Nếu lạm phát được duy trì ở một mức độ nhất định, nó có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một quốc gia.. Nó không chỉ là kết quả của sự hòa quyện của các chính sách kinh tế xã hội v
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG KINH DOANH UEH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở MỸ HIỆN NAY.
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
Giảng viên giảng dạy: ThS Trần Bá Thọ
Mã học phần: 24D1ECO50100217
Nhóm thực hiện:
1 Nguyễn Ngọc Thúy An – 31231024426
2 Phan Thị Diệu Linh – 31231027482
3 Huỳnh Như - 31231024346
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU 2
PHẦN B: PHẦN NỘI DUNG 4
1 KHUNG LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT 4
1.1 Lạm phát là gì? 4
1.2 Nguyên nhân của lạm phát 5
1.3 Tiêu chí đo lường lạm phát 5
1.4 Chi phí của lạm phát 6
2 TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở MỸ THỜI GIAN VỪA QUA VÀ HIỆN NAY 7
2.1 Tình hình lạm phát trên thế giới hiện nay 7
2.2 Tình hình lạm phát của Mỹ 8
2.3 Nguyên nhân lạm phát ở Mỹ 11
3 CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT 12
3.1 Những thuận lợi và khó khăn 13
3.2 Các giải pháp chính sách của Mỹ 14
PHẦN C: PHẦN KẾT LUẬN 17
Trang 3PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU
Lạm phát không còn là một khái niệm xa lạ mà đã trở thành một hiện tượng kinh tế phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới Điều này đúng không chỉ trong thời kỳ kinh tế phát triển và ổn định mà còn trong những thời điểm suy thoái và khủng hoảng Tuy nhiên, không phải lúc nào lạm phát cũng mang lại hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế Nếu lạm phát được duy trì ở một mức độ nhất định, nó có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một quốc gia Tuy nhiên ngược lại, nếu lạm phát vượt quá mức nhất định, nó sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia đó
Lạm phát không chỉ đơn thuần là một vấn đề kinh tế mà còn là một vấn đề nhạy cảm, có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt của đời sống xã hội và chính trị trong mỗi quốc gia Nó không chỉ là kết quả của sự hòa quyện của các chính sách kinh tế xã hội và các hoạt động kinh doanh vĩ mô mà còn là một hiện tượng phức tạp, có sự ảnh hưởng tương tác với bối cảnh chung của nền kinh tế khu vực và toàn cầu
Lạm phát không chỉ ảnh hưởng trực tiếp mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến mọi khía cạnh của hoạt động chính phủ, doanh nghiệp, cũng như các mối quan hệ kinh tế nội và ngoại của quốc gia Tác động của nó cũng lan ra mức độ khu vực và thế giới, tùy thuộc vào vai trò kinh tế và chính trị của quốc gia trong cả khu vực và trên thế giới Với sự ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống kinh tế xã hội, lạm phát cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của từng cá nhân trong xã hội
Do đó, việc hiểu rõ, tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục lạm phát không chỉ là một vấn đề quan trọng ở mức quốc gia mà còn là một nhiệm vụ cần phải quan tâm tới từng cá nhân Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu về tình
Trang 4cần xác định rõ nguyên nhân của sự tăng giá cả, đánh giá các biện pháp hiện có và
đề xuất những giải pháp cụ thể để cải thiện tình hình
Bằng cách tập trung vào nghiên cứu sâu hơn về lạm phát, chúng ta sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về những yếu tố đang góp phần vào tình trạng này, từ đó có thể đề xuất các biện pháp cải thiện hiệu quả và bền vững Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cả quốc gia mà còn tạo ra cơ hội phát triển và ổn định cho mọi cá nhân trong xã hội
Trang 5PHẦN B: PHẦN NỘI DUNG
1 KHUNG LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT
1.1 Lạm phát là gì?
Trong kinh tế học, thuật ngữ “lạm phát” được dùng để chỉ tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên cao trong một khoảng thời gian nhất định Khi giá trị của hàng hoá và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi, và với cùng một số tiền nhất định, người ta chỉ có thể mua được số lượng hàng hoá ít hơn so với năm trước Do đó, tình trạng lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của hai loại hàng hoá vào hai thời điểm khác nhau, với giả thiết chất lượng hàng hoá không thay đổi Sự tăng lên về giá thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm, điều này có nghĩa là cùng một đơn vị tiền tệ nhưng người tiêu dùng lại có thể mua ít hàng hơn so với cùng kỳ
Một ví dụ về biểu hiện của lạm phát như là: cùng một ổ bánh mì truyền thống bán lề đường, nhưng năm 2020 bạn mua với giá 15000VNĐ còn năm
2021 giá 20000VNĐ (coi như chất lượng ổ bánh mì không thay đổi) Đó chính
là biểu hiện của sự lạm phát năm 2021 so với năm 2020
Lạm phát, mức giá chung tăng cao nhưng nó không làm sụt giảm sức mua, giảm mức sống Khi giá tăng, người mua phải trả nhiều tiền hơn, đồng thời người bán cũng nhận được nhiều tiền hơn, sự gia tăng thu nhập chuyển từ người này sang người khác Vì vậy, lạm phát tự bản thân nó không làm giảm sức mua thực của con người
Trang 61.2 Nguyên nhân của lạm phát
Một số nhà kinh tế đã đưa ra định nghĩa về lạm phát dựa trên nguyên nhân gây ra nó Theo hướng này, K.Marx cho rằng: "Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông, vượt qua nhu cầu của lưu thông hàng hóa, dẫn tới sự mất giá của đồng tiền và phân phối lại thu nhập quốc dân." Friedman thì cho rằng: “Lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là hiện tượng tiền tệ và nó chỉ
có thể xuất hiện một khi lượng tiền tăng nhanh hơn sản lượng.”
Lạm phát có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường liên quan đến sự tăng cung tiền trong nền kinh tế, làm giá trị của đồng tiền bị sụt giảm, mức giá chung tăng lên
1.3 Tiêu chí đo lường lạm phát
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua các chỉ số giá cả mà thông thường là chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) CPI là
tỷ lệ phần trăm của chi phí giỏ hàng hóa và dịch vụ ở thời điểm hiện tại so với chi phí giỏ hàng hóa và dịch vụ ở thời điểm gốc Từ đó tỉ lệ lạm phát được tính theo CPI như sau:
𝑇ỷ𝑙ệ𝑙ạ𝑚 𝑝ℎá𝑡 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 2
= 𝐶𝑃𝐼 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 2 − 𝐶𝑃𝐼 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 1
Trang 7Tỷ lệ lạm phát còn có thể được tính dựa vào chỉ số giảm phát GDP Chỉ số giảm phát GDP đo lường mức giá hiện hành so với mức giá trong năm cơ sở, được tính bằng tỉ lệ của GDP danh nghĩa so với GDP thực
𝑇ỷ𝑙ệ𝑙ạ𝑚 𝑝ℎá𝑡 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 2
= 𝐶ℎỉ𝑠ố𝑔𝑖ả𝑚 𝑝ℎá𝑡 𝐺𝐷𝑃 𝑛ă𝑚 2 − 𝐶ℎỉ𝑠ố𝑔𝑖ả𝑚 𝑝ℎá𝑡 𝐺𝐷𝑃 𝑛ă𝑚 1
1.4 Chi phí của lạm phát
Các nhà kinh tế học đã xác định 6 loại chi phí của lạm phát, cụ thể như sau: Chi phí mòn giày: nguồn lực bị lãng phí khi lạm phát khuyến khích người ta giảm việc nắm giữ tiền của họ, nói cách khác đó là chi phí của thời gian và sự thuận tiện bạn phải hy sinh để nắm giữ ít tiền mặt hơn
Chi phí thực đơn: chi phí do thay đổi giá cả bao gồm chi phí quyết định giá mới, chi phí in danh sách giá mới, chi phí gửi danh sách giá mới này cho khách hàng, chi phí thông báo giá mới, chi phí thương thảo với khách hàng về sự thay đổi giá…
Sự biến động giá tương đối và phân bổ sai nguồn lực: tỷ lệ thay tăng giá của các sản phẩm khác nhau sẽ khác nhau nên làm cho giá tương đối biến động nhiều hơn Mà người tiêu dùng quyết định mua bằng cách so sánh chất lượng và giá cả của các hàng hóa khác nhau Khi lạm phát bóp méo giá tương đối, các quyết định mua cũng bị bóp méo, từ đó gây ra có thể phân bổ sai nguồn lực
Trang 8Các bóp méo thuế: lạm phát có xu hướng làm gia tăng gánh nặng thuế đánh vào thu nhập từ tiết kiệm Giải pháp là chỉ số hóa hệ thống thuế theo lạm phát Nhầm lẫn và bất tiện: giá trị của tiền khác nhau ở các thời điểm cho nên đo lường không chính xác thu nhập thực và lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó gây
ra đánh giá không chính xác sự thành công của doanh nghiệp
Phân phối lại của cải: Lạm phát tái phân phối của cải của người đi vay và người cho vay Sự phân phối lại này là do các khoản vay trong nền kinh tế được quy về đơn vị tiền, mà giá trị đồng tiền thay đổi ở những thời điểm khác nhau
do lạm phát
Lạm phát có nhiều chi phí như vậy, tuy nhiên giảm phát còn xấu hơn Giảm phát chính là dấu hiệu: thu hẹp tiền tệ làm giảm tổng cầu, sản lượng giảm, thất nghiệp tăng… Nếu lạm phát được duy trì ở một mức độ nhất định, nó có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một quốc gia
2 TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở MỸ THỜI GIAN VỪA QUA VÀ HIỆN NAY 2.1 Tình hình lạm phát trên thế giới hiện nay
Theo các chuyên gia, lạm phát toàn cầu đã có xu hướng giảm xuống kể từ giữa năm 2022 khi các ngân hàng trung ương trên thế giới tăng lãi suất với tốc độ nhanh, mạnh, đồng bộ chưa từng có tiền lệ Mặc dù vậy, tỷ lệ lạm phát, đặc biệt là lạm phát lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng), vẫn cao gấp đôi so với mức trung bình trước năm 2021 và vượt xa so với mục tiêu của hầu hết các quốc gia
Cụ thể, tại Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), lạm phát toàn phần đang ở mức khoảng 7% với một số quốc gia thành viên là lên
Trang 9đến trên 15%, và lạm phát lõi toàn Eurozone ở mức cao kỷ lục 5,7% Tại Hoa Kỳ, lạm phát toàn phần tăng 5% nhưng lạm phát lõi tăng tới 5,6% Mức lạm phát mục tiêu trong trung hạn của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đều là 2%
Quý đầu năm 2023, trận chiến với lạm phát bằng cách nâng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc Thậm chí, ngay cả khi cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng diễn ra, cả Fed, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và ECB vẫn tiếp tục nâng lãi suất
2.2 Tình hình lạm phát của Mỹ
+ Năm 2023:
- Tháng 1/2023, việc làm, chi tiêu tiêu dùng, sản xuất và lạm phát có xu
hướng giảm nhẹ Lạm phát giảm bớt 1 phần kể từ năm 2022 Sự thay đổi trong 12 tháng về tổng chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) đã chậm lại từ mức đỉnh 7% trong tháng 6 xuống còn 5,4% trong tháng 1 do giá năng lượng giảm và các nút thắt trong chuỗi cung ứng được giảm bớt
- Trong 12 tháng qua từ 8/3/2023, lạm phát PCE lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng biến động, là 4,7% Khi các nút thắt trong chuỗi cung ứng được nới lỏng và chính sách thắt chặt hơn đã hạn chế nhu cầu, lạm phát trong lĩnh vực hàng hóa cốt lõi đã giảm
- Nền kinh tế Mỹ đã chậm lại đáng kể trong năm ngoái, với tổng sản phẩm quốc nội thực tế tăng với tốc độ dưới xu hướng 0,9% Mặc dù chi tiêu tiêu dùng dường như đang tăng trưởng với tốc độ ổn định trong quý này, các chỉ
số khác gần đây cho thấy mức tăng trưởng chi tiêu và sản xuất đang chậm lại
Trang 10chấp cao hơn Lãi suất cao hơn và tăng trưởng sản lượng chậm hơn dường như cũng đang đè nặng lên đầu tư cố định của doanh nghiệp
- Bất chấp tốc độ tăng trưởng chậm lại, thị trường lao động vẫn cực kỳ chặt chẽ Tỷ lệ thất nghiệp là 3,4% trong tháng 1, mức thấp nhất kể từ năm 1969 Việc làm tăng rất mạnh trong tháng 1, trong khi nguồn cung lao động tiếp tục tụt dốc Tính đến cuối tháng 12, có 1,9 cơ hội việc làm cho mỗi cá nhân thất nghiệp, gần bằng mức cao nhất mọi thời đại được ghi nhận vào tháng 3 năm ngoái, trong khi yêu cầu bảo hiểm thất nghiệp vẫn ở gần mức thấp lịch sử
- Lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu dài hạn của chúng tôi là 2% Trong 12 tháng tính đến tháng 4, tổng chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 4,4%; loại trừ các loại thực phẩm và năng lượng dễ bay hơi, giá PCE cốt lõi tăng 4,7% Vào tháng 5, mức thay đổi trong 12 tháng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là 4,0% và mức thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản là 5,3% Lạm phát đã giảm bớt phần nào kể từ giữa năm ngoái Tuy nhiên, áp lực lạm phát tiếp tục tăng cao và quá trình đưa lạm phát trở lại mức 2% còn một chặng đường dài phía trước Bất chấp lạm phát tăng cao, kỳ vọng lạm phát dài hạn dường như vẫn được duy trì tốt, như được phản ánh trong một loạt cuộc khảo sát về hộ gia đình, doanh nghiệp và các nhà dự báo, cũng như các
thước đo từ thị trường tài chính
+ Hiện nay:
- Thị trường chứng khoán ở New York và khắp châu Á đã tràn ngập sắc xanh, trong khi đồng USD giảm giá trước tuyên bố của Fed về nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay, dù dữ liệu gần đây cho thấy lạm phát tăng lên trong tháng 1 và tháng 2
Trang 11- Các nhà giao dịch vàng cũng hưởng ứng thông tin này, đẩy giá vàng lên mức cao nhất từ trước đến nay, củng cố chuỗi đà tăng của kim loại quý này Kể từ giữa tháng 2, giá vàng đã tăng 12%
- Theo báo cáo của Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), chỉ số giá tiêu dùng toàn phần tại Mỹ (CPI) tăng 0,4% trong tháng Hai so với tháng Một và 3,2%
so với cùng kỳ năm trước
- Sau cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày, Fed đã quyết định giữ nguyên mức lãi suất hiện tại, đồng thời cho biết lãi suất dự kiến sẽ giảm 0,75% vào cuối năm 2024, với 3 lần cắt giảm 0,25% Fed cũng đánh giá hoạt động kinh tế của Mỹ đang mở rộng với tốc độ vững chắc, trong khi việc làm vẫn tăng mạnh và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp
- Hôm 20/3, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) thuộc Fed quyết định giữ nguyên lãi suất tham chiếu trong khoảng 5,25% - 5,5%, mức cao nhất trong vòng 23 năm
- Quyết định này tương tự với 4 phiên họp gần đây sau khi Fed đã tăng lãi suất 11 lần từ tháng 3/2022 để kiềm chế lạm phát
- Lạm phát Mỹ hiện cũng chậm lại đáng kể so với đỉnh 40 năm vào mùa hè năm ngoái Số liệu do Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) công bố hôm 12/3 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng 0,4% so với tháng trước đó và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái
- Mức tăng của tháng 2 đúng như kỳ vọng trước đó, nhưng tỷ lệ lạm phát tính theo năm thì cao hơn một chút so với mức dự báo 3,1% từ một cuộc thăm dò
ý kiến của Dow Jones
- Cùng với quyết định hôm 20/3, các quan chức Fed cũng giữ nguyên dự kiến
có 3 đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay, mỗi lần 0,25 điểm phần trăm
Trang 122.3 Nguyên nhân lạm phát ở Mỹ
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, ảnh hưởng của các cú sốc giá cả trước đây và tình trạng nguồn cung lao động phục hồi chậm sau đại dịch đang dần chuyển thành các nhân tố khiến lạm phát trở nên dai dẳng hơn
- Chính sách thắt chặt, độ trễ không chắc chắn mà chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế và những trở ngại tiềm ẩn từ việc thắt chặt tín dụng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và lạm phát cũng như sự phát triển kinh tế và tài chính Lập trường hạn chế về chính sách tiền tệ đang gây áp lực giảm xuống hoạt động kinh tế và lạm phát
- Chính sách tiền tệ của Fed: việc Fed tăng lãi suất 11 lần từ tháng 3 năm
2022 nhằm mục đích kiềm chế sự tăng cao của giá cả, tuy nhiên fed quyết định giữ nguyên mức lãi suất tham chiếu cao nhất trong vòng 23 năm cho thấy lạm phát tăng lên ( Theo trang vnexpress.net Số liệu Bộ Lao động Mỹ công bố hôm 13/2 cho thấy CPI của Mỹ tăng 0,3% trong tháng 1 và tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm từ mức 3,4% trong tháng 12.)
- Về chuỗi cung ứng: giá của hàng hóa tăng cao một phần là do các điểm yếu trong chuỗi cung ứng Sự thay đổi trong chi tiêu đã làm căng thẳng các chuỗi cung ứng toàn cầu, phần lớn đã thiếu tính linh hoạt để kịp thời ứng phó với tình hình sau đại dịch Covid 19.Sự phục hồi kinh tế với tốc độ nhanh chóng đang dẫn đến các chuỗi cung ứng đang hoạt động ở mức cao hơn chứ không phải thấp hơn năng lực bình thường của chúng
-Sự thiếu hụt nguồn cung là một trong những nguyên nhân chính đẩy giá thành của hàng hóa lên cao Việc theo đuổi lợi nhuận ngắn hạn mà của các Công ty
Mỹ đã thúc đẩy làn sóng mua bán và sáp nhập cao dẫn đến tình trạng độc quyền
Trang 13trên nền kinh tế hiện nay, khiến các công ty lớn còn lại có vị trí hoàn hảo để tận dụng lạm phát đạt được lợi nhuận cao
3 CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
Ngân hàng trung ương (FED) cần chú trọng vào việc tìm điểm cân bằng hợp
lý cho chính sách tiền tệ Mặc dù thị trường kỳ vọng FED sẽ cắt giảm lãi suất mạnh trong năm 2024 nhưng lãnh đạo FED vẫn thận trọng hơn trong các tuyên bố của mình, tập trung vào sự cần thiết của những con số và cách đánh giá Việc giữ lãi suất cao trong thời gian dài gây nên ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
Cải thiện chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả hơn Loại bỏ các rào cảng trong quá trình vận chuyển hàng hóa như: cho phép xếp chồng các container cao hơn trước đây, tăng thời gian mở cửa ở các cảng, tăng cường sản xuất trong nước các mặt hàng quan trọng như chất bán dẫn để góp phần làm giảm sự quá tải của chuỗi cung ứng
Sử dụng chống độc quyền để hạn chế trục lợi doanh nghiệp, hạn chế tình trạng độc quyền của doanh nghiệp Chính phủ có thể tăng cường quyền lực thực thi
và quản lý của các cơ quan như Ủy ban Thương mại Liên bang, Bộ Nông nghiệp,
Ủy ban Hàng hải Liên bang để phá bỏ tình trạng độc quyền, chấm dứt tình trạng tăng giá và khuyến khích cạnh tranh Quốc hội khắc phục bằng cách thông qua luật nhằm phá vỡ và điều chỉnh lại các công ty độc quyền và đánh thuế lợi nhuận vượt mức
Biện pháp kiểm soát giá: các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng trợ cấp để hướng tới mức giá thấp hơn cho nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào để giảm giá thành sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng Kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn tình trạng tăng giá các mặc hàng thiết yếu