1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO Hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua cho cá nhân cấp Thành phố, toàn quốc

82 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua cho cá nhân cấp Thành phố, toàn quốc
Tác giả Mai Thị Kim Dung
Trường học Trường Tiểu học Mậu Lương
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Đông
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 12,46 MB

Nội dung

Không những thế, lứa tuổi học sinh Tiểu học lại là lứa tuổi đang bắt đầu có những thay đổi về tâm sinh lý, ở tuổi này các em đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiể

Trang 1

TRƯỜNG TIỂU HỌC MẬU LƯƠNG

Trang 2

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2024

BÁO CÁO Hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến để làm căn cứ xét,

tặng danh hiệu thi đua cho cá nhân cấp Thành phố, toàn quốc

I Sơ lược lý lịch

- Họ và tên: Mai Thị Kim Dung

- Sinh ngày, tháng, năm: 28/3/1969 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh

- Nơi thường trú: Khu đô thị Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông,

Hà Nội

- Cơ quan, địa phương công tác: Trường tiểu học Mậu Lương, quận Hà

Đông, Hà Nội

- Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể): Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng

- Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng: Huân chương lao động hạng Ba

- Điện thoại liên hệ: 0962338099

II Hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến

1 Tên sáng kiến kinh nghiệm đề nghị xem xét: Một số biện pháp nhằm

nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học Quyết định số

1955/QĐ-UBND ngày 20/5/2024 của Ủy ban nhân dân quận Hà Đông

2 Lĩnh vực thực hiện sáng kiến: Áp dụng trong công tác quản lý và giảng dạy

3 Thời gian thực hiện: Thực hiện từ năm học 2021-2022

4 Thời giam bắt đầu thực hiện: 06/9/2021

5 Phạm vi triển khai, áp dụng: Áp dụng tại trường TH Mậu Lương

6 Mô tả chi tiết cụ thể nội dung của sáng kiến

A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa Để bắt kịp xu thế

và sự phát triển của thế giới, đòi hỏi mỗi người, đặc biệt là thế hệ học sinh phải

luôn được giáo dục, luyện rèn và trau dồi toàn diện cả về kiến thức và kĩ năng,

cần phải được trang bị những kỹ năng thích hợp để hòa nhập với cộng đồng và

Trang 3

xu thế phát triển của đất nước Một nhà hiền triết đã nói “Khoa học mà không có

hành vi đạo đức thì chỉ là sự tàn lụi của linh hồn” Ở lứa tuổi học sinh hành vi

đạo đức đó chính là kĩ năng sống Có thể nói, thế hệ học sinh hiện nay mà đặc biệt là các em học sinh tiểu học những chủ nhân tương lai của đất nước đang rất thiếu và yếu về các kĩ năng sống, song lại chưa có nhiều điều kiện để tiếp cận kĩ mềm, giá trị sống Không những thế, lứa tuổi học sinh Tiểu học lại là lứa tuổi đang bắt đầu có những thay đổi về tâm sinh lý, ở tuổi này các em đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, bắt đầu thích thể hiện cái tôi, chưa kiểm soát được bản thân, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động… Nhiều ý kiến cho rằng, các trường học hiện nay đã quá nặng về dạy kiến thức, nhiều học sinh thành tích học tập rất tốt, nhưng kĩ năng sống còn hạn chế, thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung quanh, ứng xử cần thiết trong cuộc sống điều đó được thể hiện: trong giao tiếp, trong hợp tác khi làm việc nhóm, nhiều

em sống ích kỷ, vô tâm, vô cảm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân những vấn đề đó đã và đang là những cản trở lớn cho sự phát triển và hình thành nhân cách của một bộ phận thanh thiếu niên, khiến không ít các bậc cha

mẹ phải phiền lòng vì con, đặc biệt trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các em không biết cách xử lý tình huống dù là các tình huống rất đơn giản Một số học sinh có lối sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet của thế giới game, mà quên đi và đánh mất những cơ hội kết bạn, thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội,…Tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng khi các nhóm học sinh xấu luôn lấy sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các học sinh hiền lành, ngoan ngoãn, ít nói do đó kĩ năng tự bảo vệ bản thân cũng cần được coi trọng Nếu không được hướng dẫn và nhận thức kịp thời, các em sẽ rất dễ làm những điều không hay và sai trái

Ở bậc tiểu học, các môn học vừa cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về Toán học, Khoa học và Nhân văn,… vừa cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với những kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kỹ năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, chưa chuẩn mực, thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức chính vì vậy việc rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học

là một nhiệm vụ quan trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan tâm Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trương dạy kỹ năng sống là

Trang 4

một trong những tiêu chí đánh giá “Trường học thân thiện - học sinh tích cực.” Trên tinh thần đó, bản thân tôi nhận thấy rằng: chính ở dưới mái trường

các em học được nhiều điều hay, lẽ phải Và nhà trường trở nên là ngôi nhà thân thiện, học sinh tích cực học tập để thành người tài xây dựng đất nước, có khả năng hội nhập cao, từng bước trở thành công dân toàn cầu Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo Với học sinh tiểu học, đây là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp các em có một kỹ năng sống tốt cho tương lai sau này

Bộ GD-ĐT đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu học Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn Tuy nhiên, để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không chỉ từ các bài giảng Học để tự tin, tự lập, tự thích ứng với môi trường thế giới xung quanh Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh

Xuất phát từ đặc điểm của xã hội hiện nay, nên việc hình thành và phát triển kĩ năng sống trở thành một yêu cầu quan trọng của nhân cách con người hiện đại

Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao

chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học”

II MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1 Mục đích nghiên cứu:

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được Bộ

GD&ĐT triển khai khi thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân

thiện, học sinh tích cực” đối với các trường trung học phổ thông nói chung và

bậc tiểu học nói riêng

Giáo dục kĩ năng sống là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt đáp ứng những thách thức của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân Là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người Bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy của con người, hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục kỹ năng sống hoặc hoạt động trải nghiệm của các em

Nhằm từng bước đưa giáo dục kĩ năng sống hình thành một cách tự nhiên

và hiệu quả cho học sinh tiểu học, giúp cho các em xây dựng hành vi thói quen tốt trong môi trường hoạt động cụ thể và điều chỉnh hành vi thói quen đúng theo phương châm Giáo dục kĩ năng sống: qua đó giúp các em nắm những điều cơ

Trang 5

bản trong bài học ở sách giáo khoa, biết vận dụng kĩ năng sống gắn liền với thực

tế, đồng thời có hiểu biết, thể hiện hành vi thói quen ứng xử xã hội sao cho có văn hoá, chấp hành luật pháp, trở thành con người có thể thích ứng với nhiều hoàn cảnh và điều kiện khác nhau trong cuộc sống

Trang bị cho học sinh những kiến thức, thái độ, kỹ năng phù hợp và trên

cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống

và hoạt động hằng ngày Rèn cho các em cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, có hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định hành vi đúng đắn

Giúp các em mạnh dạn, tự tin và trở thành những con người có văn hóa phù hợp với thời đại mới; Biết làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh;

Giúp giáo viên chủ động, tích cực trong việc tự bồi dưỡng kỹ năng sống cho bản thân và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh;

Tăng cường được sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo môi trường thuận lợi để giáo dục, đào tạo những công dân hoàn mĩ cho tương lai

2 Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu việc nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học; việc thực hiện lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào các môn học, bài học cũng như thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên trường tiểu học nơi tôi đang công tác

3 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng giáo dục

kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học

- Nghiên cứu thực trạng về nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học

- Đề xuất biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, kĩ năng mềm cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học Giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, từ đó các em có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật

Trang 6

Giúp các em có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu để trang bị những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời

5 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu về công tác quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học

- Số liệu khảo sát lấy trong 3 năm học: 2021-2022; 2022 - 2023; 2023 -2024

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:

1 Một số khái niệm cơ bản

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em những hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp

Vậy kĩ năng là gì?

Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc trong cuộc sống

Kỹ năng sống là gì?

- Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về kĩ năng sống Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức tiếp cận khác nhau Thông thường, kĩ năng sống được hiểu là những kĩ năng thực hành mà con người cần để có được

sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao

Trang 7

Theo UNESCO: Kĩ năng sống là năng lực của mỗi cá nhân để thực hiện

đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày

Theo UNICEF: Kĩ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một

sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi

Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta

đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành

động (làm gì và làm như thế nào) Kĩ năng sống là tập hợp rất nhiều kĩ năng tâm

lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ

sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kĩ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả

Theo tổ chức WTO: Kĩ năng sống là những kĩ năng mang tính chất tâm lý xã

hội và kĩ năng giao tiếp được vận dụng nhiều trong các tình huống hàng ngày Với mục đích để tương tác có hiệu quả với mọi người và giải quyết tốt những vấn đề, tình

huống của cuộc sống Một cách dễ hiểu, kĩ năng sống (life skills) là cụm từ được sử

dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi trong mọi lĩnh vực hoạt động Đó là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày, mà đặc biệt tuổi học sinh rất cần để vào đời Kĩ năng sống là những kĩ năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích cực cho phép mỗi cá nhân đối mặt với những thức thách của cuộc sống hàng ngày

Theo WHO (1993): Kĩ năng sống là “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng

ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống

Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh Năng lực tâm lý xã hội

có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khoẻ theo nghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần và xã hội Kĩ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này”

Hiểu một cách đơn giản thì kĩ năng sống là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả

(cách sống tích cực trong xã hội hiện đại)

Về bản chất thì giáo dục luyện kĩ năng sống là quá trình đưa nhận thức (qua

kiến thức và thái độ) thành hành động (hành vi tích cực)

Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày, những kĩ năng đó gắn với 4 trụ cột của giáo dục:

+ Học để biết:gồm các kĩ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết

định vấn đề, nhận thức được hậu quả của việc làm

Trang 8

+ Học để làm việc:gồm kĩ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như kĩ

năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm

+ Học để làm người:gồm các kĩ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng,

kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin

+ Học để chung sống:gồm các kĩ năng như giao tiếp, thương lượng, khẳng

định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông

Như vậy với các cách định nghĩa như trên chúng ta có thể thấy được rằng:

Kỹ năng sống là khả năng thực hiện hành động, hay hoạt động, là năng lực ứng

xử tích cực trước những thách thức của đời sống và chỉ có khi được rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm và biết lựa chọn một cách hợp lý để giải quyết các vấn đề trong tự nhiên, trong xã hội và trong chính cá nhân con người

2 Cơ sở pháp lí:

Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã xác định nhiệm vụ và mục đích cơ

bản của giáo dục là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài…

Đào tạo con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa có tri thức, có kỹ năng, vừa hồng,

vừa chuyên ” - Nghị quyết 29 -NQ/TW đã khẳng định và yêu cầu đổi mới căn

bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập

Như vậy, mục tiêu, nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới hết sức cao cả, hết sức vẻ vang, nhưng rất nặng nề Để hoàn thành được nhiệm vụ đó, trước hết trong mỗi nhà trường cần phải nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục của thầy và trò và đặc biệt quan tâm là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

3 Cơ sở thực tiễn:

Trong những năm qua, giáo dục - đào tạo nước ta đã có nhiều cố gắng và đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng, tạo được một số nhân tố cần thiết để phát triển trong tương lai Tuy vậy, giáo dục vẫn còn ở trong tình trạng chậm phát triển, khó khăn về nhiều mặt Hội nghị Trung ương 2, khóa VIII của Đảng đã chỉ

ra những yếu kém của giáo dục: “Giáo dục và đào tạo nước ta còn nhiều yếu

kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu và nhất là về chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo dục, chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện CNH - HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”

Thực tế, theo guồng quay của xã hội, một số gia đình bố mẹ chỉ quan tâm, mải lo đến việc làm kinh tế mà quên mất gia đình là chiếc nôi của trẻ, quên đi việc cần tạo một môi trường gia đình đầm ấm, người lớn gương mẫu, quan tâm dạy dỗ

Trang 9

trẻ; Không những thế còn có những gia đình cha mẹ ly hôn, đánh bạc, uống rượu, ảnh hưởng vô cùng lớn tới tâm hồn trẻ, tới sự phát triển nhân cách của trẻ Một số gia đình hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ trẻ cho nhà trường Cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế, quá chiều chuộng con dẫn đến trẻ thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp các tình huống trong thực tế lúng túng không biết xử lý thế nào, hạn chế trong việc tự bảo vệ bản thân mình; hoặc có trẻ được chiều chỉ làm theo ý của mình chứ không làm theo ý người khác Bên cạnh việc học các môn văn hoá nếu trẻ được chú ý giáo dục đạo đức, được rèn kĩ năng sống biết phân biệt cái tốt, cái xấu, biết từ chối cám dỗ, biết ứng xử, biết tự quyết định đúng trong một số tình huống thì chính trẻ sẽ là người tác động tốt đến gia đình, xã hội

Những năm gần đây, nhiều trẻ em rất thiếu kĩ năng làm việc nhà, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp với ông bà, cha mẹ Nhiều em không tự dọn dẹp phòng

ở của chính mình, không giúp đỡ bố mẹ bất kì việc gì ngoài việc học Phụ huynh

vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết, làm cho các em rất rụt rè thiếu tự tin khi giao tiếp hoặc tham gia các hoạt động bởi các em bị cuốn hút theo các trò chơi điện tử và hệ thống ảo trên hệ thống Internet Đây là những trò chơi làm cho các em xa lánh với môi trường sống thực

tế và thiếu sự tương tác giữa con người với con người, kĩ năng xã hội của học sinh ngày càng kém Điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nên ích kỉ, không quan tâm đến cộng đồng Câu hỏi mà chúng ta thường đặt ra cho học sinh tiểu học là ngoài những kiến thức phổ thông được giảng dạy trong nhà trường, học sinh cần học điều gì để giúp các em hội nhập với xã hội, trở thành công dân có ích cho cộng đồng Vì thế đây cũng là nỗi lo lắng, đặt ra cho giáo viên đứng lớp những suy nghĩ, trăn trở

4 Phân loại kĩ năng sống: Có nhiều cách để phân loại kĩ năng sống

4.1 Phân loại kĩ năng sống dựa vào môi trường sống

- Kĩ năng sống tại trường học, nơi làm việc

- Kĩ năng sống tại gia đình

- Kĩ năng sống tại cộng đồng

4.2 Phân loại kĩ năng sống dựa vào các lĩnh vực tâm lý

- Kĩ năng nhận thức: Kĩ năng ra quyết định, kĩ năng lập kế họch, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy tích cực, kĩ năng tư duy có phê phán…

- Kĩ năng xã hội: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng từ chối, kĩ năng quyết đoán, kĩ năng hợp tác, kĩ năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ liên cá nhân, kĩ năng vận động…

Trang 10

- Kĩ năng quản lý bản thân: Kĩ năng chế ngự stress; kĩ năng làm chủ cảm xúc tình cảm; kĩ năng nâng cao nội lực kiểm soát…

Việc giáo dục (giáo dục luyện) kĩ năng sống cho học sinh là việc làm không mới

vì từ xa xưa cha ông ta đã đúc kết “Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn về chương trình học tập hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm nhẹ hoặc xao nhãng Đứng trước thực tế xã hội những năm gần đây Bộ Giáo dục

và Đào tạo đã nhận thấy việc giáo dục (giáo dục luyện) kĩ năng sống cho học sinh là việc cấp bách ở mọi bậc học đặc biệt là ở bậc Tiểu học

II CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI:

1 Thực trạng nhà trường:

Trường được xây dựng trong khu đô thị mới, mọi hoạt động của nhà trường đều hướng đến mục tiêu chung đó là xây dựng một ngôi trường thân thiện, hạnh phúc Tất cả luôn bên nhau, yêu thương, sẻ chia, đoàn kết để cùng hướng đến thực hiện nhiệm vụ: truyền thụ kiến thức, giáo dục kỹ năng cho học sinh phát triển toàn diện

2.Thuận lợi:

- Nhìn chung, tập thể giáo viên có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành nghiêm túc các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành, các nội quy, quy chế của đơn vị Có tinh thần thương yêu tương trợ lẫn nhau trong giảng dạy cũng như trong cuộc sống

- Đội ngũ giáo viên có tuổi đời giáo viên còn trẻ, được đào tạo chuẩn theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học Đa số giáo viên có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm cao

- Đa số học sinh sinh sống trên địa bàn phường, khoảng cách địa lý không quá xa Các em luôn biết nghe lời và tích cực học hỏi, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường

- Phụ huynh học sinh luôn đặt niềm tin vào nhà trường Cùng nhà trường khắc phục khó khăn nhằm thức đẩy hiệu quả chất lượng dạy, học trong nhà trường

- Từ năm học 2021 - 2022 tôi đã khảo sát, quan sát, tiếp cận và vận dụng một

số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học Khi chia sẻ với giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên bộ môn, theo dõi, quan sát, tiếp cận giáo viên cùng học sinh thuộc trường, cho thấy thực tế của vấn đề:

Bảng 2.1: Những thuận lợi trong việc giáo dục KNS ở trường tiểu học

Trang 11

TT Thuận lợi SL %

1 Đội ngũ CBQL hưởng ứng việc tổ chức giáo dục kĩ

2 Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động, sáng tạo, ham

3 Đội ngũ giáo viên được tập huấn kiến thức giáo dục kĩ

4 Đội ngũ giáo viên có ý thức tự bồi dưỡng thường xuyên

kiến thức về giáo dục KNS cho học sinh tiểu học 26 40,35

5 Số lớp được nhà trường trang bị CSVC, TBDH phục vụ

cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS 51 100

6 Số lớp có nối mạng Internet phục vụ cho việc tổ chức

Nhìn vào bảng 2.1 cũng như thực tế tại nhà trường, tôi nhận thấy việc tổ chức giáo dục KNS ở nhà trường đã có những thuận lợi nhất định:

- CSVC tối thiểu cần thiết cho hoạt động Dạy và học bước đầu đã được đầu tư

- 100% đội ngũ giáo viên được chia sẻ ý kiến và được tập huấn về việc tổ chức giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

- Nhà trường đã từng bước tổ chức giáo dục lồng ghép KNS và rút kinh nghiệm trong các tổ khối chuyên môn

- Số lượng giáo viên có ý thức thường xuyên tự bồi dưỡng về tổ chức giáo dục KNS bước đầu cũng đã có nhưng tỷ lệ chưa cao (chỉ khoảng 40%) Giáo viên

đã có sự lồng ghép việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS trong các môn học song chưa nhiều Tuy nhiên, đây vẫn có thể coi là những thuận lợi ban đầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục KNS cho học sinh tiểu học trong nhà trường

1 Chưa tích cực trong việc giáo dục KNS cho học sinh 27 42,1

2 Kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục KNS chưa tốt 50 76,9

Trang 12

3 Sĩ số học sinh trên 1 lớp cao 31 60,7

4 Chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc

Kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy khó khăn lớn nhất trong việc giáo dục KNS ở trường tiểu học hiện nay là giáo viên chưa tích cực trong việc tổ chức các giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học; còn một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa, chưa chịu khó tìm tòi các hình thức

và phương pháp tổ chức cho các hoạt động này nên làm mất sự hứng thú của học sinh Mặt khác năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của một số giáo viên vẫn còn hạn chế, còn coi đây là các hoạt động vui chơi nên không quan tâm, không cần thiết chỉ chú tâm đến việc ôn kiến thức kĩ năng về phần lĩnh vực giáo dục học mà thôi

Một số giáo viên chưa nắm vững những kiến thức về kĩ năng sống, còn lúng túng khi triển khai, lồng ghép, vận dụng kĩ năng đó như thế nào cho hợp lí?

Do giáo viên chưa nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục KNS, chưa có kĩ năng trong việc tổ chức giáo dục KNS cho học sinh nên giáo viên chưa mạnh dạn cho học sinh trải nghiệm Điều này cho thấy công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục KNS cho học sinh vẫn chưa được thật sự hiệu quả

Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động, thụ động

Hầu hết các em học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, thiếu tự tin, nhiều em còn nhút nhát, tự ti, kĩ năng giao tiếp còn hạn chế, cá biệt có những em nóng nảy, hay nói tục, chửi bậy, gây gổ lẫn nhau có khi chỉ vì những nguyên nhân rất đơn giản

Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức, cha mẹ các em chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình, trong xã hội

Còn một số ít cha mẹ học sinh giao tiếp trong gia đình còn hạn chế, xưng

hô chưa chuẩn mực nên các em xưng hô theo và bắt chước nói tục, chửi bậy Tóm lại, trên đây chính là những thuận lợi và khó khăn của đội ngũ CBQL trong việc nâng cao chất lượng giáo dục KNS cho HS tiểu học Trên cơ sở đó, nhà trường cần có các biện pháp quản lí thích hợp Nhà trường nên phát huy

Trang 13

những thuận lợi đã có, khắc phục những khó khăn, tồn tại nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục KNS cho học sinh phù hợp với xu thế hiện nay

III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH

Căn cứ vào những nghiên cứu lí luận của phần I, vào điều tra thực trạng của phần II, tôi đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, đội ngũ giáo viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

1.1 Mục tiêu của biện pháp

Cần nâng cao nhận thức cho giáo viên về tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học Chỉ rõ cho đội ngũ giáo viên thấy được ý

nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Để từ đó họ

tự ý thức đến việc tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho cho học sinh Trong hàng trăm kĩ năng sống cần thiết đối với học sinh, chúng ta cần lựa chọn những kĩ năng phù hợp với trẻ để hướng dẫn các em là điều không dễ dàng Cũng cần nói thêm rằng kĩ năng sống chỉ hình thành thông qua giáo dục tập luyện thường xuyên, không ai có thể giáo dục kĩ năng sống trong một vài buổi học Các lớp học kĩ năng sống thực chất là giáo dục các em nhìn nhận vấn đề, gợi mở để các em suy nghĩ và cung cấp cho các em một số cách thức giáo dục rèn luyện trong cuộc sống

Phối hợp chặt chẽ, tạo sự nhất trí, đồng thuận cao trong Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đối với việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Góp phần đổi mới tư duy quản lí, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học

1.2 Cách thực hiện biện pháp

Để nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về việc tổ chức giáo dục kĩ

năng sống cho học sinh tại các trường tiểu học cần thực hiện các khâu sau:

Đưa vào kế hoạch năm học như là nhiệm vụ trọng tâm; Thành lập ban chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học; Triển khai theo từng mảng công việc, giao trách nhiệm cho từng thành viên trong ban chỉ đạo về mảng công việc mà họ phụ trách

Đội ngũ CBQL cần phải thấy rõ được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục

kĩ năng sống cho học sinh tiểu học để phát huy năng lực, tính sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Từ đó, tạo sự đồng thuận

và quyết tâm cao trong việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Trang 14

Tổ chức cho đội ngũ giáo viên học tập, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở nhà trường Triển khai các văn bản chỉ đạo các cấp: Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT về Ban hành Điều

lệ trường tiểu học; Công văn số 3535/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn nội dung Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học cấp tiểu học trong Chương trình GDPT 2018 từ năm học 2020 - 2021 đến 100% CBGV trong nhà trường để giáo viên thấy vai trò của mình với yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời xác định nhiệm vụ của mình trong việc nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng đòi hỏi về chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng cao Từ đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức

tự giác, tích cực trong việc việc tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Cần tích cực đổi mới phương pháp giảng giáo dục nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của học sinh, cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi học sinh Vì mỗi học sinh là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục học sinh như thế nào để các em cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống

Cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm giúp các em phát triển đồng đều các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ Phát huy tính tích cực của các em, giúp các em hứng thú, chủ động khám phá tìm tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kĩ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau

Cần giúp các em có được những mối liên kết mật thiết với những bạn khác trong lớp, các em biết chia sẻ chăm sóc, học sinh cần phải học về cách hành xử, biết lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm học sinh khác nhau, giúp các em luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới

Chia sẻ khó khăn đối với những giáo viên có trình độ chuyên môn còn hạn chế Trong giờ giáo dục cụ thể, giáo viên phải biết lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh một cách hợp lý để đổi mới PPDH, tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo chủ đề góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh Tránh việc chỉ chú trọng đến việc giáo dục học lý thuyết mà quên đi việc tổ chức giáo dục kĩ năng và đặc biệt là việc giáo dục vận dụng thường xuyên

Động viên, khuyến khích những giáo viên cao tuổi có kinh nghiệm tích cực tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, say sưa tìm tòi phương pháp giảng dạy mới Qua đó, tổng hợp, góp ý, kết hợp các PPDH truyền thống và PPDH hiện đại cốt để đạt được hiệu quả cao nhất

1.3 Kết quả đạt được

Trang 15

Nhận thức của cán bộ và giáo viên được nâng cao hơn về tự học, tự nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao tay nghề,

tự giáo dục về nhân cách, đạo đức người thầy hết lòng thương yêu chăm sóc học sinh như chính con em mình Mỗi cán bộ giáo viên đều thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các công việc được giao, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện Chất lượng các phong trào thi đua ngày càng được nâng cao rõ rệt, giáo viên hăng hái, tích cực tham gia các buổi hoạt động tập thể, mạnh dạn trong giao tiếp, thái độ lịch sự, nhã nhặn, với người đồng nghiệp, học sinh, cha mẹ học sinh

2 Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, kĩ năng mềm cho giáo viên về việc giáo dục kĩ năng sống

2.1 Mục tiêu của biện pháp

Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng mềm cho đội ngũ giáo viên để họ có thể thực hiện tốt việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Xác định rõ các nội dung giáo dục kĩ năng sống (các kĩ năng sống cần hình

thành và phát triển cho học sinh) để tích hợp vào nội dung của hoạt động giáo dục

2.2 Cách thực hiện biện pháp

Tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo

viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Trước khi mở lớp tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học nhà trường cần tổ chức khảo sát, phân loại các nhóm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học để có những hình thức bồi dưỡng phù hợp và hiệu quả

Hình thức bồi dưỡng giáo viên bao gồm: Bồi dưỡng thường xuyên; bồi dưỡng định kì; tự bồi dưỡng

Trong những năm qua, nhà trường đã tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn cho giáo viên về phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh từ 6 đến

11 tuổi Qua việc tập huấn còn giúp cho các giáo viên có những phương pháp và cách thức tổ chức dạy, giáo dục luyện kĩ năng sống cho học sinh; biết thiết kế và lập kế hoạch bài giảng cho việc giảng dạy kỹ năng cho học sinh Giáo viên hiểu

rõ kĩ năng sống, tầm quan trọng và phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lồng ghép qua các môn học, biết cách thiết kế 01 bài dạy về kĩ năng sống thông qua hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp

Tùy theo đối tượng để mở các lớp tập huấn cho giáo viên theo học Mở lớp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học lồng ghép trong các môn học cho 100% giáo viên; lớp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học theo chủ

Trang 16

đề, ngoài nhà trường cho 100% giáo viên và Tổng phụ trách Đội; Để việc tập huấn, bồi dưỡng đạt kết quả tốt, Hiệu trưởng đã mời các chuyên gia, giáo viên giỏi

về tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên của nhà trường những kiến thức, kĩ năng mềm trong tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, áp dụng hiệu quả nhất trong giảng dạy và các hoạt động của nhà trường

Ngoài việc nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ,

kĩ năng mềm cho CBQL, giáo viên thì nhà trường cũng luôn khuyến khích CBGV tự bồi dưỡng các kiến thức về giáo dục KNS thông qua mạng Internet để nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân; bồi dưỡng KNS qua các buổi sinh hoạt chuyên môn: GV học hỏi kinh nghiệm tổ chức giáo dục KNS từ đồng nghiệp; thông qua các chuyên đề, các cuộc thi, các buổi tham quan, dã ngoại, hoạt động khoại khóa ; có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những GV có

ý thức tự bồi dưỡng tốt mang lại hiệu quả cao trong công tác giảng giáo dục

Quan tâm gần gũi đối với các em học sinh như là người cha, người mẹ thứ hai của các em để hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em, phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, làm cho họ nhận thức được tầm quan trọng và cùng với nhà trường giáo dục và rèn luyện cho con em về kĩ năng sống

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những nội dung giáo dục toàn diện học sinh Với mục đích tiếp nối hoạt động giáo dục KNS trên lớp nhằm khắc sâu các kiến thức văn hóa bằng cách tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ học từ đó giúp các em được trang bị đầy đủ các kĩ năng để có thể hòa nhập với xã hội Vai trò của mỗi giáo viên trong các hoạt động này là không nhỏ, đặc biệt giáo viên chủ nhiệm sẽ là người trực tiếp chỉ đạo, thực hiện cùng các em Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên gần gũi học sinh, giúp các em

có được những kĩ năng cơ bản như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hoạt động, kĩ năng

tự nhận thức bản thân, kĩ năng xây dựng quan hệ cá nhân,

Trong quá trình tập huấn giáo viên đều tiến hành đánh giá, khảo sát cụ thể:

2.2.1 Khảo sát trước khi tập huấn

Tổng số

65 - Anh (Chị) hiểu kĩ năng sống là gì? và

tầm quan trọng của nó?

- Hiểu đầy đủ : 30/65=46,1 %

- Hiểu chưa đầy đủ: 35/65=53,9%

65 - Tại sao phải giáo dục kĩ năng sống

cho học sinh

- Hiểu rõ: 27/65 =41,5 %

- Hiểu chưa đầy đủ:38/65=58,5%

65 - Những phương pháp và nội dung mà

anh (chị) đã sử dụng để giáo dục kĩ

- Giáo dục tích hợp vào các môn học

Trang 17

Tổng số

năng sống cho học sinh

65 Kinh nghiệm tố chức các hoạt động

GDNGLL lồng ghép giáo dục kĩ năng

sống cho học sinh

Biết cách tổ chức: 22/65=33,8% Chưa biết cách: 43/65=76,2%

65 - Ý nghĩa của lớp tập huấn Nắm được PP GD KNS cho HS

tiểu học

65 - Đã từng tham gia tập huấn về giáo

dục kĩ năng sống

53/65 =81,5% Chưa tham gia

2.2.2 Khảo sát sau khi tập huấn

57

- Nêu tiến trình một bài giáo dục kĩ năng

sống và cách tiến hành các hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp lồng ghép nội dung

- Ý nghĩa và tầm quan trong của việc GD

kĩ năng sống cho học sinh

- Nêu đầy đủ: 86,1%

- Nêu chưa đầy đủ: 13,9 %

57 - Nhận xét về báo cáo viên

- Nhiêt tình, vui vẻ, hòa nhã

- Phương pháp phù hợp

- Tác phong chuẩn mực

Trang 18

TS

- Chuẩn bị chu đáo, đầy đủ

57 - Mong muốn những khóa học tiếp

- Được tham gia nhiều lớp tập huấn phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đặc biệt là tham gia các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

2.3 Kết quả đạt được

Đội ngũ giáo viên trường rất tích cực, nhiệt tình, tự tin, kĩ năng mềm tốt,

có ý thức trách nhiệm tham gia vào các hoạt động học tập, bồi dưỡng chuyên môn Mọi giáo viên luôn ủng hộ các hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường Kết quả hoạt động của các tổ chuyên môn đã được Ban giám hiệu đánh giá cao Chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên

3 Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo chủ đề, các hoạt động ngoài giờ lên lớp

3.1 Mục tiêu của biện pháp

Tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm, được tham gia các hoạt động gắn liền với cuộc sống trong và ngoài nhà trường, thông qua các môn học để học sinh có thêm kĩ năng sống, tự tin trong giao tiếp cũng như trong cuộc sống, phát triển năng lực và phẩm chất một cách toàn diện

3.2 Cách thực hiện biện pháp

Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp thật cụ thể, chi tiết cho từng tháng theo từng chủ đề, phân công rõ người,

rõ việc

Chủ điểm: Tháng An toàn giao thông Tháng 9

- Tổ chức Lễ Khai giảng năm học mới - CBGV;-NV, HS

- Tổ chức “Vui hội trăng rằm” cho học sinh Học sinh tham gia văn nghệ, trò chơi dân gian, xem múa rồng, múa lân

Toàn trường

Trang 19

Thời gian Nội dung công việc Người thực hiện

- Phát động tháng An toàn giao thông Phát mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 Học sinh trải nghiệm tìm hiểu về các biển báo giao thông, thực hành đội mũ bảo hiểm đúng

Toàn trường

- Chăm sóc công trình Măng non (nhặt cỏ, vệ sinh quanh sân trường, tưới nước)

- CBGV; HS khối 5

- Tổ chức cho HS múa hát tập thể và thể dục giữa giờ - Toàn trường

- Tổ chức tổng vệ sinh toàn trường (quét dọn trường lớp, lau bàn ghế )

Chủ điểm: Bông hoa tặng mẹ

- Học sinh khối lớp 4 thực hiện các tiết mục văn nghệ biểu diễn trong sinh hoạt chào cờ đầu tuần

- Tổ chức tổng vệ sinh toàn trường - Toàn trường

- Tổ chức trải nghiệm làm bưu thiếp tặng bà, mẹ, cô, bạn gái nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

- GV mĩ thuật; GVCN, HS

Chủ điểm: Nhớ ơn thầy, cô giáo

- Tổ chức cuộc thi “Tìm kiếm tài năng nhí” cho học sinh - TPT,GV, HS

- Tổ chức kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 - Toàn trường

Trang 20

Thời gian Nội dung công việc Người thực hiện

Tháng 11

sao nhi đồng

- Tuyên truyền dịch bệnh, bảo vệ môi trường - NV y tế- HS

- Tổ chức cho HS múa hát tập thể và thể dục giữa giờ - TPT;HS; GVCN

- Tổ chức tổng vệ sinh toàn trường - Toàn trường

- Học sinh khối lớp 3 thực hiện các tiết mục văn nghệ biểu diễn trong sinh hoạt chào cờ đầu tuần

TPT;GV;HS khối

3

- Tổ chức Festival tiếng anh cho học sinh - Gv tiếng Anh; HS

Tháng 12 Chủ điểm: Uống nước nhớ nguồn

- Tổ chức giao lưu văn nghệ với các cô bác cựu chiến bình chào mừng 22/12; nói chuyện truyền thống về anh bộ đội Cụ Hồ

- Toàn trường

- Tổ trò chơi dân gian, Hội khỏe Phù Đổng - TPT; GVCN; HS

- Tổ chức tổng vệ sinh toàn trường - Toàn trường

- Tổ chức thi “Rung chuông vàng” - TPT; GVCN; HS

- Tổ chức cho HS múa hát tập thể và thể dục giữa giờ - TPT, GVCN; HS

- Tổ chức cho học sinh tham quan ngoại khóa CB;GV;HS tham

- Tổ chức cho HS múa hát tập thể và thể dục giữa giờ - TPT; GV, HS

- Tổ chức tổng vệ sinh toàn trường - Toàn trường

- Đại diện học sinh khối lớp 1đến khối 5 thực hiện các tiết mục văn nghệ biểu diễn trong sinh hoạt chào

cờ đầu tuần

- Đội văn nghệ

Trang 21

Thời gian Nội dung công việc Người thực hiện

Tháng 3

Chủ điểm: Vững bước tiến lên Đoàn

- Tổ chức cho học sinh thi làm thiệp chúc mừng mẹ

và cô nhân Ngày Quốc Tế Phụ nữ 8/3

- Toàn trường

-Tổ chức kết nạp Đội cho học sinh khối 3 chào mừng ngày thành lập Đoàn (26/3)

- TPT, GV, HS

- Tổ chức cho HS múa hát tập thể và thể dục giữa giờ - TPT, GV, HS

- Chăm sóc công trình Măng non

- Tổ chức Festival tiếng Anh cho HS khối lớp 3, 4, 5 -GV tg Anh, GV,,HS

- Tổ chức tổng vệ sinh toàn trường - Toàn trường

- Học sinh khối lớp 4 thực hiện các tiết mục văn nghệ biểu diễn trong sinh hoạt chào cờ đầu tuần

-TPT; GV; HS

- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, kĩ năng tự phục vụ bán trú, hoạt động đọc sách truyện, trước giờ nghỉ trưa cho học sinh bán trú

- Toàn trường

- Tổ chức Ngày hội thiếu nhi vui khoẻ - Toàn trường

Tháng 4

Chủ điểm: Hòa bình và hữu nghị

- Tổ chức cho HS múa hát tập thể và thể dục giữa giờ - TPT, HS

- Tổ chức tổng vệ sinh toàn trường - Toàn trường

- Học sinh khối lớp 4 thực hiện các tiết mục văn nghệ biểu diễn trong sinh hoạt chào cờ đầu tuần

Chủ điểm: Rạng ngời trang sử Đội

- Tổ chức cho HS sinh hoạt dưới cờ - Toàn trường

- Tổ chức cho HS múa hát tập thể và thể dục giữa giờ -TPT, GVCN; HS

- Tổ chức Ngày hội thể thao cấp trường - CBGV, NV, HS

Trang 22

Thời gian Nội dung công việc Người thực hiện Tháng 5 - Tổ chức Thi Rung chuông vàng tiếng Anh - GV, HS

- Tổ chức tổng vệ sinh toàn trường - Toàn trường

- Học sinh khối lớp 3 thực hiện các tiết mục văn nghệ biểu diễn trong sinh hoạt chào cờ đầu tuần

-GV;TPT; HS

- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, kĩ năng tự phục vụ bán trú trước giờ nghỉ trưa cho học sinh bán trú

-GV;NV;HS bán trú

- Lễ tri ân và chia tay học sinh lớp 5 ra trường -CB;GV;HS

Ban giám hiệu triển khai kế hoạch đến 100% CBGV-NV trong trường và nghiêm túc thực hiện

Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động giáo dục KNS qua các hoạt động trải nghiệm, có động viên, khen thưởng kịp thời các cá nhân và tập thể thực hiện tốt

3.3 Kết quả thực hiện

100% học sinh được tham gia các Hoạt động tập thể lồng ghép việc giáo dục KNS cho học sinh Học sinh được trải nghiệm thực tế nhiều, có thêm các kĩ năng tự phục bản thân, các kĩ năng trong sinh hoạt hàng ngày Học sinh mạnh dạn, yêu quý thầy cô, bạn bè Trường lớp luôn gọn gàng, sạch sẽ

4 Biện pháp 4: Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống qua các môn học

thức qua các môn học Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức qua lí thuyết đơn thuần, các em được thực hành, vận dụng các KNS từ thực tiễn vào bài học và từ bài học vào cuộc sống hàng ngày

4.2 Cách thực hiện biện pháp

Lồng ghép KNS vào các môn học, bài học cụ thể Đặc biệt chú trọng ở các môn: Đạo đức, Tự nhiên và xã hội (lớp 1, 2, 3), Khoa học (lớp 4, 5) Tiếng việt Học sinh được thực hành, trải nghiệm, vận dụng các KNS của bản thân vào bài học và ngược lại Từ đó chủ động rút ra kiến thức cho bản thân

Ví dụ

- Môn Đạo đức

Bài: Lịch sự với mọi người (SGK đạo đức lớp 4) Giáo viên sẽ lồng ghép

Trang 23

kĩ năng chào hỏi, giao tiếp, phép lịch sự hàng ngày của học sinh vào bài học Học sinh trao đổi và đưa ra những việc làm của mình khi giao tiếp với mọi người xung quanh

Bài: Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn (Đạo đức 4-Sách theo

chương trình 2018) Giáo viên sẽ lồng ghép kĩ năng biết cảm thông, chia sẻ và

giúp đỡ người khác; đồng thời biết chào hỏi, giao tiếp, phép lịch sự hàng ngày của học sinh vào bài học Học sinh trao đổi và đưa ra những việc cần làm, những

từ ngữ cần giao tiếp của mình khi giao tiếp với mọi người xung quanh

Từ đó, các em rút ra được những việc cần làm và việc làm thể hiện phép lịch sự hoặc chưa lịch sự Từ kiến thức bài học, các em tiếp tục vận dụng vào cuộc sống hàng ngày

- Môn Tiếng Việt

Trong các bài Tập làm văn miêu tả về cây cối, HS sẽ được tham gia xây dựng “Bài văn miêu tả” thông qua các bước:

Bước 1: Hệ thống hóa vốn từ từ SGK, sách báo, từ ngữ miêu tả cây cối Bước 2: Quan sát và ghi lại các đặc điểm của cây cối

Bước 3: Lập dàn ý chi tiết

Bước 4: Viết nháp

Bước 5: Viết đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh

Bước 6: Chia sẻ và đánh giá

Từ những bước trên, HS được rèn luyện kĩ năng quan sát vật thật trong cuộc sống quanh mình, từ đó tìm ra các đặc điểm của cây cối, thực hành viết câu văn dựa trên cảm nhận của mình, GV chỉ thực hiện vai trò định hướng, dẫn dắt

và khơi gợi cảm xúc cho HS viết văn

- Môn Khoa học

Bài “Bóng tối” SGK Khoa học lớp 4 trang 92: Trước đây các con được tham gia các hoạt động tìm hiểu về bóng tối bằng hình thức vấn đáp, quan sát, thảo luận nhưng tôi thấy HS vẫn lúng túng khi nói về sự xuất hiện và cách làm thay đổi vị trí của vật Vì vậy tôi đã thay đổi bằng cách tổ chức cho HS ra sân trường để từng cặp quan sát sự xuất hiện của bóng tối, xác định vị trí của bóng tối vào buổi sáng, buổi chiều, thực hành thay đổi vị trí và kích thước của bóng tối Qua hoạt động trên các con được tự phát hiện ra kiến thức mới và tự thực hành nên nhớ bài lâu Học sinh sẽ vận dụng kiến thức đã học để xác định phương hướng, vị trí của mình

Trang 24

Bài 10: “Âm thanh và sự truyền âm thanh” trang 39 CTSGK 2018 Qua bài tôi lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nêu gương và ý thức được lời nói, việc làm mọi lúc mọi nơi cho phù hợp

4.3 Kết quả đạt được

Qua đó hầu hết các em đã có ý thức tốt hơn trong hoạt động nhóm, đã giúp các em tiến bộ về kĩ năng hợp tác, lắng nghe, đánh giá…có trách nhiệm, có kĩ năng quản lý về thời gian trong học tập tốt hơn bước đầu các em đã biết vận dụng kiến thức đã học để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, giải thích các hiện tượng thực tiễn, biết giúp đỡ, đoàn kết, duy trì cuộc sống an toàn, biết vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo hơn…Và quan trọng hơn, việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lồng ghép giáo dục kĩ năng sống qua các môn học đã giúp cho học sinh hứng thú hơn trong các hoạt động tập thể của lớp, trường Đặc biệt, đa số các em đã có ý thức hơn trong việc tự rèn luyện kĩ năng sống nhằm tự hoàn thiện mình

(Phụ lục 2 - Ảnh minh hoạ)

5 Biện pháp 5: Nhóm kĩ năng sống cần giáo dục học sinh

5.1 Kĩ năng thể hiện sự tự tin

5.1.1 Mục tiêu của biện pháp

Một trong những kĩ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển

sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ Nghĩa là giúp học sinh cảm nhận được mình là ai,

cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác Kĩ năng sống này giúp học sinh luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi

có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống, là yếu tố cần thiết trong giao tiếp

5.1.3 Ví dụ

* Trong các tiết sinh hoạt lớp

Tiết sinh hoạt lớp tuần thứ 2 của tháng 12 với chủ điểm “Em yêu chú bộ đội”

Phần 1: Đánh giá hoạt động của tuần trước, giáo viên tổ chức cho học sinh được bày tỏ ý kiến cá nhân, kĩ năng quan sát, lắng nghe, hợp tác nhóm, phản biện Với những học sinh là cán bộ lớp đã được cô giáo tập huấn sẽ có đủ sự tự tin để

Trang 25

dẫn dắt các bạn trong lớp sinh hoạt theo chủ điểm dưới sự hướng dẫn của cô giáo Các bạn còn lại khi được nêu ý kiến cá nhân, phản biện nếu cảm thấy chưa hợp lí Họa sinh sẽ được trao đổi và đưa ra đánh giá chung

Phần2: Sinh hoạt theo chủ điểm “ Em yêu chú bộ đội”, học sinh được múa hát, đọc thơ, ráp, vè thể hiện sự yêu quý với các chú bộ đội Từ đó, các em được phát triển các kĩ năng vốn có của bản thân như: hát, múa, vè Chính từ những hoạt động tập thể đó sẽ giúp các em được rèn luyện sự tự tin trong giao tiếp

* Môn Đạo đức

Với môn Đạo đức (đặc biệt ở tiết 2), học sinh sẽ được thực hành nhiều hơn Các em được bày tỏ ý kiến cá nhân, được tham gia đóng vai, giải quyết các tình huống, cùng thảo luận với các bạn trong nhóm Với những bạn còn rụt rè trong học tập, giao tiếp sẽ có môi trường để rèn luyện, phát triển kĩ năng vốn có của bản thân Giáo viên cần khen ngợi kịp thời để các em hứng thú hơn, dần dần tự tin hơn trong các tiết học, môn học khác

* Trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhà trường tổ chức

Sự tự tin của các con sẽ được phát huy hơn nữa khi các con được tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức như: Chào mừng ngày 20/11, 8/3, 22/11, các giờ sinh hoạt 4 ngày 5 tốt Bởi ngoài việc phát triển kĩ năng trình diễn, giao tiếp bằng lời nói thì các em còn được phát triển ngôn ngữ hình thể như: ánh mắt, cử chỉ, thái độ Đây chính là cách để các em có được sự tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh

5.1.4 Kết quả đạt được

Qua một thời gian giáo dục kĩ năng thể hiện sự tự tin với học sinh, tôi thấy các

em đã mạnh dạn hơn rất nhiều, đặc biệt là với những học sinh trước đây còn nhút nhát, các em đã tự tin hơn trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè Các em hứng thú hơn trong các tiết học Hơn nữa còn thể hiện được năng khiếu của bản thân – cái mà trước đây còn tiềm ẩn hoặc các em chưa đủ tự tin để phát huy Chính những hoạt động tập thể được giáo viên và nhà trường tổ chức đã giúp các em nhận ra năng khiếu, vai trò, tầm quan trọng của bản thân mình

(Phụ lục 2 - Ảnh minh hoạ)

5.2 Kĩ năng giao tiếp

5.2.1 Mục tiêu của biện pháp

Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử ngôn ngữ có thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm Bày tỏ ý kiến bao gồm bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong

Trang 26

muốn và cảm xúc, đồng thời giáo dục cho các em biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác, giúp các em có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan

hệ tích cực với các thành viên trong lớp, khác lớp nơi sinh sống là nguồn hỗ trợ quan trọng cho các em; đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn là yếu

tố rất quan trọng đối với niềm vui trong cuộc sống

5.2.2 Cách thực hiện biện pháp

Giáo viên cần rèn học sinh biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, học sinh cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó Đây là một kĩ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kĩ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học Nếu các em cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, các em sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp học sinh sẵn sàng học mọi thứ

5.2.3 Ví dụ

* Môn Khoa học

Bài “Bảo vệ nguồn nước” (SKG Khoa học lớp 4 – Bài 28); Bài 3:“Sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước Một số cách làm sạch nước” (bài 3tr13 SGK

2018) Giáo viên tổ chức cho học sinh được thảo luận nhóm để học sinh thấy

được tầm quan trọng của nước và đưa ra những biện pháp bảo vệ nguồn nước; Nêu một số cách để làm sạch hoặc bảo vệ nguồn nước mà học sinh đã biết Trong quá trình thảo luận nhóm, mỗi em đều được làm việc, được nêu lên suy nghĩ của bản thân, đươc giao tiếp với các bạn trong nhóm Đây là cách để các

em học cách tiếp nhận thông tin từ các bạn và đưa ra lí lẽ để thuyết phục các bạn

trong nhóm về ý kiến của mình

5.2.4 Kết quả đạt được

Kĩ năng giao tiếp là kĩ năng quan trong đối với trẻ Vì vậy, tôi thực sự quan

Trang 27

tâm tới quá trình giao tiếp của trẻ trong các tiết học, môn học Đặc biệt là khi trẻ được vui chơi ngoài giờ học Bởi giao tiếp cần đúng nội dung chia sẻ, đúng lứa tuổi, thể hiện sự tôn trong, phép lịch sự trong giao tiếp hàng ngày Qua quá trình rèn luyện, học sinh của tôi đã tiến bộ hơn rất nhiều Các em biết nói ra suy nghĩ của bản thân, biết thể hiện sự tôn trọng khi giao tiếp với người lớn tuổi và sự nhường nhịn với bạn bè và các em nhỏ

(Phụ lục 2 - Ảnh minh hoạ)

5.3 Kĩ năng tự phục vụ

5.3.1 Mục tiêu của biện pháp

Giáo dục cho các em từ những việc nhỏ nhất như: Giao tiếp cư xử với các bạn bè trong và ngoài lớp, nói năng phải lễ độ với tất cả mọi người xung quanh

và biết làm một số công việc nhỏ phù hợp với độ tuổi của các em như vệ sinh cá nhân, đánh răng, rửa mặt, tắm rửa hàng ngày, vệ sinh xong phải rửa tay, trước khi ăn cơm phải rửa tay Ngoài ra các em biết quét nhà, quét lớp, rửa ấm chén, như mắc màn trước khi đi ngủ, gấp chăn màn gọn gàng vào buổi sáng, mỗi ngày, chăm sóc cây xanh, thân thiện với môi trường, hay vui chơi giải trí giảm căng thẳng Điều này cũng sẽ giúp các em có cơ hội tự chăm sóc bản thân, xây dựng tính tự lập, khả năng giải quyết vấn đề ngay từ nhỏ Từ đó tạo nền tảng vững chắc để các em thành công trong tương lai

5.3.2 Cách thực hiện biện pháp

Với kĩ năng tự phục vụ, giáo viên sẽ đặc biệt chú trọng trong các môn học như: Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, kĩ năng sống, Tiếng Việt được lồng ghép trong các tiết học trong trường và ngoại khóa

5.3.3 Ví dụ

+ Môn Đạo đức: Ở tiết 1 các em được hiểu về các khái niệm của bài học thông qua các hoạt động và hệ thống câu hỏi của giáo viên Vậy để các em có kĩ năng thực hành khi sang tiết 2, giáo viên cần dẫn dắt, giáo dục qua hệ thống câu hỏi chặt chẽ liên quan đến bài học Chuyển sang tiết 2, các em sẽ được thực

hành nhiều hơn Ví dụ đạo đức bài 3“Yêu lao động” (SGK Đạo đức lớp 4 tr19;

SGK 2018 trang 36), các em sẽ hiểu được lao động sẽ giúp cho con người phát

triển lành mạnh Từ đó các em sẽ có kĩ năng tự phục vụ những việc của bản thân khi ở nhà và ở trường như: Giúp bố mẹ công việc nhà, tự giác trong học tập + Tiết sinh hoạt lớp theo chủ điểm tháng 10 “Tôn vinh phụ nữ Việt Nam”, giáo viên sẽ lồng ghép kĩ năng tự phục vụ bản thân bằng cách học sinh sẽ được nấu những món ăn đơn giản, kĩ năng quét nhà, rửa bát Kĩ năng này sẽ giúp các em không còn

bỡ ngỡ khi đến nơi công cộng hay muốn giúp đỡ mọi người xung quanh

Trang 28

5.3.4 Kết quả đạt được

Trong quá trình hướng dẫn để học sinh rèn kĩ năng tự phục vụ cho bản thân, tôi luôn khuyến khích và ghi nhận những việc các con dã làm được trên trường hay ở nhà Bên cạnh đó, tôi luôn kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để cùng các con rèn luyện Qua thời gian tìm hiểu, tôi nhận thấy học sinh đã hình thành

kĩ năng một cách rất tốt và tự nhiên như một thói quen hàng ngày Các em biết chau chuốt cho bản thân, biết quan tâm và giúp đỡ bố mẹ, thầy cô với những công việc phục vụ với lứa tuổi Các em đã hào hứng hơn khi được cha mẹ, thầy

cô và mọi người ghi nhận và khen ngợi mỗi khi hoàn thành công việc Chính điều đó đã tạo động lực để các em tiếp tục cuộc hành trình học tập của mình

5.4 Kĩ năng hợp tác

5.4.1 Mục tiêu của biện pháp

Tìm kiếm những học sinh là hạt nhân nòng cốt, những người trợ giảng đắc lực, nhiệt tình trong suốt quá trình triển khai hoạt động giáo dục kĩ năng sống Các em cũng chính là những người gần gũi nhất với các bạn, nắm được nguyện vọng, nhu cầu của bạn bè, dễ dàng được các bạn chia sẻ

5.4.2 Cách thực hiện biện pháp

- Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp học sinh được cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với các em học sinh lứa tuổi này Khả năng hợp tác sẽ giúp các em biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn

- Tổ chức tập huấn, phát hành tài liệu, xem phim, lấy ý kiến về các mô hình giáo dục giáo dục luyện kĩ năng sống

- Bằng phương pháp thảo luận những tình huống thực tiễn, kết hợp với phương pháp vấn đáp, hình ảnh trực quan để trang bị kiến thức kĩ năng cho 10 học sinh hạt nhân nòng cốt

- Những hạt nhân nòng cốt của phong trào với mục đích “Trẻ em truyền thông cho trẻ em” sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn - 10 em cán bộ lớp cũng sẽ góp phần giúp giờ sinh hoạt lớp thêm tự nhiên, thân thiện, tạo không khí thân mật, dễ chia sẻ

5.4.3 Ví dụ

- Giáo viên đã lựa chọn được 6 em học sinh nữ và 4 em học sinh nam để cùng tham gia Các em đều là những học sinh ngoan, nhanh nhẹn, nhiệt tình, có sức học khá, xuất sắc Các em đã chia sẻ với giáo viên suy nghĩ của bản thân về tình hình lớp, về hoàn cảnh gia đình và tính cách đặc biệt của một số bạn

Trang 29

- Chúng giáo viên cùng xem phim tư liệu về sự cố gắng, tình đoàn kết, sự yêu thương… Giáo viên kể cho các em nghe một số câu chuyện có thật trên thế giới về hòa bình, những câu chuyện của nhà văn Nam Cao, nhà văn Mĩ O Henry, nhà văn

vĩ đại của nước Nga Lép Tôn-xtôi mà giáo viên ưa thích như chiến tranh và hòa bình, chiếc lá cuối cùng,…

- Giáo viên hướng dẫn các em vẽ bản đồ tâm trí về giá trị hòa bình và hướng dẫn các em đấu giá các giá trị sống

5.4.4 Kết quả đạt được

Sau này, khi tổ chức tại lớp, các em đã hướng dẫn rất tốt cho các bạn khác trong nhóm của mình, giúp giáo viên chuẩn bị đồ dùng trực quan, rút ngắn thời gian chuẩn bị Những ý kiến đóng góp của các em về các giá trị đối với giáo viên cũng thật đáng quý

Hợp tác, chia sẻ là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập, trong công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung, các em biết chia

sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên trong lớp, trong giờ học nhóm, hoặc những nơi khác Sự hợp tác, chia sẻ trong học tập hay trong công việc các em điều biết giúp đỡ cho nhau hỗ trợ cho nhau, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn trong học tập, trong công việc chung

Học sinh đã mạnh dạn, tự tin biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẻ với các bạn Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế họch hoạt động của bản thân Đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người

Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân đế hoàn thành tốt nhiệm

vụ đã được phân công Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ mọi người khác trong quá trình hoạt động Biết cùng chia sẻ đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục đích, mục tiêu hoạt động chung Có trách nhiệm

về những thành công hay thất bại, về những sản phẩm do mình tạo ra

(Phụ lục 2 - Ảnh minh hoạ)

5.5 Kĩ năng chia sẻ, thấu hiểu

5.5.1 Mục tiêu của biện pháp

- Giúp các bạn học sinh trong lớp hiểu nhau và hiểu chính mình hơn Từ đó giúp các em gần nhau hơn để có thể thông cảm, quan tâm nhau tốt hơn

- Giúp các em phát huy khả năng diễn đạt, bình tĩnh và có thái độ tích cực hơn khi lắng nghe

Trang 30

- Học sinh có thể giáo dục luyện kĩ năng lắng nghe tích cực và hiểu thêm về giá trị sống nói chung và giá trị tôn trọng sự khác biệt nói riêng

vỗ tay sau mỗi phát biểu hoặc nêu ý kiến của mình

- Giáo viên cởi mở, trân trọng mọi chia sẻ của học sinh và khuyến khích học sinh nói lên suy nghĩ của mình dù dài hay ngắn

5.5.3 Ví dụ

- Trong lần đầu tiên học về giá trị, vì các em còn ngại nói Giáo viên đã đề nghị các em học sinh sẽ cùng nhau viết ra giấy những điều quý giá mà mình có

- Học sinh sẽ cùng nhau viết ra những gì mình mong muốn có thêm

- Giáo viên để các bạn cùng đọc to những điều mình đã ghi

- Hầu hết các con ghi những điều quý giá mình có là nhà, là quần áo, là đồ chơi Tuy vậy các bạn cũng rất ủng hộ khi có ý kiến phát biểu rằng: “Mẹ con là điều quý giá nhất đối với con, mẹ chăm sóc con” (HS1)

Lại có ý kiến khác cho rằng: “Sự yêu quý mà gia đình, bạn bè dành cho con

là quý giá nhất” (HS 2)

5.5.4 Kết quả đạt được

Sau buổi thảo luận, các con đều ý thức được rằng, tiền bạc, đồ đạc không phải là những giá trị gắn kết lâu bền mà là những giá trị như tình yêu thương, sự quan tâm… và ai, người nào điều gì mới là quý giá với con

5.6 Kĩ năng báo cáo, đánh giá, truyền thông dành cho nhóm học sinh là cán bộ lớp

5.6.1 Mục tiêu của biện pháp

Với biện pháp này sẽ giúp các em phát huy được mặt mạnh của bản thân là: kĩ năng giao tiếp, thu thập thông tin, kĩ năng quan sát, phản biện của học sinh trong quá trình thực hiện đánh giá các bạn trong lớp Học sinh – học sinh chính là những người gần gũi và hay chia sẻ với nhau nhất Từ đó các em sẽ nắm được nguyện vọng, nhu cầu của các bạn trong lớp để chia sẻ và đưa ra phương hướng cụ thể

5.6.2 Cách thực hiện biện pháp

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cán bộ lớp

Trang 31

Lớp 4A7 có 60 học sinh Trong đó có 27 bạn nữ, 33 bạn nam, được sắp xếp thành 4 tổ Vì vậy khi phân công công việc, giáo viên sẽ chọn ra 10 bạn ưu tú (5

nam, 5 nữ) và đặt tên là: Đội thiếu niên tự quản, gương mẫu Trong đó có: 1

lớp trưởng,1 lớp phó học tập, 1 lớp phó văn thể mĩ, 1 lớp phó lao động, 4 tổ

trưởng và 2 bạn trong Tổ truyền thông của lớp

- Nhiệm vụ của lớp trưởng: là quản lý 15 phút đầu giờ, theo dõi chung các

hoạt động của lớp, tổng hợp kết quả thi đua và điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần

- Nhiệm vụ của lớp phó học tập: Theo dõi nề nếp học tập chung và tổng

hợp để đánh giá hoạt động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần

- Lớp phó phụ trách lao động: Phân công, theo dõi, đôn đốc công tác lao

động, vệ sinh lớp và khu vực, phân công chăm sóc công trình măng non, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần

- Lớp phó phụ trách Văn - Thể: Theo dõi, đôn đốc các hoạt động văn nghệ,

thế dục giữa giờ, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần

- Tổ trưởng: Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của lớp

trưởng, lớp phó Theo dõi điểm của các bạn qua phiếu điểm, ký và trả phiếu điểm vào thứ 6

- Tổ truyền thông: hỗ trợ ban cán bộ lớp tạo không khi vui tươi, chia sẻ tới

các bạn trong lớp Cập nhật thông tin với những bạn gặp khó khăn về học tâp, cuộc sống Câp nhật các thông tin trên các trang mạng hoặc tin tức để tuyên truyền cho các bạn trong lớp theo đúng chủ điểm sinh hoạt

- Sau một thời gian giáo viên chủ nhiệm lớp 4A7 áp dụng giáo dục kĩ năng báo cáo, đánh giá, truyền thông cho đội ngũ cán bộ lớp Khi khảo sát, dự giờ lớp 4A7 giáo viên tôi nhận thấy lớp 4A7 đã có những chuyển biến tích cực Mỗi học sinh nhận nhiệm vụ có một cách riêng để điều hành lớp, tổ Các em biết chia sẻ, học tập lẫn nhau, tinh thần tập thể, đoàn kết, thân thiện, kĩ năng truyền thông được nâng cao

5.7 Kĩ năng quản lí thời gian

5.7.1 Mục tiêu của biện pháp

Đây là kĩ năng vô cùng quan trọng trong học tập Kĩ năng quản lí thời

Trang 32

gian sẽ giúp các em biết cách sắp xếp các công việc học tập và lao động một

cách hiệu quả và logic Từ đó các em biết cách giải quyết vấn đề, lập kế họach,

đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đó; đồng thời giúp các em tránh được căng thẳng do áp lực trong việc học và việc làm

5.7.2 Cách thực hiện biện pháp

Để rèn kĩ năng quản lí thời gian hiệu quả, giáo viên cần hướng dẫn học sinh qua các bước sau:

1 Liệt kê các công việc cần làm

2 Sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên

3 Lập thời gian biểu hàng tuần để quản lí thời gian hiệu quả

4 Tuân thủ giờ nào việc nấy để rèn luyện kĩ năng quản lí thời gian

5 Linh hoạt đổi lịch khi cần thiết

6 Luôn tổng kết cuối ngày

6h30 – 6h55: vệ sinh cá nhân, ăn sáng

7h- 7h10: Chuẩn bị trang phục trước khi đi học

7h30: đến trường

7h45 – 10h00: tham gia học tập và vui chơi tại trường

11h – 13h40: đi học về, ăn cơm, nghỉ trưa (ăn, ngủ bán trú)

13h45: đi học

13h50 – 17h: học tập và tham gia các hoạt động tập thể

17h15- 18h: vui chơi

18h- 19h: ăn cơm tối

19h30 – 21h: ôn bài, chuẩn bị bài cho ngày mai, soạn sách vở cho ngày hôm sau

21h30: đi ngủ

Học sinh sẽ lập thời gian cụ thể cho bản thân trong 1 tuần Thời gian biểu

Trang 33

có thể thay đổi nếu có sự việc phát sinh

5.7.4 Kết quả đạt được

Việc các em có kĩ năng quản lí thời gian đã giúp các em sinh hoạt khoa học hơn, không bị quá tải với các công việc trong ngày Điều đó đã khiến các em có thời gian học, vui chơi một cách phù hợp, tạo cho các em niềm vui, sự lạc quan trong cuộc sống, tránh việc các em bỏ quên việc hay việc chưa xong mà thời gian nghỉ ngơi lại không có Đó chính là chìa khóa quan trọng giúp các em thành công trong tương lai

Quản lý thời gian là một trong những kĩ năng quan trọng làm chủ bản thân, góp phần rất quan trọng vào sự thành công của cá nhân

5.8 Kĩ năng giải quyết vấn đề

5.8.1 Mục tiêu của biện pháp

Kĩ năng giải quyết vấn đề giúp các em biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn, để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong học tập và trong cuộc sống Để giải quyết vấn đề có hiệu quả, các em cần nhiều kĩ năng sống khác: Giao tiếp, xác định giá trị, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, tìm kiếm sự hỗ trợ

ra phương pháp để giải bài tập

Trong cuộc sống, việc xác định vấn đề sẽ khó khăn hơn với các em Vì điều này cần kinh nghiệm Vì vậy với học sinh, tôi thường nhắc các em cần quan sát vấn đề, suy nghĩ kĩ trước khi hành động Nếu cần sự hỗ trợ hãy nhờ đến người thân hay mọi người xung quanh Như vậy vấn đề sẽ được giải quyết tốt hơn

* Xác định lượng thông tin

Xác định thông tin được cung cấp là điều cần thiết, để học sinh biết được thông tin nào bị thiếu Điều này giúp học sinh xác định những gì các em cần biết

để giải quyết vấn đề

* Đặt câu hỏi

Trang 34

Giáo viên luôn khuyến khích các em đặt câu hỏi để suy nghĩ, bổ sung thông tin khi gặp các vấn đề khó giải quyết Từ đó giúp các em lấp khoảng trống và giải quyết vấn đề một cách triệt để

* Đưa ra các giải pháp khả thi

Khuyến khích học sinh tiếp cận các giải pháp theo những cách khác nhau

và trao đổi trong quá trình suy nghĩ, tư duy của các em Thông thường học sinh có thể trả lời của hỏi của chính mình khi nói chuyện, giáo viên có thể hiểu được quá trình suy nghĩ của các em và chuyển hướng khi cần thiết

* Luyện tập, luyện tập và luyện tập!

Có phương pháp để giả quyết vấn đề chưa đủ Việc trải qua quá trình giả quyết vấn đề sẽ giúp xây dựng sự tự tin cũng như năng lực thực tiễn của học sinh Thực hành giải quyết các vấn đề khác nhau và chọn các vấn đề hấp dẫn, phù hợp

và thú vị đối với học sinh là điều cần thiết trong việc giải quyêt các vấn đề

* Không ngừng động viên học sinh

Khen ngợi sự nỗ lực và khuyến khích học sinh từ những sai lầm đẻ các em trở thành người có kinh nghiệm giả quyết vấn đề, trở nên thoải mái hơn, tự tin hơn vào khả năng của mình và luôn sẵn sàng giải quyết các vấn đề mới

5.8.3 Kết quả đạt được

Qua một thời gian áp dụng và rèn luyện cho các em kĩ năng giải quyết vẫn

đề, tôi nhận thấy các em tự tin hơn rất nhiều Các em không còn dựa vào người khác một cách thụ động để giải quyết vấn đề đó, trừ khi đó là những vấn đề quá sức của các em Các em thường chủ động để tìm kiếm câu trả lời cho mình, biết cách giao tiếp, tự tin, chủ động theo hướng tích cực trong học tập và giao tiếp hàng ngày

5.9 Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ

5.9.1 Mục tiêu của biện pháp

Trong cuộc sống, nhiều khi các em gặp những vấn đề, tình huống phải cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác mà nếu các em không tự tìm kiếm

sự hỗ trợ thì người khác khó có thể biết để giúp đỡ, chia sẻ các em có thể nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn

đề, tình huống của mình; đồng thời là cơ hội để các em chia sẻ, giải bày khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lý do bị dồn nén cảm xúc Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp các em không cảm thấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trường hợp, giúp các em có cách nhìn mới và hướng đi mới

5.9.2 Cách thực hiện biện pháp

Trang 35

Việc rèn luyện cho các em biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi các em gặp khó khăn, nguy hiểm cần sự sự giúp đỡ là một việc làm cần thiết không chỉ với giáo viên mà còn là của gia đình các em Vì đó chính là niềm tin, sự tin tưởng của các em đối với người mà các em nhờ giúp đỡ Vì vậy để rèn kĩ năng này, giáo viên cần phối hợp với gi đình để đạt hiệu quả tốt nhất

Một số những kĩ năng để trẻ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ như:

* Khả năng quan sát và tìm sự giúp đỡ từ người lớn

Ví dụ: Lứa tuổi của các em rất dễ bị người lạ dụ dỗ dẫn đến nguy hiểm cho bản thân Các em cần biết quan sát người mình tiếp xúc, không nên nhận quà hay bất kì thứ gì từ người lạ Nếu cảm thấy gặp nguy hiểm hãy quan sát nhanh xung quanh để tìm vật cứu trợ, hô hoán để thoát khỏi nguy hiểm

* Tạo tình huống giả định với các tình huống có thế xảy ra

Ví dụ: Trong tiết sinh hoạt lớp của tuần 3 với chủ điểm Ngày pháp luật, giáo viên sẽ tạo tình huống giả định như: Đi học về, thấy một người lạ mặt đang lấy trộm xe của bác hàng xóm Trong tình huống đó, con sẽ làm gì?

Học sinh sẽ thảo luận, đóng vai để giải quyết tình huống đó

Giả định 1: Thấy vậy học sinh la lên luôn có trộm (điều nay có thể gây nguy hiểm tới trẻ)

Giả định 2: Con đi thật nhanh về đến gần nhà sẽ hô to “Có trộm” để báo động cho mọi người và con cũng không gặp nguy hiểm

* La hét khi cần sự giúp đỡ lúc khẩn cấp

* Ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ và địa chỉ nhà

* Biết cách cư xử khi tìm kiếm sự giúp đỡ và khi nhận sự giúp đỡ

5.9.3 Kết quả đạt được

Với kĩ năng này, các em có thể nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề khó khăn Các em đã biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời để bản thân không bị đơn độc, bi quan trong cuộc sống Các em cũng có thái độ đúng mực và biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác

6 Biện pháp 6: Các bước tiến hành một bài giáo dục kĩ năng sống

cách thuyết trình hay giảng giải, mà chỉ hướng dẫn, gợi mở cho các em suy nghĩ, chỉ dẫn các em các hình thức giáo dục luyện để có kĩ năng sống cần thiết

Trang 36

6.2 Cách thực hiện: Một bài giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần thực hiện theo 4 hoạt động như sau:

6.2.2 Hoạt động 1: Trò chơi khởi động

- Mục đích: Tạo sự vui vẻ cho học sinh

- Tiêu chí lựa chọn trò chơi:

+ Trò chơi có sự tham gia của tất cả học sinh

+ Nếu nội dung trò chơi là gợi ý để dẫn dắt tới kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh thì càng tốt

6.2.2.Hoạt động 2: Bài tập trải nghiệm

- Mục đích: Thông qua bài tập này, giáo viên có thể gợi ý để học sinh hiểu về

kĩ năng sống cần học và lý do tại sao lại cần học kĩ năng sống này

- Số lượng bài tập: Khoảng 1 - 2 bài

- Lưu ý lựa chọn bài tập trải nghiệm:

+ Không chọn tình huống quá khó

+ Không chọn tình huống nhạy cảm về giới tính, tôn giáo, dân tộc, phong tục tập quán địa phương

- Hình thức bài tập trải nghiệm có thể là:

+ Xem một đoạn băng hình

+ Học sinh đóng tiểu phẩm

+ Giải quyết một tình huống có thực trong cuộc sống

6.2.3.Hoạt động 3: Thảo luận và dẫn dắt tới kĩ năng sống cần học

Thuyết trình ngắn gọn về khái niệm kĩ năng sống cần học, tại sao phải học

kĩ năng sống này, luyện tập thế nào để hình thành kĩ năng sống đó

6.2.4.Hoạt động 4: Thực hành

* Lưu ý:

- Thực hành càng nhiều càng tốt

- Tình huống thực hành cần đa dạng, gần gũi với cuộc sống của học sinh

- Học sinh tham gia tích cực, giáo viên chỉ hướng dẫn, không can thiệp quá sâu

- Sau mỗi bài thực hành của học sinh, giáo viên cần có những gợi ý để định hướng hành vi cho học sinh

Trang 37

7 Biện pháp 7: Giám sát, kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện giáo dục

kĩ năng sống cho học sinh tại nhà trường

7.1 Mục tiêu của biện pháp

Giám sát, kiểm tra thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường nhằm phát hiện những thiếu sót; phát hiện gương tốt, những kinh nghiệm tốt; những khả năng, tiềm lực được tận dụng;… để điều chỉnh một cách kịp thời Việc thực hiện các hình thức giám sát, kiểm tra là một việc làm thường xuyên, hết sức cần thiết, để làm cơ sở đưa ra những quyết định khen thưởng, kỷ luật hợp lý, từ đó nâng cao ý thức tự giác của giáo viên, có tác dụng tích cực trong việc tổ chức giáo dục KNS cho học sinh nhằm đạt mục tiêu đề ra

7.2 Cách thực hiện biện pháp

Nhà trường cần đưa ra tiêu chí cụ thể của việc kiểm tra, đánh giá việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS như: Lấy số lượng các tiết dạy có lồng ghép

hoạt động giáo dục KNS làm tiêu chí đánh giá tinh thần đổi mới PPDH

Chỉ đạo cho tổ chuyên môn và các giáo viên tham gia dự giờ các tiết dạy

có lồng ghép hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong tổ Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy Trước hết, để giáo viên tự rút kinh nghiệm, tự đánh giá về tiết dạy của mình, nêu những ưu điểm cũng như hạn chế Sau đó, các thành viên trong

tổ chuyên môn đóng góp ý kiến và đánh giá cụ thể bằng phiếu đánh giá mà nhà trường đã thống nhất ban hành

Bên cạnh đó, đội ngũ CBQL cần quan tâm đến việc đánh giá của học sinh đối với tiết dạy có hoạt động giáo dục KNS Bởi vì học sinh chính là đối tượng thừa hưởng, bị tác động trực tiếp và là sản phẩm của những tiết dạy Bằng cách phỏng vấn hay dùng phiếu hỏi CBQL, giáo viên sẽ có thông tin phản hồi từ phía học sinh, hiểu được tâm tư nguyện vọng của học sinh để từ đó có thể đánh giá đúng hơn chất lượng của tiết dạy có lồng ghép KNS của từng giáo viên Đây thật sự là một cách thức để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy học của từng giáo viên

Ban giám hiệu chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn, giáo viên phải linh hoạt lồng ghép KNS cho phù hợp với bộ môn, từng bài dạy, nội dung dạy cụ thể Từ

đó, thống nhất các nội dung đánh giá trong phiếu dự giờ cho phù hợp với yêu cầu của tiết dạy có lồng ghép KNS

Ban hành các chế độ để tạo điều kiện, động viên, khuyến khích giáo viên phát huy sáng kiến, sáng tạo trong việc giáo dục KNS cho HS.Tùy vào điều kiện của từng nhà trường, Hiệu trưởng nên ban hành chế độ về việc tổ chức tiết học

có hoạt động giáo dục KNS để tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời khuyến khích, động viên tập thể, cá nhân giáo viên tích cực trong việc giáo dục KNS cho HS Chẳng hạn, sắp xếp thời khóa biểu thật hợp lí dành thời gian, ưu tiên dành các

Trang 38

máy tính, phòng học của nhà trường cho giáo viên nghiên cứu, soạn giáo án, chuẩn bị tiết dạy; khen thưởng động viên kịp thời các cá nhân tích cực, …

7.3 Kết quả đạt được

Việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá, một mặt sẽ giúp CBQL có thể tìm

ra những mặt còn hạn chế và khắc phục các lỗi đã xảy ra trong quá trình quản lí hoạt động giáo dục KNS, cũng như xác định được mức độ, hiệu quả quá trình tổ chức dạy học Mặt khác, giúp Hiệu trưởng có cơ sở đề ra các biện pháp cải tiến công tác quản lí việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho phù hợp với yêu cầu phát triển của giáo dục

Kiểm tra, đánh giá là khâu rất quan trọng trong quá trình quản lý Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giúp người cán bộ quản lý xác định mức độ đạt được so với kế hoạch, phát hiện những sai lệch, xem xét những

gì chưa đạt được hoặc ở mức độ thấp cùng những nguyên nhân của chúng và những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn để điều chỉnh cho kịp thời, phù hợp Muốn kiểm tra, đánh giá chính xác việc thực hiện kế hoạch giáo dục KNS cho

HS trong trường tiểu học, người cán bộ quản lý phải chú ý tới các nội dung sau:

- Xác định được hình thức kiểm tra;

- Xây dựng được tiêu chí đánh giá;

- Tổng kết đánh giá, xếp loại từ đó khen, chê kịp thời và có những điều chỉnh hợp lý nhằm thực hiện tốt những mục tiêu đề ra;

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS góp phần đánh giá chất lượng giáo dục trong nhà trường, qua kiểm tra đánh giá CBQL đánh giá mức

độ thực hiện của đội ngũ giáo viên, mức độ hưởng ứng tham gia của học sinh, quá trình thực hiện trong nhà trường diễn ra có đảm bảo kế hoạch hay không,

đó là cơ sở để CBQL nhà trường xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, nội dung, đội ngũ, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động

IV KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

1 Học sinh

Việc áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học qua các tiết dự giờ, khảo sát, quan sát, trao đổi với giáo viên trực tiếp giảng dạy Tôi nhận thấy các em đã biết và làm quen một số kĩ năng làm việc theo nhóm: biết cách phân công, công việc, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, biết chấp nhận đúng sai, thống nhất ý kiến, thực hiện đúng ý kiến đã thống nhất Các em biết làm việc trong tập thể Môn kĩ thuật (Công nghệ), các em biết được việc nấu cơm, rửa chén bát, li cốc, luộc rau, quét nhà, quét lớp, chăm sóc cây đơn giản, lắp ghép mô hình … và biết tránh những việc làm xấu như nói không với thuốc lá, ma túy, rượu dứt khoát với

Trang 39

những lời dụ dỗ, lôi kéo vào những thói hư tật xấu Môn đạo đức, qua các bài học giáo viên lồng ghép thêm giáo dục các em biết chào hỏi lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em, thầy cô giáo, biết chia sẻ yêu thương, giúp đỡ người già, em nhỏ, bạn bè, và những người có công lao to lớn, hy sinh gian khổ bảo vệ quê hương đất nước như các anh hùng thương binh - liệt sĩ, những người lao động nghèo khổ Bằng những hành vi, thái độ, việc làm nho nhỏ hằng ngày, biết xác định các giá trị hành vi đạo đức Môn tự nhiên xã hội, giáo dục các em yêu thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên, động vật, thực vật để từ đó các em biết giá trị của sống quan trọng như thế nào để từ đó các em cảm nhận được bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng đối với cuộc sống của con người

Trong sinh hoạt hằng ngày các em biết sử dụng đúng các quy tắc: ứng xử giao tiếp với mọi người, biết thông cảm chia sẻ với mọi niềm vui, nỗi buồn với mọi người xung quanh Luôn luôn là một người mẫu mực, trung thực là niềm tự hào của cha mẹ

Với phương châm: "Học mà chơi, chơi mà học" giúp các em thoải mái, hứng thú trong học tập Để tạo được không khí vui vẻ với sự hiếu động của các

em và đáp ứng cho nội dung yêu cầu bài giáo dục, người giáo viên đã biết tổ chức các trò chơi trong hoạt động tập thể, các trò chơi dân gian, hoặc các trò chơi gắn với bài học mamg ý nghĩa giáo dục Tuy nhiên việc giáo dục kĩ năng sống cần phải có quy trình, có thời gian và theo kiểu “mưa dầm thấm đất, chứ không thể có kết quả ngay trong một thời gian ngắn

Qua việc đưa giáo dục kĩ năng sống vào các hoạt động giáo dục trong

và ngoài giờ lên lớp đã bước đầu giúp học sinh rèn luyện một số kĩ năng cơ bản như:

+ Kĩ năng ra quyết định, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng giải quyết vấn đề,

kĩ năng tư duy tích cực, kĩ năng tư duy có phê phán…

+ Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng từ

chối, kĩ năng quyết đoán, kĩ năng hợp tác, kĩ năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ liên cá nhân, kĩ năng vận động…

Trang 40

- 93,5% học sinh có thói quen lao động tự phục vụ, đuợc giáo dục luyện kĩ năng tự lập; kĩ năng nhận thức; kĩ năng vận động nhỏ, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của học sinh

- 81,3% học sinh đuợc giáo dục kĩ năng tự kiểm soát bản thân, phát triển óc sáng tạo, tính tự tin thông qua các hoạt động năng khiếu vẽ, thể dục, và các môn học khác

- 100% học sinh đuợc giáo dục luyện kĩ năng xã hội; kĩ năng về cảm xúc, giao tiếp; chung sống hòa bình, và tuyệt đối không xảy ra xung đột cá nhân ở truờng cũng như ở gia đình

- 100% học sinh được giáo dục, chăm sóc nuôi duỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được bảo đảm an toàn trong học tập, sinh hoạt và lao động; phòng bệnh, chữa bệnh kịp thời

- Học sinh đi học đều, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt 100% và ít gặp khó khăn khi đến lớp; có kĩ năng lao động tự phục vụ cho bản thân, biết thương yêu bạn bè trong cùng một mái trường, biết thông cảm và giúp đỡ bạn cùng tiến bộ

- Thực hiện tốt việc huy động và phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình tổ chức giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường: PHHS, các công

ty liên kết với nhà trường, các tổ chức chính trị đoàn thể của địa phương Do vậy trong năm học nhà trường đã tổ chức thành công nhiều giáo dục kĩ năng sống như: Tài năng Anh ngữ; Thi Festival Tiếng Anh; Giao lưu Olympic tiếng Anh; Thi Tìm kiếm tài năng nhí; Thi Kể chuyện; Thi múa hát tập thể; Hội khỏe Phù Đổng; Thi đấu các môn thể thao: Cầu lông, Bóng bàn, Cờ vua, Cầu lông, Bóng

rổ, Bóng đá, Võ thuật Kỉ niệm các ngày 20/11, 8/3, 22/12

Kết quả các cuộc thi trong 3 năm tăng lên rõ rệt

thi “Tài năng Anh ngữ”

Có 2 học sinh đạt giải khuyến khích vẽ tranh “Hà Nội trong em”

Có 1 học sinh đạt giải đồng Quốc tế Toán Imec;

Có 4 học sinh tham gia Toán Timo, trong đó có 1 giải đồng, 1 giải vàng Quốc gia và 1 giải đồng, 1 giải vàng Quốc tế

Đạt giải khuyến khích Hội thi “Tài năng Anh ngữ cấp Thành phố”

đó có 2 giải Bạc, 3 giải Đồng, 12 giải Khuyến khích

Có 4 học sinh tham gia thi cờ vua trong đó có 3 giải Ba cấp quận, 1 giải Vàng Thành phố

Ngày đăng: 11/10/2024, 02:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w