1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tư duy kinh tế Việt Nam potx

23 1,1K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 798,63 KB

Nội dung

Nhưng khác với khoa học kỹ thuật là lĩnh vực có thể kiểm nghiệm sự chính xác của những phát minh bằng những cuộc thí nghiệm trước khi đưa ra sử dụng đại trà, trong kinh tế không có được

Trang 2

Bản quyền © 2008 Nhà xuất bản Tri thức & tác giả Đặng Phong

Nhập đề 

NHỮNG THINK TANK XƯA VÀ NAY

1 Sự ra đời của các think tank

Ở nước nào cũng vậy, ở thời đại nào cũng vậy, nền kinh tế phát triển như thế nào suy cho cùng đều lệ thuộc vào mấy yếu tố cơ bản sau đây:

- Những điều kiện thiên nhiên có sẵn trên xứ sở đó, bao gồm đất đai,

tài nguyên, khí hậu và lực lượng lao động Nếu không có những cánh đồng phù sa màu mỡ, với nắng, ẩm, nhiều ánh sáng, nhiều mưa thì Việt Nam, Thái Lan khó có thể trở thành những cường quốc về lúa gạo Nếu không có những đồng cỏ phì nhiêu ở những xứ như Scotland thì cũng không thể có những đàn cừu đông đúc và nước Anh khó có thể trở thành cường quốc về len dạ Nếu không có những cánh đồng màu mỡ và rộng mênh mông từ Đông sang Tây, thì nước Mỹ khó có thể trở thành một cường quốc lúa mì Nếu không có những mỏ vàng khổng lồ ở miền Tây nước Mỹ thì người châu Âu không đua nhau sang đó chiếm đất, và do đó cũng không thể xuất hiện một nước tư bản khổng lồ là nước Mỹ

- Trình độ kỹ năng, tức những phương tiện kỹ thuật Đó là cái gạch

nối giữa bàn tay lao động của con người với những điều kiện thiên nhiên Với chiếc rìu đá, người ta chỉ có thể hái lượm và săn bắt Với chiếc lưỡi cày người ta đã có thể trồng trọt lấy mà ăn Khi phát minh ra cung tên thì săn bắn trở thành một nghề ổn định và chế độ phụ quyền ra đời Với những chiếc cối xay gió thì bánh mỳ trở thành món ăn chính trong các bữa ăn của người châu Âu Từ khi có máy hơi nước, máy nổ, thì cối xay gió chỉ còn là đối tượng của du lịch

- Cả hai yếu tố kể trên đều chịu sự chi phối của một yếu tố thứ ba đó

là chính sách của Nhà nước Một chính sách tốt có thể làm cho nền kinh

tế trở nên tốt hơn Ngược lại, một chính sách kinh tế sai lầm có thể dẫn

cả một nền kinh tế hay một ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm chí dẫn tới thảm họa

Trang 3

- Nhưng chính sách kinh tế do đâu mà ra? Do đâu mà nó sai lầm và

do đâu mà nó đúng đắn? Đến lượt nó, chính sách kinh tế lại lệ thuộc vào

một yếu tố vô cùng quan trọng: Tư duy kinh tế Tư duy kinh tế chính là

sự nhận thức của đầu óc con người đối với thực tiễn kinh tế (thực tiễn này gồm cả những điều kiện tự nhiên và trình độ kỹ năng của một xã hội) Đó là xuất phát điểm để đi tới những lựa chọn, những quyết sách

Tư duy kinh tế có thể là của bản thân những nhà nhà lãnh đạo (vua chúa, tổng thống, thủ tướng ), nhưng thường là của những nhà tư tưởng Nếu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, có hàng loạt phát minh đã có tác dụng làm đảo lộn cả một ngành kinh tế, tạo ra những bước phát triển nhảy vọt, thì trong kinh tế cũng đã có những nhà cải cách có thể gây ra những chuyển biến lớn lao trong đời sống kinh tế xã hội Nhưng khác với khoa học kỹ thuật là lĩnh vực có thể kiểm nghiệm sự chính xác của những phát minh bằng những cuộc thí nghiệm trước khi đưa ra sử dụng đại trà, trong kinh tế không có được những phòng thí nghiệm như thế Cả một nền kinh tế trở thành phòng thí nghiệm Bởi vậy, độ rủi ro ở đây lớn hơn nhiều so với trong khoa học kỹ thuật Đã có không ít tư tưởng kinh tế

và chính sách kinh tế dẫn cả một quốc gia đến khủng hoảng, suy thoái Chính vì vậy, nghiên cứu về sự hình thành tư duy và cách đưa nó vào chính sách, tiếp đó đưa chính sách vào thực tiễn kinh tế, rồi đến lượt nó, thực tiễn kinh tế lại là “chất liệu” để hình thành tư duy Đó là con đường

đi của lịch sử, mà nếu khai thông thì đời sống kinh tế khai thông, nếu ách tắc thì đời sống kinh tế ách tắc

Xét theo những công đoạn cơ bản, ở nước nào cũng vậy, thời đại nào cũng vậy, mối quan hệ và lộ trình cơ bản từ tư duy đến chính sách vẫn theo mô hình sau đây:

Trang 4

Bản quyền © 2008 Nhà xuất bản Tri thức & tác giả Đặng Phong

Tất nhiên cách tổ chức cụ thể mối quan hệ đó thì ở mỗi thời đại một khác, mỗi quốc gia một khác

Trong thời phong kiến∗, vua chúa là người đưa ra chính sách Để vua chúa có đủ khả năng đưa ra chính sách cũng như điều khiển quốc gia, thì bản thân vua phải được học hành dạy dỗ từ nhỏ Hầu hết các bậc vua chúa ở Việt Nam đều được rèn cặp từ nhỏ bởi những người thầy được triều đình lựa chọn, gọi là Thái sư Những Thái sư có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành tri thức và cả nhân cách của các bậc vua chúa Khi lên cầm quyền, các vị vua về nguyên tắc là người quyết định cuối cùng các chính sách, trong đó có các chính sách kinh tế Nhưng những chính sách

đó thường được tham khảo hoặc thậm chí được soạn thảo bởi quần thần Mỗi khi vua ngự triều, các vị đại thần tùy theo vua chỉ định mà trình tâu

về những ý tưởng của mình Trong đám quần thần, cũng có nhiều bậc trung thần Nhưng cũng có nơi, có lúc có những nịnh thần và gian thần Khi nào trung thần là đa số và được vua nghe, thì triều chính vững vàng Khi nào lớp nịnh thần và gian thần thắng thế, thì triều chính suy đồi Khi những vị đại thần muốn trình điều gì với vua, phải quỳ tâu cung kính (chỉ trừ những vị đại thần già yếu được vua cho miễn quỳ, như một đặc cách)

Đó là phép vua, cũng là phép nước Những điều trình tâu nếu được vua nghe, vua khen thì có thể chuyển thành quốc sách Những điều gì dù là

∗ Trong cuốn sách nhỏ này, thiết tưởng không cần thiết phải trình bày quá rộng về thời

kỳ phong kiến ở các nước phương Tây hay ở thế giới Hồi giáo, mà chỉ nói riêng về thời

kỳ phong kiến ở Việt Nam, và cũng rất vắn tắt

Đời sống Kinh tế

Tư duy

Trang 5

lời ngay ý thẳng, lợi cho quốc kế dân sinh, nhưng lại trái tai vua thì có thể bị trừng phạt, bị hạ nhục, thậm chí bị xử trảm Cùng với các vị đại thần, trong triều đình thường khi còn có những nhà tư tưởng lớn, được coi như những bậc tham mưu cho quốc vương Họ có thể là một bậc đại thần, nhưng có thể được tôn làm quân sư, tức là không phụ trách một lĩnh vực nào trong triều đình, mà chỉ bàn về kế sách với vua Những nhà tư tưởng đó chính là những quân sư, có vai trò tương đương các cố vấn của nguyên thủ quốc gia ngày nay Họ được triều đình lựa chọn, được vua hỏi ý kiến về những vấn đề hệ trọng Họ suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện từ thực tiễn kinh tế để tìm ra những giải pháp tối ưu trình hoặc bàn bạc với vua Nếu được chấp nhận thì nó chuyển thành chính sách Đến lượt mình, các nhà vua có thể tự mình nhận thức thực tiễn kinh tế để đưa ra quyết sách Nhưng trong phần lớn trường hợp thì những quyết sách đó đều phải dựa trên sự tham khảo những bộ óc của các quân sư, tức các nhà tư tưởng Rất nhiều khi các quan chức địa phương là những người hiểu rất

rõ thực tế, do đó có thể đánh giá được chính sách của Nhà nước chỗ nào

là đúng, chỗ nào chưa đúng, nên đưa ra những giải pháp như thế nào

Họ trình lên vua dưới hình thức những tờ “sớ” Có nhiều tờ sớ đã trở

thành quốc sách Nhưng cũng có nhiều tờ sớ không được vua lắng nghe

Nếu nhà vua biết lắng nghe, đủ khả năng phân biệt đúng sai, hay dở,

có thể lựa chọn được những tư tưởng tốt để xây dựng chính sách (như Lý Thường Kiệt đối với triều nhà Lý, Trần Quốc Tuấn đối với triều nhà Trần, Nguyễn Trãi đối với triều nhà Lê, La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp đối với Nguyễn Huệ, Lê Quý Đôn với nhà Trịnh, Đào Duy Từ đối với nhà Nguyễn ) Ngược lại, trong lịch sử cũng đã có không ít những nhà lãnh đạo tối cao không cần biết đến thực tiễn, không chịu lắng nghe những ý tưởng kinh tế đúng đắn, nhắm mắt làm bừa, dẫn tới thảm họa Một trong những thí dụ điển hình là tờ sớ của Tuần phủ tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn

Cư Trinh trình lên chúa Nguyễn đàng trong về tình hình tham quan ô lại, người làm ra của cải thì ít, người vơ vét thì nhiều, “một con dê mà tới 9 người chăn” Từ đó Cư Trinh đưa ra một loạt những giải pháp để chấn hưng kinh tế, khắc phục tình hình suy sụp đương thời Nhưng tờ sớ ấy không được lắng nghe, chẳng bao lâu thì sự tiên đoán của Cư Trinh đã đúng: Nhà Tây Sơn đã nổi lên, nhà Nguyễn đàng trong sụp đổ

Tại các nước phương Tây từ khi chủ nghĩa Tư bản phát triển, những

tư tưởng kinh tế đã có một “thị trường” rộng lớn hơn Những tư tưởng kinh tế không chỉ là chuyện riêng có của vua chúa, mà là của xã hội Những trường đại học, những công ty tư bản, những đảng phái khác nhau

Trang 6

Bản quyền © 2008 Nhà xuất bản Tri thức & tác giả Đặng Phong

trong xã hội đều cần đến những bộ óc để phân tích tình hình, đưa ra những giải pháp Do đó, tư duy kinh tế không chỉ còn là việc riêng của Nhà nước, mà đã trở thành một thực thể của xã hội, nó có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trên “thị trường trí tuệ” Nhà nước có thể lựa chọn trên “thị trường” đó những ý tưởng, những chất xám cần thiết để xây dựng hoặc điều chỉnh những chính sách của mình Cũng từ đó, có nhiều hình thức khác nhau để thực hiện mối liên hệ từ tư duy kinh tế đến chính sách kinh tế

Xét về những hình thức tổ chức hệ thống các cơ quan sản sinh ra tư duy kinh tế ở các nước phương Tây, thì có thể chia ra hai nguồn: Nguồn

do Nhà nước tổ chức và nguồn của tư nhân

Ở các nước châu Âu

Từ sau Đại chiến thế giới thứ II, hầu hết các quốc gia châu Âu đều phỏng theo mô hình CEA của Mỹ và lập ra các Hội đồng tư vấn, với những tên gọi khác nhau Chẳng hạn như Hội đồng Phân tích Kinh tế của

Thủ tướng Pháp (Conseil d’analyse économique), bao gồm 32 thành

viên Ngoài ra Quốc hội và phủ Tổng thống còn có Trung tâm Khảo sát

và Nghiên cứu quốc tế (Centre d’Etudes et de Recherches

Internationales), Phủ Tổng thống có Đài quan sát tình hình kinh tế (Observatoire Français de Conjonctures économiques) Ở Đức có Hội

đồng Các Nhà Thông thái (Council of Wisemen) của Thủ tướng Đức,

gồm 11 người Hội đồng Tư vấn Chính phủ của Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển, Phần Lan, Italia, Anh Các Hội đồng này thường họp định kỳ mỗi tháng một lần để bàn về một số chính sách trước khi có quyết định cuối cùng Một số các hội đồng ở Âu châu được thành lập để giúp chính phủ điều khiển dư luận theo hướng đồng thuận với các chính sách và các

biện pháp kinh tế

Nguồn tư nhân: think tank là một hiện tượng rất quan trọng trong sự

hình thành tư duy kinh tế ở các nước phương Tây Theo nghĩa đen thì có

thể dịch là cái bể chứa những ý tưởng

Trang 7

Về mặt lịch sử, thuật ngữ think tank ra đời ở nước Anh từ thế kỷ

XIX, trong các hoạt động quân sự Chữ tank ngoài cái nghĩa là bể chứa

còn có nghĩa là lô cốt (về sau, chiếc xe tăng cũng theo nghĩa đó mà được đặt tên) Trong các hoạt động quân sự, bộ phận tham mưu thường có một

lô cốt được bảo vệ vững vàng, kiên cố, đó là chỗ để các chuyên gia trong

Bộ Tham mưu hoạch định các kế hoạch tác chiến Địa điểm này được gọi

là think tank, tức là cái pháo đài của tư duy chiến lược Từ thế kỷ XX, ở

Mỹ phát triển hình thức này cả trong các lĩnh vực ngoài quân sự, gồm kinh tế, chính trị, xã hội và cũng dùng chữ think tank Đến nay Mỹ chính là nơi phát triển mạnh nhất hệ thống các think tank (khoảng 1.500 think tank, chiếm 50% tổng số think tank trên thế giới)

Ngày nay, các think tank ở Mỹ, ở Anh, ở Pháp hay ở bất cứ nước phương Tây nào cũng đều có một số đặc điểm sau đây:

- Nó độc lập với hệ thống các cơ quan nhà nước Nó là một thực thể nằm giữa đời sống xã hội và bộ máy nhà nước Nó bao gồm những nhà bác học, những chuyên gia giỏi về một lĩnh vực nào đó (chính trị, kinh tế,

xã hội, hoặc tổng hợp) Nó suy nghĩ về thực trạng của đất nước và từ đó đưa ra những lời bình luận, những phân tích, những gợi ý đối với chính sách của Nhà nước Nó không trực tiếp dự thảo các chính sách, nhưng nó bình luận, đánh giá các chính sách hiện hành và đưa ra những gợi ý của những chính sách mà nó cho là có ích cho đất nước Bởi vậy ở Mỹ

thường còn gọi các think tank là một loại trường học không có sinh viên,

tức là không giảng dạy, không đào tạo, mà chỉ nghiên cứu một cách hoàn toàn khách quan, không theo mệnh lệnh của Chính phủ, không bị ràng buộc bởi một gợi ý trước nào về chính trị

- Nó có thể nhận và thực hiện những yêu cầu của các cơ quan Nhà nước, của các công ty, nhưng không theo hướng do người đặt hàng định trước Nó chỉ cho những kết quả nghiên cứu mà nó thấy là hợp lý Những kết quả nghiên cứu này có thể trùng hợp, nhưng cũng có thể hoàn toàn khác với ý đồ của người đặt hàng (người ta ví nó giống như một bác sĩ khám bệnh và cho đơn, bác sĩ không thể đưa ra kết luận và viết đơn theo

ý muốn của người bệnh, mà hoàn toàn theo cái mà người bác sĩ cho là đúng) Những kết quả nghiên cứu theo các đơn đặt hàng có thể là: Trả lời những câu hỏi của các cơ quan chuẩn bị đưa ra chính sách kinh tế Có thể diễn giải những yêu cầu của người đặt hàng và vạch cho họ những con đường để thực hiện những bước đi cần thiết Có thể góp phần phân tích, giải trình và thuyết phục dư luận đối với một chính sách mà nhóm nghiên cứu cho là đúng đắn

Trang 8

Bản quyền © 2008 Nhà xuất bản Tri thức & tác giả Đặng Phong

2 Think tank ở các nước XHCN

Ở các nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa, dù có những hình thức và

thể chế cụ thể khác nhau, đều có chung một số nét cơ bản sau đây1:

Cơ sở lý thuyết của toàn bộ các khoa học kinh tế là học thuyết Marx

- Lenin Những bộ sách được coi là rường cột của học thuyết này trước

hết là bộ Tư bản, Phê phán Cương lĩnh Gotha của Marx, ngoài ra có

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Chống Dühring, Nguồn gốc gia đình

của Engels, một số tác phẩm của Lenin như Chủ nghĩa đế quốc, Sự phát

triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga, Nhà nước và cách mạng, Bệnh ấu trĩ

và tả khuynh Nắm được những tác phẩm đó là điều kiện cơ bản để

được coi là nhà kinh tế học

Đảng cộng sản là người lãnh đạo toàn diện nền kinh tế Do đó mọi chính sách kinh tế bắt đầu từ những cơ quan đầu não của Đảng Đại hội Đảng là nơi tập hợp trí tuệ của toàn Đảng, đưa ra những chủ trương đường lối cho cả một thời kỳ dài của đất nước (5,10, 15,20 năm ) Giữa các kỳ Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương (thường họp 2 kỳ mỗi năm) là nơi quyết định những chủ trương cụ thể trong ngắn hạn Bộ não thường xuyên của Đảng là Bộ Chính trị, mà cơ quan thường trực là Ban Bí thư Đó là nơi xử lý các vấn đề và hình thành các quyết sách trước khi đưa ra Ban Chấp hành Trung ương hoặc Đại hội Đảng Bộ não này lấy “chất dinh dưỡng” từ một hệ thống các cơ quan nghiên cứu và tham mưu của Đảng

Một phương thức rất đặc sắc trong thời kỳ này để các nhà lãnh đạo cao

cấp lấy “chất dinh dưỡng” về tư duy kinh tế là: Học Đây là một tác phong

cách tốt, mà chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở mọi người:

“Tôi năm nay đã 71 tuổi, ngày nào cũng học Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau.”2

Do những điều kiện lịch sử khắc nghiệt của chiến tranh và cách mạng trước đây, phần lớn các nhà lãnh đạo cao cấp Đảng và Nhà nước Việt Nam đều không có điều kiện để được đào tạo một cách có hệ thống Kinh nghiệm và năng lực lãnh đạo chiến tranh của họ thì cả thế giới phải kính nể Nhưng khi đất nước đã hòa bình, thì vấn đề đặt ra đối với khả

1 Kornai Janós Hệ thống xã hội chủ nghĩa Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội, 2002,

tr.30

2 Bài nói chuyện với những cán bộ hoạt động lâu năm, ngày 9/12/1961, Hồ Chí Minh

toàn tập, tập 10, tr.469

Trang 9

năng lãnh đạo lại khác hẳn: Phải giải những bài toán của thời bình, trước hết là những bài toán kinh tế Khả năng đó thì hầu như chưa ai có sẵn Do

đó, hầu hết các vị lãnh đạo cao cấp trong Bộ Chính trị đều có kế hoạch đặc biệt để học tập về kinh tế và kỹ thuật Phương thức học là phân công các nhà khoa học hàng đầu lúc đó đến giảng tại nhà Những người được tín nhiệm nhất về việc này là giáo sư Trần Phương, ngoài ra có giáo sư Đoàn Trọng Truyến, các ông Trần Việt Phương, Đậu Ngọc Xuân, một số chuyên gia về các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật

Giáo sư Trần Phương kể lại: “Người đầu tiên làm việc này là

Võ Nguyên Giáp Vào một dịp ông phải dưỡng bệnh dài ngày, ông nói với tôi rằng ngày xưa ông có đọc Tư bản của Marx, nhưng không đầy đủ và hiểu cũng chưa hết Nay ông đang có một thời gian rỗi rãi, ông muốn tôi giúp ông hiểu lại toàn bộ hệ thống kinh tế học của Marx trong bộ Tư bản Từ đó tôi dành mỗi tuần 2 buổi lên nhà ông

để trình bày một cách có hệ thống từ quyển I đến quyển IV Tư bản Thời gian “giảng dạy” kéo dài khoảng 6 tháng thì xong

Sau đó hình như ông Giáp có giới thiệu với ông Phạm Văn Đồng, nên ông Đồng lại đề nghị tôi mở lại một “lớp học” như thế với ông Ông nói: “Ngày xưa ở Côn Đảo tôi cũng có đọc Tư bản, quyển 1 thôi, bằng tiếng Pháp, không hiểu được bao nhiêu Bây giờ chỉ đạo kinh tế thì phải đọc một cách cơ bản hơn Mà thì giờ để đọc toàn bộ bộ Tư bản thì không có Anh giới thiệu cho tôi một cách vắn tắt nhất toàn bộ học thuyết kinh tế của Marx qua bộ Tư bản” Tôi lại làm như vậy với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cũng trong khoảng thời gian 6 tháng Tất nhiên tôi hiểu rằng đối với các vị đó thì không cần

đi quá sâu vào những vấn đề học thuật, mà chỉ giới thiệu những điều

gì thiết thực nhất cho việc chỉ đạo nền kinh tế Việt Nam hiện nay, thí

dụ như lý thuyết về giá trị thặng dư, về tiền tệ, về lao động, về tái sản xuất mở rộng Dù sao những tri thức cơ bản đó cũng góp phần để các vị nhìn nhận và xử lý các vấn đề kinh tế của Việt Nam một cách

có bài bản hơn

Đối với Lê Duẩn thì khác Lê Duẩn không yêu cầu tôi phải giảng giải về kinh tế học của Marx Ông muốn tự đọc Chỗ nào ông thấy cần trao đổi thì ông trực tiếp trao đổi với tôi Trên cơ sở đó nhiều khi ông còn đi giảng giải ở trường Nguyễn Ái Quốc, ở các cơ quan về những tư tưởng kinh tế của Marx.” 3

3 Trao đổi với giáo sư Trần Phương ngày 6/4/2008

Trang 10

Bản quyền © 2008 Nhà xuất bản Tri thức & tác giả Đặng Phong

Ngoài giáo sư Trần Phương còn có giáo sư Đoàn Trọng Truyến cũng

được mời trình bày với các nhà lãnh đạo về những vấn đề trong bộ Tư

bản của Marx Thời đó kinh tế học về cơ bản là kinh tế học marxist, mà

kinh tế học marxist có thể được coi như nằm trọn gói trong bộ Tư bản luận của Karl Marx Thuộc bộ Tư bản là coi như đã nắm được toàn bộ lý

luận về kinh tế

Các ông Trần Việt Phương và Đậu Ngọc Xuân cũng có những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực này Trần Việt Phương là thư ký riêng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, sau đó là trợ lý của Tổng Bí thư Lê Duẩn Ông là người đọc nhiều, trí nhớ rất tốt, thường được giao đọc đủ thứ đông tây kim cổ, đặc biệt là những tác phẩm mới nhất trên thế giới về triết học, văn học, lịch sử , sau đó giới thiệu lại cho các vị lãnh đạo trong Bộ Chính trị, trước hết là Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Tổng Bí thư Lê Duẩn Cũng nhờ đó, các vị lãnh đạo có thể phần nào cập nhật được những kết quả nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới về nhiều lĩnh vực, biết đến nhiều quan điểm, nhiều lý thuyết mới về triết học, văn học, sử học

Đậu Ngọc Xuân là người rất thông thạo tiếng Nga Ông đã từng là chủ nhiệm khoa kinh tế của Trường Nguyễn Ái Quốc Ông là một trong những chuyên gia thông thạo về học thuyết kinh tế của Lenin Do đó ông cũng thường là một trong những người có đóng góp rất nhiều trong việc giới thiệu với các nhà lãnh đạo, trước hết là Tổng Bí thư Lê Duẩn, về những tư tưởng kinh tế của Lenin, đặc biệt là về chính sách kinh tế mới ở Liên Xô

Đối với một số vị trong Bộ Chính trị trực tiếp phụ trách các ngành kinh tế thì điều quan trọng không chỉ là lý thuyết kinh tế, mà là cả những tri thức về kinh tế, kỹ thuật, như công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, ngoại thương Một số chuyên gia về các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật cũng được mời đến “giảng dạy” về các lĩnh vực này Một trong số những người chăm chỉ học nhất là ông Lê Thanh Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Để điều hành cơ quan tối quan trọng này, không thể không có những kiến thức tương đối hoàn chỉnh về hàng loạt vấn đề kinh tế - kỹ thuật Do đó,

Lê Thanh Nghị đã liên tục bố trí những buổi để học các chuyên gia tương ứng về các vấn đề nông nghiệp, nông học, thổ nhưỡng, gang thép, điện,

cơ khí, hóa chất, sinh học, cầu đường, xây dựng, vận tải, tài chính, tiền tệ Chính trên cơ sở đó mà từ điểm xuất phát là một công nhân thời kỳ trước cách mạng, ông trở thành một trong những người có những kiến

Trang 11

thức khá hoàn chỉnh về hầu hết các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật trong việc xây dựng và điều hành kế hoạch kinh tế quốc dân cho cả nước

Cùng với việc trực tiếp học tập các lĩnh vực về kinh tế - kỹ thuật, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã tổ chức một hệ thống các cơ quan tham mưu

của Đảng, đó là các Ban của Trung ương

Cũng như ở các nước xã hội chủ nghĩa, ở Việt Nam từ những năm 60

và cả trong thập kỷ 70*, Trung ương có rất nhiều Ban chuyên trách các

lĩnh vực kinh tế như Ban Kinh tế Kế hoạch Trung ương, phụ trách chung

về kế hoạch và định hướng phát triển kinh tế của từng thời kỳ Ngoài ra

có các ban chuyên ngành như Ban Công nghiệp Trung ương, Ban Nông

nghiệp Trung ương, Ban Phân phối lưu thông, Ban Đối ngoại Trung ương

Ngoài các Ban trực tiếp giúp Trung ương nghiên cứu những vấn đề chung của toàn bộ nền kinh tế hoặc từng ngành thì về phía Trung ương

Đảng có Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, ngoài việc giảng dạy và đào tạo

cán bộ trung và cao cấp, cũng có chức năng nghiên cứu và giúp Trung

ương hình thành các chính sách Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung

ương là cơ quan vừa thuộc Trung ương Đảng, vừa thuộc bên Chính phủ,

cũng có chức năng như một cơ quan nghiên cứu giúp Trung ương về lĩnh vực quản lý kinh tế

Bộ Chính trị, Ban Bí thư còn dùng các Viện Nghiên cứu thuộc hệ thống phía Chính phủ để tham gia việc nghiên cứu một số vấn đề kinh tế

để hình thành chính sách Trong đó có Viện Nghiên cứu Chiến lược Kinh

tế thuộc Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Viện Kinh tế học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội

Tổng Bí thư là người có cương vị cao nhất trong nước, cũng là người

có ảnh hưởng quan trọng nhất đến việc hình thành những chủ trương đường lối Tổng Bí thư có một đội ngũ những trợ lý, gồm các chuyên gia giỏi về nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau Tuỳ từng thời kỳ nhất định, Tổng Bí thư tập hợp các chuyên gia đó để trao đổi, khởi thảo những ý tưởng của Tổng Bí thư về các vấn đề kinh tế Tổng Bí thư cũng sử dụng đội ngũ những trợ lý để tham gia soạn thảo các Nghị quyết của Trung ương, Báo cáo chính trị tại Đại hội Sau khi ý kiến của Tổng Bí thư được trình trước Đại hội, trước Hội nghị Trung ương hoặc trước Bộ

* Những năm (thập kỷ) 20 (30, 40, 50, 60, 70, 80, 90) được quy về những năm (thập kỷ) của thế kỷ XX

Ngày đăng: 28/06/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w