗi chỉ số được xác định dựa trên một hoặc nhiều nội dung đánh giá Điểm được tính riêng cho từng nội dung đánh giá theo thang điểm bốn cấp độ, gồm: A, B hoặc D, căn cứ vào các tiêu chí quy định nghiêm ngặt cho từng nội dung đánh giá Để biện minh cho điểm số cụ thể của mỗi nội dung đánh giá, từng yếu tố trong các tiêu chí tính điểm đều phải được đáp ứng Nếu chỉ đáp ứng một phần, nghĩa là các tiêu chí đó chưa được thỏa mãn, vì vậy điểm được gán sẽ thấp hơn, tương đương đáp ứng được toàn bộ các tiêu chí để đạt mức điểm kết quả thấp hơn y Điểm cao nhất ở mức A hoặc B cho thấy từng nội dung đánh giá cho yếu tố QLTCC căn bản đó đáp ứng đủ hoặc gần đủ chuẩn mực được quốc tế công nhận là đạt kết quả tốt y Điểm C thể hiện kết quả ở mức cơ bản cho từng chỉ số hoặc nội dung đánh giá, tương đương với các thông lệ tốt trên quốc tế y Điểm D nghĩa là đặc trưng được đo lường hiện còn nằm dưới kết quả mức cơ bản, đang thiếu hoặc không có đủ thông tin để cho điểm (trường hợp này bổ sung thêm dấu sao) Điểm tổng cho cả chỉ số không có dấu sao, vì vậy không đủ thông tin chỉ được ghi nhận ở cấp độ nội dung đánh giá. y Nếu chỉ số hoặc nội dung đánh giá không thể áp dụng cho hệ thống của chính quyền đang được đánh giá thì ghi chứ “không áp dụng (N/A)” thay vì tính điểm
Tổng điểm của chỉ số dựa trên điểm của từng nội dung đánh giá Điểm số của các nội dung đánh giá khác nhau được tổng hợp thành điểm tổng cho chỉ số theo phương thức điểm yếu nhất (M1) hoặc phương thức tính điểm bình quân (M2). y M1: Phương pháp điểm yếu nhất (WL) được áp dụng cho các chỉ số bao gồm nhiều nội dung đánh giá khi hiệu quả hoạt động yếu kém ở một nội dung đánh giá có thể làm giảm tác động đem lại hiệu quả hoạt động tốt ở các nội dung đánh giá khác trong cùng chỉ số Nói cách khác, phương pháp này được áp dụng nếu có “điểm yếu nhất” trong số các nội dung đánh giá có liên quan đến nhau trong cùng chỉ số Ban đầu, từng nội dung đánh giá được đánh giá riêng và cho điểm riêng Điểm tổng hợp cho cả chỉ số là điểm thấp nhất của nội dung đánh giá bất kỳ trong đó.
Phụ lục 2 Tổng hợp theo chỉ số về hiệu quả hoạt động
Chỉ số / Nội dung đánh giá Điểm số Mô tả về mức độ đáp ứng yêu cầu TRỤ CỘT VỀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG: QUAN HỆ TÀI KHÓA VỚI CHÍNH QUYỀN CẤP TRÊN
HLG–1 BỔ SUNG NGÂN SÁCH CỦA CHÍNH
QUYỀN CẤP TRÊN C Phương pháp tổng hợp điểm M2 (AV)
HLG-1.1: Bổ sung ngân sách của chính quyền cấp trên
Số bổ sung thực nhận đạt 78%, 84% và 86% dự toán gốc trong ba năm từ 1017-2019, nghĩa là không có năm nào trong ba năm qua đáp ứng các yêu cầu để đạt điểm “C” với các tỷ lệ trong khoảng từ 92-116%
HLG-1.2: Bổ sung có mục tiêu thực nhận
Chênh lệch trong cơ cấu bổ sung ngân sách cho các năm
2017, 2018 và 2019 lần lượt là 22%, 16% và 14% Chỉ có năm
2019 đáp ứng các yêu cầu để đạt điểm “C” nghĩa là chênh lệch dưới 15%.
HLG-1.3: Mức độ kịp thời của bổ sung ngân sách từ chính quyền cấp trên A
Bộ Tài chính thông báo giao dự toán ngân sách giao thành phố vào khoảng tháng 11 hằng năm, trước khi bắt đầu năm ngân sách mới.
HLG-1.4: Khả năng tiên liệu về số bổ sung ngân sách D
Bộ Tài chính chỉ thông báo về số bổ sung ngân sách cho năm dự toán và hai năm tiếp theo, nhưng không thuyết minh rõ ràng về thay đổi giữa năm hiện tại và năm trước.
TRỤ CỘT I: ĐỘ TIN CẬY CỦA NGÂN SÁCH
PI-1 TỔNG THỰC CHI D Thực chi ngân sách Nhà nước chênh lệch so với dự toán phê duyệt ban đầu trên 15% tại hai trong ba năm phân tích (-18,1% năm 2017; -25,0% năm 2018; và -14,7% năm 2019)
PI-2 CƠ CẤU THỰC CHI D+ Phương pháp tổng hợp điểm M1 (WL)
PI-2.1 Cơ cấu thực chi phân theo ngành/lĩnh vực
D Cơ cấu thực chi tính theo ngành/lĩnh vực là trên 15% tại hai trong ba năm vừa qua:
PI-2.2 Cơ cấu thực chi phân theo nội dung kinh tế
N/A Dự toán ngân sách không phân bổ theo nội dung kinh tế Vì vậy, chênh lệch về cơ cấu thực chi không thể tính theo nội dung kinh tế.
PI-2.3 Chi tiêu từ nguồn dự phòng A Nguồn dự phòng được phân bổ cho các chương trình cụ thể trong năm như sau:
Nghĩa là bình quân dưới 3% chi tiêu.
PI-3- THỰC THU N/A Phương pháp tổng hợp điểm M2 (AV)
PI-3.1 Tổng thực thu N/A Thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan cấp trung ương PI-3.2 Cơ cấu thực thu N/A Thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan cấp trung ương
TRỤ CỘT II: MINH BẠCH VỀ TÀI CHÍNH CÔNG
PI-4 PHÂN LOẠI NGÂN SÁCH D Ngân sách được dự toán, thực hiện và báo cáo nhất quán theo phân loại ngành và đơn vị hành chính Tuy nhiên, dự toán ngân sách chưa được phân loại chi tiết theo nội dung kinh tế.
PI-5 VĂN BẢN NGÂN SÁCH D Văn bản ngân sách đáp ứng 5 nội dung, bao gồm 2 nội dung cơ bản và 3 nội dung bổ sung trong số 12 nội dung.
PI-6 HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƯƠNG NGOÀI BÁO CÁO QUYẾT TOÁN/TÀI
D Phương pháp tổng hợp điểm M2 (AV)
PI-6.1 Chi tiêu ngoài báo cáo quyết toán/tài chính
D Tổng chi tiêu của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và từ nguồn thu được giữ lại của các đơn vị sự nghiệp bằng 23% tổng chi tiêu của chính quyền địa phương trong phạm vi ngân sách
PI-6.2 Thu ngoài báo cáo quyết toán/tài chính D Tổng thu của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và nguồn thu được giữ lại của các dơn vị sự nghiệp bằng 26% tổng thu ngân sách của chính quyền địa phương
PI-6.3 Báo cáo quyết toán/tài chính của các đơn vị ngoài ngân sách
D Báo cáo quyết toán/tài chính của các đơn vị ngoài ngân sách chỉ được nộp lên Sở Tài chính khi có yêu cầu Báo cáo không có những thông tin theo yêu cầu về thu, chi tiêu, tài sản tài chính và tài sản hữu hình, tài sản nợ, bảo lãnh và các nghĩa vụ dài hạn.
PI-7 BỔ SUNG NGÂN SÁCH CHO CHÍNH
C+ Phương pháp tổng hợp điểm M2 (AV)
PI-7.1 Hệ thống phân bổ số bổ sung B Hầu hết (75%) tổng bổ sung của ngân sách thành phố cho ngân sách các quận huyện đều được thực hiện qua một hệ thống minh bạch và dựa trên quy tắc
PI-7.2 Thông tin kịp thời về số bổ sung C Thông tin về số bổ sung hằng năm cho ngân sách các quận huyện được thông báo 10 ngày trước khi bắt đầu năm tài khóa 2019, và trước một tuần trong năm 2020.
PI-8 THÔNG TIN VỀ ĐẦU RA VÀ KẾT QUẢ
D+ Phương pháp tổng hợp điểm M2 (AV)
PI-8.1 Kế hoạch về đầu ra và kết quả hoạt động sự nghiệp