1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Dự án: Chỉnh trang đô thị thị trấn Hương Canh. Hạng mục: Hồ sinh thái công viên cây xanh khu vực TDP Nhị Bờ, thị trấn Hương Canh

72 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá tác động môi trường Dự án: Chỉnh trang đô thị thị trấn Hương Canh. Hạng mục: Hồ sinh thái công viên cây xanh khu vực TDP Nhị Bờ, thị trấn Hương Canh
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Bình Xuyên
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

Để đảm bảo việc điều hòa, tiêu thoát nước cho khu vực; cũng như cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tạo cảnh quan các khu đô thị mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã

Trang 1

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

-*** -

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Dự án: Chỉnh trang đô thị thị trấn Hương Canh Hạng mục: Hồ sinh thái công viên cây xanh khu vực TDP Nhị Bờ, thị trấn Hương Canh

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung về dự án

Trong những năm gần đây, huyện Bình Xuyên nói chung, thị trấn Hương Canh nói riêng có tốc độ phát triển kinh tế- xã hội nhanh, mật độ người và các phương tiện tham gia giao thông tập trung ngày một đông, nhất là các khu dân cư, các khu kinh doanh, buôn bán tập trung Hiện tại hệ thống đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thị trấn cơ bản đã được đầu tư xây dựng; các khu dân cư mới được đầu tư xây dựng đồng bộ; đời sống nhân dân ngày càng nâng cao Tuy nhiên hệ thống các khu công viên, cây xanh, điểm đỗ xe chưa được chú trọng đầu tư xây dựng, người dân ở các khu dân

cư đông đúc thiếu các khu vui chơi tập trung, thể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và sức khỏe

Hiện tại Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cải tạo chỉnh trang và phát triển đô thị khu vực số 2 trên địa bàn thị trấn Hương Canh đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt

Để đảm bảo việc điều hòa, tiêu thoát nước cho khu vực; cũng như cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tạo cảnh quan các khu đô thị mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội khu vực; tạo các khu công viên cây xanh nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và sức khỏe của nhân dân, việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình: Chỉnh trang đô thị thị trấn Hương Canh; Hạng mục: Hồ sinh thái, công viên cây xanh khu vực TDP Nhị Bờ, thị trấn Hương Canh là cần thiết, phù hợp với chủ trương chính sách của tỉnh, huyện, thị trấn nói chung và phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của nhân dân địa phương nói riêng Dự án đã được HĐND huyện Bình Xuyên quyết định chủ trương đầu tư tại nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 13/5/2022

Theo kết quả khảo sát thiết kế, dự án chiếm dụng diện tích khoảng 51.170 m2 (5,17 ha)đất trong đó chủ yếu là đất lúa, ao hồ và thuộc trường hợp được sự chấp thuận của HĐND tỉnh Do đó dự án thuộc đối tượng quy định tại mục số 6 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điểm

đ Khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường) và thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trình UBND tỉnh Vĩnh Phúc xem xét phê duyệt

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư: Hội đồng nhân dân huyện Bình Xuyên

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi: UBND huyện Bình Xuyên

Trang 3

1.3 Sự phù hợp của dự án với các quy hoạch BVMT, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về BVMT; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

Dự án phù hợp với các quy hoạch phát triển của vùng và địa phương, cụ thể như sau:

- Quyết định số 229/QĐ-UBND ngày 19/01/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cải tạo chỉnh trang và phát triển đô thị khu vực số 2, thuộc thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc;

- Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 20/01/2016 UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu C1 tỷ lệ 1/2000 phát triển công nghiệp và đô thị phụ trợ khu vực hai bên Quốc lộ 2 tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc;

- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050

đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 2358/QĐ-UBND ngày 20/9/2012

- Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 567/QĐ-UBND ngày 17/02/2017

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

2.1 Căn cứ pháp luật

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật Xây dựng 62/2020/QH14;

- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019;

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Trang 4

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 11/2010/NĐ- CP ngày 24/02/2010 của Chính Phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Nghị định số 100/2013/NĐ- CP ngày 03/9/2013 của Chính Phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị Định 11/2010/NĐ- CP;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường;

Thông tư của Bộ Xây dựng gồm: Thông tư 14/2021/TT-BXD hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng; Thông tư 13/2021/TT-BXD hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình; Thông tư 12/2021/TT-BXD về định mức xây dựng; Thông tư 11/2021/TT-BXD hướng dẫn nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Thông tư 10/2021/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 06/2021/NĐ-CP và Nghị định 44/2016/NĐ-CP; Thông tư 06/2021/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng; Thông tư 01/2021/TT-BXD về QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

2.2.1 Các tiêu chuẩn về thiết kế xây dựng công trình:

Bảng 1 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng áp dụng

I Khảo sát

1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới

2 Quy trình khảo sát đường ô tô 22 TCN 263-2000

3 Khảo sát cho xây dựng - Nguyên tắc cơ bản TCVN 4419:1987

Trang 5

TT Tên quy chuẩn, tiêu chuẩn Mã hiệu

4 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình -

5 Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa

8 Địa chất thuỷ văn - thuật ngữ và định nghĩa TCVN 4119:1985

10 Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình TCVN 9437:2012

11 Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp

trên đất yếu (Áp dụng cho khảo sát và thiết kế) 22 TCN 262-2000

II Thiết kế

II.1 Quy chuẩn, tiêu chuẩn sử dụng chung

12 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ

13 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu các điều

kiện tự nhiên dựng trong xây dựng QCVN 02:2009/BXD

14 Thiết kế công trình chịu động đất TCVN 9386-1:2012

TCVN 9386-2:2012

15 Kết cấu bê tông và BTCT - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574:2012

16 Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5575:2012

17 Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2737:1995

18 Quy trình thiết kế lập Tổ chức xây dựng và Thiết

19 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công

trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng QCVN 10:2014/BXD

II.2 Thoát nước

Trang 6

TT Tên quy chuẩn, tiêu chuẩn Mã hiệu

35 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ

tầng kỹ thuật - Công trình thoát nước QCVN 07-02: 2016/BXD

II.3 Điện, chiếu sáng

36 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ

tầng kỹ thuật - Công trình cấp điện QCVN 07-05: 2016/BXD

37 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ

tầng kỹ thuật - Công trình chiếu sáng QCVN 07-07: 2016/BXD

38

Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình

công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị - Tiêu

chuẩn thiết kế

TCXDVN 333:2005

39 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường,

đường phố, quảng trường đô thị TCXDVN 259:2001

34 Đặt đường dẫn điện trong nhà và công trình công

41 Đặt thiết bị điện trong nhà và công trình công

II.4 Cây xanh

42 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong

các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 9257:2012

2.2.2 Các quy chuẩn về môi trường

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09-MT: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất;

- QCVN 03-MT: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất

- QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

Trang 7

2.3 Văn bản pháp lý của cấp có thẩm quyền về dự án

- Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 13/5/2022 của Hội đồng nhân dân huyện Bình Xuyên về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Chỉnh trang đô thị thị trấn Hương Canh Hạng mục: Hồ sinh thái công viên cây xanh khu vực TDP Nhị Bờ, thị trấn Hương Canh;

2.4 Tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập, thu thập

Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án: Chỉnh trang đô thị thị trấn Hương Canh Hạng mục: Hồ sinh thái công viên cây xanh khu vực TDP Nhị Bờ, thị trấn Hương Canh;

- Báo cáo tình hình phát triển KT-XH của thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên năm 2021;

- Các bản vẽ thiết kế công trình

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường:

Báo cáo đánh gia tác động môi trường này được thực hiện với sự tư vấn củaCông

ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Sơn Nam Xanh Thông tin cụ thể như sau:

- Chủ đầu tư: Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Bình Xuyên

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Tiến Chức vụ:Giám đốc

Địa chỉ: thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Điện thoại: 0211 3596869

- Đơn vị tư vấn thực hiện báo cáo ĐTM:

Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Sơn Nam Xanh

- Người đại diện: Ông Vũ Xuân Ngọc Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: Thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

- Điện thoại: 0374.114.926

Tóm tắt quá trình thực hiện lập báo cáo ĐTM của dự án như sau:

- Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn trao đổi thông tin về mục tiêu, quy mô của dự án

và các tài liệu cần thiết có liên quan

- Đơn vị tư vấn thực hiện các nội dung:

+ Nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu, khảo sát hiện trạng khu vực dự án;

+ Thu thập các số liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường khu vực dự án;

+ Điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường khu vực dự án và các khu vực lân cận

có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp khi thực hiện dự án;

Trang 8

+ Phối hợp tiến hành quan trắc, lấy mẫu, phân tích chất lượng môi trường khu vực dự án

+ Tập hợp, xử lý dữ liệu, số liệu, dự thảo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

+ Tổ chức tham vấn cộng đồng dân cư khu vực triển khai dự án

+ Trình dự thảo Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho chủ đầu tư xem xét trước khi hoàn thiện và nộp hồ sơ báo cáo tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Vĩnh Phúc

- Thông tin về tổ chức tư vấn thực hiện báo cáo ĐTM như sau:

Bảng 2 Danh sách tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

chuyên môn

Nội dung

I Chủ dự án: Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Bình Xuyên

1 Nguyễn Văn Tiến Giám đốc Chỉ đạo tổ chức thực

hiện

II Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Sơn Nam Xanh

1 Vũ Xuân Tú Phó Giám đốc Chỉ đạo tổ chức thực

hiện

2 Nguyễn Quang Huy Khs Khoa học môi

3 Nguyễn Thị Lài Kỹ sư công nghệ

môi trường Chương 2

4 Tăng Bá Phúc Cử nhân thổ nhưỡng Chương 3

5 Bùi Thị Thơm Ths Khoa học môi

trường Chương 4, 5

4 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM

- Phương pháp khảo sát hiện trường: Nhằm xác định vị trí các điểm nhạy cảm,

dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường; đồng thời đo đạc, lấy mẫu các thông số môi trường phục vụ cho việc phân tích, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực

dự án

- Phương pháp mô hình hoá: Sử dụng các mô hình tính toán để dự báo lan truyền

các chất ô nhiễm trong môi trường không khí, từ đó xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động của dự án gây ra

- Phương pháp tổng hợp so sánh: Tổng hợp các số liệu so sánh với tiêu chuẩn,

Trang 9

quy chuẩn môi trường Phương pháp được áp dụng trong Chương 2 và 3 của báo cáo

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu liên quan và báo cáo ĐTM khác có

công suất và quy mô tương tự hiện đang hoạt động để dự báo và đánh giá khả năng các ảnh hưởng đến môi trường sẽ xảy ra

- Phương pháp đánh giá nhanh: Dựa trên hệ số ô nhiễm để ước tính tải lượng các

chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án Phương pháp này được áp dụng trong Chương

3 của báo cáo để tính toán tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt;

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia để phân tích,

đánh giá dự báo và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường

Trang 10

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1 Thông tin dự án

1.1 Tên Dự án

Chỉnh trang đô thị thị trấn Hương Canh Hạng mục: Hồ sinh thái công viên cây

xanh khu vực TDP Nhị Bờ, thị trấn Hương Canh (sau đây gọi tắt là “Dự án”.)

1.2 Chủ Dự án

Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Xuyên

Đại diện: Ông Nguyễn Văn Tiến Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ: Thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Địa điểm thực hiện: Thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

- Xây dựng khu công viên cây xanh tạo cảnh quan môi trường, là nơi nhân dân vui chơi giải trí, tập thể dục thể thao nâng cao đời sống tinh thần và sức khỏe; xây dựng khu vực hồ điều hòa đảm bảo tiêu thoát nước cho khu vực

- Góp phần hoàn thiện chương trình chỉnh trang đô thị trên địa bàn thị trấn Hương Canh

- Từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật của khu vực Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội khu vực

- Tạo cảnh quan môi trường sống xanh, sạch, đẹp cho khu dân cư

1.5.2 Quy mô Dự án

Đầu tư xây dựng mới dự án Chỉnh trang đô thị thị trấn Hương Canh; Hạng mục:

Hồ sinh thái, công viên cây xanh khu vực TDP Nhị Bờ, thị trấn Hương Canh với tổng

Trang 11

diện tích khoảng 51.170m2 (5,117ha) Khu vực cây xanh, thảm cỏ, cây đường viền, hồ sinh thái; Khu vực sân chơi đường dạo, khu vực hoạt động sinh hoạt cộng đồng, kè hồ, thoát nước, chiếu sáng và các hạng mục khác được đầu tư đồng bộ

- Khu vực sân chơi, đường dạo: Diện tích khoảng 9.585m2, đường nét được chia theo kiến trúc; sân lát nhiều màu, được sắp xếp có vần luật

- Hệ thống Cây xanh, thảm cỏ: Diện tích khoảng 18.829m2 bao gồm: cây bóng mát và hệ thống cây bụi, thảm cỏ

- Hồ cảnh quan: Xây dựng hồ sinh thái, diện tích mặt nước khoảng 17.915m2; Xây dựng hệ thống kè hồ bằng đá hộc và lan can bảo vệ quanh hồ chiều dài khoảng 550m

- San nền: San nền toàn bộ các lô đất trong khu vực dự án với tổng diện tích san nền 48.207 m2

- Giao thông, sân chơi, đường dạo: Xây dựng cải tạo, mở rộng đoạn đường giao thông đối ngoại chiều dài khoảng L=730m; bề rộng mặt cắt hoàn thiện 10,5m (lòng đường 7,5m, hè mỗi bên 1,5m); Xây dựng dựng sân chơi, đường dạo với tổng diện tích 9.461m2

- Hồ sinh thái, kè đá, lan can: Nạo vét hữu cơ khu vực hồ điều hòa với diện tích khoảng 17.915m2, khối lượng khoảng 37.034m3 Xây hệ thống kè đá chắn đất theo định hình 86-06X, kè xây đá hộc VXM M100, đỉnh kè giằng BTCT M200 Ốp đá mái taluy quanh hồ bằng đá hộc VXM M100 dày 30cm Xây dựng hệ thống lan can sắt phòng hộ quanh hồ chiều dài khoảng 550m

- Cấp nước: Xây dựng mạng lưới đường ống cấp nước chính và nhánh cùng hệ thống tưới tự động

- Thoát nước: Xây dựng hệ thống thoát nước đảm bảo tiêu thoát tốt và hố ga đồng

bộ

- Hệ thống điện chiếu sáng: Hệ thống chiếu sáng đảm bảo cảnh quan và đồng bộ

1.5.3 Loại hình dự án:

Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật

1.6 Khối lượng đền bù, giải phóng mặt bằng

Khu vực dự án chủ yếu là đất nông nghiệp trồng màu, trồng lúa; đất kênh mương thủy lợi, ao hồ hiện có nên tương đối thuận lợi cho công tác đền bù GPMB Việc đền bù GPMB được tiến hành theo các quy định hiện hành của Nhà nước

Tổng diện tích tạm tính đền bù GPMB là 5,1170ha, giá trị đền bù tạm tính là 22,003 tỷ đồng.Phương án giải phóng mặt bằng sẽ triển khai trong giai đoạn thực hiện dự

Trang 12

án, ngay sau khi được phê duyệt dự án đầu tư Trong quá trình triển khai sẽ phối kết hợp với địa phương để đảm bảo tính chính xác và tiến độ của công tác giải phóng mặt bằng

1.7 Phương án tổ chức thi công

1.7.1 Công tác chuẩn bị công trường :

- Xây dựng nhà ở cho Ban chỉ huy, Xây dựng lán trại cho công nhân

- Xây dựng kho vật tư, thiết bị

- Di chuyển máy móc, thiết bị tới công trường

1.7.2 Chuẩn bị mặt bằng thi công :

- Đền bù đất đai và nhà cửa chiếm dụng Đền bù cây cối, hoa màu

1.7.3 Thi công nền đường, cống ngang đường, rãnh dọc xây :

- Phát quang, đào gốc cây và bóc đất màu

- Đào đất mở rộng nền đường bằng máy kết hợp phá nổ

- Đắp mở rộng nền đường, phân lớp đắp 25cm đầm chặt K 0,95

- Thi công cống thoát nước ngang qua đường bằng thủ công kết hợp cơ giới

- Thi công rãnh dọc xây bằng thủ công

1.7.4 Kiểm tra nghiệm thu phần nền và công trình cống :

- Thực hiện theo đúng quy trình thi công và nghiệm thu nền đ và công trình ẩn dấu đang áp dụng hiện hành

1.7.5 Thi công mặt đường

- Thi công lớp móng thi công tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 8859:2011 Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô

- Thi công lớp mặt BTN TCVN 8819 :2011 – Mặt đường bê tông nhựa nóng – yêu cầu thi công và nghiệm thu

1.7.6 Kiểm tra, nghiệm thu kỹ thuật

Theo đúng các quy định ban hành của nhà nước

Trang 13

1.7.7 Hoàn thiện bàn giao:

Bàn giao cho cơ quan chức năng quản lý

1.8 Máy móc, thiết bị và nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

1.8.1 Nhu cầu nguyên vật liệu

Bảng 1.1 Nhu cầu nguyên vật liệu thi công1

STT HẠNG MỤC/KHỐI LƯỢNG

Đơn

vị Số lượng Quy đổi ra khối lượng

(tấn) tính

4 Cấp phối đá dăm lớp dưới, loại II m3 1847,13 2216,556

5 Cấp phối đá dăm lớp trên, loại I m3 996,05 1195,26

8 Bê tông nhựa chặt C19 hàm lượng nhựa 5.3% tấn 926,5351 926,5351

9 Bê tông nhựa chặt C12.5 hàm lượng nhựa 5.0% tấn 675,6682 675,6682

10

Đổ bê tông thủ công bằng

máy trộn, bê tông móng,

12 Biển báo phản quang tam giác cạnh A=700mm Biển 9 0,027

13 Biển báo phản quang S>1m2 m2 3,2 0,0096

1Nguồn: Thuyết minh dự toán công trình

Trang 14

14

Sơn kẻ đường bằng sơn dẻo

nhiệt phản quang, chiều dày

15

Sơn kẻ đường bằng sơn dẻo

nhiệt phản quang, chiều dày

Đổ bê tông thủ công bằng

máy trộn, bê tông móng,

23 Vữa đệm, dày 2,0 cm, vữa mác 75 m2 363 18,15

24 Sản xuất và lắp dựng bê tông rãnh tam giác, đá 1x2, M250 m3 14,52 20,328

Đổ bê tông thủ công bằng

máy trộn, bê tông nền, đá

Trang 15

31 Ván khuôn gỗ Ván khuôn bó mép ngoài 100m2 2,26 1,808

1.9.2 Máy móc, thiết bị và nhu cầu nhiên liệu

Để hoạt động, các máy móc thi công xây dựng chủ yếu sử dụng nhiên liệu là dầu diesel Nhu cầu sử dụng nhiên liệu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.2 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu STT Tên vật tư Số ca Định mức (lít/ca) Lượng sử dụng

1 Máy đào một gầu, bánh xích - dung tích gầu : 1,25 m3 1,027 83 85,24

2 Máy đào một gầu, bánh xích - dung tích gầu : 1,60 m3 17,35 113 1960

3 Máy đầm đất cầm tay - trọng lượng : 70 kg 13,99 4 55,96

4 Máy lu bánh thép tự hành - trọng lượng tĩnh : 16 T 51,86 37 1919

5 Máy lu bánh thép tự hành - trọng lượng tĩnh : 25 T 6,522 47 306,5

6 Máy ủi - công suất : 110,0 CV 31,41 92 2890

Trang 16

4 Máy nén khí, động cơ diezel - năng suất : 600,00 m3/h 5,463 35 191,2

5 Máy phun nhựa đường - công suất : 190 CV 10,93 57 622,8

6 Máy rải cấp phối đá dăm - năng suất : 50 m3/h - 60 m3/h 5,971 30 179,1

7 Máy rải hỗn hợp bê tông nhựa - công suất : 130 CV đến 140 CV 5,909 63 372,3

8 Ô tô tự đổ - trọng tải : 12,0 T 222,5 65 14465

9 Ô tô tưới nước - dung tích : 5,0 m3 5,971 23 137,3

1 Cần cẩu bánh hơi - sức nâng : 6 T 22,08 33 728,8

1 Cần cẩu bánh hơi - sức nâng : 6 T 37,5 33 1238

[Nguồn: Thuyết minh dự toán công trình của Dự án]

Nguồn cung cấp: Dầu Diezel (DO) được mua tại cửa hàng xăng dầu trên địa bàn huyện Bình Xuyên với cung đường vận chuyển trung bình là 2 km

1.9.3 Nhu cầu sử dụng điện, nước

1.9.3.1 Nhu cầu sử dụng điện

Điện sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu là phục vụ cho hoạt động của một số máy móc thi công xây dựng, điện sinh hoạt tại khu lán trại Lượng điện sử dụng cụ thể được thống kê qua bảng sau:

Bảng 1.3 Khối lượng điện sử dụng cho các thiết bị máy móc

STT Tên vật tư Số ca Định mức (Kwh/ca) dụng (kwh) Lượng sử

1 Máy đầm bê tông, dầm dùi - công suất : 1,5 kW 0,338 5 1,691

Trang 17

2 Máy trộn bê tông - dung tích : 250,0 lít 0,361 17 6,137

II LÁT HÈ, VIÊN VỈA, RÃNH TAM GIÁC, CÂY XANH

1 Máy đầm bê tông, dầm dùi - công suất : 1,5 kW 11,96 5 59,8

2 Máy đầm bê tông, đầm bàn - công suất : 1,0 kW 43,67 7 305,7

3 Máy hàn xoay chiều - công suất : 23,0 kW 2,695 48 129,3

4 Máy trộn bê tông - dung tích : 250,0 lít 55,18 17 938,1

5 Máy trộn vữa - dung tích : 150,0 lít 19,49 11 214,3

[Nguồn: Thuyết minh dự toán công trình của Dự án]

Nguồn cấp: Dự án đấu nối từ đường điện thuộc mạng lưới cấp điện của chi nhánh điện lực Bình Xuyên được cấp đến cho dự án thông qua 1 điểm đấu

1.9.3.2 Nhu cầu sử dụng nước

- Nước cấp cho sinh hoạt: Việc tuyển dụng công nhân xây dựng sẽ tăng cường

sử dụng nhân lực địa phương, bố trí công nhân nghỉ tại nhà trọ ở gần công trường để giảm bớt lán trại Số lượng công nhân thường xuyên thi công trên công trường dự kiến trung bình khoảng 50 người Với định mức sử dụng nước là 100 lít/người.ngày, nhu cầu

sử dụng nước cho sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn thi công xây dựng sẽ là:

50 (người) x 100 (lít/người/ngày) = 5.000 (lít/ngày) = 5 (m 3 /ngày)

- Nước cấp cho thi công xây dựng, vệ sinh dụng cụ, máy móc: Lượng nước này

sử dụng khoảng 1 m3/ngày

- Nguồn cung cấp nước:

+ Nước cấp cho sinh hoạt: Sử dụng nước giếng khoan của các hộ dân gần khu vực dự án

+ Nước cấp cho thi công xây dựng: Tận dụng nước từ các ao gần khu vực dự án

và từ nước giếng khoan của các hộ dân trong khu vực

1.10 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý dự án

1.10.1 Tiến độ thực hiện

Tiến độ dự án cụ thể như sau:

- Lập phê duyệt chủ trương đầu tư: Quý II năm 2022;

- Lập và phê duyệt Báo cáo NCKT: Quý III năm 2022;

Trang 18

- Lập và phê duyệt Thiết kế KBVTC: Quý IV năm 2022;

- Khởi công: Quý IV năm 2022;

- Hoàn thành công trình đưa vào khai thác sử dụng: Năm 2024

Trang 19

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất

a) Điều kiện về địa lý

Thị trấn Hương Canh nằm ở vị trí trung tâm huyện Bình Xuyên, tiếp giáp với xã Đạo Đức về phía Đông, tiếp giáp với xã Tam Hợp về phía Bắc; tiếp giáp với xã Quất Lưu về phía Tây; phía Nam giáp xã Tân Phong

Lớp 1e: Đất đổ lẫn nhiều phế thải vật liệu xây dựng

Lớp 2: Sét màu xám vàng, trạng thái dẻo cứng

Lớp xuất hiện tại hố khoan HK01 Thành phần chính của lớp là Sét màu xám vàng, trạng thái dẻo cứng Trong quá trình khoan khảo sát đã tiến hành lấy được 1 mẫu nguyên dạng

Lớp 3: Sét pha, màu xám ghi, trạng thái dẻo mềm

Lớp xuất hiện ở khu vực dưới lớp đất nền đường dân sinh

Lớp 4: Sét pha, màu xám đen lẫn mùn thực vật trạng thái dẻo chảy đến chảy Lớp này phân bố ở khu vực lòng hồ, dưới lớp bùn ao Lớp có bề dày khá lớn Thành phần chính của lớp là Sét pha màu xám đen, lẫn mùn thực vật, trạng thái dẻo chảy đến chảy Trong quá trình khoan khảo sát đã tiến hành lấy được 6 mẫu nguyên dạng

Trang 20

Lớp 5: Cát pha, màu xám vàng, xám ghi, trạng thái dẻo

Lớp này gặp ở tất cả các hố khoan Thành phần chính của lớp là cát pha, màu xám vàng, xám ghi, trạng thai dẻo Trong quá trình khoan khảo sát đã tiến hành lấy được

c) Địa chất thủy văn

Vị trí xây dựng công trình tương đối phức tạp với phần lớn là mặt nước hồ Đồng Đậu, ruộng màu với cấc tuyến kênh mương

2.1.1.2 Điều kiện về khí hậu, khí tượng

 Nhiệt độ không khí

Tại khu vực của dự án, từ tháng V đến tháng X, khí hậu nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình là 28,10C Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, khí hậu lạnh với nhiệt độ thấp nhất là là 9,90C Các giá trị về nhiệt độ trung bình các tháng trong năm và trung bình nhiều năm (2009 ÷ 2020) được thể hiện trong các Bảng 2-1 sau:

Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại trạm Vĩnh Yên

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TBN

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021

 Độ ẩm không khí

Độ ẩm trung bình của khu vực dự án trung bình nhiều năm (từ năm 2009 đến năm 2020)

là 80,8%, các giá trị về độ ẩm trung bình tháng và độ ẩm trung bình năm được thể hiện trong Bảng 2-2 như sau:

Bảng 2.2 Độ ẩm tương đối trung bình trong năm tại trạm Vĩnh Yên

Đơn vị tính: %

Trang 21

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TBN

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021

I 65,7 66,8 73,0 46,0 7,0 7,0 9,0 103 46,5 47,8 28 28

II 90,6 29,2 73,0 110 44,0 17,0 46,0 51 88,8 65,7 16 86 III 32,7 77,3 57,0 67,0 15,0 30,0 81,0 47 24,6 45,0 94 49

IV 82,7 70,0 107,0 60,0 64,0 120,0 93,0 121 76,7 85,1 58 112

V 167,3 146,2 135 133 143 167 165 207 128,5 165,2 197 98

VI 214,8 125,3 181,0 157,0 140,0 102,0 158,0 182 205,6 114,6 150 171 VII 216,2 155,3 165,0 196,0 173,0 157,0 143,0 140 174,2 108,8 150 163 VIII 171,2 151,8 214,0 140,0 173,0 184,0 168,0 174 150,5 121,8 118 163

IX 140,0 140,0 165,0 162,0 113,0 131,0 105,0 132 148,0 118,4 156 198

X 123,4 114,6 140,0 135,0 93,0 130,0 145,0 168 156,8 98,9 140 142

XI 189,9 150,5 136,0 114,0 127,0 92,0 66,0 80 108,9 78,9 107 123 XII 50,8 116,1 76,0 89,00 86,0 42,0 178,0 46 132,8 70,3 95 131 TBN 128,7 111,9 126,8 117,4 98,1 98,2 113,0 120,9 120,16 93,4 109,9 122

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021

 Tốc độ gió và hướng gió

Tại khu dự án, mùa đông có hướng gió chủ đạo là hướng Đông và Đông Bắc, mùa hè có hướng gió chủ đạo là Đông Nam, Những yếu tố ảnh hưởng đến hướng gió là

áp suất và đặc điểm địa hình của khu vực, Tốc độ gió trung bình theo các hướng trong trung bình nhiều năm được thể hiện trong Bảng 2-4 và Hình 2-1 như sau:

Hình 7 Hoa gió trạm Vĩnh Yên

W NW

3

%

Trang 22

Bảng 2.4 Đặc trưng gió trung bình nhiều năm tại trạm Vĩnh Yên

TT Hướng gió Tốc độ lớn nhất (m/s) Tốc độ trung bình (m/s) Tần suất (%)

Nguồn: Trung tâm KTTV Quốc gia, 2021

 Lượng mưa và lượng bốc hơi

Mùa mưa ở Vĩnh Phúc thường xảy ra trong thời kỳ từ tháng V đến tháng IX, Lượng mưa trung bình nhiều năm là 217,7mm, Tháng có lượng mưa trung bình lớn nhất vào tháng 7/2018 (512,1mm), Lượng mưa trung bình tháng và trung bình nhiều năm được thể hiện trong Bảng 2-5 như sau:

Bảng 2.5 Lượng mưa trung bình tháng trong nhiều năm tại trạm Vĩnh Yên

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021 Tổng lượng bốc hơi tháng và trung bình tháng trong nhiều năm được thể hiện trong Bảng 2-6, Tổng lượng bốc hơi tháng lớn nhất thường rơi vào tháng V hoặcVI (104,2÷112mm), Tháng có tổng lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng II (41mm) Tổng lượng bốc hơi cả năm duy trì ở mức trên dưới 900mm

Bảng 2.6 Tổng lượng nước bốc hơi tháng trong năm tại trạm Vĩnh Yên

Đơn vị tính: mm

Trang 23

Giá trị 64,1 36,6 42,5 78,7 100,5 99,5 89,4 57,5 94,8 84,4 85,3 64,1 890

Nguồn: Trung tâm KTTV Quốc gia, 2021

2.1.1.1 Điều kiện về thủy văn

Khu vực thực hiện dự án nằm trên địa bàn thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.Chế độ thủy văn của khu vực thực hiện Dự án phụ thuộc chủ yếu Sông Phan

Sông Phan là sông nội tỉnh lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, bắt nguồn từ sườn Nam dãy núi Tam Đảo Đến kênh Liễn Sơn ở độ cao 15,2m, tọa độ: 21o21’17,5”B -105o32’5,9”Đ sông bắt đầu hình thành dòng chảy rõ nét Tiếp theo, sông chảy theo hướng Nam qua huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, thành phố Vĩnh Yên Tại xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, sông chia thành hai nhánh, một nhánh cụt chảy vào xã Đạo Đức, còn một

nhánh chảy tiếp về phía Tây nhập sông Cánh (sông Cầu Bòn - sông Sau - sông Tranh)

ở cầu Tam Canh, thị trấn Hương Canh và sông Bá Hạ chảy từ xã Minh Quang, huyện Tam Đảo ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, sau đó đổ nước vào sông Cà Lồ tại thôn Đại

Lợi, xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên Đây được xem là điểm kết thúc của sông Phan (tọa

độ: 21 o 15’28,6”B : 105 o 41’4,8”Đ)

Diện tích lưu vực sông Phan ước tính chiếm ít nhất khoảng 60% diện tích tỉnh Vĩnh Phúc, tương đương khoảng 800 km2 Tổng diện tích tự nhiên của các xã có sông Phan chảy qua là 157 km2, trong đó đoạn chảy qua xã Đồng Văn có diện tích 7,01 km2

Bề rộng lòng thay đổi từ 7 m  15 m (tại An Hạ) và mở rộng dần 30  50 m đến cầu

Hương Canh khoảng 80 m  100 m

Nguồn sinh thủy của sông Phan phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa lưu vực và nước rò rỉ, hồi quy trong quá trình thực hiện tưới của các kênh thuỷ lợi Theo tài liệu cung cấp của Công ty Thuỷ nông Liễn Sơn, về mùa mưa, lưu lượng nước sông Phan có

từ 30  80 m3/s; mùa khô thường chỉ còn 5  6 m3/s Độ dốc lưu vực biến đổi 2,5‰ ~ 5,3‰ Sông chảy đổi theo hướng khác nhau và có độ uốn khúc lớn, hệ uốn khúc 2,7

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội [2]

2.1.2.1 Điều kiện về kinh tế

(1) Sản xuất nông nghiệp

a Vềtrồng trọt:

2 Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 của UBND thị trấn Hương Canh

Trang 24

- Diện tích cây Lúa: 378.95 ha; Sản lượng 2.126,61 tấn/KH 1.570 tấn, đạt 135,45% tăng 15,7% so với cùng kỳ

- Diện tích cây Lạc: 24,6 tấn sản lượng 2tấn/ha tăng 20,5% so với cùng kỳ

- Diện tích cây rau các loại: 31,50ha/Kế hoạch: 21,50ha; Sản lượng 219,25 tấn

- Thu về trồng trọt là 22.438.990.000đ (tăng 16% so với cùng kỳ)

b Về chăn nuôi và thủy sản

- Về chăn nuôi: Đàn trâu 124 con (giảm 05 con so với cùng kỳ); bò 151 con (tăng

50 con so với cùng kỳ); đàn lợn 603 con (tăng 78 con so với cùng kỳ); đàn chó 2.101 con (giảm 05 con so với cùng kỳ).Tổng đàn gia cầm 22.550 con (giảm 510 con so với cùng kỳ) Thu về chăn nuôi = 36.325.000.000đ

- Về thủy sản: Tổng diện tích 140.69 ha Thu 3.068.660.000đ

(2) Về tiểu thủ công nghiệp

- Ngói, gốm, gang: Thị trấn có tổng số 7 lò ngói, 07 lò gốm, 2 cơ sở gang Doanh thu 6.435.000.000đ

- Mộc, gỗ, may mặc, than, hương nến, vàng mã: Toàn Thị trấn có 69 cơ sở (bằng

so với cùng kỳ) Trong đó có: 12 cơ sở mộc, đồ gỗ, chế biến gỗ; 02 cơ sở sản xuất than

tổ ong; 30 cơ sở vàng mã; 25 cơ sở may mặc Doanh thu: 14.475.000.000đ

- Thủ công nghiệp chế biến và sản xuất khác: Tổng số 165 cơ sở thủ công nghiệp chế biến Doanh thu là 43.626.000.000đ

- Thu về tiểu thủ công nghiệp là 64.536.000.000/ KH 97.000.000.000 đ đạt 67% tăng 7,4% so với cùng kỳ

(3) Thương mại – Dịch vụ, vận tải

- Thương mại: Tính đến 30/11/2021 Thị trấn có 765 cơ sở kinh doanh thương mại, tăng 13 cơ sở so với cùng kỳ: Trong đó: Nhà hàng ăn uống có 207 cơ sở; hàng bán

đồ ăn nhỏ, lẻ 32 cơ sở; Bán đồ chế biến sẵn 59 cơ sở; cà phê giải khát 36 cơ sở; lương thực 37 cơ sở; rau hoa quả 60 cơ sở; chế biến và buôn bán gia súc, gia cầm 118 cơ sở;

cá, tôm, đông lạnh 30 cơ sở; vật liệu xây dựng 33 cơ sở; điện lạnh điện nước điện dân dụng 40 cơ sở; bán sơn 08 cơ sở; bán gas, bếp gas chất đốt 18 cơ sở; bán văn phòng phẩm, đồ nhựa, gốm, xứ, đồ thờ 53 cơ sở; quần áo, vải, giày dép, chăn ga 35 cơ sở; bán thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vật tư nông nghiệp 10 cơ sở; kinh doanh hàng tạp hóa, hàng khô, trứng 95 cơ sở; bán ô tô 02 cơ sở; bán vàng bạc: 03 cơ sở; bán phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy, xe đạp điện, xe đạp 16 cơ sở

Tổng thu 447.024.000.000,tăng 1,8 % so với cùng kỳ

- Dịch vụ: Tính đến 30/11/2021 thị trấn có 854 cơ sở dịch vụ Nhà nghỉ, khách sạn 12 cơ sở; nhà trọ 500 phòng; sửa chữa ô tô 10 cơ sở; sửa chữa xe máy, đồ điện 16

Trang 25

cơ sở; cắt tóc, chụp ảnh cho thuê phông bạt, 102 cơ sở; khám chữa bệnh thuốc tây y 16

cơ sở; khám chữa bệnh thuốc nam 5 cơ sở; Internet, karaoke, photo, dịch vụ dạy học 40

cơ sở; máy làm đất, máy gặt, máy múc 10 máy; công ty xây dựng 8 công ty; Xây dựng

(nhóm thợ) 30 nhóm thợ; các dịch vụ khác như máy ép cọc, máy múc, … là 15 máy;

dịch vụ vận tải (xe ôm, xe lôi, …) gồm 90 chiếc

Tổng thu về dịch vụ: 107.252.000.000đ, giảm 2,4% so với cùng kỳ

- Vận tải: Toàn thị trấn có 258 ô tô các loại dùng cho mục đích kinh doanh, giảm

16 ô tô so với cùng kỳ, tổng thu: 64.668.000.000

* Thu về thương mại, dịch vụ vận tải: 618.944.000.000/KH 674.000.000.000đ đạt 92%,giảm 1,8% so với cùng kỳ

2.1.2.2 Điều kiện về xã hội

(1) Công tác giáo dục

Hiện nay thị trấn có 05 trường học đều đạt chuẩn quốc gia mức độ I và mức độ

II Trong đó: có 2 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II; chất lượng giáo viên các bậc học ngày càng được nâng cao, 99% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn Năm học được khai giảng đúng tinh thần của ngành giáo dục, hiện nay các trường tiến hành kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh thời điểm giữa kỳ I của năm học Cấp trên đã có hướng dẫn các trường thực hiện thu các khoản đóng góp đầu năm học đúng quy định, công khai, minh bạch, đảm bảo không để việc thu các khoản đóng góp đầu năm Bên cạnh đó đã chú trọng vào ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy

Các trường học chỉ đạo tốt công tác dậy và học trực tuyến trong thời gian học sinh nghỉ học do dịch Covid-19 để hạn chế tối đa ảnh hưởng của dịch đến chương trình, chất lượng dậy và học theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được UBND thị trấn quan tâm đầu tư

(2) Công tác y tế

Trạm Y tế đã tham mưu, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thị trấn; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất và lưu hành sản phẩm Nâng cao chất lượng hoạt động của y tế thôn bản về phòng, chống dịch bệnh, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe sinh sản cho Nhân dân;

(3) Công tác văn hóa, thông tin thể thao

a Công tác thông tin, tuyên truyền

UBND thị trấn đã đầu tư lắp đặt hệ thống truyền thanh không dây đến 18/18 khu,

tổ dân phố với 28 cụm loa và 56 loa, hoạt động văn hóa, thông tin đã tập trung tuyên

Trang 26

truyền các nhiệm vụ chính trị, các sự kiện quan trọng của đất nước của tỉnh, huyện và địa phương nhất là tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch Covid-19, công tác bầu

cử, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng như tuyên truyền qua các hội nghị; tờ rơi, biểu diễn văn nghệ trên hệ thống truyền thanh

c Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư:

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ngày càng đi vào chiều sâu, được đông đảo quần chúng tích cực tham gia hưởng ứng, góp phần làm chuyển biến nhận thức, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc

(4) Về chính sách xã hội

Thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công theo quy định của Đảng và Nhà nước, quan tâm chăm sóc gia đình chính sách người có công trong các dịp lễ tết Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” chăm sóc đời sống người có công với cách mạng tiếp tục được duy trì và phát triển đã huy động toàn thể các cấp các ngành, các cơ quan đơn vị các tổ chức chính trị xã hội cộng đồng dân cư, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công Các chế độ cho đối tượng chính sách như: chế độ thờ cúng liệt sỹ; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người có công, cựu chiến binh, thanh niên xung phong, người hưởng theo chế độ Quyết định 62 của Thủ tướng chính phủ; quyết định hưởng trợ cấp cho người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc da cam

(5) Công tác an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội:

Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được cơ bản ổn định Lực lượng công an đã chủ động phân tích, dự báo tình hình tại từng địa bàn, tham mưu cho cấp ủy chính quyền, phối hợp các ngành chỉ đạo giải quyết đảm bảo tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giải quyết sớm các vụ việc, góp phần đảm bảo an ninh Tổng số lực lượng công an có 26 đồng chí, trong đó: Công an chính quy có 07 đồng chí, Trưởng công an 01 đồng chí, phó trưởng công an 02 đồng chí, Công an viên thường trực 02 đồng chí, số công an viên thôn 18 đồng chí

Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm được triển khai tích cực Lực lượng công an đã thực hiện hiệu quả các đề án, kế hoạch chuyên đề phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, tập trung các loại tội phạm mới nổi lên.Tăng cường các

Trang 27

biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm vi phạm liên quan đến hoạt động cầm đồ, tín dụng đen; tội phạm về môi trường, khai thác tài nguyên khoáng sản và vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm…

* Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực:

Trong năm 2021 dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, giám sát của HĐND Thị trấn, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, nhân dân sự quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành của UBND thị trấn Hương Canh, tình hình KT- XH tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả tích cực; nổi bật là: đã kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng vẫn tăng so với cùng kỳ, như: Giá trị sản xuất nông nghiệp, thương mại, dịch

vụ, thu, chi ngân sách tăng so cùng kỳ, đã thực hiện quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tại cơ quan; kịp thời chi trả kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được đảm bảo Công tác quản lý đất đai được tập trung và chỉ đạo; công tác giải quyết đất dịch vụ được thực hiện quyết liệt và hoàn thành, công tác vệ sinh môi trường, xử lý rác thải có nhiều cố gắng ANCT-TTATXH được giữ vững; Công tác CCHC, kiểm soát TTHC thu được nhiều kết quả tốt công tác giải quyết đơn thư, bồi thường GPMB thực hiện tốt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ

2.1.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án

- Các đối tượng bị tác động gồm:

+ Người dân bị thu hồi đất để triển khai dự án;

+ Các khu dân cư gần vị trí triển khai dự án;

- Những yếu tố nhạy cảm về môi trường:

+ Chất lượng môi trường không khí, nước mặt, môi trường đất sẽ chịu tác đông nhiều nhất khi triển khai dự án;

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án

2.2.1 Hiện trạng đa dạng sinh học

Khu vực nằm trong vùng đồng bằng nên hệ điều kiện về đa dạng sinh học khá nghèo nàn, chủ yếu là hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái thủy vực và khu dân cư

a) Hệ sinh thái nông nghiệp

HST lúa nước: Đây là HST có diện tích lớn nhất trong 3 HST phụ của HST nông nghiệp HST lúa nước có ý nghĩa rất lớn đối với người nông dân vùng dự án, một vùng gần như thuần nông

Trang 28

Trong HST lúa nước, ngoài lúa là cây trồng cũng có một số loài thực vật hoang dại, phổ biến là các loài cỏ sống một năm hoặc nhiều năm, mọc trên bờ ruộng như cỏ may (Chrysopogon aciculatus), cỏ gà (Cynodon dactylon), đơn buốt (Bidens pilosa), cỏ mần trầu (Eleusine indica), cứt lợn (Ageratum conyzoides), cỏ bạc đầu (Killinga odorata), cỏ dùi trống lá dài (Eriocaulon longifolium) hoặc có loài cỏ thường mọc lẫn trong ruộng lúa như cỏ lồng vực nước (Echinochloa crus-galli)

Ngoài thực vật, HST lúa nước còn có một số động vật hoang dại như chuột nhắt đồng, chuột đồng bé, cua, ốc, một sô loài cá như cá rô, cá diếc, đòng đong Thỉnh thoảng cũng xuất hiện một vài loài chim như chích chòe, di cam; một số loài lưỡng cư như ngóe, ếch đồng; một vài loài bò sát như thằn lằn bóng đuôi dài, rắn nước, rắn ráo

HST trồng hoa màu: Đây là HST có diện tích lớn thứ hai sau diện tích trồng lúa Cây hoa màu chủ yếu là ngô, khoai lang, sắn, một số loại đậu như đậu xanh, đậu đen, cà pháo, khoai sọ, bí ngô

Về động vật có một số loài thú nhỏ, một số loài chim, lưỡng cư, bò sát như HST lúa nước, nhưng không có các loài thuỷ sinh (tôm, cua, cá )

b) Hệ sinh thái thủy vực

HST thủy vực nước đứng: HST thủy vực nước đứng bao gồm ao, hồ, đầm, kênh, mươngphân bố xen lẫn trong HST nông nghiệp Thời gian xuất hiện ao, hồ, đầm không giống nhau, có thể từ lâu, nhưng cũng có ao, hồ, đầm mới được hình thành

Ao, hồ, đầm cũ là vực trũng chưa được bồi đắp, nền đáy thường được cấu tạo bởi

3 lớp: tầng dưới cùng là bột cát, phần giữa là sét đen, cao lin và sét xanh, phần trên cùng

là sét xanh Đây chính là cấu trúc của dải trũng trên bề mặt của vùng đồng bằng khu vực

dự án chưa được lấp đầy Chiều sâu mực nước của ao, hồ, đầm cũ tối đa có thể đến 2m, trung bình từ 1÷1,5m Đối với ao mới đào, chiều sâu trung bình từ 1÷1,5m

HST nước đứng có một số loài thực vật phân bố theo chiều sâu của tầng nước như rong đuôi chó, tóc tiên Một số loài có lá nổi trên mặt nước, rễ bám vào nền đáy như sen, súng Một số loài thực vật nổi trên mặt nước như bèo ong, bèo cái

Ven bờ các thủy vực nước đứng có một số loài thực vật như: khoai nước, nghể răm, cỏ gà, cỏ lồng vực cạn, cỏ lồng vực nước, cỏ mần trầu

Một số ao, hồ,đầm của HST nước đứng được sử dụng để nuôi cá Thành phần cá nuôi gồm: cá chép, cá mè trắng, cá trắm đen, trắm cỏ, cá trôi ấn, cá mè hoa, cá rô phi vằn Cũng có một số loài cá tự nhiên như cá trê, cá diếc, chạch, lươn, cá rô đồng, cá cờ , cá chuối hoa Ngoài ra còn có một số loài thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy như một số loài tảo thuộc các ngành tảo Phân lưng bụng, tảo Giáp, tảo Vàng ánh, tảo Vàng, Chân mái chèo và Trùng bánh xe, tôm càng, cua đồng, ốc

Trang 29

HST thủy vực nước chảy: Tương tự như các HST khác, HST thủy vực nước chảy

đã đồng hóa năng lượng mặt trời và các muối dinh dưỡng, khí hòa tan để tạo nên cơ thể của mình, đồng thời cũng thải ra môi trường những chất trao đổi bài tiết Do vậy, vật chất trong HST nước chảy được quay vòng, năng lượng được biến đổi, hình thành một dạng tài nguyên mới có khả năng tái tạo, đó là những cơ thể sinh vật

Sự phân bố của nhóm động vật, thực vật phù du phụ thuộc vào tốc dộ dòng chảy,

sự biến động theo mùa (mùa khô, mùa mưa) Với nhóm cá thì sự phân bố và phát triển phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn, đặc điểm của điều kiện khí hậu, đặc biệt là yếu tố nhiệt độ vì cá là động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể phụ thuộc nhiệt độ dòng nước, mặt khác còn bị giới hạn bởi cấu tạo và tính chất của nền đáy Trong thành phần các loài cá của HST nước chảy, có sự góp mặt của một số loài như cá chép, cá trôi, cá trắm, cá mè,

cá lành canh, các ngạnh, cá mương, cá nheo

c) Hệ sinh thái dân cư

Về động vật có một số loài gia súc, gia cầm như vịt, gà, lợn, chó, mèo Động vật hoang dã có một số thú nhỏ như: chuột, dơi; một số loài chim theo người như chim chích, chào mào đít đỏ, di cam; một số loài lưỡng cư, bò sát như ngóe, chẫu, ễnh ương thường, thạch sùng đuôi sần, thằn lằn bóng đuôi dài, thằn lằn bóng hoa, rắn nước, rắn ráo

HST dân cư có thành phần động vật, thực vật nuôi, trồng và hoang dại khá phong phú Không chỉ có giá trị về tính ĐDSH mà còn đóng góp không nhỏ về kinh tế

Trang 30

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,

ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

- Dự án được đánh giá tác động môi trường theo 02 giai đoạn chính, cụ thể:

- Giai đoạn thi công xây dựng: Hoạt động chiếm dụng đất đai, giải phóng mặt

bằng; vận chuyển chất thải, nguyên, vật liệu xây dựng; các hoạt động thi công xây dựng

- Giai đoạn vận hành Dự án: Dự án sau khi hoàn thiện đi vào vận hành sẽ được giao cho địa phương quản lý, các nguồn thải trong giai đọan này chủ yếu là bụi, các khí thải từ phương tiện giao thông Tuy nhiên, nguồn phát thải này phân tán và khó xác định

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động

3.1.1.1 Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn chuẩn bị

Quá trình chuẩn bị cho công tác triển khai xây dựng, thực hiện một số công việc như sau:

- Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ GPMB;

- Bóc đất bề mặt

- San lấp kênh mương trong KVDA;

Công tác chuẩn bị sẽ gây ra một số tác động như sau:

a) Tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái

Trong giai đoạn này, các nhà thầu thi công sẽ tiến hành phát quang lớp thảm thực vật để tạo mặt bằng thi công Hoạt động phát quang sẽ làm biến đổi cảnh quan,

hệ sinh thái (HST) trong khu vực từ HST nông nghiệp sang các HST nhân tạo Tác động trên là không thể tránh khỏi do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất của

Trang 31

Ước tính khối lượng bụi phát sinh theo hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khoảng 51,17 kg Tuy nhiên, do đặc tính là bụi có kích thước lớn nên lượng bụi trên sẽ nhanh chóng rơi lắng xuống đất và ít gây tác động cho người lao động

b) Tác động của việc san lấp kênh, mương đến hệ thống tiêu thoát nước của khu

vực

Diện tích đất kênh, mương bị san lấp trong quá trình thực hiện dự án khoảng 700

m2 Đây đều là hệ thống kênh, mương phục vụ tưới tiêu trong khu vực Vì vậy, quá trình thi công sẽ ảnh hưởng đén việc tiêu úng, thoát nước trong khu vực

c) Tác động của hoạt động bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng

 Tác động do chuyển đổi mục đích sử dụng đất

 Tác động tích cực

- Thứ nhất: Theo chính sách bồi thường hiện hành, khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất giao thông người dân được trả một khoản tiền bồi thường cao hơn so với thu nhập từ trồng lúa

- Thứ hai: Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất giao thông

sẽ làm thay đổi diện mạo phát triển đô thị khu vực, đồng thời góp phần chuyển đổi cơ cấu phát triển kinh tế của khu vực theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp Làm tăng giá trị đất đai, toàn vùng, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân thông qua việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, góp phần phát triển KTXH thị trấn Hương Canh

đề liên quan đến GPMB như khiếu nại, đơn thư khiếu kiện kéo dài có thể sẽ xuất hiện, kèm theo đó là gây mất trật tự an ninh xã hội do công tác GPMB của dự án

+ Thứ hai: Chuyển dịch cơ cấu lao động: việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sẽ kéo theo quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, theo đó sẽ ảnh hưởng đến việc làm của người dân có đất bị thu hồi Các hộ dân bị mất đất chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ đào tạo nghề không đồng đều nên việc tìm kiếm việc làm là khó

Trang 32

khăn nếu không được sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền địa phương các cấp Khi không

có việc làm sẽ làm gia tăng tỷ lệ lao động thất nghiệp, đi cùng với nghèo đói là gia tăng các tác động xã hội tiêu cực

+ Thứ ba: Tác động đến hệ sinh thái: việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sẽ có tác động đến hệ sinh thái nông nghiệp hiện có Tuy nhiên, tác động đến hệ sinh thái được đánh giá ở mức độ nhỏ do đây là hệ sinh thái nông nghiệp thường xuyên

bị tác động bởi hoạt động canh tác của con người

 Tác động do thu hồi đất:

Việc thu hồi đất thực hiện Dự án sẽ tác động đến đời sống của hộ gia đình, ảnh hưởng tới sinh kế và đời sống của các hộ dân, làm giảm sản lượng cây trồng của địa phương

3.1.1.2 Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn thi công

a) Đánh giá, dự báo tác động đối với nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

a1) Đánh giá, dự báo tác động do bụi và khí thải

Trong hoạt động thi công xây dựng sẽ phát sinh bụi và khí thải từ 2 nguồn chính:nguồn đường (từ hoạt động giao thông) và nguồn mặt (từ hoạt động san nền, tập kếtnguyênvậtliệuxâydựng,hoạtđộngmáythicông,hoạtđộngxâydựng,hoànthiệncông trình),cụthểnhưsau:

 Bụi và khí thải phát sinh từ nguồn đường ( hoạt động vận chuyển đất san nền và

Để tính toán lượng bụi và khí thải do hoạt động của các phương tiện vận tải, trong báo cáo ĐTM này sẽ áp dụng phương pháp mô hình hóa Mô hình sử dụng để đánh giá lan truyền ô nhiễm là mô hình Sutton

*Phương trình mô tả quá trình lan truyền chất ô nhiễm của Sutton

Xét nguồn đường dài hữu hạn,ở độ cao gần mặt đất, hướng gió thổi theo phương vuông góc với nguồn đường Khi đó, cần xác định nồng độ chất ô nhiễm tại khoảng cách

x theo hướng gió (vuông góc với nguồn đường) và có độ cao z Theo Sutton, nồng độ trung bình chất ô nhiễm tại điểm có tọa độ (x,z) được xác định như sau:

Trang 33

−(𝑧+ℎ)2 2𝛿2 ]+exp[−(𝑧−ℎ)2

Ni: số lượng xe thứ i (xe/giờ)

K: số lượng loại xe

Gi: lượng khí thải của loại xe thứ i thải ra trên 1 km (g/km.h) tính theo hệ số ô nhiễm không khí đối với các loại xe

x: khoảng cách theo hướng gió (m) z: độ cao của điểm tính toán (m)

h: độ cao của nguồn đường so với mặt đất xung quanh (m)

u: tốc độ gió trung bình (m/s)

δz: Hệ số khuyếch tán chất ô nhiễm theo phương z (m); δz là hàm số của khoảng cách x theo hướng gió thổi δz thường được xác định qua bảng phân loại độ ổn định khí quyển của Pasquil Đối với nguồn đường giao thông thì hệ số δz xác định theo công thức Slade, với độ ổn định khí quyển loại B:

δz = 0,53 X0,73

Để mô tả bức tranh về ô nhiễm cần xây dựng các đường đẳng trị (các đường đồng mức) của chất ô nhiễm trong không khí bằng cách tính toán giá trị nồng độ chất ô nhiễm

C ứng với giá trị x biến thiên mỗi khoảng 10 m, còn z biến thiên mỗi khoảng 1 m Sau

đó nối các điểm có nồng độ chất ô nhiễm bằng nhau sẽ được họ các đường đẳng trị chất

ô nhiễm So sánh các chỉ số đường đẳng trị với QCVN sẽ đánh giá được mức độ ô nhiễm

do nguồn đường gây ra

*Trình tự tính toán

Bước 1: Xác định hệ số khuyếch tán chất ô nhiễm δz

Bước 2: Tính công suất nguồn đường theo công thức trên

Bước 3: Tính toán nồng độ chất ô nhiễm tại các điểm cách tim đường x (m) và ở

độ cao z (m)

Trang 34

Bước 4: Đánh giá phạm vi và các đối tượng có khả năng bị ảnh hưởng dựa theo hướng gió chủ đạo và kết quả của bước 3

*Yêu cầu số liệu

Các số liệu đầu vào cần thiết cho tính toán bằng mô hình Sutton bao gồm:

1 Thống kê về lưu lượng xe tại tuyến đường cần tính toán

Thống kê về lưu lượng xe là bước đầu tiên để xác định công suất nguồn thải (E) Từ kết quả thống kê và sử dụng hệ số ô nhiễm của WHO có thể tính toán được tải lượng chất ô nhiễm do từng loại phương tiện (xe tải, xe khách, xe con…) phát thải và tổng tải lượng của nguồn đường (E).Trong báo cáo này sẽ tính toán tải lượng chất ô nhiễm do các phương tiện vận tải (xe tải 10-15 tấn) vận chuyển trong giai đoạn triển khai xây dựng Nội dung vận tải trong giai đoạn triển khai xây dựng được tổng hợp trong Bảng sau:

Bảng 3.1 Tổng hợp khối lượng vận tải trong giai đoạn triển khai xây dựng

(tấn)

Phương tiện/Cự ly vận tải

km

[Nguồn: Báo cáo NCKT của Dựán]

Tổng khối lượng vận tải trong giai đoạn triển khai xây dựng khoảng 50.258,1 tấn Giả thiết sử dụng xe có tải trọng 15 tấn để vận chuyển, số lượt xe vận chuyển là 3.350,5 chuyến Thời gian vận chuyển trong giai đoạn triển khai xây dựng là 8 tháng, mỗi tháng làm việc 26 ngày, mỗi ngày làm việc 8 giờ thì số chuyến vận tải trung bình 16,1 chuyến/ngày tương đương 2 chuyến/giờ

 Tải lượng chất ô nhiễm đối với xe tải:

Để tính toán lượng bụi và khí thải do hoạt động của các phương tiện vận tải, trong báo cáo ĐTM này sẽ áp dụng hệ số ô nhiễm (kg/1.000km) theo tài liệu “Đánh giá nhanh môi trường” của WHO Tải lượng chất ô nhiễm đối với xe chạy trên đường được trình bày trong Bảng dưới đây:

Bảng 3.2 Hệ số ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường

Đơn vị tính: kg/1.000 km

Tải lượng chất ô nhiễm theo tải trọng xe (kg/1.000km)

Trang 35

Chất ô

nhiễm Tải trọng xe < 3,5 tấn Tải trọng xe 3,5 – 16 tấn

Trong TP Ngoài TP Đường cao tốc Trong TP Ngoài TP Đường cao tốc

(Nguồn: Rapid inventory technique in environmental control, WHO, 1993)

Ghi chú:S- là phần trăm hàm lượng sunfua trong nhiên liệu dầu diezel Căn cứ

theo QCVN 01:2009/BKHCN ngày 30/9/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu diezen và nhiên liệu sinh học lựa chọn S = 0,05%

Tuyến đường lựa chọn tính toán là đường nội thị thị trấn Hương Canh, quãng đường chạy trong đô thị

Số lượt xe chạy trung bình trung trong 1 giờ (giai đoạn triển khai xây dựng) là 2 chuyến xe

Tải lượng (kg/giờ) = Hệ số ô nhiễm (kg/1000.km) x Quảng đường (km) x Số lượt

xe chạy trong 1 giờ

Tải lượng bụi và các chất ô nhiễm do hoạt động vận chuyển trong giai đoạn triển khai xây dựng được ước tính trong Bảng sau:

Bảng 3.3 Tải lượng chất ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường

Đường huyện ĐH.32 từ cầu

Dựa trên tải lượng các chất ô nhiễm, có thể dự báo công suất nguồn đường trong giai đoạn chuẩn bị như sau:

Bảng 3.4 Công suất nguồn đường trong giai đoạn chuẩn bị

Trang 36

5 VOC 0,64

- Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh

Đối với đường từ càu Sơn Lôi đến dự án, mặt đường có chiều cao h= 1,0 m so với mặt đất xung quanh

- Hướng gió và tốc độ gió

Hướng gió được quy định gồm 16 hướng, được sử dụng trong xác định các khu vực chịu ảnh hưởng Hướng gió chủ đạo là hướng có tần suất lớn trong năm Do điều kiện khí hậu khu vực nghiên cứu phân bố thành 2 mùa rõ rệt nên tính toán dựa trên 2 hướng gió chính đó là: 01 hướng gió thịnh hành trong mùa mưa và 01 hướng gió thịnh hành trong mùa khô

Tốc độ gió ảnh hưởng tới quá trình lan truyền của chất ô nhiễm tới các khu vực xung quanh nguồn đường Tốc độ gió được lấy trung bình một (nhiều) năm theo hướng gió thịnh hành Các thông số khí tượng trong mô hình được thể hiện trong Bảng sau

Bảng 3.5 Các thông khí tượng áp dụng cho mô hình Sutton

*Kết quả tính toán từ mô hình

Kết quả dự báo nồng độ bụi và khí thải từ phương tiện vận tải với khoảng cách tim đường từ 10-50m và chiều cao z=1,0m và z=2,0m được thống kê trong Bảng sau:

Bảng 3.6 Kết quả dự báo phát thải bụi và khí thải trên tuyến đường vận chuyển

NO2

Mùa khô 0,609 0,353 0,260 0,210 0,178 0,20 Mùa mưa 0,579 0,336 0,248 0,199 0,169 0,20

Ngày đăng: 11/10/2024, 03:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w