1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN THI CÔNG LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ MÁY ĐÓNG CỌC ĐẦU BÚA TRONG XÂY DỰNG

175 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Quy Trình Quản Lý An Toàn Thi Công Lắp Đặt, Vận Hành Và Bảo Trì Máy Đóng Cọc Đầu Búa Trong Xây Dựng
Tác giả Nguyễn Đức Hải, Phạm Thị Thanh Hằng, Phạm Thị Thùy Dương, Đào Mạnh Tường
Người hướng dẫn Th.S Tôn Trọng Nghĩa
Trường học Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành An Toàn Trong Xây Dựng
Thể loại Báo Cáo Môn Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 13,36 MB

Cấu trúc

  • A. Mở đầu (14)
    • 1. Lý do chọn đề tài (14)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
    • 3. Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 4. Đối tượng nghiên cứu (15)
    • 5. Nội dung nghiên cứu (15)
    • 6. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • B. Nội dung (17)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (17)
    • 1.1. Khái niệm (17)
    • 1.2. Cấu tạo chung của máy đóng cọc (19)
      • 1.2.1. Phân loại máy và thiết bị đóng cọc (19)
      • 1.2.2. Cấu tạo chung thiết bị đóng cọc (20)
    • 1.3. Thông số kỹ thuật (21)
      • 1.3.1. Thông số chung (21)
      • 1.3.2. Thông số cụ thể (21)
      • 1.3.3. Thông số bảo dưỡng (22)
      • 1.3.4. Yêu cầu về môi trường làm việc (22)
    • 1.4. Nguyên lý hoạt động (24)
    • 1.5. Quy trình lắp đặt (25)
      • 1.5.1. Chuẩn bị mặt bằng lắp dựng (25)
      • 1.5.2. Chuẩn bị nhân lực và máy móc phụ trợ (25)
      • 1.5.3. Kiểm tra toàn bộ thiết bị (26)
        • 1.5.3.1. Kiểm tra cáp tời búa (26)
        • 1.5.3.2. Kiểm tra dàn búa đóng cọc (26)
      • 1.5.4. Quy trình lắp dựng (27)
    • 1.6. Quy trình vận hành máy đóng cọc (28)
      • 1.6.1. Chuẩn bị mặt bằng thi công (28)
      • 1.6.2. Ép thử cọc bê tông (32)
        • 1.6.2.1. Lý do ép cọc thử (32)
        • 1.6.2.2. Quy trình ép cọc thử (32)
      • 1.6.3. Thi công ép cọc bê tông (34)
    • 1.7. Kiểm định (40)
      • 1.7.1. Các bước kiểm định (41)
        • 1.7.1.1. Chuẩn bị kiểm định (41)
        • 1.7.1.2. Tiến hành kiểm định (41)
        • 1.7.1.3. Xử lý kết quả kiểm định (42)
      • 1.7.2. Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định (42)
      • 1.7.3. Điều kiện kiểm định (43)
      • 1.7.4. Chuẩn bị kiểm định (43)
        • 1.7.4.1. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy (43)
        • 1.7.4.2. Chuẩn bị máy trước kiểm định (44)
      • 1.7.5. Tiến hành kiểm định (45)
        • 1.7.5.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài (45)
        • 1.7.5.2. Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải (47)
        • 1.7.5.3. Các chế độ thử tải - Phương pháp thử (47)
      • 1.7.6. Xử lý kết quả kiểm định (49)
    • 1.8. Thời hạn kiểm định (50)
    • 1.9. Bảo trì và bảo dưỡng (50)
      • 1.9.1. Bảo trì định kỳ (50)
      • 1.9.2. Bảo dưỡng định kỳ (52)
      • 1.9.3. Lập kế hoạch bảo trì và bảo dưỡng (55)
      • 1.9.4. Ghi chép và báo cáo (56)
      • 1.9.5. Các chi tiết của máy đóng cọc liên quan đến an toàn (Checklist) (57)
    • 1.10. Tổng quan tình hình tai nạn lao động liên quan đến máy đóng cọc (59)
      • 1.10.1. Tổng quan về hành vi con người (60)
      • 1.10.2. Tai nạn 1 (61)
      • 1.10.3. Tai nạn 2 (62)
    • 1.11. Yêu cầu pháp luật (63)
  • CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN MỐI NGUY, ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHO LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH, BẢO TRÌ CHO MÁY ĐÓNG CỌC (65)
    • 2.1. Bối cảnh và thành lập team (65)
      • 2.1.1. Bối cảnh (65)
        • 2.1.1.1. Bối cảnh trong (69)
        • 2.1.1.2. Bối cảnh ngoài (70)
    • 2.2. Thời gian đánh giá (70)
    • 2.3. Thành lập team (71)
      • 2.3.1.1. Phạm vi (71)
      • 2.3.1.2. Trách nhiệm (71)
      • 2.3.2 Chỉ huy trưởng (71)
        • 2.3.2.1. Phạm vi (71)
        • 2.3.2.2. Trách nhiệm (71)
      • 2.3.3. Các nhà thầu chính (72)
        • 2.3.3.1. Phạm vi (72)
        • 2.3.3.2. Trách nhiệm (72)
      • 2.3.4 Người làm việc chính (72)
        • 2.3.4.1. Phạm vi (72)
        • 2.3.4.2. Trách nhiệm (72)
      • 2.3.5. Chuyên gia hợp tác của bên thứ ba (73)
        • 2.3.5.1. Phạm vi (73)
        • 2.3.5.2. Trách nhiệm (73)
    • 2.4. Nhận diện mối nguy liên quan đến phạm vi cùng team (73)
      • 2.4.1. Nhận diện các yếu tố nguy hiểm tập kết, vận hành và bảo trì máy đóng cọc (73)
      • 2.4.2. Nhận diện các yếu tố có hại tập kết, vận hành và bảo trì máy đóng cọc (77)
    • 2.5. Khái niệm để thực hiện nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro (79)
      • 2.5.1. Tần suất (F) (79)
      • 2.5.2. Mức độ nghiêm trọng (S) (79)
      • 2.5.3. Mức điểm rủi ro (81)
    • 2.6. Tiêu chí chọn ma trận rủi ro 4x4 (82)
    • 2.7. Đánh giá rủi ro và biện pháp kiểm soát (0)
  • CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG QUY TRÌNH VẬN HÀNH AN TOÀN MÁY ĐÓNG CỌC (101)
    • 3.1. JSA đánh giá lỗi con người sau quá trình đánh giá HIRAC máy móc, vị trí và (101)
      • 3.1.1. Lý do tại sao lại phải xây dựng JSA kiểm soát hành vi con người sau khi kiểm soát mối nguy khu vực thiết bị (101)
      • 3.1.2. Bảng diễn giải quy trình cho lưu đồ lắp đặt và vận hành máy đóng cọc (103)
        • 3.1.2.1. Tại sao lại thục hiện bảng diễn giải cho lưu đồ làm việc (103)
        • 3.1.2.2. Diễn giải lưu đồ lắp đặt: biểu mẫu thực hiện, người thực hiện phụ trách và giải thích yêu cầu công việc (104)
        • 3.1.2.3. Diễn giải lưu đồ vận hành biểu mẫu thực hiện, người thực hiện phụ trách và giải thích yêu cầu công việc (108)
    • 3.2. Quy trình lắp đặt an toàn cho NLĐ với máy đóng cọc (111)
      • 3.2.1. Quy trình lắp đặt máy đóng cọc (111)
      • 3.2.2. JSA cho quy trình lắp dựng máy đóng cọc (112)
      • 3.2.3. Xây dựng WI cho quy trình tập kết và lắp đặt (119)
        • 3.2.3.1. WI 1: Chuẩn bị mặt bằng lắp đặt (119)
        • 3.2.3.2. WI 2: Dựng máy cơ sở (120)
        • 3.2.3.3. WI 3: Lắp dựng các đoạn cột dẫn (121)
        • 3.2.3.4. WI 4: Kiểm tra và bôi trơn (122)
        • 3.2.3.5. WI 5: Luồn cáp qua các puly (123)
        • 3.2.3.6. WI 6: Thử tải giá búa (124)
    • 3.3. Quy trình vận hành an toàn cho NLĐ với máy đóng cọc (125)
      • 3.3.1. Quy trình vận hành máy đóng cọc (125)
      • 3.3.2. JSA cho quy trình vận hành máy đóng cọc (126)
      • 3.3.3. Xây dựng WI cho quy trình vận hành máy đóng cọc (134)
        • 3.3.3.1. WI 1: Hướng dẫn vận hành cho chuẩn bị mặt bằng thi công (134)
        • 3.3.3.2. WI 2: Hướng dẫn ép thử cọc (135)
        • 3.3.3.3. WI 3: Hướng dẫn vận hành máy ép cọc (136)
    • 3.4. Xây dựng quy trình làm việc an toàn cho việc lắp đặt máy đóng cọc (137)
      • 3.4.1. Quy trình làm việc an toàn (SWP_Safety Work Procedures) được vận hành như thế nào trong việc lắp đặt, yêu cầu với NLĐ ra sao ? (137)
      • 3.4.2. Hướng dẫn xây dựng quy trình làm việc an toàn (SWP) đối với quy trình lắp đặt (143)
      • 3.4.3. Tiến hành xây dựng quy trình làm việc an toàn(SWP) cho việc lắp đăt (147)
    • 3.5. Xây dựng quy trình làm việc an toàn cho việc vận hành máy đóng cọc (151)
      • 3.5.1. Giới thiệu về quy trình làm việc an toàn (SOP_Safety Operation Procedures) (151)
      • 3.5.2. Hướng dẫn xây dựng một quy trình vận hành an toàn cho máy đóng cọc (152)
      • 3.5.3. Tiến hành xây dựng quy trình làm việc an toàn (SOP) cho việc vận hành.145 3.6. Xây dựng Bảng hướng dẫn công việc an toàn (SWI) cho việc bảo trì máy đóng cọc (158)
      • 3.6.1. Giới thiệu về hướng dẫn làm việc bảo trì an toàn (165)
      • 3.6.2. Hướng dẫn xây dựng hướng dẫn làm việc bảo trì an toàn (166)
      • 3.6.3. Tiến hành xây dựng hướng dẫn làm việc bảo trì an toàn (171)
  • KẾT LUẬN................................................................................................................161 (174)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................162 (175)

Nội dung

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNGKHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG BÁO CÁO MÔN HỌC XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN THI CÔNG LẮP ĐẶT

TỔNG QUAN

Khái niệm

Quy trình làm việc an toàn là tập hợp các hướng dẫn chi tiết giúp nhân viên thực hiện công việc một cách an toàn và hiệu quả nhất, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn cho họ Tuân thủ quy trình làm việc an toàn giúp doanh nghiệp giảm thiểu tai nạn và thương tích, tạo môi trường làm việc an toàn và hiệu quả hơn Ưu tiên thực hiện quy trình này là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe nhân viên, tuân thủ pháp luật và giảm thiểu trách nhiệm pháp lý Quy trình làm việc an toàn rõ ràng còn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo tính nhất quán và góp phần vào thành công chung của doanh nghiệp.

Quy trình vận hành an toàn (SOP) là tài liệu hướng dẫn từng bước để thực hiện an toàn một nhiệm vụ hoặc hoạt động tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe và an toàn SOP còn được gọi là quy trình làm việc an toàn hoặc tuyên bố phương pháp làm việc an toàn.

Quy trình làm việc an toàn với máy đóng cọc là là một tập hợp các bước và biện pháp cần tuân thủ để đảm bảo an toàn cho người lao động và thiết bị trong quá trình thi công Việc tuân thủ quy trình này giúp giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động, đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ thi công.

Máy đóng cọc sử dụng trong thi công xây dựng (sau đây gọi tắt là đóng cọc) là máy chuyên dụng hoặc bán chuyên dụng được thiết kế để đóng cọc vào trong nền đất bằng các loại búa rơi, búa hơi, búa Diesel, búa thủy lực và búa rung có dẫn hướng hoặc không có dẫn hướng.

Hình 1 Máy đóng cọc bánh lốp

Hình 2 Máy đóng cọc bánh xích

Hình 3 Máy đóng cọc di chuyển trên ray

Cấu tạo chung của máy đóng cọc

1.2.1.Phân loại máy và thiết bị đóng cọc

 Theo phương pháp hạ cọc

- Máy đóng cọc va đập:

+ Búa hơi: loại đơn động, song động và hiệu động

+ Búa diesel: loại cọc dẫn và ống dẫn

+ Búa thủy lực: loại đơn động, song động và hiệu động

- Máy đóng cọc bằng phương pháp rung (búa rung)

+ Rung tần số thấp (búa rung nồi cứng)

+ Rung tần số cao (búa rung nối mềm), búa va rung

- Máy ép cọc thủy lực:

 Theo phương pháp chế tạo cọc tại chỗ (hay còn gọi là cọc nhồi, cọc barrette) + Máy khoan xoắn ruột gà

+ Máy khoan xoay dao động

+ Máy khoan xoay tròn dạng gầu xúc

+ Máy khoan gầu ngoặm (khoan vách) dùng để thi công cọc barrette và tường vây

- Thiết bị ấn bấc thấm

 Theo hệ thống di chuyển

+ Máy đóng cọc di chuyển trên ray

+ Máy đóng cọc di chuển bằng bánh xích

+ Máy đóng ọc di chuyển trên phao

1.2.2.Cấu tạo chung thiết bị đóng cọc

Hình 4 Cấu tạo chung của máy đóng cọc

Máy đóng cọc bao gồm những bộ phận chỉnh sau đây:

+ Máy cơ sở, thường dùng cần trục xích hoặc máy đào 1 gầu, hoặc chỉ dùng toa quay lắp trên giá di chuyển bằng bánh sắt trên ray.

Giá búa là hệ giàn không gian được cấu tạo từ thép ống và thép góc, đóng vai trò dẫn hướng đầu búa khi đóng cọc Giá búa cũng có thể được sử dụng để đặt các thiết bị phụ kiện Ngoài ra, giá búa còn cho phép điều chỉnh góc nghiêng (thường khoảng 5") để đóng cọc xiên khi cần thiết.

Đầu búa là bộ phận chính của máy đóng cọc, hoạt động bằng cách chuyển động lên xuống theo kết cấu dẫn hướng để đóng cọc Các loại búa phổ biến gồm búa rơi, búa diesel, búa rung, búa thủy lực và búa hơi nước Chu kỳ hoạt động của búa bao gồm hai giai đoạn: chuyển động chậm dần từ dưới lên trên và chuyển động nhanh dần từ trên xuống dưới để đập vào đầu cọc Ngoài ra, máy đóng cọc còn bao gồm các thiết bị phụ kiện như tời nâng hạ búa và cọc, đối trọng giữ ổn định giá búa, động cơ và hệ thống cung cấp khí nén, điện,

Hình 5 Sơ đồ búa đóng cọc diesel loại ống dẫn

Thông số kỹ thuật

+ Máy đóng cọc búa diesel.

+ Máy đóng cọc búa thủy lực.

+ Công suất động cơ: Thường từ 100 đến 500 mã lực (HP) tùy thuộc vào loại máy.

+ Loại nhiên liệu: Diesel hoặc điện.

+ Tốc độ quay: 1500 - 2000 vòng/phút.

+ Áp suất làm việc tối đa: 300 - 400 bar.

+ Lưu lượng dầu thủy lực: 200 - 500 lít/phút.

+ Loại búa: Búa diesel, búa thủy lực, hoặc búa rung.

+ Chiều dài cần cẩu: 20 - 40 mét.

+ Chiều dài cọc tối đa: 20 - 60 mét.

+ Tốc độ đóng cọc: 0.5 - 2 m/phút.

- Kích thước và trọng lượng máy

+ Kích thước tổng thể: 10 x 3 x 3.5 mét (dài x rộng x cao).

+ Loại điều khiển: Điều khiển bằng tay hoặc điều khiển từ xa.

+ Bảng điều khiển: Màn hình hiển thị các thông số hoạt động.

+ Cảm biến an toàn: Cảm biến áp suất, nhiệt độ, và vị trí cọc.

- Thời gian bảo dưỡng định kỳ: 100 - 500 giờ hoạt động.

- Thời gian thay dầu thủy lực: 500 giờ hoạt động.

- Thời gian thay dầu động cơ: 200 giờ hoạt động.

1.3.4.Yêu cầu về môi trường làm việc

- Nhiệt độ hoạt động: -20°C đến 50°C.

Bảng 1 Thông số kỹ thuật của một máy đóng cọc thủy

Loại máy đóng cọc Máy đóng cọc thủy lực

Công suất động cơ 300 HP

Tốc độ quay 1800 vòng/phút Áp suất làm việc tối đa

Lưu lượng dầu thủy lực 400 lít/phút

Loại búa Búa thủy lực

Chiều dài cần cẩu 30 mét

Góc xoay 360 độ Đường kính cọc 400 - 1200 mm

Chiều dài cọc tối đa 40 mét

Tốc độ đóng cọc 1 m/phút

Kích thước tổng thể 12 x 3.5 x 4 mét (dài x rộng x cao)

Loại điều khiển Điều khiển từ xa

Bảng điều khiển Màn hình hiển thị số

Cảm biến an toàn Cảm biến áp suất, nhiệt độ, vị trí cọc Thời gian bảo dưỡng định kỳ 200 giờ hoạt động

Thời gian thay dầu thủy lực 500 giờ hoạt động

Thời gian thay dầu động cơ

Nhiệt độ hoạt động -20°C đến 50°C Độ ẩm tương đối 10% - 90%

Nguyên lý hoạt động

Hình 6 Quá trình làm việc của búa nổ (diesel) ống dẫn

1 Nâng búa; 2 Thả búa; 3 Đóng cọc và nén không khí; 4 Nổ và đẩy búa lên cao; 5 Trao đổi khí và tiếp tục chu kì mới

Trên hình 5 là cấu tạo của búa nổ ống dẫn Có phần va đập là piston – đầu búa số 2 trượt trong xi lanh dẫn hướng 3 Phần để búa 7 nằm trong xilanh có lỗ lõm hình bán cầu (bát chứa dầu) Piston số 2 làm nhiệm vụ của đầu búa, phía trên có bộ phận bôi trơn tự động, phía dưới có phần lồi ra hình bán cầu tương ứng với phần lõm của bát chứa dầu số 10.

Khi khởi động, cáp và lẫy khởi động 14 kéo và đưa đầu búa lên cao, sau đó thả cho piston 2 rơi tự do dọc theo xilanh Khi piston đi xuống, ép vào lẫy bán nguyệt 12, đẩy piston của bơm dầu áp suất thấp đi xuống, phun dầu từ thùng dầu 4 được bơm vào xi lanh hòa trộn với không khí, chảy vào bát chứa dầu.

Piston tiếp tục đi xuống che kín lỗ thoát khí 5 làm không khi bị nén tới áp suất và nhiệt độ cao Khi phần lồi của piston 2 đập vào bát chứa dầu thì thực hiện đóng cọc lần một, đồng thời làm cho dầu bắn tung tóe, gặp không khí có áp suất và nhiệt độ cao, nó tự bốc cháy, sinh công đẩy piston lên cao, đồng thời một phần năng lượng sinh công tác dụng xuống để búa, thực hiện đóng cọc lần hai Khi piston đi lên, khí cháy trong xilanh được thoát ra ngoài qua ống xả 5, thực hiện quá trình trao đổi khí Khi piston hết đà quán tỉnh thì nó rơi tự do xuống và tiếp tục một chu kỳ làm việc mới, mỗi lần piston rơi là một lần cọc được đóng sâu vào trong nền đất Quá trình làm việc của búa diesel loại ống dẫn được thể hiện trên hình 6.

Quy trình lắp đặt

1.5.1.Chuẩn bị mặt bằng lắp dựng

Mặt bằng lắp dựng cần được chuẩn bị sẵn sàng tại công trường máy, đảm bảo địa điểm lắp dựng bằng phẳng, ổn định, đủ rộng và không gian phía trên không có chướng ngại vật ảnh hưởng đến quá trình lắp dựng.

1.5.2.Chuẩn bị nhân lực và máy móc phụ trợ

- Số lượng công nhân trong quá trình lắp dựng:

+ Một người điều khiển máy cẩu.

+ Ba công nhân móc cáp và bắt bu lông.

+ Một người điều khiển quá trình lắp dựng.

+ Yêu cầu lựa chọn công nhân: Người công nhân phải có kinh nghiệm trong công tác lắp dựng máy đóng cọc, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh,…

- Vì các thiết bị của máy có khối lượng rất nặng,nên trong quá trình lắp dựng cũng như trong quá trình tháo hạ máy chúng ta phải cần tới các thiết bị,máy móc phụ trợ sẵn có trên công trường.Ở đây ta nhờ sự trợ giúp của cần trục ôtô có sức nâng tối thiểu là 20(tấn) Sử dụng cần trục TADANO có sức cẩu 25 (tấn) tầm với 20,5 (m).

1.5.3.Kiểm tra toàn bộ thiết bị

Để thuận tiện và nhanh chóng di chuyển máy đóng cọc đến công trường, người ta thường tháo rời các bộ phận của máy Điều này là do tốc độ di chuyển của máy đóng cọc rất thấp và đường xá không cho phép máy có chiều cao và khối lượng lớn lưu thông.

Quá trình vận chuyển máy đóng cọc đến công trường thi công cần có tối thiểu hai xe chuyên chở: Một xe chuyên dùng để chở máy cơ sở, một xe mooc chở các đốt cột dẫn, quả búa, móc câu, xà đỉnh, các đốt tăng đơ…

1.5.3.1.Kiểm tra cáp tời búa

+ Kiểm tra cáp xem có bị sờn hay không,cáp có bị đứt tao cục bộ hay không, cáp có bị bẹp hay không,cáp có còn mỡ bôi trơn hay không.

+ Nếu cáp sờn nhiều, đứt tao cục bộ, cáp bị bẹp cần phải thay thế

+ Nếu cáp khô không còn mỡ bôi trơn cần phải tháo bảo dưỡng cáp bằng cách luộc cáp trong mỡ đun sôi sau đó lắp lại.

1.5.3.2.Kiểm tra dàn búa đóng cọc

- Kiểm tra toàn bộ dàn puli đầu cần, puli chuyển hướng, phanh hãm đầu trục.

- Kiểm tra các bulông bắt các đoạn cần với nhau Nếu hỏng cần phải thay.

- Kiểm tra ống dẫn hướng búa xem có mòn quá không, xem có cong vênh không, xem có đứt mối hàn nào không Nếu có cần sửa chữa và hàn lại.

Tiến hành theo trình tự các buớc như sau:

- Bước 1: Dựng máy cơ sở.

+ Khi lắp dựng máy cơ sở ta cần chú ý đến kết cấu của nền đất tại vị trí đặt máy cơ sở, để đảm bảo độ ổn định của nền đất trong trường hợp cần thiết chúng ta có thể sử dụng các tấm thép để tăng độ ổn định cho máy trong quá trình lắp dựng.

+ Khởi động máy và điều khiển hệ thống thủy lực hạ bốn chân chống xuống.

- Bước 2: Lắp dựng các đoạn cột dẫn.

+ Dùng cần trục cẩu các đoạn cột dẫn kế tiếp để lắp dựng Trong quá trình lắp các đốt với nhau ta bắt bulông vào để liên kết chúng với nhau và kê ghế đỡ, đỡ các đoạn cột dẫn đang tiến hành lắp.

- Bước 3: Kiểm tra và bôi trơn

+ Kiểm tra và siết chặt tất cả các bu lông.

+ Bôi trơn và tra mỡ cho các puly và khung trượt dẫn hướng quả búa.

+ Sử dụng loại dầu bôi trơn và mỡ phù hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất. + Đảm bảo tất cả các bộ phận chuyển động đều được bôi trơn đầy đủ.

- Bước 4: Luồn cáp qua các puly.

+ Luồn cáp tự dựng lắp móc cáp vào vị trí bắt cáp ở đoạn cột dẫn bắt liên kết với thanh chống xiên.

Khởi động tang cuốn cáp cọc và cáp búa để nhả cáp ra và luồn qua các puly Sau đó, bắt móc cẩu cọc vào cáp nâng cọc và móc cẩu búa (con rùa) vào cáp nâng búa.

+ Tiến hành kiểm tra siết chặt bu lông, bôi trơn, tra mỡ cho các puly và khung trượt dẫn hướng quả búa.

- Bước 5: Thử tải giá búa.

+ Thử tải bộ nghiêng ngửa giá búa.

+ Thử tải bộ máy thay đổi tầm với cột.

+ Thử tải bộ máy nâng hạ búa và bộ máy nâng hạ cọc.

Hình 7 Mô hình kết quả quy trình lắp dựng

Quy trình vận hành máy đóng cọc

1.6.1.Chuẩn bị mặt bằng thi công

Việc chuẩn bị mặt bằng cần phải tiến hành kỹ càng để quá trình thi công diễn ra thuận lợi, suôn sẻ Bao gồm các hạng mục công việc như sau:

Bước 1: Làm các đường công vụ, san bằng mặt bằng giúp di chuyển dễ dàng.

Hình 8 San bằng đất tại khu công trình đóng cọc

Bước 2: Có đầy đủ báo cáo khảo sát địa chất của công trình.

Hình 9 Hồ sơ báo cáo khảo sát địa chất

Bước 3: Bố trí bãi tập kết máy móc, thiết bị, vật liệu và lán nghỉ cho tổ thợ thi công.

Hình 10 Khu vực tập kết máy móc, thiết bị, vật liệu và lán nghỉ

Bước 4: Xếp cọc ở chỗ ngoài khu vực ép cọc, đường di chuyển bằng phẳng.

Hình 11 Vị trí để cọc be tông

Bước 5: Vạch sẵn đường tâm trên cọc để thuận tiện khi dùng máy kinh vĩ căn chỉnh.

Hình 12 Các bê tông được đánh dấu

Bước 6: Loại bỏ những cây cọc không đảm bảo chất lượng và yêu cầu kỹ thuật.

Hình 13 Các bê tông không đạt chất lượng

1.6.2.Ép thử cọc bê tông

1.6.2.1.Lý do ép cọc thử Ép cọc thử là một quá trình quan trọng trong xây dựng, đặc biệt là các công trình lớn, để đảm bảo chất lượng và độ an toàn của công trình Dưới đây là một số lý do chính:

 Đánh giá khả năng chịu tải của đất: Mỗi loại đất có khả năng chịu tải khác nhau Ép cọc thử giúp xác định chính xác sức chịu tải của đất tại vị trí thi công, từ đó lựa chọn loại cọc và chiều sâu ép phù hợp.

 Kiểm tra chất lượng cọc: Quá trình ép cọc có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của cọc Ép cọc thử giúp kiểm tra xem cọc có bị hư hỏng, nứt vỡ hay không trước khi tiến hành ép số lượng lớn.

 So sánh với thiết kế: Kết quả ép cọc thử sẽ được so sánh với kết quả tính toán trong thiết kế Điều này giúp xác minh tính chính xác của thiết kế và phát hiện các sai sót nếu có.

 Đảm bảo an toàn cho công trình: Ép cọc thử giúp giảm thiểu rủi ro sụt lún, nghiêng đổ công trình trong quá trình sử dụng.

1.6.2.2.Quy trình ép cọc thử

 Lựa chọn vị trí ép cọc thử: Vị trí ép cọc thử cần đại diện cho các điều kiện địa chất của khu vực thi công.

 Chuẩn bị thiết bị: Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cần thiết như máy ép cọc, đồng hồ đo lực, thiết bị đo biến dạng, v.v.

 Kiểm tra thiết bị: Kiểm tra kỹ lưỡng các thiết bị trước khi tiến hành ép cọc để đảm bảo chúng hoạt động chính xác.

Bước 2: Thực hiện ép cọc:

 Đặt cọc vào vị trí: Cọc thử được đặt vào vị trí đã chọn và cố định chắc chắn.

 Tiến hành ép cọc: Máy ép cọc sẽ tác dụng lực lên cọc một cách từ từ và liên tục.

 Đo đạc và ghi nhận dữ liệu: Trong quá trình ép, các thông số như lực ép, độ lún của cọc, biến dạng của cọc sẽ được đo và ghi nhận lại.

Chất tải cần được đảm bảo thẳng đứng và không xê dịch để tránh tình trạng lung lay khi ép cọc, đặc biệt quan trọng khi thi công ở khu vực nhà ở để hạn chế va chạm với các nhà bên cạnh.

Hình 14 Tải được chất ở dạng thẳng đứng trên bề mặt nhẵn

Bước 3: Phân tích kết quả:

Dữ liệu thu thập được sẽ được phân tích bằng phần mềm chuyên dụng để xác định các thông số quan trọng như mô đun đàn hồi của đất và sức chịu tải cực hạn của cọc.

 So sánh với thiết kế: Kết quả tính toán sẽ được so sánh với kết quả thiết kế để đánh giá sự phù hợp.

Bước 4: Đánh giá và kết luận:

 Đánh giá chất lượng cọc: Dựa vào kết quả phân tích, đánh giá chất lượng của cọc thử.

 Đánh giá tính năng của đất: Đánh giá tính năng của đất tại vị trí ép cọc.

 Kết luận: Rút ra kết luận chung về khả năng chịu tải của đất và chất lượng của cọc, từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh thiết kế hoặc thi công nếu cần thiết.

1.6.3.Thi công ép cọc bê tông

Bước 1: Xác định vị trí tim cọc.

- Chuẩn bị ép rung và vận chuyển.

Hình 15 Vị trí tim cọc

Bước 2: Lắp thiết bị ép vào vị trí có cọc ép.

- Máy đóng cọc được đặt/kê vững chắc, thăng bằng sao cho trục được đặt thẳng đứng cùng một mặt phẳng.

Hình 16 Trục ép thẳng đứng

Bước 3: Khoan neo vào nền đất.

- Liên kết chắc chắn thiết bị ép với hệ thống neo sau đó tiến hành đặt quả đối trọng lên giá ép bằng cần cẩu

Hình 17 Khoan neo đảm bảo không bị xe dịch/lệch khi ép

Bước 4: Cho cọc vào khung ép.

- Nhấc từng đoạn cọc vào vị trí lồng ép, dùng phương pháp hàn để nối cọc lại với nhau, kết thúc ép được cho là hoàn thành khi đạt độ sâu theo bản thiết kế.

- Đầu tiên người công nhân điều phối móc dây neo vào đầu cọc:

Hình 18 Móc dây neo vào đầu cọc

- Tiếp theo người vận hành máy sẽ đưa cọc bê tông lên cao phù hợp với vị trí của máy đóng cọc:

Hình 19 Điều khiển cẩu nhấc cọc lên

Người điều phối tiếp theo nên đứng dưới cọc điều chỉnh cọc sao cho dây xích trên đầu cọc không bị rối, giúp việc xếp cọc vào máy dễ dàng hơn.

Hình 20 Điều phối cọc ở dưới

- Khi cọc đã ở đúng vị trí, người lao động leo lên trụ để đưa cọc vạo đúng lồng đóng cọc, đảm bảo cọc không bị xê dịch/nghiêng ngã:

Hình 21 Điều phối cọc ở trên

- Tháo móc và siết chặt cọc ở tâm máy đóng cọc:

Hình 22 Tháo xích khi cọc vào vị trí

- Người lao động phía dưới đưa chất tải lên để người bên trên giữ đối trọng cọc:

Hình 23 Chất tải được đưa lên

- Ép cọc xuống từ từ, trong khoảng thời gian ép luôn có người lao động ở trên vị trí tương ứng với cọc để điều chỉnh đảm bảo cọc không bị xe dịch.

Hình 24 Di chuyển theo vị trí cọc được đóng

Bước 5: Ép cọc tiếp theo.

- Sau khi cọc được ép tới vị trí đúng theo yêu cầu của bản thiết kế, di chuyển dàn ép sang cọc tiếp theo.

- Người lái xe và người điều phối nhịp nhàng với nhau nhấc trục ép sang vị trí tiếp theo và ép theo những bước kể trên.

Hình 25 Di chuyển trục ép sang cọc tiếp theo

Kiểm định

Thông tư 09/2018/TT-BXD quy định chi tiết quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy khoan, máy ép cọc, đóng cọc sử dụng trong thi công xây dựng, đảm bảo an toàn lao động và chất lượng công trình.

Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy khoan và máy đóng cọc theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn Kiểm định được thực hiện sau khi lắp đặt và trước khi đưa thiết bị vào sử dụng lần đầu.

Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy khoan và máy đóng cọc dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn Kiểm định này được thực hiện định kỳ sau khi hết thời hạn của lần kiểm định trước đó.

Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy khoan và máy đóng cọc theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, áp dụng trong các trường hợp máy móc hoạt động bất thường.

+ Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của máy;

+ Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền;

+ Máy nhập khẩu đã qua sử dụng.

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:

- Thống nhất kế hoạch kiểm định;

- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy (theo mục 7.1);

- Chuẩn bị máy trước khi kiểm định (theo mục 7.2);

- Chuẩn bị mặt bằng trước khi kiểm định (theo mục 7.3);

- Chuẩn bị các dụng cụ để phục vụ quá trình kiểm định (theo mục 5);

- Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định.

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: là đánh giá tình trạng thực của máy và các bộ phận của máy bằng mắt thường Tình trạng thực của máy so sánh với tình trạng máy khi ở điều kiện bình thường bằng kinh nghiệm và hiểu biết của kiểm định viên để phát hiện những dấu hiệu bất thường để đưa ra kết luận hoặc chỉ định các phương án kiểm tra khác Nội dung kiểm tra kỹ thuật bên ngoài của máy gồm:

+ Sự đồng bộ của máy theo thiết kế;

+ Máy được lắp dựng theo đúng thiết kế;

+ Những biến dạng (vết nứt, cong vênh), tình trạng sơn, sự ăn mòn của các kết cấu kim loại của máy;

Bài viết này tập trung vào việc đánh giá các vấn đề liên quan đến hệ thống thủy lực và hệ thống điện, bao gồm rò rỉ dầu thủy lực, tình trạng vỏ bọc và kẹp dây cáp dẫn điện, cũng như tình trạng chung của cả hai hệ thống.

+ Sự đầy đủ dung lượng dầu thủy lực và dầu bôi trơn;

+ Sự đồng bộ của các thiết bị kiểm soát an toàn, kiểm soát các giới hạn, vỏ và lưới bảo vệ các cơ cấu chuyển động;

+ Nhật ký sử dụng, bảo dưỡng kỹ thuật máy.

Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải: là kiểm tra khả năng thực hiện các chức năng làm việc của máy theo thiết kế bao gồm:

+ Làm việc đúng và chính xác theo điều khiển;

+ Kiểm tra các mức độ chính xác các chức năng chuyển động của máy;

+ Kiểm tra các chức năng an toàn và dừng khẩn cấp;

+ Kiểm tra hoạt động của đèn, còi cảnh báo;

+ Kiểm tra các giới hạn hành trình.

Các chế độ thử tải - phương pháp thử:

+ Thử tải tĩnh với 100% tải danh nghĩa dành cho các tải có dẫn hướng và với 125% tải danh nghĩa dành cho các tải không có dẫn hướng;

+ Thử tải động với tải thử tối thiểu bằng 100% tải danh nghĩa;

+ Các phép thử trên được thực hiện tại các vị trí bất lợi nhất của máy khi làm việc theo hướng dẫn của Nhà sản xuất máy

1.7.1.3.Xử lý kết quả kiểm định

Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép tại hiện trường theo mẫu quy định tại phụ lục C1 và lưu giữ tại tổ chức kiểm định.

1.7.2.Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định

Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải phù hợp với đối tượng kiểm định và phải được hiệu chuẩn hoặc kiểm định theo quy định, bao gồm:

- Thiết bị cân tải trọng thử khi không xác định chính xác trọng lượng của tải trọng thử;

- Thiết bị siêu âm kiểm tra chiều dày, thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp không phá hủy;

- Các dụng cụ, thiết bị đo lường cơ khí: đo độ dài, đo đường kính, khe hở;

- Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc vòng;

- Các thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác nếu cần;

- Áp kế chuẩn và bơm tay thử áp kế.

- Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

+ Máy phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định;

+ Hồ sơ kỹ thuật của máy phải đầy đủ;

+ Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định;

+ Các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành máy.

Trước khi kiểm định máy móc, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp chặt chẽ, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị đầy đủ điều kiện phục vụ kiểm tra và cử người tham gia, chứng kiến quá trình kiểm định.

1.7.4.1.Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy

- Căn cứ vào các chế độ kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:

+ Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu

+ Lý lịch và hồ sơ kỹ thuật của máy;

+ Các chứng nhận phù hợp của Nhà sản xuất;

+ Đối với máy nhập khẩu: Giấy chứng nhận xuất xứ C/O, giấy chứng nhận chất lượng C/Q của Nhà sản xuất.

- Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ

+ Lý lịch máy, hồ sơ kỹ thuật của máy;

+ Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước;

+ Các kết quả thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện các kiến nghị của các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có).

- Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường

+ Lý lịch máy, hồ sơ kỹ thuật của máy (đối với máy cải tạo, sửa chữa phải có thêm hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa và các biên bản nghiệm thu kỹ thuật); + Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước;

+ Các kết quả thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện các kiến nghị của các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có).

Kết quả đạt yêu cầu khi đầy đủ và đáp ứng các quy định tại mục 7.1 của quy trình Nếu không đảm bảo, cơ sở cần có biện pháp khắc phục bổ sung.

1.7.4.2.Chuẩn bị máy trước kiểm định

- Trước khi tiến hành kiểm định, máy phải được rửa sạch và kiểm định viên phải kiểm tra tình trạng của các hạng mục dưới đây:

+ Kiểm tra tình trạng chung và sự đồng bộ của máy;

+ Kiểm tra tình trạng chung của hệ thống thủy lực: chất lượng và mức dầu thủy lực; độ kín ngoài các phần tử thủy lực, đặc biệt lưu ý những vị trí khớp nối có bám bụi và ướt;

+ Kiểm tra tình trạng chung của hệ thống điện và chống sét;

+ Kiểm tra tình trạng chung các kết cấu của máy cơ sở và cơ cấu công tác, đặc biệt lưu ý những vị trí các mối hàn quan trọng xem xét các hiện tượng bong tróc sơn và/hoặc có hiện tượng ô xi hóa;

+ Bất cứ hiện tượng khả nghi có thể gây mất an toàn trong quá trình kiểm định phải được kiểm soát trước khi tiến hành kiểm định.

Chuẩn bị mặt bằng trước khi kiểm định

- Mặt bằng kiểm định phải đủ rộng, có rào chắn với bán kính tính tối thiểu bằng 1,5 chiều cao của tháp khoan hoặc giá búa;

- Mặt bằng kiểm định phải có không gian phía trên thông thoáng cho máy khoan và máy đóng cọc thao tác mọi chức năng mà không vướng bất cứ vật cản nào;

Thời hạn kiểm định

- Thời hạn kiểm định định kỳ các loại máy khoan và máy đóng cọc là 02 (hai) năm Đối với máy khoan và máy đóng cọc đã sử dụng trên 10 (mười) năm, thời hạn kiểm định định kỳ là 01 (một) năm.

- Trường hợp Nhà sản xuất hoặc cơ sở có yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của Nhà sản xuất hoặc cơ sở; khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.

- Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.

Bảo trì và bảo dưỡng

 Kiểm tra và bôi trơn các bộ phận chuyển động

 Kiểm tra mức độ bôi trơn của các bộ phận chuyển động như ổ bi, xích tải, bánh răng.

 Bôi trơn các bộ phận này để giảm ma sát và mài mòn.

 Hàng tuần hoặc sau mỗi 100 giờ hoạt động.

 Sử dụng dầu bôi trơn và mỡ chuyên dụng phù hợp với từng loại máy móc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

 Kiểm tra các điểm bôi trơn để đảm bảo không bị rò rỉ.

 Kiểm tra hệ thống thủy lực

 Kiểm tra mức dầu thủy lực, bổ sung nếu thiếu.

 Kiểm tra các ống dẫn và kết nối, tìm kiếm các dấu hiệu rò rỉ hoặc hư hỏng.

 Vệ sinh hoặc thay thế các bộ lọc dầu thủy lực.

 Hàng tuần hoặc sau mỗi 100 giờ hoạt động.

 Thay dầu thủy lực theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc sau mỗi 500 giờ hoạt động.

 Sử dụng dầu thủy lực có chất lượng tốt và phù hợp với yêu cầu của máy.

 Kiểm tra hệ thống điện

 Kiểm tra các dây điện, kết nối điện, bảng điều khiển và các cảm biến.

 Đảm bảo các kết nối điện chắc chắn và không bị ăn mòn.

 Kiểm tra và thay thế các cầu chì nếu cần.

- Hàng tháng hoặc sau mỗi 200 giờ hoạt động.

- Đảm bảo hệ thống điện an toàn và không có hiện tượng quá tải.

Kiểm tra và thay thế các bộ phận hao mòn

 Kiểm tra tình trạng của các bộ phận như đệm búa, đầu búa, gioăng cao su.

 Thay thế các bộ phận bị mài mòn hoặc hư hỏng.

 Hàng quý hoặc sau mỗi 500 giờ hoạt động.

 Sử dụng các phụ tùng chính hãng để đảm bảo chất lượng và an toàn.

 Lưu giữ các bộ phận đã thay thế để phân tích nguyên nhân hư hỏng nếu cần.

 Kiểm tra và vệ sinh hệ thống lọc:

 Vệ sinh hoặc thay thế các bộ lọc dầu, lọc nhiên liệu và lọc không khí.

 Đảm bảo các bộ lọc sạch sẽ để ngăn chặn bụi bẩn và tạp chất gây hại cho hệ thống.

 Hàng quý hoặc sau mỗi 500 giờ hoạt động.

 Sử dụng các bộ lọc chính hãng hoặc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất.

- Kiểm tra và bảo dưỡng động cơ

 Kiểm tra mức dầu động cơ, thay dầu và bộ lọc dầu.

 Kiểm tra hệ thống làm mát, bổ sung nước làm mát hoặc chất làm mát nếu cần.

 Kiểm tra và điều chỉnh hệ thống nhiên liệu, hệ thống đánh lửa.

 Hàng quý hoặc sau mỗi 500 giờ hoạt động.

 Sử dụng loại dầu động cơ và nước làm mát phù hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Kiểm tra và bảo dưỡng toàn diện

 Kiểm tra toàn bộ máy, bao gồm khung máy, hệ thống truyền động, và các bộ phận khác.

 Kiểm tra và siết chặt tất cả các bu lông, đai ốc và các kết nối cơ khí.

 Kiểm tra và cân chỉnh các bộ phận chuyển động để đảm bảo hoạt động ổn định.

 Hàng năm hoặc sau mỗi 2000 giờ hoạt động.

 Bảo dưỡng chuyên sâu nên được thực hiện bởi các kỹ thuật viên có kinh nghiệm hoặc nhà cung cấp dịch vụ uy tín.

Cập nhật phần mềm điều khiển

 Kiểm tra và cập nhật phần mềm điều khiển của máy.

 Đảm bảo hệ thống điều khiển hoạt động với phiên bản mới nhất và ổn định nhất.

 Hàng năm hoặc khi có phiên bản mới từ nhà sản xuất.

 Liên hệ với nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp phần mềm để đảm bảo cập nhật chính xác và an toàn.

1.9.3.Lập kế hoạch bảo trì và bảo dưỡng

Lập kế hoạch chi tiết

 Lập kế hoạch chi tiết cho các hoạt động bảo trì và bảo dưỡng, bao gồm lịch trình, nguồn lực và phụ tùng cần thiết.

 Xác định trách nhiệm của từng cá nhân hoặc bộ phận trong việc thực hiện các công việc bảo trì và bảo dưỡng.

 Kế hoạch nên được cập nhật định kỳ và điều chỉnh theo tình trạng thực tế của máy.

 Lưu trữ kế hoạch bảo trì và bảo dưỡng để dễ dàng theo dõi và thực hiện. Đào tạo nhân viên

 Đào tạo nhân viên về quy trình bảo trì và bảo dưỡng, an toàn lao động và sử dụng các thiết bị kiểm tra.

 Tổ chức các khóa huấn luyện định kỳ để nâng cao kỹ năng và kiến thức của nhân viên.

 Đảm bảo nhân viên nắm vững quy trình và có kỹ năng thực hiện công việc một cách an toàn và hiệu quả.

 Cập nhật kiến thức mới về công nghệ và thiết bị để áp dụng vào công tác bảo trì và bảo dưỡng.

1.9.4.Ghi chép và báo cáo

Ghi chép lịch sử bảo trì và bảo dưỡng

Ghi chép đầy đủ lịch sử bảo trì và bảo dưỡng máy móc, bao gồm các công việc đã thực hiện, ngày thực hiện và ghi chú về tình trạng của máy Điều này giúp theo dõi hiệu quả bảo trì, dự đoán nhu cầu bảo dưỡng trong tương lai và đảm bảo hoạt động ổn định của máy móc.

Lưu trữ hồ sơ bảo trì và bảo dưỡng để dễ dàng tra cứu và theo dõi.

 Lịch sử bảo trì và bảo dưỡng giúp theo dõi tình trạng máy và lập kế hoạch bảo trì kịp thời.

 Sử dụng phần mềm quản lý bảo trì nếu có để tối ưu hóa việc ghi chép và quản lý dữ liệu.

Báo cáo tình trạng máy

 Báo cáo tình trạng máy sau mỗi lần bảo trì và bảo dưỡng, đề xuất các biện pháp cải tiến nếu cần.

 Báo cáo định kỳ về tình trạng chung của máy móc và thiết bị cho ban quản lý.

 Báo cáo giúp quản lý tình trạng máy một cách hiệu quả và có thể đưa ra các quyết định bảo trì kịp thời.

 Đảm bảo báo cáo chi tiết và chính xác để hỗ trợ việc ra quyết định và lập kế hoạch.

1.9.5.Các chi tiết của máy đóng cọc liên quan đến an toàn (Checklist)

- Cabin: phải được chiếu sáng đầy đủ, cho phép người lái cần trục nhìn rõ các chỉ dẫn vận hành và điều khiển.

- Các cửa sổ phải sạch sẽ, không bị mất độ trong suốt dưới ảnh hưởng của ánh sáng tự nhiên.

- Các tấm đệm cách nhiệt, chống trơn, được cố định tại chỗ để chân trên sàn.

- Không được đặt để các vật khác che khuất tầm nhìn từ trong cabin.

- Ghế ngồi của người lái phải vững chắc, dễ dàng điều chỉnh được để đạt tới vị trí ngồi thoải mái.

Trước khi hoạt động, cần kiểm tra phanh của cần trục Phanh đóng vai trò quan trọng trong việc hãm chuyển động, đặc biệt phanh dừng khẩn cấp phải đảm bảo gia tốc phanh phù hợp với thiết kế cho chế độ tải trọng tối đa Phanh của các cơ cấu di chuyển và cơ cấu quay phải có khả năng hãm chuyển động cần trục trong điều kiện tải trọng bất lợi nhất.

- Kiểm tra cáp – puli theo các tiêu chuẩn hiện hành Nếu chúng mòn hay nứt quá mức theo quy định, cần phải báo cáo đến người quản lý và có biện pháp thay thế kịp thời.

Bảng 2 Nội dung kiểm tra chi tiết của máy đóng cọc

* Kiểm tra tổng thể máy, đảm bảo không có vết nứt, gãy vỡ, biến dạng, ăn mòn

* Kiểm tra các bộ phận: khung máy, búa, cọc dẫn, hệ thống cáp, hệ

Máy không có hư hỏng, các bộ phận nguyên vẹn, hoạt động trơn tru Mức dầu thủy lực, dầu bôi trơn phù hợp.

Yêu cầu Kết quả thống thủy lực, hệ thống điện

* Kiểm tra mức dầu thủy lực, dầu bôi trơn.

Kiểm tra hệ thống điện

* Kiểm tra dây dẫn điện, ổ cắm, cầu dao, aptomat

* Đo điện trở cách điện giữa vỏ máy và khung máy

* Kiểm tra hoạt động của các thiết bị điện: đèn báo, công tắc, đồng hồ đo

Hệ thống điện cách điện tốt, không có hiện tượng chập cháy, rò rỉ điện Các thiết bị điện hoạt động bình thường.

Kiểm tra hệ thống thủy lực

* Kiểm tra mức dầu thủy lực, chất lượng dầu

* Kiểm tra các đường ống thủy lực, khớp nối, van thủy lực

* Kiểm tra hoạt động của bơm thủy lực, xi lanh thủy lực.

Mức dầu thủy lực phù hợp, chất lượng dầu tốt Các đường ống, khớp nối, van thủy lực không rò rỉ Bơm thủy lực, xi lanh thủy lực hoạt động trơn tru.

4 Kiểm tra hệ thống khí nén

* Kiểm tra bình chứa khí nén, van điều khiển khí nén

* Kiểm tra áp suất khí nén

Bình chứa khí nén không bị rò rỉ. Áp suất khí nén phù hợp Các thiết bị sử dụng khí nén hoạt động bình thường.

* Kiểm tra hoạt động của các thiết bị sử dụng khí nén.

Kiểm tra hệ thống an toàn

* Kiểm tra các thiết bị bảo vệ: phanh hãm, chốt an toàn, hệ thống cảnh báo

* Kiểm tra hệ thống chống rung, giảm chấn

* Kiểm tra các dụng cụ bảo hộ lao động cho người vận hành.

Các thiết bị bảo vệ hoạt động tốt.

Hệ thống chống rung, giảm chấn hoạt động hiệu quả Người vận hành có đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động.

Thử tải và vận hành thử

* Thử tải máy với tải trọng nhỏ, tăng dần đến tải trọng tối đa

* Kiểm tra độ ổn định của máy khi hoạt động

* Kiểm tra độ ồn, độ rung của máy.

Máy hoạt động ổn định, không có hiện tượng quá tải, rung lắc mạnh Độ ồn, độ rung của máy trong phạm vi cho phép.

Tổng quan tình hình tai nạn lao động liên quan đến máy đóng cọc

Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, 6 tháng đầu năm 2024 trên toàn quốc đã xảy ra 3.201 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) (giảm 707 vụ, tương ứng với 18,09% so với 6 tháng đầu năm 2023) làm 3.262 người bị nạn (giảm 739 người,tương ứng với 18,47% so với 6 tháng đầu năm 2023) (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động), trong đó:

Số vụ TNLĐ chết người: 345 vụ, giảm 21 vụ tương ứng 5,74% so với 6 tháng đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2023, số vụ tai nạn lao động giảm so với cùng kỳ năm trước, với 273 vụ tại khu vực có quan hệ lao động (giảm 6,5%) và 72 vụ tại khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động (giảm 2,7%).

Số người chết vì TNLĐ: 353 người, giảm 27 người tương ứng 7,11% so với 6 tháng đầu năm 2022 (trong đó, khu vực có quan hệ lao động: 281 người, giảm 18 người tương ứng với 6,02% so với 6 tháng đầu năm 2022; khu vực người lao động làm việc không theo hợp động lao động: 72 người, giảm 09 người tương ứng với 11,11% so với

Số người bị thương nặng trong 6 tháng cuối năm 2023 là 784 người, giảm 2,85% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, khu vực có quan hệ lao động ghi nhận 715 người bị thương nặng, tăng 3,77% so với 6 tháng đầu năm 2023 Ngược lại, khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có 69 người bị thương nặng, giảm 41,53% so với cùng kỳ.

1.10.1.Tổng quan về hành vi con người

Lao động máy đóng cọc là một công việc đòi hỏi sự kỹ năng cao, sức khỏe tốt và tinh thần trách nhiệm lớn Ở Việt Nam hiện nay, hành vi, thái độ và tư duy của những người làm công việc này có những đặc điểm sau:

Do tính chất công việc nặng nhọc, đòi hỏi sức khỏe dẻo dai, những người làm công việc này thường có sức khỏe tốt và chịu khó làm việc Thường người lao động tập với ngành nghề này chủ yếu là đàn ông với độ tuổi vàng ở 18-40 Con người Việt Nam năng động và rất chăm chỉ Sau nhiều năm làm việc, vận hành máy đóng cọc không còn quá xa lạ ở Việt Nam với kinh nghiệm làm việc lâu năm, nhiều người đã nắm vững kỹ năng vận hành các loại máy đóng cọc, đảm bảo công việc được tiến hành nhanh chóng và an toàn.

Ngành nghề này đòi hỏi sự hợp tác và làm việc nhóm, tạo môi trường làm việc tập thể gắn kết Tinh thần đồng đội rất quan trọng, thể hiện qua sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau Bên cạnh đó, ngành nghề này cũng thúc đẩy tính cạnh tranh và năng động sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề, dẫn đến các giải pháp hiệu quả.

Mặc dù đã được trang bị các thiết bị bảo hộ, nhưng tai nạn lao động vẫn xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức an toàn của một số công nhân còn hạn chế Không phải tất cả công nhân đều được đào tạo bài bản về kỹ thuật vận hành máy móc và các kiến thức liên quan đến an toàn lao động Điều này dẫn đến tình trạng vận hành máy móc không đúng cách, gây ra những hậu quả đáng tiếc Bên cạnh đó một số công nhân có thái độ làm việc không nghiêm túc, thiếu trách nhiệm, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc.

Vụ tai nạn lao động làm 3 công nhân tử vong ở quận 7 TPHCM: Đề nghị truy tố người quản lý dàn máy ép cọc

Công an TPHCM đã chuyển hồ sơ sang Viện KSND TPHCM đề nghị truy tố Trần Nguyên (SN 1973) về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” do bị can được Công ty CP Xây lắp Thương mại Chánh Phúc thuê khoán ép cọc móng cho dự án Nhà máy Juki 4 tại KCX Tân Thuận quận 7.

Là người chịu trách nhiệm quản lý, khai thác dàn máy ép cọc thủy lực nhưng khi đưa dàn máy vào sử dụng, bị can Nguyên đã không tính toán khả năng chịu lực của khung dàn thép đỡ, để công nhân chất tải vượt ngưỡng chịu lực của khung dàn thép đỡ và gây ra sự biến dạng các thanh thép đỡ

Sáng 20-7-2010, tranh thủ lúc dàn máy ép cọc ngưng hoạt động, một số công nhân đến lấy ván cốp pha tại khu chứa ván nằm gần khu vực dàn ép cọc Ngay lúc đó, các khối bê tông trên dàn thép đỡ đổ xuống, kéo theo anh Nguyễn Chí Đông (SN 1989) đang đứng trên các khối bê tông và đè lên 2 anh Phạm Văn Hoàng (SN 1968), Nguyễn Hồng Việt (SN 1987).

Tai nạn xảy ra khiến 3 công nhân trên đều thiệt mạng.

“Chìm xuồng” vụ tai nạn lao động do máy đóng cọc đổ vào người

Theo một nguồn tin, chúng tôi được biết, cho đến nay, Cơ quan CSĐT Công an Quận Hồng Bàng vẫn chưa khởi tố vụ án “thi công bỏ bước thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng” đối với một số đơn vị gồm cả nhà thầu và chủ đầu tư trong dự án xây dựng cầu cảng, thuộc khu vực cầu 4, Cảng Vật Cách, phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng Được biết: Vụ việc xảy ra hồi 10h20 ngày 8.7 tại công trường thi công băng chuyền để rót hàng xuống tàu của Tập đoàn Đại Châu Tập đoàn Đại Châu thuê Công ty Sơn Hải thi công Quá trình xây dựng, Công ty Sơn Hải không đủ phương tiện và kỹ thuật để đóng cọc do nước chảy siết nên đã làm hợp đồng thuê Công ty Nền móng Bắc Việt thi công Sau đó, Công ty Bắc Việt thuê Công ty Đoàn Kết đóng cọc Khi đang thi công thì chiếc máy siêu trường, siêu trọng bị sụt, lún, lật đổ, cả khối sắt nặng hàng tấn rơi trúng ông Bùi Khắc Đồn (SN:1960) trú tại thôn 4, xãHoàng Động, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng Khi đó ông Đồn vừa đi đò đến khu vực trên, lên bờ làm việc riêng thì xảy ra tai nạn.

Sau đó các đơn vị thi công này đều “đổ thừa” cho nạn nhân xấu số này là vào khu vực công trường đang thi công để nhặt sắt vụn Thực tế, nguyên nhân của vụ tai nạn xuất phát từ giàn búa máy được đặt trên nền đất yếu, sát bờ sông Quá trình thi công cả búa máy và máy xúc hoạt động cùng một vị trí dẫn đến xảy ra sự cố Như vậy, cái chết của ông Đồn là do sự thi công bất cẩn chứ không thể đổ thừa trách nhiệm được.

Yêu cầu pháp luật

Bảng 3 Bảng yêu cầu pháp luật

Loại văn bản Mã văn bản Tên văn bản

Bộ luật 45/2019/QH14 Bộ Luật Lao Động

84/2015/QH13 Luật An Toàn, Vệ Sinh Lao Động

Loại văn bản Mã văn bản Tên văn bản

Luật 50/2014/QH13 Luật xây dựng

Quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện.

Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện đã được sửa đổi và bổ sung một số điều, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và đảm bảo an toàn trong hoạt động điện lực.

Bài viết này cung cấp thông tin chi tiết về các quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động Nội dung bao gồm các quy định cụ thể về thủ tục, tiêu chuẩn, trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan trong việc thực hiện các hoạt động này nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động và bảo vệ môi trường lao động.

Quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục tháp trong thi công xây dựng

Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

NHẬN DIỆN MỐI NGUY, ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHO LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH, BẢO TRÌ CHO MÁY ĐÓNG CỌC

Bối cảnh và thành lập team

Bảng 4 Bảng nhận diện yếu tố bên trong/bên ngoài

YẾU TỐ BỐI CẢNH/ĐIỂM MẠNH / ĐIỂM YẾU CƠ HỘI RỦI RO

YẾU TỐ BÊN NGOÀI Nhân tố kinh tế

Xã hội phát triển, nhu cầu đối với các công trình công nghiệp ngày càng gia tăng

Yêu cầu về chất lượng và an toàn của các công trình công nghiệp tăng cao theo sự phát triển của kinh tế

Phát triển doanh thu và khách hàng

Khách hàng phàn nàn về chất lượng và an toàn của các sản phẩm do công ty cung cấp

Công ty có địa điểm đặt tại nhiều địa bàn khác nhau trong cả nước.

Nhiều cơ chế khác nhau áp dụng cho hoạt động sản xuất của công ty.

Sự thay đổi của cơ cấu quản lý ở các địa phương không ảnh hưởng tới hoạt động của công ty.

Sự khác biệt về cách hiểu và áp dụng các chính sách khác nhau ảnh hưởng tới hoạt động của công ty

Công nghệ của công ty ổn định, phù hợp với công nghệ mới nhất. Đặc trưng của ngành nghề không nhiều yếu tố công nghệ có thể thay đổi hay tác động tới hoạt động của

Không tiềm ẩn rủi ro, cơ hội

YẾU TỐ BỐI CẢNH/ĐIỂM MẠNH / ĐIỂM YẾU CƠ HỘI RỦI RO công ty

Thị trường nhu cầu cao, yêu cầu cao nhưng cạnh tranh trong ngành cung cấp công trình công nghiệp.

Cơ hội phát triển bền vững dựa trên uy tín và chất lượng

Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Hệ thống pháp luật hiện tại còn nhiều hạn chế, thiếu những văn bản pháp lý đầy đủ để quản lý toàn diện ngành, dẫn đến việc hiểu và áp dụng luật pháp không đồng bộ, gây khó khăn cho các bên liên quan.

Thiếu nhân sự chuyên trách cập nhật và hiểu rõ luật pháp mới dẫn đến việc áp dụng các văn bản pháp luật về quản lý an toàn không đầy đủ, gây ra vi phạm và phạt do không tuân thủ quy định Việc đọc hiểu và áp dụng sai yêu cầu của văn bản pháp luật cũng là một nguyên nhân chính.

Sự cảm nhận của các bên quan tâm

Không có hệ thống đánh giá và thống kê cảm nhận và yêu cầu của khách hàng

Không đáp ứng các yêu cầu và thực hiện cải tiến hệ thống phù hợp YẾU TỐ NỘI BỘ

Khả năng tiếp cận nguồn lực

- Hệ thống nhà cung cấp trên thị trường đa dạng chất lượng sản

Phát triển hệ thống nhà cung cấp tạo lợi

Nhà cung cấp nguyên liệu không đảm bảo chất lượng theo cam

YẾU TỐ BỐI CẢNH/ĐIỂM MẠNH / ĐIỂM YẾU CƠ HỘI RỦI RO phẩm khác nhau.

- Nhiều sản phẩm trên thị trường không có văn bản pháp quy quản lý dẫn đến chất lượng chỉ dựa trên các cam kết từ nhà cung cấp

Nguyên vật liệu mua từ hộ nông dân hoặc công ty đôi khi gặp khó khăn về sản lượng, nguồn hàng không đủ và chất lượng không đồng đều, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ.

- Công ty tự chủ gần hết các dịch vụ, tuy nhiên 1 số dịch vụ vẫn sử dụng nhà cung cấp bên ngoài như hiệu chuẩn, kiểm định, phân tích mẫu … Việc đánh giá chất lượng chưa hoàn toàn đảm bảo chất lượng nhà cung cấp

- Nhân sự được đào tạo đúng chuyên ngành ít

- Không có nhà cung cấp chuyên nghiệp trong việc cung cấp nhân sự hoạt động trong lĩnh vực của công ty thế cạnh tranh kết Nguyên vật liệu không đầy đủ đáp ứng tiến độ và số lương phục vụ sản xuất

Nhà cung cấp dịch vụ không đảm bảo chất lượng

Nhân sự không đúng chuyên ngành công nghiệp và không hiểu về sản xuất, công trình xây dựng

Công ty lớn, có nhiều địa điểm khác nhau Nhân sự từ nhiều vùng

Nhân sự làm việc theo thói quen và

YẾU TỐ BỐI CẢNH/ĐIỂM MẠNH / ĐIỂM YẾU CƠ HỘI RỦI RO miền khác nhau  nhiều nền văn hóa khác nhau trong công ty Công ty chưa có nền tảng hệ thống văn hóa thống nhất giữ văn hóa địa phương  không tuân thủ quy định của công ty

Chế độ, chính sách tổ chức

Chế độ chính sách ổn định tuy nhiên công việc đặc thù có áp lực thời gian và khối lượng công việc

Chính sách, chế độ tốt duy trì bộ máy ổn định

Nhân sự mệt mỏi, hoạt động không chính xác  ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng sản phẩm

Việc tài trợ cho các hoạt động kiểm soát hệ thống an toàn hiện nay còn thiếu rõ ràng về kế hoạch chi tiêu hàng năm, đặc biệt là đối với các chương trình đào tạo nâng cao kiến thức cho nhân viên.

Nhân sự không được cập nhật kiến thức mới Không đủ kinh phí duy trì hệ thống kiểm soát an toàn.

Nhân sự quản lý ổn định, làm việc lâu năm trong ngành công nghiệp tuy nhiên chịu áp lực từ khách hàng, từ thị trường … dẫn đến tình trạng quá tải trong công việc

Nhân sự quản lý mỏng, quá tải trong hoạt động quản lý

Trình độ nhân sự các bộ phận

Nhân sự tại các bộ phận thiếu kiến thức về tiêu chuẩn và chưa thực sự hiểu quy định an toàn.

Nhân sự không hiểu về quy định, kiến thức an toàn

 sản phẩm mất an toàn do hoạt

Hiểu biết của nhân sự

YẾU TỐ BỐI CẢNH/ĐIỂM MẠNH / ĐIỂM YẾU CƠ HỘI RỦI RO về tiêu chuẩn và phối hợp giữa các bộ phận động không chính xác của nhân sự

Cơ sở hạ tầng của công ty

Cơ sở hạ tầng đảm bảo theo quy định an toàn tuy nhiên diện tích nhỏ

Khó có khả năng mở rộng sản xuất và cải tiến kiểm soát an toàn

Môi trường sản xuất đặc thù, cần tuân thủ chặt chẽ các quy định vệ sinh

Môi trường làm việc không được vệ sinh sạch sẽ Nhân sự không tuân thủ quy định về vệ sinh Không có biện pháp kiểm soát lại tình trạng vệ sinh

 Thông thường, hàng rào xung quanh được xây dựng bằng tôn, lưới thép hoặc gỗ và có cổng ra vào.

 Biển báo an toàn và biển chỉ dẫn được lắp đặt ở các địa điểm quan trọng, chẳng hạn như lối vào và khu vực nguy hiểm.

 Có thể có một trạm gác an ninh để ngăn chặn những người vào.

 Xung quanh có thể có các công trình khác, chẳng hạn như nhà xưởng, văn phòng và kho bãi của doanh nghiệp.

 Khu vực bãi đỗ xe dành cho khách và nhân viên đến công trường

 Khu vực lân cận có thể có nhà ăn hoặc nhà nghỉ dành cho công nhân.

 Khu vực thi công chính được chia thành nhiều khu vực khác nhau, bao gồm các khu vực đóng cọc, lắp dựng khung và gia công cốt thép.

 Đường nội bộ được lót tấm bê tông hoặc trải nhựa để vận chuyển vật liệu hoặc thiết bị.

 Khu vực chứa cát, sỏi, xi măng và gạch được sắp xếp tốt.

 Các dàn giáo, máy cắt và máy uốn đã được chuẩn bị cho khu vực gia công cốt thép và ván khuôn.

 Ngoài ra, có một khu vực dành riêng cho việc trộn bê tông và lắp đặt các bộ phận của công trình.

 Các công trình phụ trợ, chẳng hạn như nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng khám y tế và khu nghỉ ngơi

Thời gian đánh giá

Việc tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh được quy định tại thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH: Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định trên, người sử dụng lao động áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.

Thực hiện vào các thời điểm sau đây:

- Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Việc đánh giá định kỳ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cần được thực hiện ít nhất một lần mỗi năm, trừ khi pháp luật chuyên ngành có quy định khác Thời điểm đánh giá định kỳ sẽ do người sử dụng lao động quyết định.

- Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất,khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

Thành lập team

2.3.1 Đội gồm hai chuyên viên an toàn, một trưởng ban an toàn và một giám sát an toàn

Một nhân viên an toàn của dự án và một nhân viên an toàn của công ty là hai nhân viên an toàn.

Cả hai chuyên gia an toàn đều hiểu Luật An toàn và vệ sinh lao động, các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn Việt Nam và các quy trình đánh giá Ngoài ra, họ chuyên về các quy trình đánh giá.

Nhiệm vụ của đội là tổng hợp các kết quả và so sánh chúng để đưa ra kết luận khách quan và đầy đủ nhất Ngoài ra, để đảm bảo rằng người lao động được hỗ trợ, họ sẽ hỗ trợ giám sát an toàn dự án và trình bày các báo cáo liên quan. Đội này đã nhận được các nguồn lực và tương tác với các bộ phận liên quan để thu thập thông tin và cung cấp các đánh giá an toàn chính xác Đội có thể làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng mọi vấn đề liên quan đến an toàn lao động được xem xét và giải quyết một cách hiệu quả.

Có kinh nghiệm trong nhiều dự án và công trình giúp nhận ra các mối nguy hiểm và rủi ro.

 Lập kế hoạch thực hiện

 Kiểm soát việc thảo luận

 Khuyến khích các thành viên tích cực tham gia

 Đảm bảo đủ thời gian để thư ký ghi nhận

 Kiểm soát được thời gian

 Đánh giá được các vấn đề chính

Có hiểu biết sâu sắc về các hoạt động của tổ chức, vật tư, quy trình làm việc và thiết bị được sử dụng hàng ngày.

Hiểu rõ các nguy cơ trong khu vực và các giai đoạn thực hiện công việc mà họ đang theo dõi

Nhà thầu chính am hiểu sâu sắc hoạt động của tổ chức, nắm rõ quy trình làm việc, vật tư, hoạt động hàng ngày và thiết bị sử dụng Họ có năng lực đánh giá và giám sát các quy trình, đảm bảo tuân thủ quy định an toàn lao động.

Ngoài ra, các nhà thầu chính hiểu rõ các nguy cơ trong khu vực và giai đoạn thực hiện các nhiệm vụ mà họ đang theo dõi Điều này cho phép họ phòng ngừa và can thiệp nhanh chóng để đảm bảo an toàn và tránh các tai nạn và sự cố không mong muốn xảy ra.

Có hiểu biết sâu về quy trình công việc và kỹ thuật.

Hiểu các mối nguy liên quan đến công việc trực tiếp hàng ngày.

Người làm việc chính là người có kiến thức chuyên sâu về quy trình thực hiện công việc và kỹ thuật Họ có khả năng áp dụng kiến thức này vào thực tế vì họ hiểu rõ các bước và quy trình cần thiết để thực hiện công việc Họ làm việc hiệu quả và tuân thủ các quy định về an toàn lao động.

2.3.5.Chuyên gia hợp tác của bên thứ ba

Có kinh nghiệm từ những khó khăn trước đây và là một chuyên gia có khả năng nhận diện và đánh giá rủi ro.

Chuyên gia hợp tác từ bên thứ ba là những người giàu kinh nghiệm, đã trải qua nhiều vấn đề thực tế, thử nghiệm và rút kinh nghiệm từ sai lầm Họ sở hữu kiến thức sâu sắc và khả năng phân tích tình huống hiện tại để đưa ra giải pháp và biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Chuyên gia hợp tác từ bên thứ ba sở hữu kinh nghiệm trong việc nhận diện và đánh giá rủi ro, giúp họ hiểu rõ các nguy cơ tiềm ẩn và khả năng đánh giá rủi ro trong quá trình làm việc Nhờ đó, họ có thể đưa ra các đề xuất và phương pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro, bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên liên quan.

Nhận diện mối nguy liên quan đến phạm vi cùng team

Hình 28 Biểu đồ xương cá nhận diện mối nguy 2.4.1.Nhận diện các yếu tố nguy hiểm tập kết, vận hành và bảo trì máy đóng cọc

Bảng 5 Bảng nhận diện yếu tố nguy hiểm sau khi thành lập team

STT Hoạt động Yếu tố nguy hiểm

1 Lắp đặt Xe đóng cọc bị chảy nhớt dễ gây cháy nổ.

STT Hoạt động Yếu tố nguy hiểm

2 Các máy móc, thiết bị điện bị rò rỉ gây ra cháy nổ.

3 Thời tiết nóng, mưa chạm vào mạch điện gây cháy nổ.

4 Chập điện ở buống lái gây cháy.

5 Tia lửa hàn văng bắn xung quanh khu vực ổ điện, phích cắm gây cháy nổ.

6 Dụng cụ thiết bị (kiềm, mỏ lết, ) rơi và va chạm thiết bị trong quá trình lắp dựng.

7 Ngã cao khi người lao động lái xe tới khu vực tập kết do không đóng cửa xe, không cài dây an toàn.

Trong quá trình gia công ramp dốc, cửa máy đóng cọc, các tia lửa hàn văng bắn vào công nhân không trang bị đầy đủ PPE dễ gây chấn thương mắt, tay và các bộ phận khác trên cơ thể.

9 Thiết bị máy móc, vật tư máy đóng cọc, xe cẩu quá cũ kỹ, nguy cơ đứt gãy hư hỏng búa đóng cọc rơi vào người.

Lối đi đến chỗ tập kết nhiều chướng ngại vật (ổ gà, ổ voi, hố to không bằng phẳng) dễ lật xe

11 Vật tư để lộn xộn dễ bị vấp ngã, trơn trượt.

12 Các bulong được cố định tại các khớp nối máy đóng cọc

STT Hoạt động Yếu tố nguy hiểm có dấu hiệu nứt gãy không được bắt chắc chắn dẫn, không cố định dễ rơi đổ.

13 Lật đổ máy đóng cọc dẫn đến đổ sập vào NLĐ do không được níu giữ, bắt chặt đúng kỹ thuật vào công trình.

Hệ ôm kết nối lồng máy đóng cọc vào trục (mast) nếu rơ/ lỏng quá mức có thể làm cho bánh răng tuột hẳn ra khỏi thanh trượt răng và làm rơi tự ròng rọc máy đóng cọc

Dây cáp: Do hạn chế về diện tích lắp đặt, hố thang quá chật hẹp nên lựa chọn loại rời nâng kéo chỉ gồm 1 sợi cáp, hệ thống điều khiển không an toàn rất dễ xảy ra đứt cáp dẫn đến rơi thang.

Hệ thống an toàn không đầy đủ: không có khóa an toàn cửa tầng, hệ thống phanh, cảm biến tải trọng…khi di chuyển nhanh không hãm được dễ rơi tự do.

Tính toán, phân tích tải trọng để bố trí hệ thống cáp, phanh dự phòng… không đầy đủ dễ dẫn đến rơi, sập máy đóng cọc.

Bề mặt bê tông móng không bằng phẳng tại vị trí các chân máy đóng cọc lồng có thể dẫn đến mất cân bằng tải trọng, làm tăng nguy cơ đổ, sập máy đóng cọc.

19 Mặt bằng lắp dựng chật chội nhiều linh kiện gây khó xoay trở thiết bị; làm lún, nghiêng, ngã đổ thiết bị.

20 Dây nối đất, dây cáp điện rò rỉ điện do nối đất không tốt trong quá trình lắp đặt dễ gây điện giật.

21 Cáp điện nguồn cung cấp không phù hợp (nhỏ), vỏ bọc

STT Hoạt động Yếu tố nguy hiểm không an toàn gây sụt áp, nóng dây cáp điện dẫn đến giật điện.

Vận hành Rơi ngã xuống hố thang do thiếu đèn chiếu sáng, không có cửa buồng thang hoặc cửa tầng không có cơ cấu khóa liên động đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

23 Ngã, rơi qua khe hở giữa lồng và sàn công trình.

24 Rơi lồng, rơi hàng trong lúc vận chuyển.

25 Lật đổ do gió to, do chằng giữ không chắc chắn.

Sập sàn (thùng, khoang) nâng tải do hiện tượng đứt cáp khi nâng quá tải; công tắc hành trình không hoạt động, phanh hoạt động không tốt.

27 Ngã, kẹp trên cao trong khi xếp, dỡ hàng ở trên cao do không có lan can.

28 Té ngã do dây cáp bị xoắn.

29 Té ngã do không tuân thủ các hướng dẫn kỹ thuật.

30 Tuột móc hàng gây rơi hàng nguy hiểm đến người xung quanh.

Khoảng hở quá lớn giữa bánh răng và thanh răng máy đóng cọc khi phanh có thể khiến lồng máy rung hoặc va chạm mạnh, gây nguy hiểm cho người lao động đứng bên trong, dẫn đến va đập và té ngã.

32 Thao tác, báo tín hiệu sai giữa người vận hành cẩu và phụ cẩu dẫn đến gây té ngã, va đập cho người lao động.

STT Hoạt động Yếu tố nguy hiểm

33 Thao tác, báo tín hiệu sai giữa người vận hành cẩu và phụ cẩu dẫn đến gây té ngã, va đập cho người lao động.

Bảo trì Đứt cáp khi cáp bị ăn mòn, bị kẹt dẫn đến sập sàn (thùng, khoang) nâng tải.

35 Điện giật do thiết bị điện, motor rò rỉ điện, cách điện bị hư hỏng.

36 Rơ/ lỏng quá mức có thể làm cho bánh răng tuột hẳn ra khỏi thanh trượt răng và làm rơi tự do lồng máy đóng cọc.

Thiết bị chống rơi của máy đóng cọc (cụm phanh chống rơi) hết niên hạn sử dụng nên không có tác động hãm cabin lại dẫn đến máy đóng cọc rơi tự do gây ra thương vong.

38 Không được kiểm định về tải trọng, phòng ngừa,… theo đúng quy định dẫn đến các tai nạn rơi máy đóng cọc.

2.4.2 Nhận diện các yếu tố có hại tập kết, vận hành và bảo trì máy đóng cọc

Bảng 6 Bảng nhận diện yếu tố nguy hiểm sau khi thành lập team

STT Hoạt động Yếu tố có hại Phân loại yếu tố có hại

Quá trình lắp đặt đúng tư thế lao động vì vật liệu nặng nếu sai tư thế sẽ gây đau xương khớp

Yếu tố có hại về ergonomics.

2 Nơi lắp đặt không có đủ ánh sáng phù hợp để mà lắp đặt các chi tiết máy đóng cọc.

Yếu tố có hại về chiếu sáng.

3 Trong quá trình lắp đặt máy sẽ tạo ra các sợi Yếu tố có hại về hóa

STT Hoạt động Yếu tố có hại Phân loại yếu tố có hại bụi nhỏ, tróc sơn khi hít vào sẽ dẫn đến bệnh về hóa học học.

4 Bị nhiễm độc do khói từ hàn chi tiết vật liệu để lắp đặt

5 Nơi thực hiện lắp đặt ngoài trời nắng nóng gây choáng cho người lao động

Yếu tố có hại về vi khí hậu

6 Sau quá trình lắp đặt mà không vệ sinh tay chân sẽ dẫn đến cái vi khuẩn gây bệnh.

Yếu tố có hại về vi sinh vật

Vận hành máy đóng cọc tiếng ồn vượt mức quá cho phép khiến người vận hành làm suy giảm thính lực.

Yếu tố có hại về tiếng ồn

Vận hành máy ở ngoài trời nắng nóng gây hiện tượng chóng mặt đến người lao động đang ở trên máy đóng cọc

Yếu tố có hại về vi khí hậu

9 Vận hành máy đóng cọc độ rung quá mức cho phép khiến tay người vận hành bị tê Yếu tố có hại về rung.

Khi thay các vật liệu chi tiết của máy đóng cọc sai tư thế khiến lưng và chân đau nhức

Yếu tố có hại về tư thế lao động không phù hợp

11 Khi thay các vật liệu bị rỉ sét bằng tay không dẫn đến các vi khuẩn xâm nhập vào tay

Yếu tố có hại về vi sinh vật có hại

Khu vực bảo trì không đủ ánh sáng rất khó để xem xét các chi tiết máy có cần thay thế hoặc sữa chữa hay không.

Yếu tố có hại về chiếu sáng

Khái niệm để thực hiện nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro

Tần suất xảy ra/xác suất thực hiện hoặc xác suất về một tình huống xảy ra, hậu quả của việc tiếp xúc với mối nguy hiểm hay khía cạnh môi trường - nguy cơ của một sự kiện dẫn đến hậu quả xấu.

● Mức điểm cho tần suất:

Bảng 7 Mức điểm cho tần suất Điểm Mức độ Mô tả

1 Rất hiếm khi Hầu như không xảy ra tai nạn

2 Hiếm khi 1 lần trong 1 năm

3 Thỉnh thoảng Cách 6 tháng sẽ xảy ra 1 lần

4 Thường xuyên Tháng nào cũng xảy ra

 Tiêu chí cho mức điểm:

- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan

- Tra cứu và sử dụng báo cáo về Tình hình Nghề nghiệp Lao động hàng năm từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tham khảo ý kiến và kinh nghiệm của những người làm việc trong cùng ngành

- Dựa vào tình hình và kinh nghiệm thực tế trong việc đánh giá và quản lý rủi ro

- Sử dụng các nguồn tin đáng tin cậy như báo chí, tạp chí chuyên ngành và các tài liệu có liên quan

Mức độ nghiêm trọng là sự nghiêm trọng của tổn hại có thể xảy ra, là hậu quả của mối nguy hiểm đã nhận dạng.

● Mức điểm cho mức độ nghiêm trọng:

Bảng 8 Mức điểm cho mức độ nghiêm trọng Điểm Mức độ Mô tả

1 Ảnh hưởng không đáng kể Bị thương nhẹ ngoài da

Nghỉ ngơi điều trị trong khoảng thời gian ngắn, ảnh hưởng nhỏ đến nội tạng

Nằm viện trong khoảng thời gian dài, tổn thương sâu đến nội tạng, các bộ phận trong cơ thể

4 Rất nghiêm trọng Chết người

 Tiêu chí cho mức điểm:

- Mức độ nghiêm trọng là sự nghiêm trọng của tổn hại có thể xảy ra, là hậu quả của mối nguy hiểm đã nhận dạng

- Khi xây dựng các tiêu chí này, nhóm cần tham khảo và căn cứ vào những nguồn sau đây:

- Báo cáo về Tình hình Nghề nghiệp Lao động hàng năm ban hành bởi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Các báo cáo của công ty xây dựng Central liên quan đến vấn đề đánh giá rủi ro

- Nghị định 39/2016/NĐ-CP để xác định các loại tai nạn và các quy định liên quan

Bài viết này cung cấp kiến thức chuyên môn từ các chuyên gia trong lĩnh vực, kết hợp với ý kiến đóng góp và kinh nghiệm thực tế từ những người đang làm việc trong ngành.

Bảng 9 Mức điểm cho rủi ro Điểm Mức độ Bậc rủi ro Biện pháp đề ra

1 - 3 Thấp I Bộ phận tự kiểm soát, không cần có biện pháp kiểm soát chung

4 - 6 Trung bình II Bộ phận tự xử lý, lập báo cáo cho bộ phận an toàn

Báo cho bộ phận an toàn, tìm biện pháp giải quyết giảm xuống mức rủi ro thấp nhất có thể, sau khi hoàn thành báo cáo cho ban lãnh đạo

Trong trường hợp phát hiện nguy hiểm, hãy dừng công việc ngay lập tức, báo cáo tình hình cho ban lãnh đạo và khẩn trương tìm giải pháp xử lý Chỉ được làm việc lại khi các mối nguy hiểm đã được loại bỏ hoàn toàn.

● Công thức tính điểm rủi ro:

Rủi ro được xác định theo công thức sau: (Theo ISO 45001:2018 Mục 3.21)

Rủi ro = Mức độ nguy hiểm x Tần suất nguy hiểm.

- Mức độ nguy hiểm là hậu quả gây ra bởi sự cố hoặc tai nạn.

- Tần suất nguy hiểm tỷ lệ thuận với những lần tiếp xúc với các thiết bị làm việc hoặc những mối nguy hiểm trong công việc đó.

Mặc dù việc máy đóng cọc rơi tự do trong quá trình vận hành rất hiếm gặp, nhưng hậu quả khi xảy ra là vô cùng nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong.

Mức độ rủi ro được xác định là R = 1 x 4 = 4, do đó, các bộ phận tự kiểm soát cần thực hiện các biện pháp để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của vấn đề xuống mức thấp nhất có thể.

Tiêu chí chọn ma trận rủi ro 4x4

Bảng 10 Tiêu chí chọn ma trận rủi ro 4x4

Bảng 11 Bảng nhận diện mối nguy cho máy đóng cọc

STT Công việc Hoạt động

Nguyên nhân ĐGRR Nguồn/ BPKS

Tập kết thiết bị máy đóng cọc về công trường

Xăng dầu rò rỉ của xe tải Cháy nổ

CN: Do chưa kiểm tra bảo trì bảo dưỡng xe trước khi lái

Trước khi lái xe, cần kiểm tra giấy đăng ký xe, giấy kiểm định xe (đối với xe cẩu thùng), bằng lái xe của tài xế, đồng thời kiểm tra xem xe có bị rò rỉ hay hoạt động tốt hay không.

Va chạm KV: Chưa phân chia rõ ràng khu vực làm việc giữa con người và xe

2 3 6 - II BPHC: Kiểm tra giấy đăng ký xe, giấy kiểm định xe còn hạn định, bằng lái xe của tài xế.

- Tốc độ xe chạy trong công trường phải từ tốn, không quá 10km/h.

STT Công việc Hoạt động

Nguyên nhân ĐGRR Nguồn/ BPKS

- Xe cơ giới chạy trong công trường theo lộ trình đã được quy định, hướng dẫn. Tránh đi vào khu vực không được quy hoạch cho xe cơ giới chạy

KV: Vật cản để lung tung trên đường vận chuyển CN: Dùng sức người khiêng không nổi làm đổ ngã

BPKT: Dọn dẹp vật cản trên đường di chuyển Thay thế: Sử dụng xe kéo khi vận chuyển vật tư

4 Bước 1: Lắp đặt bộ phận

Bề mặt bê tông móng Đổ sập KV: Bề mặt bê tông móng tại vị

2 4 8-III BPKT: Sử dụng vữa grouting có nhiều lợi ích:86

STT Công việc Hoạt động

Nguyên nhân ĐGRR Nguồn/ BPKS

Tình huống/ nguy cơ F S R móng trí các chân máy đóng cọc lồng không phẳng đều gây mất cân bằng tải trọng triệt tiêu độ không đồng đều bề mặt, triệt tiêu độ không cùng độ cao của các chân, tăng độ liên kết giữa chân đế máy đóng cọc và khối móng,

5 Vật tư để không ngay ngắn nơi mặt bằng lắp dựng

Va quẹt KV: Mặt bằng lắp dựng không tuân thủ 5S, để nhiều chướng ngại vật

4 1 4-II - BPKT: Xếp gọn các linh kiện có trên mặt bằng

- BPHC: Khoanh vùng thi công an toàn và dán bảng cảnh báo cho người và thiết bị khác phòng tránh vật rơi, vật lăn, va quẹt

STT Công việc Hoạt động

Nguyên nhân ĐGRR Nguồn/ BPKS

Bước 2: Điều chỉnh cơ cấu truyền động

Lồng máy đóng cọc Rơi

TB: Rơ/lỏng quá mức làm cho bánh răng tụt khỏi thanh răng.

BPKT: - Kiểm tra chặt chẽ các mối nối giữa bánh răng và thanh răng trước khi lắp đặt máy đóng cọc

- Sử dụng các loại bánh răng và thanh răng chất lượng tốt, có khả năng chịu lực cao.

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy đóng cọc để bảo đảm an toàn

7 Dây xích cáp Đứt cáp dẫn đến rơi cọc

TB: Lựa chọn loại rời nâng kéo chỉ gồm 1 sợi dây cáp dễ xảy ra đứt

1 4 4-II Thay thế: Sử dụng loại rời nâng kéo gồm 2 sợi dây cáp song song, loại dây cáp có chất lượng tốt, khả năng88

STT Công việc Hoạt động

Nguyên nhân ĐGRR Nguồn/ BPKS

Tình huống/ nguy cơ F S R chịu lực cao.

Bước 3: Điều chỉnh hệ thống nâng

Truyền động của bánh răng

Cuốn kẹp tay, lệch khỏi quỹ đạo

CN: Không kiểm tra kỹ các cơ cấu trước khi đưa vào hoạt động, vô tình không chú ý đưa vào

BPKT: Sử dụng các thiết bị an toàn: bao che bánh răng, thiết bị ngắt khẩn cấp.

Khi thiết kế bộ phận truyền động của bánh răng sao, cần lưu ý loại bỏ hoàn toàn khe hở hoặc khoảng trống để tránh nguy cơ tay bị cuốn kẹp Sử dụng găng tay bảo hộ là biện pháp phòng ngừa cần thiết trong quá trình thao tác với bộ phận này.

- Tắt nguồn điện trước khi thực hiện việc điều chỉnh các thiết bị truyền động của bánh răng

9 Bước 4: Lắp Đưa tay vào Giật điện TB: Dây điện còn 3 3 9-III BPKT: Sắp xếp dây điện đi

STT Công việc Hoạt động

Nguyên nhân ĐGRR Nguồn/ BPKS

Tình huống/ nguy cơ F S R hệ thống dây điện phần hở dây điện. hơi lỏng KV: trong máy đóng cọc vật liệu làm từ sắt dễ rò điện, chưa được nối đất bảo vệ dây gọn gàng, thêm lớp băng cách điện vào vùng dây điện bị hở hoặc thay dây điện khác

Bộ phận kim loại của lồng nâng bị rò điện

TB: Dòng điện rò rỉ ra vỏ do phần cách điện bị hỏng, đồng thời thiết bị nâng không được nối đất bảo vệ

BPKT: - Nối đất các thiết bị điện, dây dẫn điện.

- Kiểm tra các dây điện trước khi chuẩn bị lắp và thay thế nếu cần thiết

10 Bước 5: Kiểm tra hệ thống đối trọng. Đối trọng không đủ

Rơi TB: Đối trọng còn ít so với tiêu chuẩn sẽ tạo áp

1 4 4-II BPKT: Nên lắp đầy đủ hệ thống đối trọng.

- Sau khi lắp hệ thống đối90

STT Công việc Hoạt động

Nguyên nhân ĐGRR Nguồn/ BPKS

Tình huống/ nguy cơ F S R lực lớn cho trong lồng máy đóng cọc và người ở trong đó.

KV: Nếu đối trọng không đủ thì trong máy đóng cọc và vùng dưới máy đóng cọc sẽ là vùng nguy hiểm trọng nên kiểm tra lại.

11 Khung đối trọng Dập tay chân

CN: Thiếu trang bị PTBVCN: găng tay bảo hộ.

Phát tín hiệu sai khi làm việc.

BPHC: Huấn luyện lại quy trình làm việc, ra tín hiệu và xác nhận tín hiệu khi làm việcPPE: Mang găng tay bảo hộ91

STT Công việc Hoạt động

Nguyên nhân ĐGRR Nguồn/ BPKS

Bước 6: Kiểm tra công tắc vận hành

Mảnh vụn kim loại Văng bắn

CN: Không mang PTBVCN như mắt kính, khẩu trang để bảo vệ cơ thể khỏi chấn thương

PPE: Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động: mũ bảo hộ, kính,

BPKT: Sử dụng máy khoan có ống thoát phôi kim loại ra khỏi khu vực làm việc, giảm thiểu nguy cơ văng bắn hoặc bộ phận chắn phôi

- Sử dụng mũi khoan phù hợp, tốc độ phù hợp

13 Dây dẫn điện bị hở Điện giật

TB: Dây dẫn điện bị hở dẫn đến điện dẫn qua các thiết bị và giật điện

Thay thế: Dùng dây điện có lớp vỏ cách điện dày và tốt thay thế dây điện bị hở

14 Lắp đặt Rơi TB: Không lắp 1 3 3-I BPKT: Lắp đặt hệ thống

STT Công việc Hoạt động

Nguyên nhân ĐGRR Nguồn/ BPKS

Trong trường hợp bu lông FSR không chắc chắn, việc siết chặt bu lông vào vị trí cố định có thể dẫn đến tình trạng bu lông bị lỏng và rơi ra Để khắc phục, cần cố định công tắc hành trình tại một vị trí thật chặt bằng cách siết chặt vào các chi tiết thanh sắt, đảm bảo độ chắc chắn và tránh tình trạng công tắc hành trình bị lỏng lẻo.

15 Bước 7: Kiểm tra cuối cùng

Máy đóng cọc di chuyển bất ngờ

Va chạm KV: Chưa lắp đặt bao che khu vực máy đóng cọc, phân chia khu vực của máy và con người CN: Chưa ngắt toàn bộ nguồn điện cấp vào máy đóng cọc khi tiến hành kiểm tra kỹ

- Tắt toàn bộ nguồn điện cấp vào máy đóng cọc trước khi tiến hành kiểm tra

- Lắp đặt bao che khu vực máy đóng cọc, phân chia vùng làm việc của máy móc và con người

STT Công việc Hoạt động

Nguyên nhân ĐGRR Nguồn/ BPKS

Tình huống/ nguy cơ F S R thuật bên ngoài

Bộ phận điện của máy đóng cọc

TB: Nối đất chưa hiệu quả làm rò rỉ điện vào các phần kim loại của máy đóng cọc CN: Chưa ngắt toàn bộ nguồn điện cấp vào máy đóng cọc khi tiến hành kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

- Thực hiện nối đất các hệ thống điện của máy đóng cọc

- Ngắt nguồn điện trước khi tiến hành kiểm tra

17 Bước 8: Vận hành Độ cao 2m trên đầu cọc xuống mặt đất

Ngã cao TB: Bậc thang quá nhỏ đứng bên trên điều phối gây dễ trượt ngã.

3 3 9-III BPKT: Lắp đặt thang có trụ bám tốt, to để người lao động không dễ dàng bị té ngã Lắp thêm dây đai, lưới94

STT Công việc Hoạt động

Nguyên nhân ĐGRR Nguồn/ BPKS

CN: Mất tập trung do tiếng ồn to. ở dưới.

18 Nguồn: Dây xích trên cọc

QT: Quy trình vận hành không đúng, không kiểm tra kiểm định trước khi làm việc TB: Dây xích gỉ, đồ bền kém.

BPKT: Có cọng dây ở xa để điều phối thay vì đứng ở dưới để vận hành. BPHC: Kiểm tra kiểm định kỹ càng trước khi làm việc.

Tháo không đúng quy trình

Sập đổ CN: Không làm theo hướng dẫn của người kiểm soát, bản vẽ TB: Do vật liệu

1 4 4-II BPHC: Làm theo sự hướng dẫn của chỉ huy, tổ trưởng đang cầm bản vẽ và không tự ý làm đảo quy trình tháo dỡ của máy đóng cọc95

STT Công việc Hoạt động

Nguyên nhân ĐGRR Nguồn/ BPKS

Tình huống/ nguy cơ F S R nặng nên sẽ gây ảnh hưởng các chi tiết khác sẽ sập xuống.

Chiều cao khu vực tháo dỡ

KV: Không có tấm chắn chống rơi

CN: Không trang bị dây đeo an toàn

Khi làm việc trên cao, việc sử dụng dây bảo hộ là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người lao động Ngoài ra, việc bổ sung các tấm chắn xung quanh khu vực làm việc cũng góp phần ngăn ngừa nguy cơ rơi xuống từ độ cao.

- Lắp tấm chắn ở dưới máy cọc

21 Vận hành Đóng cọc vào đất

Rơi HV: NLĐ dùng băng keo dán công tắc đóng mở cửa lồng thang để

2 2 4-II BPKT: Lắp tấm chặn chân và bao quanh bằng lưới thép hoặc các vật liệu phù hợp khác để ngăn các vật96

STT Công việc Hoạt động

Nguyên nhân ĐGRR Nguồn/ BPKS

Trong quá trình vận hành thang, việc FSR đưa vật vào và đi lên thang tiềm ẩn nguy cơ vật liệu, sản phẩm bị rơi ra ngoài, gây nguy hiểm cho người lao động Để đảm bảo an toàn, Ban Phòng Cháy Chữa Cháy cần thường xuyên giám sát và kiểm tra hành vi không an toàn của người lao động.

22 Dây cáp đứt Sập sàn nâng tải

CN: Đứt cáp tời, cáp tải hàng do nâng quá tải so với quy định của máy đóng cọc, và không được bảo trì bảo dưỡng.

BPKT: Kiểm tra ,bảo trì, bảo dưỡng định kỳ các dây cáp trước khi bắt đầu vào ca làm Thay thế: Yêu cầu thay thế nếu thấy không an toàn

23 Vận tốc máy đóng cọc

CN: Thao tác/ báo tín hiệu sai

2 3 6-II BPHC: - Kiểm soát kỹ lưỡng thao tác của người vận hành và phụ cẩu trước khi thực hiện97

STT Công việc Hoạt động

Nguyên nhân ĐGRR Nguồn/ BPKS

Để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành máy đóng cọc, cần đào tạo và hướng dẫn công nhân đầy đủ về quy trình vận hành Việc trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) như nón bảo hộ, dây đeo an toàn, là vô cùng cần thiết để bảo vệ người lao động khỏi các nguy hiểm tiềm ẩn.

24 Phanh bị mòn/ bị chai (biến cứng)

Tuột phanh gây rơi lồng nâng

TB: Do phanh bị mòn không đều hoặc do lực lò xo của phanh quá yếu dẫn đến phanh bị cháy CN: Không kiểm tra,bảo trì thường

1 4 4-II BPKT: Kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng đảm bảo rằng phanh luôn hoạt động tốt, nhạy.

STT Công việc Hoạt động

Nguyên nhân ĐGRR Nguồn/ BPKS

Tình huống/ nguy cơ F S R xuyên

Bảo trì toàn bộ motor & hộp số Đưa tay vào motor để lấy ra Điện giật

TB: Chưa tắt nguồn điện của máy máy đóng cọc đưa tay vào dẫn đến bị điện giật CN: Quá trình bảo trì người kỹ sư không mang bao tay cách điện

BPKT: Tắt nguồn điện của máy đóng cọc trước khi lấy motor và hộp số ra. PPE: Trang bị đầy đủ PPE cho người kỹ sư.

26 Sửa chữa bộ phận chống rơi

Sữa bộ phận chống rơi ở trên cao khiến vật dễ rớt xuống

Vật rơi CN: Sai quá trình bảo trì bộ phận chống rơi.

3 2 6-II BPKT: Nên bảo trì lúc máy đóng cọc hạ xuống bằng với mặt đất để bảo trì.

STT Công việc Hoạt động

Nguyên nhân ĐGRR Nguồn/ BPKS

Quá trình sửa chữa sẽ tiếp xúc với thanh sắt

TB: Tắt máy đóng cọc trước khi bảo trì.

CN: Nhận thức của người bảo trì kém vì không tắt máy đóng cọc trước khi bảo trì.

BPKT: Nên tắt nguồn điện trước khi bảo trì máy đóng cọc BPHC: Nên gắn các biển báo cảnh cáo không cho NLĐ lại gần khi thiết đang trong quá trình bảo trì.

28 Sơn mới toàn bộ máy đóng cọc đã qua sử dụng

Mùi hóa học của sơn

Hít hóa chất TB: Không trang bị đầy đủ PTBVCN khiến NLĐ bị bệnh nghề nghiệp hóa chất

Để đảm bảo an toàn khi sơn đồ vật, cần lưu ý: 3-2-6-II BPHC - luôn khoan vùng và rào chắn khu vực đang sử dụng đồ sơn Gắn lên tường tờ quy định tuân thủ khi sơn đồ vật PPE - Trang bị mặt nạ hoặc khẩu trang phòng độc từ sơn.

STT Công việc Hoạt động

Nguyên nhân ĐGRR Nguồn/ BPKS

29 Thay thế cáp đã bị hư Độ cao từ vị trí treo cáp đến mặt đất

KV: Không có tấm chắn chống rơi.

CN: Không mang dây đeo an toàn khi làm việc trên cao.

TB: Chỗ để cố định dây đeo an toàn không chịu nổi lực.

Đánh giá rủi ro và biện pháp kiểm soát

3.1.JSA đánh giá lỗi con người sau quá trình đánh giá HIRAC máy móc, vị trí và quy trình làm việc.

3.1.1.Lý do tại sao lại phải xây dựng JSA kiểm soát hành vi con người sau khi kiểm soát mối nguy khu vực thiết bị

Mặc dù đã thực hiện đầy đủ quy trình HIRAC để kiểm soát mọi mối nguy tiềm ẩn trong khu vực và thiết bị trước khi người lao động vào làm việc, hành vi của con người vẫn là một yếu tố nguy hiểm Do đó, trong chương này, nhóm chúng em xin phép được xây dựng quy trình JSA nhằm kiểm soát hành vi và đảm bảo các bước làm việc an toàn cho con người.

Tại sao lại xây dựng nhiều WI trong mỗi JSA cho quá trình làm việc an toàn cho con người khi tiến vào môi trường làm việc, với các lý do dưới đây nhóm sẽ đưa ra một số nhận định:

- Đặc thù máy móc: Máy đóng cọc là máy thực hiện một chức năng duy nhất là đóng cọc từ đó nhận ra cả quy trình làm việc NLĐ chỉ tiếp xúc nhiều nhất với một máy là máy đóng cọc, vì vậy WI là công cụ vừa và đủ để NLĐ có thể đọc và hiểu ngay sau khi thực hiện.

- Đặc thù công việc: Làm việc với máy đóng cọc, để có thể đảm bảo an toàn lao động cũng như hiệu quả công việc thì cần tập hợp một nhóm NLĐ cùng làm việc nhịp nhàng với nhau, công việc đòi hỏi sự tập trung, tính kỷ luật cao từ đây để đảm bảo tính trật tự này thì các bước của WI là phù hợp với tính chất công việc với máy đóng cọc.

Quá trình Job Safety Analysis (JSA) (Phân Tích An Toàn Công Việc) sau khi đã đảm bảo thực hiện Hazard Identification, Risk Assessment, and Control (HIRAC) tại khu vực thiết bị thường bao gồm sau đó là đánh giá hoạt động của con người sau đó.

XÂY DỰNG QUY TRÌNH VẬN HÀNH AN TOÀN MÁY ĐÓNG CỌC

JSA đánh giá lỗi con người sau quá trình đánh giá HIRAC máy móc, vị trí và

3.1.1.Lý do tại sao lại phải xây dựng JSA kiểm soát hành vi con người sau khi kiểm soát mối nguy khu vực thiết bị

Mặc dù đã kiểm soát toàn bộ mối nguy khu vực và thiết bị theo quy trình HIRAC ở chương 2, hành vi con người vẫn là yếu tố tiềm ẩn nguy hiểm Do đó, mục tiêu của chương này là xây dựng quy trình JSA để kiểm soát hành vi và đảm bảo các bước làm việc an toàn cho con người.

Để đảm bảo an toàn cho người lao động khi làm việc, việc xây dựng nhiều WI (Work Instruction) trong mỗi JSA (Job Safety Analysis) là cần thiết Nhóm sẽ đưa ra một số nhận định để giải thích lý do tại sao việc này lại quan trọng.

- Đặc thù máy móc: Máy đóng cọc là máy thực hiện một chức năng duy nhất là đóng cọc từ đó nhận ra cả quy trình làm việc NLĐ chỉ tiếp xúc nhiều nhất với một máy là máy đóng cọc, vì vậy WI là công cụ vừa và đủ để NLĐ có thể đọc và hiểu ngay sau khi thực hiện.

- Đặc thù công việc: Làm việc với máy đóng cọc, để có thể đảm bảo an toàn lao động cũng như hiệu quả công việc thì cần tập hợp một nhóm NLĐ cùng làm việc nhịp nhàng với nhau, công việc đòi hỏi sự tập trung, tính kỷ luật cao từ đây để đảm bảo tính trật tự này thì các bước của WI là phù hợp với tính chất công việc với máy đóng cọc.

Sau khi hoàn thành bước xác định nguy cơ, đánh giá rủi ro và kiểm soát (HIRAC) cho thiết bị, phân tích an toàn công việc (JSA) sẽ tiếp tục đánh giá các hoạt động của con người tại khu vực đó.

Xác định các hoạt động cụ thể bằng biểu đồ:

- Danh sách các nhiệm vụ: Lập danh sách các công việc cụ thể liên quan đến thiết bị hoặc khu vực thiết bị cần phân tích.

- Đánh giá công việc: Xem xét các bước hoặc hoạt động cụ thể của công việc để hiểu rõ quy trình làm việc.

- Nhận diện mối nguy của hành vi con người: Xác định các mối nguy tiềm ẩn có thể xuất hiện trong các bước của quy trình làm việc.

- Đánh giá mức độ rủi ro: Đánh giá mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra của các mối nguy đã xác định Điều này thường bao gồm việc xác định khả năng và hậu quả của mỗi mối nguy. Đề Xuất Biện Pháp Kiểm Soát:

Biện pháp phòng ngừa tập trung vào việc giảm thiểu hoặc loại bỏ các mối nguy bằng cách sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân, cải thiện quy trình làm việc hoặc thay đổi thiết bị.

- Biện pháp ứng phó khẩn cấp: Xác định các bước cần thực hiện trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc tai nạn.

Cập nhật quy trình và hướng dẫn:

- Sửa đổi quy trình: Cập nhật các quy trình làm việc và hướng dẫn an toàn dựa trên các biện pháp kiểm soát đã đề xuất.

- Tài liệu hóa: Ghi lại tất cả các bước trong JSA và đảm bảo rằng tài liệu này được phân phối và công nhận bởi tất cả các bên liên quan. Đào Tạo và Đưa Vào Áp Dụng:

Để đảm bảo an toàn, việc đào tạo nhân viên về các biện pháp kiểm soát và quy trình an toàn mới là điều cần thiết Việc này giúp nhân viên hiểu rõ các quy định và thực hiện đúng các biện pháp an toàn trong công việc.

- Áp dụng thực tế: Theo dõi việc thực hiện các biện pháp kiểm soát và đảm bảo rằng các quy trình an toàn được tuân thủ trong thực tế.

Giám Sát và Đánh Giá Hiệu Quả:

- Giám sát thường xuyên: Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp kiểm soát để đảm bảo chúng đang hoạt động hiệu quả.

Để đảm bảo hiệu quả, việc đánh giá định kỳ và điều chỉnh các biện pháp là rất cần thiết Phản hồi từ nhân viên và kết quả giám sát sẽ là cơ sở để đưa ra những thay đổi phù hợp.

3.1.2.Bảng diễn giải quy trình cho lưu đồ lắp đặt và vận hành máy đóng cọc

3.1.2.1.Tại sao lại thục hiện bảng diễn giải cho lưu đồ làm việc

Để đảm bảo an toàn, nhóm sẽ đánh giá khu vực làm việc và máy móc thiết bị, kiểm soát rủi ro một cách triệt để Sau đó, khi công nhân bắt đầu làm việc, sẽ có các bước kiểm soát cụ thể, bao gồm biểu mẫu, người phụ trách và cách thức thực hiện Việc phân tích chi tiết các bước này giúp xây dựng quy trình làm việc chính xác, đầy đủ, tránh bỏ sót và tạo nền tảng vững chắc cho quy trình vận hành an toàn SOP và SWP.

3.1.2.2.Diễn giải lưu đồ lắp đặt: biểu mẫu thực hiện, người thực hiện phụ trách và giải thích yêu cầu công việc

Bảng 12 Bảng diễn giải lưu đồ thực hiện JSA kiểm soát hành vi con người trong quá trình lắp đặt

Lưu đồ Biểu mẫu thực hiện

Người phụ trách Giải thích công việc

Giấy chứng nhận thi công thực hiện, giấy khảo sát môi trường.

Nội dung cụ thể tại mục 1.5.1, 1.5.2, 1.5.3 về yêu cầu những thứ cần có trước khi lắp đặt

Người sử dụng lao động: Giám đốc, chủ thầu chính

Trước khi bắt đầu công việc, người lao động cần khai báo xin cấp phép làm việc và tiến hành khảo sát địa chất để đảm bảo khu vực an toàn và phù hợp Khu vực làm việc cần được san bằng, cây cối và vật cản cần được loại bỏ để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công.

3.2.3.2 Nội dung cụ thể tại mục 1.5.4 bước 1

Người lao động thực hiện công tác lắp dựng, người chỉ huy điều phối

Khi thực hiện dựng máy cở sở người chỉ huy cần thực hiện công tác nhận diện mối nguy đánh giá rủi ro, lâp106

Lưu đồ Biểu mẫu thực hiện

Người phụ trách giải thích công việc và chỉ đạo cách thức thực hiện, sau đó nhắc nhở người lao động Người lao động được đào tạo kỹ năng chuyên môn và đảm bảo sức khỏe khi bắt đầu công việc.

Nội dung cụ thể tại mục 1.5.4 bước 2

Người lái xe cẩu và người chỉnh cột dẫn

Để vận hành xe cẩu an toàn, người lái cần có bằng lái xe cẩu và làm việc theo sự chỉ huy của người phụ trách Người chỉnh cột cần có kỹ năng chuyên môn để đảm bảo cột thẳng đứng, tránh nghiêng vẹo, gây đổ sập và tai nạn.

Lưu đồ Biểu mẫu thực hiện

Người phụ trách Giải thích công việc

Nội dung cụ thể tại mục 1.5.4 bước 3

Người chỉ huy và người lao động

Người chỉ huy sẽ giám sát các cột để theo dõi hành vi của người lao động, đảm bảo người lao động không có hành vi bỏ bước, làm việc thiếu tập trung có thể gây ra tai nạn.

Nội dung cụ thể tại mục 1.5.4 bước 4

Người lao động Người lao động luồn các puly vào cáp theo quy trình lao động đã đề ra, ở đây WI

4 nhóm xây dựng các bước người lao động buộc phải tuân theo không được bỏ 1 bước nào đảm bảo không gây ra sai sót.

3.2.3.6 Nội dung cụ thể tại mục 1.5.4 bước 5

Người lái vận hành máy đóng cọc, kỹ sư đo tải

Thử tải trước khi vận hành đảm bảo tải trọng giới hạn trước khi thực hiện công tác làm việc vì vậy người vận108

Lưu đồ Biểu mẫu thực hiện

Quy trình lắp đặt an toàn cho NLĐ với máy đóng cọc

3.2.1.Quy trình lắp đặt máy đóng cọc

Hình 29 Lưu đồ lắp dựng máy đóng cọc

3.2.2.JSA cho quy trình lắp dựng máy đóng cọc

Bảng 14 Bảng JSA cho công tác tập kết và lắp đặt máy đóng cọc

Mô tả công việc Công tác tập kết và lắp đặt máy đóng cọc

CÔNG VIỆC RỦI RO BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NGƯỜI CHỊU TRÁCH

Nhân lực không đủ, thiếu kỹ năng chuyên môn

Phải đủ 5 người : 1 người điều khiển máy cẩu, 3 công nhân móc cáp và bắt bu lông, 1 người điều khiển quá trình lắp dựng.

Người lao động phải có giấy chứng nhận làm việc:

Thẻ nhóm 3, giấy chứng nhận điều khiển xe cẩu,…

Huấn luyện, cung cấp thông tin công việc, nhắc nhở và cảnh báo kỷ luật trước khi vào công trình làm việc.

Người tuyển dụng Người giám sát Người quản lý

2 Chuẩn bị mặt bằng lắp 2 Mặt bằng gồ ghề làm đổ 2.1 San bằng mặt bằng làm Chủ doanh nghiệp

Mô tả công việc Công tác tập kết và lắp đặt máy đóng cọc

CÔNG VIỆC RỦI RO BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NGƯỜI CHỊU TRÁCH

2 ảnh hưởng di chuyển và lắp dựng Ảnh hưởng tới người qua lại như bị chắn lối đi, bị thương do va quẹt, vấp té…

3 việc Phá dỡ sỏi đá chắn đường Loại bỏ cây cối che chắn tầm nhìn làm việc.

Sắp xếp thiết bị cẩu gọn gàng, thuận tiện lấy khi lắp dựng cẩu.

Giăng dây cảnh báo xung quanh khu vực thi công và đặt biển cảnh báo.

Không đứng sau lưng xe cẩu nếu phía sau nhỏ hẹp.

3 Bước 1: Dựng máy cơ 3 Đổ sập do mặt bằng còn 3.1 Kiểm tra lại, khảo sát lại hệ Giám sát

Mô tả công việc Công tác tập kết và lắp đặt máy đóng cọc

CÔNG VIỆC RỦI RO BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NGƯỜI CHỊU TRÁCH

2 gồ ghề chưa đảm bảo.

Hệ thống chân chống va quẹt phải người lao động

2 thống đất được làm bằng theo “TCVN 9394:2012 về đóng và ép cọc - Thi công và nghiệm thu”.

Thử nghiệm bằng cọc trước khi lắp đặt chính.

Để đảm bảo an toàn, khu vực nguy hiểm cần được bao quanh bằng dây cấm, ngăn chặn người không có phận sự tiếp cận Chỉ những người lao động có kiến thức và được đào tạo phù hợp mới được phép tiếp xúc với khu vực này.

4 Bước 2: Lắp dựng các đoạn cột dẫn

Cẩu trục bị đứt, rơi cột dẫn

1 Đảm bảo đúng tải trọng của cẩu trục với cột dẫn

Mô tả công việc Công tác tập kết và lắp đặt máy đóng cọc

CÔNG VIỆC RỦI RO BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NGƯỜI CHỊU TRÁCH

Va chạm cẩu trục vào người lao động. Đổ sập

Cột/móc cột dẫn đúng cách tránh bị rơi xuống

Người điều phối cột dẫn đúng cách phải được huấn luyện

Có đoạn dây móc để điều phối cột từ khoảng cách xa.

Hiệu lệnh nhất quán từ người điều phối và người lái xe, đảm bảo hiệu quả.

Bắt bulong giữa các cột một cách chắc chắn

Dùng máy để bắt bulong.

Kiểm tra kỹ lại sau mỗi lần

Mô tả công việc Công tác tập kết và lắp đặt máy đóng cọc

CÔNG VIỆC RỦI RO BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NGƯỜI CHỊU TRÁCH

5 Bước 3: Kiểm tra và bôi trơn

Dùng dầu có chất lượng tốt tránh để ăn mòn tay Dùng bao tay chuyên dụng Đeo khẩu trang chuyên dụng khi kiểm tra

6 Bước 4: Luồn cáp qua các puly

Bắt chặt các thanh chống xiên.

Dựng bạt, lưới hứng nếu có tình trạng thanh rơi.

Mô tả công việc Công tác tập kết và lắp đặt máy đóng cọc

CÔNG VIỆC RỦI RO BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NGƯỜI CHỊU TRÁCH

Có biển cảnh bảo xung quanh khu vực.

Kiểm tra tang trước khi làm việc.

Không để tang vượt quá tải.

7 Bước 5: Thử tải giá búa 7.

Lắp đặt đối trọng trước khi thử tải.

Người điều khiển và người điều phối tải phải cùng tín hiệu để thử tải. Điều phối đóng cọc từ xa bằng cọng dây

Kiểm định từ trước, nếu

Mô tả công việc Công tác tập kết và lắp đặt máy đóng cọc

CÔNG VIỆC RỦI RO BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NGƯỜI CHỊU TRÁCH

2 rơi thì ngưng làm lại và kiểm tra lại từ đầu.

3.2.3.Xây dựng WI cho quy trình tập kết và lắp đặt

3.2.3.1.WI 1: Chuẩn bị mặt bằng lắp đặt

Hình 30 Quy trình WI 1 chuẩn bị mặt bằng

3.2.3.2.WI 2: Dựng máy cơ sở

Hình 31 Quy trình WI 2 dựng máy cơ sở

3.2.3.3.WI 3: Lắp dựng các đoạn cột dẫn

Hình 32 Quy trình WI 3 lắp dựng các cột dẫn

3.2.3.4.WI 4: Kiểm tra và bôi trơn

Hình 33 Quy trình WI 4 kiểm tra và bôi trơn

3.2.3.5.WI 5: Luồn cáp qua các puly

Hình 34 Quy trình WI 5 luồn cáp qua các puly

3.2.3.6.WI 6: Thử tải giá búa

Hình 35 Quy trình WI 6 thử tải giá búa

Quy trình vận hành an toàn cho NLĐ với máy đóng cọc

3.3.1.Quy trình vận hành máy đóng cọc

Hình 36 Lưu đồ vận hành máy đóng cọc

3.3.2.JSA cho quy trình vận hành máy đóng cọc

Bảng 15 Bảng JSA cho công tác vận hành máy đóng cọc

Mô tả công việc Công tác tập kết và lắp đặt máy đóng cọc

CÔNG VIỆC RỦI RO BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NGƯỜI CHỊU

1 Chuẩn bị mặt bằng thi công

Nhân lực không đủ, thiếu kỹ năng chuyên môn, nền đất ướt té ngã trơn trượt, vật cản

Phải đủ nhân lực như dự định

Người lao động phải có giấy chứng nhận làm việc:

Thẻ nhóm 3, giấy chứng nhận điều khiển xe cẩu,…

Huấn luyện, cung cấp thông tin công việc, nhắc nhở và cảnh báo kỷ luật trước khi vào công trình làm việc.

Mặt bằng thi công cần phải được dọn dẹp sạch

Người tuyển dụng Người giám sát Người quản lý

Mô tả công việc Công tác tập kết và lắp đặt máy đóng cọc

CÔNG VIỆC RỦI RO BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NGƯỜI CHỊU

NHIỆM GS sẽ, bằng phẳng, các công trình cũ phải đập bỏ và dọn sạch xà bần

2 Ép thử cọc bê tông 2.

Hư hại đối với xe cẩu:

Lật xe cẩu, đứt cáp, xì nhớt, cháy nổ …

Rơi vật tư, thiết bị trong quá trình lắp dựng, di chuyển hệ ép.

Phải có giấy kiểm định xe

Tài xế phải có chứng chỉ vận hành Phải có bảo hiểm xe

Phải lót tấm sắt chịu tải dưới chân chống Kiểm tra xe cẩu trước khi làm việc

Ngưng cẩu nếu kiểm tra thấy vật tư, thiết bị bị bám dính hoặc bị đè Giăng dây cảnh báo xung quanh khu vực thi công và

Chủ doanh nghiệp Giám sát

Mô tả công việc Công tác tập kết và lắp đặt máy đóng cọc

CÔNG VIỆC RỦI RO BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NGƯỜI CHỊU

Thao tác, báo tín hiệu sai giữa người vận hành cẩu và phụ cẩu dẫn đến gây té ngã, va đập cho người lao động.

Ngã cao, bị thương do quá trình leo lên cọc kiểm tra bằng mắt từ trên cao

2.4.3 đặt biển cảnh báo Kiểm tra maní, cáp trước khi cẩu Neo, móc cẩn thận không để tuột rơi vật cẩu Trang bị bộ đàm, tiến hành kiểm tra bộ đàm trước mối ca làm việc Đào tạo huấn luyện về phương thức giao tiếp, các kí hiệu, khẩu lệnh

Công nhân phải được kiểm tra sức khỏe.

Phải sử dụng dây an toàn130

Mô tả công việc Công tác tập kết và lắp đặt máy đóng cọc

CÔNG VIỆC RỦI RO BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NGƯỜI CHỊU

2.4.4 khi thi công và trang thiết bị bảo hộ phù hợp.

Móc dây an toàn vào vị trí chắc chắn khi điểu chỉnh cọc.

Không đùa nghịch trong quá trình thi công

3 Bước 1: Xác định vị trí tim cọc trước khi thi công ép cọc

1 Đổ sập do mặt bằng còn gồ ghề chưa đảm bảo.

3.1.1 Kiểm tra lại, khảo sát lại hệ thống đất được làm bằng theo “TCVN 9394:2012 về đóng và ép cọc - Thi công và nghiệm thu”. Đối với người lao động tiếp xúc phải là người có

Mô tả công việc Công tác tập kết và lắp đặt máy đóng cọc

CÔNG VIỆC RỦI RO BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NGƯỜI CHỊU

NHIỆM GS hiểu biết, được huấn luyện.

4 Bước 2: Lắp thiết bị ép vào vị trí có cọc ép.

Cẩu trục bị đứt, rơi cột dẫn

Va chạm cẩu trục vào người lao động. Đổ sập

4.3.1 Đảm bảo đúng tải trọng của cẩu trục với cột dẫn tránh rơi cột dẫn.

Cột/móc cột dẫn đúng cách tránh bị rơi xuống

Người điều phối cột dẫn đúng cách phải được huấn luyện

Có đoạn dây móc để điều phối cột từ khoảng cách xa.

Hiệu lệnh nhất quán từ người điều phối và người

Kỹ sư Người lao động

Mô tả công việc Công tác tập kết và lắp đặt máy đóng cọc

CÔNG VIỆC RỦI RO BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NGƯỜI CHỊU

4.3.3 lái xe, đảm bảo hiệu quả.

Bắt bulong giữa các cột một cách chắc chắn

Dùng máy để bắt bulong.

Kiểm tra kỹ lại sau mỗi lần bắt.

5 Bước 3: Khoan neo vào nền đất.

Kiểm định máy móc, siết chặt nếu phát hiện bulong lỏng lẻo

Lắp đặt ghế chống rung Khoanh vùng vùng nguy hiểm

6 Bước 4: Cho cọc vào khung ép.

Có cọng dây ở xa để điều phối thay vì đứng ở dưới để vận hành.

Kiểm tra kiểm định kỹ càng trước khi làm việc.

Mô tả công việc Công tác tập kết và lắp đặt máy đóng cọc

CÔNG VIỆC RỦI RO BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NGƯỜI CHỊU

Có cọng dây ở xa để điều phối thay vì đứng ở dưới để vận hành.

Làm theo sự hướng dẫn của chỉ huy, tổ trưởng đang cầm bản vẽ và không tự ý làm đảo quy trình cho cọc vào khung của máy đóng cọc

7 Bước 5: Đóng cọc vào đất

Để ngăn chặn nguy cơ rơi cọc, vật tư, sản phẩm trong quá trình nâng, cần lắp đặt tấm chặn chân và bao quanh bằng lưới thép hoặc vật liệu phù hợp khác.

Mô tả công việc Công tác tập kết và lắp đặt máy đóng cọc

CÔNG VIỆC RỦI RO BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NGƯỜI CHỊU

7.2.2 giám sát kiểm tra hành vi không an toàn của NLĐ Kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng định kỳ các dây cáp trước khi bắt đầu vào ca làm Yêu cầu thay thế nếu thấy không an toàn

3.3.3.Xây dựng WI cho quy trình vận hành máy đóng cọc

3.3.3.1.WI 1: Hướng dẫn vận hành cho chuẩn bị mặt bằng thi công

Hình 37 Quy trình WI 1 hướng dẫn vận hành cho chuẩn bị mặt bằng thi công

3.3.3.2.WI 2: Hướng dẫn ép thử cọc

Hình 38 Quy trình WI 2 hướng dẫn ép cọc thử

3.3.3.3.WI 3: Hướng dẫn vận hành máy ép cọc

Hình 39 Quy trình WI 3 vận hành máy ép cọc

Xây dựng quy trình làm việc an toàn cho việc lắp đặt máy đóng cọc

Sau khi hoàn thành đánh giá HIRAC về khu vực làm việc, máy móc và vật tư, cùng với việc xây dựng JSA về kiểm soát hành vi con người, nhóm đã thu thập đủ dữ liệu để tiến hành xây dựng kế hoạch an toàn (SWP) cho việc vận hành máy đóng cọc.

3.4.1.Quy trình làm việc an toàn (SWP_Safety Work Procedures) được vận hành như thế nào trong việc lắp đặt, yêu cầu với NLĐ ra sao ?

Tầm quan trọng của quy trình làm việc an toàn

Việc triển khai các quy trình làm việc an toàn trong một tổ chức là rất quan trọng để duy trì môi trường làm việc an toàn và lành mạnh

Các quy trình này cung cấp cho nhân viên hướng dẫn rõ ràng về cách thực hiện nhiệm vụ một cách an toàn, giảm nguy cơ tai nạn và thương tích tại nơi làm việc.Bằng cách tuân thủ các quy trình làm việc an toàn, các doanh nghiệp chứng minh cam kết ưu tiên sự an toàn và hạnh phúc của nhân viên

Hơn nữa, việc tích hợp các quy trình này vào hoạt động hàng ngày giúp các tổ chức tuân thủ các quy định pháp lý và tiêu chuẩn của ngành đồng thời giảm thiểu các trách nhiệm pháp lý tiềm ẩn Việc nhấn mạnh tầm quan trọng của các quy trình làm việc an toàn không chỉ thúc đẩy văn hóa an toàn tại nơi làm việc mà còn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và năng suất

Việc ưu tiên các quy trình làm việc an toàn là yếu tố quan trọng để xây dựng một môi trường làm việc an toàn và thuận lợi cho mọi nhân viên.

Lợi ích của quy trình làm việc an toàn

Các tổ chức sử dụng các quy trình làm việc an toàn để hướng dẫn nhân viên thực hiện một nhiệm vụ cụ thể từ đầu đến cuối theo một trình tự có tổ chức Các tổ chức thường thiết lập các quy trình làm việc an toàn để giải quyết các mối nguy hiểm hoặc tình huống đáng kể có thể gây ra các rủi ro và trách nhiệm đáng kể khác cho tổ chức Một số lợi ích chính của các quy trình làm việc an toàn bao gồm:

- Tỷ lệ sản xuất cao: Tỷ lệ làm việc tỷ lệ thuận với tinh thần của nhân viên Nhân viên cống hiến nhiều hơn khi họ biết cách thực hiện nhiệm vụ và vận hành máy móc Sự

139 tiện lợi tại nơi làm việc là rất quan trọng khi làm việc với máy móc và ban quản lý phải luôn đảm bảo rằng nhân viên được thông báo.

Nỗi sợ bị thương tích có thể dẫn đến lo lắng, làm giảm hiệu quả sản xuất Sử dụng thiết bị phức tạp mà không được đào tạo đầy đủ về cách vận hành có thể dẫn đến tai nạn, làm tăng nỗi sợ hãi của nhân viên Một quy trình làm việc an toàn đóng vai trò như một hướng dẫn tại nơi làm việc, giúp giảm thiểu thương tích và tạo môi trường làm việc an toàn hơn.

Các quy trình làm việc an toàn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất của nhân viên Chúng cung cấp hướng dẫn rõ ràng về cách thực hiện nhiệm vụ và vận hành máy móc, từ đó giảm bớt áp lực tinh thần Khi nhân viên không gặp phải khó khăn trong việc thực hiện công việc, họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, dẫn đến cải thiện sức khỏe tâm lý và thể chất.

Các quy trình làm việc an toàn thúc đẩy sự gắn kết cá nhân và nhóm, tạo nên sự đoàn kết và hiểu biết tại nơi làm việc Việc mọi phúc lợi của nhân viên đều được quan tâm giúp nhân viên, giám sát viên và ban quản lý tương tác trôi chảy, đồng thời tăng cường luồng giao tiếp hiệu quả trong tổ chức.

- Quy định chung khi thực hiện công việc lắp dựng máy đóng cọc Đối với công việc của dự án này, trước hết, khi tham gia một dự án, người lao động cần được hướng dẫn đến các bảng thông tin của dự án, nhằm hiểu rõ các thông tin cần thực hiện trong dự án này.

Hình 40 Bảng thông tin và chỉ thị công trường

Hình 41 Quy trình lắp dựng máy đóng cọc

Bước 1: Nhà thầu phụ lặp kế hoạch thống kê số lượng bao nhiêu người thực hiện công việc lắp máy đóng cọc sau đó nhà thầu phụ cần phải lặp danh sạch bao gồm họ tên và số lượng người thực hiện công việc lắp dựng máy đóng cọc này đồng thời cùng với bước 1 là nhà thầu phụ cần phải hoàn thành hồ sơ để đi vào bước 2 nhà thầu phụ cần phải nộp các hồ sơ cần thiết mà bênh thi công chính.

Bước 2: Nhà thầu chính kiểm tra hồ sơ là cần phải đủ các loại giấy tờ như hợp đồng lao động, giấy khám sức khỏe, CCCD, Giấy chứng nhận bảo hiểm, thẻ an toàn nhóm 3, sổ theo dỏi PPE và các bằng cấp liên quan đến tùy công việc yêu cầu Nếu tại bước này không đạt thì dừng công việc và cần khắt phụ lại vấn đề chưa thỏa yêu cầu Nếu đạt yêu cầu thì chuyển đến bước 3 là kiểm tra sức khoẻ

Bước 3: Kiểm tra sức khỏe tức thời của NLĐ làm việc lắp dựng máy đóng cọc, tại bước này những người có tham gia vào việc trực tiếp lắp dựng cần phải được người có chuyên môn tại công trường (Y tá) khiểm tra sức khỏe như đo huyết áp, kiểm tra thể lực và sự nhận biết qua vài câu hỏi nhanh Nếu

Xây dựng quy trình làm việc an toàn cho việc vận hành máy đóng cọc

Sau khi thực hiện đánh giá HIRAC (khu vực làm việc, máy móc, vật tư) và xây dựng JSA về kiểm soát hành vi con người nhóm đã thu thập đủ dữ liệu để tiến hành thực hiện xây dựng SOP lớn về vận hành máy đóng cọc

3.5.1.Giới thiệu về quy trình làm việc an toàn (SOP_Safety Operation Procedures) cho việc vận hành máy đóng cọc, yêu cầu với NLĐ ra sao ?

Khi nào cần một SOP

Các quy trình vận hành an toàn có thể cần được phát triển như một biện pháp kiểm soát rủi ro:

Kết quả đánh giá rủi ro, được thực hiện theo quy định pháp luật, xác định các mối nguy hiểm tiềm ẩn và cung cấp cơ sở để quản lý rủi ro đối với sức khỏe và an toàn.

 Khi giới thiệu một công việc mới;

 Khi thay đổi lắp đặt thiết bị / công nghệ mới;

 Sau khi kiểm tra tại nơi làm việc, nội bộ hoặc bên ngoài (tức là kiểm tra theo quy định).

Nội dung quy trình vận hành an toàn

Một quy trình vận hành an toàn nên bao gồm:

 Nhiệm vụ / quy trình sẽ được thực hiện;

 Chi tiết về bất kỳ yêu cầu lập pháp nào phù hợp và đã được xem xét trong quy trình vận hành an toàn, ví dụ: đối với các nhiệm vụ rủi ro cao, vận hành xe nâng, lối vào không gian hạn chế, công trình nóng, v.v.;

 Định nghĩa của bất kỳ thuật ngữ chuyên ngành hoặc bất thường nào;

 Thông tin cụ thể về các mối nguy tiềm ẩn và rủi ro liên quan của nhiệm vụ;

Để loại bỏ hoặc kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả trước khi bắt đầu nhiệm vụ, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiết yếu như quy trình cách ly, đảm bảo biện pháp bảo vệ tại chỗ và quy trình liên lạc hiệu quả.

Thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) là bắt buộc khi thực hiện nhiệm vụ, bao gồm cả thiết bị bảo vệ tiêu chuẩn của địa điểm.

 Môi trường nơi nhiệm vụ sẽ hoặc nên được thực hiện;

 Hướng dẫn rõ ràng và đơn giản để thực hiện nhiệm vụ một cách an toàn;

 Sửa các biện pháp môi trường, dọn dẹp và xử lý chất thải, điều này sẽ yêu cầu tham khảo bất kỳ bảng dữ liệu an toàn thích hợp nào (SDS);

 Thủ tục khẩn cấp; và

Tắt máy, dọn phòng và đảm bảo mọi quy trình vận hành an toàn được ghi chép đầy đủ thông tin Bao gồm ngày thực hiện, số kiểm soát tài liệu, số phiên bản, ngày phát hành, ngày xem xét cùng chi tiết về chủ sở hữu và người phê duyệt tài liệu.

3.5.2.Hướng dẫn xây dựng một quy trình vận hành an toàn cho máy đóng cọc

Các quy trình vận hành an toàn nên được viết bằng ngôn ngữ quốc gia và phải được trình bày ở định dạng ngắn gọn, logic, từng bước, dễ đọc

Việc sử dụng ảnh hoặc sơ đồ có thể hỗ trợ quá trình này Tham khảo hướng dẫn sử dụng hoặc thông tin của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp có thể được yêu cầu để hỗ trợ cung cấp thông tin chính xác.

Quy trình vận hành an toàn nên được viết và phát triển với sự tham vấn của người lao động và những người khác tham gia vào nhiệm vụ

Bước 1: Xác định mối nguy Trong mỗi bước của nhiệm vụ công việc, hãy liệt kê các mối nguy hiểm/rủi ro tiềm ẩn có thể dự đoán được Danh sách này có thể bao gồm, nhưng không giới hạn ở:

 Tấn công chống lại hoặc tiếp xúc với bất cứ điều gì;

 Bị mắc kẹt trong, trên, dưới hoặc giữa bất cứ thứ gì;

 Rơi từ độ cao hoặc tiếp xúc với vật rơi;

 Các tác vụ nguy hiểm;

 Tiếp xúc với tia hàn, khói, ánh sáng, điện hoặc các dạng năng lượng khác;

 Tiếp xúc với năng lượng dự trữ;

 Tiếp xúc với hóa chất độc hại.

Bước 2: Thiết lập biện pháp kiểm soát

 Đối với mỗi bước trong nhiệm vụ công việc, hãy liệt kê các biện pháp kiểm soát rủi ro thích hợp nhất sẽ loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro cho (những) người hoàn thành nhiệm vụ công việc

Đối với mỗi mối nguy hiểm hoặc rủi ro tiềm ẩn, hãy xác định và liệt kê các bước để hoàn thành nhiệm vụ công việc một cách an toàn Nêu rõ những hành động người vận hành nên thực hiện và những điều họ không nên làm để kiểm soát mức độ rủi ro.

 Mô tả cụ thể quy trình vận hành an toàn và các biện pháp phòng ngừa phải được thực hiện cho từng bước Đính kèm bất kỳ thông tin hoặc tài liệu tham khảo thích hợp nào Một quy trình vận hành an toàn có thể tham khảo các quy trình vận hành an toàn khác.

Bước 3: Phương tiện bảo vệ cá nhân

Liệt kê các loại Thiết bị Bảo vệ Cá nhân được yêu cầu sử dụng trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Bước 4: Tiến hành viết quy trình

Kiểm tra quy trình bằng văn bản bằng cách thực hiện nhiệm vụ theo quy trình vận hành an toàn được ghi lại, hoàn thành các kiểm tra sau:

 Kiểm tra lại nhiệm vụ;

 Kiểm tra các nhiệm vụ thượng nguồn và hạ nguồn có thể có tác động;

 Tìm cách cải tiến phương pháp làm việc;

 Xem xét tất cả các mối nguy hiểm ở mỗi bước;

 Đảm bảo sự hiểu biết trong nhóm làm việc hoặc một nhân viên cá nhân về các mối nguy hiểm liên quan đến từng bước của quy trình;

Bước 5 tập trung vào đào tạo và hướng dẫn an toàn cho tất cả nhân viên thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quy trình vận hành an toàn Việc này bao gồm xác minh năng lực vận hành các thiết bị như máy xúc lật, máy nghiền, xe tải tự đổ, cưa cắt và nhiều thiết bị khác.

Bước 6: Đánh giá và cải tiến các quy trình vận hành an toàn

Các quy trình vận hành an toàn nên được đánh giá định kỳ, ví dụ như hai năm một lần, tùy thuộc vào mức độ rủi ro, để đảm bảo cập nhật và phù hợp Trong trường hợp có thay đổi về rủi ro hoặc môi trường làm việc, việc đánh giá cần được thực hiện sớm hơn hai năm.

 Một sự cố xảy ra liên quan đến quy trình vận hành an toàn;

 Đã có sự thay đổi đối với một quy trình;

 Nhà máy hoặc thiết bị mới được lắp đặt/thêm mới;

 Các hóa chất hoặc chất mới được sử dụng Nếu một quy trình vận hành an toàn mô tả một nhiệm vụ hoặc quy trình không còn cần phải tuân theo, thì quy trình vận hành an toàn phải được thu hồi và lưu trữ ngay lập tức.

Flying debris ☐ Heat / cold ☐ Electricity ☐

1 Walk around to inspect for visible damage, wear, or leaks.

2 Complete all pre-start checks as per manufacturer’s guidelines.

3 Inspect attachments for wear or breakage.

4 Test all control functions in the operator's cabin to verify they are working correctly.

5 Test all lights, beacons, and signalling devices to ensure operational.

1 Ensure personnel are competent and authorised.

2 Ensure personnel are fit for duty and not impaired by drugs or alcohol.

3 Adjust the operator’s seat and mirrors for maximum visibility

4 Do not use a mobile phone while operating

6 Start the engine and observe the dashboard for any warning lights or abnormal gauge readings.

7 Test all loader controls, including lift, tilt, and articulation, for smooth operation.

8 Operate the loader at a moderate pace to maintain stability, especially when carrying loads.

9 Use the loader's lift and tilt functions to load and unload materials efficiently and safely.

10 Operate at a safe speed and maintain exclusion zones around people, powerlines, and other hazards (use spotters if necessary).

11 Practice smooth driving techniques to protect the equipment and load and minimise spillage.

12 Bewar of uneven or sloping ground

1 Clean any remaining materials from the bucket and chassis.

2 Lower the bucket to the ground and place the loader in a stable, park position.

3 Review the loader for any new signs of wear or damage.

4 Turn off the engine, lock the vehicle (if applicable) and securely store the key.

Nhiệm vụ Vận hành máy đóng cọc

Va chạm ☒ Ồn ☒ Vùi lấp ☐

Rơi ngã ☒ Điện ☐ Căng thằng ☒

Rung ☒ Mắc kẹt ☒ Cháy nổ ☐

Phương tiện bảo vệ cá nhân

3.5.3.Tiến hành xây dựng quy trình làm việc an toàn (SOP) cho việc vận hành

QUY TRÌNH VẬN HÀNH AN TOÀN

1 Vận chuyển và lắp ráp thiết bị ép cọc vào vị trí ép đảm bảo an toàn

2 Kiểm tra 2 móc cẩu của dàn máy, kiểm tra 2 chốt ngang liên kết dầm máy.

3 Khi cẩu đối trọng, dàn phải được kê thật phẳng, không nghiêng lệch, kiểm tra các chốt vít đảm bảo an toàn.

Ngày đăng: 13/10/2024, 06:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 8. San bằng đất tại khu công trình đóng cọc - XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN THI CÔNG LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ MÁY ĐÓNG CỌC ĐẦU BÚA TRONG XÂY DỰNG
Hình 8. San bằng đất tại khu công trình đóng cọc (Trang 29)
Hình 17. Khoan neo đảm bảo không bị xe dịch/lệch khi ép - XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN THI CÔNG LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ MÁY ĐÓNG CỌC ĐẦU BÚA TRONG XÂY DỰNG
Hình 17. Khoan neo đảm bảo không bị xe dịch/lệch khi ép (Trang 36)
Hình 19. Điều khiển cẩu nhấc cọc lên - XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN THI CÔNG LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ MÁY ĐÓNG CỌC ĐẦU BÚA TRONG XÂY DỰNG
Hình 19. Điều khiển cẩu nhấc cọc lên (Trang 37)
Hình 21. Điều phối cọc ở trên - XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN THI CÔNG LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ MÁY ĐÓNG CỌC ĐẦU BÚA TRONG XÂY DỰNG
Hình 21. Điều phối cọc ở trên (Trang 38)
Hình 23. Chất tải được đưa lên - XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN THI CÔNG LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ MÁY ĐÓNG CỌC ĐẦU BÚA TRONG XÂY DỰNG
Hình 23. Chất tải được đưa lên (Trang 39)
Hình 25. Di chuyển trục ép sang cọc tiếp theo - XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN THI CÔNG LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ MÁY ĐÓNG CỌC ĐẦU BÚA TRONG XÂY DỰNG
Hình 25. Di chuyển trục ép sang cọc tiếp theo (Trang 40)
Hình 31. Quy trình WI 2 dựng máy cơ sở - XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN THI CÔNG LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ MÁY ĐÓNG CỌC ĐẦU BÚA TRONG XÂY DỰNG
Hình 31. Quy trình WI 2 dựng máy cơ sở (Trang 120)
Hình 32. Quy trình WI 3 lắp dựng các cột dẫn - XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN THI CÔNG LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ MÁY ĐÓNG CỌC ĐẦU BÚA TRONG XÂY DỰNG
Hình 32. Quy trình WI 3 lắp dựng các cột dẫn (Trang 121)
Hình 34. Quy trình WI 5 luồn cáp qua các puly - XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN THI CÔNG LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ MÁY ĐÓNG CỌC ĐẦU BÚA TRONG XÂY DỰNG
Hình 34. Quy trình WI 5 luồn cáp qua các puly (Trang 123)
Hình 37. Quy trình WI 1 hướng dẫn vận hành cho chuẩn bị mặt bằng thi công - XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN THI CÔNG LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ MÁY ĐÓNG CỌC ĐẦU BÚA TRONG XÂY DỰNG
Hình 37. Quy trình WI 1 hướng dẫn vận hành cho chuẩn bị mặt bằng thi công (Trang 134)
Hình 38. Quy trình WI 2 hướng dẫn ép cọc thử - XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN THI CÔNG LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ MÁY ĐÓNG CỌC ĐẦU BÚA TRONG XÂY DỰNG
Hình 38. Quy trình WI 2 hướng dẫn ép cọc thử (Trang 135)
Hình 39. Quy trình WI 3 vận hành máy ép cọc - XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN THI CÔNG LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ MÁY ĐÓNG CỌC ĐẦU BÚA TRONG XÂY DỰNG
Hình 39. Quy trình WI 3 vận hành máy ép cọc (Trang 136)
Hình 46. Chứng chỉ vận hành máy đóng cọc - XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN THI CÔNG LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ MÁY ĐÓNG CỌC ĐẦU BÚA TRONG XÂY DỰNG
Hình 46. Chứng chỉ vận hành máy đóng cọc (Trang 143)
Hình 53. Đưa cọc vào máy đóng cọc - XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN THI CÔNG LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ MÁY ĐÓNG CỌC ĐẦU BÚA TRONG XÂY DỰNG
Hình 53. Đưa cọc vào máy đóng cọc (Trang 163)
Hình 54. Lưu ý khi cắt đầu cọc - XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN THI CÔNG LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ MÁY ĐÓNG CỌC ĐẦU BÚA TRONG XÂY DỰNG
Hình 54. Lưu ý khi cắt đầu cọc (Trang 164)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w