1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Thạc Sĩ Quyền Và Nghĩa Vụ Của Người Thừa Kế Theo Pháp Luật Việt Nam.pdf

85 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền Và Nghĩa Vụ Của Người Thừa Kế Theo Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Phạm Văn Bang
Người hướng dẫn PGS. TS. Ngô Huy Cương
Trường học Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Đề án tốt nghiệp thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 0,94 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI THỪA KẾ (11)
    • 1.1. Khái quát về thừa kế (11)
      • 1.1.1. Căn cứ phát sinh ra quyền và nghĩa vụ của người thừa kế (11)
      • 1.1.2. Phạm vi của chế định thừa kế (12)
      • 1.1.3. Khái niệm người thừa kế (15)
    • 1.2. Khái niệm và đặc điểm của quyền và nghĩa vụ của người thừa kế (18)
      • 1.2.1. Khái niệm quyền của người thừa kế (18)
      • 1.2.2. Khái niệm nghĩa vụ của người thừa kế (21)
      • 1.2.3. Đặc điểm của quyền và nghĩa vụ của người thừa kế (22)
    • 1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ghi nhận quyền và nghĩa vụ của người thừa kế (24)
      • 1.3.1. Sự cần thiết phải quy định về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế (24)
      • 1.3.2. Ý nghĩa của việc ghi nhận các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế (25)
    • 1.4. Pháp luật của một số quốc gia về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế theo pháp luật (26)
      • 1.4.1. Quyền của người thừa kế theo pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới (26)
      • 1.4.2. Nghĩa vụ của người thừa kế theo pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới (31)
  • CHƯƠNG 2 (38)
    • 2.1. Điều kiện của người thừa kế (38)
    • 2.2. Quy định pháp luật về quyền của người thừa kế và kiến nghị (41)
      • 2.2.1. Quyền của người thừa kế (41)
      • 2.2.2. Những bất cập và kiến nghị (64)
    • 2.3. Quy định pháp luật về nghĩa vụ của người thừa kế và kiến nghị (69)
      • 2.3.1. Nghĩa vụ của người thừa kế (69)
      • 2.3.2. Những bất cập và kiến nghị (74)

Nội dung

Tình hình nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về thừa kế nói chung theo pháp luật ở nước ta còn dàn trải và mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh cụ thể trong chế định về quyền thừa kế như: t

KHÁI LUẬN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI THỪA KẾ

Khái quát về thừa kế

1.1.1 Căn cứ phát sinh ra quyền và nghĩa vụ của người thừa kế

Trong pháp luật, thừa kế là quá trình chuyển nhƣợng các tài sản, quyền lợi của người chết (người để lại di sản thừa kế) sang cho người khác (người thừa kế) Quá trình này thường được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật về thừa kế của quốc gia

Cụ thể, khi một người qua đời, di sản của người đó sẽ được chuyển nhượng đến các người thừa kế có thể thông qua di chúc hoặc theo quy định của pháp luật của quốc gia Quá trình này có thể bao gồm việc chia tài sản, quyền lợi, trách nhiệm của người chết cho người thừa kế theo các phương thức nhƣ thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật

Có ba loại chính của thừa kế theo pháp luật của nhiều nước được phân chia dựa trên cách mà di sản của người đã mất được truyền cho người thừa kế:

(1) Thừa kế theo di chúc là loại thừa kế mà người qua chết để lại một di chúc (hay một bản ghi có giá trị pháp lý khác) xác định việc phân chia di sản cho các người thừa kế cụ thể Di chúc có thể chỉ định rõ ràng về việc phân phối tài sản, quyền lợi, và các điều kiện liên quan

(2) Thừa kế theo pháp luật khi người qua đời không để lại di chúc hợp lệ, hoặc di chúc không xác định đầy đủ về việc phân chia di sản, thì các quy định pháp luật về thừa kế sẽ áp dụng Những quy định này thường được quy định trong luật di sản của từng quốc gia, và xác định việc chuyển nhƣợng tài sản, quyền lợi theo các quan hệ gia đình nhất định

(3) Thừa kế theo ý chí hay thừa kế hỗn hợp là một hình thức thừa kế phức tạp hơn, trong đó di sản đƣợc chuyển nhƣợng dựa trên cả di chúc và các quy định pháp luật Điều này có thể xảy ra khi di chúc không hoàn toàn hợp lệ, hoặc có mâu thuẫn giữa các quy định trong di chúc và luật di sản Tuy nhiên thừa kế hỗn hợp này không đƣợc đặt ra ở Việt Nam Nhƣng có một thực tế là di chúc phải nhường bược cho trường hợp luật định về thừa kế không phụ thuộc vào di chúc Khi giải quyết trường hợp này chắc chắc có sự kết hợp giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật 1

Các loại thừa kế này thường được quy định rõ ràng trong luật pháp của từng quốc gia, nhằm bảo đảm sự công bằng và xác định rõ ràng việc chuyển nhượng tài sản và quyền lợi của người đã mất đến người thừa kế

1.1.2 Phạm vi của chế định thừa kế

Con người sống luôn cần có tài sản Vì vậy sự tồn tại và phát triển của con người luôn luôn gắn liền với tài sản như đất đai, nhà cửa, phương tiện giao thông, gạo nước, quần áo, đồ đạc trong nhà và những tài sản vô hình khác Các tài sản nhƣ vậy đƣợc sử dụng để đáp ứng các nhu cầu sống của con người Do có nhiều hoạt động sống khác nhau và nhiều nhu cầu khác nhau trong đời sống, nên con người cần tới nhiều dạng tài sản khác nhau Khi một người chết đi, tài sản còn lại của người này không mất đi tác dụng đáp ứng nhu cầu sống của người khác Vì vậy những tài sản đó cần phải được khai thác cho những người còn sống Vậy ai là người được quyền đối với các tài sản đó Một khối lƣợng tài sản nhất định không thể chia đồng đều cho tất cả các thành viên cộng đồng Chế định thừa kế ra đời để thực hiện việc chuyển dịch tài sản như vậy sang cho người hoặc một số người nào đó đang còn sống

Thừa kế là một khái niệm căn bản chỉ sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản từ người chết sang cho người còn sống Vì vậy để bảo đảm cho quyền để lại di sản thừa kế và quyền đƣợc nhận thừa kế của công dân pháp luật cho ra đời một chế định pháp luật cũng có tên gọi là chế định thừa kế

Khái niệm thừa kế là một khái niệm căn bản và quan trọng trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam Và chế định thừa

1 Ngô Huy Cương (2023), Luật tài sản cho cao học, Bài giảng điện tử kế này quy định về việc chuyển giao tài sản của người chết cho những người còn sống và quyền và nghĩa vụ có liên quan của họ

Vậy có thể định nghĩa: Thừa kế là quá trình chuyển giao tài sản, quyền sở hữu tài sản của người chết để lại di sản cho người hoặc những người còn sống (người thừa kế) và làm phát sinh ra các quyền và nghĩa vụ liên quan Gắn với thừa kế là khái niệm “di sản thừa kế” mà thường được hiểu là bao gồm tài sản thuộc sở hữu của người chết và các quyền và nghĩa vụ liên quan về tài sản

Người để lại di sản luôn được thừa nhận có quyền để lại di chúc để chuyển tài sản và quyền sở hữu tài sản của mình cho người còn sống sau khi chết Di chúc là văn bản pháp lý thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc phân chia di sản của mình nhƣ trên đã phân tích về các căn cứ làm phát sinh quan hệ thừa kế Nếu người để lại di sản không lập di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, tài sản sẽ đƣợc chia theo quy định của pháp luật về thừa kế Pháp luật thường quy định về diện thừa kế và các hàng thừa kế, cũng như quyền và nghĩa vụ của người thừa kế

Quá trình dịch chuyển tài sản của người chết sang cho người hoặc một số người còn sống được hình thành và tồn tại trong bất kỳ xã hội nào kể từ khi con người biết tới khái niệm quyền sở hữu tài sản và được điều chỉnh bởi tập quán hoặc pháp luật do Nhà nước ban hành theo các giai đoạn lịch sử khác nhau Tuy nhiên thừa kế có thể được nghiên cứu ở ba phương diện khác nhau- đó là phương diện pháp lý; phương diện kinh tế; và phương diện lịch sử

+ Ở phương diện pháp lý, nhƣ trên đã nói: Thừa kế là một chế định không thể thiếu của luật dân sự mà trong đó có các quy định về khái niệm, phân loại, chủ thể và các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan tới di sản và thừa hưởng di sản của người chết Tất nhiên các quy định này không chỉ tồn tại trong các văn bản quy phạm pháp luật, mà còn nằm ở các loại nguồn khác nhƣ phong tục, tập quán, án lệ, lẽ công bằng, Tuy nhiên ở nhnwgx nước theo truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa thì Bộ luật Dân sự là nơi chứa đựng chủ yếu và toàn diện các quy định đó

Khái niệm và đặc điểm của quyền và nghĩa vụ của người thừa kế

1.2.1 Khái niệm quyền của người thừa kế

Theo nghĩa rộng, quyền của người thừa kế bao gồm toàn bộ các quyền và nghĩa vụ mà người thừa kế có thể được hưởng hoặc phải thực hiện liên quan đến di sản của người đã mất Điều này bao gồm không chỉ quyền nhận di sản mà còn cả các quyền liên quan đến việc quản lý, sử dụng, định đoạt di sản, và thực hiện các nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản Quyền này có thể mở rộng đến việc yêu cầu phân chia di sản, bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp, và thực hiện các nghĩa vụ tài sản mà người đã mất chưa thực hiện

Theo nghĩa hẹp, quyền của người thừa kế thường chỉ được hiểu là quyền nhận di sản, tức là quyền đƣợc thừa kế và sở hữu tài sản, quyền lợi, và nghĩa vụ tài sản mà người để lại di sản đã chỉ định trong di chúc hoặc theo quy định của pháp luật nếu không có di chúc Trong nghĩa hẹp, trọng tâm là quyền sở hữu di sản sau khi thực hiện các thủ tục thừa kế, không bao gồm các quyền liên quan đến quản lý hay giải quyết nghĩa vụ tài sản

Nhìn chung, quyền của người thừa kế có thể hiểu là quyền của người để lại di sản thừa kế và quyền của người nhận di sản thừa kế Quan hệ pháp luật thừa kế là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nhất định Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật

Như vậy, quyền thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống thông qua ý chí của người đó bằng di chúc hoặc theo một trình tự nhất định đều đƣợc điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật Sự chuyển dịch tài sản này đƣợc các quy phạm pháp luật ghi nhận và quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền của người có tài sản, quyền của người thừa kế và các chủ thể khác trong quan hệ thừa kế Tài sản của người chết sẽ được chuyển cho chủ thể là cá nhân, tổ chức theo ý chí của người để lại di sản hoặc theo quy định pháp luật của mỗi chế độ xã hội khác nhau Chủ thể nhận di sản phát sinh quyền đƣợc thừa kế

Quyền thừa kế là quyền của người chết được để lại tài sản của mình cho người khác hưởng và là quyền của người thừa kế được hưởng di sản của người chết để lại Quyền thừa kế trở thành một khái niệm pháp lý và khoa học pháp lý thừa nhận thừa kế vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan

Tính khách quan của quyền thừa kế thể hiện ở chỗ dù muốn hay không thì thừa kế vẫn diễn ra và tồn tại trong mọi chế độ Thừa kế bị chi phối bởi điều kiện kinh tế xã hội Khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi thì thừa kế cũng thay đổi theo Quan hệ giữa thừa kế và điều kiện kinh tế xã hội là quan hệ giữa kiến trúc thƣợng tầng và cơ sở hạ tầng Điều này thể hiện rõ nhất trong chế độ chiếm hữu nô lệ Người nô lệ được coi là tài sản của chủ nô Khi chủ nô chết đi thì người nô lệ trở thành di sản và được chuyển giao cho người thừa kế Trong chế độ phong kiến, không còn tồn tại nô lệ, người nông dân, tá điền đều không bị coi tài sản của địa chủ mà họ là chủ của chính bản thân họ, do vậy họ không bị coi là tài sản và bị để giai cấp thống trị ban hành Do lĩnh vực thừa kế đƣợc các quy phạm của pháp luật điều chỉnh, mà pháp luật do giai cấp thống trị đặt ra nên thừa kế phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị Thông qua pháp luật, giai cấp thống trị sẽ định hướng, điều tiết việc thừa kế phát sinh, thay đổi, chấm dứt Cụ thể tại Việt Nam, trước năm 1980 Nhà nước thừa nhận sở hữu tƣ nhân đối với đất đai nên đất đai là một loại tài sản đƣợc để lại thừa kế Từ Hiến pháp năm 1980 đến nay thì pháp luật không thừa nhận sở hữu tư nhân đối với đất đai và quy định đất đai thuộc sở hữu Nhà nước, chỉ có quyền sử dụng đất đƣợc coi là tài sản để lại thừa kế

Tính khách quan của quyền thừa kế còn thể hiện tại quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995, theo đó ông bà nội và ông bà ngoại đƣợc xác định thuộc hàng thừa kế thứ hai và hưởng thừa kế của cháu, nhưng ngược lại thì cháu không được hưởng thừa kế của ông bà do xuất phát từ quy định cháu sẽ được thừa kế thế vị khi cha hoặc mẹ của cháu chết trước ông bà Để khắc phục sự bất cập theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng về quyền hưởng thừa kế, do vậy Bộ luật Dân sự năm 2005, tiếp theo đến Bộ luật Dân sự năm

2015 đã bổ sung quy định về hàng thừa kế thứ hai, hàng thừa kế thứ ba, theo đó ông bà nội, ông bà ngoại được hưởng thừa kế của cháu và đồng thời cháu cũng được hưởng thừa kế của ông bà nội, ông bà ngoại và ở hàng thừa kế thứ ba thì “chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”

Như vậy, người thừa kế có thể là bất kỳ ai nếu trong nội dung của di chúc chỉ định họ là người thừa kế hoặc là diện người thừa kế theo pháp luật Những người thừa kế hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền và thực hiện quyền hưởng di sản thừa kế

Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền thừa kế của người thừa kế gồm có các quyền: Quyền hưởng di sản (Điều 609), Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân (Điều 610), Quyền hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644), Quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế (Điều 659, Điều 660), Quyền từ chối nhận di sản thừa kế (Điều 620), Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về di sản (điểm d khoản 1 Điều 617), Quyền yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình, yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của người khác (khoản 2 Điều 623), Quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia tài sản trong Quyền hạn chế phân chia di sản (Điều 661),

1.2.2 Khái niệm nghĩa vụ của người thừa kế

Về nguyên lý pháp lý, người được hưởng di sản thừa kế mà trong đó có nghĩa vụ về tài sản thì người này phải thực hiện nghĩa vụ đó Tuy nhiên tùy từng hệ thống pháp luật đòi hỏi phạm vi thực hiện nghĩa vụ đó Theo pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ đòi hỏi người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại trong phạm vi kế quyền

Có quan niệm cho rằng nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại không phải là di sản thừa kế mà di sản thừa kế là những tài sản do người chết để lại chia thừa kế Vì vậy khái niệm nghĩa vụ tài sản do người chết để lại là một phạm trù tách bạch tương đối khỏi tài sản do người chết để lại Tuy nhiên tại đây đề án xin gộp phần tài sản do người chết để lại và phần nghĩa vụ tài sản do người chết để lại để được gọi chung là di sản, tức là tài sản và nghĩa vụ tài sản là hai bộ phận của di sản Vì vậy đã gọi là thừa kế di sản là thừa kế cả tài sản và nghĩa vụ tài sản 3

Việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản trong di sản do người chết để lại chính là điều kiện để xác định chia thừa kế Di sản thừa kế nói trong đề án này là những tài sản và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại mà được quyền chia cho những người thừa kế, k h ô n g k ể đ ế n c h i a theo di chúc hoặc chia theo pháp luật Di sản gắn liền với nhân thân của người chết thì không được xem là di sản thừa kế Về nguyên lý những nghĩa vụ tài sản mà gắn liền với nhân thân của người chết bị chấm dứt vào thời điểm người đó chết Người thụ hưởng di sản do người chết để lại mà được chia theo quy định của pháp luật thì chỉ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại trong phạm vi tài sản mà người thừa kế đó nhận

Nghĩa vụ về tài sản đối với người chết sẽ do người thừa kế thực hiện nhƣng nếu di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ thì quyền thừa kế di sản của người được thừa kế sẽ không phát sinh Người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản bằng chính di sản đƣợc thừa kế và trong phạm vi giá trị của di sản

Người thừa kế không có nghĩa vụ tài sản do người chết để lại nếu người thừa kế từ chối nhận tài sản thừa kế, trừ khi từ chối nhƣ vậy nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản của bản thân mình đối với người khác

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ghi nhận quyền và nghĩa vụ của người thừa kế

1.3.1 Sự cần thiết phải quy định về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế

Về cơ sở lý luận:

Nguyên tắc công bằng và bảo vệ quyền lợi cá nhân: Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế được ghi nhận nhằm đảm bảo công bằng trong việc phân chia tài sản của người đã mất Điều này giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người thừa kế và tránh tình trạng bất công hoặc tranh chấp không cần thiết

Tính liên tục và ổn định trong quyền sở hữu tài sản: Việc ghi nhận quyền và nghĩa vụ của người thừa kế bảo đảm rằng tài sản của người đã mất đƣợc chuyển giao một cách hợp pháp và liên tục, giúp duy trì sự ổn định trong quyền sở hữu tài sản và tránh sự phân tán không cần thiết

Nguyên tắc tự do ý chí và ý muốn của người để lại di sản: Pháp luật cho phép người để lại di sản có quyền quyết định cách phân chia tài sản của mình thông qua di chúc Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế phản ánh ý muốn này, đảm bảo rằng các quyết định của người đã mất được thực hiện đúng đắn

Về cơ sở thực tiễn:

Thực tiễn pháp lý và quy định cụ thể: Pháp luật dân sự của nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam, quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế trong Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Những quy định này đƣợc xây dựng dựa trên thực tiễn và kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp về thừa kế

Bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan: Ghi nhận quyền và nghĩa vụ của người thừa kế trong pháp luật giúp giải quyết các tranh chấp thừa kế một cách hiệu quả và hợp lý, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan, bao gồm cả người thừa kế và các thành viên gia đình khác

Thực tiễn xét xử và giải quyết tranh chấp: Các vụ án thừa kế thường xuyên đƣợc giải quyết bởi tòa án, và các quyết định của tòa án dựa trên các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế Điều này phản ánh sự cần thiết của việc ghi nhận và thực thi quyền và nghĩa vụ này trong thực tiễn pháp lý

1.3.2 Ý nghĩa của việc ghi nhận các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế

Thứ nhất, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người thừa kế

Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế cần được quy định rõ ràng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ khi người để lại di sản qua đời Trong trường hợp không có quy định cụ thể, người thừa kế có thể gặp khó khăn trong việc xác định quyền của mình đối với di sản Việc quy định rõ ràng các quyền nhƣ quyền nhận di sản, quyền từ chối di sản, và quyền yêu cầu phân chia di sản giúp đảm bảo rằng các quyền lợi của người thừa kế được thực hiện một cách đầy đủ và chính xác Điều này đặc biệt quan trọng trong các vụ án thừa kế, khi có thể xảy ra tranh chấp hoặc sự không rõ ràng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên liên quan

Thứ hai, ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp

Sự rõ ràng trong quy định về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế góp phần ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp về thừa kế Khi các quy định pháp luật được thiết lập một cách chi tiết, người thừa kế và các bên liên quan sẽ có cơ sở pháp lý để giải quyết các xung đột một cách công bằng Các quy định này không chỉ giúp các bên hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình mà còn tạo điều kiện cho các cơ quan tƣ pháp xử lý tranh chấp một cách hiệu quả Điều này góp phần giảm thiểu các vụ kiện tụng kéo dài và tiết kiệm chi phí cho các bên liên quan

Thứ ba, đảm bảo tính công bằng trong phân chia di sản

Quy định về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế còn giúp đảm bảo tính công bằng trong việc phân chia di sản Khi người để lại di sản không chỉ định rõ ràng các điều kiện trong di chúc, quy định pháp luật sẽ điều chỉnh việc phân chia tài sản dựa trên các quan hệ gia đình và tỷ lệ phân chia hợp lý Điều này giúp tránh tình trạng phân chia không công bằng và đảm bảo rằng tài sản của người đã mất được chuyển giao theo cách hợp lý và công bằng

Thứ tư, duy trì sự ổn định trong quyền sở hữu tài sản

Các quy định về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định trong quyền sở hữu tài sản Sau khi người đã mất qua đời, việc phân chia di sản cần được thực hiện một cách trật tự và có hệ thống để đảm bảo rằng tài sản đƣợc chuyển giao một cách hợp pháp và liên tục Quy định rõ ràng giúp các bên liên quan thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách chính xác, từ đó duy trì sự ổn định trong quyền sở hữu và quản lý tài sản

Nhìn chung, quy định về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế là cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, ngăn ngừa tranh chấp, đảm bảo tính công bằng và duy trì sự ổn định trong quyền sở hữu tài sản Những quy định này không chỉ tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề thừa kế một cách hiệu quả mà còn góp phần bảo vệ các quyền lợi và quyền sở hữu hợp pháp của các bên liên quan.

Pháp luật của một số quốc gia về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế theo pháp luật

1.4.1 Quyền của người thừa kế theo pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới Ở Hoa Kỳ

Theo Hoa Kỳ về thừa kế đƣợc thể hiện thông qua rất nhiều nguồn văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nhƣ:

+ UPC (Uniform Probate Code) là một đạo luật mẫu nhằm khuyến khích các tiểu bang thống nhất hóa pháp luật về thừa kế Tuy nhiên nó không đƣợc tất cả các tiểu bang áp dụng UPC Nhiều tiểu bang chỉ chấp nhận một phần

+ Các đạo luật riêng của mỗi tiểu bang về thừa kế và di sản thừa kế vì pháp luật Hoa Kỳ có nhiều hệ thống pháp luật của từng tiểu bang chủ yếu liên quan tới dân sự, hình sự và thương mại

+ Các bài viết, sách và tài liệu hướng dẫn về thừa kế và di sản thừa kế nhƣ của Hiệp hội luật sƣ Mỹ ABA

+ Tài liệu Restatement do ALI (Viện luật Hoa Kỳ- American Law Institute) phân tích chi tiết các nguyên tắc và các quy định pháp luật về di chúc và chuyển nhƣợng tài sản

+ Những sách chuyên khảo và những sách hướng dẫn thực hành của các luật gia, ví dụ nhƣ cuốn “Wills, Trusts, and Estates” của Jesse Dukeminier và Robert H Sitkoff, hoặc cuốn “Estate Planning” của Wayne M Gazur và Robert M Phillips

+ Các án lệ từ các tòa án cấp cao của các tiểu bang…

Các nguồn này cho thấy các quyền của người thừa kế về cơ bản cũng có nét tương đồng với pháp luật Việt Nam về các quyền Các quyền của người thừa kế theo pháp luật Hoa Kỳ bao gồm một số quyền chủ yếu dễ dàng nhìn thấy nhƣ:

- Quyền nhận di sản thừa kế, tức là người thừa kế có quyền nhận tài sản của người chết để lại theo di chúc hoặc theo pháp luật nếu như không có di chúc

- Quyền từ chối nhận di sản thừa kế, tức là người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế bằng cách ra một tuyên bố về việc từ chối nhận di sản một cách hợp lệ theo quy định của pháp luật

- Quyền yêu cầu thực hiện di chúc của người để lại di sản thừa kế, tức là người thừa kế có quyền yêu cầu tòa án cho thực hiện và thi hành di chúc để đảm bảo cho người thừa kế nhận được phần tài sản theo quy định của di chúc

- Quyền yêu cầu chia di sản thừa kế, tức là nếu di sản thừa kế cần đƣợc chia, thì người thừa kế có quyền yêu cầu tòa án phân chia tài sản theo đúng phần của họ theo quy định của di chúc

- Quyền tham gia vào quy trình tố tụng về thừa kế, tức là người thừa kế có quyền tham gia vào các quy trình tố tụng tại tòa án về các vụ việc liên quan đến việc quản lý và phân chia tài sản của người chết để lại di sản thừa kế

- Quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp liên quan tới thừa kế, tức là nếu người thừa kế cho rằng quyền hoặc lợi ích hợp pháp khác của mình bị xâm phạm, họ có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền hoặc lợi ích hợp pháp đó của mình

- Quyền yêu cầu giám sát việc quản lý tài sản trong di sản thừa kế, tức là người thừa kế có quyền yêu cầu tòa án giám sát việc quản lý tài sản của người chết, nhất là trong trường hợp có nghi ngờ về việc quản lý tài sản không đúng đắn

- Quyền yêu cầu kiểm tra tài liệu liên quan tới thừa kế và di sản thừa kế, tức là người thừa kế có quyền yêu cầu kiểm tra các tài liệu liên quan đến tài sản và di chúc của người chết

- Quyền yêu cầu tuyên bố di chúc vô hiệu, tức là trong trường hợp người thừa kế cho rằng di chúc vi phạm điều kiện có hiệu lực, thì họ có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố di chúc vô hiệu

Tuy nhiên những quyền này có thể khác nhau về phần nào nội dung hoặc thể thức thực hiện tùy theo pháp luật của từng tiểu bang Ở CHLB Đức

Các quyền của người thừa kế được quy định trong Bộ luật Dân sự Đức (BGB) năm 2002 là chủ yếu, bao gồm:

- Quyền nhận di sản thừa kế (bao gồm cả tài sản hữu hình và vô hình, cũng như các quyền và nghĩa vụ của người đã qua đời) Di sản được xem là một từ bao quát cả tài sản và nghĩa vụ tài sản của người chết để lại

Điều kiện của người thừa kế

Cá nhân để được hưởng di sản thừa kế phải đáp ứng được các điều kiện sau:

- Điều kiện đầu tiên để được hưởng di sản phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hay đƣợc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế Thời điểm của điều kiện này đƣợc xác định là thời điểm mở thừa kế Nhƣ vậy, đối chiếu quy định tại Điều 619, Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người thừa kế mà chết trước hay chết cùng tại thời điểm mở thừa kế thì sẽ không phát sinh quyền được hưởng di sản Đối với người thừa kế là người được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết thì sẽ có hai trường hợp phát sinh Đó là, một người được sinh ra và chết thì phải xác định người này tại thời điểm mở thừa kế họ được xác định là sống hay đã chết Nếu tại thời điểm mở thừa kế mà họ còn sống thì đƣợc xác định là người thừa kế và có quyền được hưởng di sản, nếu sau thời điểm này mà họ chết thì phần di sản mà họ đáng ra được hưởng sẽ tiếp tục phát sinh quyền thừa kế, còn được gọi là thừa kế chuyển tiếp Trường hợp còn lại là nếu một người được sinh ra và sống bình thường thì họ có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự nên họ có quyền được hưởng di sản theo quy định hoặc trường hợp một người được sinh ra và biệt tích thì bản thân họ vẫn phát sinh quyền được hưởng di sản do họ chưa bị tuyên bố là đã chết bởi Tòa án, điều kiện về tiêu chí còn sống tại thời điểm mở thừa kế

Tiêu chí xác định “đã thành thai” hay chƣa vào thời điểm thừa kế hiện nay chƣa đƣợc quy định cụ thể Mặc dù đây là quy định của lĩnh vực hôn nhân gia đình, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể áp dụng quy định này để xác định đứa trẻ sinh ra trong thời hạn này mà phát sinh thừa kế thì đứa trẻ này sẽ có quyền được hưởng di sản Trường hợp con được sinh ra sau thời hạn 300 ngày nêu trên mà có chứng cứ rõ ràng nhƣ thông qua việc giám định ADN đứa trẻ là con của người chết thì sẽ xác định là người thừa kế và có quyền hưởng di sản Điều kiện đƣợc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế không cần đặt ra đối với cá nhân là người thừa kế theo di chúc Vì cá nhân là người thừa kế theo di chúc không bắt buộc phải là người có một trong ba mối quan hệ về hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản theo quy định điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015

- Người thừa kế không rơi vào các trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế được quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, trừ trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc

- Người thừa kế không rơi vào trường hợp không được quyền hưởng di sản do chính người để lại di sản truất quyền bằng một di chúc có hiệu lực pháp luật Đây là một trong những quyền của người để lại di sản thông qua hình thức lập di chúc, họ định đoạt tài sản bằng ý nguyện cuối cùng thể hiện trong nội dung của di chúc, ý nguyện của họ đƣợc pháp luật tôn trọng và bảo đảm thực hiện Khi người thừa kế bị truất quyền hưởng di sản thì họ không còn là người thừa kế Vì thế những người này cũng không còn là người thừa kế Trừ trường hợp những người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm: con chƣa thành niên; cha, mẹ; vợ, chồng; hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động mà không từ chối nhận di sản; hoặc không rơi vào những trường hợp bị cấm hưởng di sản

Quy định thể hiện ý nghĩa của việc dịch chuyển tài sản của một người đã chết sang cho người còn sống để xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản mà họ được hưởng khi người này đã nhận được di sản thừa kế Sẽ là vô nghĩa khi tài sản của một người đã chết lại dịch chuyển cho một người đã chết khác Hơn thế, khi người có tài sản muốn làm bổn phận của mình với người được hưởng di sản, đặc biệt là đối với những người thân thích trong gia đình để “nối dài” quyền sở hữu đối với tài sản

Người thừa kế không phải là cá nhân được hiểu có thể là cơ quan, tổ chức do quy định không nhất thiết bắt buộc phải là pháp nhân nên không đặt ra tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức mới được hưởng thừa kế Điều kiện để tổ chức, cơ quan, là người thừa kế là phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

Có nghĩa là tại thời điểm mở thừa kế, tổ chức, cơ quan, pháp nhân đƣợc chỉ định trong di chúc vẫn đang hoạt động bình thường, không bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản Nếu cơ quan hoặc tổ chức có hoặc không có tƣ cách pháp nhân được người chết chỉ định là người thừa kế trong di chúc, nhưng cơ quan hoặc tổ chức này không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì không thể đƣợc hưởng di sản

Pháp nhân (cơ quan hay tổ chức) có thể được hưởng thừa kế theo di chúc nhƣng không đƣợc thừa kế theo pháp luật vì không thể nằm trong diện và hàng thừa kế nào cả với truyền thống pháp luật của các nước Tại thời điểm mở thừa kế, pháp nhân đó đƣợc sáp nhập, hay hợp nhất với pháp nhân khác để tạo thành pháp nhân mới hay trong trường hợp sáp nhập không hình thành pháp nhân mới thì quyền và nghĩa vụ của pháp nhân hợp nhất, pháp nhân đƣợc sáp nhập sẽ đƣợc chuyển cho pháp nhân mới hoặc pháp nhân đƣợc sáp nhập theo quy định tại các Điều 88, Điều 89 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì đến thời điểm mở thừa kế, pháp nhân mới đƣợc hợp nhất, pháp nhân đƣợc sáp nhập là người thừa kế theo di chúc di sản mà người chết để lại Trong mối quan hệ giữa cơ quan, tổ chức là người thừa kế với thành viên của tổ chức Trường hợp cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân, khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình” thì phần di sản đƣợc nhận đƣợc xác định là tài sản của pháp nhân và độc lập với thành viên của mình Trường hợp cơ quan, tổ chức không có tư cách pháp nhân thì về nguyên tắc phần di sản đƣợc nhận đƣợc xác định là tài sản chung theo thỏa thuận của các thành viên.

Quy định pháp luật về quyền của người thừa kế và kiến nghị

2.2.1 Quyền của người thừa kế

2.2.1.1 Quyền hưởng di sản thừa kế

Quyền sở hữu của công dân luôn đƣợc đặt trong nhiệm vụ bảo hộ của Nhà nước đối với những tài sản của họ (như thu nhập hợp pháp, tài sản dành dụm, nhà cửa và tƣ liệu sinh hoạt, cũng nhƣ tƣ liệu sản xuất, vốn, ) với số lƣợng không hạn chế khi còn sống, cá nhân chính là chủ sở hữu những tài sản này, đưa các tài sản nêu trên vào lưu thông dân sự, thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản mà pháp luật không cấm Tài sản của cá nhân nếu là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân thì luôn đƣợc xem là di sản thừa kế nếu cá nhân người đó chết Cá nhân được pháp luật cho hưởng quyền thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc Quyền thừa kế quan trọng nhất là quyền được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại Người thừa kế được hưởng di sản nhƣ trên đã phân tích theo hai chế độ riêng biệt là thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật Nếu di sản thừa kế của cá nhân mà không đƣợc phân chia theo di chúc vì lý do pháp lý nhất định và minh bạch thì phải đƣợc phân chia theo pháp luật về thừa kế Quy định đã thể hiện khái quát hơn về quyền thừa kế, điều chỉnh toàn diện quyền của người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật Quy định của điều luật nhằm tôn trọng và bảo đảm cho cá nhân, các tổ chức và Nhà nước có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc của người để lại di sản Pháp luật cũng luôn bảo đảm cho các cá nhân có quyền tự định đoạt bằng cách cho quyền lập di chúc để lại tài sản của mình khi mình chết cho bất kỳ ai (kể cả pháp nhân) mà người đó có thể hoàn toàn không thuộc diện và hàng thừa kế theo pháp luật của người chết

Thừa kế theo di chúc là phương thức dịch chuyển di sản theo ý chí của người có di sản tại thời điểm còn sống để lại cho những người thừa kế cụ thể và thiết lập thông qua di chúc Thừa kế theo di chúc là một hình thức thừa kế dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự do định đoạt của cá nhân đối với tài sản riêng của mình và là một bộ phận quan trọng của chế định quyền thừa kế Với nguyên tắc tôn trọng quyền tự do định đoạt di sản bằng di chúc, nhà làm luật đã thừa nhận cá nhân có quyền, bằng ý chí cá nhân thay cho ý chí của nhà lập pháp trong việc để lại di sản thừa kế Người lập di chúc thông qua ý chí của mình có quyền định đoạt tài sản cho bất kể ai, đó có thể là những người có quan hệ huyết thống, nuôi dƣỡng thuộc diện thừa kế theo pháp luật hoặc những người không thuộc diện thừa kế theo pháp luật, hoặc cho tổ chức, thậm chí có thể là Nhà nước được hưởng di sản của mình Về nguyên tắc khi lập di chúc người để lại di sản cũng phải tuân theo các yêu cầu của luật pháp thì di chúc mới đƣợc công nhận Khi di chúc đƣợc lập hợp pháp thì chia thừa kế theo ý nguyện của người có tài sản thông qua di chúc sẽ được ưu tiên áp dụng so với thừa kế theo pháp luật Định đọat di sản bằng di chúc là một đặc quyền của chủ sở hữu tài sản, là phương thức bảo vệ triệt để sản nghiệp của cá nhân, củng cố và duy trì quyền sở hữu tài sản của tƣ nhân

Theo quy định, thừa kế theo pháp luật đƣợc hiểu là thừa kế theo hàng thừa kế, theo các điều kiện và theo trình tự thừa kế tại Điều 649, Bộ luật Dân sự năm 2015 Thừa kế theo pháp luật luôn đƣợc quan niệm là một cách thức chuyển dịch tài sản thuộc sở hữu của người chết sang cho một hoặc một số người thừa kế theo nằm trong diện và hàng thừa kế Người thừa kế được pháp luật quy định thường là những cá nhân có quan hệ hoặc là hôn nhân, hoặc là huyết thống; hoặc là nuôi dưỡng trong mối quan hệ với người chết để lại di sản thừa kế đem chia

Người thừa kế có quyền hưởng di sản thừa kế mà pháp luật quy định

Nhưng không thể hiểu bất kỳ người thừa kế nào cũng được hưởng di sản thừa kế một cách đương nhiên Pháp luật quy định người không có quyền hưởng di sản thừa kế nếu người đó chống lại điều cấm của pháp luật, chống lại đạo đức xã hội hay thuần phong mỹ tục mà coi là trái luân thường đạo lý, hoặc xâm phạm nghiêm trọng đến thân thể hoặc danh dụ, nhân phẩm của người chết Khoản 1, Điều 621 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định khá chi tiết nhƣng trường hợp này

Thứ nhất, người có bản án có hiệu lực về hành vi xâm phạm tính mạng hay sức khỏe của người chết để lại di sản thừa kế do cố ý hoặc về hành vi ngược đãi hoặc hành hạ người chết mà để lại di sản hoặc xâm phạm tới danh dự hoặc nhân phẩm của người chết mà để lại di sản thừa kế

Thứ hai, người vi phạm một cách nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng của mình đối với người để lại di sản thừa kế khi người để lại di sản thừa kế còn sống Hiện nay mức độ đƣợc xem là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng hiện nay pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể Mặc dù quy định này có tính tiến bộ, đề cao tính nhân, lễ nghĩa giữa người với người, nhất là những người có mối quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng Tuy nhiên, trên thực tế chưa có cơ sở để xác định nhƣ thế nào là có sự vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dƣỡng

Thứ ba, người có bản án có hiệu lực án về tội xâm phạm tính mạng một người hoặc nhiều người thừa kế khác do lỗi cố ý nhằm mục đích hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế bị xâm phạm đó có quyền hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật, tức là, người không được hưởng di sản phải là người bị kết án bằng một bản án có hiệu lực của Tòa án với lỗi cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác với mục đích nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó được hưởng Chủ thể bị xâm phạm là người đồng thừa kế với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có mục đích

Thứ tư, người có những hành vi như: lừa dối, cưỡng ép, ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo, sửa chữa hay hủy hoại, hay che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người chết để lại di sản thừa kế Quyền tự định đoạt của người chết để lại di sản là một trong những quyền rất cơ bản của tất cả các chủ thể (thể nhân và pháp nhân) trong các quan hệ pháp luật dân sự nói chung Những người có hành vi đi ngược lại quyền của người để lại di sản là, vi phạm nguyên tắc tự do, tự nguyện của chủ thể thừa kế thì sẽ không được hưởng di sản thừa kế

Pháp luật luôn tôn trọng và đề cao quyền tự quyết của người để lại di sản, do đó nếu người để lại di sản đã biết hành vi của người thuộc các trường hợp nêu trên mà vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thì mặc dù họ có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm thuần phong mỹ tục, trái luân thường đạo lý, xâm phạm nghiêm trọng đến người để lại di sản thì họ vẫn được hưởng di sản

2.2.1.2 Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân

Trong phạm vi điều chỉnh của luật dân sự đối với lĩnh vực thừa kế, Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” Quy định này đã xóa bỏ tư tưởng lạc hậu của chế độ phong kiến đó là tư tưởng tôn ti, thế thứ đã tồn tại trong xã hội Việt Nam hàng ngàn năm, là trọng nam khinh nữ, vị trí của người con trai trưởng hoặc cháu đích tôn được coi trọng bởi những người này phải đảm nhận nghĩa vụ thờ cúng tổ tiên, ông, bà, cha mẹ Đây vừa là nghĩa vụ luân lý vừa là nghĩa vụ pháp lý Do đó người con trai trưởng sẽ được thừa kế phần nhiều hơn và được quản lý di sản dùng vào hương hỏa, thờ cúng tổ tiên Các con gái không có quyền quản lý di sản dùng vào việc hương hỏa Con gái với tư tưởng nữ nhi ngoại tộc không có quyền được hưởng thừa kế Do vậy theo quy định của pháp luật thì thừa kế không phân biệt con là nam hay nữ, con trong giá thú hay ngoài giá thú, họ đều được có quyền hưởng thừa kế và hưởng một phần di sản bằng nhau

Bình đẳng còn thể hiện trong mối quan hệ vợ chồng, theo đó luật quy định “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” Người vợ được thừa kế di sản của chồng, chồng đƣợc thừa kế di sản của vợ, cả vợ và chồng đều đƣợc pháp luật xác định thuộc hàng thừa kế thứ nhất, ngang hàng nhau Quy định này đã xóa bỏ tư tưởng lạc hậu, trọng nam khinh nữ, tam tòng tứ đức “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” nhằm buộc người phụ nữ lệ thuộc vào nam giới tồn tại hàng nghìn năm của chế độ phong kiến Theo luật pháp phong kiến, thừa kế chủ yếu chú trọng đến những người có cùng huyết thống trực hệ với người để lại di sản theo chiều xuôi như con được hưởng di sản của cha mẹ, cháu được hưởng di sản của ông bà Quan hệ hôn nhân trong thừa kế không được chú trọng và không được bình đẳng Người chồng góa hoặc người vợ góa chỉ được hưởng một phần di sản của người để lại di sản, đủ sống cho đến chết nếu không có người nuôi dưỡng bảo trợ Nếu người vợ góa mà tái giá thì phải trả lại phần di sản đã đƣợc chia cho gia đình nhà chồng Trong khi đó nếu người chồng góa tái giá thì không phải trả lại phần di sản đã hưởng từ người vợ Trong thời kỳ thuộc Pháp, mặc dù pháp luật của Cộng hòa Pháp lúc đó đƣợc coi là một trong những hệ thống pháp luật có sự dân chủ và tiến bộ trên thế giới nhƣng khi xâm lƣợc Việt Nam, Pháp vẫn vận dụng những tư tưởng của chế độ phong kiến, trọng nam khinh nữ để cai trị Điều này đƣợc thể hiện tại Điều 346 trong cuốn Dân luật Bắc kỳ năm

1931, Điều 314 cuốn Dân luật Trung kỳ năm 1936, theo đó nếu người vợ chết trước thì người chồng được thừa nhận là chủ sở hữu duy nhất đối với toàn bộ tài sản riêng của vợ, còn người chồng chết trước thì người vợ chỉ được hưởng dụng tài sản riêng của bản thân

Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình”, tuy nhiên đến Bộ luật Dân sự năm 2015 đã không còn quy định này Việc loại bỏ này nhằm bảo đảm sự tương thích với quy định tại Hiến pháp năm 2013 về “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”, theo đó công dân có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, đây là quyền của công dân đƣợc Hiến pháp bảo hộ, do vậy không cần thiết phải quy định trong Bộ luật Dân sự Mọi người được quyền dùng tiếng nói chữ viết của dân tộc mình trong việc lập di chúc, định đoạt di sản thừa kế Với 54 dân tộc cùng tồn tại và phát triển ở Việt Nam, các dân tộc đều bình đẳng với nhau, không phân biệt dân tộc Kinh với các dân tộc thiểu số, mỗi một dân tộc đều có nền văn hóa và bản sắc dân tộc độc đáo khác nhau và có tiếng nói, có chữ viết riêng Vì vậy họ có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình để định đoạt tài sản sau khi chết Các quy định nhƣ vậy có thể vừa đảm bảo cho quyền để lại di sản thừa kế một cách đúng với ý chí thật của người chết để lại di sản thừa kế, mà lại vừa thể hiện đƣợc sự bình đẳng hoàn toàn giữa các dân tộc anh em trong đất nước

2.2.1.3 Quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế

Việc phân chia di sản thừa kế trên cơ sở yêu cầu của một hay nhiều người có quyền được thừa kế phải trên cơ sở đảm bảo sự công bằng, hợp lý giữa những người thừa kế cùng hàng, tôn trọng quyền tự định đoạt của người để lại di sản, đồng thời, bảo đảm quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc và của những người thừa kế khác, cũng nhƣ đảm bảo duy trì tối đa giá trị của tài sản Do vậy mà pháp luật quy định hai phương thức chia di sản thừa kế là phân chia theo pháp luật và phân chia theo di chúc Kết quả của phân chia thừa kế là xác định chủ sở hữu mới của di sản thừa kế cũng như nghĩa vụ của người thừa kế khi nhận di sản thừa kế, thông qua hoạt động này cũng xác định được những người thừa kế là ai, xác định được phần di sản mà họ được hưởng trong khối di sản do người chết để lại một cách cụ thể và chính xác

Thông qua phương thức phân chia di sản theo di chúc, ý chí của người lập di chúc sẽ đƣợc tôn trọng tối đa thông qua các quy định trong luật, cụ thể nếu người để lại di sản có di chúc và di chúc này là hợp pháp thì về nguyên tắc, việc phân chia di sản sẽ được tiến hành theo đúng ý chí mà người có tài sản thể hiện trong di chúc, trừ trường hợp hạn chế phân chia di sản và chia thừa kế cho người hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc Điều 659, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định khá cụ thể về việc phân chia cả về nội dung và trình tự, thủ tục phân chia về nguyên tắc đối với di sản thừa kế

Quy định pháp luật về nghĩa vụ của người thừa kế và kiến nghị

2.3.1 Nghĩa vụ của người thừa kế

2.3.1.1 Đối với nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản trong phạm vi di sản

Nghĩa vụ là việc chủ thể phải có trách nhiệm chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích chủ thể khác Nhƣ vậy, nghĩa vụ bao gồm nghĩa vụ gắn liền với tài sản và nghĩa vụ không gắn liền với tài sản Nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại là nghĩa vụ của người có nghĩa vụ về tài sản nhƣng phát sinh sự kiện chết và nghĩa vụ này đƣợc chuyển giao lại cho người được hưởng di sản

Không phải tất cả mọi sự kiện một người chết đi đều phát sinh nghĩa vụ về tài sản mà phải cần hai điều kiện là có tồn tại một nghĩa vụ về tài sản và sự kiện chết Hai điều kiện này thuộc về một chủ thể nhất định Nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại cho người thừa kế sẽ phát sinh kể từ thời điểm mở thừa kế Khoản 1 Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Có nghĩa là, nếu không có thỏa thuận khác thì nghĩa vụ về tài sản sẽ do người thừa kế theo di chúc hoặc người thừa kế theo pháp luật thực hiện trong phạm vi di sản nếu họ hưởng di sản Như vậy nếu người chết không có di sản để lại mà họ phải có nghĩa vụ thực hiện thì nghĩa vụ này sẽ không chuyển giao cho chủ thể khác do vấn đề thừa kế sẽ không đặt, không phát sinh người thừa kế Tương tự, người thừa kế bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì sẽ không phát sinh nghĩa vụ về tài sản của người chết do không được nhận di sản

Phạm vi nghĩa vụ tài sản do người chết để lại đối với thừa kế theo di chúc sẽ phụ thuộc vào phần di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng phần như nhau hay khác nhau theo nội dung của di chúc Trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì phạm vi thực hiện nghĩa vụ được giới hạn theo hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật Nghĩa vụ tài sản do người chết để lại đối với thừa kế theo pháp luật về nguyên tắc là như nhau do các đồng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau

“Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này”, có nghĩa là nếu phần di sản có trích ra một phần để làm di tặng thì phạm vi thực hiện nghĩa vụ về tài sản là phần di sản còn lại sau khi trừ đi phần di tặng Tuy nhiên nếu phần di sản còn lại này không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người để lại di tặng thì phần di tặng đƣợc dùng để thanh toán cho phần nghĩa vụ còn thiếu Tương tự, nếu toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định theo hướng liệt kê, theo đó nghĩa vụ về tài sản có thể là “Tiền cấp dưỡng còn thiếu; Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; Tiền công lao động; Tiền bồi thường thiệt hại; Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước; Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; Tiền phạt.”

Về phạm vi thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại cho người hưởng di sản thuộc hai trường hợp là tài sản được chia và tài sản không đƣợc chia Theo đó:

Một là, “Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại Như vậy người quản lý di sản trong trường hợp này là người được người để lại di sản chỉ định trong di chúc hoặc là người do các đồng thừa kế cử ra.”Khi di sản chưa được chia thì phạm vi nghĩa vụ về tài sản của người chết nằm trong giá trị di sản của người chết để lại Khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì những người thừa kế không trực tiếp thực hiện nghĩa vụ này mà thay vào đó người quản lý di sản sẽ đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế Việc đại diện thực hiện nghĩa vụ này trên cơ sở sự đồng thuận của những người thừa kế

Hai là, “Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận.” Khi di sản đƣợc chia thì phạm vi nghĩa vụ về tài sản của người chết nằm trong giá trị di sản mà từng người thừa kế được hưởng Khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản trong trường hợp này thì những người thừa kế là người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ này

2.3.1.2 Đối với di sản dùng vào việc thờ cúng

Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên hay còn đƣợc gọi là đạo ông bà là tục lệ thờ cúng tổ tiên đã qua đời người trong nền văn hóa Việt Nam Phong tục thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ niềm tin cho rằng linh hồn của người đã khuất vẫn còn hiện hữu trong thế giới này và ảnh hưởng đến đời sống của con cháu, hình thức thờ cúng tổ tiên còn là biểu hiện của lòng hiếu thảo và nhớ đến công ơn sinh thành dƣỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình, đồng thời cũng là nền tảng cơ sở cho quan hệ gia đình Nhiều người Việt Nam, ngoài tôn giáo của mình thường thờ cúng cả tổ tiên Đại đa số các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên trong nhà, ít nhất là có treo di ảnh một cách trang trọng, nhưng không phải là một tôn giáo mà là do lòng thành kính của người Việt đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ Đây là một tín ngƣỡng rất quan trọng và gần nhƣ không thể thiếu trong phong tục Việt Nam Việc thờ cúng tổ tiên còn được người Việt gọi với tên là hương hỏa

Theo Từ điển tiếng Việt, “Hương hỏa là hương và đèn (“lửa”), chỉ việc thờ cúng tổ tiên.” Ngày nay, các vật dụng dùng vào việc thờ cúng có sự đa dạng, nhiều loại, tuy nhiên vật gắn bó lâu đời từ xa xƣa đến nay để phục vụ cho việc thờ cúng tại mỗi gia đình là lư hương và cặp chân đèn Thông qua hành động thắp hương, đốt đèn và thực hiện các nghi lễ vào những dịp để bày tỏ với người quá cố như dịp giỗ, dịp tết, dịp cưới hỏi,… của gia đình nhằm mục đích những điều khấn vấn được người quá cố lắng nghe và phù hộ cho gia đình Người quá cố để thực hiện việc thờ cúng chính là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một trong tín ngưỡng thể hiện nét đẹp truyền thống văn hóa người Việt, pháp luật không điều chỉnh về cách thức thực hiện tín ngƣỡng này, mà pháp luật dân sự chỉ điều chỉnh về phần di sản của người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng Theo đó, “Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.”

Thông qua quy định nêu trên, Nhà nước đã công nhận và bảo hộ ý chí của người để lại di sản là trích một phần di sản dùng vào việc thờ cúng Do người để lại di sản phát sinh sự kiện chết nên có thể hiểu phần di sản này được dùng không chỉ thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ,…là những người đã mất mà còn thờ cúng chính bản thân của người để lại di sản và một phần di sản dùng vào việc thờ cúng là phần thuộc về di sản, do vậy những người thừa kế không có quyền được hưởng phần trích ra này, thêm vào đó nghĩa vụ của người thừa kế là phải tuân theo quy định này Trường hợp ngoại lệ là người thừa kế thuộc diện theo pháp luật được hưởng phần di sản trích ra khi bản thân họ đồng thời là người quản lý hợp pháp di sản này nếu tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết

Phần di sản dùng vào thờ cúng chỉ đƣợc tồn tại trong nội dung của di chúc và được giao cho người quản lí di sản thực hiện việc thờ cúng thông qua được chỉ định trong di chúc hoặc theo thỏa thuận của những người thừa kế

Tác giả Lê Hoàng Nam đã viết:

“Không phải sự thể hiện ý chí nào của người để lại di sản trong việc thiết lập di sản thờ cúng cũng được pháp luật thừa nhận Bởi vì, di sản thờ cúng không giống như các di sản thông thường khác, sau khi được hình thành sẽ phải đặt ngoài lưu thông dân sự và chỉ được dùng vào mục đích duy nhất là phục vụ cho việc thờ cúng, đồng thời những người thừa kế không được quyền yêu cầu phân chia di sản nên việc thiết lập nên một khối di sản thờ cúng có ảnh hưởng rất lớn không những đến nguyện vọng của người để lại di sản thừa kế mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của những người thừa kế 4 ”

2.3.1.3 Đối với người quản lý di sản Để phát sinh quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thì người quản lý di sản phải đƣợc thiết lập thông qua hai hình thức là đƣợc chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thỏa thuận Từ thời điểm sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc đƣợc công bố, trên cơ sở họp mặt và thỏa thuận cử người quản lý di sản bằng văn bản của những người thừa kế 114 đã làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người của người quản lý di sản Theo đó tương ứng nghĩa vụ của người thừa kế đối với người quản lý di sản thì đó chính là quyền của người quản lý Những quyền này được pháp luật quy định liệt kê, cụ thể người quản lý di sản có các quyền như sau: “Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế; Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế; Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.”

Theo đó, người thừa kế có nghĩa vụ chi trả thù lao đã thỏa thuận cho việc quản lý di sản Trong quá trình quản lý di sản mà phát sinh các chi phí liên quan cho việc bảo quản di sản thì người thừa kế có nghĩa vụ thanh toán chi phí bảo quản này cho người quản lý di sản

2.3.2 Những bất cập và kiến nghị

2.3.2.1 Bất cập về nghĩa vụ của người thừa kế đối với phần di sản đưa vào thờ cúng

Luật chỉ quy định không chấp nhận đƣa di sản dùng vào việc thờ cúng nếu ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của người để lại tài sản thừa kế mà không đề cập trường hợp ảnh hưởng đến quyền được hưởng thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc như cha

Ngày đăng: 02/10/2024, 08:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005). Những sửa đổi cơ bản phần "Thừa kế" của Bộ luật Dân sự năm 2005, Báo Nhân dân, [https://nhandan.vn/nhung-sua-doico-ban-phan-thua-ke-cua-bo-luat-dan-su-nam-2005-post405904.html], (truy cập ngày 03/04/2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thừa kế
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2005
17. Nguyễn Thành Minh Chánh và Trần Quốc Khiết (2022). Thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi, con riêng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,[http://www.lapphap.vn/pages/tintuc/211427/thua-ke-the-vi-co-yeu-to-connuoi--con-rieng.html], (truy cập ngày 03/4/2022) Link
19. Phùng Trung Tập (2016). Những quy định mới về thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm 2015, Tạp chí nghiên cứu lập pháp,[http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208580], (truy cập ngày 03/04/2023) Link
2. Hồ Thị Vân Anh (2015). Hoàn thiện quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng trong dự thảo bộ luật dân sự (sửa đổi), Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, 4 (324) Khác
3. Bản án số: 203/2022/DS-PT ngày 08/9/2022 về Tranh chấp thừa kế về tài sản của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương Khác
4. Bản án số: 279/2022/DS-PT ngày 16/12/2022 về Tranh chấp thừa kế về tài sản của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương Khác
5. Bản án số: 46/2023/DS-PT ngày 15/02/2023 về Tranh chấp thừa kế về tài sản của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương Khác
6. Bộ Tƣ Pháp – Viện Khoa Học Pháp Lý (2006). Từ điển Luật học. NXB Tƣ pháp Khác
7. Đỗ Văn Đại (2022). Luật thừa kế Việt Nam bản án và bình luận bản án (Sách chuyên khảo, tập 1 và tập 2). NXB Hồng Đức Khác
8. Nguyễn Nhật Huy, Hạn chế phân chia di sản thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm 2015 - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện, Tạp chí pháp luật và thực tiễn, 40/2019 Khác
9. Nguyễn Văn Hƣng (2021). Chi phí bảo quản di sản. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh Khác
10. Lê Hoàng Nam (2022). Xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh Khác
11. Hoàng Phê (Chủ biên) (2003). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng Khác
12. Phùng Trung Tập (2008). Sách chuyên khảo: Luật thừa kế Việt Nam. NXB Hà Nội, Tp. Hà Nội Khác
13. Phùng Trung Tập (2019). Quyền của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, Tạp chí Kiểm sát Khác
14. Đinh Văn Thanh, Nguyễn Minh Tuấn (2019). Giáo trình Luật Dân sự (tập 1), NXB Công an nhân dân, Trường Đại học Luật Hà Nội Khác
15. Phạm Văn Tuyết (2007). Thừa kế - Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật Khác
16. Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học (2002). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng.Trang Web Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN