1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Thạc Sĩ Vai Trò Của Luật Sư Với Việc Bảo Vệ Nhân Quyền Trong Tố Tụng Hình Sự Theo Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam.pdf

100 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của luật sư với việc bảo vệ nhân quyền trong tố tụng hình sự theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
Tác giả Trần Xuân Hùng
Người hướng dẫn GS.TS Vũ Công Giao
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Sự thể hiện vai trò và những điều kiện bảo đảm của luật sư trong việc bảo đảm nhân quyền trong tố tụng hình sự theo pháp luật Việt Nam 3.3.Đánh giá so sánh khung pháp luật Việt Nam và ph

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRẦN XUÂN HÙNG

VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ VỚI VIỆC BẢO VỆ NHÂN QUYỀN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRẦN XUÂN HÙNG

VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ VỚI VIỆC BẢO VỆ NHÂN QUYỀN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người

Mã số: 8380101.07

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

GS.TS VŨ CÔNG GIAO

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2024

Tác giả

Trần Xuân Hùng

Trang 4

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm luật sư, vai trò của luật sư

1.1.2 Khái niệm nhân quyền, bảo vệ nhân quyền

Chương 2 VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ VỚI VIỆC BẢO VỆ NHÂN QUYỀN TRONG

TỐ TỤNG HÌNH SỰ THEO LUẬT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ

2.1 Khung pháp luật quốc tế về bảo vệ nhân quyền trong tố tụng hình sự 2.2 Vị trí, vai trò của luật sư trong việc bảo đảm nhân quyền trong tố tụng hình sự theo luật nhân quyền quốc tế

Trang 5

2.3 Cách thức và những yêu cầu đặt ra để bảo đảm vai trò của luật sư trong việc bảo vệ nhân quyền trong tố tụng hình sự theo luật nhân quyền quốc tế

Tiểu kết Chương 2

Chương 3 VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ VỚI VIỆC BẢO VỆ NHÂN QUYỀN TRONG

TỐ TỤNG HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

3.1.Khái quát sự phát triển và thực trạng của đội ngũ luật sư Việt Nam

3.2 Sự thể hiện vai trò và những điều kiện bảo đảm của luật sư trong việc bảo đảm nhân quyền trong tố tụng hình sự theo pháp luật Việt Nam

3.3.Đánh giá so sánh khung pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về vai trò của luật sư trong việc bảo đảm nhân quyền trong tố tụng hình sự

Trang 6

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Ngay từ khi mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký S c lệnh số 46 SL ngày 1 1 1945 công nhận nghề luật sư và hoạt động hành nghề luật sư ở nước ta Điều đó cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước Việt Nam đánh giá cao vai trò của luật sư với xã hội và rất quan tâm đến việc bảo đảm môi trường pháp lý cho hoạt động của luật sư

Kể từ S c lệnh số 46 SL ngày 1 1 1945 đến nay, vai trò của luật sư tiếp tục được khẳng định trong nhiều văn bản pháp luật của nước ta, trong

đó bao gồm các bản Hiến pháp Luật Luật sư 2 6 (sửa đổi năm 2 12) hiện

là xương sống của hệ thống văn bản pháp luật mà đã tạo hành lang pháp lý

về quyền và nghĩa vụ luật sư trong hoạt động hành nghề luật sư nói chung, trong tố tụng hình sự (TTHS) nói riêng Kết quả gần 1 năm thực hiện Luật Luật sư năm 2 12 cho thấy chất lượng đội ngũ luật sư Việt Nam đã từng bước được nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế1

Đã có khoảng gần 5 luật sư Việt Nam được công nhận là luật sư của nước khác, khoảng 15 luật sư được đào tạo ở nước ngoài, phổ biến là ở các nước như Anh, Hoa Kỳ, Úc, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tính đến nay, cả nước

đã có hơn 17.76 luật sư đang hành nghề trong hơn 4.7 tổ chức hành nghề luật sư. 2

Nhân quyền (hay quyền con người – QCN) là những giá trị bẩm sinh, vốn có, là những đặc quyền của mỗi cá nhân con người, được pháp luật quốc tế

và pháp luật của các quốc gia ghi nhận và bảo vệ Mọi cá nhân đều có các

1 Báo cáo số 9 BC-LĐLSVN ngày 04/5/2022 của LĐLSVN

2 Báo cáo số 9 BC-LĐLSVN ngày 04/5/2022 của LĐLSVN

Trang 8

QCN, bởi đơn giản họ là thành viên của nhân loại, và bởi nếu bị tước các quyền đó thì nhân phẩm của họ sẽ bị huỷ hoại và họ sẽ không thể tồn tại và phát triển như một con người Hiện nay QCN đã trở thành “tiêu chuẩn chung”,

“giá trị chung3, “ngôn ngữ chung”4

của nhân loại QCN có đặc tính tự nhiên, mang giá trị phổ quát, vì vậy, dù là nước giàu hay nghèo, nước phát triển hay đang phát triển, nước theo mô hình thể chế chính trị nào cũng đều tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về QCN Chính vì thế, các nguyên t c của luật nhân quyền quốc tế đặt ra những nghĩa vụ với các quốc gia là thành viên của

các công ước quốc tế về QCN phải có nghĩa vụ tôn trọng (respect), bảo vệ (protect), thực hiện “fulfil” QCN; trong đó nghĩa vụ tôn trọng đòi hỏi các

quốc gia phải hạn chế sự can thiệp hay cản trở việc hưởng thụ các QCN; nghĩa vụ bảo vệ đòi hỏi các quốc gia phải chủ động ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm QCN của bất kỳ chủ thể nào; và nghĩa vụ thực hiện đòi hỏi các quốc gia phải có hành động tích cực để tạo điều kiện cho việc thụ hưởng các quyền cơ bản của con người5

Trong số các nghĩa vụ đó, nghĩa vụ bảo vệ được đặc biệt chú trọng trong một số bối cảnh mà QCN thường gặp rủi ro cao,

Trang 9

chữa Kết quả là đã góp phần giảm thiểu các vụ án oan, sai, hướng tới xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo đảm công lý trong hoạt động TTHS của nước ta

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, sự tham gia của luật sư trong hoạt động TTHS vẫn còn gặp một số trở ngại: một bộ phận cơ quan, người tiến hành tố tụng nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của luật sư trong việc bảo vệ nhân quyền, trong khi vẫn còn một số quy định pháp luật liên quan đến mối quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và luật sư chưa rõ ràng, vì thế gây khó khăn cho sự tham gia của luật sư, làm hạn chế khả năng của luật sư trong việc bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị

cáo trong TTHS

Hiện tại, Việt Nam đang đẩy mạnh cải cách tư pháp để xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền (NNPQ) XHCN của dân, do dân, vì dân – một nhà nước mà mang những đặc trưng cơ bản là thượng tôn pháp luật và bảo vệ nhân quyền Trong bối cảnh đó, cần hoàn thiện các cơ chế pháp lý và nâng cao vai trò của các chủ thể bảo vệ nhân quyền, đặc biệt trong TTHS là lĩnh vực rủi ro bậc nhất về nhân quyền Đây là lý do thúc đẩy tác giả chọn đề tài:

“Vai trò của luật sư với việc bảo vệ nhân quyền trong tố tụng hình sự theo

pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” để thực hiện luận văn thạc sĩ luật

học chuyên ngành pháp luật về QCN

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong thời gian qua ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn, trong đó tiêu biểu như sau:

- Luận án tiến sĩ của Phan Trung Hoài “Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về luật sư ở Việt Nam hiện nay”, bảo vệ tại Viện Nhà nước và Pháp luật của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam năm 2 3 Luận án tập trung phân tích về mặt lý luận nhu cầu khách quan của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối

Trang 10

với luật sư thông qua các khái niệm khoa học về luật sư, nghề luật sư và pháp luật về luật sư, phân tích thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật; đánh giá được nhu cầu về hoàn thiện pháp luật về luật sư, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng cơ bản để hoàn thiện pháp luật về luật sư

-Luận án tiến sĩ của Đỗ Thị Phượng: “Những vấn đề lý luận và thực

tiễn về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên trong Luật TTHS Việt Nam” bảo vệ tại Khoa Luật ĐHQG Hà Nội năm 2 8 Luận án này đã tiến

hành nghiên cứu sâu về các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thủ tục TTHS áp dụng với người dưới 18 tuổi

- Luận án Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Hữu Thế Trạch, “Quyền bào

chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong TTHS Việt Nam”, bảo

vệ tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2 14 Trong luận án, tác giả đã tập trung phân tích một số vấn đề lý luận, pháp lý, thực tiễn

về bảo vệ quyền bào chữa của bị can, bị cáo dưới 18 tuổi trong TTHS Việt Nam

-Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh (2 8) “Bảo vệ quyền của

người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam”, bảo vệ tại Đại học

Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Trong luận văn, tác giả đã phân tích một số vấn đề lý luận chung về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự, cũng như những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật TTHS nước ta, qua đó bảo vệ hiệu quả hơn quyền của người chưa thành niên

- Luận văn thạc sĩ luật học của Thào Thị Thu Nhàn (2 21),“Bảo đảm

quyền của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi tại phiên toà xét xử

sơ thẩm VAHS”, bảo vệ tại trường Đại học Luật Hà Nội năm 2 21 Luận văn

đã tập trung phân tích một số vấn đề lý luận và pháp luật về bảo đảm quyền

Trang 11

của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS

-Bài viết “Quyền con người trong giai đoạn xét xử theo pháp luật quốc

tế và pháp luật Việt Nam” của tác giả Vũ Công Giao và Nguyễn Thuỳ

Dương, nhấn mạnh về sự quan trọng của QCN trong hoạt động tố tụng, đặc biệt trong lĩnh vực luật nhân quyền quốc tế, bao gồm hai nhóm quyền: quyền sống, tự do và an ninh cá nhân; và quyền về xét xử công bằng Các tác giả nhấn mạnh rằng các nhóm quyền này đảm bảo bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm và tự do của con người và đồng thời đảm bảo quá trình xét xử công bằng

-Cuốn Sổ Tay Luật Sư ( 3 tập) do Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật ấn hành năm 2 18 trong đó giới thiệu chi tiết các kỹ năng của luật sư khi tham gia TTHS từ việc tiếp xúc khách hàng, thủ tục đăng ký bào chữa, bảo vệ quyền lợi; tham gia hoạt động điều tra; các

kỹ năng trao đổi công việc, phối hợp thực hiện trong quan hệ với viện kiểm

sát, tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án; xây dựng đề cương xét hỏi; chuẩn bị luận

cứ bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng; nhận thức và

kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa

Những công trình nghiên cứu kể trên rất hữu ích cho học viên tham khảo khi thực hiện luận văn này Dù vậy, hiện ở nước ta chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có tính chất phân tích so sánh về vai trò của luật sư trong việc bảo vệ QCN trong TTHS theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn về vai trò của luật sư với việc bảo vệ nhân quyền trong TTHS, luận văn đề xuất các quan

Trang 12

điểm và giải pháp tăng cường vai trò của luật sư với việc bảo vệ nhân quyền trong TTHS ở Việt Nam trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ những mục đích nghiên cứu nêu trên, có thể xác định một số nhiệm

vụ mà luận văn cần giải quyết như sau:

- Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của luật sư với việc bảo vệ nhân quyền trong TTHS;

- Phân tích so sánh khung pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về vai trò của luật sư với việc bảo vệ nhân quyền trong TTHS;

- Đề xuất các quan điểm và giải pháp tăng cường vai trò của luật sư với việc bảo vệ nhân quyền trong TTHS ở Việt Nam trong thời gian tới, phù hợp với các tiêu chuẩn có liên quan của luật nhân quyền quốc tế

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp lý, thực tiễn về vai trò của luật sư với việc bảo vệ nhân quyền trong TTHS ở Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý, thực tiễn về vai trò của luật sư trong bảo vệ nhân quyền trong TTHS ở Việt Nam trong khoảng một thập kỷ gần đây

- Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng vai trò của luật sư trong bảo vệ nhân quyền trong TTHS ở Việt Nam, không mở rộng sang các quốc gia khác

- Phạm vi nội dung: Luận văn chủ yếu tập trung vào nghiên cứu so sánh khung pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về vai trò của luật sư trong bảo vệ nhân quyền trong TTHS, không mở rộng sang các lĩnh vực pháp luật khác

Trang 13

5 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu của đề tài

5.1 Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng Tác giả cũng vận dụng các lý thuyết về quyền tự nhiên, quyền pháp lý và tiếp cận dựa trên QCN để làm chỗ dựa trong việc giải quyết các vấn đề nghiên cứu

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn, tác giả vận dụng kết hợp những phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng trong toàn bộ luận văn để thu thập, chọn lọc và s p xếp các tài liệu nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, so sánh: Những phương pháp này cũng được

sử dụng trong toàn bộ luận văn, đặc biệt là ở Chương 2, để phân tích so sánh khung pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về vai trò của luật sư trong bảo vệ nhân quyền trong TTHS

-Phương pháp thống kê: đề tài sử dụng phương pháp thống kê chủ yếu

ở Chương 1 và 2 để xác định mức độ và phạm vi của khung pháp luật quốc tế

và pháp luật Việt Nam về vai trò của luật sư trong bảo vệ nhân quyền trong TTHS

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn

Về mặt lý luận, luận văn cung cấp thêm những luận điểm khoa học, qua đó góp phần củng cố cơ sở lý thuyết về bảo đảm vai trò của luật sư trong bảo vệ nhân quyền trong TTHS ở Việt Nam Đây là vấn đề đã được một số tác giả đề cập, phân tích nhưng vẫn còn nhiều khía cạnh chưa được làm rõ hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận

- Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả việc bảo đảm vai trò của luật sư trong bảo vệ nhân quyền

Trang 14

trong TTHS ở Việt Nam trong thời gian qua và tham khảo, vận dụng trong việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam trong thời gian tới

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận văn còn có giá trị tham khảo cho các tổ chức luật sư và cơ quan nhà nước có liên quan, đồng thời có thể được dùng làm học liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu về QCN ở các cơ sở đào tạo luật của Việt Nam

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương như sau:

Chương 1 Những vấn đề lý luận về vai trò của luật sư với việc bảo vệ nhân quyền trong tố tụng hình sự

Chương 2 Vai trò của luật sư với việc bảo vệ nhân quyền trong tố tụng hình sự theo luật nhân quyền quốc tế

Chương 3 Vai trò của luật sư với việc bảo vệ nhân quyền trong tố tụng hình sự theo pháp luật Việt Nam

Trang 15

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ VỚI VIỆC BẢO VỆ NHÂN QUYỀN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1.1.Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm luật sư, vai trò của luật sư

1.1.1.1 Khái niệm luật sư

Luật sư là một nghề tương đối truyền thống, đã xuất hiện từ hàng trăm năm trước đây ở nhiều quốc gia Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về luật sư Chính vì vậy, pháp luật của nhiều quốc gia không đưa ra định nghĩa luật sư mà chỉ quy định những tiêu chuẩn để được công nhận là luật sư, trong đó có hai tiêu chuẩn phổ biến đó là: Về chuyên môn, phải có bằng cử nhân luật; Về tư cách, phải có phẩm chất đạo đức tốt6

Ngoài các tiêu chuẩn đó, pháp luật của nhiều quốc gia còn quy định, một người muốn trở thành luật sư phải qua đào tạo nghề, tập sự hành nghề luật sư, tham gia sát hạch năng lực qua một kỳ thi để được công nhận và cấp chứng chỉ luật

Ví dụ, ở Hoa Kỳ, để trở thành luật sư, cần phải trải qua một kỳ thi quốc

gia để được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư Ở Nhật Bản, một người muốn

6 Nguyễn Văn Tuân, “Bàn về khái niệm luật sư và thẩm quyền công nhận luật sư”, Bài báo trên website của

Công ly Luật Dazpro tại cong-nhan-luat-su

Trang 16

http://www.docluat.vn/tin-hay/ve-luat-su/ban-ve-khai-niem-luat-su-va-tham-quyen-trở thành luật sư trước hết phải thi đỗ kỳ thi tư pháp quốc gia, sau đó phải hoàn thành chương trình đào tạo 18 tháng tại Học viện Tư pháp, rồi lại phải đăng ký tên vào danh sách luật sư lưu giữ tại Liên đoàn luật sư Nhật Bản Ở Cộng hòa Liên bang Đức, người muốn trở thành luật sư phải đỗ 2 kỳ thi quốc gia về luật theo quy định của các bang, trong đó kỳ thi quốc gia về luật lần thứ nhất là kỳ thi kết thúc khoá học luật tại trường đại học, còn kỳ thi thứ hai

sẽ do Bộ Tư pháp của mỗi bang tổ chức Ở Trung Quốc, một muốn được hành nghề luật sư phải thi đỗ kỳ thi quốc gia công nhận đủ tiêu chuẩn (khả năng hành nghề) luật sư (được tổ chức mỗi năm một lần) Bộ Tư pháp là cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức kỳ thi này và thực hiện việc công nhận đủ tiêu chuẩn (khả năng hành nghề) luật sư cho những người thi đỗ

Ở Việt Nam, theo Điều 2 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012)

thì: “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định

của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức” Luật cũng quy định các điều kiện để trở thành luật sư, bao gồm: Thứ

nhất, phải là công dân Việt Nam; Thứ hai, trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt; Thứ ba, có bằng cử nhân chuyên ngành luật học; Thứ tư, có chứng chỉ đào tạo nghề luật sư do Học viện

Tư pháp cấp; Thứ năm, đã hoàn thành 12 tháng tập sự hành nghề tại các tổ chức hành nghề và đạt kết quả vượt kỳ kiểm tra hết tập sự do Liên đoàn Luật

sư Việt Nam tổ chức

Từ những phân tích ở trên, theo tác giả, có thể hiểu: Luật sư là những

người mà theo pháp luật có đủ điều kiện hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lý như bào chữa, tư vấn và các dịch vụ pháp lý khác cho khách hàng là cá nhân,

cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước

Trang 17

1.1.1.2 Vai trò của luật sư

Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm vai trò được hiểu là tác dụng, chức

năng của ai hoặc cái gì trong sự hoạt động, sự phát triển chung của một tập thể, một tổ chức 7

Về tính chất, “vai trò” là một khái niệm mô tả tư cách, vị trí hoặc chức năng mà một chủ thể phải đảm nhiệm trong một tình huống hay bối cảnh cụ thể Khái niệm “vai trò” hàm ý những nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và hành vi được kỳ vọng từ chủ thể đó trong những bối cảnh xác định Khái niệm vai trò có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực và môi trường khác nhau, bao gồm cả xã hội, gia đình, tổ chức và công việc Ví dụ, trong gia đình, một người có thể đảm nhiệm vai trò của bố, mẹ, con cái hoặc ông, bà, anh, chị, em… Trong công việc, một người có thể đảm nhận vai trò của một nhân viên, quản lý, đồng nghiệp hoặc một khách hàng8

Từ góc nhìn khác, khái niệm vai trò không chỉ xác định các nhiệm vụ

và trách nhiệm của một chủ thể, mà còn tạo ra kỳ vọng về hành vi, kiến thức

và kỹ năng cần thiết của chủ thể đó để thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm được

ấn định một cách hiệu quả Nó cũng có thể liên quan đến quyền lợi và quyền hạn mà một chủ thể được trao khi đóng một vai trò nào đó Như vậy, điều rất quan trọng là chủ thể cần nhận thức và hiểu rõ vai trò của mình và của người

khác trong bối cảnh xác định, để có thể hành động và hợp tác một cách hiệu quả9

Các khái niệm vai trò và ý nghĩa thường được đồng nhất là một, nhưng

thực chất đó là hai khái niệm khác nhau, dù có mối liên quan mật thiết với nhau Như đã đề cập, vai trò là một khái niệm mô tả tư cách, vị trí hoặc chức

Trang 18

năng mà một chủ thể cần đảm nhiệm trong một bối cảnh cụ thể Trong khi đó,

ý nghĩa là một khái niệm mô tả giá trị hoặc mục đích của một điều gì đó, mang tính đặc biệt, quan trọng hoặc có tác động sâu s c đến con người và tạo nên một mục tiêu hoặc hướng đi trong cuộc sống, chứ không chỉ dừng lại ở tư cách, vị trí, chức năng của một chủ thể nhất định trong một bối cảnh nhất định10

Ví dụ, trong cuộc sống của mỗi cá nhân, ý nghĩa có thể liên quan đến mục tiêu và giá trị của mỗi người Một người có thể tìm thấy ý nghĩa trong việc xây dựng một gia đình hạnh phúc, đóng góp vào xã hội, phát triển bản thân và đạt được thành công trong công việc11

Từ những phân tích ở trên, theo tác giả, có thể hiểu vai trò của luật sư

là tư cách, vị trí hoặc chức năng mà một người được công nhận hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật mà cho phép họ thực hiện dịch vụ pháp lý như bào chữa, tư vấn và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân,

cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước

1.1.2 Khái niệm nhân quyền, bảo vệ nhân quyền

1.1.2.1 Khái niệm nhân quyền

Nhân quyền (hay quyền con người – human rights) là những giá trị bẩm sinh, vốn có, là những đặc quyền của mỗi cá nhân con người, được pháp luật

10 Lê Minh Trường ,tài liệu đã dẫn

11 Lê Minh Trường ,tài liệu đã dẫn

12

Lê Minh Trường ,tài liệu đã dẫn

Trang 19

quốc tế và pháp luật của các quốc gia ghi nhận và bảo vệ 13 Mọi cá nhân đều

là chủ thể của QCN, bởi đơn giản họ là thành viên của nhân loại, và bởi nếu

bị tước đoạt các quyền đó thì nhân phẩm của cá nhân sẽ bị huỷ hoại và họ sẽ không thể tồn tại và phát triển như một con người

Gần gũi với khái niệm QCN là khái niệm “quyền công dân” (citizen’s

rights - QCD) Về bản chất, QCD cũng chính là các QCN nhưng được pháp

luật của các quốc gia ghi nhận và bảo vệ một cách cụ thể Sự phân biệt giữa QCN và QCD thông thường chỉ thể hiện ở chỗ chủ thể của QCD là những người mang quốc tịch của một quốc gia, còn chủ thể của QCN là tất cả mọi thành viên của nhân loại, không phân biệt quốc tịch14 Vì chỉ có một số ít

QCN trên lĩnh vực chính trị được xem là „dành riêng” cho những người có quốc tịch tư cách công dân của một nhà nước (ví dụ như quyền bầu cử, ứng

cử, quyền bỏ phiếu trong các cuộc trưng cầu dân ý…), còn về cơ bản, các QCN khác được áp dụng cho cả những người có hoặc không có tư cách công dân của một quốc gia Chính vì vậy, trong nhiều tình huống và bối cảnh khái niệm QCN thường được sử dụng để bao quát cả khái niệm QCD15

Ý niệm về QCN đã xuất hiện từ khi loài người hiện diện trên trái đất, tuy nhiên tư tưởng và pháp luật về QCN chỉ được phát triển, hoàn thiện dần dần qua các giai đoạn tiến hoá của nhân loại16 Phải đến khi Liên quốc thành lập

(1945), các QCN mới chính thức được công nhận và bảo vệ bởi pháp luật quốc tế17

Hiện nay QCN đã được cộng đồng quốc tế xem như là những “tiêu

Trang 20

chuẩn chung”, “giá trị chung18, “ngôn ngữ chung”19

của nhân loại QCN được

xem là có đặc tính tự nhiên, mang giá trị phổ quát, vì vậy, mọi quốc gia trên thế giới, bất luận theo thể chế chính trị nào và ở trình độ phát triển như thế nào, đều tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền mà được thể hiện qua hệ thống các văn kiện quốc tế về nhân quyền do Liên hợp quốc thông qua

1.1.2.2 Khái niệm bảo vệ nhân quyền

Khái niệm “bảo vệ”, theo Từ điển tiếng Việt, là việc “chống lại mọi sự

huỷ hoại, xâm phạm để giữ cho được nguyên vẹn’ 20

Từ khái niệm này, có thể

hiểu “bảo vệ nhân quyền” là việc “chống lại mọi sự huỷ hoại, xâm phạm để

giữ cho các quyền con người được tôn trọng và thực hiện đầy đủ”

Xét về phương diện pháp lý quốc tế, bảo vệ nhân quyền là một trong nghĩa vụ của các quốc gia với QCN Luật nhân quyền quốc tế đặt ra những nghĩa vụ với các quốc gia, bất kể đã hoặc chưa là thành viên của các công ước

quốc tế về QCN, phải có nghĩa vụ tôn trọng (respect), bảo vệ (protect), thực

hiện “fulfil” QCN; trong đó nghĩa vụ bảo vệ đòi hỏi các quốc gia phải chủ

động ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm QCN của bất kỳ chủ thể nào, bao gồm các cơ quan, công chức nhà nước21 Ở các quốc gia, do tính chất quan trọng của nó, nghĩa vụ bảo vệ nhân quyền của nhà nước thường được

Hiến pháp quy định Ví dụ, Hiến pháp 2 13 của Việt Nam quy định tại các

Điều 3 và 14 rằng, Nhà nước có các nghĩa vụ công nhận, tôn trọng, bảo vệ và

bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Trang 21

Sở dĩ nhà nước có những nghĩa vụ nêu trên bởi theo quan điểm phổ biến của cộng đồng quốc tế, trong xã hội hiện đại, nhà nước không phải là thần thánh, mà chỉ là một thiết chế quyền lực công do người dân lập ra, để phục vụ nhân dân (nhà nước của dân, do dân, vì dân) Nhân dân là chủ thể duy nhất có quyền lực nguyên thuỷ và tuyệt đối, quyền lực nhà nước chỉ là phái sinh, được nhân dân uỷ thác để có thể thay mặt người dân quản lý xã hội Vì thế, nhà nước không chỉ bị hạn chế quyền lực, mà việc sử dụng quyền lực của nhà nước còn

bị người dân giám sát, vì bản chất của quyền lực là rất dễ tha hoá (Quyền lực

có xu hướng tha hoá, quyền lực tuyệt đối dẫn tới tha hoá tuyêt đối22) Có nhiều cách thức để nhân dân kiểm soát việc sử dụng quyền lực của nhà nước trong đó quan trọng nhất là chế độ bầu cử và chế định QCN, QCD trong Hiến pháp Điều này khẳng định vị trí quan trọng của QCN trong các nhà nước dân chủ hiện đại

Nói cách khác, vị trí của QCN trong xã hội hiện đại thể hiện rõ hơn thông qua những phân tích về mối quan hệ giữa QCN và NNPQ (hay pháp quyền) Về mối liên hệ đó, Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948

đã nêu rõ: “Xét rằng điều cốt yếu là QCN phải được một chế độ pháp quyền bảo

vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng, phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền”23 Vấn đề này sau đó tiếp tục được đề cập trong Tuyên bố Thiên niên kỷ năm 2 của Liên hợp quốc, qua cam kết của các quốc gia về “ thúc đẩy sự tôn trọng pháp quyền trong các quan hệ ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế…”24

để bảo đảm sự thừa nhận các quyền và tự do cơ bản của con người Ngoài ra, trong định nghĩa về pháp quyền, Tổng thư ký Liên hợp quốc đã nêu rõ, đó là một

nguyên t c quản trị mà trong đó mọi chủ thể, bao gồm nhà nước, đều phải

22

Lord Acton, Dollinger on the Temporal Power, CreateSpace Independent Publishing Platform (October 7,

2014)

23 The UniversalDeclaration of Human Rights, 1948, Preamble

24 United Nations Millennium Declaration, General Assembly resolution 55/2 of 8 September 2000, section

8

Trang 22

tuân thủ pháp luật, và pháp luật đó phải phù hợp các nguyên tắc và chuẩn

mực quốc tế về nhân quyền25 Định nghĩa này đã đặt nhân quyền vào trung tâm của khái niệm NNPQ, xem đó vừa là một tiêu chí, vừa là một yêu cầu của NNPQ, và phần nào phản ánh mối quan hệ g n bó giữa hai phạm trù đã nêu Tiếp đó, trong Hội nghị thượng đỉnh Thế giới năm 2 5, các quốc gia thành viên cũng thừa nhận pháp quyền và quyền người là những giá trị và nguyên t c cốt lõi phổ quát của Liên hợp quốc26 Đi sâu hơn về mối quan

hệ này, trong Tuyên bố thông qua tại Cuộc họp cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc về pháp quyền ở cấp độ quốc gia và quốc tế đã "tái khẳng định rằng QCN, pháp quyền và dân chủ có mối liên kết chặt chẽ, củng cố lẫn nhau và chúng đều thuộc về các giá trị và nguyên t c phổ quát, cốt lõi, không thể chia c t”27 Tuyên bố cũng nêu rõ “… sự tiến bộ của pháp quyền

ở cấp độ quốc tế và quốc gia là điều cốt yếu cho tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm, cho sự phát triển bền vững, xóa đói, giảm nghèo và việc hiện thực hoá đầy đủ các quyền và tự do cơ bản của con người, bao gồm cả quyền phát triển; và đến lượt nó, sự phát triển của các quyền đó lại củng cố

mối quan hệ tương hỗ [giữa pháp quyền và QCN] cần được xem xét trong chương trình nghị sự phát triển quốc tế sau năm 2 1529 Trong một văn kiện khác, Liên hợp quốc cũng khẳng định: “Ở cấp độ quốc gia, pháp quyền là trọng tâm của khế ước xã hội giữa nhà nước và các cá nhân dưới quyền tài phán của mình, có tác dụng đảm bảo rằng công lý thấm vào xã

25 Xem: UN Security Council (2004), tài liệu đã dẫn, đoạn 6

26 2005 World Summit Outcome Resolution adopted by the General Assembly on 16 September 2005 A/RES/60/1

27

United Nations (2012), Declaration of the High-level Meeting of the GeneralAssembly on the Rule of Law

at the National andInternational Levels Resolution adopted by the General Assembly, A/RES/67/1, 30

November 2 12, đoạn 5, tại https: www.un.org ruleoflaw files A-RES-67-1.pdf

28 Tài liệu trên, đoạn 7

29

Tài liệu trên, đoạn 7

Trang 23

hội ở mọi cấp độ Pháp quyền đảm bảo việc bảo vệ đầy đủ các QCN, mang lại cho công dân và cả những người không phải là công dân những cách thức hợp pháp để tìm công lý trong trường hợp là nạn nhân của sự lạm dụng quyền lực và cho phép giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và công bằng”30

Gần đây, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (the UN Human Rights Council) đã thông qua một số nghị quyết đề cập một cách trực tiếp đến mối quan hệ giữa QCN và NNPQ, trong đó đặc biệt hướng vào các hoạt động tư pháp Hội đồng cũng đã thiết lập một số cơ chế đặc biệt để g n kết NNPQ với QCN, chẳng hạn như thiết lập Báo cáo viên đặc biệt về tính độc lập của thẩm phán và luật sư (the Special Rapporteur on the independence of judges and lawyers); Báo cáo viên đặc biệt về thúc đẩy sự thật, công lý, sự hàn g n và bảo đảm không tái diễn [những vi phạm QCN] (the Special Rapporteur on the promotion of truth, justice, reparation and guarantees of non-recurrence); Báo cáo viên đặc biệt về thúc đẩy và bảo vệ QCN trong phòng chống khủng bố

(the Special Rapporteur on the promotion and protection of human rights while countering terrorism) hoặc Chuyên gia độc lập về thúc đẩy một trật tự pháp lý bình đẳng và dân chủ (the Independent Expert on the promotion of a democratic andequitable international order)31

Như vậy, từ những phân tích trên, có thể thấy giữa NNPQ và QCN

có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, quan hệ giữa NNPQ và QCN “là hai mặt trong một chỉnh thể thống nhất QCN vừa là đặc trưng, vừa phản ánh` bản chất của NNPQ NNPQ giữ vai trò là công cụ thiết chế quan trọng nhất

30

United Nations (2012), Delivering justice: programme of action to strengthenthe rule of law at the

national and international levels: Report of the Secretary-General, A 66 749, đoạn 4, tại

https://undocs.org/en/A/66/749

31 United Nations, Rule of Law and Human Rights, rights/

Trang 24

https://www.un.org/ruleoflaw/rule-of-law-and-human-trong bảo đảm hiện thực hóa QCN32” QCN luôn cần đến NNPQ với tư cách là thiết chế công cụ để bảo vệ; và ngược lại NNPQ cần đến QCN để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển bền vững Do đó, việc tôn trọng, bảo

vệ QCN trong NNPQ không làm cho nhà nước yếu đi mà trái lại, làm cho nhà nước mạnh lên, vì được người dân ủng hộ Như thế, tôn trọng, bảo vệ QCN trở thành nguyên t c và là đặc trưng cơ bản, bao trùm và xuyên suốt trong mọi hoạt động của NNPQ

1.1.3 Khái niệm tố tụng hình sự

Theo cách hiểu phổ biến, tố tụng hình sự (TTHS), là cách thức, trình tự

tiến hành các hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền và trách nhiệm tham

gia và giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật TTHS.33

Các hoạt động TTHS thường được phân thành các giai đoạn: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự Trình tự, thủ tục thực hiện các hoạt động trong từng giai đoạn được quy định cụ thể và nghiêm ngặt trong luật TTHS, nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều xử lí nghiêm minh, kịp thời, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội Để đạt được mục tiêu đó, luật TTHS quy định cụ thể trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; nhiệm vụ, quyền hạn

và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân Ngoài ra, pháp luật TTHS cũng có nhiều quy định về việc bảo vệ QCN, QCD, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Trang 25

Các quy phạm pháp luật TTHS là căn cứ để người tiến hành tố tụng ý thức rõ phạm vi, mức độ quyền hạn của mình; giúp người tham gia tố tụng nhận thức rõ các quyền và nghĩa vụ tố tụng để họ có thê bảo vệ quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình Bên cạnh đó, thông qua việc quy định nêu trên, pháp luật TTHS là phương tiện quan trọng để giáo dục công dân nghiêm chỉnh

chấp hành pháp luật và tôn trọng quy t c của cuộc sống xã hội

1.1.4.Khái niệm vai trò của luật sư trong việc bảo vệ nhân quyền trong tố tụng hình sự

Từ những phân tích ở trên, theo tác giả, có thể hiểu: vai trò của luật sư

trong việc bảo vệ nhân quyền trong TTHS là tư cách, vị trí hoặc chức năng

mà một người được công nhận hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật

mà cho phép họ thực hiện dịch vụ pháp lý như tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, từ đó góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khỏi bị vi phạm, hoặc khôi phục các quyền đã bị vi phạm trong thực tế

1.2.Sự cần thiết, ý nghĩa, nội dung, cách thức thể hiện vai trò của

luật sư trong việc bảo vệ nhân quyền trong tố tụng hình sự

1.2.1 Sự cần thiết, ý nghĩa của việc phát huy vai trò bảo vệ nhân quyền của luật sư trong tố tụng hình sự

Quyền con người là một phạm trù đa diện, g n với tất cả bối cảnh trong cuộc sống của con người, vì vậy vi phạm QCN cũng có tính chất rất đa dạng Điều đó cũng có nghĩa là cần bảo vệ QCN trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trong những hoàn cảnh QCN gặp nhiều rủi ro nhất

Tố tụng hình sự là một bối cảnh mà QCN dễ gặp rủi ro nhất, bởi lẽ g n liền với các hoạt động b t, giam giữ, thi hành án tức là những hoạt động trực tiếp tước bỏ hay hạn chế tự do của con người Chính vì vậy, bảo vệ QCN

Trang 26

trong TTHS được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm Bảo vệ QCN trong TTHS cần được thực hiện qua nhiều biện pháp, trong đó một biện pháp quan trọng là phát huy vai trò bảo vệ nhân quyền của luật sư

Bảo vệ QCN trong TTHS cũng chính là bảo vệ công lý Khi QCN được bảo đảm bởi các quy phạm pháp luật TTHS thì đó cũng là lúc công lý được thực hiện Khi công lý được bảo vệ thì những quyền tự nhiên của con người cũng sẽ được tôn trọng, bảo đảm Công lý là một tiêu chí quan trọng đánh giá tính ưu việt của một chế độ xã hội, một hệ thống TTHS, vì vậy, việc bảo vệ công lý, bảo vệ QCN thể hiện tính chính đáng, chính nghĩa của chính quyền

và tính ưu việt của hệ thống TTHS của một quốc gia Các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan TTHS, khi thực hiện quyền lực phải dựa vào công lý

và phải bảo vệ công lý, bảo vệ QCN Công lý không có quyền lực bảo đảm thì bất lực, nhưng quyền lực mà không đi đôi với công lý thì trở thành tàn bạo, vì vậy cần phải bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa công lý và quyền lực Tính chính đáng, chính nghĩa của một nhà nước nói chung, một hệ thống TTHS nói riêng thường được đánh giá thông qua việc nhà nước đó, hệ thống TTHS có thừa nhận, bảo vệ công lý, bảo vệ QCN hay không, có tạo điều kiện cho những chủ thể như luật sư thực hiện quyền hạn và trách nhiệm bảo vệ công lý, bảo vệ QCN hay không Vì vậy, việc bảo vệ công lý, bảo vệ QCN còn được xem là phẩm hạnh mang “tính thể chế”, “tính nhân văn” nhất của mỗi xã hội, mỗi hệ thống TTHS

Ở mọi xã hội, luật sư có sứ mệnh và chức năng xã hội đặc biệt, vì thế được xem là một trong những người bảo vệ cán cân công lý, bảo vệ nhân quyền Luật sư giúp đỡ những người yếu thế, đảm bảo để tất cả mọi người được hưởng sự công bằng Với tư cách không thể thay thế là người hướng dẫn, trợ giúp pháp lý, những đóng góp to lớn của luật sư là đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo QCN không bị vi phạm trong TTHS Luật sư tham gia

Trang 27

bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các nhân, tổ chức trong TTHS tức là đã gián tiếp tạo ra các cơ hội bình đẳng trong xã hội Ngoài ra, việc luật sư tham gia đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật TTHS ngày một văn minh hơn, bảo vệ nhân quyền hiệu quả hơn Cũng thông qua hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư góp phần tạo dựng và củng cố niềm tin về công lý, chính nghĩa và

QCN cho mỗi người dân Nhờ có luật sư, nhiều người dân mới biết về các quyền mà mình được hưởng, từ đó biết cách bảo vệ các quyền đó của mình trong thực tế, bao gồm trong hoạt động TTHS

Tóm lại, nghề luật sư có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ QCN trong TTHS, củng cố niềm tin của mọi người vào pháp luật, vào sự công bằng, công

lý và QCN Vai trò đó đòi hỏi luật sư cần hành nghề bằng cái đức, cái tâm của mình, phải hiểu được thiên chức cao quí của nghề, phải giữ được phẩm giá nghề nghiệp, đồng thời phải dũng cảm và có bản lĩnh để vượt qua trở ngại, thử thách, cám dỗ gặp phải trong quá trình bảo vệ công lý, bảo vệ nhân quyền

1.2.2 Nội dung, cách thức thể hiện vai trò của luật sư trong việc bảo vệ nhân quyền trong tố tụng hình sự

Luật sư với sứ mệnh bảo vệ nhân quyền trong TTHS có nhiệm vụ giành lại cho khách hàng những quyền mà họ được hưởng và ngăn chặn khả năng

họ bị tước bỏ một quyền nào đó trái pháp luật Phạm vì các QCN được luật sư bảo vệ trong TTHS không giới hạn ở bất kỳ nhóm quyền nào Đó có thể là các quyền dân sự, quyền chính trị, quyền kinh tế, quyền xã hội, quyền văn hoá; tuy nhiên, thông thường và phổ biến hơn cả là các quyền dân sự, bởi lẽ đây là một nhóm quyền lớn và thường bị vi phạm trong cuộc sống nói chung, trong TTHS nói riêng, vì vậy nhu cầu được luật sư bảo vệ nhóm quyền này cũng cao hơn so với các nhóm quyền khác

Trang 28

Với tính chất đặc thù của nghề nghiệp, luật sư khi thực hiện nhiệm vụ của

mình trong TTHS có nghĩa là đang tham gia vào việc bảo vệ nhân quyền Cách thức mà luật sư thể hiện vai trò của mình trong việc bảo vệ nhân quyền trong TTHS thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, hướng dẫn thân chủ tự bảo vệ quyền Thông qua hoạt động

này, thân chủ có thể hiểu đúng và đầy đủ các quy định pháp luật có liên quan, biết cách hành động, xử lý vấn đề của họ phù hợp với pháp luật và đạo lý Để làm tốt vai trò này, người luật sư phải thông hiểu pháp luật, đồng thời phải có tầm hiểu biết sâu rộng về văn hoá, tâm lý của khách hàng để có thể tư vấn cho thân chủ bảo vệ quyền của họ sao cho thuận tình, thuận lý Thông thường, khi chưa được tư vấn pháp luật, nhận thức và cách cư xử của thân chủ về quyền thường thiếu hụt hoặc lệch lạc, vì vậy họ thường không có khả năng bảo vệ

hiệu quả các quyền của mình trong hoàn cảnh phức tạp là TTHS

Thứ hai, bào chữa cho thân chủ tại toà án: Luật sư có quyền tham gia

phiên toà để bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ trong

VAHS Luật sư cũng có quyền tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người

có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án dân sự, hôn nhân - gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính Tư cách này giúp luật sư bảo

vệ QCN trong TTHS một cách trực tiếp và hiệu quả nhất Điều đó giải thích tại sao ở tất cả quốc gia trên thế giới hiện nay, trong hoạt động tố tụng, để bảo đảm công lý và QCN, các bên khi tham gia tố tụng đều cần có sự giúp đỡ từ phía những nhà chuyên nghiệp là luật sư

1.3 Những yếu tố tác động đến việc thực hiện vai trò của luật sư trong việc bảo vệ nhân quyền trong tố tụng hình sự

Có nhiều yếu tố chính trị, pháp lý, kinh tế, xã hội, văn hoá tác động đến việc thực hiện vai trò của luật sư trong việc bảo vệ nhân quyền trong TTHS,

Trang 29

sau đây là một số yếu tố quan trọng:

Thứ nhất, bối cảnh của quốc gia

Bối cảnh quốc gia, thể hiện qua tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, có tác động quan trọng đến hoạt động TTHS Đối với luật sư, đây cũng là yếu tố quan trọng tác động đến việc thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của họ trong việc bảo vệ nhân quyền trong TTHS

Trong thực tế, ảnh hưởng của các yếu tố an ninh, chính trị đến việc thực hiện vai trò bảo vệ nhân quyền của luật sư trong TTHS mạnh và rõ nét hơn ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội – mặc dù tất cả các yếu tố này tác động lẫn nhau Sự bất ổn hoặc lạc hậu của hệ thống chính trị và tư duy

về an ninh quốc gia có thể khiến cho công việc bảo vệ nhân quyền trong TTHS của các luật sư trở nên khó khăn, thậm chí nguy hiểm, và hiệu quả bảo

vệ bị hạn chế Trong khi đó, sự suy giảm của nền kinh tế và chậm phát triển

về văn hoá, xã hội khiến cho ý thức đấu tranh bảo vệ nhân quyền của người dân nói chung, của những người tham gia TTHS nói riêng không cao Trong bối cảnh đối tượng bảo vệ chưa có ý thức mạnh mẽ về quyền, luật sư khó có thể thực hiện vai trò bảo vệ nhân quyền trong TTHS một cách hiệu quả

Thứ hai, pháp luật hình sự của quốc gia

Hệ thống pháp luật hình sự của các quốc gia là cơ sở, nền tảng pháp lý để các chủ thể tham gia TTHS, trong đó có luật sư, thực hiện chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn của mình Ở các quốc gia có hệ thống pháp luật hình sự tốt, trong đó các QCN và cơ chế bảo vệ QCN được quy định rõ ràng, cụ thể và toàn diện, cũng như vị thế, các quyền hạn, thủ tục để luật sư tham gia bào chữa hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong giải quyết VAHS được quy định hợp lý và đầy đủ, thì luật sư có thể thực hiện tốt vai trò của mình là bảo vệ nhân quyền trong TTHS Ngược lại, ở những nước mà khung pháp luật

về những vấn đề trên có nhiều khiếm khuyết, luật sư sẽ gặp trở ngại lớn trong

Trang 30

việc thực hiện vai trò bảo vệ nhân quyền trong TTHS

Thứ ba, sự hiểu biết, quan điểm, thái độ với vấn đề nhân quyền và với luật sư của những người tiến hành tố tụng

Hoạt động TTHS có sự tham gia của nhiều chủ thể (ví dụ, thẩm phán chủ tọa phiên tòa, hội thẩm, kiểm sát viên, điều tra viên, bị cáo, bị hại, đương

sự, người làm chứng, người giám định …) Sự hiểu biết, quan điểm, thái độ với vấn đề nhân quyền của tất cả những đối tượng này đều tác động tích cực hoặc tiêu cực đến việc thực hiện vai trò bảo vệ nhân quyền của luật sư trong TTHS

Thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên là những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong VAHS Nếu họ có quan điểm không đúng, thiếu khách quan về QCN, có hiểu biết hạn chế về nhân quyền, hoặc có thái độ chưa chuẩn mực đối với giới luật sư trong quá trình giải quyết vụ án thì có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện vai trò bảo vệ nhân quyền của luật sư, thể hiện thông qua những việc làm gây trở ngại cho hoạt động của luật sư, thậm chí ngăn cản, quy kết các hoạt động bảo vệ nhân quyền của luật sư trong TTHS

Thứ tư, sự hiểu biết, quan điểm, thái độ với vấn đề nhân quyền và với luật sư của người dân

Ý thức, sự hiểu biết pháp luật của người dân có ảnh hưởng lớn đến chất lượng thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư khi tham gia TTHS Khi người dân có những tri thức pháp luật cần thiết, họ sẽ có những hành vi pháp luật tích cực, biết sử dụng pháp luật vào việc làm hợp pháp, không trái pháp luật tạo điều kiện cho quy định về quyền, nghĩa vụ của luật sư được thực hiện hiệu quả trong VAHS Nhìn từ góc độ cụ thể hơn, quan điểm của bị cáo,

bị hại, đương sự, người làm chứng, người giám định đối với vấn đề nhân quyền và với luật sư cũng có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả thực hiện quyền,

Trang 31

nghĩa vụ của người biện hộ Hoạt động hành nghề luật sư trong TTHS là tổng hợp các mối quan hệ có liên quan, trong đó người bị buộc tội, bị hại, đương

sự, người làm chứng, người giám định góp phần giúp luật sư có thể vận dụng tối đa kiến thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề trong việc tìm ra sự thật khách quan của VAHS Nếu những chủ thể này thiếu hiểu biết về nhân quyền, sợ hãi hay không tin tưởng luật sư thì có thể sẽ có hành động thiếu tôn trọng, thiếu thiện chí và thiếu hợp tác với luật sư, khiến cho việc thực hiện vai trò luật sư trong việc bảo vệ nhân quyền trong TTHS thêm khó khăn, thử thách

Thứ năm, nhận thức và năng lực của luật sư trong tố tụng hình sự

Ngoài những yếu tố khách quan thì luật sư chỉ có thể thực hiện tốt chức năng bảo vệ nhân quyền trong TTHS khi chính họ có nhận thức đúng đ n và

có năng lực thực hiện vai trò đó Nếu luật sư có tâm huyết với việc bảo vệ nhân quyền, có nhận thức đầy đủ, toàn diện và khả năng vận dụng linh hoạt, hợp lý các quy định pháp luật về QCN khi tham gia tố tụng thì sẽ thành công trong việc thực hiện vai trò bảo vệ nhân quyền trong TTHS Ngược lại, khi luật sư thiếu tâm huyết với vấn đề nhân quyền hoặc hiểu biết chưa đầy đủ về vấn đề này sẽ dẫn tới tâm lý né tránh, bào chữa chiếu lệ cho đúng thủ tục tố tụng, vì thế không thể bảo vệ hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của người được bào chữa trong các VAHS

Tiểu kết Chương 1

Chương 1 đã phân tích làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến đề

Trang 32

tài, bao gồm khái niệm luật sư, vai trò của luật sư, nhân quyền, bảo vệ nhân quyền, tố tụng hình sự vai trò của luật sư trong việc bảo vệ nhân quyền trong

tố tụng hình sự Trên cơ sở đó, tác giả phân tích sự cần thiết, ý nghĩa, nội dung, cách thức thể hiện vai trò của luật sư trong việc bảo vệ nhân quyền trong tố tụng hình sự cùng những yếu tố tác động đến việc thực hiện vai trò của luật sư trong việc bảo vệ nhân quyền trong tố tụng hình sự

Chương này khẳng định luật sư là một nghề đặc biệt, có vị trí đặc biệt trong TTHS nói chung, trong việc bảo vệ nhân quyền trong TTHS nói riêng

Vị trí, vai trò của luật sư trong việc bảo vệ nhân quyền trong TTHS là không thể thay thế, tuy nhiên, cũng đòi hỏi luật sư phải rèn luyện phẩm chất đạo đức

và năng lực nghề nghiệp cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu và đảm nhiệm tốt được vai trò quan trọng đó

Trang 33

Chương 2 VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ VỚI VIỆC BẢO VỆ NHÂN QUYỀN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ THEO LUẬT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ

2.1 Khung pháp luật quốc tế về bảo vệ nhân quyền trong tố tụng hình sự

Bảo vệ QCN của mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại là mục tiêu của luật nhân quyền quốc tế Vấn đề này được đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp trong tất cả các văn kiện nhân quyền toàn cầu và khu vực chủ chốt về nhân quyền, đồng thời được còn được quy định trong rất nhiều văn kiện mang tính chất khuyến cáo, kêu gọi (như các bộ quy t c, nguyên t c, hướng dẫn…) của các cơ quan nhân quyền quốc tế về những vấn đề hay bối cảnh cụ thể g n với việc bảo vệ nhân quyền trong các giai đoạn của TTHS

2.1.1.Hệ thống văn kiện quốc tế về bảo vệ nhân quyền trong tố tụng hình sự

Xét một cách khái quát, hệ thống văn kiện quốc tế chủ chốt liên quan đến việc bảo vệ nhân quyền bao gồm các văn bản sau đây:

2.1.1.1.Các điều ước có tính chất ràng buộc pháp lý với các quốc gia tham gia

-Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR): ICCPR

được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua từ năm 1966, có hiệu lực từ năm

Trang 34

TTHS như: quyền sống; các quyền tự do ngôn luận, tư tưởng, lương tâm, tín ngưỡng, hội họp và hiệp hội; quyền không bị b t giữ hoặc giam giữ một cách tùy tiện; quyền không bị tra tấn và ngược đãi khác; và quyền được xét xử công bằng ICCPR thành lập một cơ quan giám sát gồm 18 chuyên gia, gọi là

Ủy ban Nhân quyền để giám sát thực hiện công ước

Kèm theo Công ước là hai nghị định, bao gồm: Nghị định thư tùy chọn thứ nhất, có hiệu lực từ năm 1976, trao cho Ủy ban Nhân quyền thẩm quyền xem xét các khiếu nại được gửi bởi hoặc thay mặt một cá nhân khiếu nại rằng một quốc gia thành viên Nghị định thư đã vi phạm các quyền được ICCPR bảo đảm Nghị định thư tùy chọn thứ hai, có hiệu lực từ năm 1991, nhằm xóa

bỏ hình phạt tử hình Các quốc gia thành viên của nghị định thư này đồng ý đảm bảo rằng không ai trong phạm vi quyền tài phán của mình bị xử tử hình

và sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để xóa bỏ hình phạt tử hình

- Công ước chống tra tấn cùng những hình thức trừng phạt, đối xử tàn

bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục (gọi tắt là Công ước chống tra tấn - CAT):

CAT được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào năm 1984, có hiệu lực vào năm 1987 Công ước áp đặt nghĩa vụ với các quốc gia thành viên trong việc xoá bỏ và ngăn chặn tra tấn cũng như các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục Các quốc gia phải coi việc tra tấn là một hành vi phạm tội hình sự trong luật pháp quốc gia và phải điều tra tất cả các cáo buộc về tra tấn và ngược đãi khác cũng như bất kỳ tình huống nào có căn cứ hợp lý để tin rằng đã xảy ra tra tấn hoặc ngược đãi khác Các quốc gia cũng phải đưa ra công lý những kẻ bị tình nghi là thủ phạm, loại trừ những bằng chứng thu được thông qua tra tấn và các hành vi ngược đãi khác trong quá trình tố tụng tại tòa án và đảm bảo nạn nhân được đền bù Ủy ban chống tra tấn, được thành lập theo hiệp ước và gồm 1 chuyên gia, có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện Công ước Nghị định thư tùy chọn của Công ước

Trang 35

chống tra tấn, có hiệu lực từ năm 2 6, yêu cầu các quốc gia thành viên thiết lập các cơ chế phòng ngừa quốc gia độc lập và thành lập Tiểu ban về phòng chống tra tấn Các quốc gia thành viên phải ủy quyền cho cả cơ chế quốc gia

và Tiểu ban kiểm tra tất cả các địa điểm trong phạm vi quyền tài phán hoặc kiểm soát của họ, nơi người dân có thể bị tước tự do

- Công ước về Quyền Trẻ em (CRC): CRC được Đại hội đồng Liên hợp

quốc thông qua năm 1989, có hiệu lực từ năm 199 Công ước có những quy định đảm bảo xét xử công bằng cho trẻ em bị buộc tội về việc đã vi phạm luật hình sự Công ước thành lập Ủy ban về Quyền Trẻ em, bao gồm 18 chuyên gia độc lập, có trách nhiệm xem xét tiến bộ của các quốc gia thành viên trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình theo Công ước thông qua báo cáo định kỳ

và cũng đưa ra các Nhận xét chung có thẩm quyền về việc giải thích các điều khoản của hiệp ước

- Công ước về xóa bỏ tất cả những hình thức phân biệt đối xử chống lại

phụ nữ (CEDAW): CEDAW được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

năm 1979, có hiệu lực vào năm 1981 Công ước nhằm mục đích cung cấp sự bảo vệ hiệu quả cho phụ nữ chống lại các hành vi phân biệt đối xử Điều 2 và

15 quy định phụ nữ có bình đẳng đầy đủ với nam giới trước pháp luật, bao gồm pháp luật TTHS Ủy ban Xóa bỏ Phân biệt đối xử với Phụ nữ (Ủy ban CEDAW), bao gồm 23 chuyên gia, giám sát việc thực hiện Công ước và ban hành các Khuyến nghị chung có thẩm quyền Các quốc gia là thành viên của Nghị định thư tùy chọn của CEDAW, có hiệu lực từ năm 2 , chấp nhận thẩm quyền của Ủy ban trong việc xem xét khiếu nại của các cá nhân hoặc nhóm cáo buộc một quốc gia thành viên không thực hiện nghĩa vụ của mình theo Công ước cũng như tiến hành điều tra vi phạm nghiêm trọng hoặc có hệ thống quyền của phụ nữ

Trang 36

- Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (gọi

tắt là Công ước chống phân biệt chủng tộc): Công ước này được Đại hội

đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1965, có hiệu lực từ năm 1969 Theo Công ước, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ lên án sự phân biệt chủng tộc

và thực hiện mọi biện pháp để xóa bỏ nó, kể cả trong hệ thống tư pháp Ủy ban Xóa bỏ Phân biệt chủng tộc, bao gồm 18 chuyên gia, giám sát việc thực hiện công ước này, bao gồm thông qua báo cáo định kỳ của các quốc gia thành viên, thủ tục cảnh báo sớm và kiểm tra các khiếu nại giữa các quốc gia

và khiếu nại cá nhân khi quốc gia liên quan có đã ủy quyền cho Uỷ ban làm như vậy

- Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của mọi người lao động di trú và

thành viên gia đình họ (gọi tắt là Công ước về quyền của người lao động di trú): Công ước này được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 199 ,

có hiệu lực từ tháng 7 năm 2 3 Ủy ban Bảo vệ Quyền của Tất cả Người lao động Di cư và Thành viên Gia đình họ giám sát việc thực hiện công ước của các quốc gia thành viên thông qua thủ tục báo cáo định kỳ và có thể xem xét khiếu nại của các quốc gia hoặc cá nhân khác trong một số trường hợp nhất định

- Công ước về Quyền của Người khuyết tật (Công ước về Người khuyết

tật), được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 2 7, có hiệu lực từ

tháng 5 năm 2 8 Công ước quy định bảo đảm sự bình đẳng của người khuyết tật trước pháp luật, bao gồm pháp luật TTHS Ủy ban về Quyền của Người khuyết tật, được thành lập theo Công ước, giám sát việc thực hiện Công ước của các quốc gia thành viên

- Công ước về bảo vệ mọi người khỏi bị cưỡng bức đưa đi mất tích,

được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 2 6, có hiệu lực vào tháng

12 năm 2 1 Công ước nhằm ngăn ngừa và xoá bỏ một trong những vi phạm

Trang 37

nhân quyền nghiêm trọng nhất trong TTHS, đó là dùng vũ lực đưa người đi mất tích Công ước này yêu cầu các quốc gia thực hiện các biện pháp để: ngăn chặn việc cưỡng bức mất tích hình sự hóa các hành vi cấu thành cưỡng bức mất tích; điều tra các vụ mất tích cưỡng bức; và đưa những người chịu trách nhiệm về việc cưỡng bức mất tích ra trước công lý trong các thủ tục tố tụng đáp ứng các tiêu chuẩn xét xử công bằng Ủy ban về cưỡng bức mất tích, được thành lập theo Công ước, có thẩm quyền xem xét các khiếu nại cá nhân

và liên quốc gia về vi phạm công ước

- Bốn Công ước Geneva năm 1949 bảo vệ dân thường và những người tham gia chiến sự, chủ yếu trong các cuộc xung đột vũ trang quốc tế cũng như trong các cuộc xung đột nội bộ như nội chiến, có các điều khoản đảm bảo xét

xử công bằng Bốn Công ước Geneva năm 1949 được bổ sung bởi hai Nghị định thư: Nghị định thư I nhằm tăng phạm vi bảo vệ dân thường và những người khác trong các xung đột vũ trang quốc tế; Nghị định thư II nhằm tăng cường phạm vi bảo vệ dân thường và những người khác trong các cuộc xung đột vũ trang nội bộ (phi quốc tế) Các văn kiện này đều nhấn mạnh quyền được xét xử công bằng phải được thực hiện trong cả xung đột vũ trang quốc tế

và phi quốc tế và xem đó như là các quy phạm của luật tập quán quốc tế

2.1.1.2.Các văn kiện luật mềm không mang tính chất ràng buộc pháp

lý với các quốc gia tham gia

Bên cạnh các công ước nêu trên, các cơ quan nhân quyền Liên hợp quốc còn thông qua một số văn kiện quốc tế không phải là điều ước để hướng dẫn các quốc gia trong việc bảo vệ nhân quyền trong TTHS, tiêu biểu như sau:

-Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền, được Đại hội đồng Liên Hợp

Quốc long trọng thông qua vào năm 1948 Đây là một bộ nguyên t c được công nhận rộng rãi nhằm bảo vệ các QCN nhằm điều chỉnh cách ứng xử của

Trang 38

tất cả các quốc gia Quyền được xét xử công bằng được công nhận trong

Tuyên ngôn và được chấp nhận rộng rãi như là một phần của luật tập quán quốc tế, do đó có tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với tất cả các quốc gia

-Văn kiện Các nguyên tắc cơ bản về độc lập tư pháp do Đại hội đồng

Liên hợp quốc thông qua vào năm 1985 Văn kiện này chứa đựng những hướng dẫn hữu ích và cụ thể cho các quốc gia trong việc bảo đảm tính độc lập của thẩm phán trong xét xử Theo văn kiện này, việc xét xử trước một tòa án độc lập và vô tư là yêu cầu cơ bản của một phiên tòa công bằng, qua đó bảo

vệ QCN trong TTHS

-Các Nguyên tắc Cơ bản về Vai trò của Luật sư, được thông qua năm

199 , nhằm đảm bảo rằng các quốc gia tôn trọng vai trò và tính độc lập của luật sư Chúng bao gồm các điều khoản liên quan đến luật sư đại diện cho những người bị tước tự do và trong TTHS

-Bộ nguyên tắc bảo vệ tất cả mọi người bị giam giữ hoặc bỏ tù dưới bất

kỳ hình thức nào do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào năm 1988

Văn kiện xác định những tiêu chuẩn được quốc tế công nhận, áp dụng cho tất

cả các quốc gia, về cách thức những người bị giam giữ và tù nhân cần được đối xử Các nguyên t c này đặt ra các khái niệm pháp lý và nhân đạo cơ bản

và đóng vai trò là kim chỉ nam cho việc hình thành luật pháp quốc gia về các trại giam

-Văn kiện Các nguyên tắc và hướng dẫn về tiếp cận trợ giúp pháp lý trong hệ thống tư pháp hình sự, do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

năm 2 12 Văn kiện này đặt ra các yêu cầu cần thiết cho một hệ thống trợ giúp pháp lý toàn quốc hiệu quả và bền vững cho người bị tình nghi, người bị tạm giữ và người bị buộc tội hoặc bị kết án về tội phạm, cũng như nạn nhân của tội phạm và nhân chứng trong TTHS

Trang 39

-Văn kiện Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân được

thông qua tại Đại hội về phòng chống tội phạm và đối xử với người phạm tội

do Liên hợp quốc tổ chức vào năm 1955, sau đó được Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) thông qua vào năm 1957 Văn kiện xác định “các tiêu chuẩn tối thiểu được thừa nhận toàn cầu” mà các quốc gia cần tuân thủ khi giam giữ tù nhân” Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã nhiều lần kêu gọi các quốc gia thành viên thực hiện các quy t c này từ năm 1971 Chúng thường được các cơ quan giám sát thực hiện các công ước về nhân quyền viện dẫn khi xem xét các khiếu nại liên quan đến việc đối xử với những người bị tước tự do

- Văn kiện Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về các biện pháp không

giam giữ (còn gọi là Quy tắc Tokyo) do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông

qua vào năm 199 Văn kiện này đặt ra các nguyên t c thúc đẩy việc sử dụng các biện pháp thay thế cho việc giam giữ và bỏ tù, cũng như các biện pháp bảo vệ tối thiểu để bảo vệ những người phải tuân theo các biện pháp thay thế

đó

-Văn kiện Các quy tắc của Liên hợp quốc về đối xử với tù nhân nữ và các biện pháp không giam giữ đối với phạm nhân nữ (còn gọi là Quy tắc Bangkok) do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào năm 2 1 tại thủ đô

Thái Lan Các quy t c này kết hợp các tiêu chuẩn đầu tiên của Liên hợp quốc

về việc đối xử với phụ nữ và trẻ em gái bị giam giữ hoặc bỏ tù Quy t c Bangkok bổ sung cho các văn kiện phi hiệp ước khác như Quy t c tiêu chuẩn tối thiểu và Quy t c Tokyo Một số quy t c giúp giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến cả phụ nữ và nam giới bị giam giữ, chẳng hạn như những vấn đề liên quan đến những người có trách nhiệm làm cha mẹ, trong khi những quy

t c khác liên quan đến giới tính cụ thể

Trang 40

- Các biện pháp bảo vệ đảm bảo quyền của những người phải đối mặt với hình phạt tử hình (Các biện pháp bảo vệ hình phạt tử hình), được Đại hội

đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1984, trong đó quy định hạn chế việc sử dụng hình phạt tử hình ở các quốc gia chưa bãi bỏ hình phạt này Trong số các biện pháp bảo vệ khác, văn kiện quy định rằng hình phạt tử hình chỉ có thể được thực hiện sau một quy trình thủ tục pháp lý chặt chẽ mà trong đó tất cả các biện pháp bảo vệ có thể có đã được thực hiện để đảm bảo xét xử công bằng, mà ít nhất phải tương đương với các biện pháp bảo vệ trong Điều 14 của ICCPR Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần kêu gọi các quốc gia duy trì án tử hình tôn trọng những đảm bảo được nêu trong Các biện pháp đảm bảo an toàn

Ngoài ra, còn có thể kể đến một số văn kiện luật mềm khác cũng có ý

nghĩa trong việc bảo vệ nhân quyền trong TTHS, như: Các nguyên tắc và

hướng dẫn cơ bản về quyền được khắc phục và bồi thường cho nạn nhân của những vi phạm thô bạo Luật Nhân quyền quốc tế và vi phạm nghiêm trọng Luật Nhân đạo quốc tế (Các nguyên t c cơ bản về bồi thường); Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của công lý đối với nạn nhân của tội phạm và lạm dụng quyền lực; Các nguyên tắc ngăn chặn và điều tra hiệu quả các vụ thi hành án ngoài pháp luật, tóm tắt và tùy tiện; Tuyên bố về nhân quyền của những cá nhân không phải là công dân của quốc gia nơi họ sinh sống (Tuyên

bố về những người không phải là công dân); Quy t c tiêu chuẩn tối thiểu về

quản lý tư pháp người chưa thành niên (Quy t c B c Kinh); Các Nguyên tắc

về Điều tra Hiệu quả và Ghi chép về Tra tấn cũng như các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác…

Không chỉ vậy, vấn đề bảo vệ nhân quyền trong TTHS còn được ghi nhận trong tất cả các điều ước quốc tế về nhân quyền khu vực, bao gồm: Công ước Nhân quyền Liên Mỹ; Hiến chương Ả Rập về Nhân quyền; Công

Ngày đăng: 02/10/2024, 08:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Kofi Annan (1988), “Human rights: Common language of humanity” https://www.un.org/press/en/1998/19980130.SGSM6450.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Human rights: Common language of humanity
Tác giả: Kofi Annan
Năm: 1988
1. Ban Bí thư (2 9), Chỉ thị số 33-CT/TW, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Luật sư, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 33-CT/TW, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Luật sư
2. Bộ Công an (2011), Thông tư 70/2011/TT-BCA hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 70/2011/TT-BCA hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2011
3. Bộ Tư pháp (1989), Thông tư 313-TT/LS Hướng dẫn thi hành Quy chế Đoàn Luật sư, Điểm 4 Mục II, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 313-TT/LS Hướng dẫn thi hành Quy chế Đoàn Luật sư, Điểm 4 Mục II
Tác giả: Bộ Tư pháp
Năm: 1989
4. Bộ Tư pháp (2 12), Báo cáo số 46/BC-BTP ngày 06/3/2012 về tổng kết 5 năm thi hành Luật Luật sư, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 46/BC-BTP ngày 06/3/2012 về tổng kết 5 năm thi hành Luật Luật sư
5. Chính phủ (2 1), Nghị định số 94/2001/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Luật sư, Điều 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 94/2001/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Luật sư, Điều 1
6. Chính phủ (2 8), Nghị định số 131/2008/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, Điều 3, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 131/2008/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, Điều 3
7. Chính phủ (2 11), Quyết định số 1072/2011/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1072/2011/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020
8. Chính phủ (2 13), Nghị định 123/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 123/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư
9. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1946), Hiến pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp
Tác giả: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1946
10. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1959), Hiến pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp
Tác giả: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1959
11. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (198 ), Hiến pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp
12. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp
Tác giả: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1992
13. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Viêt Nam (2 13), Hiến pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp
26. United Nations (2012), Delivering justice: programme of action to strengthenthe rule of law at the national and international levels: Report of the Secretary-General, A 66 749, đoạn 4, tại https://undocs.org/en/A/66/749 Link
28. United Nations, Rule of Law and Human Rights, https://www.un.org/ruleoflaw/rule-of-law-and-human-rights/ Link
30. UNOHR, International Human Rights Law, https://www.ohchr.org/en/professionalinterest/pages/internationallaw.aspx Link
31. UNOHR, International Human Rights Law, https://www.ohchr.org/en/professionalinterest/pages/internationallaw.aspx Link
15. Lê Minh Trường, Khái niệm vai trò là gì? Phân biệt khái niệm vai trò và ý nghĩa, https://luatminhkhue.vn/khai-niem-vai-tro-la-gi-phan-biet-khai-niem-vai-tro-va-y-nghia.aspx Link
29. Nguyễn Thị Xuân, Tố tụng hình sự là gì? Phân tích nhiệm vụ của luật tố tụng hình sự? https://luatminhkhue.vn/to-tung-hinh-su-la-gi.aspx Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w