Tuy nhiên, đối với trường hợp người thừa kế không là cá nhân, tác giả nhận thấy hiếm có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu trong khi xã hội ngày càng phát triển, quyền tự do ý chí, tư
Tình hình nghiên cứu đề tài
Khi tìm hiểu và khảo sát về tình hình nghiên cứu, tác giả thấy rằng có nhiều công trình nghiên cứu khái quát về thừa kế đã được công bố trước đây Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào ở cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu chuyên sâu về “ Người thừa kế không là cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam” Vấn đề này chỉ được đề cập một phần trong các nội dung nghiên cứu về thừa kế, cụ thể:
Về giáo trình, có một số công trình nghiên cứu sau:
Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập
1, Phạm Văn Tuyết, Trần Thị Huệ (chủ biên), NXB Tư pháp Tại Chương 9 của giáo trình này đã xây dựng và phân tích các quy định liên quan đến thừa kế bao gồm những vấn đề chung về thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh toán và phân chia di sản, điều kiện để được hưởng di sản thừa kế theo di chúc đến những nội dung liên quan đến chủ thể và điều kiện để được hưởng di sản thừa kế của người thừa kế không là cá nhân Đây cũng là nội dung có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong luận văn của tác giả
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế (tái bản có sửa đổi, bổ sung), Lê Minh Hùng
(chủ biên), NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam Giáo trình mang đến góc nhìn khái quát về người thừa kế, quyền thừa kế, thừa kế theo di chúc và theo pháp luật, việc phân chia di sản và thanh toán nghĩa vụ tài sản do người chết để lại Đối với quy định về người thừa kế không là cá nhân, giáo trình đề cập đến việc xác định một số đối tượng nhất định, điều kiện để được hưởng di sản thừa kế theo di chúc đặc biệt là bình luận về sự tồn tại vào thời điểm mở thừa kế Đây là nguồn tài liệu giúp tác giả củng cố thêm lập luận, phân tích của mình
Trường Đại học Luật Hồ Chí Minh (2023), Giáo trình Tư pháp Quốc tế, Đỗ Thị Mai Hạnh (chủ biên), NXB Hồng Đức Giáo trình đề cập đến khái niệm, đặc điểm của quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế, xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực thừa kế Trong luận văn của tác giả có đề cập đến hạn chế về pháp luật áp dụng đối với quy định người thừa kế không là cá nhân có yếu tố nước ngoài do vậy, giáo trình là một trong những nguồn cơ sở để tác giả đưa ra lập luận, phân tích, thể hiện quan điểm của mình Đối với bình luận khoa học, có một số công trình nghiên cứu như:
Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự
2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Công an nhân dân
Công trình này đã bình luận và đưa ra đánh giá về các quy định có liên quan đến người thừa kế không là cá nhân trong Bộ luật Dân sự 2015 về mặt xác định chủ thể và điều kiện để được hưởng di sản thừa kế Tuy nhiên, quy định về người thừa kế không là cá nhân trong công trình này ít được nhắc đến nên việc khai thác vào luận văn là không nhiều mà chỉ mang tính chất tham khảo Đỗ Văn Đại (2020), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự
2015, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam Công trình nghiên cứu đã có những phân tích về điểm mới của chế định thừa kế, đưa ra những lý giải về việc thay đổi trong nội dung của Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền thừa kế, việc hình thành thuật ngữ “người thừa kế không là cá nhân”, phân tích các đối tượng thừa kế không là cá nhân Công trình giúp tác giả hiểu được tinh thần và chiều hướng thay đổi, phát triển của các quy định về người thừa kế không là cá nhân trong
Bộ luật Dân sự 2015 so với các bộ luật trước, từ đó triển khai, phân tích các vấn đề cơ bản về người thừa kế không là cá nhân trong luận văn của mình
Nguyễn Minh Tuấn (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật
Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, NXB Tư pháp
Công trình nghiên cứu gồm 14 chương đã chỉ ra những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015, trong đó dành riêng một chương (Chương 13) để bình luận về chế định thừa kế Đối với người thừa kế không là cá nhân, công trình đề cập đến các đối tượng, phân tích, bày tỏ quan điểm về điều kiện “tồn tại” của người thừa kế không là cá nhân Đưa ra những so sánh, bình luận đối với từng quy định, từng điều luật trong Bộ luật Dân sự 2015 nói chung và quy định về người thừa kế không là cá nhân nói riêng giúp tác giả có thêm một góc nhìn khác về những điểm mới trong chế định thừa kế của Bộ luật Dân sự 2015 so với các Bộ luật Dân sự trước đó Đối với sách chuyên khảo, có một số công trình nghiên cứu như: Đỗ Văn Đại (2019), Luật Thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, tập 1 (xuất bản lần thứ tư), NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam Công trình nghiên cứu có đề cập đến các vấn đề liên quan đến các quy định về quyền thừa kế, chủ thể, việc tham gia tố tụng và mục đích sử dụng di sản của người thừa kế không là cá nhân thông qua việc bình luận các quy định của pháp luật và các bản án trong thực tiễn, giúp tác giả đúc kết được kinh nghiệm, có thêm nguồn kiến thức để phục vụ cho việc triển khai luận văn của mình Đỗ Văn Đại (2022), Giao dịch dân sự về bất động sản (xuất bản lần thứ hai), NXB Hồng Đức Công trình nghiên cứu này đề cập đến giao dịch dân sự bất động sản; di chúc nhà ở, bất động sản; thỏa thuận phân chia di sản là bất động sản; nghĩa vụ tài chính của cá nhân, tổ chức trong giao dịch bất động sản; giao dịch dân sự về bất động sản có yếu tố nước ngoài Bình luận về trường hợp người thừa kế cá nhân và không là cá nhân không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, nghĩa vụ tài chính của cá nhân, tổ chức đối với giao dịch bất động sản trong đó có thừa kế tài sản là bất động sản Đây là nguồn tài liệu để tác giả tham khảo khi triển khai nghiên cứu các vấn đề về nhận di sản là bất động sản đối với tổ chức không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam; thực hiện nghĩa vụ tài sản thừa kế của người thừa kế không là cá nhân trong luận văn của mình Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ, Ngô Quốc Chiến (2023), Tư pháp quốc tế Việt
Nam (sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ ba), NXB Hồng Đức Công trình này nghiên cứu về tư pháp quốc tế trong đó có quan hệ thừa kế, bình luận một số quy định về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam, pháp luật áp dụng, quy định của một số quốc gia liên quan đến thừa kế Là nguồn tài liệu tham khảo cho tác giả khi nghiên cứu bất cập về pháp luật áp dụng đối với quy định người thừa kế không là cá nhân có yếu tố nước ngoài trong luận văn của mình
Lê Thị Nam Giang (2022), Tư pháp Quốc tế (tái bản lần thứ năm, có sửa đổi và bổ sung), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Công trình nghiên cứu này có đề cập việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật các nước, theo các điều ước quốc tế và tại Việt Nam Là nguồn tham khảo khi tác giả nghiên cứu bất cập về pháp luật áp dụng đối với quy định người thừa kế không là cá nhân có yếu tố nước ngoài
Phạm Thị Liên Hương và các tác giả khác (2018), Bản dịch Bộ luật Dân sự
Pháp, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam Công trình này là bản dịch Bộ luật Dân sự
Pháp có hiệu lực từ thời điểm năm 2018 trên trang web của Légifrance Đây là tài liệu hỗ trợ rất nhiều cho quá trình so sánh, đối chiếu các điều luật của Bộ luật Dân sự Pháp với Bộ luật Dân sự Việt Nam trong luận văn của tác giả
Lê Khánh Linh và các tác giả khác (2021), Bộ luật Dân sự Trung Quốc 2020, bản dịch và lược giải, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Công trình này là bản dịch có lược giải Bộ luật Dân sự Trung Quốc 2020, là tài liệu hỗ trợ tác giả trong quá trình đọc hiểu, so sánh đối chiếu giữa Bộ luật Dân sự Trung Quốc và Bộ luật Dân sự
2015, giúp cho luận văn của tác giả phong phú và đa dạng hơn trong việc đối chiếu quy định của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề nghiên cứu
Hoàng Thị Loan (2022), Di chúc và điều kiện có hiệu lực của di chúc, NXB Công an nhân dân Công trình nghiên cứu này đề cập các vấn đề về thừa kế theo di chúc, chỉ ra một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến việc thiếu thống nhất về chủ thể không phải là cá nhân, chưa có quy định pháp luật rõ ràng trong việc giải quyết hậu quả pháp lý đối với trường hợp tổ chức lại, phá sản, giải thể hay quy định về từ chối và tước bỏ quyền thừa kế của người thừa kế không là cá nhân Đây là nguồn tư liệu giúp tác giả nghiên cứu thêm trong quá trình phân tích, triển khai luận văn của mình
Tuấn Đạo Thanh (2017), Bình luận một số quy định trong Bộ luật Dân sự
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ các quy định về người thừa kế không là cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam bằng việc phân tích các nội dung như khái niệm, xác định chủ thể, điều kiện để được hưởng di sản thừa kế và cách thức nhận di sản thừa kế bao gồm việc tham gia tố tụng, xử lý phân chia di sản và việc thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại của người thừa kế không là cá nhân Từ những phân tích trên, luận văn của tác giả đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định còn vướng mắc khi áp dụng trong thực tiễn về người thừa kế không là cá nhân Đây cũng là mục đích cuối cùng mà tác giả muốn hướng đến khi thực hiện nghiên cứu đề tài về người thừa kế không là cá nhân Để thực hiện mục đích trên, tác giả đặt ra một số nhiệm vụ cơ bản trong quá trình nghiên cứu luận văn của mình bao gồm:
Thứ nhất, tìm hiểu những vấn đề cơ bản về quy định người thừa kế không là cá nhân thông qua lịch sử hình thành và phát triển quy định này trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam So sánh với quy định về người thừa kế là cá nhân để thấy rõ sự khác biệt giữa hai chủ thể trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với tài sản thừa kế của mình So sánh, đối chiếu quy định này với quy định của pháp luật một số nước như Tây Ban Nha, Trung Quốc, Pháp, Lào, Campuchia, Quebec…
Thứ hai, từ việc nghiên cứu pháp luật và một số vướng mắc xảy ra trong thực tiễn, tác giả chỉ ra những hạn chế còn tồn tại, đề xuất kiến nghị để hoàn thiện quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về người thừa kế không là cá nhân.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện với việc sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như:
Phương pháp nghiên phân tích - tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để làm rõ các khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của pháp luật về người thừa kế không là cá nhân, điều kiện để được hưởng di sản thừa kế, cách thức nhận di sản thừa kế bao gồm việc tham gia tố tụng, xử lý và phân chia di sản, thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại và để đánh giá được thực tiễn quy định của pháp luật về người thừa kế không là cá nhân tại Việt Nam Đây cũng là phương pháp được áp dụng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu đề tài luận văn của tác giả
Phương pháp nghiên cứu so sánh luật học: Phương pháp này được sử dụng với mục đích so sánh, đối chiếu các văn bản quy phạm pháp luật trong nước với nhau như Thông tư số 81/1981/TANDTC ngày 24 tháng 7 năm 1981 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế, Pháp lệnh Thừa kế
1990, Bộ luật Dân sự 1995, Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Dân sự 2015…; so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài như Bộ luật Dân sự Pháp, Bộ luật Dân sự Trung Quốc, Bộ luật Dân sự Campuchia, Luật Thừa kế Lào, Bộ Luật Dân sự Nhật Bản, Bộ luật Dân sự Tây Ban Nha, Bộ luật Dân sự Quebec; so sánh giữa văn bản pháp luật với thực tiễn để tìm ra những điểm bất cập, hạn chế nhằm đề xuất những kiến nghị phù hợp với quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về người thừa kế không là cá nhân Phương pháp này được áp dụng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu đề tài luận văn của tác giả
Phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn: Đây là phương pháp được sử dụng để kết hợp giữa lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về người thừa kế không là cá nhân nhằm phân tích những điểm bất cập và đưa ra những giải pháp kiến nghị về quy định này Phương pháp nghiên cứu này được sử dụng chủ yếu ở Chương 2
Phương pháp nghiên cứu tình huống, bình luận bản án là phương pháp được dùng để đánh giá thực trạng của pháp luật và thực tiễn xét xử các vụ việc có người thừa kế không là cá nhân Sau đó vận dụng phương pháp logic pháp lý để đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật của Việt Nam đối với chế định này Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở Chương 2, tuy nhiên, để làm rõ nội dung về mặt lý luận, phương pháp nghiên cứu tình huống và bình luận bản án cũng được sử dụng tại Chương 1 của luận văn.
Kết quả nghiên cứu điểm mới, các đóng góp mới của đề tài
Luận văn là nguồn tài liệu hữu ích, là sản phẩm tổng hợp những nội dung cơ bản về người thừa kế không là cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam Những bất cập và kiến nghị của tác giả đưa ra có thể làm cơ sở xem xét, góp phần hoàn thiện quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Về mặt lý luận, tác giả nghiên cứu một cách có hệ thống những quy định của pháp luật về người thừa kế không là cá nhân từ khái niệm, đối tượng, điều kiện được hưởng di sản thừa kế, việc tham gia tố tụng, xử lý và phân chia di sản, thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại của người thừa kế không là cá nhân
Về mặt thực tiễn, tác giả đưa ra những minh chứng từ các bản án và những ví dụ thừa kế ở nước ngoài để đánh giá, so sánh đối chiếu những điểm còn chưa phù hợp trong quá trình thực thi pháp luật hiện hành như: việc xác định người thừa kế không là cá nhân, pháp luật áp dụng đối với quy định người thừa kế không là cá nhân có yếu tố nước ngoài, điều kiện được hưởng di sản thừa kế, đại diện của Nhà nước; việc tham gia tố tụng của người thừa kế không là cá nhân
Thông qua kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn được thực hiện trong luận văn thạc sĩ này, tác giả đóng góp một số kiến nghị về việc thống nhất sử dụng cụm từ “người thừa kế”, “người thừa kế không là cá nhân”, việc áp dụng pháp luật đối với quy định người thừa kế không là cá nhân có yếu tố nước ngoài, điều kiện được hưởng di sản thừa kế, đại diện của Nhà nước, việc tham gia tố tụng của người thừa kế không là cá nhân.
Giới thiệu bố cục luận văn
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về người thừa kế không là cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam
Chương 2: Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về người thừa kế không là cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG LÀ CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Khái quát về người thừa kế không là cá nhân
1.1.1 Khái niệm người thừa kế không là cá nhân
Trước khi tìm hiểu khái niệm người thừa kế không là cá nhân, tác giả muốn làm rõ khái niệm về thừa kế, người thừa kế
1.1.1.1 Khái niệm thừa kế, người thừa kế
Trước đây, thừa kế được hiểu như một phong tục tập quán về việc chuyển tài sản của người chết cho người sống Đến khi Bộ luật Hồng Đức ra đời, quy định về thừa kế tại chương Điền sản đã trở nên gần gũi với các quan điểm hiện đại hơn như thừa kế chỉ phát sinh khi cha, mẹ không còn sống, con gái có quyền được hưởng thừa kế ngang bằng với con trai, có quan hệ thừa kế theo di chúc và thừa kế không theo di chúc Trong thời kỳ Pháp thuộc, do ảnh hưởng của nền văn hóa Cộng hòa Pháp nên các Bộ Dân luật Bắc Kỳ, Trung Kỳ hay Nam Kỳ đều có những quy định về thừa kế mang tư tưởng của Bộ luật Dân sự (BLDS) Pháp Tại Điều 310 Bộ Dân luật Bắc Kỳ 1931 đã nêu rõ: “Của thừa kế truyền lại cho ai là do ý muốn của người mệnh một hoặc do pháp luật định Sự thừa kế thì bắt đầu từ lúc người để lại của thừa kế mới chết” hay Bộ Dân luật 1972 của Cộng hòa miền Nam Việt Nam khẳng định: “Di sản được truyền cho ai là do luật pháp định hay là do ý muốn của người quá cố Di sản của mỗi người được khai phát do sự mệnh chung của người ấy”
Như vậy, pháp luật của chế độ cũ đã quy định thừa kế chỉ xuất hiện khi một người có tài sản chết Khi đất nước thống nhất hai miền, Thông tư 81/TANDTC ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế (Thông tư 81/TANDTC) ra đời nhằm hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế một lần nữa khẳng định: “Thừa kế là sự chuyển dịch di sản của người đã chết cho người còn sống” Tuy nhiên, khái niệm về thừa kế đã không còn xuất hiện tại Pháp lệnh Thừa kế 1990 và các BLDS 1995, BLDS 2005, BLDS 2015 sau này
Về mặt ngữ nghĩa, theo Từ điển Luật học, thừa kế được hiểu là “sự truyền lại tài sản của người đã chết cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật” 1 Theo giáo trình Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: “Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho một chủ thể - đó có thể là cá nhân hoặc pháp nhân - theo ý chí của người để lại di sản hoặc theo các quy tắc của xã hội, mà mỗi chế độ khác nhau có những quy tắc khác nhau do điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội… quyết định” 2 Giáo trình Trường Đại học Luật Hà Nội lại cho rằng: “Thừa kế là một quan hệ xã hội tất yếu mà nội dung kinh tế của nó là sự phản ánh quá trình dịch chuyển tài sản của người đã chết sang cho những người khác còn sống” 3
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc để lại di sản thừa kế ở đây không chỉ cho cá nhân mà còn cho những đối tượng khác theo ý chí của người để lại di sản
BLDS 2015 không có định nghĩa về thừa kế nhưng có thể khái quát thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho một cá nhân hoặc một đối tượng khác theo ý chí của người để lại di sản hoặc theo luật định
Người thừa kế là một chủ thể đặc biệt được Nhà nước và pháp luật bảo hộ, là người được hưởng di sản và thực hiện nghĩa vụ gắn liền với tài sản do người chết để lại Đối với thừa kế theo di chúc, người thừa kế có thể là một cá nhân hoặc không là cá nhân Tuy nhiên, trong trường hợp thừa kế theo pháp luật, người thừa kế phải là cá nhân có quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng và ở trong nhóm thân thích nhất đối với người chết Pháp luật nước ta quy định về người thừa
1 Từ điển Luật học (1999), NXB Từ điển bách khoa, tr.486
2 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế (tái bản có sửa đổi, bổ sung), Lê Minh Hùng (chủ biên), NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr 396
3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 1, Phạm Văn Tuyết, Trần Thị Huệ (chủ biên), NXB Tư pháp, tr 416 kế theo hướng nêu điều kiện để được hưởng di sản thừa kế Cụ thể tại Điều 613 BLDS 2015 ghi nhận: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế” Việc được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ gắn liền với tài sản do người chết để lại của người thừa kế được lồng ghép trong những quy định về quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân (Điều 610 BLDS 2015), thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế (Điều 614 BLDS 2015) Ở đây cũng cần xác định người thừa kế chỉ có thể thừa kế những quyền và nghĩa vụ gắn liền với tài sản của người chết để lại Đối với những quyền và nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân người chết như quyền được hưởng trợ cấp thương tật, trợ cấp xã hội… không phải là di sản thừa kế của người đó và chỉ tồn tại khi người được hưởng quyền còn sống nên người thừa kế không được hưởng loại quyền tài sản gắn liền với thân nhân người chết và cũng không phải thực hiện loại nghĩa vụ tài sản đó
Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới cũng khẳng định người thừa kế sẽ kế thừa tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ gắn liền với tài sản của người để lại di sản thừa kế kể từ thời điểm phát sinh thừa kế Điển hình như Điều 723 BLDS Pháp quy định: “Người thừa kế theo pháp luật đương nhiên được hưởng các tài sản, các quyền và cổ phần do người chết để lại Người được di tặng hoặc người được tặng cho một phần tài sản hưởng tài sản theo các quy định tại Thiên II quyển này” 4
Như vậy, có thể khái quát rằng người thừa kế là những người được thừa hưởng các quyền và nghĩa vụ gắn liền với tài sản do người chết để lại thông qua việc thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật
1.1.1.2 Người thừa kế không là cá nhân
Bên cạnh cá nhân, pháp luật Việt Nam còn ghi nhận trường hợp có người thừa kế không là cá nhân được hưởng di sản thừa kế theo di chúc Bộ Dân luật Bắc
Kỳ 1931 hay Bộ Dân luật 1972 đều cho phép một người để lại phần tài sản là bất động sản của mình cho chùa, hay một hội - sở tế - tự nào đó hoặc cho làng xã dưới tên gọi là hậu điền Thông tư 81/TANDTC một lần nữa khẳng định: “Thông qua di
4 Phạm Thị Liên Hương và các tác giả khác (2018), Bản dịch Bộ luật Dân sự Pháp, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, tr 182 chúc, người có tài sản có quyền để lại tài sản của mình cho bất cứ ai Người thừa kế được chỉ định trong di chúc có thể là công dân, Nhà nước hay một tổ chức xã hội” Tổ chức xã hội có thể hiểu là một hình thức tổ chức được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, không vì mục đích lợi nhuận, dưới sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên tham gia Nhà nước (trừ trường hợp di sản không có người thừa kế) và tổ chức xã hội chỉ có quyền thừa kế theo di chúc Kế thừa quy định này, khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Thừa kế 1990 đã bổ sung thêm cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế cũng có quyền được hưởng di sản thừa kế theo di chúc: “Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, Nhà nước, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế” Điều này phù hợp với tình hình phát triển lúc bấy giờ khi mà nước ta đang có nhiều đổi mới về chủ trương kinh tế, nhiều tổ chức kinh tế được thành lập, tài sản của công dân không chỉ là của cải để dành mà còn có thể là tư liệu sản xuất, cổ phần, cổ phiếu nên không loại trừ khả năng công dân để lại di sản của mình cho một tổ chức kinh tế thông qua việc lập di chúc
BLDS Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1995, 2005 và 2015 đều xác định người thừa kế theo di chúc bao gồm cá nhân và không là cá nhân Cụ thể, đối tượng thừa kế của BLDS 1995 hay BLDS 2005 là cá nhân và cơ quan, tổ chức Điều 635 BLDS 2005 quy định: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế” Việc xác định người thừa kế theo di chúc trong hai bộ luật này cũng giống với pháp luật Lào Điều 24 Luật Thừa kế Lào cũng có quy định cơ quan, tổ chức chỉ được thừa kế di sản theo di chúc: “Nhân dân nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có quyền tặng, chuyển và lập di chúc cho một người hay nhiều người và cho cơ quan tổ chức đã có thẩm quyền liên quan và làm thờ cúng cho anh chị em và những người khác” 5
BLDS 2015 ra đời đánh dấu sự thay đổi trong các quy định liên quan đến người thừa kế không là cá nhân Điều 609 về quyền thừa kế, Điều 613 về người
5 Souksa Vanh Boudchanthalath, Chế định thừa kế theo Bộ luật dân sự nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân
Điều kiện để được hưởng di sản thừa kế của người thừa kế không là cá nhân
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết Để việc thừa kế theo di chúc được thực hiện thì điều kiện đầu tiên là phải có bản di chúc hợp pháp tức là bản di chúc đó phải có đủ các điều kiện quy định tại điều 630 BLDS 2015 Trong luận văn của mình, tác giả đề cập đến điều kiện để được hưởng di sản thừa kế của người thừa kế không là cá nhân trong một bản di chúc hợp pháp nên người thừa kế không là cá nhân cần thỏa mãn hai điều kiện: (1) Được ghi nhận trong di chúc và (2) tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
1.2.1 Được ghi nhận trong di chúc
Nếu như cá nhân có thể được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật, theo di chúc hoặc theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì người thừa kế không là cá nhân chỉ được quyền hưởng di sản thừa kế khi được ghi nhận trong di chúc Việc ghi nhận trong di chúc được thể hiện rõ nhất trong quy định “… Người thừa kế được chỉ định trong di chúc có thể là công dân, Nhà nước hay một tổ chức xã hội” của Thông tư 81/TANDTC Ở đây pháp luật đã khẳng định Nhà nước hay một tổ chức xã hội nào đó được chỉ định trong di chúc mới là người thừa kế Các quy định về người thừa kế trong Pháp lệnh Thừa kế 1990, BLDS 1995, BLDS 2005 hay BLDS 2015 đã không còn sử dụng cụm từ “được chỉ định trong di chúc” mà thay vào đó là liệt kê các đối tượng nhưng khi đề cập đến nội dung của di chúc (BLDS 2015 quy định tại Điều
631) thì họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản là một trong những nội dung cần phải có, tức là các đối tượng thừa kế không là cá nhân đó phải được ghi
23 https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/chan-dong-chu-cho-duoc-thua-ke-12-trieu-usd-tu-ty-phu-my- 1273146.html, truy cập ngày 29/5/2023
24 https://kyluc.vn/tin-tuc/tin-the-gioi/nhung-con-vat-duoc-thua-ke-khoi-tai-san-kech-xu-tu-chu, truy cập ngày 29/5/2023 nhận cụ thể trong di chúc mới có quyền được hưởng di sản thừa kế Điều này hoàn toàn phù hợp khi người thừa kế không là cá nhân không thể được xác định bởi các mối quan hệ như hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản như là cá nhân nên việc ghi nhận trong di chúc là điều kiện đầu tiên để có quyền hưởng di sản thừa kế
So sánh với pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới như Pháp, Tây Ban Nha, Quebec, Trung Quốc liên quan đến quy định về người thừa kế không là cá nhân, tác giả thấy có điểm tương đồng trong việc yêu cầu người để lại di sản nêu được người thừa kế phần tài sản của mình trong di chúc Tuy nhiên, pháp luật các quốc gia này không đề cập đến quy định về nội dung của di chúc phải có tên của cá nhân hay một cơ quan, tổ chức nào đó được hưởng di sản thừa kế như pháp luật Việt Nam Đơn cử như BLDS Tây Ban Nha, ngoài việc các hiệp hội, tập đoàn được pháp luật thừa nhận có tên trong di chúc đương nhiên được hưởng di sản thừa kế thì tại các Điều 747, Điều 749 được quy định để giải quyết các trường hợp người lập di chúc để lại di sản của mình cho một nghi lễ, một công việc từ thiện hay cho người nghèo nói chung mà không xác định được đối tượng, địa điểm nhằm hạn chế tối đa sự vô hiệu của di chúc 25 Tác giả cho rằng đây là một điểm tiến bộ hơn so với pháp luật Việt Nam
1.2.2 Tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
“Người thừa kế không là cá nhân phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế” là điều kiện bắt buộc để đối tượng này được hưởng di sản thừa kế Có thể thấy, quy định về điều kiện để được hưởng di sản thừa kế theo di chúc qua các thời kỳ không có nhiều sự thay đổi Trừ Thông tư 81/TANDTC không đề cập đến điều kiện để được hưởng di sản thừa kế của các chủ thể khác ngoài cá nhân thì Pháp lệnh Thừa kế 1990, BLDS 1995, BLDS 2005 và BLDS 2015 đều yêu cầu phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế (thời điểm người có tài sản chết) Người thừa kế không là cá nhân được chỉ định trong di chúc phải duy trì sự hoạt động của mình tại thời điểm người lập di chúc chết mới được hưởng di sản thừa kế
Liên quan đến quy định này, có nhiều ý kiến cho rằng pháp luật chưa giải quyết hậu quả pháp lý về quyền thừa kế của các tổ chức trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản Các pháp nhân cùng loại có thể chấm dứt khi
25 BLDS Tây Ban Nha, tlđd (18), tr.2063 sáp nhập, hợp nhất, chia, tách nhưng lại không chấm dứt tuyệt đối mà quyền và nghĩa vụ của nó được chuyển giao cho các pháp nhân khác Vậy thì cơ quan, tổ chức mới sau khi được sáp nhập, hợp nhất, chia, tách đó có được hưởng phần di sản thừa kế theo di chúc không? Theo tác giả Hoàng Thế Liên: “Nếu cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc bị chấm dứt do sáp nhập, hợp nhất hoặc chia, tách thì cơ quan mới được sáp nhập, hợp nhất, chia, tách là cơ quan, tổ chức kế thừa quyền thừa kế của cơ quan, tổ chức cũ Do đó, di sản mà cơ quan, tổ chức cũ được hưởng theo di chúc vẫn được chuyển dịch theo đúng ý chí của người để lại di sản để cơ quan, tổ chức mới được thành lập do sáp nhập, hợp nhất, hoặc chia, tách sẽ thừa hưởng” 26
Theo tác giả Hoàng Thị Loan: “Pháp luật vẫn chưa thật sự triệt để trong việc quy định hậu quả đối với từng trường hợp chủ thể hưởng di sản thừa kế nhưng giải thể, phá sản, cải tổ tại thời điểm chia di sản thừa kế hoặc đã thực hiện cải tổ pháp nhân xong trước khi người lập di chúc chết” 27 Để giải quyết các trường hợp trên, trong công trình nghiên cứu về Di chúc và điều kiện có hiệu lực của di chúc của mình, tác giả Hoàng Thị Loan đã vận dụng Điều 207 và khoản 6 Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 đối với trường hợp giải thể doanh nghiệp và cho rằng khi doanh nghiệp giải thể thì các khoản nợ của doanh nghiệp đối với chủ thể khác phải được thực hiện đầy đủ và tùy vào các loại hình doanh nghiệp, phần còn lại sẽ được chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần Hoàng Thị Loan cho rằng, nếu di sản thừa kế thuộc về pháp nhân này nhưng chưa được chia, người thành lập pháp nhân ban đầu có quyền được truy đòi quyền thừa kế của mình Đối với trường hợp pháp nhân phá sản, tác giả Hoàng Thị Loan đối chiếu Điều 54, Điều 114 Luật Phá sản 2014 để xác định di sản thừa kế vẫn thuộc về pháp nhân được chỉ định hưởng trong di chúc, đồng thời phần di sản sẽ được phân chia theo thứ tự nhất định Đối với trường hợp cải tổ, tổ chức lại pháp nhân nếu: “Sau thời điểm mở thừa kế nhưng trước thời điểm chia thừa kế Đây là thời điểm pháp nhân đã được hưởng thừa kế nhưng chưa xác lập quyền sở hữu Do đó, nếu pháp nhân sau đó bị hợp nhất, sáp nhập, chia hoặc biến đổi mô hình thành pháp nhân khác thì pháp nhân mới kế thừa quyền, nghĩa vụ
26 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), tlđd (2), Tr 541
27 Hoàng Thị Loan (2022), Di chúc và điều kiện có hiệu lực của di chúc, NXB Công an nhân dân, tr 282
Còn nếu pháp nhân bị tách, phần quyền thừa kế sẽ được chia một cách tương ứng phù hợp với pháp nhân bị tách” 28
Tác giả Nguyễn Minh Tuấn lại cho rằng: “Khi chia thừa kế, pháp nhân không còn tồn tại thì di sản vẫn thuộc về pháp nhân (áp dụng tương tự với cá nhân), vì vậy, di sản phải chia đều cho các thành viên của pháp nhân Tuy nhiên, theo quy định về thời điểm phát sinh và chấm dứt năng lực chủ thể của pháp nhân, thì sau khi pháp nhân giải thể, năng lực chủ thể chấm dứt, cho nên di sản không thể chia đều cho các thành viên, di sản được xem như là tài sản không có chủ sở hữu sẽ thuộc Nhà nước Trường hợp này, nếu có người thừa kế theo pháp luật mà không được hưởng di sản, thì quyền lợi của người thừa kế không được pháp luật bảo hộ, cho nên phải áp dụng tương tự như trường hợp di chúc không có giá trị vì không có người thừa kế theo di chúc và di sản được chia theo pháp luật” 29
Một số tác giả khác lại cho rằng cách giải quyết trên chỉ nên áp dụng cho trường hợp hợp nhất pháp nhân, còn trường hợp tách pháp nhân và sáp nhập pháp nhân thì di sản thừa kế vẫn thuộc về pháp nhân được sáp nhập và pháp nhân đầu tiên khi chưa thực hiện việc tách pháp nhân 30
Theo quan điểm của tác giả, vì thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế được tính từ thời điểm mở thừa kế mà không phụ thuộc vào thời điểm chia di sản và việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa trong việc xác định người thừa kế và những người liên quan đến thừa kế Do vậy, người thừa kế không là cá nhân chỉ cần tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì được hưởng di sản thừa kế theo di chúc Trường hợp nếu người thừa kế không là cá nhân không tồn tại vào thời điểm chia di sản thừa kế, tác giả cũng đồng tình với hướng xử lý của tác giả Nguyễn Minh Tuấn trong việc xem như không có người thừa kế không là cá nhân Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng nên ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể để thống nhất trong cách hiểu người thừa kế không là cá nhân phải “tồn tại” vào thời điểm mở thừa kế
So sánh với quy định của pháp luật Trung Quốc, Lào, Tây Ban Nha, Quebec, Pháp về điều kiện để được hưởng di sản thừa kế của chủ thể thừa kế này, mỗi quốc
28 Hoàng Thị Loan (2022), tlđd (27), tr.284
29 Nguyễn Minh Tuấn (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, NXB Tư pháp, tr.883
30 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), tlđd (2), Tr 541-542 gia đều có những nét đặc trưng riêng khác với pháp luật Việt Nam cụ thể như: Điều
1154 BLDS Trung Quốc quy định về phạm vi áp dụng thừa kế pháp luật cho biết trong trường hợp: “Người thừa kế theo di chúc, người được di tặng theo chết hoặc chấm dứt trước người lập di chúc thì phần có liên quan trong di sản được xử lý thừa kế pháp định” 31 Theo quy định này thì tập thể, tổ chức nếu chấm dứt trước khi người lập di chúc chết thì phần di sản mà vốn dĩ họ được hưởng nếu người để lại di sản chết sẽ được xử lý theo thừa kế pháp định Pháp luật Lào không có quy định các cơ quan, tổ chức phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế Điều 29 Luật Thừa kế Lào chỉ ghi nhận “Di sản của người chết để lại chỉ có thể cho người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, nếu vào thời điểm đó mà không còn sống thì phần di sản đó được đem chia theo pháp luật” 32
Cách thức nhận di sản thừa kế của người thừa kế không là cá nhân
Người thừa kế không là cá nhân có các quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại kể từ thời điểm mở thừa kế Điều này đã xuất hiện trong Bộ Dân luật
1972 tại Điều 596: “Người thụ di được thụ hưởng toàn thể di sản phải gánh chịu tất cả công nợ của di sản, nhưng chỉ tới thời hạn tích sản nhận được mà thôi Người thụ di được hưởng một phần di sản phải chia nhau cùng với các thừa kế theo luật hay những thụ di khác, gánh chịu những công nợ của di sản tùy theo tỷ lệ kỷ phần của mình” BLDS 2015 hiện hành cũng quy định một cách cụ thể và rõ ràng tại Điều 614: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại” Và tại khoản 4 Điều 615 BLDS 2015 nêu rõ trong trường hợp được hưởng di sản thừa kế theo di chúc, người thừa kế không là cá
38 Phạm Thị Liên Hương và các tác giả khác (2018), tlđd (4), tr 230 nhân cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như đối với người thừa kế là cá nhân
Không giống như cá nhân, người thừa kế không là cá nhân có thể là Nhà nước, cơ quan, tổ chức, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, kinh tế, các hợp tác xã hoặc một tập hợp người có tên trong danh sách thừa kế theo di chúc, người thừa kế ở đây nhiều hơn một cá nhân Do vậy, trong phần này, tác giả muốn làm rõ một số vấn đề liên quan đến việc tham gia tố tụng; xử lý, phân chia di sản thừa kế và việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại của người thừa kế không là cá nhân
1.3.1 Tham gia tố tụng về thừa kế
Kể từ thời điểm mở thừa kế, các đồng thừa kế có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế trong trường hợp không tự thỏa thuận được, khi đó tư cách chủ thể của những người thừa kế sẽ được đặt ra, tư cách tham gia tố tụng giữa các chủ thể trong vụ việc tranh chấp di sản thừa kế được xác định bởi Toà án Ngoài tư cách tham gia tố tụng, người thừa kế không là cá nhân còn phải xác định người đại diện tham gia tố tụng về thừa kế Vậy câu hỏi đặt ra là người thừa kế không là cá nhân sẽ tham gia tố tụng như thế nào?
Trong một vụ việc thừa kế, người đại diện của người thừa kế không là cá nhân có thể tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và theo quy định tại khoản 7 Điều 69 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015 thì sẽ do người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng nếu đương sự là cơ quan, tổ chức Cụ thể: “Đương sự là cơ quan, tổ chức do người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng” Điều này sẽ được xác định dễ dàng đối với trường hợp người thừa kế có tư cách pháp nhân nhưng nếu người thừa kế không có tư cách pháp nhân, Tòa án sẽ gặp một số khó khăn nhất định trong việc xác định đại diện tham gia tố tụng Điển hình như trong Bản án số 99/2015/DS-GĐT ngày 10/4/2015 của Tòa dân sự TANDTC khi xác định về việc tham gia tố tụng của Sơn môn, TANDTC đã phải lắng nghe ý kiến của các bên có liên quan như Hội Phật giáo Hà Nội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và đại diện của TAND thành phố Hà Nội để xác định vì do tư cách của Sơn môn chưa được pháp luật quy định Sau đó TANDTC đã để Giáo hội Phật giáo Việt Nam là đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án cho Sơn môn
Như vậy, theo tác giả, việc xác định đại diện tham gia tố tụng của người thừa kế có tư cách pháp nhân có thể áp dụng quy định của BLTTDS 2015 là do người đại diện hợp pháp của chủ thể đó tham gia tố tụng Đối với người thừa kế không có tư cách pháp nhân, khi có tranh chấp xảy ra, Tòa án cần xác định đúng bằng việc tôn trọng sự thỏa thuận của tập hợp người tồn tại trong chủ thể không có tư cách pháp nhân đó bởi lẽ việc xác định người đại diện tham gia tố tụng ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của họ trong quá trình giải quyết tranh chấp
Liên quan đến vấn đề này, tác giả còn muốn đề cập đến trường hợp khi đang tham gia tố tụng trong vụ việc thừa kế thì người thừa kế không là cá nhân phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì ai sẽ đại diện tham gia tố tụng khi mà thời điểm mở thừa kế và thời điểm xảy ra tranh chấp là khác nhau Thực tế cho thấy, để giải quyết một vụ án tranh chấp về thừa kế đôi khi kéo dài trong nhiều năm nên trong khoảng thời gian đó, việc một cơ quan, tổ chức bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức là có thể xảy ra Theo pháp luật hiện hành, Điều
74 BLTTDS 2015 quy định việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức trong trường hợp cơ quan, tổ chức đó đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức đó được xác định tùy theo từng trường hợp cụ thể và từng loại hình thức của cơ quan, tổ chức khác nhau: “Nếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng;
Nếu cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng;
Nếu tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì cá nhân, tổ chức tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó tham gia tố tụng Còn nếu thay đổi chủ sở hữu của tổ chức và có việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho chủ sở hữu mới thì chủ sở hữu mới kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng
Nếu tổ chức được chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự thì tổ chức đó kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng
Nếu tổ chức không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự mà người đại diện đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử người khác làm đại diện để tham gia tố tụng; nếu không cử được người đại diện hoặc tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì các cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng”
Trong trường hợp này, đối với những vụ việc thừa kế thuộc trường hợp nói trên có áp dụng được Điều 74 BLTTDS 2015 để xác định đại diện tham gia tố tụng hay không và nếu có thì sẽ đại diện với tư cách nào? Thừa kế vai trò là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của cơ quan, tổ chức cũ hay là được đưa vào với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan độc lập trong một vụ việc thừa kế bởi lẽ nếu để những cơ quan, tổ chức mới được thành lập sau khi sáp nhập, chia, tách, tái cấu trúc lại thừa kế thì chủ thể này lại không phải là người thừa kế không là cá nhân ban đầu theo ý muốn của người để lại di chúc Pháp luật hiện nay vẫn chưa có câu trả lời thống nhất
Ngoài ra, đối với trường hợp Nhà nước được hưởng di sản thừa kế theo di chúc, pháp luật dân sự Việt Nam cũng chưa có quy định cụ thể liệu cơ quan, ban ngành hay một cá nhân nào sẽ được chỉ định để nhận di sản thừa kế và làm người đại diện tham gia vào tố tụng Đối với vấn đề này, tác giả sẽ bày tỏ quan điểm của mình ở Chương 2
1.3.2 Xử lý và phân chia di sản thừa kế
Việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc được quy định tại Điều 659 BLDS 2015: “1 Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
MỘT SỐ BẤT CẤP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG LÀ CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Về khái niệm người thừa kế không là cá nhân
2.1.1 Bất cập của pháp luật
Trong quá trình xây dựng và phát triển các quy định về người thừa kế không là cá nhân đã có sự thay đổi về cách thức gọi tên Nếu như Thông tư 81/TANDTC sử dụng cụm từ “Nhà nước hay một tổ chức xã hội”, Pháp lệnh Thừa kế 1990 sử dụng cụm từ “Nhà nước, cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội”, BLDS
1995 và BLDS 2005 sử dụng cụm từ “cơ quan, tổ chức” để đề cập đến người thừa kế khác ngoài cá nhân thì BLDS 2015 sử dụng thuật ngữ “người thừa kế không là cá nhân” Cụ thể, Điều 609 BLDS 2015 quy định người thừa kế không là cá nhân có quyền được hưởng di sản thừa kế theo di chúc Tuy nhiên, pháp luật lại không nêu rõ như thế nào là người thừa kế không là cá nhân Trong quá trình điều chỉnh quy định này, BLDS 2015 cũng chưa thật sự thống nhất khi sử dụng cụm từ “người thừa kế không là cá nhân”cụ thể: Nếu như Điều 613 BLDS 2015 quy định về người thừa kế: “… Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”; Điều 615 BLDS 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại: “…Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân” và Điều 646 BLDS 2015 về di tặng: “… Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế” sử dụng cụm từ “người thừa kế không là cá nhân” thì khi quy định về nội dung của di chúc tại Điều 631: “… Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản…”; hiệu lực của di chúc tại Điều 643: “… Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế và những trường hợp thừa kế theo pháp luật” và những trường hợp thừa kế theo pháp luật tại Điều 650: “… Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế” BLDS 2015 lại sử dụng cụm từ “cơ quan, tổ chức” Vậy cụm từ “cơ quan, tổ chức” tại các Điều 631, 643, 650 BLDS
2015 có đồng nhất với cụm từ “người thừa kế không là cá nhân” tại các Điều 613,
615, 646 BLDS 2015 hay “cơ quan, tổ chức” chỉ là một trong những chủ thể của người thừa kế không là cá nhân và đối tượng điều chỉnh của Điều 631, 643, 650 BLDS 2015 phải chăng chỉ bao gồm cơ quan, tổ chức? Việc không nêu rõ khái niệm cũng như thiếu sự thống nhất trong cách sử dụng cụm từ “người thừa kế không là cá nhân” dẫn đến khó xác định đối tượng nào được xem là người thừa kế không là cá nhân
Có nhiều quan điểm bày tỏ về vấn đề này, theo tác giả Phạm Thị Thi: “Mặc dù BLDS 2015 không quy định rõ người thừa kế không là cá nhân bao gồm những chủ thể nào nhưng có thể ngầm hiểu thuật ngữ này có cùng bản chất với thuật ngữ
“cơ quan, tổ chức” của BLDS 2005” 49 Tác giả Hoàng Thị Loan lại cho rằng:
“BLDS 2015 đã thiếu sự thống nhất trong cách sử dụng thuật ngữ chỉ chủ thể không là cá nhân Do BLDS 2015 chỉ quy định chủ thể bao gồm cá nhân, pháp nhân và Nhà nước nên chủ thể thừa kế không là cá nhân ở đây có thể hiểu là pháp nhân và Nhà nước” 50 Vì vậy, đối với chủ thể thừa kế theo di chúc mà không có tư
49 Phạm Thị Thi (2017), tlđd (10), tr.33
50 Hoàng Thị Loan (2022), tlđd (27), tr.368 cách pháp nhân thì pháp luật nước ta có thể nhìn từ kinh nghiệm của Thái Lan trong trường hợp: “Khi một tổ chức không có tư cách pháp nhân được hưởng thừa kế, họ đưa ra quy định tổ chức này có thể đệ trình Chính phủ để thành lập pháp nhân Nếu nhóm người này không đề nghị thì bất cứ người nào quan tâm hoặc Ủy viên công tố có thể làm đơn đề nghị” 51 Như vậy, quan điểm này cho rằng chủ thể thừa kế không là cá nhân ở đây vẫn phải tuân theo chủ thể điều chỉnh của BLDS 2015 bao gồm pháp nhân và Nhà nước nên để phù hợp với quy định của pháp luật, đối với chủ thể không có tư cách pháp nhân được hưởng di sản thừa kế theo di chúc thì tác giả này đề xuất thành lập pháp nhân tương tự pháp luật Thái Lan
Tác giả Đỗ Văn Đại, cũng là một trong những người soạn thảo BLDS 2015 khi bàn về sự không thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ “người thừa kế không là cá nhân” lại cho rằng: “Việc BLDS 2015 vẫn giữ nguyên các cụm từ “cơ quan, tổ chức” mà không sử dụng thuật ngữ “người thừa kế không phải là cá nhân” thay thế như các điều luật trước đó dẫn đến hai cách hiểu khác nhau: (i) đây là sai sót trong kỹ thuật khi chưa thay thế toàn bộ các điều luật bằng cụm từ “người thừa kế không phải là cá nhân” khi nói đến chủ thể đặc biệt thừa kế theo di chúc; hoặc (ii) đây là ý đồ của nhà làm luật để chứng minh rõ hơn cho việc người thừa kế theo di chúc ngoài pháp nhân - là chủ thể được pháp luật công nhận trong các quan hệ dân sự - thì còn có thể là cơ quan, tổ chức không phải là pháp nhân Từ BLDS đầu tiên năm 1995 đến nay đều tồn tại quy định cho phép cơ quan, tổ chức dù là pháp nhân hay không đều có quyền thừa kế di sản nên sẽ không hợp lý nếu BLDS 2015 thu hẹp phạm vi đối tượng trong quan hệ thừa kế theo di chúc” 52
Trong thực tiễn, Tòa án sẽ xác định chủ thể thừa kế có thể là cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân được hưởng di sản thừa kế theo di chúc trong một vụ án tranh chấp về thừa kế Tại Bản án số 71/2015/DSST ngày 15/9/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 53 , ông Nhung lập di chúc để lại di sản thừa kế và yêu cầu “mỗi kỷ phần thừa kế trích 5% cho quỹ hội khuyến học tỉnh Vĩnh Long” Trong vụ án này, Tòa án đưa Hội khuyến học tỉnh Vĩnh Long vào tham gia với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và ngầm xác định là pháp nhân căn cứ theo điều lệ của Hội khuyến học tỉnh nêu rõ Hội khuyến học tỉnh có tư cách pháp nhân Tại Bản án
51 Hoàng Thị Loan (2022), tlđd (27), tr.369
52 Đỗ Văn Đại (2020), tlđd (6), tr 567-568
53 Đỗ Văn Đại (2019), tlđd (12), tr.122-123 số 99/2015/DS-GĐT ngày 10/4/2015 của Toà dân sự Tòa án nhân dân tối cao 54 cho thấy: Tại di chúc ngày 31/5/1969 cụ Đàm Tiệm khẳng định: “kể từ ngày các vị sơn môn cùng ký tên trong tờ di chúc này đều chứng kiến việc tôi ủy thác ngôi nhà này và ngôi nhà số 93 Hàng Bồ sẽ do Đàm Tuệ hoàn toàn quản lý Nếu sau này một trong hai đệ tử của tôi mà làm trái với lời di chúc của tôi thì sẽ do y tổ sơn môn quyết định mọi việc về quyền sở hữu kế đăng sau này” Điều này có nghĩa “sơn môn” được xem là người thừa kế theo di chúc của cụ Đàm Tiệm Tuy nhiên, “sơn môn” không có tư cách pháp nhân do không có con dấu và các hoạt động đều phải thông qua Giáo hội Tòa Giám đốc thẩm cũng khẳng định: “Tư cách của sơn môn chưa được pháp luật quy định”nên “sơn môn” có thể được hiểu là người thừa kế không có tư cách pháp nhân
Pháp luật một số quốc gia khác điển hình như Pháp lại không công nhận quyền thừa kế theo di chúc của đối tượng không có tư cách pháp nhân Chẳng hạn,
“một người lập di chúc cho Hội mang tên Chapelle Sainte-Germaine nhưng Tòa án Pháp xác định Hội này không có tư cách pháp nhân nên đã tuyên bố di chúc không có giá trị pháp lý” 55 Tham chiếu từ quy định của BLDS Trung Quốc cụ thể tại Điều 1133, pháp luật nước này không đề cập đến quyền của người thừa kế mà quy định về quyền của người để lại di sản: “… Tự nhiên nhân có thể lập di chúc đem tài sản cá nhân tặng cho nhà nước, tập thể hoặc tổ chức, cá nhân ngoài người thừa kế pháp định” Điều này có nghĩa là ngoài người thừa kế pháp định, người lập di chúc có thể để lại di sản của mình cho bất kỳ đối tượng nào Quy định này cũng mang tính chất liệt kê từng đối tượng như các BLDS cũ của Việt Nam nhưng khái quát và đầy đủ hơn, đồng thời cũng phù hợp với đối tượng điều chỉnh của BLDS Trung Quốc bao gồm tự nhiên nhân, pháp nhân, tổ chức phi pháp nhân
Theo quan điểm của tác giả, người thừa kế không là cá nhân là cụm từ bao hàm nhiều đối tượng nhưng lại không rõ ràng về mặt pháp lý để vận dụng trong thực tiễn Do vậy, thiết nghĩ cần xây dựng khái niệm người thừa kế không là cá nhân và thống nhất trong việc sử dụng cụm từ này để việc áp dụng pháp luật được tốt hơn và hệ thống pháp luật được hoàn thiện hơn
Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng, khái niệm người thừa kế không là cá nhân có thể xây dựng theo hướng liệt kê đối tượng bằng việc ban hành văn bản
54 Đỗ Văn Đại (2019), tlđd (12), tr.124-126
55 Đỗ Văn Đại (2019), tlđd (12), tr.140 hướng dẫn kèm theo về các quy định liên quan đến người thừa kế không là cá nhân và có thể tóm tắt như sau:
Người thừa kế không là cá nhân bao gồm Nhà nước, cơ quan, tổ chức hoặc đối tượng khác không có tư cách pháp nhân được hưởng di sản thừa kế và thực hiện các nghĩa vụ gắn liền với tài sản do người chết để lại theo di chúc
Về pháp luật áp dụng đối với quy định người thừa kế không là cá nhân có yếu tố nước ngoài
Pháp luật Việt Nam không có quy định riêng về yếu tố nước ngoài trong quan hệ thừa kế nên Điều 663 BLDS 2015 quy định về phạm vi được áp dụng Theo đó, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là khi có ít nhất một trong ba mặt chủ thể, mặt khách thể và mặt sự kiện pháp lý có yếu tố nước ngoài Theo tác giả Lê Thị Nam Giang, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nếu tồn tại một trong các yếu tố sau: “(i) Người để lại di sản thừa kế là người nước ngoài hoặc người được hưởng di sản thừa kế là cá nhân nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài; (ii) quan hệ thừa kế phát sinh giữa các bên đều là người Việt Nam nhưng sự kiện xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kế xảy ra ở nước ngoài chẳng hạn như sự kiện chết ở nước ngoài, lập, hủy bỏ di chúc ở nước ngoài; (iii) quan hệ thừa kế phát sinh giữa các bên đều là người Việt Nam hoặc pháp nhân Việt Nam nhưng di sản thừa kế nằm ở nước ngoài” 56
So với BLDS 2005, BLDS 2015 đã loại bỏ trường hợp “không có tư cách pháp nhân” của các chủ thể không là cá nhân khi xác định mối quan hệ có yếu tố nước ngoài tức là BLDS 2015 chỉ công nhận chủ thể trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài bên cạnh cá nhân là pháp nhân Việt Nam, pháp nhân nước ngoài
Lý giải vấn đề này, giáo trình Tư pháp Quốc tế, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Việc quy định chủ thể quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là
“pháp nhân nước ngoài” mà không mở rộng đến “cơ quan, tổ chức” nước ngoài xuất phát từ cấu trúc và quy định của BLDS 2015 Trong BLDS 2015, chủ thể của quan hệ dân sự chỉ bao gồm hai nhóm: cá nhân và pháp nhân Các tổ chức không có tư cách pháp nhân như doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác… không còn được coi là chủ thể của các quan hệ dân sự” 57
Tuy nhiên, nếu như khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 quy định về phạm vi áp dụng chỉ bàn về cá nhân và pháp nhân nước ngoài thì khoản 2 Điều 464 BLTTDS
2015 quy định về các căn cứ xác định yếu tố nước ngoài trong các vụ việc dân sự lại liệt kê chủ thể bao gồm cá nhân, pháp nhân nước ngoài và cả tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Rõ ràng đã không có sự thống nhất giữa luật nội dung và luật hình thức đối với quy định về chủ thể không là cá nhân trong mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Tương tự, tại khoản 3 Điều 676 BLDS 2015 cũng có quy định: “Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam” Trong khi Điều 465 BLTTDS 2015 lại cho phép: “1 Người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam có quyền khởi kiện đến Tòa án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp Chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức
56 Lê Thị Nam Giang (2022), Tư pháp Quốc tế (tái bản lần thứ năm, có sửa đổi và bổ sung), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr 314-315
57 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2023), Giáo trình Tư pháp Quốc tế, Đỗ Thị Mai Hạnh (chủ biên), NXB Hồng Đức, tr.22 nước ngoài theo ủy quyền có quyền khởi kiện đến Tòa án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức nước ngoài ủy quyền bị xâm phạm hoặc có tranh chấp
2 Khi tham gia tố tụng dân sự, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài có quyền, nghĩa vụ tố tụng như công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam”
Không chỉ không thống nhất về chủ thể có yếu tố nước ngoài với BLTTDS
2015 mà BLDS 2015 còn có sự khác biệt đối với pháp luật chuyên ngành khác như Luật Nhà ở 2014, Luật Đất đai 2013 Theo đó, tại khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở
2014 quy định: tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức: “… nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ” Điều này có nghĩa là tổ chức nước ngoài có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân được phép sở hữu nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở kèm theo những điều kiện cụ thể để đảm bảo an ninh quốc phòng thông qua việc thừa kế Đối với “những chủ thể không thuộc danh sách trên, dù được người để lại di sản thừa kế chỉ định là người thừa kế trong di chúc thì cũng không thể nhận thừa kế nhà ở bằng hiện vật” 58 Liên quan đến quyền sử dụng đất đai, Điều 169 Luật Đất đai 2013 chỉ quy định Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở mới được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thừa kế, điều đó cũng có nghĩa đối tượng khác cá nhân như cơ quan, tổ chức… có yếu tố nước ngoài không được phép hưởng di sản thừa kế theo di chúc là quyền sử dụng đất
Ngoài ra, pháp luật Việt Nam vẫn đang thiếu cơ sở pháp lý liên quan đến đối tượng là Nhà nước nước ngoài có được hưởng di sản thừa kế hay không? Tham chiếu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới điển hình như pháp luật Pháp lại cho phép cá nhân để lại di sản thừa kế của mình cho Nhà nước nước ngoài hoặc các cơ sở nước ngoài trong phạm vi cho phép của pháp luật Cụ thể, Điều 910 BLDS
58 Đỗ Văn Đại (2022), Giao dịch dân sự về bất động sản - tập 2 (xuất bản lần thứ hai), NXB Hồng Đức, tr.289
Pháp quy định: “Việc tặng cho hay di tặng cho Nhà nước nước ngoài hoặc các cơ sở nước ngoài được pháp luật quốc gia cho phép nhận cho tặng hoặc di tặng được tự do chấp nhận bởi các quốc gia hoặc các cơ sở này trừ khi cơ quan có thẩm quyền phản đối theo các điều kiện được ấn định bởi nghị định của Chính phủ” 59 Đối với Việt Nam, trong 18 Hiệp định tương trợ tư pháp (HĐTTTP) và pháp lý mà nước ta là thành viên, “có một số hiệp định có thỏa thuận giải quyết các vấn đề thừa kế như Hiệp định ký với Nga, Lào, Mông Cổ, Ukraina, Ba Lan, Czech - Slovakia, Hungary, Bulgaria, Công ước viên năm 1961 và Công ước viên năm 1963” 60 Việc cho phép chủ thể nhà nước nước ngoài được nhận di sản thừa kế lại chỉ được điều chỉnh trong số ít các HĐTTTP đó Điển hình tại Điều 40 quy định về chuyển giao di sản cho Nhà nước của HĐTTTP và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Bang Nga có quy định: “Nếu theo pháp luật của bên ký kết quy định tại Điều 39 của Hiệp định này mà người thừa kế là Nhà nước, thì động sản thuộc về bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết, còn bất động sản thuộc về bên ký kết nơi có bất động sản đó” Có thể thấy, chủ thể thừa kế là Nhà nước nước ngoài vẫn chưa được đảm bảo toàn diện về mặt pháp lý trong khi nhu cầu để lại di sản theo di chúc cho các đối tượng khác không phải là cá nhân đang ngày một phát triển
Theo quan điểm của tác giả, học hỏi kinh nghiệm từ BLDS Pháp, Điều 680 BLDS 2015 được bổ sung khoản 3 theo hướng như sau:
1 Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết
2 Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó
3 Việc để lại di sản cho Nhà nước nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài được áp dụng theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác
59 Phạm Thị Liên Hương và các tác giả khác (2018), tlđd (4), tr 229-230
60 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2023), tlđd (57), tr.467-468
Việc đề xuất thêm khoản 3 vào Điều 680 BLDS 2015 xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, xuyên suốt nội dung của BLDS 2015, đối tượng điều chỉnh chỉ bao gồm cá nhân, pháp nhân và Nhà nước do vậy Điều 663 BLDS 2015 cũng không còn nhắc đến cụm từ “cơ quan, tổ chức” như Điều 758 BLDS 2005 và cũng không đề cập đến đối tượng Nhà nước nước ngoài trong phạm vi điều chỉnh của mình Trong khi đó, chế định thừa kế trong BLDS 2015 lại ngầm cho phép người thừa kế không là cá nhân (pháp nhân, không là pháp nhân và Nhà nước) được hưởng di sản thừa kế theo di chúc Điều này dẫn đến việc thiếu cơ sở pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài trong quan hệ tư pháp quốc tế nhất là đối với đối tượng thừa kế là Nhà nước nước ngoài, vì vậy, việc điều chỉnh pháp luật liên quan đến quy định này là điều cần thiết trong tương lai Ví dụ: ông A là người Việt Nam lập di chúc để lại một phần di sản của mình cho nhà nước B Trong trường hợp này, pháp luật Việt Nam vẫn chưa thể điều chỉnh được nếu Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên không có quy định
Thứ hai, sở dĩ tác giả đề xuất bổ sung khoản 3 Điều 680 BLDS 2015 mà không đề xuất bổ sung đối tượng Nhà nước nước ngoài vào Điều 663 BLDS 2015 là vì nhằm đảm bảo tính thống nhất trong toàn nội dung của BLDS 2015 về đối tượng điều chỉnh và cũng đảm bảo quyền lợi của người thừa kế không là cá nhân có yếu tố nước ngoài không bị xâm phạm đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng đa dạng, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, người thừa kế cũng đã mở rộng đối tượng bao gồm cá nhân và không là cá nhân như ngày nay.
Về điều kiện để được hưởng di sản thừa kế
2.3.1 Bất cập của pháp luật
Như đã phân tích ở Chương 1, người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản thừa kế khi được ghi nhận trong một bản di chúc hợp pháp và còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế So với cá nhân, điều kiện để được hưởng di sản thừa kế của người thừa kế không là cá nhân quy định trong BLDS 2015 chưa có sự ràng buộc nhiều về mặt pháp lý Điều này được thể hiện qua các vấn đề sau:
Thứ nhất, quy định “phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế” tại Điều 613
BLDS 2015 là chưa thật sự rõ ràng Vấn đề này làm phát sinh nhiều quan điểm khác nhau trong việc lý giải quy định pháp luật mà nổi bật nhất là Hoàng Thị Loan khi tác giả này cho rằng: “Pháp luật vẫn chưa thực sự triệt để trong việc quy định hậu quả đối với trường hợp chủ thể hưởng di sản thừa kế theo di chúc là pháp nhân còn tồn tại ở thời điểm mở thừa kế nhưng giải thể, phá sản, cải tổ tại thời điểm chia di sản thừa kế” 61 Tác giả Hoàng Thế Liên thì cho rằng cơ quan mới được sáp nhập, hợp nhất, chia, tách là cơ quan, tổ chức kế thừa quyền thừa kế của cơ quan, tổ chức cũ hay tác giả Nguyễn Minh Tuấn lại có quan điểm khi chia thừa kế, pháp nhân không còn tồn tại thì di sản vẫn thuộc về pháp nhân (áp dụng tương tự với cá nhân) vì vậy “di sản phải chia đều cho các thành viên của pháp nhân Tuy nhiên, theo quy định về thời điểm phát sinh và chấm dứt năng lực chủ thể của pháp nhân, thì sau khi pháp nhân giải thể, năng lực chủ thể chấm dứt, cho nên di sản không thể chia đều cho các thành viên, di sản được xem như là tài sản không có chủ sở hữu sẽ thuộc Nhà nước Trường hợp này, nếu có người thừa kế theo pháp luật mà không được hưởng di sản, thì quyền lợi của người thừa kế không được pháp luật bảo hộ, cho nên phải áp dụng tương tự như trường hợp di chúc không có giá trị vì không có người thừa kế theo di chúc và di sản được chia theo pháp luật” 62
Có thể thấy, trong trường hợp sáp nhập, chia, tách thì quyền và nghĩa vụ của pháp nhân không chấm dứt tuyệt đối mà được chuyển giao cho các pháp nhân khác nhưng pháp luật lại không có quy định cụ thể về việc chuyển giao quyền thừa kế trong trường hợp này Việc chưa rõ ràng trong quy định của pháp luật dẫn đến mỗi tác giả đều có quyền đưa ra những căn cứ để bảo vệ quan điểm của mình
Tham chiếu quy định một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Pháp cho thấy pháp luật các quốc gia này không đề cập đến việc cơ quan, tổ chức được hưởng di sản thừa kế theo di chúc phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế BLDS Pháp đưa ra những quy định cụ thể đối với từng loại đối tượng thừa kế theo di chúc mà không phải là cá nhân, ví dụ như nơi làm việc của những người bảo hộ pháp lý của người thành niên thì không được nhận di sản thừa kế của người được bảo hộ (Điều 909); các cơ sở y tế, cơ sở bảo trợ xã hội, y tế - xã hội hoặc cơ sở vì lợi ích công cộng nếu muốn hưởng di sản thừa kế theo di chúc thì phải được cho phép của người đại diện cho Nhà nước tại một tỉnh (Điều 910)… Hay BLDS Trung Quốc cũng không quy định điều kiện để được hưởng di sản thừa kế theo di chúc của nhà
61 Hoàng Thị Loan (2022), tlđd (27), tr.282
62 Nguyễn Minh Tuấn (2016), tlđd (29), tr.883 nước, tập thể hoặc tổ chức mà chỉ quy định việc chấm dứt trước di chúc là một trong các trường hợp để áp dụng thừa kế theo pháp định tại Điều 1154: “Người thừa kế theo di chúc, người được di tặng theo chết hoặc chấm dứt trước người lập di chúc thì phần có liên quan trong di sản được xử lý thừa kế pháp định” 63
Mỗi quốc gia đều có những quy định khác nhau về điều kiện để được hưởng di sản thừa kế theo di chúc của các đối tượng thừa kế khác ngoài cá nhân Và có thể thấy so với pháp luật Việt Nam, BLDS Pháp hay BLDS Trung Quốc đều đã giải quyết được hậu quả pháp lý đối với trường hợp thừa kế của đối tượng này khi mà Pháp yêu cầu có sự can thiệp của đại diện nhà nước có thẩm quyền trong một số trường hợp còn Trung Quốc lại quy về thừa kế theo pháp định khi người thừa kế theo di chúc chấm dứt trước người lập di chúc
Thứ hai, quy định về việc không được quyền hưởng di sản thừa kế chỉ phù hợp với người thừa kế là cá nhân
Khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 quy định những người không được quyền hưởng di sản bao gồm: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản Có thể thấy, quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 không đề cập đến các trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế của người thừa kế không là cá nhân do vậy, điều khoản này không phải là căn cứ làm cho người thừa kế không là cá nhân không được quyền hưởng di sản thừa kế Lý giải vấn đề này, theo tác giả Hoàng Thị Loan: “Bộ luật Hình sự năm 2015 có ghi nhận việc pháp nhân phạm tội và bị kết án nhưng: Chỉ ghi nhận áp dụng đối với pháp nhân thương mại; không có tội phạm nào cho pháp nhân được ghi có liên quan tới khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 (lần đầu tiên pháp luật hình sự Việt Nam quy định vấn đề cấu thành tội phạm đối với tư cách chủ thể pháp nhân thương mại,
63 Lê Khánh Linh và các tác giả khác (2021), tlđd (14), tr 339 theo đó, pháp nhân thương mại chỉ bị kết án về các tội tại Điều 76 Bộ luật Hình sự năm 2015) Do đó việc áp dụng Điều 621 BLDS 2015 đối với chủ thể không phải là cá nhân rất khó thực hiện” 64
Tham chiếu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới cũng quy định việc xác định loại trừ đối tượng thừa kế chỉ mang tính chất cá nhân Điển hình như
BLDS Pháp khi đề cập đến quy định này đã chỉ rõ “một người có thể bị tuyên bố không xứng đáng được hưởng di sản thừa kế” tại Điều 727, tức là quy định này cũng chỉ áp dụng cho chủ thể thừa kế là cá nhân mà thông thường là do họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội giết người, cố ý gây thương tích đối với người để lại di sản, làm chứng sai sự thật, vu khống để chống lại người để lại di sản Tương tự, BLDS và Thương mại Thái Lan quy định tại Điều 1607 cũng khẳng định: “Hiệu lực của việc loại trừ việc thừa kế là mang tính chất cá nhân ” Điều này khẳng định chủ thể không phải là cá nhân không rơi vào các trường hợp loại trừ khỏi việc thừa kế” 65
Từ những phân tích trên, có thể thấy, ngoài những quy định mang tính chất ràng buộc của pháp luật chuyên ngành như Luật Nhà ở 2014, Luật Đất đai 2013 đối với các trường hợp thừa kế liên quan đến tài sản là bất động sản thì điều kiện để được hưởng di sản thừa kế của người thừa kế không là cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam chỉ chú trọng ở việc “còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế” Do vậy, để đảm bảo tính chặt chẽ về mặt pháp lý, tác giả cho rằng pháp luật Việt Nam cũng cần có văn bản hướng dẫn liên quan đến vấn đề này nhằm giải quyết hậu quả pháp lý cũng như bổ sung thêm các điều kiện kèm theo của người thừa kế không là cá nhân nếu muốn được hưởng di sản thừa kế theo di chúc
Tác giả vẫn giữ nguyên quan điểm của mình trong việc xác định quyền sở hữu tài sản của người thừa kế được xác lập kể từ thời điểm nhận di sản mà không phụ thuộc vào thời điểm chia di sản nên người thừa kế không là cá nhân chỉ cần tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì được hưởng di sản thừa kế theo di chúc như đã đề cập ở Chương 1 Đối với những trường hợp một cơ quan, tổ chức được thừa kế theo di chúc còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế nhưng không còn tồn tại vào thời điểm
64 Hoàng Thị Loan (2022), tlđd (27), tr.285-286
65 Hoàng Thị Loan (2022), tlđd (27), tr.285-286 chia di sản (giải thể, phá sản, cải tổ), tác giả đề xuất kiến nghị ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn theo hướng:
Người thừa kế không là cá nhân còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế nhưng lại không tồn tại vào thời điểm chia thừa kế (có thể bị cải tổ, giải thể, phá sản) thì di sản vẫn thuộc về người thừa kế không là cá nhân đó Tuy nhiên, do sau khi bị cải tổ, giải thể, phá sản thì chủ thể ban đầu không còn tồn tại, năng lực chủ thể chấm dứt, cho nên trong trường hợp này không thể nhận di sản thừa kế theo di chúc
Ngoài ra, tác giả cho rằng cần ràng buộc tính pháp lý bằng việc bổ sung thêm quy định tại văn bản hướng dẫn theo hướng: “Người thừa kế không là cá nhân không được quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc nếu sự tồn tại và hoạt động của họ không được Nhà nước thừa nhận” Điều này cũng có nghĩa việc thừa nhận của Nhà nước cũng là điều kiện để người thừa kế không là cá nhân được quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc
Về người thừa kế không là cá nhân là Nhà nước
2.4.1 Bất cập của pháp luật
Như đã phân tích ở Chương 1, Nhà nước là người thừa kế không là cá nhân Tuy nhiên, pháp luật dân sự Việt Nam chưa có quy định đối với việc người lập di chúc để lại di sản cho Nhà nước thì cơ quan, ban ngành (cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính, cơ quan quản lý đất đai…) hay cá nhân nào được chỉ định là đại diện cho Nhà nước nhận di sản thừa kế và thực hiện các nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại
Tham chiếu pháp luật một số quốc gia trên thế giới điển hình như Quebec có thể thấy, các Điều 698, Điều 699, Điều 700 và Điều 701 BLDS Quebec 66 quy định
Bộ trưởng Bộ Tài chính có thể xem là đại diện quản lý tài sản của Nhà nước đối với trường hợp nhận thừa kế từ di chúc hoặc từ tài sản không có người thừa kế
Bàn về vấn đề này, tác giả Phạm Thị Thi cũng cho rằng: “Với tư cách là một người thừa kế được chỉ định trong di chúc, tương tự như cá nhân, Nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại Vấn đề đặt ra là việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của Nhà nước sẽ tiến hành như thế nào? Bởi lẽ, BLDS 2015 không quy định cơ quan nào sẽ đại diện Nhà nước nhận phần di sản do người chết để lại, cũng như không quy định về quy trình, thủ tục chuyển di sản thừa kế từ người chết sang cho Nhà nước” 67
Có thể nói, việc pháp luật chưa có quy định rõ ràng đối với trường hợp trên sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật khi có sự việc xảy ra trong thực tế, dẫn đến trường hợp bất nhất trong việc chỉ định cơ quan hoặc cá nhân đại diện cho
67 Phạm Thị Thi (2017), tlđd (10), tr.33-34 chủ thể Nhà nước nhận di sản thừa kế hoặc tham gia vào các thủ tục tố tụng khác giữa các cơ quan có thẩm quyền ở các vùng, lãnh thổ khác nhau
Theo quan điểm của tác giả, cần ban hành văn bản hướng dẫn đối với trường hợp Nhà nước được thừa kế di sản theo di chúc Cần phải xác định rõ cơ quan hoặc chủ thể nào được đại diện Nhà nước đứng ra nhận di sản thừa kế và thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản của người chết để lại khi cần thiết Việc xác định cơ quan đại diện cũng cần phụ thuộc vào tài sản của người chết để lại loại tài sản nào Cụ thể:
- Đối với tài sản để lại là bất động sản: Do cơ quan quản lý đất đai của địa phương nơi có bất động sản tọa lạc
- Đối với tài sản là động sản: Do cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi người để lại di chúc cư trú cuối cùng trước khi chết Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người để lại di chúc thì chủ thể đại diện Nhà nước đứng ra nhận di sản thừa kế và thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản của người chết để lại là cơ quan hành chính nhà nước nơi người để lại di sản lập di chúc Trường hợp không xác định được nơi người để lại di sản lập di chúc thì cơ quan đại diện Nhà nước nhận di sản thừa kế là cơ quan hành chính nhà nước nơi có nhiều di sản thừa kế là động sản nhất
Việc quy định rõ cơ quan nào sẽ đại diện Nhà nước nhận di sản thừa kế theo di chúc sẽ đảm bảo được tính thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật Ngoài ra, việc tác giả lựa chọn các cơ quan khác nhau đối với từng loại tài sản là để đảm bảo rút gọn về mặt thủ tục trong quá trình sáp nhập tài sản của cá nhân vào tài sản của Nhà nước đặc biệt là đối với di sản thừa kế là bất động sản Rõ ràng, việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho cơ quan trực tiếp quản lý về đất đai của địa phương đứng ra nhận tài sản về bất động sản do người chết để lại sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện các thủ tục khai nhận di sản thừa kế là bất động sản (đất đai, nhà ở…)
Thật ra, khi một cá nhân để lại di sản cho Nhà nước thì về bản chất, tài sản đó là tài sản công, bất cứ cơ quan nhà nước nào cũng sẽ sử dụng tài sản đó để phục vụ lợi ích công và việc phân định cơ quan đại diện Nhà nước nhận di sản thừa kế và thực hiện các quyền, nghĩa vụ tài sản chỉ là để rõ ràng về mặt pháp lý, tạo nên sự thống nhất và tránh chồng chéo về mặt thẩm quyền.
Tham gia tố tụng về thừa kế
2.5.1 Bất cập của pháp luật
Trong thực tiễn xét xử, Tòa án đôi khi cũng gặp khó khăn khi xác định người đại diện và tư cách tham gia tố tụng của người thừa kế không có tư cách pháp nhân trong vụ án tranh chấp về thừa kế Điển hình như tại Bản án số 99/2015/DS-GĐT ngày 10/4/2015 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao 68 có nội dung như sau: Cụ Nhâm đã lập di chúc ngày 03/6/1924 quyết định chuyển nhà số 93 thành “nhà để thờ cúng”; giao cho sư Đàm Tiến quản lý ngôi nhà trên, có quyền cho thuê, tiền cho thuê nhà sẽ được dùng vào việc thờ cúng, đóng thuế thổ trạch, sửa chữa nhà và làm từ thiện Ngày 24/12/1947, sư Đàm Tiến lập giấy giao lại quyền quản lý cho sư Đàm Tiệm Ngày 31/5/1969, sư Đàm Tiệm lập di chúc giao cho bà Nguyễn Thị Thoa (sư Đàm Tuệ) quyền “kế đăng” và giao việc nội tu cho bà Đàm Lục (chết năm
2006) tiếp tục quản lý, kèm theo điều kiện là nếu bà Thoa không thực hiện đúng nội dung di chúc thì Y tổ sơn môn chùa Am sẽ quyết định quyền quản lý căn nhà Sau đó bà Thoa đã cho bà Tuyết thuê nhà từ năm 1975 để kinh doanh và có tranh chấp xảy ra Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tòa án không đưa Sơn môn chùa Am vào tham gia tố tụng nên Sơn môn chùa Am đã khởi kiện sư Đàm Tuệ Việc khởi kiện lại không đúng do Sơn môn chùa Am không có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật
TANDTC đã có kháng nghị số 236/2011/KN-DS ngày 13/4/2011 về việc Chánh án TANDTC cho rằng lẽ ra phải đưa các vị “sơn môn” tham gia tố tụng để quyết định: “mọi việc về quyền sở hữu kế đăng” căn nhà số 93 Hàng Bồ mới đúng Tòa án cấp phúc thẩm không đưa các vị đại diện “sơn môn” tham gia tố tụng nhưng lại buộc bà Tuyết trả nhà cho bà Thoa là không đúng quy định pháp luật và Kháng nghị số 135/2014/KN-DS ngày 26/4/2014 đối với Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số 05/2011/QĐST-DS ngày 31/5/2011 của TAND quận Hoàn Kiếm khi Chánh án TANDTC cho rằng nếu Hội đồng giám đốc thẩm chấp nhận Kháng nghị số 236
68 Đỗ Văn Đại (2019), tlđd (12), tr.122-123 nêu trên của Chánh án TANDTC thì phải nhập hai vụ án này thành một vụ án để giải quyết mới đúng và giải quyết triệt để tranh chấp giữa các bên có liên quan
Trong quá trình giải quyết vụ án, để xác định được tư cách tham gia tố tụng của Sơn môn chùa Am, TANDTC phải kết hợp với TAND thành phố Hà Nội làm việc với đại diện Hội Phật giáo Hà Nội, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội mới đưa ra quyết định về người đại diện tham gia tố tụng cho Sơn môn chùa Am Theo đó, do Sơn môn chùa Am không có con dấu, các hoạt động của Sơn môn phải thông qua Giáo hội nên Sơn môn không có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật, Hội đồng giám đốc thẩm thấy rằng về tư cách của Sơn môn chưa được pháp luật quy định nên đã xác định Hội Phật giáo Việt Nam làm đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án với tư cách thay mặt cho Sơn môn (Hội Phật giáo là tập hợp của các tổ chức hệ phái, đứng ra điều tiết, phục vụ cho mục đích của hệ phái, Hội theo Hiến chương đã được thông qua)
Không chỉ gặp khó khăn trong thực tiễn xét xử, pháp luật Việt Nam vẫn còn đang bỏ ngỏ việc xác định đại diện tham gia tố tụng của người thừa kế không là cá nhân trong trường hợp đối tượng này phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức khi đang tham gia tố tụng trong vụ án tranh chấp về thừa kế Trong trường hợp này, tác giả băn khoăn liệu có áp dụng được Điều 74 BLTTDS 2015 để xác định đại diện tham gia tố tụng hay không và nếu có thì sẽ đại diện với tư cách nào? Thừa kế vai trò là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của cơ quan, tổ chức cũ hay là được đưa vào với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan độc lập trong một vụ việc thừa kế khi Bởi lẽ, để được nhận di sản thừa kế theo di chúc thì người thừa kế không là cá nhân được chỉ định trong di chúc phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế Tuy nhiên, thời điểm mở thừa kế và thời điểm chia di sản thừa kế là hai giai đoạn khác nhau cho nên quy định này của pháp luật dẫn đến có hai cách hiểu:
Cách thứ nhất, khi chủ thể thừa kế không là cá nhân tồn tại vào thời điểm thừa kế thì mặc nhiên được hưởng di sản thừa kế Nếu việc chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức xảy ra tại thời điểm chia di sản thừa kế hoặc khi có tranh chấp xảy ra thì các cơ quan, tổ chức mới sẽ kế thừa quyền và nghĩa vụ cũng như thực hiện quyền tố tụng của cơ quan, tổ chức cũ theo Điều 74 BLTTDS 2015 Và cũng phải hiểu rằng việc thừa kế tư cách tham gia tố tụng và việc nhận di sản thừa kế hay không là hai nội dung khác nhau
Cách thứ hai, mặc dù người thừa kế không là cá nhân tồn tại vào thời điểm mở thừa kế và đã chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức tại thời điểm chia di sản thừa kế hoặc khi có tranh chấp xảy ra nhưng trong di chúc đã chỉ định đích danh chủ thể thừa kế di sản nên các chủ thể được thành lập mới sau này không thể kế thừa tư cách tố tụng của các cơ quan, tổ chức cũ Rõ ràng, pháp luật vẫn chưa có câu trả lời trong những trường hợp trên
2.5.2 Kiến nghị hoàn thiện Để giải quyết được vấn đề trên, theo tác giả cần có văn bản hướng dẫn trong vấn đề tham gia tố tụng của người thừa kế không là cá nhân Cụ thể:
Thứ nhất, đối với việc xác định tư cách tham gia tố tụng, từ vụ án “Sơn môn chùa Am” đã phân tích trên, theo quan điểm của tác giả, TANDTC nên đưa vào văn bản giải đáp một số vướng mắc trong xét xử để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật Tại văn bản này, tác giả xin mạnh dạn đề xuất như sau:
Trường hợp vụ án tranh chấp về tài sản có được do thừa kế giữa các cá nhân mà vi phạm về mặt tố tụng tại điểm b khoản 1 Điều 326 BLTTDS 2015 do không đưa chủ thể có liên quan khác tham gia vào tố tụng thì Tòa án có hủy án hay không nếu Tòa án nhận định nếu hủy bản án để giải quyết lại thì nội dung giải quyết vụ án cơ bản không thay đổi?
Trường hợp trên được xác định là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng Tuy nhiên, Tòa án chỉ hủy bản án để xét xử lại nếu vi phạm này xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng theo điểm b khoản 1 Điều 326 BLTTDS
Trường hợp nếu Tòa án không hủy bản án cấp dưới thì khi xét xử và ban hành bản án, quyết định, Tòa án phải đánh giá, phân tích tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Tòa án các cấp để khẳng định nếu hủy bản án để giải quyết lại thì nội dung giải quyết vụ án cơ bản không thay đổi
Thứ hai, đối với trường hợp khi đang tham gia tố tụng trong vụ án tranh chấp về thừa kế thì chủ thể thừa kế không là cá nhân lại phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức, cần có văn bản hướng dẫn hướng trong đó quy định rõ là “không đặt ra vấn đề thừa kế tư cách tố tụng của các chủ thể thành lập mới sau này” do chủ thể thừa kế di sản được nêu đích danh trong di chúc không còn tồn tại, năng lực chủ thể đã chấm dứt
Lý giải kiến nghị Đối với kiến nghị thứ nhất, rõ ràng trong vụ án “Sơn môn chùa Am”, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều không đưa “Sơ môn chùa Am” tham gia vào tố tụng là vi phạm nghiêm trọng về mặt tố tụng, gây thiệt hại đến quyền lợi của các bên có liên quan Vì vậy, thiết nghĩ cần xem xét và đưa ra văn bản hướng dẫn thi hành để làm cơ sở giải quyết cho các trường hợp tương tự sau này (nếu có) và cũng tăng tính thống nhất trong hệ thống tư pháp Việt Nam Đối với kiến nghị thứ hai, việc đề xuất kiến nghị: “Không đặt ra vấn đề thừa kế tư cách tố tụng của các chủ thể thành lập mới sau này” là phù hợp với quan điểm của tác giả trong suốt quá trình phân tích, đánh giá từ quy định về điều kiện để được hưởng di sản thừa kế đến tư cách tham gia tố tụng của người thừa kế không là cá nhân