1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VẤN ĐỂ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.DOC

39 8,5K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 248,5 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG VẤN ĐỂ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC 3

1.1 Lý luận chung về tổ chức bộ máy kiểm toán 3

1.1.1 Khái niệm về tổ chức 3

1.1.2 Tổ chức bộ máy kiểm toán 3

1.2 Kiểm toán viên Nhà nước và hiệp hội kiểm toán viên Nhà nước 6

1.3 Các mô hình kiểm toán cơ bản của tổ chức bộ máy kiểm toán 7

1.3.1 Trong mối quan hệ với bộ máy Nhà nước 8

1.3.2 Xét trong mối liên hệ nội bộ 12

1.4 Kinh nghiệm tổ chức bộ máy kiểm toán Nhà nước của các nước trên Thế giới 14

1.4.1 Kiểm toán Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức 14

1.4.2 Kiểm toán Nhà nước Liên bang Nga 15

1.4.3 Kiểm toán Nhà nước Nhật bản 16

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỂ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 18

2.1 Kiểm toán viên Nhà nước trong bộ máy kiểm toán Nhà nước Việt Nam 18

2.1.1 Khái niệm 18

2.1.2 Chức danh kiểm toán viên Nhà nước 18

2.1.3 Tiêu chuẩn chung của kiểm toán viên Nhà nước 18

2.1.4 Trách nhiệm của kiểm toán viên 18

2.2 Tổ chức bộ máy kiểm toán Nhà nước Việt Nam trong mối quan hệ với bộ máy Nhà nước 19

2.1.1 Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2005: Kiểm toán Nhà nước trực thuộc cơ quan Hành pháp 19

Trang 2

2.1.2 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay: Kiểm toán Nhà nước trực thuộc

cơ quan Luật pháp 21

2.3 Tổ chức bộ máy kiểm toán Nhà nước trong mối liên hệ nội bộ 22

2.3.1 Bộ máy điều hành 24

2.3.2 Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành 25

2.3.3 Kiểm toán Nhà nước khu vực 27

2.3.4 Các đơn vị sự nghiệp 28

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT, VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 29

3.1 Nhận xét chung về tổ chức bộ máy kiểm toán Nhà nước Việt Nam 29

3.1.1 Ưu điểm 29

3.1.2 Nhược điểm 30

3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán Nhà nước Việt Nam 31

KẾT LUẬN 34 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CQKT : Cơ quan kiểm toán

KTNN : Kiểm toán Nhà nước

KTNNLB : Kiểm toán Nhà nước Liên bang

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.01 : Kiểm toán Nhà nước tổ chức độc lập với Quốc hội và Chính phủ

Sơ đồ 1.02 : Mô tả vị trí của KTNN trực thuộc cơ quan Hành pháp

Sơ đồ 1.03 : Mô tả vị trí của KTNN trực thuộc cơ quan Lập pháp

Sơ đồ 2.01 : Vị trí của kiểm toán Nhà nước trước khi có Luật KTNN

Sơ đồ 2.02 : Tổ chức bộ máy KTNN sau khi có Luật KTNN

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Qua hơn 16 năm hoạt động, KTNN đã khẳng định được vai trò và vị trínhư là một công cụ không thể thiếu được trong hệ thống kiểm tra kiểm soátcủa Nhà nước Kiểm toán nói chung và KTNN nói riêng đã giúp các đơn vị kếtoán thấy được những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý tài chính; trongviệc thực hiện chế độ kế toán của Nhà nước Qua đó, KTNN giúp các đơn vị

kế toán có biện pháp khắc phục những yếu kém, sơ hở trong công tác quản lý,ngăn ngừa gian lân, tham ô, tham nhũng, lãng phí các nguồn lực tài chínhquốc gia KTNN còn có vai trò cung cấp cho Chính phủ, Quốc hội nhữngthông tin, tài liệu tin cậy để làm cơ sở cho việc phân bổ Ngân sách nhà nước,quyết toán Ngân sách Nhà nước, hoạch định chính sách và đề ra các biệnpháp nhằm tăng cường quản lý vĩ mô nền kinh tế…

KTNN ngày càng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng kiểm toán vàngày càng giữ vị trí quan trọng trong hệ thống các cơ quan Nhà nước Để cóđược điều đó thì tổ chức kiểm toán là yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng,không thể thiếu được Bên cạnh tổ chức công tác kiểm toán thì tổ chức bộmáy kiểm toán cũng là một trong những vấn đề cơ bản bao hàm trong kháiniệm tổ chức kiểm toán

Với địa vị pháp lý là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chínhnhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật(Luật KTNN 2005), cơ cấu tổ chức KTNN đã được kiện toàn tương đối đồngđều Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số những hạn chế nhất định.Để tiếp tụckiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của KTNN, chúng ta cùng nhau tìmhiểu về tổ chức bộ máy KTNN để có thể phát huy những ưu điểm và khắcphục nhược điểm của bộ máy KTNN để góp phần thúc đẩy KTNN ngày càngphát triển và giữ vai trò quan trọng hơn Đây cũng là lý do vì sao em chọn đểtài: “Mô hình tổ chức bộ máy KTNN”

Để có kết quả tìm hiểu,nghiên cứu ngày hôm nay, em xin chân thànhcảm ơn cô Đoàn Thanh Nga – THS Khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế

Trang 6

quốc dân đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản, đồng thờitận tình hướng dẫn em trong quá trình viết đề án môn học này.

Ngoài phần lời mở đầu và phần kết luận, nội dung đề án bao gồm baphần sau:

- Chương I: Lý luận chung về tổ chức bộ máy Kiểm toán Nhà nước

- Chương II: Thực trạng vấn đề tổ chức bộ máy Kiểm toán Nhà nướcViệt Nam

- Chương III: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máykiểm toán Nhà nước Việt Nam

Do sự hiểu biết còn nhiều hạn chế và thời gian nghiên cứu tìm hiểu cóhạn nên bài viết của em còn nhiều sai sót Em rất mong nhận được sự đónggóp của thầy cô để em có thể hoàn thành bài viết và đạt kết quả tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2010

Sinh viên

Ngô Thị Lan Phương

Trang 7

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

1.1 Lý luận chung về tổ chức bộ máy kiểm toán

1.1.2 Tổ chức bộ máy kiểm toán

1.1.2.1 Khái niệm

Bộ máy kiểm toán gồm cả con người và phương tiện chứa đựng các yếu

tố của kiểm toán để thực hiện chức năng của kiểm toán Tổ chức bộ máy kiểmtoán với những mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động linh hoạt nhằm thíchứng với đặc điểm của đối tượng và khách thể kiểm toán trong các cuộc kiểmtoán cụ thể và hướng tới việc thực hiện các chức năng của kiểm toán

1.1.2.2 Ý nghĩa tổ chức bộ máy kiểm toán

Tổ chức bộ máy kiểm toán với những mô hình tổ chức và cơ chế hoạtđộng linh hoạt nhằm thích ứng với đặc điểm của đối tượng và khách thể kiểmtoán trong các cuộc kiểm toán cụ thể và hướng tới việc thực hiện các chứcnăng của kiểm toán

Khi đã khẳng định các yếu tố cấu thành hệ thống phương pháp kiểm toánbao gồm cả kiểm toán chứng từ (kiểm toán cân đối, đối chiếu logic, đối chiếutrực tiếp), và kiểm toán ngoài chứng từ (điều tra, thực nghiệm, kiểm kê),những yếu tố này phải trở thành nhận thức và cả kinh nghiệm trong con người

Trang 8

và trở thành cơ chế hoạt động (kể cả phần cứng và phần mềm) các phươngtiện cấu thành bộ máy kiểm toán.

Lý thuyết hệ thống cũng chỉ rõ mối liên hệ lôgic giữa yếu tố phân hệ và

hệ thống Đó là mối liên hệ giữa cái riêng và cái chung và chúng có thểchuyển hóa cho nhau song sự bao gồm của cái riêng trong cái chung vẫn phảiđược tôn trọng trong tổ chức bộ máy kiểm toán nói riêng cũng như trong mọi

hệ thống tổ chức nói chung Ngoài ra theo nguyên lý chung của tổ chức bộmáy, bộ máy kiểm toán cũng có thể được tổ chức theo phương pháp trựctuyến – tham mưu hoặc phương thức chức năng và có thể chọn loại hình tậptrung hay phân tán tùy theo quy mô và địa bàn hoạt động, tùy khả năng vàphương tiện điều hành…

Do có sự khác nhau về các điều kiện trên và do trình độ nhận thức vàkinh nghiệm kiểm toán cùng mức trang bị các phương tiện kiểm toán ở mỗinơi, mỗi lúc khác nhau nên bộ máy kiểm toán không thể tổ chức theo mộtkhuôn mẫu máy móc Hơn nữa, khi đã nói tới yếu tố con người là nói tới cácquan hệ xã hội, đến truyền thống văn hóa cụ thể Do đó, tổ chức bộ máyKTNN không chỉ mang tính khoa học mà còn mang cả tính nghệ thuật nữa.Trong trường hợp này tính khoa học cảu tổ chức bộ máy đòi hỏi phải tạo ranhững mối liên hệ giữa các yếu tố, các phân hệ với hệ thống; giữa bản thân hệthống kiểm toán với các yếu tố khác và cả với môi trường hoạt động của hệthống này Trong khi đó, tính nghệ thuật của tổ chức đòi hỏi phải xử lý cácmối liên hệ này thật mềm dẻo để duy trì được biên độ tổ chức cao nhất, thíchứng với từng điều kiện cụ thể về nhân viên, thiết bị và môi trường thực hiện…

1.1.2.3 Nguyên tắc tổ chức bộ máy kiểm toán

Bất kỳ một bộ máy nào cũng cần phải được tổ chức theo những nguyêntắc nhất định Những nguyên tắc này tùy thuộc vào đặc điểm, bản chất củatừng bộ máy Bộ máy kiểm toán cũng là một bộ máy nên nó cũng phải tuântheo những nguyên tắc nhất định phù hợp với đặc điểm, bản chất của ngànhkiểm toán

Từ bản chất của tổ chức, tổ chức bộ máy kiểm toán, có thể nhận thấy cácnguyên tắc cơ bản của tổ chức bộ máy kiểm toán sau:

Trang 9

Thứ nhất: Phải xây dựng đội ngũ kiểm toán viên đủ về số lượng và bảo đảm yêu cầu chất lượng phù hợp với từng bộ máy kiểm toán

Nguyên tắc này cho ta thấy kiểm toán viên là yếu tố cơ bản cấu thànhnên bộ máy kiểm toán Sự tồn tại cũng như chất lượng hoạt động của bộ máykiểm toán được quyết định trướng hết bởi số lượng và chất lượng đội ngũkiểm toán viên Đó cũng là nguyên lý cho việc tổ chức mọi hệ thống bộ máy.Hơn nữa, hoạt động kiểm toán lại có chức năng đặc biệt nên càng đòi hỏi caovới những kiểm toán viên cả về chuyên môn lẫn phẩm hạnh đạo đức Vì vậy,bất cứ ở đâu, cho dù trong phạm vi quốc gia hay quốc tế, và bất cứ lúc nào –chi dù khi mới xây dựng hay trong bước đường phát triển – các tổ chức kiểmtoán đều coi trọng việc xây dựng đội ngũ kiểm toán viên

Mặt khác, kiểm toán lại bao gồm nhiều loại hình với những bộ máy tổchức cụ thể cũng có những điểm khác nhau về nội dung và phương pháp kiểmtoán cụ thể và từ đó cả về tổ chức kiểm toán Vì vậy, xây dựng đội ngũ kiểmtoán viên cũng đòi hỏi những yêu cầu cụ thể riêng biệt thích ứng với từng loạihình, từng bộ máy kiểm toán

Tất nhiên, gắn với đội ngũ kiểm toán viên là trang thiết bị cụ thể chokiểm toán:: đó là những máy móc, thiết bị, phương tiện thích ứng với kỹ thuậtkiểm toán (cả phần cứng và phần mềm nếu có) và hình thành cơ chế hoạtđôngh thống nhất đang thwcjhieenj chức năng kiểm toán

Thứ hai: Hệ thống bộ máy kiểm toán phải bao gồm các phân hệ chứa đựng các mối liên hệ trong- ngoài khác nhau phù hợp với nguyên tắc chung của lý thuyết tổ chức và phù hợp với quy luật của phép biện chứng về liên hệ

Thật vậy, mục tiểu của tổ chức là tạo ra mối liên hệ theo một trật tự xácđịnh Trong kiểm toán, trật tự này được xác định khác nhau do quan hệ giữacác mục tiêu kiểm toán khác nhau với các khách thể kiểm toán khác nhau.Mỗi khách thể, mỗi chủ thể này lại có nhiều mối liên hệ khác ngoài kiểmtoán Trong việc xử lý hàng loạt mối liên hệ phức tạp này cần phải có phươngpháp luận biện chứng giữa các sự vật, hiện tượng, giữa cái chung và cái riêng,giữa cái mới và cái cũ

Trang 10

Thứ ba: Tổ chức bộ máy kiểm toán phải quán triệt nguyên tắc chung của mọi hệ thống tổ chức bộ máy: tập trung, dân chủ thích ứng với từng bộ phận kiểm toán

Nguyên tắc tập trung – dân chủ do Lênin để xướng trong việc xây dựngĐảng Cộng sản và được phát triển ứng dụng trong mối quan hệ giữa cáckhách thể - chủ thể - môi trường kiểm toán Ở từng phân hệ kiểm toán trongtừng thời kỳ phát triển mối liên hệ chủ thể - khách thể có những điểm khácnhau song đều được tổ chức và hoạt động trong mỗi Nhà nước cụ thể với mộtnguyên tắc tổ chức cụ thể: Nhà nước của dân, do dân và vì dân

1.1.2.4 Nhiệm vụ tổ chức bộ máy kiểm toán

Từ ý nghĩa và nguyên tắc tổ chức bộ máy kiểm toán có thể thấy nhiệm

vụ cơ bản của tổ chức bộ máy kiểm toán là xây dựng mô hình tổ chức bộmáy, xác định kiểu liên hệ trong từng mô hình và mối liên hệ giữa các yếu tố

cơ bản cấu thành hệ thống bộ máy kiểm toán – kiểm toán viên

1.2 Kiểm toán viên Nhà nước và hiệp hội kiểm toán viên Nhà nước

Kiểm toán viên nói chung là khái niệm chung chỉ những người làm côngtác kiểm toán cụ thể có trình độ nghiệp vụ tương xứng với công việc đó.Trong ý nghĩa hẹp, từ kiểm toán viên (Auditor) thường gắn với chức danh kếtoán viên công chứng (CPA) Tuy nhiên trong cả lý luận và thực tế, khái niệmkiểm toán viên cũng bao hàm cả kiểm toán viên Nhà nước (GovernmentAuditor) và kiểm toán viên nội bộ (Internal Auditor)

Kiểm toán viên Nhà nước là những công chức (viên chức Nhà nước) làmnghề kiểm toán Do đó, học được tuyển chọn và hoạt động do tổ chức kiểmtoán Nhà nước phân công Đồng thời, họ được xếp vào các ngành bậc chungcủa công chức (theo tiêu chuẩn cụ thể của từng nước trong tưng thời kỳ):

- Kiểm toán viên

- Kiểm toán viên chính

- Kiểm toán viên cao cấp

Trang 11

Chức năng và quyền hạn cụ thể của từng ngành bậc cũng được quy định

cụ thể tùy theo từng nước song nói chung cũng có sự gần gũi giữa các quốcgia và có các mối quan hệ tương ứng với các chức danh kiểm toán viên độclập Riêng kiểm toán viên cao cấp thường giữa cương vị lãnh đạo cơ quanKTNN hoặc là những chuyên gia cao cấp có chức năng và quyền hạn trongkiểm toán, trong tư vấn (kể cả soạn thảo luật pháp) thậm chí trong phán xử(như một quan tòa)…tùy theo quy định cụ thể của từng nước

Để tăng cường quan hệ hợp tác, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ kể cả

về nhận thức cũng như kinh nghiệm thực tế, những người làm công tác kếtoán và kiểm toán đã tự nguyện tập hợp vào các hiệp hội kiểm toán viên khácnhau Các hiệp hội thường được lập ra độc lập ở các nước hoặc từng vùng vàgia nhập hiệp hội quốc tế: Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC)

Hiệp hội (học viện) của các tổ chức kiểm toán viên Nhà nước: là tổ chứcquốc tế (hoặc khu vực) của tất cả các tổ chức kiểm toán Nhà nước khác nhau

Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) với sự tham giacủa 175 nước cứ 3 năm họp một lần thảo luận những vấn đề chuyên môn hiệnđang quan tâm và xuấ bản tạp chí định kỳ Các hiệp hội khu vực cũng đangđược thành lập Một trong các tổ chức này là Hiệp hội (Viện) kiểm toán nhànước Châu Á (ASOSAI) KTNN Việt Nam cũng tham gia vào các tổ chứcnày

1.3 Các mô hình kiểm toán cơ bản của tổ chức bộ máy kiểm toán

Cơ quan KTNN ở mỗi quốc gia có những tên gọi khác nhau Ví dụ: ToàThẩm kế Cộng hoà Pháp, Cơ quan Tổng Kế toán Hoa Kỳ, Cục Kiểm toánLiên bang Nga, Uỷ ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc, Uỷ ban Kiểm toán

và Kiểm soát Ấn Độ; Uỷ ban Kiểm toán Nhật Bản Và KTNN ở mỗi nướccũng hình thành những mô hình tổ chức khác nhau phụ thuộc vào tổ chức bộmáy nhà nước của mỗi quốc gia

Trang 12

1.3.1 Trong mối quan hệ với bộ máy Nhà nước

1.3.1.1 Mô hình tổ chức kiểm toán độc lập với cơ quan Hành pháp và cơ quan Lập pháp

Sơ đồ 1.01: Kiểm toán Nhà nước tổ chức độc lập với Quốc hội

và Chính phủ

Ghi chú:

: Liên hệ trong tổ chức

: Quan hệ chỉ đạo

: Quan hệ đặt hàng kiểm toán

: Quan hệ kiểm toán

Khi cơ quan KTNN được đặt trong vị trí độc lập với cả cơ quan Lậppháp và cơ quan Hành pháp, cơ quan KTNN sẽ có tính độc lập rất cao, điềunày càng đúng khi nó có quyết định và phán quyết mang tính độc lập Bởi vì

cơ quan kiểm toán độc lập với cơ quan Lập pháp và cơ quan Hành pháp nên

nó có nhiệm vụ là hỗ trợ cho cả hai cơ quan này Đồng thời những đề nghịkiểm toán của Quốc hội hay của Chính phủ chỉ mang tính chất gợi ý chứ

BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

KIỂM TOÁN

NHÀ NƯỚC QUỐC HỘI CHÍNH PHỦ TÒA ÁN

CÁC BAN CỦA QUỐC HỘI CÁC BỘ CỦA CHÍNH PHỦ

Bổ nhiệm Duyệt ngân sách

Giám sát Ban hành luật

Trang 13

không phải là những chỉ thị hay mệnh lệnh Mô hình này được ứng dụng ởhầu hết các nước có nền kiểm toán phát triển, có nhà nước pháp quyền đượcxây dựng có nền nếp…Ví dụ như KTNN Cộng hòa Liên bang Đức, Tòa thẩm

kế của Cộng hòa Pháp, Phi-lip-pin, In-đô-nê-si-a, Hy Lạp, Thụy Sỹ, Bồ ĐàoNha, Italia…

Cơ quan KTNN tổ chức theo mô hình này có một số ưu điểm sau:

Thứ nhất: Cơ quan KTNN không chịu sự chỉ đạo của Chính phủ hay sự

chi phối của Quốc hội Không có các tác nhân làm ảnh hưởng đến việc lựachọn đối tượng kiểm toán hay các áp lực đối với hoạt động đòi hỏi sự độc lập

và khách quan trong các đánh giá và kết luận

Thứ hai: Chức năng của KTNN là xác định một cách độc lập và trung

thực, khách quan các thông tin về quản lý tài chính và tài sản Nhà nước đốivới các hoạt động quản lý và điều hành nền kinh tế của Chính phủ Do đótheo mô hình này, KTNN là công cụ đắc lực cho cả cơ quan Lập pháp trongviệc thực hiện quyển giám sát của mình và cho cả cơ quan Hành pháp trongviệc quản lý và điều hành nền kinh tế

Thứ ba: KTNN hoạt động chỉ tuân theo pháp luật, các đánh giá và kết

luận đưa ra mang tính cung cấp thông tin một cách trung thực va khách quantheo quy định của pháp luật, việc sử dụng thông tin sẽ do các cơ quan sử dụngthông tin ra quyết định Ngoài ra, KTNN còn có chức năng tư vấn rất quantrọng về các vấn đề kinh tế, tài chính, góp phần nâng cao việc chấp hành vàhoàn thiện pháp luật về kinh tế, tài chính

Tuy mô hình tổ chức này có rất nhiều ưu điểm, nhưng không phải quốcgia nào cũng có thế tổ chức theo mô hình này bởi mô hình này vẫn tồn tại một

số hạn chế sau:

Thứ nhất: Để một quốc gia có thể tổ chức theo mô hình này thì đòi hỏi

môi trường pháp lý cho hoạt động quản lý kinh tế và tài chính phải được minhbạch và đầy đủ các quy định làm hành lang pháp lý cho các hoạt động củaChính phủ

Thứ hai: Mô hình này đòi hỏi khả năng về trình độ của các Kiểm toán

viên mang tính chuyên môn rất cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu Bởi vì

Trang 14

quyền cao nhất của KTNN là quyền kiến nghị, để kiến nghị được thì các KTVcần phải có trình độ và rất khách quan trong việc đánh giá và kết luận trongbáo cáo kiểm toán.

1.3.1.2 Mô hình tổ chức kiểm toán trực thuộc cơ quan Hành pháp

Trong trường hợp cơ quan KTNN được đặt trong hệ thống hành pháp, vềmặt tổ chức đã thấy rõ sự độc lập không rõ ràng giữa cơ quan KTNN với cácđơn vị kiểm toán Do đó, để hoạt động có hiệu quả thì cần phải phân địnhranh giới giữa trách nhiệm về quản lý hành chính với trách nhiệm về kiểm tratài chính

Sơ đồ 1.02: Mô tả vị trí của KTNN trực thuộc cơ quan Hành pháp

* Hiệu lực của các kết luận, kiến nghị nhanh chóng được triển khai donhững phát hiện, kiến nghị của KTNN sẽ được trình lên Chính phủ để chỉ đạo

Quốc

KTNN

Trang 15

nhanh chóng theo quyết định của người đứng đầu Chính phủ để kịp thời khắcphục những sai sót trong điều hành hệ thống các cơ quan Hành pháp.

* Do KTNN nằm trong cùng hệ thống cơ quan hành pháp nên có điềukiện thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin, số liệu của các cơ quan hànhchính Nhà nước các cấp Các kết luận và kiến nghị của KTNN có được cácthông tin tin cậy và phù hợp

Nhược điểm

* Theo mô hình tổ chức này thì bản chất của KTNN là kiểm toán nội bộcủa Chính phủ, do đó việc KTNN đánh giá hoạt động của Chính phủ có thể sẽthiếu khách quan do bị Chính phủ chi phối trong hoạt động và bị sự nể nangnhất định trong đánh giá và kết luận

* Không được coi là cơ quan kiểm toán tài chính Nhà nước cao nhấtquốc gia (vì trực thuộc Chính phủ- không phải là cơ quan quyền lực caonhất)

* Việc phân định ranh giới giữa hành vi quản lý và trách nhiệm kiểm tra,giữa kiểm tra nội bộ và kiểm tra từ bên ngoài sẽ rất khó khăn

1.3.1.3 Mô hình tổ chức kiểm toán trực thuộc cơ quan Lập pháp

Sơ đồ 1.03: Mô tả vị trí của KTNN trực thuộc cơ quan Lập pháp

Trang 16

* Cơ quan KTNN được thiết lập trên nguyên tắc độc lập với cơ quanHành pháp, đồng thời hoạt động của KTNN gắn liền với hoạt động giám sátcủa Quốc hội và chỉ tuân theo pháp luật, do đó, đánh giá, kết luận về quản lý

và điều hành ngân sách của Chính phủ mang tính độc lập khách quan hơn

* Quyền hạn của cơ quan kiểm toán Nhà nước gắn liền với quyền củaQuốc hội

* Theo mô hình tổ chức này, bản chất của KTNN là hoạt động ngoạikiểm, cung cấp thông tin cho Quốc hội, công bố công khai cho dân chúng,đảm bảo tính minh bạch hơn

Nhược điểm

* Kiểm toán Nhà nước chủ yếu là kiểm toán các báo cáo tài chính, chủyếu thực hiện phương thức kiểm tra sau, việc phát hiện sai phạm không mangtính kịp thời, hạn chế tính phòng ngừa trong các hoạt động kinh tế- tài chính

* Kiến nghị của cơ quan kiểm toán Nhà nước đối với Chính phủ chậmđược thực hiện

1.3.1.4 Một số loại tổ chức bộ máy kiểm toán Nhà nước khác

Ngoài ba mô hình phổ biến trên, tổ chức bộ máy KTNN còn có một loạikhác, đó là Cơ quan kiểm toán Nhà nước trực thuộc Tổng thống hoặc cơ quankiểm toán Nhà nước có mang một ít quyền lực của cơ quan tư pháp xét xử vềcác sai phạm trong lĩnh vực tài chính Trong trường hợp KTNN trực thuộcTổng thống, KTNN có những quyền riêng và bị ảnh hưởng nhất định bởi cánhân Tổng thống mà không bị ảnh hưởng bởi các cơ quan Lập pháp hay Hànhpháp

1.3.2 Xét trong mối liên hệ nội bộ

Xét trong mối liên hệ nội bộ, cơ quan KTNN lại có thể liên hệ theo chiềudọc (liên hệ dọc) và theo chiều ngang (liên hệ ngang)

1.3.2.1 Cơ quan kiểm toán Nhà nước liên hệ theo chiều ngang (liên hệ ngang)

a Khái niệm: Liên hệ ngang là mối liên hệ nội bộ trong cơ quan kiểmtoán cùng cấp (trung ương hay khu vực hoặc địa phương)

Trang 17

b Phân loại: Liên hệ ngang có 2 loại: liên hệ theo kiểu trực tuyến hoặcchức năng

Liên hệ trực tuyến: Trong mối liên hệ này, Tổng kiểm toán trưởng (hoặc

phó Tổng kiểm toán được ủy nhiệm) trực tiếp chỉ huy các loại hoạt động củaKTNN Liên hệ trực tuyến có một số ưu điểm sau:

* Bảo đảm lệnh của Tổng kiểm toán trưởng được chuyển trưc tiếp đếncác kiểm toán viên

* Bảo đảm điều hành nhanh, nhạy và thông tin ngược xuôi kịp thời

* Nâng cao trách nhiệm cá nhân, tránh tình trạng người thừa hành phảithi hành những chỉ thị khác nhau

Tuy nhiên liên hệ theo kiểu này vẫn tồn tại một số nhược điểm là: nó chỉthích hợp trong điều kiện quy mô kiểm toán và số lượng nhân viên không quálớn Khi quy mô kiểm toán lớn hoặc số lượng kiểm toán viên quá lớn sẽ khó

tổ chức theo kiểu này

Liên hệ chức năng: Trong mối liên hệ này, quyền điều hành công việc

được phân thành nhiều khối, mỗi khối lại chia thành nhiều cấp khác nhau.Ưuđiểm của liên hệ theo chức năng là: Giảm bớt gánh nặng cho người chỉ huy,thích hợp với bộ máy kiểm toán có quy mô lớn Tuy nhiên nó lại dễ sinh ratình trạng thiếu trách nhiệm rõ ràng

1.3.2.2 Cơ quan kiểm toán Nhà nước liên hệ theo chiều dọc (liên hệ dọc)

Liên hệ dọc của tổ chức kiểm toán Nhà nước có thể khái quát trong hai

mô hình chủ yếu:

Mô hình I: Cơ quan kiểm toán Nhà nước trung ương (Quốc gia) có mạng

lưới ở tất cả các địa phương

* Ưu điểm: Thích hợp với các nước có quy mô lớn, các địa phương phân

bố rộng và phân tán, khối lượng tài sản công ở mỗi địa phương lớn và quan hệphức tạp…

* Nhược điểm: Mỗi địa phương phải có khối lượng công sản, tài sảntương đối đồng đều và đòi hỏi phải có tổ chức kiểm toán nhà nước ngay tạiđịa phương

Trang 18

Mô hình II: Cơ quan kiểm toán Nhà nước trung ương (Quốc gia) có

mạng lưới kiểm toán ở từng khu vực Những khu vực này trước hết có khốilượng tài sản công đủ lớn và thường ở xa trung tâm nên đòi hỏi có tổ chứcKTNN tại thực địa để thực hiện chức năng của KTNN Ưu điểm của mô hìnhnày là thích ứng với những nước có quy mô nhỏ song địa bàn tương đối phântán

1.4 Kinh nghiệm tổ chức bộ máy kiểm toán Nhà nước của các nước trên Thế giới

Trong số 178 thành viên chính thức của Tổ chức Quốc tế các CQKT tốicao (INTOSAI), mô hình các cơ quan KTNN không giống nhau Một sốKTNN trực thuộc Quốc hội, một số trực thuộc Chính phủ, số còn lại trựcthuộc Tổng thống, trực thuộc Nhà Vua hoặc độc lập hoàn toàn với Quốc hội

và Chính phủ Sau đây là một số bộ máy tổ chức kiểm toán quốc gia tối cao:

Cơ quan KTNN trực thuộc Quốc hội (KTNN Liên bang Nga), Cơ quanKTNN trực thuộc Chính phủ (Nhật Bản), Cơ quan KTNN độc lập với Quốchội và Chính phủ (KTNN Liên bang Đức)

1.4.1 Kiểm toán Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức

Trong luật về CQKT Liên bang Đức quy định: Cơ quan Kiểm toán Liênbang là cơ quan có thẩm quyền tối cao của Liên bang với tư cách là một thểchế độc lập về kiểm tra tài chính, CQKT Liên bang chỉ tuân thủ pháp luật.Địa vị của KTNN Liên bang và các ủy viên cũng như những nhiệm vụ cơ bảnđược đảm bảo bằng Hiến pháp (Điều 114 Khoản 2 đạo luật cơ bản – Hiếnpháp) Trong phạm vi chức năng do luật pháp quy định, CQKT Liên bang sẽgiúp Nghị viện trong quá trình đưa ra các quyết định Như vậy, KTNN Liênbang không phải là một cơ quan của Chính phủ hay của Quốc hội và cũngkhông phải là một cơ quan tư pháp Do đó, KTNN Liên bang đảm bảo tínhđộc lập, khách quan trong hoạt động kiểm tra tài chính nói chung và Ngânsách nói riêng

Theo điều 2 Luật về CQKT Liên bang ngày 11/07/1985: Cơ quan Kiểmtoán Liên bang gồm có các CQKT khu vực và các bộ phận kiểm toán Có thể

Trang 19

thành lập các nhóm kiểm toán để thực hiện các chức năng đặc thù Cần hìnhthành bộ phận kiểm toán nói riêng tại Phủ Tổng thống chịu trách nhiệm vềcác dịch vụ văn phòng Tại các Bang thành lập CQKT riêng theo từng LuậtLiên bang

Bộ máy KTNN Liên bang Đức bao gồm:

- 9 Vụ kiểm toán, mỗi Vụ có 6 Phòng kiểm toán, bao gồm khoảng 600kiểm toán viên

- 9 KTNN Khu vực gồm 500 Kiểm toán viên

- Khoảng 1.500 kiểm toán viên trong các cơ quan của Liên bang

- Kế hoạch ngân sách KTNN Liên bang được 78 triệu DM

- Kế hoạch ngân sách KTNN Khu vực được 92 triệu DM

Những quyết định của KTNN Liên bang được biểu quyết tập thể Trongtrường hợp bình thường thì 2 thành viên hữu trách ra quyết định (Vụ trưởng

và Trưởng Phòng Kiểm toán) Trong một số trường hợp nhất định thì Chủ tịchhoặc Phó Chủ tịch sẽ tham gia vào Hội đồng (Hội đồng 3 thành viên) Nhữngquyết định trong Hội đồng 2 hoặc 3 thành viên chỉ có thể thông qua với sựnhất trí của tất cả các thành viên Đại hội đồng của KTNN Liên bang chỉquyết nghị về những vấn đề vợt ra ngoài khuôn khổ 1 Vụ hoặc đặc biệt quantrọng

1.4.2 Kiểm toán Nhà nước Liên bang Nga

Kiểm toán nhà nước liên bang Nga (KTNNLB) là cơ quan cao nhất hoạtđộng thường xuyên của hệ thống kiểm tra tài chính Nhà nước, được lập ra bởiHội nghị Liên bang và trực thuộc Hội nghị KTNN Liên bang Nga trong hoạtđộng của mình tuân thủ theo Hiến pháp Liên bang, Đạo luật KTNN và cácĐạo luật khác của Liên bang Nga Trong khuôn khổ các nhiệm vụ do luậtđịnh, KTNNLB Nga độc lập về tổ chức và chức năng KTNNLB Nga là mộtpháp nhân, có con dấu khắc hình Quốc huy Liên bang

Tổ chức bộ máy: KTNNLB bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Kiểm toán

trưởng và bộ máy giúp việc của KTNN Liên bang

Ngày đăng: 06/09/2012, 12:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đồng chủ biên: GS.TS. Nguyễn Quang Quynh. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, “Lý thuyết kiểm toán”, Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết kiểm toán
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội
2. Đồng chủ biên: PGS.TS. Lê Văn Tâm. PGS.TS. Ngô Kim Thanh, “Giáo trình Quản trị doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
3. Luận án Tiến sỹ: “ Hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Kiểm toán Nhà nước” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Kiểm toán Nhà nước
7. Một số trang web:http://www.tapchiketoan.com http://www.kiemtoan.com.vn http://www.luatgiapham.com Link
4. Nghị định của Chính phủ số 93/2003/ NĐ – CP ngày 13 tháng 8 năm 2003, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước Khác
5. Nghị định của Chính phủ số 70 – CP ngày 11/07/1994 về việc thành lập Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.3.1.1. Mô hình tổ chức kiểm toán độc lập với cơ quan Hành pháp và cơ quan Lập pháp - THỰC TRẠNG VẤN ĐỂ TỔ CHỨC  BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.DOC
1.3.1.1. Mô hình tổ chức kiểm toán độc lập với cơ quan Hành pháp và cơ quan Lập pháp (Trang 12)
Sơ đồ 1.01: Kiểm toán Nhà nước tổ chức độc lập với Quốc hội - THỰC TRẠNG VẤN ĐỂ TỔ CHỨC  BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.DOC
Sơ đồ 1.01 Kiểm toán Nhà nước tổ chức độc lập với Quốc hội (Trang 12)
1.3.1.2. Mô hình tổ chức kiểm toán trực thuộc cơ quan Hành pháp - THỰC TRẠNG VẤN ĐỂ TỔ CHỨC  BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.DOC
1.3.1.2. Mô hình tổ chức kiểm toán trực thuộc cơ quan Hành pháp (Trang 14)
Sơ đồ 1.03: Mô tả vị trí của KTNN trực thuộc cơ quan Lập pháp - THỰC TRẠNG VẤN ĐỂ TỔ CHỨC  BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.DOC
Sơ đồ 1.03 Mô tả vị trí của KTNN trực thuộc cơ quan Lập pháp (Trang 15)
Sơ đồ 2.01: Vị trí của kiểm toán Nhà nước trước khi có Luật KTNN - THỰC TRẠNG VẤN ĐỂ TỔ CHỨC  BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.DOC
Sơ đồ 2.01 Vị trí của kiểm toán Nhà nước trước khi có Luật KTNN (Trang 25)
Sơ đồ 2.02: Tổ chức bộ máy KTNN sau khi có Luật KTNN - THỰC TRẠNG VẤN ĐỂ TỔ CHỨC  BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.DOC
Sơ đồ 2.02 Tổ chức bộ máy KTNN sau khi có Luật KTNN (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w